Để trả lại hy vọng và sự sống cho tuổi trẻgreenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread |
Để trả lại hy vọng và sự sống cho tuổi trẻ
http://www.danguyen.org, Thông Luận
Năm 2004 sẽ là năm của một cuộc chạm trán quyết liệt giữa một bên là phong trào dân chủ vừa chứng tỏ một khí thế mới từ năm 2002 và bên kia là chính quyền cộng sản mà chính sách đàn áp đă được biểu lộ rơ rệt trong năm 2003. Cuộc đụng độ này là kết quả tự nhiên của một giai đoạn hậu cộng sản không viễn kiến từ hơn 15 năm qua.
Chủ nghĩa cộng sản có thể coi như đă bị xóa bỏ trên nguyên tắc và thời đại hậu cộng sản đă bắt đầu từ năm 1987 với chính sách gọi là "đổi mới", trong đó quyền tư hữu và quyền tư doanh được nh́n nhận. Tuy vậy chế độ cộng sản vẫn chưa chết hẳn. Nếu cứu cánh xây dựng thiên đường cộng sản không c̣n nữa th́ cái phương tiện của nó là nhà nước độc tài toàn trị vẫn c̣n được duy tŕ.
Chế độ hiện nay tại Việt Nam về thực chất chỉ là một chế độ tư bản, nhưng là một chế độ tư bản bệnh hoạn, không có cạnh tranh và luật pháp đúng nghĩa, không có đối lập chính trị, báo chí độc lập và kiểm soát của dư luận, không có tự do và nhân quyền. Nói chung đó chỉ là mô h́nh đă từng thấy tại châu Mỹ La Tinh. Nếu trong nhất thời chính sách "đổi mới" đă có tác dụng cải thiện một cách đáng kể đời sống vật chất của dân chúng, sau cùng nó cũng đă dẫn đến những hậu quả tự nhiên của các chế độ độc tài tùy tiện : tham nhũng, mafia ; tài nguyên và tiềm năng của đất nước nằm trong tay một thiểu số rất nhỏ ; chính quyền chỉ là công cụ để bảo vệ những đặc quyền đặc lợi của thiểu số này. Trong một đất nước mà tất cả đều có thể mua được th́ quyền lực thực sự nằm trong tay những kẻ có tiền, và những kẻ này dĩ nhiên từ chối thay đổi một hiện trạng đang có lợi cho họ.
Phong trào dân chủ trong nước cho tới một ngày gần đây chủ yếu gồm những người thất vọng với chính sách đổi mới. Nhiều người vào những năm 1987-1988 đă tin là có đổi mới thực sự và muốn đóng góp cho đổi mới. Khi cánh cửa khép lại, đa số đă đi vào nền nếp trở lại, nhưng nhiều người đă không chấp nhận để nó khép lại. Phong trào dân chủ đă được nuôi dưỡng bởi những thành phần kiên tŕ và có bản lănh. Nó đă lấy phẩm bù lại cho lượng và nó đă tiếp tục tiến tới. Một tư tưởng chính trị và một dự án chính trị cho Việt Nam đă dần dần h́nh thành, các ư niệm tự do, dân chủ, đa nguyên, ngày càng có nội dung và đi vào xă hội, liên lạc giữa những người dân chủ trong và ngoài nước ngày càng gắn bó. Các cố gắng bền bỉ đă đem lại kết quả.
Đầu năm 2001 bắt đầu có những người trẻ nhập cuộc; phong trào dân chủ sau một vài năm đắn đo đă tiến lên một bước quyết định, bắt đầu đấu tranh có phối hợp và có tổ chức : Hội Chống Tham Nhũng, rồi Nhóm Dân Chủ ra đời. Phong trào dân chủ c̣n gặp một thời cơ rất thuận lợi bởi v́ chế độ cộng sản đă bước vào giai đoạn phân hóa trầm trọng, các vụ tham nhũng khổng lồ ào ạt được phơi bày, chính quyền bối rối và ứng xử một cách thô vụng, v.v, tất cả những sự kiện tiêu cực đó càng khiến yêu cầu dân chủ hóa trở thành cần thiết và cấp bách. Nếu không bị ngăn chặn chắc chắn phong trào dân chủ sẽ phát triển rất nhanh chóng và vượt tầm kiểm soát của chế độ.
Chính quyền cộng sản bắt buộc phải đàn áp. Nó không có chọn lựa nào khác. Nó không c̣n quyền quyết định. Nó không c̣n là một chính quyền đúng nghĩa mà chỉ c̣n là thụ ủy của một đám tài phiệt nhất định bảo vệ đặc quyền đặc lợi bằng mọi giá. Mặt khác, những người dân chủ cũng không thể lùi trừ khi phủ nhận những cố gắng và hy sinh từ trước đến nay. Cuộc đụng độ này không tránh khỏi.
Trước mắt, phe dân chủ đă chịu thiệt hại, bốn người dân chủ trẻ đă bị bắt, hai người đă bị xử những bản án rất nặng, hai người khác sắp phải ra ṭa. Hai nhân vật chính của Nhóm Dân Chủ là Phạm Quế Dương và Trần Khuê đă bị bắt, toàn bộ Nhóm Dân Chủ có thể cũng sắp bị bắt và giải ṭa. Nhưng cái ảo tưởng đàn áp được lực lượng dân chủ thật là ngây ngô. Một vụ bắt người và xử án thô bạo không chấm dứt sau hành động thô bạo, mà chỉ thực sự bắt đầu từ đó. Mọi cố gắng và sáng kiến sẽ tập trung tạo áp lực buộc Hà Nội phải trả tự do cho những người dân chủ này. Các áp lực từ nhân dân Việt Nam cũng như từ thế giới sẽ tăng lên chứ không giảm đi với thời gian và càng nhiều bản án bao nhiêu th́ càng nhiều áp lực bấy nhiêu. Ở trong tù, trọng lượng của những Lê Chí Quang, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ B́nh, Nguyễn Khắc Toàn, Phạm Quế Dương, Trần Khuê c̣n lớn và sẽ c̣n đóng góp cho cuộc vận động dân chủ đắc lực hơn là ở ngoài đời. Chế độ cộng sản sẽ sa lầy và phải nhượng bộ, nhưng nhượng bộ lần này cũng tương đương với đầu hàng và chấp nhận để cho phong trào dân chủ phát triển và cuốn theo chế độ.
Không thể khác. Dân chủ càng ngày càng trở thành một giá trị áp đảo, các nước độc tài c̣n lại ngày càng ít, càng bị cô lập và kết án. Thế giới cũng ngày càng hiểu rằng ḥa b́nh và phát triển đồng nghĩa với dân chủ và nhân quyền.
Và quan trọng không kém, chế độ này, cái xác chết đă lâu nhưng chưa chôn của chủ nghĩa cộng sản, sẽ ngày một ruỗng nát. Mùi hôi thối của nó sẽ trở thành không chịu đựng nổi cho ngay cả những người trong nội bộ đảng và nhà nước. Sự sụp đổ của chế độ có thể đến ngay từ bên trong.
Việt Nam đă mất quá nhiều th́ giờ với giai đoạn hậu cộng sản bệnh hoạn này. Không thể chờ đợi lâu hơn nữa. Tuổi trẻ Việt Nam đă tuyệt vọng và đang chạy trốn trong rượu chè hay tự hủy trong ma túy. Dân chủ phải đến thật sớm để trả lại cho họ hy vọng và sự sống.
-- Con cua cu Ho - Nong Duc Manh (Con_cua_cu_Ho@hn.vnn.vn), March 07, 2004