CUOC SỐNG "LUU VONG"greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread |
"Chính quyền Mátxcơva chuẩn bị một cuộc tái tổng kiểm tra các "ốp" người Việt với lư do đây là những ổ gây bệnh, ảnh hưởng tới môi trường và sức khoẻ người dân Mátxcơva"--------------------------------------------------------------------- Từ chuyện của hai "ông chủ nhỏ"
Từ văn pḥng công ty nằm trên đường Lenskaya, phía bắc Mátxcơva đến đồn hải quan chốt sát vành đai thứ tư của thủ đô trên đường cao tốc Kiep Soce đúng 105km, vậy mà dường như ngày nào, Ngoạn cũng phải lái xe đến đó để "tháo xe" (tiếng lóng của dân trong nghề chỉ việc làm thủ tục hải quan để giải phóng xe hàng cho thân chủ). Vốn ṭ ṃ, tôi ngỏ ư được theo Ngoạn một chuyến. Anh đồng ư, chỉ yêu cầu tôi chớ ghi tên đồn lên báo.
"Công ty" (gọi thế cho dễ giao dịch, chứ nó chỉ là thứ công ty "chui" để dễ bề trốn thuế) do Ngoạn làm chủ với 5 nhân viên người Nga chuyên hành nghề dịch vụ vận tải và hải quan. Bữa đó, Ngoạn đưa tôi đến đồn rồi dẫn vào pḥng làm thủ tục. Chỉ 15 phút sau, thấy anh cầm tập giấy tờ rồi nháy mắt bảo tôi ra xe. Ngoạn lái xe đi trước, chiếc xe tải to kềnh càng bám theo. Và cũng 15 phút sau đó, khi chiếc xe tải chui qua cổng nhà máy của chủ hàng, Ngoạn đánh xe ra về. Xong một phi vụ!
Tôi hỏi, mỗi "công" (container) như vậy được bao nhiêu? Ngoạn bảo tuỳ nhưng cũng dao động từ 3 - 5 ngàn đô. Nhẩm tính, ngày nào cũng làm 1- 2 "công", vậy cả tháng không dưới trăm ngàn đô. Tỉ phú c̣n ǵ! Ngoạn trợn tṛn mắt: Ăn cả thế có mà giàu to. Riêng khoản thuê xe tải chạy từ cảng Helsinki (Phần Lan) về đă mất hơn ngàn đô, lót tay cho hải quan cũng vài "vé". Ấy là chưa kể có vụ mất trắng, bỏ của chạy lấy người. Bởi thế, cả Mát trước đây có tới vài trăm "công ty" như vậy, nhưng nay "sập" khá nhiều, chỉ c̣n vài chục. Nghề này sáng nắng chiều mưa, tranh thủ lúc nhộn nhạo, chứ khi luật pháp đă vào quy củ th́ cũng là lúc giải nghệ.
Viết cũng là một "ông chủ nhỏ" nhưng lại hành nghề khác. Nguyên là sinh viên trường "Mây" (năng lượng), học xong ở lại làm phó tiến sĩ, nhận bằng nhưng bỏ nghề rẽ ngang kiếm sống. Lúc đầu, Viết cũng là dân chạy chợ, được vài năm vốn liếng kha khá, anh bỏ nghề quay sang đầu tư một nhà máy sản xuất giày dép ở ngoại ô Mátxcơva (cách trung tâm 60 cây số, trên đường đi Minsk).
Để an toàn, Viết thuê trụ sở trong một doanh trại quân đội và liên doanh với một đối tác Nga. Nguyên vật liệu và bán thành phẩm, Viết đánh từ VN, Trung Quốc sang, mỗi năm, túc tắc nhà máy cũng sản xuất được lượng hàng trị giá vài triệu đô, chủ yếu xuất ra các chợ người Việt ở Mát và các tỉnh phía tây. Trừ mọi khoản, thu nhập cũng không dưới trăm ngàn đô/năm. Có tiền, nhưng dường như Viết nướng cả vào ṣng bạc.
Tôi đă hai lần cùng Viết vào casino nổi tiếng Cocmos xem anh đốt tiền thế nào. Ṣng bạc này không sang trọng nhưng được coi là to nhất, nh́ Mátxcơva. Gần 100 ṣng bài được mở 24/24 giờ với các con bạc đông nhất là người Tàu, rồi người Việt và sau cùng mới đến người Nga. Chả thế mà trên vé quay xổ số trúng thưởng không thấy ghi tiếng Anh hay Pháp ǵ, thay vào đó chỉ có tiếng Nga, tiếng Tàu và cả tiếng Việt! Thông thường vé vào cửa 50 đô, nhưng Viết qua cửa chỉ cần khoát tay, nháy mắt là vô liền.
Viết chơi không nhiều, chỉ giới hạn ngàn đô mỗi đêm, nhưng rồi thua nhiều hơn được nên mỗi tháng cũng cháy túi cả chục ngàn đô. Chả vậy, tuy mang tiếng ông chủ, nhưng Viết không tậu được nhà riêng, sắm xe xịn như giới "chủ nhỏ" mà vẫn chơi con "la già" (Lada), thuê một căn hộ hơn 5 chục thước vuông trên phố Tverskaya Lamskaya vừa làm chỗ ở, vừa làm văn pḥng.
Đến những mảnh đời … cửu vạn
Tiến và Nam là hai trai làng chài ven biển Nam Định được "đánh" sang Nga theo đường du lịch. Không tiếng tăm, không giấy tờ ngoài tấm hộ chiếu du lịch đă hết hạn từ 3 năm trước, hai cậu được một ông chủ hàng cơm bụi tại Salút 2 thuê chuyên bưng bê cho khách. Lặng lẽ, âm thầm như hai cái bóng, Tiến và Nam chỉ lầm lũi ra vào trong căn pḥng ăn bé teo tẻo suốt ngày sực mùi mắm, muối. Quần quật từ sáng tới 1- 2 giờ đêm mới được ngả lưng trên tấm gác xép có 2 thước vuông sát sạt trần nhà. Cực thế, nhưng mỗi tháng các cậu chỉ được chủ trả cho có 1 vé.
