Vài Lời Tâm T́nh Của Lan Hươnggreenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread |
Vài Lời Tâm T́nh Của Lan Hươnglephai.net Lan Hương Tiểu Sử Lan Hương
Sinh năm 1970, lớn lên ở miền Bắc Việt Nam, trong ềmôi trường giáo dục chính trị cộng sản. Du học sinh tại Moskva từ năm 1988, Lan Hương đă bắt đầu tham gia vào việc tranh đấu cho Nhân Quyền và Dân Chủ cho Việt Nam từ năm 1992, trước tiên là cộng tác với đài Tiếng Nói Tự Do Mạc Tư Khoa. Và từ đó, suốt 9 năm ṛng rả, Lan Hương bị sứ quán Việt Nam tại Mạc Tư Khoa gọi lên làm việc và vận động chính quyền Nga đuổi Lan Hương về Việt Nam nơi đó ai cũng biết không một người chiến sĩ dân chủ và nhân quyền nào được thoát khỏi sự trù dập của Cộng Sản Việt Nam. Tốt nghiệp đại học về khoa kinh tế đối ngoại vào tháng 12 năm 1993, nhưng Lan Hương phải sống lây lất và làm báo chui, luôn luôn lẩn tránh cảnh sát Nga để khỏi bị trục xuất về Việt Nam v́ chính quyền Nga không cấp quy chế tỵ nạn cho đến cuối năm 2001.. Là ng̣i bút quen thuộc và được nhiều cảm t́nh trong làng báo hải ngoại nhất là tại các nước Đông Âu, Lan Hương hiện cư ngụ tại Mạc Tư Khoa và góp công rất nhiều trong việc điều hành Viện Phật học "Thảo Đường" tại Mạc Tư Khoa. . Năm nay vừa tṛn 32 tuổi mà Lan Hương đă có một quá tŕnh tranh đấu cho tự do dân chủ trên 10 năm ṛng rả. Mặc dù phải trải qua bao nhiêu gian lao, nguy hiểm, Lan Hương luôn quyết tâm theo đuổi lư tưởng phục vụ dân tộc, chống lại sự dối trá và bất công của một chế độ vô nhân đạo.
--------------------------------------------------------------------------------
Vài lời tâm t́nh của Lan Hương, (gửi từ Moskva cho Hội Thảo 22 tháng 6 năm 2002 Montreal, Canada)
Các cô chú, anh chị và các bạn kính mến ! Cho tôi được gửi tới tất cả quư vị lời chào mừng từ nước Nga. Mong các cô chú, anh, chị và các bạn sẽ nhận được nhiều thông tin hữu ích, nhiều niềm tin và nhiều t́nh cảm tốt đẹp trong cuộc hội thảo này.
Rất nhiều người đă hỏi tôi, điều ǵ đă khiến tôi chọn con đường đấu tranh cho dân chủ, dù con đường này thật hiểm nguy, chông gai và chưa biết đến khi nào kết thúc, khi mà tôi được nhận tất cả mọi ưu đăi của chế độ này. Bây giờ khi con người được tiếp nhận thông tin dễ dàng và đa dạng, việc nhận thức ra những điều trái tự nhiên, phản tiến bộ của chủ nghĩa cộng sản không khó, nhưng vào thời điểm của tôi, th́ chuyện này lại không dễ chút nào. Tôi nh́n thấy bộ mặt thật của chế độ cộng sản ở VN bằng một cách khác, bằng trái tim chứ không phải bằng lư trí. Và cũng chính v́ đă được nh́n những điều phi nhân của chế độ này bằng cảtrái tim, nên đối với tôi, không có con đường nào khác là phải thay thế chế độ này bằng một chế độ khác nhân bản hơn.
1- Khi trái tim đă lên tiếng.
