Tham Nhũng Ở Việt Nam Cản Ngăn Đà Phát Triểngreenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread |
Tham Nhũng Ở Việt Nam Cản Ngăn Đà Phát Triển
Bùi Thanh Sơn
Đưa lên lenduong.net
ngày 19/12/2003
I. Việt Nam Giới Hạn Số Nhân Viên Ngoại Quốc Trong Các Công Ty Nước Ngoài
Sau nhiều thay đổi bất ngờ về chính sách làm nản ḷng các nhà đầu tư, nay chính phủ Việt Nam lại quyết định giới hạn các công ty nước ngoài chỉ được thuê nhân viên ngoại quốc mức tối đa là 3% trên tổng nhân số công ty.
Cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam bày tỏ sự bất b́nh sau khi họ đọc được bản dịch nghị định số 105/2003 qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về tuyển dụng và quản lư lao động nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó tất cả mọi h́nh thức doanh nghiệp dù là quốc doanh, tư doanh, liên doanh hay 100% vốn nước ngoài từ nay chỉ được phép tuyển lao động ngoại quốc với tỷ lệ không quá 3% so với số lao động hiện có của doanh nghiệp, nhưng nhiều nhất không quá 50 người và lao động ngoại xứ chỉ được phép làm việc tại Việt Nam 36 tháng.
Các chuyên gia tư vấn trong nước nói rằng: chính phủ CSVN ra nghị định vừa nói là nhằm áp lực doanh nghiệp nước ngoài phải tuyển dụng nhiều nhân viên Việt Nam hơn vào các chức vụ chỉ huy. Trên thực tế, các doanh nghiệp nước ngoài thường thuê mướn các chuyên gia hoặc nhân viên cao cấp từ ngoại quốc đến Việt Nam để đảm nhận các cương vị điều hành, giám sát, chỉ huy hoặc phân tích thị trường. Không phải là thị trường lao động trong nước không có các chuyên gia đủ khả năng, nhưng vấn đề ở đây là một thực tế khó tin nhưng có thật. Thuế thu nhập đánh vào người Việt Nam có lợi tức cao, doanh nghiệp tốn tiền nhiều hơn là thuê mướn người nước ngoài.
Nguyên do của sự kiện này là v́ có sự khác biệt hoàn toàn về thu nhập chịu thuế giữa người bản xứ nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Các tỷ suất lũy tiến đối với mức thu nhập cao cũng khác. Thí dụ để trả lương 2000 mỹ kim cho một giám đốc marketing công ty đa quốc gia chẳng hạn, nếu vị này mang quốc tịch Việt Nam, có hộ khẩu tại Việt Nam th́ công ty phải thực chi 3400 mỹ kim, đó là chưa kể các khoản khác về bảo hiểm xă hội hoặc y tế nhiều khi lên đến 22% tổng thu nhập.
Báo Financial Times số ra ngày 30/9 năm 2003 đưa ra một bản tính toán, theo đó th́ để nhân viên cao cấp người Việt Nam được lănh trọn 2000 mỹ kim mỗi tháng, tức thu nhập sau khi trừ các sắc thuế và bảo hiểm th́ công ty phải chi ra tới 6000 mỹ kim.
Nếu công ty mướn người nước ngoài th́ tiết kiệm được nhiều tiền v́ họ bị đánh thuế thu nhập ít hơn. Mức thu nhập miễn thuế của người nước ngoài là 8 triệu đồng/tháng, trong khi của người Việt Nam chỉ có 3 triệu. Ngoài ra, nếu người Việt Nam có thu nhập cao hơn 15 triệu đồng/tháng th́ mức thuế thu nhập lũy tiến của họ lên tới 50%. Tỷ suất này ở người nước ngoài chỉ áp dụng khi họ có thu nhập trên 120 triệu đồng/tháng.
