Bon phan dong mo mat ra xem xa hoi Viet nam ngay cang phat triengreenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread |
Xã hội Việt Nam ngày càng đồi truỵ: Bùng nổ các dịch vụ cung cấp phim sex Việt NamNgười dân ở TP HCM hiện nay có thể mua phim sex dễ dàng như mua tờ báo, bao thuốc lá hay viên thuốc tây. Thậm chí, họ không cần ra khỏi nhà cũng có người sẵn sàng mang đến nếu có nhu cầu.
Thị trường băng đĩa “đen” nóng lên sau vụ “hai sinh viên Hải Phòng” và hàng loạt phim sex "made in Vietnam'' được tung ra. Kéo theo đó xuất hiện nhan nhản những đội quân bán hàng di động trên các cây cầu trong thành phố.
Tại cầu Nguyễn Hữu Cảnh (phường 22, quận Bình Thạnh) từ 11h đến 14h, một thanh niên, trên tay cầm những chiếc đĩa với hình bìa là các cô gái "nuy" 100%, đưa qua đưa lại chào mời khách đi đường. Tuy trên tay chỉ cầm vài chiếc để tiếp thị, nhưng nếu khách yêu cầu lựa chọn, anh ta liền đảo mắt quan sát rồi đi đến phía dưới gầm cầu cách đó khoảng vài bước chân, lôi lên một bọc nylon đựng vài chục bộ đĩa sex đưa cho khách.
Trên cầu Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh), từ khoảng 12h đến tận đêm luôn túc trực một đội quân bán phim sex trên dưới 10 người. Thấy người đi đường nào tấp vào, chạy xe chậm chậm họ lập tức xúm lại tiếp thị. Mỗi người giấu một lượng lớn đĩa sex quanh người và nhanh nhẹn móc ra khi khách có yêu cầu. Đa số những người bán ở đây nghiện thuốc phiện. Có người tay chân lở loét, bước đi nặng nề.
Chợ phim sex “nóng” nhất thành phố hiện nay là khu vực Lăng Ông Bà Chiểu. Theo những người chuyên sưu tầm băng đĩa "đen", sau khi khu Huỳnh Thúc Kháng bị cơ quan chức năng truy quét, những tay bán lẻ di tản về đây. Xung quanh Lăng (đường Đinh Tiên Hoàng và đường Bạch Đằng - Bình Thạnh), hằng ngày có khá nhiều phụ nữ bán băng đĩa "đen" công khai. Trong số khách đến mua, có thể thấy những cô cậu học sinh mặc đồng phục ghi bản hiệu trường lớp rõ ràng.
Chợ phim sex này cung cấp cho khách hàng tất cả các loại đĩa được in sang dưới dạng băng video, VCD, DVD, từ sex “nhẹ” đến “nặng”, với các loại “diễn viên” từ tây đến ta. Một cô gái trẻ tên Hương bán tại đây cho biết: “Thời gian gần đây thì phim nước ngoài hầu như không chạy. Hút hàng nhất là những bộ Việt Nam. Một ngày tiêu thụ vài chục bộ là chuyện thường. Cứ 10 người tấp vào thì hết 10 người hỏi mua sex VN, còn phim nước ngoài chỉ là mua thêm thôi”.
Tại những điểm bán phim sex trên, giá một chiếc VCD là 15.000-25.000 đồng; DVD giá 100.000-170.000 đồng. Người bán cũng đưa ra một hình thức kinh doanh rất “thoáng” là nếu khách mua về có vấn đề kỹ thuật như đĩa mở không được, mở được hình nhưng không có tiếng, hoặc ngược lại thì có thể đổi lại. Hơn nữa, “chiêu độc” ở những nơi đây là khách mua xong, về xem chán thì ra đổi lại cái khác mà chỉ phải bù thêm 5.000 đồng. Chính vì thế mà một nhóm nam sinh viên Đại học Tôn Đức Thắng khoe là họ có một ổ đĩa cứng chứa hơn 20 phim sex các loại, toàn phim “nóng”. Nguồn của họ chính là từ những khu vực này.