Tôi rời Việt Nam vào tháng 8 năm 1988, nền kinh tế vẫn đang trong thời kỳ đóng cửa, nhưng đă có thể thấy một chút gió mới len lỏi ùa vào qua những bài viết kư tên NVL trên báo Nhân dân. Lúc đó tôi c̣n quá ngây thơ để hiểu được t́nh h́nh kinh tế, chính trị của VN, nhưng tôi cũng thấy hồi hộp cùng cha mẹ qua những câu chuyện họ kể cho nhau nghe về chính sách mới, nghị quyết mới.
Tôi sinh ra và lớn lên ở miền Bắc, trong môi trường giáo dục chính trị cộng sản. Hồi c̣n ở Việt nam, và ngay cả khi mới sang Nga du học, tôi vẫn hết sức tin tưởng rằng "chủ nghĩa xă hội một ngàn lần dân chủ và nhân bản hơn chủ nghĩa tư bản", tôi thực sự tin rằng xă hội nơi tôi đang sống là tốt đẹp nhất, nhân đạo nhất, y như những ǵ người ta tuyên truyền. Bởi v́ tất cả những ǵ vô nhân đạo trong xă hội đă được nhốt kỹ sau những bức tường nhà tù và trại tập trung. Nhũng ǵ không thể nhốt nổi th́ được che đậy dưới những khẩu hiệu mỹ miều như tàn dư của chủ nghĩa phong kiến, hậu quả của 30 năm chiến tranh.
Sau khi rời VN ít lâu, qua những lá thư nhà, tôi được biết cha mẹ tôi đă thôi không làm việc trong các cơ quan nhà nước nữa, họ đứng ra thành lập một công ty riêng để sản xuất và buôn bán. Cha mẹ tôi hồ hởi kể chuyện về những thay đổi nhanh chóng ở trong nước, về một cơ chế thoáng hơn trong nền kinh tế. Nhưng những tin vui ấy kéo dài không lâu, chỉ đến cuối năm 89 tôi đă thấy những tin tức đáng lo về những quỹ tín dụng bị vỡ, về những công ty vay tiền nhà nước không trả được. Rồi một sự im lặng kéo dài, tôi không thể đoán được tại sao đột nhiên cha mẹ tôi không viết thư cho tôi nữa. Măi đến cuối năm 90 khi về phép, tôi mới hiểu vào cuối thế kỷ 20, ở giữa ḷng một chế độ "nhân bản" nhất lịch sử , những cảnh bất công chỉ v́ "phải tên xưng xuất là thằng bán tơ" của thời nàng Kiều vẫn xảy ra như cơm bữa. Cha mẹ tôi bị bắt chỉ v́ chính quyyền muốn có một "điển h́nh" ở miền bắc. Họ ghép cho cha mẹ tôi tội không trả tiền nhà nước khi thời hạn thanh toán c̣n chưa tới. Và khi tổng số tiền họ tịch thu của gia đ́nh tôi c̣n lớn hơn cả số tiền chúng tôi nợ nhà nước, nhưng tất nhiên một phần không nhỏ tài sản của chúng tôi đă bay hơi trước khi nó được ghi tên vào biên bản. Chỉ v́ một số tiền nhỏ hơn 10 ngàn đô la, cả gia đ́nh tôi tan tác, thành những kẻ không nhà: mẹ tôi phải đi trốn, cha tôi bị bắt chỉ v́ là chồng của mẹ tôi, các em tôi lang bạt mỗi lúc một nơi. Cậu em mới 9 tuổi đă viết thư kể lại hôm xử án thế này:"Chị ạ, hôm xử cha mẹ ḿnh mọi người đi dự rất đông. Bác luật sư bào chữa rất hay làm mọi người được nhiều phen vỗ tay tán thưởng. Bác bảo, bắt người v́ tội không trảtiền, khi thời hạn c̣n chưa đến là vô lư hết sức, nếu thế chính phủ Việt nam cũng phải mang bỏ tù v́ tội đi vay tiền của ngân hàng thế giới, v́ họ cũng chưa trả hết. Thế nhưng quan ṭa mặt lạnh như tiền, chẳng có chút xao động nào, vẫn kết án cha ḿnh 5 năm tù". Đây là cái án mà người ta đă nói cho cha tôi biết trước, từ khi mới bị bắt, theo đúng chỉ tiêu trên đă đề ra.
