"Giải phóng"

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

"Giải phóng" Thursday, April 29, 2004 6:05:07 PM - Nh́n qua các tờ báo của đảng cộng sản ở trong nước xuất bản ngày 30 tháng Tư, chỉ thấy một tin về buổi họp kỷ niệm 29 năm ngày chiếm Sài G̣n, được tổ chức ngày 29 tháng Tư ở Hà Nội, có thể coi như có lễ lạc long trọng, v́ có ông Nông Đức Mạnh đến dự, có cả các ông Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu đă về hưu cũng tới; tuy không thấy báo Nhân dân nói đến tên ông Phan Văn Khải, mà cũng không nêu lư do. Ngày 30 tháng Tư mà quên tên những Nguyễn Thị B́nh, Vơ Văn Kiệt, Phan Văn Khải, kể cũng đáng chú ư. Nhưng cơ quan đứng cái làm việc tổ chức cuộc mít tinh này lại là Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, cùng với thành ủy và các quan chức thành phố. Không phải đảng tổ chức; cũng không phải nhà nước làm lễ. Đặc biệt hơn nữa, vụ 30 tháng Tư chỉ ăn ké vào cuộc mít tinh này, c̣n đề tài chính lại là kỷ niệm 118 năm ngày Quốc tế Lao động! Bởi vậy bài diễn văn chính là của ông Nguyễn Thế Phúc, chủ tịch Liên đoàn Lao động cấp bậc thành phố, c̣n bà chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động ngồi đó nghe thôi. Bài diễn văn chỉ dành một phần ba nói đến ư nghĩa ngày quân cộng sản miền Bắc chiếm được Sài G̣n, phần c̣n lại là nói đến lễ Lao động và công tác của đảng ở thành phố Hà Nội, như là những việc cải cách hành chánh, điện nước, vệ sinh, giao thông, vân vân. Phần kết luận cũng không nói ǵ đến chuyện giải phóng Sài G̣n mà lại nhắc nhở đến việc chào mừng 50 năm ngày quân Việt minh vào Hà Nội.

Đọc báo Sài G̣n Giải số phóng ra ngày 30 tháng Tư th́ người dân Sài G̣n lại thấy một bài với tựa đề: “Ngày này, 29 năm trước: Bộ đội ta giải phóng quần đảo Trường Sa.”

Mới đọc cái tựa, nghe ghê quá, người ta tưởng từ năm 1975 quân cộng sản miền Bắc đă tấn công các đồng chí Trung Cộng của họ để chiếm lại Trường Sa. Đọc tới đoạn đánh nhau ngày 14 tháng Tư, thấy họ nói đến “bọn địch chống trả yếu ớt,” vẫn tưởng quân địch này phải là quân Trung Quốc! Bởi v́ từ đoạn đầu họ không nói họ đang đánh ai cả! Cho tới khi thấy câu “Địch vội vàng cho hai chiếc tầu HQ16 và HQ402 từ Vũng Tầu ra phản kích” dân Sài G̣n mới biết, thế ra họ nói “Địch” đây chính là quân ḿnh! Hóa ra họ tránh không dám nói đến quân đội Việt Nam Cộng Ḥa! Ngày giờ này, ở Sài G̣n, mà nhắc nhở đến những người lính Việt Nam Cộng Ḥa chiến đấu đến trọn ngày 30 tháng Tư, th́ nhiều người sẽ rớt nước mắt, rồi thắp hương thầm tưởng niệm. Nhất là những chiến sĩ Hải quân bảo vệ Trường Sa, không phải để ngăn chặn quân Bắc Việt mà cốt để chống trả quân đội Trung Quốc, suốt từ 1958 đến 1975!

Người dân Sài G̣n chắc không quên. Từ năm 1958 Phạm Văn Đồng, nhân danh chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa miền Bắc, đă gửi thư cho Chu Ân Lai công nhận chủ quyền Trung Quốc trên các vùng biển Nam Hải, tức là tất cả các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, mà Trung Quốc họ gọi là Tây sa và Nam Sa. Chính nhờ nhân dân miền Nam, chính phủ miền Nam, với hải quân Việt Nam Cộng Ḥa bảo vệ Trường Sa mà tổ quốc Việt Nam c̣n giữ được một số ḥn đảo, cho tới năm 1975 th́ chính quyền cộng sản cướp lấy mà hưởng!