Thật ra chính phủ CSVN cũng có quan tâm đến việc giảm thuế, nhưng sự lưu tâm này chưa đủ, các chuyên gia Việt Nam tham gia sản xuất công nghệ "phần mềm" được tính thuế thu nhập như người nước ngoài tức là được hưởng thu nhập miễn thuế là 8 triệu đồng mỗi tháng, phần cao hơn mới tính thuế.
Trên thực tế, cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài nhiều lần kêu gọi chính phủ CSVN sửa đổi tính bất hợp lư trong việc tính thuế người Việt Nam có thu nhập cao. V́ cứ như hiện trạng các công ty nước ngoài rất khó ḷng tuyển dụng người Việt Nam vào vị trí cao cấp.
Trước lời kêu gọi cấp thiết này, Bộ Tải Chánh có đưa ra dự thảo sửa đổi pháp lệnh thuế thu nhập, tuy nhiên thường vụ quốc hội chưa quan tâm đến vấn đề này và không đưa vào nghị tŕnh thảo luận các khóa họp năm 2004. Đă vậy vào ngày 17/9 năm 2003, chính phủ CSVN c̣n ban hành nghị định giới hạn doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên nước ngoài nhằm áp lực doanh nghiệp phải tuyển nhân viên Việt Nam nhiều hơn. Các mục tiêu thường giống nhau nhưng xem chừng hoàn toàn mâu thuẫn. Các chuyên gia nước ngoài cho rằng giảm thuế nhưng sẽ gia tăng số người có thu nhập cao hơn phải đóng thuế lợi hơn là chỉ cố gắng ḅn rút từ một số lương giới hạn nhất định. Nhà hoạch định chính sách cần phải nh́n xa trông rộng.
II. Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) Khuyến Cáo Việc Duy Tŕ Luật Bảo Vệ Bí Mật Quốc Gia Của CSVN Là Không Có Lợi
Các phân tích gia tin rằng việc Việt Nam duy tŕ luật bảo vệ bí mật quốc gia không có lợi cho việc phát triển đất nước và gây trở ngại cho nỗ lực Việt Nam hội nhập kinh tế toàn cầu. Chương tŕnh cải cách do IMF tài trợ 400 triệu mỹ kim đă bị bế tắc trong gần một năm nay v́ Hà Nội không đáp ứng yêu cầu của IMF là cho kiểm tra phương cách Ngân Hàng Trung Ương Việt Nam quản lư nguồn dự trữ ngoại tệ ước tính 4 tỉ rưỡi mỹ kim.
Theo IMF th́ việc kiểm toán độc lập đối với các trương mục dự trữ ngoại tệ của những nước vay tiền từ IMF là tiêu chuẩn bắt buộc kể từ năm 1999 khi cơ quan tài chánh quốc tế này phát giác một nước vay tiền cố ư báo cáo lệch lạc về nguồn dự trữ của ḿnh.
Nhưng giới cầm quyền CSVN t́m cách tránh né tiêu chuẩn này. Trong khuôn khổ đạo luật gọi là bảo vệ bí mật nhà nước, việc dự trữ ngoại tệ của Việt Nam là điều phải được bảo mật, những ai tiết lộ có thể lănh án tử h́nh. Mặc dầu cơ quan truyền thông nhà nước CSVN loan tin mức dự trữ ngoại tệ của Việt Nam gia tăng, nhưng Hà Nội vẫn không sửa đổi luật bảo vệ bí mật đó để cho phép có những cuộc kiểm toán độc lập.
Lập trường này của CSVN khiến IMF không thể giải ngân đợt đầu 57 triệu mỹ kim thuộc ngân khoản tài trợ cho chương tŕnh cải cách vừa nói. CSVN cần phải khắc phục trở ngại đó để đem lại tính minh bạch về tài chánh, nhất là vào lúc Việt Nam ra sức hội nhập nhiều hơn vào kinh tế toàn cầu.
Hà Nội vẫn c̣n gây kinh ngạc bất ngờ và bất măn cho giới đầu tư nước ngoài mà việc áp đặt hạn ngạch đối với phụ tùng xe gắn máy của Nhật là một thí dụ điển h́nh. Gần đây nhất, thương giới bày tỏ bất b́nh khi Việt Nam hạn chế số người nước ngoài làm việc tại các công ty ở Việt Nam.
