Việt Nam Năm 2025

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Đoàn Hùng, (LÊN MẠNG THỨ SÁU 14 THÁNG MƯỜI MỘT 2003)

Sự chọn lựa mốc điểm năm 2025, để luận về tương lai đất nước Việt Nam trong ṿng 20 năm tới có hai dụng ư. Dụng ư thứ nhất là cho đến năm 2025, Việt Nam đă "ḥa b́nh" được nửa thế kỷ, tính từ năm 1975 khi chính quyền miền Nam Việt Nam sụp đổ, cả nước chính thức bước vào con đường cải tạo sắt máu để "tiến nhanh tiến mạnh lên xă hội chủ nghĩa" của đảng Cộng sản Việt Nam. Với nửa thế kỷ không chiến tranh và được cai trị bởi những con người tự xưng là "đứng trên đỉnh cao loài người", Việt Nam không thể không phát triển ? Dụng ư thứ hai là tính từ nay cho đến năm 2025, c̣n đúng 20 năm, một thời gian vừa đủ để cho đảng Cộng sản Việt Nam đạt được mục tiêu mà họ đă vạch ra hồi đầu thế kỷ 21 là "công nghiệp hóa, hiện đại hóa để xây dựng một đất nước văn minh, tiến bộ". Hai mươi năm tới đây cũng là thời gian thách đố đối với các lực lượng dân tộc không cộng sản về khả năng giải quyết bài toán độc tài cộng sản và khả năng tạo dựng những nền tảng cơ bản để cho đất nước Việt Nam có điều kiện cất cánh, sau gần nửa thế kỷ tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng. Nói cách khác, Việt Nam năm 2025 c̣n là một câu hỏi được đặt ra cho chính chúng ta rằng 20 năm tới đây, Việt Nam sẽ đi về đâu ?

Thế Giới Năm 2025

Trước khi luận bàn về Việt Nam, chúng ta cần phải có một tầm nh́n chung về t́nh h́nh thế giới, nhất là những quốc gia trong vùng để đối chiếu với thực tế Việt Nam. Tầm nh́n này chỉ là những suy diễn dựa trên một số biến cố hiện tại, do đó nó chỉ có tính dự phóng. Dù vậy, trong 20 năm tới, t́nh h́nh thế giới nói chung có 5 đặc tính đáng chú ư sau đây :

- Thứ nhất là thế giới đang h́nh thành một trật tự mới với sự xuất hiện của một số cực quyền lực c̣n gọi là đa cực, nhằm giảm thiểu vai tṛ siêu cường số một của Hoa Kỳ hiện nay.

Kể từ khi khối Cộng sản do Liên Xô dẫn đầu tan ră vào năm 1991, Hoa Kỳ đă trở thành quốc gia duy nhất, chi phối toàn bộ các sinh hoạt của loài người từ kinh tế, chính trị, quân sự và khoa học kỹ thuật. Trong ṿng hơn 1 thập niên qua, trật tự thế giới nằm dưới sự chi phối từ chính sách an ninh - quốc pḥng và đối ngoại của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, kể từ vụ khủng bố của một vài nhóm Hồi Giáo quá khích nhắm vào nội địa Hoa Kỳ vào ngày 11 tháng 9 năm 2001, dẫn đến cuộc chiến tranh chống khủng bố của Hoa Kỳ và nhất là việc Hoa Kỳ đang sa lầy tại chiến trường Iraq, cho thấy là tuy Hoa Kỳ có sức mạnh quân sự vượt trội nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật ; nhưng không thể tự ḿnh giải quyết hết các bài toán của loài người. Sự kiện Hoa Kỳ đă phải nhượng bộ chấp nhận sự chỉ huy của Liên Hiệp Quốc tại Iraq cũng như cần các nước trong Liên Hiệp Quốc giúp ổn định t́nh h́nh Iraq là một thắng lợi lớn, xuyên qua các áp lực mạnh mẽ của những quốc gia Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc... muốn giảm bớt vị trí siêu cường của Hoa Kỳ. Nói cách khác, nhiều quốc gia như Đức, Pháp, Nhật, Trung Quốc, Nga... không muốn Hoa Kỳ giữ vị trí thống trị mà phải chia sẻ quyền lực với họ. Trong ṿng 20 tới, thế giới sẽ biến thành nhiều cực quyền lực, chắc chắn là những quốc gia sau đây sẽ giữ vị trí chủ đạo từng vùng, từng lănh vực gồm Nga, Nhật, Đức, Anh, Pháp, Hoa Kỳ và cả Trung Quốc lẫn Ấn Độ trong thời gian tới.