Thế nhưng phải đến khi về phép vào đầu năm 91 tôi mới có cơ hội nh́n thấy gương mặt thật của nhà nước cộng sản. Tất cả chỉ diễn ra trong 20 phút, nhưng cũng đủ để tôi hiểu điều ǵ ẩn giấu đằng sau những từ hết sức đẹp đẽ: Việt nam-dân chủ-cộng ḥa-độc lập-tự do-hạnh phúc.
Theo đúng luật, tôi không được phép vào gặp cha tôi trong Hỏa Ḷ, v́ vụ án vẫn đang ở trong giai đoạn điều tra. Nhưng một người mối lái mách, họ vẫn có thể xin cho tôi được vào gặp cha tôi chừng 20-30 phút nếu chúng tôi chịu chi chừng 300 trăm đô la. Tất nhiên gia đ́nh tôi đồng ư ngay với đề nghị này. Theo lời chỉ dẫn của người mối lái, chúng tôi t́m mua một chiếc ti vi 17 inch đúng hiệu Sony giá gần 350 đô la, bọc gói cẩn thận, để người ngoài nh́n vào không biết đó là một chiếc ti vi mới cứng, c̣n người trong cuộc th́ hiểu ngay đó là một món quà "đầy ư nghĩa". Đợi đến tối khuya, chúng tôi mới rồng rắn khênh món quà đó đến nhà một quan chức trong viện kiểm sát, người có chữ kư vàng ngọc, kư vào đơn xin của ai, th́ người đó được quyền gặp mặt người thân trong Hỏa ḷ. Liếc nh́n món quà của chúng tôi, ông lặng lẽ đón lấy lá đơn xin gặp thân nhân của tôi cất vào túi, hẹn sáng hôm sau lên lấy trên pḥng làm việc, miệng không quên thuyết tŕnh tinh thần bao dung của nhà nước cho phép tôi gặp thân nhân do hoàn cảnh đặc biệt đi học ở xa, chứ đúng theo luật th́ tôi không được phép gặp. Sau này các quan chức trên đại sứ quán Việt Nam cũng nhắc lại "ḷng bao dung" này, chỉ có điều họ quên giải thích, ḷng bao dung của nhà nước không rẻ chút nào.
Hôm sau, xếp hàng từ 7 giờ sáng, khoảng 10 giờ chúng tôi được dẫn vào khu gặp thân nhân trong Hỏa Ḷ. Căn pḥng gặp mặt chừng 8 m2, vừa đủ kê 2 chiếc bàn con và 4 chiếc ghế. Phải chờ thên gần 1 giờ nữa tôi mới được gặp cha tôi. Và sau cái bàn thứ 2, không biết từ lúc nào cũng đă có một nhân viên công an đến ngồi theo dơi cuộc gặp gỡ. Chỉ mấy tháng ở tù cha tôi gầy đi trông thấy, tóc cạo trọc, da lở loét, quần áo lem luốc, da xanh lớt. Tôi hỏi cha tôi về cuộc sống ở trong tù, và câu hỏi nào cũng nhận được một câu trả lời: "Tốt lắm con ạ". Tôi hơi ngạc nhiên trước những câu "lắm" kéo dài giọng của cha, nhưng không đủ kinh nghiệm để hiểu chúng. Phải ra đến ngoài đường, bà ngoại mới giải thích cho tôi hiểu ư nghĩa dích thực những câu trả lời "lắm" cay đắng mà cha tôi phải nói khi trong pḥng có một người cảnh sát hiện diện. Trong lúc tṛ chuyện cha tôi vẫn dành một nỗ lực lớn để cất dấu một chiếc ruột bút bi. Tôi cứ thắc mắc sao cha tôi không cầm cả bó bút tôi mang vào, lại chỉ lấy có một chiếc, và t́m cách cất dấu rất cẩn thận. Măi sau này tôi mới biết, người ta không cho tù nhân giữ bút ở trong tù. Cũng nhờ chiếc ruột bút dấu được vào tù, mà cha tôi thoát chết. Bởi cha tôi nhắn được ra ngoài cho gia đ́nh trộn thẳng thuốc kháng sinh vào cơm, mới trị được chứng lở loét do điều kiện sống bẩn và ăn uống thiếu chất ở trong tù.