Một điều đáng buồn cười là bài báo này nói tới “các tầu được điều cấp tốc từ Hải Pḥng vào ...” nhưng khi họ chiếm được ḥn đảo nào th́ lại cắm lên đó một lá cờ ... “giải phóng,” tức là cờ của Mặt trận Giải phóng Miền Nam! Trong bài tường thuật, đă tránh không nhắc đến quân đội Việt Nam Cộng Ḥa, người viết cũng không dám gọi lá cờ đó là cờ của “Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng Ḥa Miền Nam Việt Nam,” vào năm 1975 vẫn c̣n! V́ viết lại cái tên đó sẽ khiến nhiều người cán bộ Mặt trận tủi nhục muốn khóc; V́ nhớ lại hơn 29 năm trước họ đă bị lừa, bị đảng Cộng Sản cho ăn bánh vẽ với cái tên gọi mỹ miều những Mặt trận, rồi Chính phủù!

Ngoài bài báo trên, không thấy tờ Sài G̣n Giải phóng nói ǵ đến ngày 30 tháng Tư, trong số báo ra ngày 30 tháng Tư năm nay. Chắc họ cũng muốn cho qua, v́ ở Hà Nội đă ra lệnh. Thời sinh tiền, cố dân biểu Nguyễn Hữu Chung đă viết một bài trên Nhật báo Người Việt, nói rằng mỗi lần 30 tháng Tư là ở Sài G̣n với Ban Mê Thuột có nhiều người ăn mừng hơn cả. V́ đó là nơi tập trung nhiều người miền Bắc 75 được hưởng lợi nhiều nhất nhờ việc quân cộng sản chiếm Sài G̣n. Cụ thể, nhiều người nghèo sơ nghèo xác bỗng nhiên vào Sài G̣n hay lên Ban Mê Thuột chiếm được nhà, được đất của người ta, vinh hoa phú quư tự nhiên trên trời rớt xuống! Không những ăn mừng mà họ c̣n dặn con, dặn cháu đời đời nhớ cái ngày ông cha được mở mày mở mặt đó nữa!

Nhưng chính quyền cộng sản có thể đă biết bây giờ không nên nhắc đến hai chữ “Giải phóng” nữa. V́ từ gần ba mươi năm nay, dân Sài G̣n nói đến hai chữ “Giải phóng” mà chỉ thấy cái mặt trái của nó mà thôi. Chỉ cần nhớ lại các câu hát dân gian chế nhạo hai chữ “Giải phóng” đủ loại, đủ kiểu, th́ biết được ḷng dân như thế nào. Bà mẹ không có miếng tr6àu ăn hỏi: "Bao năm giải phóng như thế này phải không anh?" Điều vui mừng duy nhất của ngừoi dân sau ngày giải phóng là không bị Việt Cộng pháo kích nữa!

Đến bây giờ, nhiều người Việt Nam, ở cả miền Bắc lẫn miền Nam, c̣n thắc mắc không hiểu tại sao dân ḿnh “nhẹ dạ,” bị cái đảng Cộng Sản họ đánh lừa suốt bao nhiêu năm! Đă bao lần họ để lộ cái mặt lừa dối, nhưng họ xin lỗi, sửa sai, xí xóa, rồi “nhân dân ta” lại cứ thế mà bị lừa tiếp! Để kết thúc bằng cái ngày 30 tháng Tư, cả nước chui vào một rọ! Như ông Nguyễn Chí Thiện viết, “một khối nhục nhằn, một khối đau thương!” Phải sống ở Việt Nam sau cái ngày 30 tháng Tư mới hiểu được tại sao nhà thơ lại cay đắng tới như vậy. V́ cả một nước bị lừa bằng giấc mơ giải phóng!

