Chuyển biến trong suy nghĩ về dân chủ của trí thức Việt Nam

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Chuyển biến trong suy nghĩ về dân chủ của trí thức Việt Nam

Du Học Sinh

Trong những thập niên vừa qua, trí thức Việt Nam đă có nhiều cơ hội tiếp xúc và chứng kiến nền dân chủ phương Tây qua con đường du học, tu nghiệp, tham quan học hỏi hay tiếp xúc và làm việc với các chuyên gia nước ngoài ở Việt Nam. Suy nghĩ của họ về dân chủ đă có nhiều đổi khác so với nhận thức trước đây vốn do giáo dục và truyền thông của đảng, chính quyền mang lại. Bài viết này ghi nhận lượm lặt về suy nghĩ của những trí thức trẻ, đa phần sinh sau năm 1975, hiện đang du học và làm việc ở nước ngoài.

Cụ thể là giới thiệu các du học sinh. Du học sinh Việt Nam ra hải ngoại học tập dưới hai h́nh thức chính: du học bằng ngân sách nhà nước hay du học tự túc.

Các du sinh đi học bằng ngân sách nhà nước đa số là cán bộ công nhân viên nhà nước, ưu tiên cho ngành giáo dục và kỹ thuật như các giáo sư và giảng viên đại học. Những người này thường được giới thiệu hay cử đi nên phần sát hạch về khả năng nghiên cứu cũng như khả năng sinh ngữ có nhiều chỗ không minh bạch, từ đó dẫn đến việc học tập của họ không như mong đợi, có khi làm tổn thương tự ái của sinh viên việt có năng lực thực sự v́ khả năng tiếp thu hạn chế của họ so với bạn học cùng lớp.

Nhận thức về dân chủ của những người này đôi khi cũng thiếu khách quan v́ họ đă thấm nhuần tư tưởng dân chủ XHCN hay "dân chủ ở cơ sở", "tự do trong khuôn khổ" mà họ vô t́nh đă in trong đầu khi c̣n làm việc ở cơ quan trong nước. Đây cũng là một phần yêu cầu của cuộc sát hạch trước khi họ được chấp thuận cho ra nước ngoài. Một số ít trong số những người này thoát khỏi ảnh hưởng tuyên truyền của đảng thường sẽ có hành động ủng hộ dân chủ. Họ thường t́m hiểu thêm về t́nh h́nh chính trị trong nước qua truyền thông tự do quốc tế, ủng hộ cải cách dân chủ sau khi về nước, hay làm thông tín viên t́nh nguyện về dân chủ tự do cho người dân trong nước. Ví dụ điển h́nh về trường hợp này là luật sư Lê Chí Quang, người từng đi du học ở Tiệp Khắc (cũ). Anh chính là viên đạn ngược bắn vào chế độ đă cho anh cơ hội bồi dưỡng kiến thức qua du học bằng ngân sách nhà nước. Danh sách những người như Lê Chí Quang chắc chắn sẽ c̣n dài hơn khi phong trào du học đang lớn mạnh trong nước.

