Linh mục Nguyễn Văn Lư vừa thắng Kiện.greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread |
Bản Tin của Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam
ở Thụy Sĩ
- Linh mục Nguyễn Văn Lư vừa thắng Kiện.
- CSVN c̣n biệt-giam Vị Tu-Sĩ Dáng Kính đến bao lâu nữa?
Thật vậy, sau khi thất bại trong toan tính vô-hiệu-hóa Đơn Kiện của Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam, chính phủ Việt cộng phải chuẩn bị cho sự phóng thích tù nhân Nguyễn Văn Lư, trước thời hạn của bản án tù bất công và phi pháp. Chưa bao giờ được công khai nói đến, vụ kiện kéo dài gần hai năm trời tại trụ sở Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc ở Genève, Thụy Sĩ. vừa kết thúc.
Nay đă tới lúc Liên Hội cho phổ biến tài liệu "Quan Điểm của Ban Hành Động Chống Giam Cầm Độc Đoán do Ủy Hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc ủy nhiệm đối với trường hợp linh mục Nguyễn Văn Lư như tŕnh bày trong Đơn Kiện của Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ".
Đây mới là bản dịch Việt ngữ. V́ lư do trở ngại kỹ thuật, toàn văn bản Anh ngữ sẽ được đăng trong Bản Tin tới.
Công cuộc Vận động để Bênh vực linh mục Nguyễn Văn Lư
Ngay sau khi Việt cộng bắt giam vị linh mục quản xứ An Truyền, Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ đă báo động công luận.
Trong hai ngày 19 và 20 tháng 5 năm 2001, từ Genève, một bản tin với tựa đề: "Nguyễn Văn Lư, cha Popieluszco Việt Nam đă bị bắt", kèm theo hồ sơ, tiểu sử và h́nh ảnh của cha Nguyễn Văn Lư đă được phổ biến đến các giới truyền thông, hăng thông tấn Thụy Sĩ và quốc tế. Đồng thời, bằng đường viễn liên, Liên Hội thỉnh cầu sự can thiệp của bà Mary Robinson, Cao ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc; bà Nicole Fontaine, Chủ tịch Quốc Hội Âu Châu; ông Joseph Deiss, Tổng trưởng Ngoại giao, ông Walter Frey và ông Bruno Frick, Chủ tịch Ủy ban Chính sách đối ngoại của Hạ viện và Thượng viện Liên bang Thụy Sĩ. Qua ngày 12 tháng 6 năm 2001, Liên Hội lại viết thư đến những vị trên đây để đưa tin thêm về vụ Việt cộng ban hành lệnh quản chế ḥa thượng Thích Quảng Độ, khủng bố tinh thần đồng bào và tăng ni Phật tử, cô lập một số chùa và nhà thờ để ngăn chận ḥa thượng Thích Quảng Độ đi Quảng Ngăi rước Ḥa thượng Thích Huyền Quang về thành phố để trị bệnh. Liên Hội nêu rơ chính sách hà khắc của Việt cộng đối với tôn giáo, chà đạp quyền tự do phát biểu, tư tưởng và tín ngưỡng. Tất cả các Giáo hội đều bị ngược đăi và trấn áp, không phân biệt Phật giáo hay Thiên chúa giáo. Trong những trại tù khổ sai tập trung, c̣n rất đông tù nhân chính trị, ngôn luận và lương tâm. Liên Hội không quên nhắc lại vụ Việt cộng bắt giữ trái phép và trục xuất các ông Lars Rise, dân biểu Na Uy, ông Olivier Dupuis, dân biểu Bỉ (Quốc Hội Âu Châu) cùng người phụ tá, ông Martin Schulthes, công dân Đức.
Tin linh mục Nguyễn Văn Lư bị Việt cộng bạo hành và bắt giữ lúc sửa soạn làm lễ buổi sáng ngày 17 tháng 5 năm 2001 được phản ảnh nổi bật trên báo Thụy Sĩ.
Công cuộc vận động của Liên Hội cũng được những những nhân vật Thụy Sĩ và quốc tế quan tâm đặc biệt.