Chúng ta có thể tạm giải thích được tại sao đồng bào ta bị lừa măi. Là khi nào người ta nghe những câu chuyện có vẻ có đầu có đuôi, th́ người ta dễ tin ngay. Nghệ thuật nói dối là phải nói những câu chuyện nghe có vẻ hợp lư, người nghe sẽ không t́m hiểu thêm làm ǵ. C̣n những điều đúng vớiø sự thật, nhưng không nói năng cho trôi chẩy, lại không giống với cái ǵ mà t́nh tự của người nghe bảo họ phải tin, th́ sẽ bị nghi ngờ. Đảng Cộng Sản Việt Nam tuyên bố tự giải tán từ năm 1946, có nhiều người tin. Trong khi họ giết hại các chiến sĩ quốc gia và cả những chiến sĩ cộng sản đệ tư,ù ai nói ra th́ họ trối. Nhưng dân Việt Nam lại bỏ qua chuyện đó, nhắm mắt theo cộng sản đệ tam, chỉ v́ cả nước đang cần đánh Pháp. Năm 1959 cộng sản bắt đầu tấn công miền Nam, nhưng họ cứ chối rằng Mặt trận Giải phóng là tự dân miền Nam làm ra, cộng sản miền Bắc không dính tới. Đến hội nghị Paris, họ vẫn c̣n chối, đ̣i cho cái Mặt trận đó tham dự ngồi riêng một ghế! Rồi họ bầy ra một gánh hát, gọi là Chính phủ Cách mạng Lâm thời, có đủ các vai chủ tịch, bộ trưởng, thứ trưởng, đại sứ, vân vân. Nhiều người vẫn tin là thật, nhất là những người được đội mũ, đi hia, cho ra đóng tuồng trên sân khấu! Đến sau ngày 30 tháng Tư, tấn tuổng “Giải phóng” chấm dứt, đào kép cũ bị gạt ra bên lề, th́ đă lỡ lănh nhận những cái biệt thự, xe ô tô con, những lương bổng và ân huệ của đảng cộng sản rồi, không dám há miệng sợ mắc quai! Họ nói láo giỏi thật! Sau ngày 30 tháng Tư 1975 người ta biết th́ họ chẳng cần nói dối nữa, v́ cả nước đă rơi vào một rọ rồi!

Phải nói là ở trên đời có một thứ nghệ thuật nói dối, ai muốn làm nghề lừa bịp nên nghiên cứu lịch sử đảng Cộng Sản Đông Dương!

Quư vị chắc đă nghe câu chuyện những anh nhà báo nói láo ăn tiền, đánh lừa được từ thư kư ṭa soạn đến chủ bút, chủ nhiệm. Có anh làm cho báo New York Times ngồi ở New York viết bịa chuyện ở Atlanta. Gần đây có anh viết cả chuyện xẩy ra ở ngoại quốc, viết cho báo USA Today, làm chủ bút phải từ chức. Họ đánh lừa được thiên hạ, kể cả các xếp lớn xếp nhỏ của họ, là v́ họ nói láo đúng sách vở, có đầu đuôi, làm bộ có đầy đủ chi tiết, ăn khớp với nhau! Nhưng chắc không có anh nhà báo nào tài bằng một anh ở Israel, cách đây hơn 10 năm.

Đó là một kư giả chuyên viết tin từ thành đến tỉnh ở ngay thủ đô Tel Aviv. Anh ta mải chơi không đi săn tin sao đó, đến lúc cần bèn ngồi “hư cấu” thành một cái tin. Anh kể rằng một người đàn ông mới được chở vô nhà thương cấp cứu v́ bị phỏng nặng. Anh kể câu chuyện bị phỏng rất li ḱ! Số là có anh nọ đi vô nhà vệ sinh, trước khi ngồi xuống thấy có mấy con gián bèn cầm b́nh sịt thuốc trừ gián, xong rồi mới an tọa. Nhưng trong lúc ngồi trầm tư mặc tưởng như một triết gia, anh lại hút thuốc. Hết điếu thuốc, anh ném tàn thuốc xuống bồn cầu. Không ngờ trong bồn c̣n đọng hơi thuốc trừ gián, nó bốc cháy. Anh ta bị phỏng, cháy xém hết cả cái chỗ quư báu của ḿnh.

