Khám phá mới của Tiến sĩ Sophie Quinn-Judge về Cuộc sống riêng của Hồ Chí Minh

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Bắc Bộ Phủ toàn những tên Đầu Gấu, Sống vô tâm quanh bữa tiệc đầu lâu,

Ta cúi đầu - Cộng cỡi cổ, Ta đứng dậy - Cộng sụp đỗ

-------------------------------------------------------------------------------------------

Khám phá mới của Tiến sĩ Sophie Quinn-Judge về Cuộc sống riêng của Hồ Chí Minh

Trich tu www.lephai.com - Trương Trọng Trác - VietMerc - 26-06-2003)

HOUSTON - Cho tới nay, cuộc đời ông Hồ Chí Minh vẫn c̣n nhiều bí ẩn chưa được công bố, nhất là cuộc sống riêng tư của ông liên hệ tới nhiều phụ nữ trong thời gian ông bôn ba hoạt động cách mạng.

Thế nhưng, trong những năm gần đây, những tiết lộ mới đă cho thấy ông Hồ đă ít nhất có cuộc sống vợ chồng với vài phụ nữ mà đáng lưu ư nhất với người nữ đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai. Cho tới nay, đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn ghi trên các tài liệu chính thức bà Minh Khai là vợ của ông Lê Hồng Phong, tổng thư kư thứ hai của đảng CS Đông Dương, sau bị chết trong lao tù Côn Đảo của Pháp. (Tổng thư kư đầu tiên là ông Trần Phú. Chức vụ này sau được đổi là tổng bí thư Đảng CSVN.)

Khám phá ra việc bà Minh Khai là vợ ông Hồ do tiến sĩ Sophie Quinn-Judge t́m ra khi tham khảo các tài liệu của Quốc Tế CS ở Nga sau khi chế độ CS bị tan vỡ cùng với Liên Bang Xô Viết vào năm 1989. Chi tiết này đă được bà Quinn-Judge, một chuyên gia nghiên cứu về đảng CSVN và đặc biệt cuộc đời ông Hồ, công bố trong cuốn sách Ho Chi Minh: The Missing Years (1914-1941) sắp được tung ra thị trường. (Bà Quinn-Judge là người Mỹ hiện cư ngụ tại Luân Đôn và cuốn sách trên do University of California Press xuất bản.

Việc bà Minh Khai và ông Hồ, như bà Quinn-Judge đưa ra, trong thời gian Đại Hội 7 của Quốc Tế Cộng Sản ở Mạc Tư Khoa vào năm 1934 rơ ràng "hai người là vợ chồng."

Việc này cũng đă được tiến sĩ sử học Vũ Ngự Chiêu xác nhận trong cuộc phỏng vấn với Việt Mercury tại Houston, nơi ông đang định cư.

Ông Vũ Ngự Chiêu, tức nhà văn Nguyên Vũ, c̣n gọi sự liên hệ trên là "mối t́nh tay ba Hồ Chí Minh-Nguyễn Thị Minh Khai-Lê Hồng Phong."

Cả ông Chiêu và bà Quinn-Judge đều sử dụng những tài liệu đặc biệt tại các thư khố ở Nga và Pháp (Aix-en-Provence).

Cuộc sống vợ chồng của ông Hồ Chí Minh và bà Minh Khai ở Nga

Đề cập các tài liệu liên quan tới ông Hồ được Quốc Tế Cộng Sản lưu giữ ở Nga, bà Quinn-Judge cho biết: "Đống hồ sơ này cũng chẳng có được bao nhiêu, sắp xếp lộn xộn, đôi khi in lại hoặc đánh máy, cũng có khi nguyên bản như một lá thư, một vài tài liệu có chữ kư của ông Hồ Chí Minh hoặc kư tắt với danh xưng là Quak, Quac, NAQ hoặc với bí danh là Lee hay là Lin. Sau này khi tra khảo tới các hồ sơ lưu trữ về thuộc địa của Pháp tại Aix-en-Provence, tôi thấy có được lợi ích là góp phần để sắp đặt cho các tài liệu về Quốc Tế Cộng sản theo thứ tự hợp lư hơn dựa vào các tài liệu tại hai nơi thường khi cùng ghi nhận đến các diễn biến như nhau."