Đáp lời thỉnh cầu của Liên Hội, đầu tháng 7 năm 2001, bà Chủ tịch Nicole Fontaine gởi công hàm đến nhà cầm quyền Hà nội.
Đồng thời, các dân biểu Quốc Hội Âu Châu thông qua một Quyết Nghị lên án Việt cộng bất bao dung tôn giáo, giam giữ trái phép linh mục Nguyễn Văn Lư, đàn áp tu sĩ và tín đồ của các giáo hội Cao Đài, Phật Giáo Ḥa Hảo, Phật Giáo Việt Nam Thống Nhứt, Tin Lành, Công Giáo, bức hiếp thô bạo và cấm đoán tự do tín ngưỡng đồng bào sắc tộc thiểu số cùng chiếm đoạt đất đai của họ. Trở lại Thụy Sĩ, điều trần trước phiên họp của Ủy ban Chính sách Đối ngoại Quốc Hội, ông Tổng trưởng Ngoại giao cho biết chi tiết về những sự can thiệp của chính phủ Thụy Sĩ, trong đó có những chỉ thị gởi cho Đại sứ Thụy Sĩ ở Hà Nội.
Đơn của Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam kiện chính phủ Việt cộng
Bà Mary Robinson nổi tiếng với biệt danh "tiếng nói của nạn nhân vi phạm nhân quyền trên thế giới". Và bà xứng đáng làm người phát ngôn tinh thần của họ, qua vụ kiện Việt cộng giam cầm độc đoán linh mục Nguyễn Văn Lư.
Mặc dù rất bận việc, bà Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đă đáp ứng tích cực lời thỉnh cầu của Liên Hội sau khi Liên Hội chuyển đến bà, để bổ túc hồ sơ, bản Quyết Nghị về Việt Nam do Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại đề xướng và được Hội Nghị Đại Biểu Văn Bút Quốc Tế (P.E.N. International) họp ở Luân Đôn cuối tháng 11 năm 2001 thông qua.
Nhắc lại, lần đầu tiên Hiệp Hội Nhà Văn Thế Giới công nhận nhà viết tiểu luận Nguyễn Văn Lư là hội viên danh dự và yêu sách trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho văn hữu linh mục, cùng với nhiều tù nhân ngôn luận và lương tâm Việt Nam khác.
Ngày 20 tháng 12 năm 2001, Ban Hành Động Chống Giam Cầm Độc Đoán do Ủy Hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc ủy nhiệm đă liên lạc với Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam để tham khảo ư kiến.
Ngày 25 tháng giêng năm 2002, Liên Hội chính thức nộp Đơn Kiện chính phủ Việt cộng.
Trong ṿng hơn một năm trời, Hồ Sơ của Tù nhân Nguyễn Văn Lư được bổ sung nhiều lần, kèm theo tin tức mới nhứt liên quan đến t́nh trạng Việt cộng gia tăng đàn áp những người tranh đấu cho Tự do Dân chủ ở Việt Nam.
Ngày 1 tháng 9 năm 2003, Ngô Quang Xuân, đại sứ Việt cộng bên cạnh trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Genève, gởi một văn thư giải đáp đến ông Louis Joinet, Báo Cáo Viên đặc nhiệm kiêm Chủ tịch Ban Hành Động Chống Giam Cầm Độc Đoán. Đại diện chế độ Hà Nội tiếp tục dùng thứ ngôn ngữ thời đại Staline để phản bác những điều cáo buộc ghi trong Đơn Kiện của Liên Hội, như Việt cộng đă "bắt giữ trái phép", "xử án thiếu công minh", "trái với tinh thần điều 19 của Tuyên Ngôn Toàn Thế Giới về Nhân Quyền và điều 19 của Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị", v.v.
Ngày 7 tháng 10 năm 2003, Ban Hành Động Chống Giam Cầm Độc Đoán mời Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam nhận xét và phê phán về nội dung văn thư giải đáp của Việt cộng. Điều ấy đă được làm bằng văn thư của Liên Hội đề ngày 26 tháng 10 năm 2003.