Bản tin trên được tờ báo đăng lên, ai đọc cũng coi là một chuyện đáng thương nhưng cũng lư thú. Các hăng thông tấn quốc tế bèn thuật lại, bản tin được truyền đi khắp thế giới, bao nhiêu người đọc mua vui.

Cho tới khi một công ty sản xuất thuốc trừ gián ṭ ṃ và lo không biết có phải thuốc của họ làm ra hay không để sửa lại công thức. Họ cho đi điều tra, hỏi từng nhà thương một. Không nơi nào nói có nhận một bệnh nhân bị phỏng như vậy cả. Họ hỏi đến ṭa báo, ṭa báo hỏi chàng phóng viên. Cuối cùng, anh kư giả nói láo thú nhận là anh bịa đặt!

Nhưng tại sao cả ṭa báo, cả các hăng thông tấn, có thể nói cả thế giới đọc báo lại tin câu chuyện này? V́ người kể có nghệ thuật nói láo! May là anh ta chỉ nói láo chơi, không cố ư làm hại ai cả, chỉ “vô t́nh” làm tờ báo của anh bị mất hết uy tín!

Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng nói láo giỏi như vậy, ít nhất cho đến ngày 30 tháng Tư năm 1975. Từ ngày đó, dần dần người Việt Nam ở cả miền Bắc mới biết bộ mặt thật của họ. Té ra cái chuyện họ gọi là “Giải phóng” cũng chẳng khác ǵ câu chuyện anh chàng bị phỏng khi ngồi trong nhà vệ sinh: Một câu chuyện hoàn toàn bịa đặt!

NGÔ NHÂN DỤNG

-- thaibinh,vn (nguoithaibinh@yahoo.com), April 30, 2004

Answers

Response to "Giải phĂ³ng"

Bay gio anh giai thich thi toi moi hieu ,,hen gi toi doc may to bao congsan do deo hieu tui no noi cai gi ,,,,thi ra la the' ..khakhakha

-- lu cho an can ba (vietnam_cong san@google.com), April 30, 2004.

Response to "Giải phĂ³ng"

qua' dung' .....bai viet nay` phai cho vao` chuong truong giang day. mon lich su cua Vem

-- MA CO DIEM DUC. HO CHI MINH (MoiRoHoChiMinh@damtac.net), April 30, 2004.

Response to "Giải phĂ³ng"

Con đường nhanh nhất dẫn đến lụn bại là lối đến nhà thầy thuốc.

Nguyễn Thị Hương co chân ngồi trên chiếc giường sắt của bệnh viện. Mặt cô nhợt nhạt, chảy dài. Với chiếc quạt nan, cô phe phẩy một chút khí mát cho đứa con mới sinh của ḿnh. Trên chiếc ghế nhựa màu trắng là chồng cô, đầy mệt mỏi, vai thơng xuống. Đứa bé chưa đầy một tuần, người mẹ mới 19 tuổi, c̣n người bố cũng chỉ 20. Họ đến từ một vùng cao gần biên giới với Trung Quốc, một trong những nơi nghèo nhất nước. Và giờ đây, họ phải chi ra 600 000 đồng, khoảng 48 Euro.

Đó là tiền cho một tuần trong bệnh viện nhà nước tại thủ đô Hà nội, cho ca mổ đứa trẻ, cho thuốc men, cho sự giúp đỡ của bác sỹ và y tá. Có nghĩa là số tiền viện phí sẽ ngốn hết hầu như toàn bộ thu nhập của họ trong một năm. Thêm nữa, c̣n là tiền tàu xe, tiền ngủ trọ, tiền cơm và nước uống. Số tiền này đương nhiên họ phải đi vay: của cha mẹ, chú bác, ông bà, của chị em, bè bạn. Bảo hiểm ư? Hương ngơ ngác lắc đầu không hiểu.