Những ǵ nh́n thấy, nghe thấy trong 20 phút ấy đă làm thay đổi toàn bộ thế giới quan của tôi. Hóa ra xă hội mà tôi tin tưởng nhân đạo và bao dung nhất thế giới chỉ là một bức tranh đẹp đẽ nhưng không thật. Trên thực tế nó thật tàn nhẫn và chua ngoa như một mụ hàng cá ngoài chợ.
Bên ngoài bức tường Hỏa Ḷ, mọi người vẫn đang náo nhiệt chuẩn bị Tết, cuộc sống tưởng như rất thanh b́nh, nhưng tôi đă hiểu có rất nhiều gia đ́nh đă, đang và sẽ tan tác bất công như gia đ́nh tôi, nếu mô h́nh xă hội này không thay đổi.
2- Mỗi viên gạch xây lên ngôi nhà mới
Tôi biết rằng những người đấu tranh v́ dân chủ ở trong nước phải chịu một áp lực rất lớn về tinh thần, kinh tế, từ tất cả mọi phía: từ chính quyền, xă hội, gia đ́nh, để hoạt động cho dân chủ. Nên tôi không dám tự cho phép ḿnh khuyên mọi người phải làm ǵ. Tôi nghĩ rằng các bác, các bạn trong nước cũng luôn theo dơi mọi biến động, t́m những chỗ yếu của nhà cầm quyền để có những hành động kịp thời.
Tôi chỉ nêu lên ở đây một vài ư kiến mang tính trong nhà ngoài bếp mà chúng ta có thể làm được để giúp đỡ, ủng hộ cho phong trào dân chủ ở trrong nước.
Việc thứ nhất: Tôi nghĩ, chúng ta có thể giúp đỡ về tài chính cho mọi người ở trong nước. Nhưng việc này phải làm hết sức bí mật, và tế nhị, nếu không, nhà cầm quyền sẽ có cớ để gán cho mọi người trong nước tội làm gián điệp, c̣n mọi người trong nước cũng sẽ e ngại không dám nhận sự giúp đỡ của chúng ta.
Từ xưa tới nay chúng ta thường vận động tài chính theo hai kiểu, cách thứ nhất hết sức rầm rộ, công khai. Kiểu này có thể tạo được một nguồn tài chính lớn, ổn định, lâu dài nhưng, không giữ được tính bí mật. Hơn nữa những người quyên góp đ̣i hỏi phải có bằng chứng về việc chi tiêu những số tiền này, như vậy thật bất tiện cho mọi người ở trong nước. Cách thứ hai ngược lại, hoàn toàn lặng lẽ, không cần chứng từ v́ chúng ta tự nguyện quyên góp rồi giao cho những người tin cậy chuyển về. Nhưng cách này lại có nhược điểm là hết sức thất thường. Nó chỉ có thể coi là một món quà cho những người bạn của chúng ta ở trong nước, chứ không thể coi là chỗ dựa cho mọi người ở trong nước được.
Tôi muốn chúng ta hăy cùng nhau nghĩ tới một cách tổ chức có được ưu điểm của cả hai kiểu quyên tiền trên đây, vừa đều đặn hơn, vừa giữ được tính bí mật. Cách tốt nhất có lẽ ta tổ chức theo kiểu một chuỗi những vết dầu loang. Mỗi người tự vận động, quyên góp và chịu trách nhiệm với những người quen của ḿnh.
Chúng ta thường ngại nói đến chyện tiền bạc, lại càng ngại không dám nhận trách nhiệm thu, giữ tiền, đặc biệt trong điều kiện không có được mọi thứ chứng từ để chứng tỏ sự vô tư của chúng ta. Nhưng nếu chúng ta không thể vượt qua một chút e ngại ấy th́ ai có thể yểm trợ cho mọi người ở trong nước?