Liên quan tới ông Hồ và bà Minh Khai, bà Quinn-Judge cho biết:

"Một tiết lộ khác được khám phá qua các tài liệu này là có hai sự kiện liên quan đến thời kỳ hoạt động của bà Nguyễn Thị Minh Khai chứng tỏ bà là vợ của ông Hồ Chí Minh. Một sự kiện thể hiện qua lá thư được viết vào năm 1934 của ông Hà Huy Tập gửi tới Ban Bí Thư Miền Đông, nêu tên đại biểu được cử đi tham dự Đại Hội Quốc Tế Cộng sản lần thứ bảy, trong đó có một người nói là ‘vợ của Quốc,’ c̣n sự kiện kia là ở một chỗ khác thấy nói tới danh xưng người đàn bà đó là bà Văi (bà Minh Khai vào thời gian những năm đầu hoạt động có làm nghề hàng vải). V́ trong phái đoàn chỉ có một phụ nữ cho nên dĩ nhiên đó phải là có ư nói tới bà Nguyễn Thị Minh Khai.

"Sau này tại Mạc Tư Khoa, khi phải làm tờ khai lư lịch cá nhân, khi điền vào câu hỏi về t́nh trạng gia đ́nh bà đă ghi là có chồng và kể tên chồng là Lin. Đó cũng là danh xưng của ông Hồ tại Mạc Tư Khoa kể từ năm 1934 cho đến năm 1938.

"Ngược trở lại vào năm 1931, người ta thấy trong một lá thư ông Hồ Chí Minh có nói đến bà vợ đang chuẩn bị để đón khách vào dịp Tết. Đây có thể là một cách nói để ám chỉ bao che cho các hoạt động chính trị, nhưng nếu xét đến những điều vào năm 1934 hàm ư là bà Nguyễn Thị Minh Khai, tôi e rằng quả có thêm phần xác đáng hơn.

"V́ một vài lư do nào đó các giới chức tại Hà Nội vẫn chưa chịu đả động ǵ đến những điều tiết lộ theo đó ông Hồ có liên hệ t́nh cảm thực sự với những người thuộc phái nữ. Mặc dầu giờ đây phía Trung Quốc đă tŕnh bày trước công luận cả một bức ảnh và một bài viết nói về việc ông Hồ kết hôn với một phụ nữ vào tháng Mười, năm 1926 (*), nhưng Hà Nội vẫn chưa chính thức xác nhận."

Mặt khác, trong dịp chương tŕnh Việt ngữ của đài BBC Luân Đôn phỏng vấn bà Quinn-Judge (hôm 20 tháng Năm, 2003) về cuốn sách đời ông Hồ nêu trên, bà đă đề cập rơ hơn về cuộc sống vợ chồng của ông Hồ và bà Minh Khai: "Năm 1930 Nguyễn Thị Minh Khai đến Hồng Kông và làm việc trong văn pḥng của ông Hồ. Và khi đó quan hệ giữa hai người đă bắt đầu. Trong năm 1931, một lá thư của ông Hồ báo cáo rằng ông sẽ lấy Nguyễn Thị Minh Khai làm vợ. Người ta có thể coi đó là một cách nói để giữ bí mật nhưng toàn bộ nội dung lá thư cho thấy ông nói thẳng về sự kiện đó. Rồi đến năm 1934, trước ngày Quốc Tế Cộng Sản lần bảy tổ chức th́ trong các tài liệu về các đại biểu tham gia đại hội đều nói về Nguyễn Thị Minh Khai là vợ của Quốc tức Hồ Chí Minh. Và trong toàn bộ thời gian sau đó khi hai người sống ở Mạc Tư Khoa hai người là vợ chồng."