Trong những ngày gần đây những người thích “rửa mắt” bằng… “nước bẩn” này còn rỉ tai nhau cùng đến một số điểm bán cố định mà bên ngoài trông rất “trong sáng” để mua bán, trao đổi phim sex. Tiệm hớt tóc T trên đường Nguyễn Phi Khanh, quận 1, là một ví dụ. Ở đây, dù chỉ có 3 chiếc ghế và dụng cụ hớt tóc sơ sài nhưng khách (có nhiều người ăn mặc rất lịch sự) vẫn ra vào nườm nượp. Họ chạy xe đến, mở cốp lấy ra những chiếc đĩa trao cho người thanh niên, lập tức được nhận lại những chiếc đĩa khác và bỏ vào cốp xe, đóng lại rồi chạy đi. Nhiều lúc những cuộc mua bán, trao đổi như vậy diễn ra ngay trước cửa tiệm. Theo lời người thợ hớt tóc kiêm luôn bán phim sex thì anh ta chuyển qua kinh doanh "hàng đen" được một tháng nay, do kiếm được nhiều tiền hơn việc phải đứng hớt tóc suốt ngày mà chỉ được có vài chục nghìn. Anh cho biết, một đĩa phim lấy “gốc” giá 10.000 đồng, bán ra 20.000 đồng. Một ngày cả bán và trao đổi không dưới 20 bộ. Đĩa được lấy tại khu vực Lăng Ông Bà Chiểu về bán". Phim bán chạy nhất là “Sinh viên Hải Phòng”, “Cà phê Thanh Đa”, “Cave Việt Nam”…
Điểm đặc biệt của loại hình kinh doanh phim sex hiện nay tại TP HCM là phục vụ tận nhà. Một số đối tượng chuyên đi bỏ mối, bán phim sex tận cửa cho những ai có nhu cầu mà lại không dám đến các khu vực chợ trời nêu trên để mua, vì sợ người quen bắt gặp. Tại khu Huỳnh Thúc Kháng có một người phụ nữ tên Tâm thường tiếp thị với khách là sẽ giao tận nhà khi khách có nhu cầu. "Chỉ cần điện thoại cho em là được anh ạ", Tâm nói. Hay tại những quán cà phê nằm trong khu Thị Nghè (phường 19, quận Bình Thạnh) thường có một thanh niên nói giọng miền Bắc, trong cốp chiếc Spacy Trung Quốc của anh ta luôn có vài chục đĩa sex để đi bỏ mối cho những nơi có nhu cầu.
Trần Đình
-- cong san vo dich (congsanmuonnam@hotmail.com), April 18, 2004
Học sinh bỏ học đi lượm bom mìn chưa nổHôm thứ Năm, một viên chức Việt Nam cho biết một số học sinh thấy giá sắt vụn tăng đã bỏ học để đi lượm bom mìn chưa nổ gần khu phi quân sự cũ.
Phó giám đốc Sở Giáo Dục huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị cho biết từ hồi đầu tháng 3, 24 học sinh tuổi từ 11 đến 15 ở trường cấp 2 Cam Tuyền đã bỏ học để suốt ngày đi kiếm bom mìn chưa nổ.
Các học sinh này phần lớn thuộc gia đình nghèo, đã bắt đầu đi tìm sắt vụn ở các vùng đồi núi gần đó là nơi mìn và đạn chưa nổ còn nằm rải rác gần 30 năm sau khi chiến tranh kết thúc.
Những người đi lượm mìn thường đụng phải ngòi nổ và hàng năm có mấy chục người chết hay bị thương tật.
Viên chức vừa kể cho biết nhà chức trách quận đã gửi đại diện uỷ ban nhân dân và sở giáo dục đến gia đình các học sinh để kêu gọi phụ huynh bắt con em đi học lại.
Cũng theo viên chức này thì tính đến nay, đã có 6 em trở lại lớp học, và nhà chức trách huyện đang cứu xét việc trợ cấp cho các gia đình.
-- cong san vo dich (congsanmuonnam@hotmail.com), April 18, 2004.
Sau khi bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, nước Đức thống nhất, hàng chục ngàn người Việt nằm trong diện qua Đức làm công nhân trong khuôn khổ các hiệp định về hợp tác lao động giữa nhà nước Việt Nam và nhà nước Cộng Hòa Dân Chủ Đức (Đông Đức cộng sản) xao xác như bầy chim mất tổ. Vài năm sau, cộng đồng người Việt đã tìm mọi cách để thích ứng trong môi trường mới theo luật của nhà nước Cộng Hòa Liên Bang Đức, trong đó có biện pháp hợp thức quyền cư trú của mình theo quy chế tỵ nạn chính trị.Tuy nhiên, rất ítù người Việt có đủ các điều kiện để được nhà nước Đức chấp nhận cấp quy chế tỵ nạn. Theo luật, những người nộp đơn xin tỵ nạn thì được nhà nước Đức bảo hộ nơi ăn ở và những nhu cầu an sinh xã hội thiết yếu. Tận dụng cách cư xử nhân đạo này, không những người Việt lao động từ trước ở lại Đức mà những dòng người khác từ Việt Nam vẫn tiép tục tràn qua Đức theo đường biên giới phía Đông (giáp Czech, Slovakia và Ba Lan). Về nguyên tắc, những người xin tỵ nạn nếu bị từ chối sẽ bị trả lại về Việt Nam. Trong thực tế không hoàn toàn đơn giản.