C̣n từ phía chính quyền, một nhà nước mang danh Xă hội chủ nghĩa, cũng chẳng thể hy vọng có một chút đỡ đần.

Hố ngăn cách rộng mở

Bốn thập niên chiến tranh, ba triệu người bỏ mạng, vô số cô nhi, quả phụ, tật nguyền, thêm vào đó là một nền kinh tế cộng sản: những người nông dân kéo những con trâu mệt lả trên cánh đồng hợp tác xă, các thầy giáo khuân gạch trên những ngôi nhà đang xây dở, lũ trẻ con đùa nghịch bên những ṇng đại bác rỉ hoen. Kể cả sau chiến tranh, sự khốn khổ vẫn c̣n quá lớn. "Đến mức, chẳng thiết động cựa nữa v́ đói quá", cô giáo Phạm Như Quỳnh- 31 tuổi, thờ ơ nói, cứ như một lẽ đương nhiên, "Nhưng điều này chắc cô cũng biết".

Không, điều này tôi không biết, và làm sao mà biết được? Tôi chỉ biết đến thịt nướng, đến hồ sữa, đến núi bơ, đến những ngăn đầy ắp hàng ở siêu thị, đến cái Ti vi riêng từ lúc lên 10, đến dàn máy stereo khi 16 tuổi, đến chiếc ô tô khi vừa 18, và biết khi không may th́ đă có bảo hiểm y tế, bảo hiểm xă hội, bảo hiểm tính mạng, bảo hiểm thất nghiệp.

Vào giữa những năm 80, Việt Nam kiệt quệ, dân chúng đói khát. Điều c̣n lại chỉ là ḷng tự hào dân tộc, với tâm thức: Chúng ta đă đánh bại tất cả chúng nó, từ thằng Pháp, thằng Mỹ, cho đến thằng Tàu. Tại đại hội Đảng lần 6 năm 1986, Đảng cộng sản quyết định "Đổi mới", chuyển nền kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường với định hướng Xă hội chủ nghĩa. Cụ thể, điều đó có nghĩa là: một con lợn béo trong chuồng, một đàn gà trên sân, và thêm vào đó là một quán bún ở lối vào nhà.

Và quả nhiên, Việt Nam- chú bé mồ côi chiến tranh gầy guộc, đă nhanh chóng trở thành một con cọp nhỏ. Năm 1989, nước này đă đứng thứ ba trên thế giới về xuất khẩu gạo. Ngày nay, tăng trưởng kinh tế quốc gia gần bằng Trung quốc- ở mức 5,8 %, và có xu hướng đi lên.

Ở khu phố cổ của Hà nội, một mảnh đất một ngàn mét vuông đă được bán với giá 4 triệu đô la Mỹ. Nhiều người thành phố đang suy tính xem liệu có nên chuyển từ xe máy Honda sang xe du lịch Daewoo. Nỗi nan giải sang trọng của họ là thiếu chỗ đậu xe hơi. Ngược lại, giấc mơ của người nông dân vẫn đang là một bao gạo đầy, một chiếc xe đạp hay là một ít thuốc Penicillin cho đứa con đau ốm. Hố ngăn cách xă hội đă rộng mở.

Ba triệu người giàu thậm chí có thể dùng tiền mua nhiều bảo hiểm khác nhau. C̣n nhà nước th́ hoàn toàn không có khả năng thực thi được học thuyết bác ái Xă hội chủ nghĩa của ḿnh. Trong số 80 triệu người Việt nam, chỉ có 7 triệu người là công chức nhà nước hoặc có công trong chiến tranh được bảo hiểm y tế và xă hội- nhưng thường cũng không đầy đủ. Khi gặp nạn, nhiều khi họ cũng chỉ nhận được một chút tiền trợ cấp. C̣n lại là 70 triệu người hoàn toàn không được bảo vệ dưới mái nhà che chở của công ty bảo hiểm nhà nước Bảo Việt với một biểu ngữ quyến rũ :"Các bạn hăy yên tâm: với Bảo Việt đứng bên cạnh, sau cơn băo tố chắc chắn các bạn sẽ t́m thấy cầu vồng".

