Một năm nhân quyền ở Việt Nam: tiến hay lùi (phần I)?greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread |
Đông Văn, 2004-02-02Tết Giáp Thân năm nay, số người Việt ở hải ngoại về thăm quê hương vẫn đông như trong mấy năm gần đây, nếu không phải là đông hơn. Nhà cầm quyền Hà Nội đă có nhiều sắp xếp dưới nhiều h́nh thức, nhằm tạo ra cảm tưởng rằng sự liên hệ giữa những người Việt ở trong và ở ngoài nước bắt đầu trở thành b́nh thường để từ đó làm cho vấn đề nhân quyền không c̣n mang tầm đặc biệt quan trọng vốn có.
Nếu một vài tiến bộ về mặt này có thể đă được ghi nhận th́ về mặt liên hệ giữa chính quyền trong nước và những người Việt đă bỏ nước ra đi sau biến cố 1975 vẫn c̣n không ít căng thẳng. Đặc biệt, trên địa hạt nhân quyền th́ cả hai bên vẫn c̣n ở trong thế đối đầu. Xin mời quí vị theo dơi phần I bài của Đông Văn, điểm lại t́nh h́nh nhân quyền ở Việt Nam trong năm qua.
Phần 1: Vừa tiến vừa lùi
"Hội Nghị Mục Sư Tin Lành Toàn Thế Giới" đă được coi tŕnh chiếu những h́nh ảnh Nhà Thờ bị phá sập ở Sài G̣n , các mục sư bị đánh đập đồng thời c̣n được nghe tiếng nói ghi âm của mục sư Nguyễn Hồng Quang tố cáo nhà cầm quyền Hà Nội đàn áp Tin Lành và kêu gọi Hội Nghị Mục Sư Tin Lành Toàn Thế Giới cầu nguyện choTự Do Tôn Giáo và Tự Do Tín Ngưỡng đang bị trù dập tại Việt Nam. Hội nghị này nhóm họp tại Calvary Assembly Church, ở thành phố Winter Park, tiểu bang Florida, Hoa Kỳ, trong 3 ngày 21, 22, 23-1- 2004 .
do Nhà cầm quyền Hà Nội muốn tạo ấn tượng là t́nh h́nh chính trị ở trong nước đang trên đường được b́nh thường hoá. Nhưng diễn biến đầu năm Giáp Thân như vừa kể đă cảnh giác dư luận chung rằng ấn tuợng đó chưa là sự thật, mà chỉ làm người ta liên tưởng tới khẩu hiệu cũ "Trật tự đă được thiết lập ở Pra Ha" mà thôi.
Tuy nhiên, nh́n lại một năm qua, người quan sát khó tính cũng có cơ sở để thay đổi phần nào sự nhận định của ḿnh về t́nh trạng nhân quyền tại Việt Nam cho sát với thực tế. V́ trong thực tế t́nh trạng này có tiến bộ nhưng cùng lúc lại cũng có thoái bộ.
Nói tiến bộ là nói đến chuyển biến có lợi cho nhân quyền.
Thứ nhất, ngay từ đầu năm ngoái, nhà cầm quyền Hà Nội đă cố gắng gây một bầu không khí hoà dịu qua việc công khai "sửa sai," trong cách đối xử "Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất". Giáo hội này vẫn có thái độ một mực không chịu tuân phục chính quyền. Cuộc sửa sai này dẫn tới việc các Hoà thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, kẻ trước người sau, được trả tự do, ít ra là trên danh nghĩa.