Chuyên gia kinh tế, tiến sĩ Mạnh Hùng giải thích lư do luật bảo vệ bí mật của Việt Nam gây trở ngại cho thương giới ngoại quốc và làm phật ḷng những cơ quan tài chánh quốc tế.
Trong nhiều năm nay, nhà cầm quyền CSVN cai trị qua b́nh phong bảo mật qui định phần lớn công việc nhà nước, từ dự thảo chính sách quan hệ với nước ngoài cho tới các chi tiết tài chánh đều là những bí mật nhà nước, chỉ được tiết lộ khi giới cao cấp đồng ư! Cho dẫu có sự chuẩn thuận của cấp lănh đạo, những điều được tiết lộ đó vẫn không được công bố cho dân chúng biết và đây là một trong những trở ngại lớn nhất cho việc h́nh thành một hệ thống luật pháp có hiệu quả ờ Việt Nam.
Nhưng vào lúc ra sức thu hút giới đầu tư nước ngoài cũng như nỗ lực gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO), Hà Nội bị áp lực phải sửa đổi và thực thi luật lệ một cách rơ ràng và minh bạch hơn.
Thương ước Việt-Mỹ được chuẩn thuận hồi năm 2001, qui định Việt Nam phải phổ biến những dự thảo luật để dân chúng góp ư và công bố luật mới trước khi đem ra thi hành. Mặc dầu hiện Việt Nam có cởi mở đôi chút nhưng vấn đề nói chung vẫn c̣n bế tắc. Các viên chức Hà Nội vẫn c̣n t́m cách thực hiện điều gọi là "bảo vệ bí mật nhà nước" mà lẽ ra cần phải công khai hay không có ǵ đang bảo mật.
Phán quyết của ṭa án cũng trong chiều hướng mập mờ đó khiến nhiều người hay các nhóm liên hệ đoán măi vẫn không rơ tại sao lại có những quyết định như vậy.
Các tổ chức nhân quyền quốc tế cũng hết sức quan ngại khi CSVN lợi dụng luật bảo vệ bí mật nhà nước để đàn áp thô bạo những người bất đồng chính kiến.
III. Việt Nam Sẵn Sàng Về Cải Cách Luật Pháp WTO?
Việt Nam đă chuẩn bị ra sao về lănh vực cải cách luật pháp cho quá tŕnh gia nhập WTO?
Theo yêu cầu của WTO, các quốc gia nào muốn gia nhập phải có một hệ thống luật pháp minh bạch với các văn bản luật phù hợp theo các yêu cầu của WTO về các lănh vực chủ yếu như thương mại, hàng hóa, sở hữu trí tuệ, thương mại dịch vụ...
Trọng tâm vẫn là để tạo ra một môi trường đối xử công bằng, không phân biệt nhằm thúc đẩy việc phát triển mậu dịch về hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia thành viên.
Liệu Việt Nam có đáp ứng được những yêu cầu này để gia nhập WTO vào năm 2005 như đă lên kế hoạch?
Theo ông Hoàng Phước Hiệp, Vụ Trưởng Vụ Quan Hệ Quốc Tế của Bộ Tư Pháp Việt Nam, người tham gia vào các quá tŕnh chuẩn bị này th́ t́nh h́nh cải cách luật pháp tại Việt Nam cho đến nay là rất khả quan.
Ông Hiệp cho biết cùng với sự giúp đỡ của các chuyên gia quốc tế Việt Nam đă rà soát lại hệ thống văn bản pháp luật và thấy rằng: "Cơ bản nhiều vấn đề về pháp luật Việt Nam phù hợp với qui định của WTO".
Cũng theo ông Hiệp th́ các qui định về sở hữu trí tuệ của Việt Nam phù hợp với qui định của WTO.