Giải thích của tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu

Trong các tài liệu chính thức về tiểu sử ông Lê Hồng Phong do đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra, chẳng hạn như trong cuốn Lê Hồng Phong - Người Cộng Sản Kiên Cường (hồi kư) do nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia ở Hà Nội đưa ra vào năm 2002, không hề đề cập tới các chi tiết về cuộc sống vợ chồng của ông Phong, chẳng hạn như họ cưới nhau ở đâu, vào năm nào, có con cái với nhau không... nhà sử học Vũ Ngự Chiêu giải thích:

"Việc chưa ai t́m thấy một tài liệu hộ tịch nào về cuộc hôn nhân giữa ông Lê Hồng Phong (tên thật Lê Huy Doăn, 1902-1942, c̣n có tên Nga Mikhail Litvinov) và bà Nguyễn Thị Minh Khai (tên thật Nguyễn Thị Vịnh, 1910-1941) thật dễ hiểu. Họ cũng chẳng cần khai báo. Người ta cũng không c̣n lưu giữ được cả khai sinh của người con gái tên Lê Hồng Minh (nay đổi thành Lê Nguyễn Hồng Minh). Viết sử mà không có tài liệu để y cứ, cách nào để viết? Không nêu rơ ngày tháng kết hôn của Hồng Phong-Minh Khai là phương thức tốt đẹp nhất.

"Chỉ có một nữ tác giả viết về mối t́nh cách mạng thơ mộng Hồng Phong-Minh Khai từ năm 1934, với những lời thề non, hẹn biển trên con tàu từ Thượng Hải tới Vladivostok. Tuy nhiên, tác giả này không nhắm mục đích viết sử. Ngoài ra, c̣n một người Tây phương nói về đám cưới của ông Lê Hồng Phong và bà Nguyễn Thị Minh Khai trên đất Nga, nhưng cũng chỉ là "truyền khẩu sử.

"Một số nhà nghiên cứu Việt Nam đă làm việc tại các văn khố của Quốc Tế Cộng Sản, cũng như văn khố Pháp. Từ thập niên 1970, họ làm phóng ảnh và vi phim (microfilm) các tài liệu văn khố Nga, mang về Hà Nội. Nhưng có lẽ v́ những mục tiêu chính trị giai đoạn của Đảng và nhà nước, họ không được phép và có thể không muốn nhắc đến cuộc t́nh tay ba giữa Nguyễn Thị Minh Khai, Hồ Chí Minh và Lê Hồng Phong.

"Hiện nay, không ai có thể chối căi được rằng khi theo học ở Nga trong thời gian 1934-1937, Fan Lan (Minh Khai) gần gũi với Lin (Hồ) hơn là Litvinov (Lê Hồng Phong). Từ Nga trở về Thượng Hải vào tháng Ba, 1937, bà Nguyễn Thị Minh Khai cũng đợi tới bốn tháng sau mới gặp ông Lê Hồng Phong, rồi cấp tốc về Sài G̣n công tác (hạ bệ Hà Huy Tập). Nói cách khác, bà Minh Khai chỉ có thể sống như vợ chồng với ông Hồng Phong từ cuối năm 1937 tới 1938, hoặc giữa năm 1939 tại miền Nam.

"Các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng đă được đọc tư liệu văn khố Pháp, nhất là hồ sơ Nha Liêm Phóng (Mật Thám hay Sureté). Các tài liệu này ghi nhận bà Minh Khai là vợ ông Hồng Phong khi hai người tái tổ chức Đảng Cộng Sản Đông Dương trong nội địa trong giai đoạn 1937-1938. Những công điện xin y án tử h́nh bà Minh Khai của Toàn Quyền Jean Decoux năm 1941 cũng nhấn mạnh ở điểm Minh Khai là vợ Hồng Phong.