Thứ hai, là về mặt pháp lư, trước sức ép rất mạnh từ khắp nơi, nhất là về phía quốc tế, nhà cầm quyền Hà Nội đă phải thay đổi theo chiều hướng giảm nhẹ cường độ đàn áp đối lập. Trong nhiều trường hợp họ đă rút lại tội danh với h́nh phạt nặng, để thay bằng tội danh với h́nh phạt nhẹ. Đáng lẽ dùng tội danh "gián điệp", họ chỉ dùng "lợi dụng quyền tự do dân chủ" để có cơ sở pháp lư thi hành pháp quyền mà trừng trị thị uy. Như trong vụ xử Trần Dũng Tiến, vụ xử 3 người cháu của linh mục Nguyễn Văn Lư. Ngoài ra, việc giảm nhẹ h́nh phạt c̣n được thực hiện tới một mức độ đáng kể, bằng thủ tục phúc thẩm sửa lại các phán quyết sơ thẩm như trong vụ xử bác sĩ Phạm Hồng Sơn, vụ xử 3 ngưới cháu của cha Lư và vụ xử chính cha Lư.
Thứ ba, về mặt ngoại giao, những nạn nhân của cuộc đàn áp nhân quyền đă giành được nhiều thắng lợi, đặt Hà Nội vào thế bị cáo vi phạm nhân quyền. Có thể nói dư luận chung, qua những lời buộc tội của chính phủ Mỹ, của tư nhân, của các tổ chức quốc tế ngoài chính phủ tranh đấu cho nhân quyền, nhất là của hai cơ cấu đại diện nhân dân có uy tín trên thế giới là Quốc hội của Liên Hiệp châu Âu và Hạ viện Hoa kỳ, nhà cầm quyền Hà Nội đă không c̣n thế mạnh chính trị cũng như pháp lư, để biện minh cho chính sách phi nhân quyền của ḿnh. Hà Nội bị dồn vào thế dù muốn hay không muốn cũng phải thay đổi chính sách ấy. Đó là những tiến bộ không thể không ghi nhận trên địa hạt nhân quyền ở Việt Nam trong năm vừa qua.
Nhưng trong thực tế, ng̣ai những buớc tiến này lại c̣n có những bứơc lùi. Phải nhượng bộ trong một số trường hợp nhất định như đă nêu, Hà Nội lại t́m cách có những phương cách khác để tiếp tục con đường đàn áp. Chỉ mới có sáu tháng sau mà Hà Nội đă đổi bầu không khí hoà dịu với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất thành một t́nh trạng căng thẳng tới cao độ. Hoà thượng Huyền Quang, tháng Tư được mời theo nghi lễ để thủ tướng Phan Văn Khải tiếp kiến, th́ tháng 10 đă trở thành người phạm pháp bị công an địa phương c̣ng tay bắt giữ đưa đi thẩm vấn.
Hoà thượng Quảng Độ, tháng sáu vừa được giải chế th́ tháng 10 lại bị quản chế tại gia mà không có văn thư. Thêm vào đó một số chức sắc của giáo quyền phật giáo thống nhất như Hoà Thượng Thiện Hạnh tại Huế, Thượng Toạ Tuệ Sĩ tại Sài G̣n v.v…cũng bị quản chế. tức là giáo quyền này đă được đặt trở lại vào trong cuộc bao vây mà nó đă từng là đối tượng suốt mấy thập niên qua.
Trong khi đó, những biện pháp mạnh cũng được thi hành đối với các tín đồ Tin lành ở vùng cao, và ở ngay thành phố Sài G̣n. Cuộc săn lùng có tính đàn áp diễn ra ngay cả trong khu vực nhà riêng để xét hỏi, giải tán, bắt giữ, dù chỉ v́ những hành vi cúng lễ thờ phượng.
Nói tóm lại, một bề ngoài cải thiện dưới những h́nh thức cởi mở đă được sử dụng để che đậy một bề trong đàn áp không nhân nhượng, khi có sau bất tuân đường lối nhân quyền theo tiêu chuẩn của đảng cầm quyền.
Thay đổi và không thay đổi đă tác động lẫn nhau để sau cùng rút lại, chẳng thay đổi được bao nhiêu, nghĩa là không tới mức đang được trông đợi. Đó là một cái nh́n tổng quan về nhân quyền có thể coi như khách quan ở Việt Nam trong năm Quí Mùi.. Trong t́nh huống này, cuộc tranh đấu cho nhân quyền ở Việt Nam đă mang một bộ mặt mới. Bộ mặt đó như thế nào?