Để tiếp nhận trở lại những người này, Việt Nam đòi hỏi phải xác minh lý lịch người đó. Tất cả khó khăn cho vấn đề nằm ở phía Việt Nam. Hiệp định nhận lại người Việt bị từ chối quyền tị nạn giữa CHLB Đức và Việt Nam đã được ký kết vào năm 1995, qua đó những người bị từ chối quyền tị nạn sẽ bị trả về một cách nhanh chóng hơn. Mặc dầu được phía Đức cấp một khoản trợ cấp tài chính cho việc thực hiện trục xuất và cho người bị trục xuất, song trong thực tế phía Việt Nam không hề hào hứng làm việc này, nếu không nói là cố tình gây khó bằng nhiều cách, không chỉ đối với nhà nước Đức mà ngay cả đối với đồng bào của mình. Đây là một vấn nạn nói chung đối với một số nước Đông Âu có người Việt Nam sống không có giấp phép cư trú hợp pháp. Thế nhưng, nghịch lý ở chỗ là, nếu những ai bị từ chối quyền tị nạn mà chịu chi tiền (theo một khung giá nhất định bất thành văn) cho công an điều tra thì sẽ nhận được một loại giấy tờ mà qua đó có thể được triển hạn việc trục xuất (không có nghĩa là được cộng nhận tị nạn) một thời gian; nếu không chịu chi tiền thì lẽ đương nhiên là “lãnh đủ”.
Ngày 29.09.2003 đài truyền hình số 1 ARD của Đức đã chiếu một đoạn phim tài liệu phóng sự nói về việc công an nhà nước Việt Nam thuộc Cục xuất nhập cảnh (A18) được gởi qua Đức để xác minh lý lịch của người VN đang nằm trong diện bị từ chối đơn xin tị nạn và đang chờ ngày trả về nước.
Hiện nay có khoảng 40000 người Việt Nam thuộc diện không được công nhận tị nạn và đang chờ trục xuất về lại VN. Số người này là một "món hàng" béo bở cho những người công an đặc phái khai thác, áp lực tống tiền.
Phóng viên Tom Neuman có phỏng vấn anh Vũ hữu Chiến, 37 tuổi đang nằm trong tình trạng chờ trục xuất nêu trên. Ở Đức anh Chiến là người từng tham gia vào những công tác đấu tranh cho tự do dân chủ và nhân quyền cho VN, đang lo sợ khị bị trục xuất về VN. Anh cho hay: - Tôi sống ở nước Đức này là một nước tôn trọng nhân quyền, tôi đã quen nêu lên quan điểm chính trị của mình, làm sao tôi có thể yên thân được với họ một khi tôi bị trục xuất trờ về VN.
Anh Chiến cho hay anh đã nhận được giấy mời của công an A18 đến để xác minh lý lịch vào ngày 10/9/03. Nhưng vào ngày 9/9/03 anh nhận được một cú điện thoại của một người quen nói rằng nếu anh không muốn trở về VN thì gọi tới một số điện thoại để hẹn gặp và giá phải trả nhất định là 1500 Euro. Sau khi nộp đủ, hồ sơ của anh Chiến sẽ được hủy bỏ. “ Và tôi thì không muốn trở về VN nên đồng ý cuộc hẹn” - lời anh Chiến.
Khi một người bằng lòng trả số tiền 1500Euro thì phía VN thông báo rằng không xác minh được lý lịch đối tượng vì không rõ ràng và như thế phía Đức không hoặc chưa thể trục xuất được. Phóng viên đã bí mật quay lại những hình ảnh gặp gỡ, điều đình giửa anh Chiến và công an A18. Điểm hẹn là một quán caffe. Đầu tiên anh Chiến gặp một người đàn ông, sau một hồi trao đổi thì có thêm một người đàn ông khác tới.
Trong vòng nửa tiếng đồng hồ điều đình xoay quanh việc nếu anh Chiến đồng ý trả 5000 Euro thì anh Chiến sẽ nhận được một Reise Pass (Travel Document) của Pháp, với Pass này anh có thể đi khắp trên Âu Châu nhưng không thể về VN. Tuy nhiên phải gia hạn mỗi năm và chi phí cho mỗi lần gia hạn là 5000 Euro. Do số tiền vượt quá khả năng cho phép, anh Chiến đã từ chối và chia tay với họ.
Người phóng viên gặp thêm một người Việt Nam nữa, người này hiện vẫn ở lại Đức vì đã chịu trả tiền cho công an. Ông cho biết ông ta đã liên lạc với số điện thoại nêu trên và bên kia ra điều kiện rằng nếu ông muốn ở lại thêm 6 tháng thì phải trả 600 Euro. “ Tôi đồng ý và họ đã cho tôi giờ giấc và địa điểm hẹn để trao tiền” - lời người đàn ông.
“ Đây là việc không thể chấp nhận được đối với những công chức VN ở trên nước Đức, nhờ việc không bị kiểm soát để làm chuyện như vậy. Việt Nam không là một nước pháp quyền, và chà đạp nhân quyền. Ông Schily, Bộ trưởng Nội vụ không thể lấy mắt nhìn mà phải có hành động gì cụ thể “. Đó là lời phát biểu của ông Karl Hafen, thuộc Cơ quan Quốc tế Nhân quyền có trụ sở tại Frankfurt.
“Những người Việt Nam đang chờ trục xuất về nước không còn có cơ hội nào khác ngoài việc họ mua thời gian để được ở lại Đức”. Đó là lời kết thúc của thiên phóng sư.
-- cong san vo dich (congsanmuonnam@hotmail.com), April 18, 2004.