- Thứ hai là nền kinh tế vẫn giữ nhịp độ phát triển đều và động lực phát triển sẽ hướng về khu vực Á Châu Thái B́nh Dương, khiến cho khối ASEAN sẽ biến dạng trở thành một tập hợp lớn hơn để cân bằng sự chi phối của khối APEC.

Mặc dù t́nh h́nh kinh tế của thế giới hiện đang ở vào chu kỳ suy thoái ; nhưng đó chỉ là sự suy trầm theo từng chu kỳ. Triển vọng phục hồi đang ở trước mặt v́ nhịp độ phát triển của các nước đang gia tăng, đặc biệt là các quốc gia vùng Á Châu. Theo bản báo cáo của Ngân Hàng Thế Giới phổ biến năm 2002 th́ nếu không bị những khủng hoảng lớn, cho đến năm 2025, Á Châu sẽ có bảy quốc gia : Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Tân Gia Ba, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan là những nước đứng đầu trong danh sách 15 quốc gia có nền kinh tế lớn trong thế giới. Trong 7 quốc gia nói trên, Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đang có sức phát triển mạnh mẽ nhất và đang trở thành lực đối tác cạnh tranh với Nhật Bản. Riêng Trung Quốc nhờ có tiềm năng to lớn về lực lượng lao động, mức tiêu thụ và sức mạnh kinh tế sản xuất nên sẽ trở thành một siêu cường chính trị quan trọng tại Á Châu. Ngoài ra, với sự phát triển của 7 quốc gia nói trên đă tạo ra hai vùng kinh tế lớn của Á Châu là Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Hiện tại vùng Đông Nam Á có khối ASEAN quy tụ 10 quốc gia gồm Thái Lan, Nam Dương, Phi Luật Tân, Việt Nam, Lào, Cam Bốt, Miến Điện, Tân Gia Ba và Brunei, trong khi vùng Đông Bắc Á không có một tổ chức chung. Hiện tại th́ ba quốc gia Nhật Bản, Trung Quốc và Nam Hàn ở vùng Đông Bắc Á xin tham gia làm "thành viên" quan sát của khối ASEAN. Chiều hướng này cho thấy là trong ṿng 10 năm trước mặt, khi Bắc Hàn bị tiêu diệt bởi sự ngạo mạn của Kim Chính Nhật th́ khối ASEAN sẽ biến dạng để quy tụ thêm các nước Nhật, Nam Hàn, Trung Quốc và Đài Loan, tức trở thành Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Bắc Á. Khi sự biến dạng này xảy ra th́ Trung Quốc và Việt Nam không c̣n có thể duy tŕ thể chế cộng sản độc tài và khối này sẽ là một lực đẩy quan trọng cho sự phát triển của Á Châu trong thế kỷ 21.

- Thứ ba là xu hướng toàn cầu hóa tiếp diễn ở mức độ ngày càng quy mô và mở rộng trên nhiều địa hạt, trong đó khuynh hướng tập trung thành những tập đoàn sản xuất lớn để cạnh tranh sống c̣n trong các nền kinh tế thế giới sẽ gia tăng đáng kể.