Tôi có hỏi chuyện nhiều người Việt ở Nga, tại sao họ không thích, không tán đồng với nhà nước cộng sản trong nước hiện nay, nhưng cũng không tham gia vào các hoạt động chống đối. Phần đông cho biết, họ sợ cho an ninh của gia đ́nh và bản thân. Những người có tâm huyết nhất th́ thổ lộ, họ không ngại chuyệnỉ có thể bị bắt bớ, bị giam, nhưng họ không thể chịu đựng được khi cả gia đ́nh bị bao vây về kinh tế và chính trị đến chết ṃn. Không phải người vợ nào cũng có thể đồng cam cộng khổ với chồng, không phải người con nào cũng hiểu được chí nguyện của cha. Sức ép của gia đ́nh v́ những vấn đề kinh tế, đă ngăn cản biết bao người không dán dấn thân v́ đất nước. Công an Việt nam nắm trong tay quyền lực và chính quyền, vừa có mọi phương tiện tối đa để làm việc, vừa được nhận lương chỉ để chuyên tâm đàn áp phong trào dân chủ. Trong khi đó những người đối kháng trong nước vừa bị đe đọa về an ninh, vừa bị áp lực về tinh thần, vừabị bao vây về kinh tế. Tôi thấy trong điều kiện sống như vậy các chú các bạn trong nước vẫn cố gắng làm việc quả là hết sức quả cảm.
Tôi không dám nói đến một số tiền lớn, chỉ dám nói đến một số tiền nhỏ để giúp mọi người trong nước có phương tiện làm việc như để fotocopy, trả dịch vụ email và khi cần để di chuyển hay lúc ốm đau có tiền mua thuốc. Nói một cách văn hoa hơn là giúp cho mọi người có thể sống như một con người, không bị rơi vào hoàn cảnh khổ cùng cực như cụ Nguyễn Hữu Đang trước đây.
Trước đây chúng ta đă nhiều lần quyên góp tiền chuyển về trong nước, nhưng chúng ta làm chuyện này không đều đặn, nên nó không đủ sức tạo được tâm lư tự tin cho mọi người ở trong nước. Cái gian giảo của nhà nước cộng sản là nó không chỉ hành hạ con người ta về mặt thể xác, nó c̣n t́m mọi cách cô lập con người ta về mặt xă hội, kinh tế để người ta phải chết dần, chết ṃn. Sự giúp đỡ của chúng ta nếu có thể mang t ính chất đều đặn, định kỳ sẽ giúp mọi người trong nước phá bỏ được nỗi lo về kinh tế và thoát được áp lực của gia đ́nh.
Việc thứ 2 nếu chúng ta làm được sẽ đẩy phong trào dân chủ lên rất mạnh đó là sự đoàn kết. Tất cả chúng ta đều có một mong muốn chung là xây dựng một nước Việt nam dân chủ và thịnh vượng. Chúng ta bỏ thời gian, công sức, và cả tiền bạc để thực hiện ước mơ chung đó. Vậy tại sao chúng ta không thể cùng đặt bút kư vào một bản hiến chương nói lên nguyện vọng đó của chúng ta, bỏ qua những khác biệt về tôn giáo, lứa tuổi, bỏ qua những chuyện câu chữ. Tôi thấy cho đến nay chuyện câu chữ đă góp phần không nhỏ cản trở chúng ta xích lại gần nhau. Chữ nghĩa chỉ là phương tiện giúp chúng ta diễn đạt ư nghĩ của ḿnh. Tại sao chúng ta có chung ư nghĩ mà không thể cùng t́m được chung ngôn từ điễn đạt. Thật là buồn nếu chúng ta là người Việt mà lại phải nhờ đến tiếng ngoại quốc để viết một văn bản như vậy. Nhưng nếu chúng ta không thể t́m được trong tiếng Việt những ngôn từ chung, th́ có lẽ chúng ta cũng nên nghĩ đến một phương án dùng những ngoại ngữ chính để thảo một văn bản như vậy. Có lẽ trong trường hợp này chúng ta sẽ tránh được những lối ṃn định kiến của ngôn từ.