"Bà Sophie Quinn-Judge là người đầu tiên t́m thấy và công bố ba tài liệu Nga cơ bản về cuộc ‘hôn nhân cách mạng’ giữa ông Hồ và bà Minh Khai. Tài liệu thứ nhất là bản tự khai lư lịch của Minh Khai (dưới bí danh Fan Lan) ngày 14 tháng Mười Hai, 1934 khi làm thủ tục xin nhập học trường Đại Học Công Nhân Phương Đông của Quốc tế Cộng Sản. Fan Lan đă khai chồng ḿnh là ‘Lin,’ tức ‘Lâm,’ bí danh mới nhất của ông Hồ sau khi QTCS khai tử bí danh ‘Nguyễn Ái Quốc’ vào giữa năm 1932. Tên ‘Lin’ trong tờ lư lịch này bị xóa đi bởi nhân viên thẩm quyền của QTCS. Một trong những cách giải thích hữu lư nhất là Bộ Phương Đông QTCS, qua bà Vera Iakovlevna Vasilyeva (1900-1959), trưởng pḥng Đông Dương, đă xóa bỏ đi, v́ QTCS không công nhận cuộc hôn nhân này.

"Tài liệu thứ hai là báo cáo ngày 31 tháng Ba, 1935 về phái đoàn đại biểu Đảng CS Đông Dương đi dự đại hội QTCS thứ bảy tại Mạc Tư Khoa. Ông Cinitchkin Hà Huy Tập - lúc ấy đang giữ chức thư kư Ban Lănh Đạo Đảng ở Ngoài tại Macao, và sau này là tổng thư kư thứ ba của Đảng CS Đông Dương từ 1936 tới 1938 - báo cáo rằng Minh Khai là vợ ‘Quak’ hay ‘Quốc’ (tức Nguyễn Ái Quốc). Lúc bấy giờ Hồng Phong đă được chỉ định làm tổng thư kư Đảng CS Đông Dương (tức tổng bí thư). Nếu Hồng Phong thực sự là chồng cách mạng của Minh Khai, Cinitchkin Tập chắc chắn không dám dựng đứng lên liên hệ giữa Minh Khai với Nguyễn Ái Quốc.

"Ngoài ra, c̣n một tài liệu khác cho thấy ngày 12 tháng Giêng, 1931, sau khi Hồ Chí Minh (Quốc) xin phép kết hôn, Bộ Phương Đông ở Thượng Hải trả lời là phải chờ đợi hai tháng. Nhưng một tháng sau, ngày 12 tháng Hai, 1931, ông Hồ đă báo cáo với Ban Phương Đông là ‘vợ’ ḿnh đang lo chuẩn bị đón Tết Tân Mùi (ngày 18 tháng Hai, 1931) và đón tiếp khách từ Sài G̣n và Bắc Kỳ qua. Người nữ trẻ sống gần ông Hồ, được giới thiệu là ‘thư kư riêng,’ và rồi vợ của Hồ chính là ‘Lư Huệ Sương’ hay ‘A Duy’ - sau này đổi tên thành Minh Khai - mới từ trong nước thoát ly ra ngoại quốc làm cách mạng. Những tài liệu này hiện vẫn chưa mở ra cho công chúng, và bà Quinn-Judge là một trong rất ít chuyên viên đă được phép tham khảo đặc biệt.