Cuộc cách mạng tin học và viễn thông vào thập niên 80 của thế kỷ 20 đă giúp cho các công ty đa quốc bành trướng về mặt nhân sự cũng như lănh vực hoạt động, nối kết các thành phố trên thế giới thành một mạng lưới. Những công ty đa quốc này từng bước không những chi phối các nền kinh tế của các quốc gia mà c̣n ảnh hưởng đến những chính sách và luật pháp của quốc gia liên hệ do những khoản tiền đầu tư to lớn của nó. Do sự bành trướng này, các công ty đă chạy đua trong việc nghiên cứu các lănh vực khoa học kỹ thuật và tâm lư xă hội để tung ra trên thị trường những món hàng mới, khiến con người bị lệ thuộc ngày một nhiều hơn vào chủ nghĩa tiêu thụ. Từ đó đưa đến nhu cầu h́nh thành các thị trường tiêu thụ khổng lồ, với sự xóa bỏ các hàng rào thuế quan, hàng rào hối đoái để con người, hàng hóa, tiền bạc có thể trao đổi một cách dễ dàng, nhanh chóng trên mọi quốc gia. T́nh trạng này cho thấy là ngày nay, con người đă không thể nào đi ngược lại đời sống cách nay vài năm mà bị đưa lao về phía trước, với nhịp độ rất nhanh. Trong bối cảnh đó, con người không thể đơn phương tự ḿnh giải quyết lấy một ḿnh mà phải hợp tác giải quyết trong tinh thần b́nh đẳng. Ngoài ra, khi các cửa biên giới rộng mở, hàng hóa nhiều hơn người ta dễ rơi và chủ nghĩa tiêu thụ. Khai thác tính chất này trong ṿng 20 năm tới, những tập đoàn kinh tế lớn sẽ t́m cách thống hợp lại với nhau trở thành những đại công ty để chi phối các sinh hoạt kinh tế - thương mại toàn cầu.

- Thứ tư là sự đa dạng hóa nền công nghiệp để phục vụ cho thị trường tiêu thụ, vấn đề ô nhiễm môi sinh sẽ trở thành một thách đố lốn cho nhân loại trong hàng thế kỷ tới.

Vấn đề ô nhiễm môi sinh đă được nhân loại quan tâm từ thập niên 60 của thế kỷ 20 với nhiều cuộc họp thường niên của nhiều vị nguyên thủ các quốc gia nhưng đă không có kế sách đối phó hữu hiệu. Mặc dù các quốc gia đều biết vấn đề ô nhiễm môi sinh sẽ đe dọa đời sống của nhân loại và để lại những tai họa khó lường cho nhiều thế hệ mai sau, nhưng v́ quyền lợi riêng tư của mỗi nước - nhất là v́ nhu cầu cạnh tranh phát triển công nghiệp - khiến các quốc gia không hợp tác chặt chẽ trong việc đề pḥng. Thậm chí có nhiều quốc gia nghèo, tuy không có khả năng phát triển công nghiệp nhưng lại sẵn sàng chứa chấp những chất phế thải công nghiệp của các nước phát triển để t́m lợi nhuận, hậu quả là vấn đề ô nhiễm không chỉ xảy ra nơi các nước công nghiệp mà tận đến những nước nghèo lạc hậu. Ngoài vấn đề ô nhiễm môi trường sống, sự gia tăng dân số và khai thác các vùng đất, biển cho sản xuất sẽ khiến cho nhiều vấn nạn của nhân loại sẽ xảy ra trong ṿng 20 năm tới như nạn thiếu nguồn nước uống trong sạch cho loài người ở một số vùng, nạn phá rừng đưa đến những trận thiên tai lũ lụt to lớn... Nói chung, trong ṿng 20 năm tới, nhân loại sẽ đối diện với nhiều nan đề về môi trường sống của ḿnh, hậu quả của những chính sách phát triển công nghiệp bừa băi trong nhiều thế kỷ vừa qua.