Thành phần du học sinh thứ hai là những người tự bỏ tiền túi ra đi t́m tri thức hay được cấp học bổng bởi các trường đại học hay chính phủ nước ngoài (Úc, Pháp, Đức, Singapore ...). Những người này thường không bị ràng buộc bởi các quan hệ với chính quyền, bởi thế tư tưởng của họ không bị bó buộc bởi ư thức hệ nào. Tư tưởng của họ sẽ h́nh thành từ những hiện tại khách quan mà họ chứng kiến ở những quốc gia đào tạo họ, mà đa phần quốc gia này có một nền dân chủ tiên tiến. V́ thế suy nghĩ của những người ra đi tự do này về dân chủ sẽ khác với bạn bè ở trong nước. Đây sẽ là một lực lượng dân chủ tiến bộ trong tương lai của xă hội Việt Nam. Bằng chứng cho những nhận thức của lớp người trẻ này về dân chủ có thể thấy qua các diễn đàn trực tuyến sôi nổi về chính trị hay dân chủ ở Việt Nam. Kết quả là một vài website đang bị chính quyền Việt Nam cấm hoạt động như www.ttvnol.com (Mạng trí tuệ VN, bị đổi thành "Trái Tim VN"), hay bị cấm bàn chuyện chính trị công khai trên Internet. Có thể t́m bằng chứng về sự can thiệp của chính quyền Hà Nội qua diễn đàn trên một trang web tự xưng là trang của sinh viên du học như www.svduhoc.net. Ngay trong phần nội quy kết nạp thành viên đă nêu rơ qui chế kiểm soát thông tin trên mạng của ĐCS, làm lộ ra cánh tay với dài của Đảng ra tới hải ngoại, mặc dù về kỹ thuật th́ ngoài khả năng kiểm soát của Đảng, v́ trang web được đăng tải miễn phí bởi các máy chủ nước ngoài. Qua nhiều lần thử gởi những bài về dân chủ đều thất bại v́ bị kiểm duyệt bởi những kẻ điều hành diễn đàn, các chủ đề hiện c̣n được đăng trên mạng chỉ là những bài phê phán mặt xấu của thế giới tư bản do chính những du học sinh tự xưng là đang sống trong những xă hội đó. Điều này không khỏi khiến các du học sinh khác nghi ngờ về tính trung thực của những bài viết cũng như ư đồ chính trị của các tác giả. Phải chăng họ là những cộng sản nằm vùng ở hải ngoại hay họ chính là những đặc phái viên chính trị đóng quân ở các sứ quán việt nam ở nước ngoài.

Những ai có ư định muốn thăm ḍ tư tưởng của giới trẻ việt nam, lực lượng chính đại diện cho hơn một nửa dân số, chớ nên mắc bẫy của những trang web tuyên truyền như trang này.

Dù tư tưởng của các du sinh này có khác nhau như thế nào đi nữa th́ họ cũng gặp nhau trên con đường đi t́m chân lư, bởi những người có lương tâm trong sáng luôn hướng về đích Chân-Thiện-Mỹ. Những giá trị tốt đẹp của tự do, dân chủ hay nhân quyền sẽ giúp họ hiểu hơn về quyền lợi của cá nhân trong một xă hội tiến bộ, và hiểu hơn về trách nhiệm truyền bá và chia sẻ những giá trị nhân bản này cho đồng loại. Một cá nhân không thể có hạnh phúc thật sự giữa những người sống trong đau khổ. Họ cũng không hưởng được tự do dân chủ thật sự khi những người xung quanh không ư thức được quyền lợi mang tính nhân quyền này. Nói cách khác, một người trí thức có lương tâm sẽ không hưởng những giá trị nhân bản bên cạnh những đồng bào bị chà đạp về nhân quyền. Đây mới chính là cách hiểu về dân chủ và nhân quyền mà người trí thức Việt Nam tiên tiến cần có.

Du Học Sinh

-- congsan ngu dot (vietnam_congsan@yahoo.com), April 23, 2004

Answers

Response to Chuyển biến trong suy nghĩ về dĂ¢n chủ của trĂ­ thức Việt Nam

Thang mat day nay no lai copy duoc bai nay o dau ra day ma. Chu cai thu nhu thang nay thi chi gioi chui the thoi. Do nguy ngu dot dau oc thap kem, lam duoc cai gi?

-- Thang Nguy Ngu Lao Khoet (VNCH@ANCUT.Com), April 23, 2004.

Response to Chuyển biến trong suy nghĩ về dĂ¢n chủ của trĂ­ thức Việt Nam

THI di AN CAP cung giong nhu vem vay do

-- lu cho chet (vietnam_congsan@yahoo.com), April 24, 2004.

Moderation questions? read the FAQ