HỌ KHÔNG SẴN SÀNG NGHEgreenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread |
Bắc Bộ Phủ toàn những tên Đầu Gấu, Sống vô tâm quanh bữa tiệc đầu lâu,
Ta cúi đầu - Cộng cỡi cổ, Ta đứng dậy - Cộng sụp đỗ
-------------------------------------------------------------------------------------------
HỌ KHÔNG SẴN SÀNG NGHE
Trich tu www.canhen.de - NGUYỄN Đ̀NH LỰC
Có người nhận xét rằng, giới cầm quyền Đảng Cộng sản Việt Nam hôm nay rất e ngại các vị "nguyên" nọ "nguyên" kia lên tiếng trong các cuộc họp. Các vị nguyên là cán bộ cao cấp, từng có chức vụ cao trong bộ máy chính quyền của Đảng Cộng sản, nay đă ra khỏi bộ máy ấy, "về với nhân dân", và khi không c̣n quyền c̣n chức, bổng lộc cũng hết, th́ các vị "nguyên" này mới thấm cái đời "thằng dân", mới bức xúc nỗi khổ đau của "nhân dân", mới dám nói thật, và các vị "đương" chức đương quyền không bao giờ thích nghe những sự thật ấy.
Một phần những sự thật này được ông Đặng Quốc Bảo, "nguyên" Bí thư trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, "nguyên" Trưởng ban Khoa giáo trung ương đảng, tŕnh bày trong một bài nói chuyện với Hội đồng lư luận trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 18 tháng 7 năm 2003.
Mở đầu bài nói, ông Bảo tỏ ngay ư nghi ngờ: "Tôi không biết các đồng chí lănh đạo đă sẵn sàng nghe chưa?". Ông Bảo đưa ra hai lư do khiến ông phải nghi ngờ như vậy. Lư do thứ nhất là Đại hội 9 chỉ xử lư những vấn đề sống c̣n của đất nước "về mặt chiến thuật, chứ chưa xử lư về chiến lược, đặc biệt là những vấn đề thuộc về quan niệm". Xử lư chiến thuật tức là Đảng Cộng Sản chỉ t́m các biện pháp để ứng phó với t́nh h́nh hiện nay chứ không đi t́m giải pháp lâu dài. Ông Bảo ghi nhận Đảng có cố gắng rất nhiều để t́m biện pháp giải quyết vấn đề, nhưng sự cố gắng ấy bị hạn chế bởi việc nói lan man chung chung. Ông nhận xét những trang nói về những vấn đề chung trong nghị quyết của đảng "đă làm triệt tiêu toàn bộ những sự cố gắng về mặt chiến thuật". Và ông kết luận: "Một Đại hội lớn như thế mà chưa sẵn sàng để đột phá về những vấn đề mà thời đại đặt ra."
Lư do thứ hai khiến ông Bảo nghi ngờ sự sẵn sàng nơi cấp lănh đạo Đảng Cộng Sản để lắng nghe lời nói thẳng nói thật là: "Căn cứ vào những theo dơi ngoài phương tiện thông tin đại chúng, th́ thấy những bài b́nh luận, chưa thấy dấu hiệu của những t́m ṭi. Những sự t́m ṭi nằm trong phạm vi chiến thuật nhiều hơn, chứ chưa có dấu hiệu về mặt chiến lược. Những ư kiến mà có đề cập đến th́ bị lên án, bị lên án dữ dội".
Tại sao lời nói thật lại bị lên án? Ta hăy nghe một số kết luận trong bài nói chuyện của ông Đặng Quốc Bảo. Trước hết, về chế độ xă hội chủ nghĩa, ông Bảo nói: "Hệ thống ấy đă bị tha hóa". Theo ông, giai đoạn rực rỡ nhất, sáng tạo nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam là giai đoạn bí mật đấu tranh, giai đoạn cách mạng tháng Tám, giai đoạn chiến tranh. C̣n trong giai đoạn ḥa b́nh, giai đoạn phát triển kinh tế về sau th́ Đảng Cộng Sản đă đẩy đất nước vào khủng hoảng. Điều này theo ông Bảo, "không phải chỉ là sai lầm của lănh đạo" như họ thường nghĩ, mà "có sự trục trặc nào đó trong hệ thống học thuyết của chúng ta". Điều mà ông Đặng Quốc Bảo muốn nói ra, nhưng chỉ dám nói "nhẹ nhàng", nói "bóng gió", nói để người nghe tự hiểu, là: Chủ nghĩa Mác Lênin, học thuyết cộng sản, v.v. đă sai rồi, Đảng Cộng Sản muốn tiếp tục tồn tại, tiếp tục cầm quyền th́ phải mau mau bỏ cái chủ thuyết lỗi thời "công tŕnh của nữa đầu thế kỷ 19" (lời ông Bảo) ấy đi. Ông Bảo nhẹ nhàng nhắc nhở: "Bây giờ đưa kết luận của thế kỷ 19 để dẫn đường cho thế kỷ 21, cái điều này nên xem lại".