-- Con Ho Dam Tac - Nong Duc Manh (Con_Ho_Dam_Tac@hn.vnn.vn), November 23, 2003

Answers

- Thứ năm là trí tuệ của loài người sẽ chi phối sự phát triển đa dạng của nhân loại, dẫn đến sự tàn lụi của những thế chế độc tài độc đảng.

Kinh tế trí tuệ đă bắt đầu phát triển từ cuối thế kỷ 20 và bắt đầu chi phối một cách rộng lớn tại những gia công nghiệp tiên tiến vào đầu thế kỷ 21. Chính nhờ sự phát triển của kinh tế trí tuệ, công nghiệp hóa chưa hẳn là con đường vinh quang cho các nước chậm tiến muốn bắt chước các quốc gia tân hưng công nghiệp để phát triển đất nước như hồi thập niên 50 và 70 của thế kỷ 20. Nói cách khác, từ việc sử dụng bắp thịt và du nhập khoa học kỹ thuật để đẩy mạnh tiến tŕnh công nghiệp hoá như nhiều quốc gia đă từng làm vào hậu bán thế kỷ 20, đă có thể chuyển đổi sang h́nh thức sử dụng trí tuệ và sự tinh xảo của con người để rút ngắn tiến tŕnh công nghiệp hóa và nhất là tạo những bước nhảy vọt nơi vị trí phát triển giữa các quốc gia. Muốn huy động được trí tuệ, xă hội phải được xây dựng trên nền tảng tôn trọng đa nguyên và các quyền tự do của con người phải được tôn trọng tuyệt đối. Nói cách khác, trí tuệ sẽ nắm vị trí then chốt trong thời gian và sẽ đẩy lùi các guồng máy độc tài kiềm hăm sức phát triển của xă hội. Trong ṿng 20 năm tới, nhân loại sẽ chứng nghiệm chủ trương độc tài để giữ ổn định chính trị cho phát triển là ngụy biện và sai lầm ; v́ nó chỉ giúp cho một thiểu số có quyền lực cấu kết với ngoại bang để khai thác đất nước và vơ vét tài sản quốc gia làm của riêng mà thôi.

Với năm đặc điểm của thế giới trong ṿng 20 năm tới, chúng ta thấy rằng bức tranh thế giới năm 2025 sẽ là sự vươn dậy của Á Châu, trong đó nguy cơ Bắc Hàn đă giải quyết xong với sự kết liễu của chính quyền độc tài Kim Chính Nhật và Trung Quốc đă biến dạng trở thành một nước tư bản mới, tạo một ảnh hưởng chính trị quan trọng không chỉ ở Á Châu mà c̣n đối với thế giới. Trong bối cảnh này, tuy Hoa Kỳ không c̣n chi phối toàn bộ thế giới như những năm qua sau khi khối Liên Xô tan ră, nhưng sức mạnh của Hoa Kỳ vẫn ở thế vượt trội so với các nước và sẽ có nhiều khả năng đối đầu với Trung Quốc tại Á Châu.

Việt Nam Năm 2025

a. Nh́n Từ Thực Trạng :

Nếu không có những biến cố ǵ lớn xảy ra, chắc chắn một điều là xă hội Việt Nam sẽ phát triển rất mạnh về phương diện tiêu thụ trong ṿng 20 năm tới, khi nh́n từ những chính sách phát triển hiện nay của Cộng sản Việt Nam. Đó là chính sách dựa trên sự thu hút đầu tư từ bên ngoài để phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xă hội chủ nghĩa. Qua chính sách này, từ hơn 15 năm đổi mới, chúng ta nh́n thấy một số yếu tố sau đây :