Đa số qui định về thương mại hàng hóa cũng phù hợp, tuy thế luật pháp Việt Nam c̣n một vài chỗ theo lời ông Hiệp chưa thật phù hợp với qui định của WTO.
Thêm vào đó, các qui định, văn bản luật pháp về phần dịch vụ c̣n nhiều khó khăn và phải mất nhiều thời gian và công sức để hoàn thiện theo đúng tiêu chuẩn của WTO.
Tuy nhiên, ông Hoàng Phước Hiệp tỏ ra rất lạc quan và cho biết khi Việt Nam sẵn sàng vào năm 2005, vấn đề c̣n lại phụ thuộc vào sự hỗ trợ tích cực từ các quốc gia thành viên WTO đối với việc Việt Nam gia nhập mà thôi.
Được biết Việt Nam đă rà soát lại khoảng 260 văn bản luật pháp và c̣n đề xuất phải sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành tới gần 100 luật lệ mới đáp ứng với yêu cầu của WTO.
Thế nhưng, đó là về lượng, c̣n chất th́ sao, đặc biệt nếu xét tới những chuẩn bị luật pháp về mậu dịch để cho Việt Nam có thể tham gia vào một sân chơi lớn với những yêu cầu và cạnh tranh có thể nói là hết sức khắc nghiệt?
Theo đánh giá của kinh tế gia Lê Đăng Doanh từ Việt Nam, ngoài việc ban hành luật pháp và các khó khăn khác, sự độc quyền tại Việt Nam cũng đang là một chướng ngại.
Được biết cho dến nay, Việt Nam vẫn chưa ban hành một luật về cạnh tranh và kiểm soát độc quyền, chứng tỏ việc kiểm soát chuyện này không phải dễ dàng.
Theo ông Doanh, vấn đề lớn nhất thứ hai là việc thực thi luật pháp tại Việt Nam c̣n chưa được thống nhất, đồng bộ và chưa có hiệu lực, chẳng hạn hải quan ở cảng này th́ áp dụng thuế khác với hải quan ở cảng khác hay các quan chức áp đặt mức thuế khiến các doanh nghiệp không được thoải mái.
Về lănh vực kinh tế tư nhân, mặc dầu đă được tạo thuận lợi hơn nhiều so với trước đây, nhưng theo ông Doanh kinh tế tư nhân cần phải được tiếp cận tới các lănh vực như đất đai, tín dụng, thông tin và một loạt các vấn đề khác b́nh đẳng và dễ dàng hơn.
Ông Doanh cho biết nếu chuyện này được thúc đẩy mạnh hơn th́ việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn không những thế c̣n giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao hơn.
V. Ngân Hàng Thế Giới (WB) Cảnh Cáo: Tham Nhũng Ở Việt Nam Cản Ngăn Đà Phát Triển
Tham nhũng lún sâu, leo cao trong guồng máy công quyền CSVN cũng như sự cải cách trong lănh vực tài chánh rất chậm lụt sẽ cản trở rất nhiều cho đà phát triển kinh tế, xă hội tại Việt Nam.
Đại diện WB tại Việt Nam lên tiếng như vậy trong ngày thứ tư 27/1½003 và nói tiếp đ̣i hỏi rằng chế độ Hà Nội phải đưa ra ngay các biện pháp cần thiết.
Klaus Rohland, Giám Đốc Văn Pḥng WB ở Hà Nội đưa ra những lời cảnh cáo như vậy v́ ông cũng được biết đến t́nh trạng tham nhũng kinh hoàng đang rút tỉa phần lớn các ngân khoản viện trợ hoặc tín dụng mà các nước cũng như các định chế tài chánh quốc tế bơm vào Việt Nam, giúp nước này cơ hội thoát ra khỏi nghèo đói, lạc hậu.