Việc h́nh thành một tổ chức rộng răi như vậy giúp giới trẻ dễ ḥa nhập và tham gia vào các hoạt động dân chủ hơn. Các đảng phái với những nguyên tắc cứng nhắc dễ làm giới trẻ cảm thấy g̣ bó. Tuổi trẻ đầy mơ ước và hoài băo làm những việc cao cả, nhưng lại thiếu kinh nghiệm và sự chín chắn. Cuộc bút chiến giữa các đảng phái, phong trào trên các báo chí làm tuổi trẻ e ngại không biết tin ai, nghe ai.
Thời gian cuối chúng ta tập trung vào bản hiệp ước lănh thổ của đảng cộng sản Việt Nam để lật tẩy bộ mặt bán nước của họ. Nhưng chúng ta hoàn toàn không để ư tới một khía cạnh khác không kém phần quan trọng đó là trong những năm cuối này văn hóavà truyền thống ở trong nước đă bị băng hoại trầm trọng quá. Tội của nhà nước Việt nam trong chuyện này cũng không thể nhỏ hơn tội bán nước. Bởi nếu không có các quan chức dùng tiền nhà nước tiêu xài hoang phí th́ làm sao các hàng quán và tụ điểm ăn chơi có đất dụng vơ. Nếu không có các quan chức ăn hối lộ không biết đắn đo, các tụ điểm tiêm chích sao dám hoạt động ngay giữa ban ngày. Tôi không có đủ tài liệu để t́m hiểu xem trong thời phong kiến, trong thời thực dân, có bao giờ t́nh h́nh xă hội Việt Nam nhiễu nhương như bây giờ không. Nhưng trên cơ sở những ǵ tôi đọc, tôi thấy có lẽ bây giờ là thời kỳ đen tối nhất.
Tôi nghĩ chúng ta cũng cần phải để tâm xây dựng một phong trào "t́m về nguồn", bao gồm t́m hiểu truyền thống văn hóa, phong tục của Việt nam, việc phát triển văn ḥa Việt nam qua các thời kỳ lịch sử khác nhau để thấy rơ sự suy vi hiện nay cũng như vai tṛ của chính thể hiện nay trong việc tàn phá nền văn hóa của dân tộc.
Nêu lên một vài ư kiến nhỏ như vậy, tôi mong các cô, chú, anh chị và các bạn chúng ta cùng thảo luận và bổ xung, góp ư.
3- Một vài nét về bản thân
Từ lớp 4 tôi bắt đầu học chuyên toán, suốt cả tuổi thơ chẳng được chạy nhảy chơi đùa tự do như các bạn học ở các lớp thường, suốt năm tôi phải lo ôn tập chuẩn bị cho các kỳ thi tuyển, nào thi học sinh giỏi toàn quận, toàn thành phố, rồi thi lên lớp chuyên, thi kiểm tra hàng tháng.... Đến tận khi thi tốt nghiệp cấp 3, ngoài những kiến thức để thi đại học là Toán, lư hóa, Tôi chẳng hề biết điều ǵ khác, tôi không có khái niệm ǵ về cuộc sống, về chính trị, về con người. Sau hồi về thăm nhà, được biết sự thực những ǵ xảy ra trrong gia đ́nh, và qua đó hiểu được sự thật về xă hội Việt nam, tôi tự hứa với ḿnh, sẽ cố gắng làm tất cả những ǵ có the,ă để trong tương lai, sẽ không c̣n những nàng Kiều phải bôn ba lưu lạc một cách quá bất công ở Việt nam nữa. Sau khi trở lại nước Nga tôi bắt đầu t́m hiểu về xă hội tôi đang sống, về phong trào đ̣i tự do dân chủ ở Liên Xô hồi đó, về chế độ cộng sản. Hồi đó lần đầu tiên tôi mới biết được những trại tập trung thời cộng sản ở Nga, về những