- Thứ nhất là nền kinh tế vẫn nằm trong tay điều hành của chính quyền, tư nhân chỉ hoạt động bên lề của nền kinh tế. Trong nền kinh tế này, chính quyền thay v́ giữ chức năng trọng tài và điều ḥa các chính sách phát triển th́ lại đi cạnh tranh và chèn ép tư doanh để kiếm lời. Hậu quả là không chỉ tạo ra t́nh trạng tham nhũng, cửa quyền, thất thoát của công mà c̣n tiêu diệt động lực và ư chí bung ra kinh doanh của người dân. Trong t́nh huống như vậy, chất xám của Việt Nam sẽ nhảy sang làm việc cho các công ty nước ngoài hơn là tự kinh doanh phát triển hoặc đi làm thuê cho nhà nước với đồng lương rẻ mạt. Thông thường, động lực phát triển của một quốc gia thường nằm ở tầng lớp tư doanh với sự cung cấp vốn và điều khiển luật chơi một cách minh bạch và ṣng phẳng của chính quyền. Có như vậy người dân mới thấy ham muốn bung ra làm ăn, tích lũy vốn đầu tư kế tiếp làm cho xă hội phát triển. Đằng này, 15 năm mà Hà Nội gọi là đổi mới kinh tế chỉ là thay đổi h́nh thức bóc lột và vơ vét của đám cán bộ đảng và nhà nước mà thôi. - Thứ hai là nền kinh tế lệ thuộc vào vốn đầu tư nước ngoài, và bị biến dạng theo những nhu cầu riêng của các công ty đa quốc gia. Cứ nh́n vào cuộc khủng hoảng tiền tệ xảy ra tại Thái Lan, Nam Hàn, Đài Loan, Nam Dương và Phi Luật Tân vào năm 1997 chúng ta thấy rằng sự đầu tư nước ngoài là quan trọng, giúp cho nền kinh tế mau chóng phát triển ; nhưng khi có biến động, những nguồn tiền đầu tư bị rút đi sẽ gây nhiều tai hại cho nền kinh tế non yếu của chính quốc. Trong 15 năm qua, Cộng sản Việt Nam khoe khoang là họ đă thu hút gần 40 tỷ Mỹ tiền đầu tư với trên 3 ngàn dự án. Đây không phải là số tiền đầu tư lớn và chỉ đạt khoảng một nửa so với nhu cầu ; nhưng trong thực tế th́ số tiền nói trên chỉ được tháo khoán không tới một nửa. Chính v́ vậy mà nhiều đầu tư nước ngoài cũng chưa giúp ǵ nhiều cho sự phát triển nền kinh tế Việt Nam. Từ những dữ kiện này, người ta không có ǵ để lạc quan vào 20 năm tới Việt Nam sẽ thu hút đầu tư nhiều hơn, đó là chưa nói đến sự cạnh tranh của Trung Quốc hiện nay.

- Thứ ba là nền giáo dục tại Việt Nam vô cùng tệ hại. Theo một bản phân tích về chỉ số chất lượng giáo dục của các nước Á Châu do Tổ Chức Giáo Dục Liên Hiêp Quốc phổ biến hồi cuối tháng 9 năm nay th́ chỉ số chất lượng giáo dục của Việt Nam chỉ đạt 3,79/10 điểm. Trong khi Hàn Quốc đạt 6,9/10 điểm ; Tân Gia Ba là 6,81/10 điểm ; Nhật Bản là 6,5/10 điểm ; Đài Loan là 6,04/10 điểm ; Ấn Độ là 5,76/10 điểm, Trung Quốc là 5,73/10 điểm ; Mă Lai là 5,559 /10 điểm. Nh́n vào chỉ số này ta thấy là Việt Nam có điểm số dưới trung b́nh quá thấp. Với chất lượng giáo dục như vậy làm sao có thể hy vọng phát triển nền kinh tế trí tuệ, khi mà xă hội c̣n bị bưng bít và chỉ chú trọng đến giáo dục tuyên truyền. Vấn đề phát triển trí tuệ của người dân không chỉ ở học đường qua giáo dục, mà c̣n ở trong những giao tiếp với thế giới bên ngoài. Càng có nhiều giao tiếp, con người mới mở rộng tầm nh́n, thúc đẩy sự học hỏi rồi mới mở mang kiến năng. Đằng này, Hà Nội đă không những coi thường giáo dục mà c̣n cố t́nh bưng bít, cấm dân chúng giao tiếp với xă hội bên ngoài, với lư cớ là chống "diễn biến hoà b́nh".