Mời quư vị theo dơi tiếp trong phần hai của lọat bài của tác giả Đông Văn.
-- Con Ho Dam Tac - Nong Duc Manh (Con_Ho_Dam_Tac@hn.vnn.vn), February 04, 2004
Một năm nhân quyền ở Việt Nam: tiến hay lùi (phần II)?
Đông Văn, 2004-02-02
Phần II: Bộ mặt mới của cuộc tranh đấu nhân quyền ở Việt Nam
Nói rằng ở Việt Nam hiện nay nhân quyền, nhất là các quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do tư tưởng, tự do lập hội v.v…đang bị hạn chế một cách tối đa, là dựa vào các tiêu chí của luật quốc tế về nhân quyền mà xét. Những hành động nào vượt qua ranh gíơi những hạn chế đó đều bị chính quyền trừng trị không nhân nhượng.
Dĩ nhiên nhà cầm quyền Việt Nam đă đưa ra những tiêu chí riêng của ḿnh để bác bỏ những lời chỉ trích đến từ khắp phía, rằng nhân quyền ở Việt Nam đang bị vi phạm liên tục và có hệ thống. Trong thực tế, khó mà phủ nhận một hiện trạng xă hội Việt Nam trong đó người dân không được hành sử những nhân quyền được công nhận trên nguyên tắc. Nhưng để phản ánh cho đúng thực trạng này hầu t́m cách cải tiến nó, thiết tưởng nên đứng về cả hai phía chính quyền và người dân mà phân tích các tranh chấp.
Chính quyền Hà Nội quả thật đang tiếp tục theo đuổi chính sách cứng rắn để giữ vững trật tự chính trị trong đó chỉ có một đường lối cai trị độc nhất về mọi mặt, là đường lối của đảng cầm quyền. Đường lối này không phải chỉ được đề ra cho ngắn hạn mà c̣n được trù liệu cho dài hạn, cả trong tương lai xa. Do vậy mà, một mặt, đă có những biện pháp đàn áp của chính quyền để ngăn ngừa mọi hành động không tuân phục trật tự đó, và mặt khác, về phía người dân, đă có những cuộc tranh đấu trực diện với chính quyền, để đ̣i nhân quyền.
Trong môi trường quốc tế mà Hà Nội bắt buộc phải hội nhập để sống c̣n, sự đàn áp không thể trở nên quá đáng. Vậy th́ đàn áp vừa là chỉ dấu của sức mạnh nhất thời của chính quyền Hà Nội đồng thời cũng để lộ thế yếu của chính quyền ấy. Trước mắt,đương nhiên chính quyền c̣n nắm được ưu thế nhưng chỉ là một ưu thế tương đối và nhất thời. Một khi sự đàn áp của lực lượng thống trị không thể đẩy xa tới mức độ khốc liệt, đồng nghĩa với tiêu diệt, th́ lực lượng chống đối có hy vọng và được khuyến khích tiếp tục cuộc đối đầu. Huống chi lực lượng đối lập này đă đo lường trước được khả năng đàn áp của chính quyền. Những ǵ đă xảy ra trên địa hạt nhân quyền ở Việt Nam trong năm Quí Mùi đă minh chứng điều này.
Thật vậy, những phần tử ly khai trong ḷng chế độ đang tự nâng cấp lên thành một thực thể đối lập chính trị. Cuộc phản kháng lẻ tẻ trong quá khứ đang bắt đầu biến thể thành một h́nh thức tranh đấu nhân quyền mở rộng sang lĩnh vực chính trị mà động cơ thúc đẩy là một ư thức mà thuật ngữ luật pháp quốc tế gọi là bất tuân về dân sự .