nhà ly khai bị quản túc như nhà vật lư Sakharov. Đến lúc đó tôi mới bắt đầu hiểu rằng t́nh trạng bi đát ở Việt nam, không phải chỉ đơn giản do lỗi của một nghị quyết này, của một ông chánh án nọ. Nó là kết quả của cả một mô h́nh xă hội sai. Hồi cuối tháng 6 năm 1992, khi nghe nói các nhà báo Nga thành lập một đài phát thanh bằng tiếng Việt để vận động trả tự do cho các tù nhân chính trị tôi vui vẻ đồng ư ngay. Tôi không hề cảm thấy nguy hiểm, cũng không thấy sợ hăi, ngược lại, cảm thấy hài ḷng v́ tôi đă được làm một công việc tôi đang đi t́m. Nhưng tiếc rằng khi đó không ai nói với tôi nhũng nguyên tắc sơ đẳng nhất của việc hoạt động bí mật, ở trên đài ai hỏi ǵ tôi cũng trả lời rất thật tên tuổi, nơi học. Trên đài phát thanh Moskva ngoài tôi là người Việt c̣n có hai người Việt khác của nhà nước cộng sản gửi sang làm việc, nên ngay sau khi đài phát thanh tiếng nói tự do từ Moskva hoạt động, sứ quán Việt Nam đă biết về tôi khá rơ ràng. Thế là bắt đầu thời kỳ đấu tranh trực diện với sứ quán, với chính quyền sở tại để xin quyền cư trú chính trị. Phải mất tṛn 9 năm tôi mới được công nhận quyền sống hợp pháp ở Nga. Chín năm ấy có biết bao chuyện đă xảy ra, biết bao lần ngồi đồn cảnh sát v́ không có giấy tờ, biết bao lần xếp hàng rồng rắn ở các nơi tiếp dân của sở di trú, bộ di trú để rồi lại thất vọng quay trở về, biết bao lần chạy thục mạng để trốn cảnh sát, biết bao lần thót tim v́ nghĩ có người đang đi theo, nhưng quả thật chưa bao giờ tôi cảm thấy ân hận về quyết định của ḿnh.
Hồi tháng 8 năm 92 tôi định về phép thăm mẹ tôi lúc đó đang trốn ở Sài g̣n, v́ biết rằng rất có thể sau đó không bao giờ tôi c̣n trở về được nữa. Nhưng tôi đă không kịp làm điều đó, dù tôi đă mua vé, làm thị thực xong xuôi. Đến tận phút cuối cùng tôi vẫn phải giở vờ như sẽ về theo kế hoạch. Chỉ duy nhất có một người bạn thân nhất biết tôi không thể về được, và v́ sao. Thay cho chuyến về phép Việt nam tôi chuẩn bị đồ đạc đến trốn ở nhà chị Irina gần một tuần lễ. Đó là lúc khó khăn nhất của tôi. Khó khăn không phải v́ kinh tế, không phải v́ bị nguy hiểm mà v́ tôi cảm thấy tôi đơn độc. Suốt từ tháng 11 năm 92 đến tháng 4 năm 93 sứ quán liên tục gọi tôi lên làm việc, đến lần thứ 4, tôi cùng các nhà báo Nga và Mỹ đă lên gặp và nói chuyện với các nhân viên sứ quán. Nhờ sự có mặt của các nhà báo nên các nhân viên ṭa đại sứ chỉ kịp tiếp tôi rất qua loa, rồi lại phải tập trung quay sang đối phó với các nhà báo. Điều họ sợ nhất, không phải là tôi với cái đài đ̣i dân chủ cho Việt nam nữa mà chính là sự hiện diện của hàng chục công ty Việt nam thuê văn pḥng ngay trong sứ quán để hoạt động trốn thuế của chính quyền Nga. Họ sợ những điều này bị phanh phui hơn sợ tôi rất nhiều, nên nhanh chóng đuổi tôi về và quây các