Với những yếu tố nói trên, chúng ta nh́n thấy ngay là Việt Nam không có cơ hội ǵ phát triển mạnh mẽ trong ṿng 20 năm tới mà chỉ đi những bước khập khễnh thỏa theo nhu cầu ôm giữ quyền lực của một thiểu số. Thiểu số này sẽ không phải là những viên chức cao cấp ở trong đảng mà là những người đang nắm giữ các đặc quyền kinh tế, đă được đảng ban phát nắm giữ các xí nghiệp quốc doanh hoặc là những đối tác với các nhóm tài phiệt nước ngoài trong hơn 15 năm qua. Thiểu số này dùng tiền bạc và các ảnh hưởng chính trị để tiếp tục làm giàu và tự xây dựng cho chính ḿnh thành những vùng đất riêng, như những lănh chúa thời Mạc Phủ bên Nhật. V́ thế, nếu 20 năm tới nền kinh tế Việt Nam có gọi là phát triển thành một quốc gia công nghiệp như Hà Nội đang rêu rao hiện nay, th́ nền kinh tế đó chắc chắn sẽ bị chi phối bởi một thiểu số tư bản bản xứ cấu kết với tư bản nước ngoài để khai thác làm giàu riêng cho ḍng họ chứ không cho toàn thể dân tộc, như t́nh h́nh đă diễn ra tại Nam Dương, Phi Luật Tân. Đây là viễn cảnh Việt Nam mà chúng ta không muốn nó xảy ra.

b. Cái Nh́n Tương Lai :

Trong 10 quốc gia thuộc khối ASEAN gồm Nam Dương, Mă Lai, Thái Lan, Phi Luật Tân, Brunei, Tân Gia Ba, Việt Nam, Lào, Cam Bốt, Miến Điện th́ Việt Nam là một quốc gia có nhiều tiềm năng nhất để vươn lên khi mà Á Châu trở thành nơi thu hút sự phát triển trong thế kỷ 21. Lư do đơn giản là v́ :

1/ Việt Nam có một lực lượng lao động trẻ ở trong nước và một khối chất xám đa dạng ở hải ngoại mà không một nước nào có thể so sánh kịp ;

2/ Việt Nam không chỉ trù phú nhờ có nhiều tài nguyên thiên nhiên mà c̣n ở giữa hai vùng giao thương của Đông Nam và Đông Á, ví như hai thúng lúa mà Việt Nam là đ̣n gánh. Nếu biết khai thác đúng th́ Việt Nam sẽ là chỗ dừng chân, trao đổi của mọi thương nhân thế giới khi đi qua lại hai vùng nói trên ;

3/ Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa Khổng Mạnh, đồng dạng với Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan, Trung Quốc. Nếu dẹp bỏ sự khống chế của chủ nghĩa Mác Lê và biết khai thác đúng mức những tinh túy của truyền thống th́ tiềm lực của dân tộc sẽ phục hồi và chắc chắn tạo những bước nhảy vọt.