Theo một tác phẩm của hai đồng tác giả David Beetham và Kevin Boyle dưới tựa đầ "Dân chủ, hỏi và đáp" do Unesco xuất bản năm 1995, bất tuân dân sự là một hành động phản kháng, khác với vi phạm h́nh sự ở nơi nó mang tính cách công khai phô diễn trước công chúng v́ mục tiêu chính trị, thách thức pháp luật của nhà cầm quyền bằng thái độ sẵn sàng chấp nhận trước mọi h́nh phạt của toà án, dù là tù đày. Nói cách khác, đó là một hành động có tính toán công khai nhằm phủ nhận sự chính thống của nhà cầm quyền.
Những tiếng nói nhân sĩ, trí thức ly khai quen thuộc ở trong ḷng chế độ như Hoàng Minh Chính, Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Đan Quế, Trần Dũng Tiến, Cao Hồng Lĩnh, Hoàng Tiến, Hà Sĩ Phu, v.v…đă tận dụng mọi cơ hội để phê phán việc làm sai trái không thể châp nhận được của chính quyền; và họ đều đứng trên cơ sở hai thứ pháp luật, loại pháp luật lư tưởng của thời đại dân chủ tự do, và loại pháp luật thực định của chế độ đương hành.
Song hành với những biểu tượng cao tuổi này c̣n có nhiều phần tử thanh niên trí thức, mới xuất hiện, như Lê Chí Quang, Nguyễn Khắc Toàn, Nguyễn Vũ B́nh, Phạm Hồng Sơn, cũng đều tranh đấu đ̣i tự do, dân chủ, công bằng xă hội, bất chấp tù đày.
Tất cả những nhân vật này không xử sự như những anh hùng liệt sĩ thời xưa, mà chỉ như những người bất tuân dân sự b́nh thường. Họ đặt chính quyền vào một t́nh thế tiến thoái lưỡng nan. Không đàn áp th́ trật tự chính trị của đảng cầm quyền bị đe doạ, đàn áp th́ giúp cho lực lượng đối lập ngày càng trưởng thành về mặt chính trị. T́nh trạng giằng co này có thể sẽ c̣n kéo dài mà cũng có thể sẽ dẫn đến những đổi thay đột ngột không lường trước được như ở Ấn Độ ngày xưa, như ở Nam Tư cũ, ở Trung Á ngày nay.
Cho đến Tết Giáp Thân, nhà cầm quyền Hà Nội vẫn muốn chứng tỏ cho dư luận trong và ngoài nước thấy rằng họ vẫn làm chủ t́nh thế. V́ vậy Hà Nội vẫn không đả động ǵ tới làn sóng ngầm đối lập đang tác động dưới đáy tầng xă hội. Hà Nội chỉ muốn đón nhận đối lập một cách tượng trưng và vô hại, bằng thủ đoạn tiếp thu những phần tử đă tùng phục trước uy quyền của họ, như trường hợp người cựu lănh đao Việt Nam Cộng Hoà Nguyễn Cao Kỳ.
Bộ mặt mới của cuộc tranh đấu nhân quyền ở Việt Nam vừa xụât hiện sau gần 30 năm Hà Nội nắm trọn quyền trong cả nước. Cuộc tranh đấu này sẽ kết thúc ra sao, hoàn toàn đúng như tiến tŕnh đảng cầm quyền đă dự liệu hay đi vào những ngả rẽ mà đảng này không thể hay không muốn biết trước?
Lịch sử, nói chung, thường không vận chuyển theo đường thẳng mà theo những khúc quanh bất ngờ./
-- Con Ho Dam Tac - Nong Duc Manh (Con_Ho_Dam_Tac@hn.vnn.vn), February 04, 2004.
Sao may cai bon nay lai dat ra nhung cau chuyen leu lao hoang duong nhu vay ba con nhi? Tao cung chiu bon may roi do.
-- dit toet cai lunoi lao (shiva_meo@yahoo.com), February 10, 2004.