"Chơi họ"( Đóng hụi) và ích lợi

Con lợn béo, nặng 65 Kilo bị trói chặt, được buộc cẩn thận sau xe máy, và sau hết, được phóng vù đến chợ. Chẳng c̣n 5 Km đằng đẵng, gập ghềnh đường đê len qua những cánh đồng, chẳng c̣n cảnh lợn gần chết do cơn nóng, cũng chẳng c̣n phải vật lộn với những chỗ bùn lầy- thật là một giấc mơ. Một giấc mơ mà nhiều người trong làng muốn thực hiện. Có thể là vào vụ Thu. Khi đó, sau bao nhiêu chờ đợi, họ sẽ nhận được 2 triệu đồng (gần 160 euro) tiền chơi họ. Với số vốn đó, họ có thể mua được một chiếc xe máy cũ thời Đông Đức mác Simson hoặc là một chiếc xe máy Nga mác Minsk. Markus Vorpahl- nhà dân tộc học và Việt Nam học, giải thích nguyên tắc chơi họ như sau: "Hội chơi họ là một nhóm từ 10 đến 15 bạn học, lính đồng ngũ hoặc bạn đồng nghiệp tin nhau". Sau mỗi vụ thu hoạch họ đóng tiền vào một quỹ chung. Lần lượt, một người trong họ được lĩnh số tiền đó. "Người th́ dùng tiền để cưới cho con trai, người mua ngói lợp lại nhà, hoặc có người th́ mua xe máy". Hội chơi họ hoạt động như một quỹ tiết kiệm nhỏ. Và nếu có sự rủi ro, quỹ tiết kiệm này sẽ vào cuộc- như ông Vorpahl đă chứng kiến: "Khi ai đó phải đi phẫu thuật ở bệnh viện, hoặc con gái một thành viện bị tai nạn giao thông, th́ thứ tự nhận tiền sẽ thay đổi."

Ở làng quê, lệ chơi họ đă có truyền thống lâu đời. Trước đây hàng trăm năm đă tồn tại những hội nhóm có tổ chức chặt chẽ để lo việc cưới xin, ma chay hay lễ tết. Việc làm thủy lợi hay các công việc nông nghiệp nặng như cày bừa, nhổ và cấy mạ cũng được tổ chức tương tự như vậy. Bất cứ ai trong làng cũng có nghĩa vụ đóng góp công sức cá nhân của ḿnh. Nếu lẩn tránh hoặc chối từ, họ sẽ bị cộng đồng tẩy chay, và nhiều khi c̣n bị phạt vạ. Nhưng, về nguyên tắc, lề lối ngày nay giống như cách đây 50 năm. Người ta lập ra những hội giúp đỡ lẫn nhau trong việc đồng áng hay xây cất nhà cửa. Tiền công là những bữa ăn hay là làm việc trả nợ sau này.

Ngay cả ở thành thị, hệ thống này cũng phát huy tác dụng. Bạn cần giấy phép cho hiệu sửa chữa xe máy ư? Người cha không phải cán bộ Đảng, bà mẹ không nằm trong công an. Vậy th́ lấy đâu ra con dấu đỏ? Làm sao mà qua thoát được cả một hệ thống quan liêu hủ lậu và cứng nhắc? Ai quen ai để biết một người nào đó? Chỉ cần 3 cú điện thoại là cả bộ máy bạn bè, người quen và hàng xóm bắt đầu khởi động. Tuy nhiên, cái đích của t́nh đoàn kết cũng hơi khác trong cuộc sống thị thành. Ở đây, cái cần nhất là những mối quan hệ sẽ dẫn dắt bạn luồn lách khỏi hệ thống quan liêu, thoát qua cả các công chức chính quyền và nhân viên cảnh sát. Cụ thể là ông Nguyễn đang mở chui ở sau nhà một quán Karaoke có rượu, nhạc và gái măi dâm. Nhưng ông tin chắc rằng chẳng có người hàng xóm nào dám gọi công an. V́ ông Nguyễn biết nhà bà Trần đối diện cũng là dân buôn lậu.