Cộng sản Việt Nam biết rất rơ những ưu điểm nói trên của dân tộc ; nhưng họ không làm v́ sợ mất quyền lực. Họ muốn tiếp tục núp dưới chủ nghĩa Mác Lê dù là chủ nghĩa này đă chết nhưng cho phép họ tiếp tục biện minh để mà ôm giữ độc quyền. Họ không muốn mở rộng sự giao lưu giữa nguời Việt Nam ở trong và ngoài nước v́ lo sợ ánh sáng tự do và dân chủ thiêu đốt những gông xiềng bưng bít. Cho nên để vận dụng tiềm lực dân tộc trong tinh thần mà Cộng sản Việt Nam hay rêu rao là Đại Đoàn Kết Dân Tộc, Việt Nam trong 20 năm tới phải tháo gỡ chướng ngại chính yếu hiện nay là guồng máy độc đảng độc tài. Đây là chướng ngại không những làm soi ṃn tiềm lực của dân tộc,làm phung phí tài nguyên đất nước vào trong tay một thiểu số gia đ́nh có quyền thế để đứng trên tất cả, mà c̣n kéo đất nước vào chỗ phục vụ cho những thế lực ngoại bang.

Ngoài ra, như trên đă phân tích, Cộng sản Việt Nam đang có một số những chính sách phát triển theo hướng công nghiệp hóa ; tức là đang tiến hành một số chính sách canh tân và phát triển. Điều không ai có thể chối căi là những biện pháp phát triển của Cộng sản Việt Nam có mang lại một số thay đổi bộ mặt xă hội như người dân có nhiều hàng hóa tiêu dùng, cuộc sống bớt lam lũ và cực khổ hơn, sự di chuyển và nhất là những tiện nghi trong cuộc sống phong phú hơn thời bao cấp. Nhưng những thay đổi này chỉ để phục vụ cho chủ nghĩa tiêu thụ. Điều này dễ dàng làm cho đại đa số người dân dễ dàng thơa măn v́ tưởng rằng cuộc sống đă khá hơn xưa ; nhưng thực tế là chỉ lún sâu vào chủ nghĩa tiêu thụ và quên đi phần cốt lơi là đất nước biến thành thị trường tiêu thụ, chứ không phải là nơi sản xuất cho phát triển. Cộng sản Việt Nam chỉ muốn làm như vậy để dân chúng càng ngày càng lệ thuộc vào chủ nghĩa tiêu thụ để phải lệ thuộc vào sự "lănh đạo" của đảng. Nh́n như vậy, ngay từ bây giờ, chúng ta phải giúp cho người dân hiểu rơ ư đồ thâm độc của Cộng sản Việt Nam là đang từ từ biến Việt Nam là thị trường tiêu thụ, làm cho quần chúng quên đi những vấn đề lâu dài và nền tảng, loay hoay thỏa măn với những hé mở nhỏ giọt của cánh cửa độc tài.

Kết Luận Hai mươi năm tới, trật tự thế giới sẽ là một thế trận với nhiều cực quyền lực chi phối và ảnh hưởng lẫn nhau trên các mặt kinh tế, chính trị, xă hội, quân sự, văn hóa... Trong thế giới này, mỗi quốc gia muốn giữ vững sự tự chủ và đẩy mạnh phát triển th́ phải dựa vào sức mạnh và tiềm năng của dân tộc ḿnh cũng như biết khai dụng các ưu điểm của quốc gia để ḥa nhập vào gịng toàn cầu hóa. Việt Nam chỉ có thể giữ vững sự tự chủ đất nước khi mà quyền lực của nhà nước phải thuộc về người dân trong một thể chế chính trị dân chủ đích thực, chứ không thể tập trung vào trong tay một thiểu số.

Qua phân tích bên trên, nếu chế độ Cộng sản tiếp tục duy tŕ th́ ta đă thấy rơ tương lai Việt Nam năm 2025 sẽ không khác ǵ mấy so với hiện nay. Thay đổi vận mệnh này không phải là ở đảng Cộng sản mà ở trong tay chúng ta nếu tất cả đều thấy rằng Việt Nam dư khả năng để là quốc gia đứng đầu ASEAN vào năm 2025.

Đoàn Hùng

-- Con Ho Dam Tac - Nong Duc Manh (Con_Ho_Dam_Tac@hn.vnn.vn), November 23, 2003.


Moderation questions? read the FAQ