Việt Cộng đến Thụy Sĩ ăn xingreenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread |
Việt Cộng đến Thụy Sĩ ăn xin
Tại Lausanne (Thụy Sĩ) ngày 29 tháng 8, 2003 vừa qua, Cơ Quan Hợp Tác Phát Triển (Developpement et Cooperation) của Chính Phủ Thụy Sĩ đă họp Đại Hội thường niên, với cử tọa khoảng 1500 người, đa số là các doanh nhân Thụy Sĩ. Năm nay Đại Hội bàn về Hợp tác đầu tư tại Việt Nam. Hiện diện trong Đại Hội c̣n có Bà M. Calmy-Rey, Ngoại trưởng Thụy Sĩ, và Vũ Khoan, Phó Thủ Tướng Việt Cộng, cầm đầu phái đoàn Hà Nội đến xin tiền.
Cộng Đồng Việt Nam tại Thụy Sĩ đă sôi nổi tố cáo, biểu t́nh chống đối, phát truyền đơn, và viết bài đăng báo, đánh động dư luận Thụy Sĩ về sự gian trá của chế độ Cộng Sản Hà Nội.
Sau đây là bản dịch một bài báo đă được phổ biến rộng răi trong giới truyền thông Thụy Sĩ. Kèm đây là phóng ảnh bài báo này đăng trên tờ Le Courrier tại Genève.
TƯ BẢN TRƯỚC, DÂN CHỦ SAU !
Năm 1997, nhân Hội Nghị Thượng Đỉnh Pháp thoại tại Hà Nội, Cựu Tổng Thống Liên Bang Thụy Sĩ, ông Arnold Koller là vị nguyên thủ duy nhất đă can đảm lên tiếng lưu ư Hà Nội về vấn đề Nhân Quyền, đang hết sức tồi tệ tại Việt Nam.
Vấn đề này, ngày nay đă khả quan hơn chăng? Hoàn toàn không! Các nhà trí thức, kư giả, lănh tụ tôn giáo... vẫn tiếp tục bị đàn áp thô bạo. Gần đây nhất là trường hợp BS Phạm Hồng Sơn, bị kết án 13 năm tù chỉ v́ ông đă dịch sang tiếng Việt một bài viết nhan đề "Thế nào là Dân Chủ"!
Một thế chế độc tài man rợ như vậy có thể tồn tại được măi chăng? Chắc chắn nó sẽ c̣n tồn tại măi măi, chừng nào mà nó c̣n tiếp tục nhận được sự giúp đỡ từ bên ngoài để có tiền bạc nuôi dưỡng bộ máy đàn áp. Nếu không, người ta đă chẳng dùng các biện pháp tẩy chay kinh tế, để cô lập, trừng phạt các thể chế toàn trị.
Tiếp theo các vụ đàn áp Nhân Quyền liên tục ở Việt Nam, Quốc Hội Âu Châu vừa ra Nghị quyết đ̣i hỏi Hà Nội phải tôn trọng các thỏa hiệp quốc tế mà chúng đă kư kết, liên quan đến các quyền dân sự và chính trị (ICCPR), phải chấm dứt các "thủ đoạn lưu manh" (nguyên văn trong Nghị quyết), như kết tội "gián điệp" cho mọi sự chống đối để lấy cớ đàn áp tôn giáo, báo chí... Quốc Hội Đức, trong Nghị Quyết Tháng 6. 2002, đă dứt khoát đặt vấn đề Nhân Quyền là điều kiện tiên quyết trong mọi sự giao thương với Hà Nội.
Vấn đề này phải là một đề tài quan trọng mà các hội thảo viên cần nêu lên, trong Hội Nghị tại Palais de Beaulieu, Lausanne, sắp tới (29.8.03), với sự hiện diện của Bà Ngoại trưởng M. Calmy-Rey, và Vũ Khoan, Phó Thủ Tướng của Hà Nội, để bàn về Hợp Tác Phát Triển cho Việt Nam. Cần nhớ rằng chế độ Hà Nội đă nhận được đầu tư, giúp đỡ, từ 15 năm nay. Kết quả cho thấy chỉ là sự xuất hiện của một giới "giầu xổi" trâng tráo, trong đám cán bộ CS, trong khi dân đen ngày càng nghèo mạt rệp, sống lay lứt ven quanh các đô thị. Đám cán bộ giầu xụ, đầy tiền bạc trong các ngân hàng ngoại quốc, gửi con em chúng sang du học Âu Mỹ, trong khi tại Việt Nam, người dân phải trả tiền học ngay từ cấp tiểu học. Và chúng vỗ ngực tự nhận là một chế độ "xă hội"!
Hỡi quí vị doanh nhân Thụy Sĩ, thực đáng buồn nếu quí vị muốn sang Việt Nam đầu tư mà không cần đếm xỉa đến Nhân Quyền! Cho dù luôn luôn có sự toa rập để thủ lợi giữa Tư Bản rừng rú với Độc tài, quí vị cần nhớ rằng, v́ sự tham nhũng lan tràn và luật pháp mờ ám của Hà Nội, Quốc Tế đă liệt kê Việt Nam hiện nay là nơi nhiều bất trắc, rủi ro nhất để làm ăn, khiến các nhà đầu tư kinh doanh đă chạy dài từ mấy năm nay.
Nhân dân Việt Nam khẩn thiết cần Dân Chủ, cần một sự phát triển kinh tế lành mạnh, đem lại phúc lợi cho toàn dân, nhất là những người nghèo. Việt Nam không cần sự đầu tư tiền bạc để góp phần nuôi dưỡng, kéo dài chế độ độc tài man rợ hiện nay.
-- Con Ho Dam Tac - Nong Duc Manh (Con_Ho_Dam_Tac@hn.vnn.vn), October 21, 2003