Rohland nói rằng thách đố của Việt Nam hiện nay là phải bảo đảm dân chúng thuộc mọi tầng lớp trên cả nước được hưởng lợi ích do sự phát triển kinh tế đem lại. Báo chí CSVN nhiều lần cũng đă xác nhận là cùng ngày, khoảng cách biệt giữa đời sống thành thị và thôn quê giữa kẻ giàu có và nghèo khổ càng lớn. Đám quan lại trong nước nhờ tham nhũng, nhờ ăn hối lộ ngày một đỏ da thắm thịt, nhà lầu xe hơi trong khi đại đa số dân chúng vẫn c̣n đói rách.
Thống kê của Liên Hiệp Quốc hồi đầu tháng 7 năm 2003 cho hay hiện vẫn c̣n 30% trong 24 triệu người Việt Nam sống bên dưới mức nghèo khó. Khoảng 75% người dân Việt Nam sống ở các vùng nông thôn thiếu các tiện nghi văn minh cơ bản.
Trong năm 2003, các nước và các định chế tài chánh quốc tế cam kết tài trợ cho CSVN 2,5 tỉ mỹ kim hầu thực hiện các dự án xây dựng hạ tầng và cung cấp tín dụng cho người nghèo. Ông Rohland cho hay trong tài khóa 2004, CSVN cũng sẽ nhận được số tài trợ tương tự như năm nay khi các nhà tài trợ gặp nhau tại Hà Nội vào ngày 2 tháng 12 đă loan báo chính thức con số cho niên khóa 2004 là 2 tỷ 840 triệu mỹ kim.
Trong số 2,5 tỷ mỹ kim tài trợ năm nay (2003) đến nay mới chỉ có khoảng 1,6 tỷ mỹ kim được giải ngân. Một phần là v́ thủ tục giải ngân của CSVN phức tạp và chậm chạp, phần khác đám quan chức đảng CSVN cũng nuốt không kịp v́ nhiều tiền quá.
Hạ tầng cơ sở Việt Nam từ đường sá, cầu cống, trường học, bệnh xá, tín dụng cho người nghèo vay làm vốn v.v... đều trông chờ vào các khoản viện trợ hay tín dụng từ ngoại quốc. Đám quan chức CSVN từ trên xuống dưới đă chia nhau rút ruột các khoản tiền này nên hiệu năng tiền viện trợ rất thấp. Báo Lao Động ngày 24/9/03 loan tin về một bản báo cáo của thanh tra nhà nước tại 23 tỉnh thành phố nói rằng: "Sai phạm diễn ra ở tất cả các khâu, từ chuẩn bị cho tới kết thúc dự án". Nói một cách khác, đám quan chức CSVN đă toa rập với nhau để ăn cắp từ trước khi tiền tới tay. Ở mỗi khâu, ngân khoản tài trợ cho các dự án đều bị đám cán bộ phụ trách xà xẻo. Cuối cùng th́ ṭa nhà, đường sá, cầu cống chưa xong đă hỏng. Các tin tức này được đăng thường xuyên trên hệ thống báo chí trong nước. Giữa tháng 6/2003, trong một cuộc họp, Phan Văn Khải đă chỉ trích đám thuộc cấp là: làm láo, báo cáo hay về các chương tŕnh xóa đói, giảm nghèo.
Ngày 22 tháng 11/02, báo Lao Động loan tin một cuộc họp Quốc Hội tại Hà Nội đưa ra lời tố cáo một số đại biểu nói rằng năm này "197.686 vụ tham nhũng bị tố cáo th́ chỉ có 280 vụ với 669 đảng viên cán bộ là bị truy tố ra trước ṭa".
Ngày 27/6/03 trong phiên họp "đánh giá t́nh h́nh chi thu ngân sách CSVN 6 tháng đầu năm" Phan Văn Khải thú nhận là: "t́nh trạng thất thoát ngân sách vẫn c̣n rất lớn, không có ǵ thay đổi so với các năm trước".
Nguyễn Văn Hiệu, chánh án tối cao của CSVN trong phiên họp quốc hội cuối năm ngoái cũng phải nh́n nhận "số quan chức ra hầu ṭa không đúng với thực trạng tham nhũng".
-- Nguoi Tranh Dau (nguoitranhdau@hotmail.com), December 22, 2003