Tiếp đó, ông Bảo dành nhiều trang nói về quá tŕnh phát triển của khoa học và tri thức loài người để chứng minh cho kết luận: "Không có một lư thuyết nào có giá trị vĩnh cửu, không có lư thuyết nào giúp chúng ta trong một lần tạo một mô h́nh tương lai vĩnh cửu, không có". Trong khi đó th́ cũng theo lời ông Bảo, Đảng Cộng Sản lại "coi lư thuyết Mác là cái ǵ vĩnh cửu cao nhất", tuyệt đối hóa chân lư, từ đó, tự trói buộc bới các quan niệm cũ, v́ thế mà triệt tiêu mọi sự sáng tạo, mọi sự mở mắt. Sau khi phê b́nh chủ nghĩa Mác đă lỗi thời, ông Bảo quay sang phê b́nh Lênin. Lênin dự báo chủ nghĩa tư bản đă giăy chết, nhưng thực tế cho thấy chủ nghĩa tư bản "giăy chết" cả một thế kỷ rồi mà vẫn chưa chết, "không những nó chưa chết mà nó c̣n khắc phục được ở tŕnh độ nhất định những nhược điểm nào đó và nó đảm bảo sự sống của nó". Cũng lại với cách nói gián tiếp, đủ để người nghe hiểu ư ḿnh, nhưng không đủ để bị quy là "phản động", ông Đặng Quốc Bảo nhắn nhủ người cộng sản Việt nam rằng không nên nghe lời xui của Lênin về sự "giăy chết của chủ nghĩa tư bản" nữa, mà nên chung sống với chủ nghĩa tư bản, v́ "chắc chắn trong nhiều thập kỷ nữa nó chưa chểt", do đó chưa chính muồi để làm cách mạng xă hội chủ nghĩa, chưa có điều kiện để lật đổ chủ nghĩa tư bản.
Đề cập đến những nhược điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam, ông Đặng Quốc Bảo nêu lên mấy vấn đề lớn. Thứ nhất là bệnh "sơ cứng tư duy". Toàn Đảng ôm cứng lấy mớ lư luận giáo điều hủ lậu của các ông Mác Lênin, ra sức tụng niệm bất chấp thực tế mâu thuẫn với lư thuyết. Mặc dù nhiều người trong Đảng cũng thừa biết mớ giáo điều ấy là sai nhưng như ông Bảo nhận xét: "không ai dám đột phá, không dám chịu trách nhiệm". Ông chỉ rơ: "Có một cái là ngại rằng đụng đến vấn đề này th́ bị lên án là "diễn biến ḥa b́nh". Có một "thế lực nào đó" hạn chế không cho người ta nói ra sự thật, bắt người ta tụng kinh Các Mác, kinh Lênin.
Nhược điểm thứ hai, theo ông Bảo là Đảng Cộng Sản đă không tạo ra không gian dân chủ, thậm chí c̣n bịa đặt ra khái niệm "diễn biến ḥa b́nh" để hù dọa, để "đàn áp các ư kiến khác nhau". Liên quan đến điểm này là điểm thứ ba tức là khái niệm "Đảng độc quyền lănh đạo". Ông Bảo phân tích rơ: Khái niệm Đảng độc quyền lănh đạo dẫn tới độc quyền lănh đạo của một nhúm nhỏ người nào đó trong Bộ chính trị. V́ Đảng lănh đạo th́ Nhà nước, chính phủ và Quốc hội chỉ làm công việc "thể chế hóa" chính sách của Đảng. Đụng đến vấn đề cơ bản th́ Quốc hội "bị tê liệt, bị vô hiệu hóa", v́ "chủ tịch đoàn nói rằng: Bộ chính trị quyết định rồi, chúng ta bàn trong phạm vi Bộ chính trị quyết định". Vấn đề thư 4 là Đảng độc quyền lănh đạo th́ "quyền làm chủ" của nhân dân thể hiện ở đâu? Thực tế, như ông Bảo nhận xét: "Quyền làm chủ của nhân dân ở nước ta chỉ là h́nh thức". Vấn đề thứ 5 là Đảng không chịu thừa nhận ư kiến khác với ư kiến của đảng.
Cuối cùng, ông Bảo nhấn mạnh: "Mọi sự độc quyền đều dẫn đến tha hóa, bất kể dưới dạng nào. Trong đó kể cả Đảng ta. Tất cả mọi sự độc quyền đều thiếu vắng dân chủ". Ông Bảo nhận định rằng không có sự độc quyền nào có thể tồn tại vĩnh viễn. Do đó, đến một lúc nào đó, độc quyền chính trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ gặp phải lực lượng đối trọng. Bây giờ có thể chưa có lực lượng đối trọng nhưng trong 10-20 năm nữa, nhất định sẽ xuất hiện lực lượng đối trọng với Đảng Cộng sản trong xă hội Việt Nam. Chính v́ vậy mà ông Bảo tỏ ra rât lo lắng cho tương lai của Đảng. Câu hỏi là nếu Đảng tiếp tục bóp nghẹt dân chủ, tiếp tục nói dối như hiện nay th́ t́nh h́nh sẽ ra sao khi họ không c̣n có thể triệt tiêu được lực lượng đối trọng trong xă hội Việt Nam nữa.
Câu hỏi của ông Đặng Quốc Bảo cũng là lời nhắc nhở chúng ta, những lực lượng đối lập với chính quyền cộng sản ở Việt nam. Hiện nay chúng ta chưa thể tồn tại ở trong nước, v́ đảng Cộng Sản vẫn c̣n có thể đàn áp dă man các lực lượng dân chủ. Nhưng chúng ta cần chuẩn bị cho t́nh thế của 10-20 năm nữa, khi chính quyền cộng sản đă lung lay tận gốc rễ, chúng ta phải chuẩn bị để khi đó có một lực lượng đối trọng đủ bản lĩnh đưa đất nước Việt nam ra khỏi cơn u mê, ra khỏi t́nh trạng tụt hậu do đảng Cộng Sản đă tạo ra.
-- Chien Si Truyen Tin (Chien_Si_Truyen_Tin@hn.vnn.vn), May 17, 2004