Ngày 27 tháng 11 năm 2003, trong khóa họp thứ 38 (từ 19 đến 28 tháng 11 năm 2003), Ban Hành Động Chống Giam Cầm Độc Đoán đă thông qua Bản Quan Điểm diễn đạt Nhận Định của Ban này về vụ linh mục Nguyễn Văn Lư bị Việt cộng bắt giữ trái phép và phạt tù trong một phiên ṭa thiếu công minh, không phù hợp với những điều ghi trong Hiến Ước Thế Giới và Quốc Tế mà Việt cộng có bổn phận tuân thủ.
Ngày 15 tháng giêng năm 2004, Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam được thông báo chính thức về Quan Điểm của Ban Hành Động Chống Giam Cầm Độc Đoán, mà bản dịch Việt ngữ được đăng dưới đây.
Đôi lời tri ân: Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam đặc biệt cảm tạ bà Ngô Thị Hiền, chủ tịch Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam (CRFV) và nhà thơ Nghiêu Minh, hội viên Trung tâm Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại đă cung cấp tài liệu, nguồn tin xác thực và đóng góp ư kiến hữu ích trong vụ Kiện để bênh vực linh mục Nguyễn Văn Lư trước diễn đàn của tổ chức Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.
Genève ngày 14 tháng 2 năm 2004
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ligue Viêtnamienne des Droits de l'Homme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland
-- Con Ho Dam Tac - Nong Duc Manh (Con_Ho_Dam_Tac@hn.vnn.vn), February 16, 2004
Nay anh gia toc bac kinh can loi trong quan sut that lung ma van hang hai danh CS bang vo mom tren forum kia. Hoi xua ong lam den cai co gi trong QLVNCH vay? Chac cung co "dai ta" hay "tuong dai" phai khong? Sao ma trong ong gay com om yeu kho so qua vay, may anh em toi nhin thay ong ma thay mac cuoi qua!
-- Trai Viet Thoi Nay (traiviet@hotcom.mail), February 16, 2004.
Anh Nong Duc Manh ơi! Anh chỉ mới "đánh vơ mồm" (như thằng vc con Traiviet mếu máo) mà đài VTV4 "thân thương" của nó đă bị dẹp bỏ rồi. Anh yên chí, tôi có đủ khả năng t́m ra thằng con nít này nếu nó ... tức quá đâm liều làm bậy; cái thứ này đến 99% là khách hàng của Centrelink Marrickville mà!
-- Hồ Chính Mi (dumehochiminh@yahoo.co.uk), February 16, 2004.
Gởi anh Hồ Chính Mi, tôi có coi cái IP address của nó, bắt từ 203. như không hiểu tại sao nó biết quá nhiều về những tên của địa phương và chuyện đời sống ở Úc. Tôi nghĩ là nó đang ở Marrickville chớ ǵ. Tôi sống ở đây cũng hơn năm rồi mà tôi chưa có đặc chân tới cái khu này, v́ nghe nói toàn là người bắc ở Hải Pḥng, trong nhà họ c̣n treo cờ máu và thờ cáo già hồ nửa. Thật t́nh không hiểu họ c̣n lưu liếng với cs th́ tại sao không ở với cs mà là ở Úc. Chắc có lẻ họ muốn phá hoại cộng đồng người Việt ở Úc chớ ǵ. Tôi và anh Kẻ Sỉ Bắc Hà làm cho tụi nó nóng máu lên rồi, luôn cả ông già trời đánh Người Cao Niên nửa. TBT
-- Con Ho Dam Tac - Nong Duc Manh (Con_Ho_Dam_Tac@hn.vnn.vn), February 16, 2004.
Kính gởi đ/c TBT (tổng bí thư) (hehehe!)Tụi nó "nổ cho banh xác" vậy thôi chớ biết cái búa ǵ? Thằng TraiVietThoiNay c̣n nổ với tôi là tụi nó "toàn là PhD, đang giảng dạy ...". Tôi đă nói với nó là "PhD ở Úc này hoá ra dễ kiếm thiệt, vô Centrelink cũng có.
Cứ tiếp tục đi các anh! Việc làm của anh + KeSiBacHa có tác dụng lắm, nếu không th́ tại sao tụi nó nổi điên lên đến như vậy?
Kính chào anh!
-- Hồ Chính Mi (dumehochiminh@yahoo.co.uk), February 16, 2004.