C̣n ông Phạm nhà bên cũng cho người ngoại quốc thuê nhà không giấy phép. Điều không thể bỏ qua là thỉnh thoảng phải cho một tập tiền vào phong b́ rồi giúi cho lăo Dũng già.

Không ai dám xa lánh mối quan hệ. Không ai dám dùng dây thép gai chắn kín ngôi nhà ḿnh ở. Cái mạng lưới quan hệ này càng lớn th́ cuộc sống của con người càng chắc chắn. "Chỉ có ai ngớ ngẩn mới đứng ngoài mạng lưới này"

Cầu xin cũng có giá

"Đây, cô cầm lấy bó hương và thắp vào mỗi bệ thờ một nén". Mà tôi th́ đâu có theo đạo Phật. Mặc dù vậy cụ già bé nhỏ vẫn cười, mắt cụ ánh lên vui vẻ. Tay phải cụ vỗ nhẹ lên vai tôi và đẩy tôi đi qua khung cửa gỗ của gian chùa nghi ngút khói hương. "Không sao đâu. Chẳng mất ǵ cả, mà biết đâu lại có lợi. Càng cầu xin nhiều càng tốt cô ạ".

Với nghi lễ tôn giáo, người ta muốn giảm thiểu tới mức nhỏ nhất sự rủi ro. Nhưng ḷng tin vào tôn giáo đă lớn đến mức nhiều khi làm hiểm nguy tăng gấp bội. Trên đường xá Việt nam, lượng người chết do tai nạn giao thông nhiều hơn hầu như bất cứ nơi nào trên thế giới.

Xe máy, xe tải và xe du lịch lao ầm ầm trên những con đường mấp mô và len lỏi trong những phố xá quá chật hẹp. Xen vào đó là trẻ con, trâu ḅ, xe kéo và xe đạp. Trong năm qua, đă có khoảng 10 000 người thiệt mạng, gần 30 000 người bị thương. Cứ như là đang có chiến tranh. Nhưng người ta vẫn t́m thấy sự phù trợ. Tại các đền ở Tuyên Quang, một thành phố nhỏ xa Hà nội 170 Km về phía bắc, có các vị thần hứa hẹn an toàn tuyệt đối trong giao thông. Con đường đến đó rơ ràng là có lợi.

Trời đêm tháng sáu đầy sao và mát rượi. Mười thành viên của một câu lạc bộ xe máy Hà nội phóng vun vút trên đường đê về phía bắc. Với vận tốc 100 Km/giờ, họ lao qua những ổ gà, ngồi đằng sau là những cô gái trẻ. Chẳng có ai mang mũ bảo hiểm. Đội lên trông "quê" lắm, và tóc của các thiếu nữ sẽ không tạt bay khêu gợi như vậy nữa. Sau 3 giờ, họ đă đến ngôi đền thứ nhất. Trước khi trời sáng rơ, họ đă uống xong một chầu rượu gạo, sau đó lại đi tiếp. Trong 11 ngôi đền, các người hùng xe máy cầu xin cho sự an ṭan trên xa lộ. Măi đến lúc mặt trời lặn, họ mới nổ máy xe quay trở về thành phố. Lại một chặng đua thí mạng. Với sự mệt mỏi, với bóng tối và khá nhiều chất cồn trong huyết quản. Hiểm nguy ư? "Làm sao mà xảy ra được?", Nguyễn Đức Trường chất vấn lại. "Chúng tôi vừa mới cúng gà ở đó xong- và lại c̣n thắp rất nhiều hương"



-- MA CO DIEM DUC. HO CHI MINH (MoiRoHoChiMinh@vatchanhbovo.net), April 30, 2004.


Moderation questions? read the FAQ