nhà báo lại một chỗ không cho đi sang các khu vực khác, cũng như t́m mọi cách thu hồi các cuốn phim của các nhà báo. Sau vụ này sứ quán hết sức giận dữ, họ gửi công hàm đi khắp các trường để kể tội tôi. Nhờ thư kể tội của sứ quán, tôi có thêm bạn bè, những người cùng chí hướng, cũng không ít người nh́n tôi với con mắt khá sợ hăi, cứ như đến gần tôi th́ họ cũng biến ngay thành "một phần tử nguy hiểm" mà sứ quán đang kể tội. Tháng 4 năm 93 ở Moskva diễn ra Hội thảo cho nhân quyền ở Việt nam. Đó là một sự kiện rất đặc biệt cho cuộc sống của tôi. Lần đầu tiên tôi được biềt và tiếp xúc với cộng đồng người Việt ở hải ngoại, được biết Cô, Chú Nguyễn Minh Cần, và có nghĩa là tôi đă có bè bạn, được thoát khỏi t́nh trạng đơn độc. Và cũng nhờ cơ duyên của cuộc gặp gỡ tháng 4 này tôi có điều kiện để t́m hiểu và tiếp nhận một chỗ dựa tâm linh là Phật Giáo.
Tháng 5 năm đó tôi bị đuổi học và triệu hồi về nước. Nhưng rất may cô Inna đă lên gặp các thầy để giải thích, và cũng nhờ phong trào dân chủ trong trường tôi khá mạnh nên cuối cùng tôi không bị đuổi học mà chỉ phải bảo vệ luận án trước thời hạn 6 tháng. Tháng 12 năm 93 tôi tốt nghiệp khoa kinh tế đối ngoại trường quan hệ quốc tế Moskva. Sau khi tốt nghiệp tôi cùng mấy người bạn ra một tờ báo hàng ngày mang tên For You. Tờ báo hết sức hiền lành, nhắm vào đại đa số bạn đọc chú không hề mang nặng mầu sắc chính trị. Thế nhưng chúng tôi cũng không được yên thân. Nay ban quản trị ốp gọi lên dọa không cho bán v́ dám gọi các vị lănh đạo đảng cộng sản là "ông" cộc lốc, mai chúng tôi bị tịch thu báo v́ dám đưa tin quá thật về cộng đồng. Đến tháng 8 năm 95 chúng tôi phải đ́nh bản. Sau đó tôi đi làm cho một công ty của Việt nam theo chuyên môn kinh tế của ḿnh. Không ít lần các nhân viên sứ quán gây sức ép để công ty này đuổi việc tôi, rồi họ lại xuống giọng khuyên tôi nên viết đơn xin khoan hồng sẽ được tha thứ. Ngoài việc đi làm, tôi cũng thường viết bài cho các đài, các báo, tạp chí ở hải ngoại từ năm 93 đến nay. Một số bài báo của tôi được tập hợp trong cuốn sách mang tựa đề "Nước nga dưới mắt người Việt" do nhà xuất bản Tân Văn ở Nhật in tháng 5 năm 2000.
Ghi chú: Bài viết của Lan Hương, một du sinh tại Liên Xô, bây giờ là Cộng Hoà Liên Bang Nga, chia xẻ kinh nghiệm của minh về chế độ Cộng Sản. Xin đọc thêm tiểu sử của Lan Hương
-- (tosu_cs@yahoo.com), May 05, 2004
Lai mot san pham rac ruoi nua cua tri oc benh hoan cua may thang cho dai tan quan VNCH het thuoc chua. Cu ngoi o nha ma boc phet nguy gia tan quan, khong ai danh thue may dau. Khi nao du tien thi lai khan goi qua muop ve VN choi con nguy gia nhe (Goi la di lay thuc te "danh trau CS"). To su nguy tac sao cho ca lu.
-- Dit Me Lu Nguy Tac Khon Nan (VNCH@FuckingDogs.Com), May 05, 2004.