Tôi hỏi, sống thế không buồn à? Sao ngày nghỉ không nhảy tàu điện ngầm đi thăm thú Mát cho biết đó, biết đây. Tiến bảo, cháu chả dại, ra khỏi "ốp" (kư túc xá) là bị công an tóm liền. Tiếng Nga một chữ bẻ đôi chả biết, giấy tờ không, tiền không nốt th́ chỉ có vào ngồi đồn! Cơ cực thế, nhưng các cậu vẫn là hai kẻ may mắn chán.
Hai cô gái xứ Thanh có cái tên khá quê Na và Hoa th́ lại làm chân cửu vạn ở chợ KT (ngay sát chợ Ṿm). Sức vóc nhà quê, Na và Hoa chả nề hà việc ǵ, từ ngồi trông hàng, kéo xe cút kít, đến thu dọn, đóng quầy ... Tất bật từ 5 giờ sáng đến 6 giờ chiều rồi ra cổng chợ chờ xe buưt về nhà trọ. Để tiết kiệm tiền, hai cô thuê ở chung "ốp" với dân Tàu. Căn pḥng vẻn vẹn 12 thước vuông hầu như không được sửa sang ǵ, tường mốc thếch, nham nhở mà chứa tới hơn chục nhân mạng. Hai cô chỉ có một tấm đệm bé bằng cái chiếu một, lúc ngủ th́ trải xuống đất, ban ngày lại dựng vào tường. Tắm rửa, vệ sinh ra cả đầu hồi. Gần trăm con người, nam nữ, ta, Tàu có mỗi cái nhà vệ sinh (mà thực sự tôi không dám bước vào lần thứ hai bởi nó bẩn hơn nhà xí công cộng bên ta thời bao cấp).
Được hỏi cơ cực thế về quê sống có hơn không, Na bảo, về th́ chúng cháu làm được ǵ. Ở đây dù khổ nhưng tháng cũng kiếm được 1- 2 "tờ" giắt lưng.
Và "nghề lạ" nơi đất khách Cơ - một phó tiến sĩ được đào tạo bài bản ở Nga có lẽ là một trong những cư dân VN cắm lâu nhất ở Mát (35 năm có lẻ). Tóc lơ phơ, da mặt b́ b́ xám ngoét v́ suốt ngày ở trong pḥng kín, Cơ thật khó đoán tuổi dù đă vượt khá xa cái ngưỡng ngũ tuần. Anh ta thuê một căn hộ tầng trệt trong một "kva" (nhà tập thể) của dân Nga chính gốc gần đại lộ Leninsky.
Nghề chính mà Cơ "hành" là dịch vụ làm hộ khẩu, gia hạn visa cho dân du lịch "bùng" ở lại để t́m việc làm. Quả là vài năm trước nghề này cũng hái ra tiền, nhưng gần đây ở Mát có đến hàng ngàn người cùng nhảy ra làm nên giá bị rớt thảm hại. Đói ăn, Cơ xoay sang nghề môi giới gái gọi. Không biết cái máy tính xách tay xịn mà Cơ sắm dùng vào việc ǵ, nhưng khi thấy khách có nhu cầu dùng gái ngoại, anh ta liền mở máy nhoay nhoáy, lôi ra một xấp điện thoại của các "mỹ nhân tóc vàng". Rồi cũng thành thạo không kém, Cơ nhấc máy di động bấm các số theo yêu cầu của khách: Cần béo, hay gầy, cao hay vừa phải, mắt xanh, hay đen, trẻ hay già... Căn hộ 4 pḥng ngủ của Cơ được tạm thời dùng làm "ổ chứa" khi có khách. Người ngoài không biết cứ tưởng bạn bè trai gái đến chơi, nhưng thực sự đây là cái "ṿm" cho dân hám của lạ. Gái Nga không tính tiền theo thời gian mà tính theo lần đi khách. Mỗi lần (tuỳ loại) từ 600 - 2.000 rúp (20 - 70 đô). Cơ cứ thu 20% theo doanh số. Tôi hỏi, làm nghề này không sợ cảnh sát à? Cơ nháy mắt - ăn nhau ở chỗ phải tuyệt đối bí mật không cho hàng xóm biết, c̣n công an th́ phải có cách bịt! ***
Khi tôi chuẩn bị rời nước Nga th́ các phương tiện thông tin đại chúng nước này loan tin, Tham tán ĐSQ Trung Quốc tại Mátxcơva Mẫn Chu Si khi đi dạo với bạn gái tại Công viên Filevsky (tại quận tây Mátxcơva) đă bị một nhóm thanh niên đầu trọc từ 14- 15 tuổi hành hung cướp máy nghe nhạc. C̣n trước đó mấy ngày, trên trang nhất của các tờ báo tiếng Việt tại Nga đồng loạt đăng tin: Chính quyền Mátxcơva chuẩn bị một cuộc tái tổng kiểm tra các "ốp" người Việt với lư do đây là những ổ gây bệnh, ảnh hưởng tới môi trường và sức khoẻ người dân Mátxcơva. Quả là công cuộc mưu sinh của cộng đồng người Việt nơi đất khách vốn đă mong manh, khốn khó nay lại đang có nguy cơ khốn khó hơn.
Cao Hùng - LĐ số 198 Ngày 17.07.2003
-- Nam Cam (deepsea2@optusnet.com.au), September 02, 2003