"Vẫn theo tài liệu Pháp, năm 1932, sau khi luật sư của ông Nguyễn Ái Quốc, với sự toa rập của Thống Đốc Hồng Kông William Peel - và rất có thể cơ quan t́nh báo Anh - bung tin Quốc đă chết trong nhà tù Hồng Kông v́ ‘ho lao và nghiện thuốc phiện,’ cô Duy có một bạn đồng hành là Trần Ngọc Ranh (Danh), em trai Trần Phú (Lee Kwei, 1904-1931, tổng thư kư đầu tiên của Đảng CS Đông Dương. Ông Ranh cũng từng qua Nga. Theo lời khai của ông Trương Phát Đạt với mật thám Pháp, ông Ranh là ‘t́nh nhân’ của cô Duy, và có lần ghen tuông, trách ông Đạt mưu toan tán tỉnh cô Duy. Cô Duy và ông Ranh từng tới Nam Kinh tá túc tại nhà ông Hồ Học Lăm khoảng bốn, năm tháng. Sau khi ông Ranh bị bắt ở Thượng Hải, năm 1933, ông Bùi Hải Thiệu (Bùi Ngọc Thiệu, hay Felix Leopold), một mật báo viên của Pháp, từng theo học trường Công Nhân Phương Đông, muốn giới thiệu bà Minh Khai cho ‘Đỏ,’ một tay hoạt động lâu năm, nhưng bà Minh Khai từ chối. Chẳng hiểu ‘Đỏ’ đây có phải là ông Hồng Phong, mới từ Nga về Trung Hoa tái tổ chức Đảng CS Đông Dương chăng? (Mật thám Pháp nghi nhân vật này là Trần Đại Đỏ, một thủy thủ, từng qua Pháp.)

"Tôi may mắn," tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu nói, "được tham khảo một số tài liệu Pháp đă lâu. Riêng các tài liệu Nga th́ một phần do giáo sư Anatoli Sokolov, một chuyên viên Nga, cung cấp nguyên bản kèm theo bản dịch Việt ngữ, một phần do các nhà nghiên cứu trong nước và thế giới đă công bố."

_________________________

Chú thích: (*) Năm ngoái, một tài liệu của Trung Hoa đưa ra đă nói rơ về cuộc hôn nhân của ông Hồ Chí Minh với một cô gái người Trung Hoa ở Quảng Châu tên Tăng Tuyết Minh, có cưới hỏi đàng hoàng.

-- Chien Si Truyen Tin (Chien_Si_Truyen_Tin@hn.vnn.vn), May 18, 2004

Answers

Response to KhĂ¡m phĂ¡ mới của Tiến sĩ Sophie Quinn-Judge về Cuộc sống riĂªng của Hồ ChĂ­ Minh

Hồ Chí Minh - Những năm chưa biết đến

Trich tu www.lephai.com - Sophie Quinn-Judge - (BBC 26 Tháng 7 2003)

Trong năm 2003, có một quyển sách mới về chủ tịch Hồ Chí Minh. Quyển sách có nhan đề Hồ Chí Minh: The Missing Years (Tạm dịch: Hồ Chí Minh- Những năm chưa biết đến).

Tác giả là tiến sĩ sử học người Mỹ Sophie Quinn-Judge, đại học LSE, London.

Quyển sách chủ yếu dựa trên tư liệu về Quốc tế cộng sản được giải mật năm 1992 của trung tâm lưu trữ quốc gia Nga - mà trước đây vốn là viện nghiên cứu Marx-Lênin, đồng thời lấy tư liệu từ kho lưu trữ quốc gia Pháp.

Tập trung vào những năm hoạt động của ông Hồ Chí Minh thời ḱ trước 1945, quyển sách cố gắng dựng lại chân dung cũng như vị trí thật sự của ông Hồ trong thời ḱ này.

Tiến sĩ Sophie Quinn-Judge đă trả lời phỏng vấn của đài BBC:

BBC: Cuốn sách của bà mở đầu bằng hội nghị ḥa b́nh tại Paris năm 1919 khi lần đầu tiên ông Hồ Chí Minh - mà lúc này có tên Nguyễn Ái Quốc - được nhiều người biết tới. Vậy trước giai đoạn này chúng ta có biết ǵ nhiều về hoạt động của ông, đặc biệt là việc người cha của ông có ảnh hưởng thế nào đến ông không?

Sophie Quinn-Judge: Cha của ông Hồ là một nhân vật rất đáng chú ư và tôi hi vọng sẽ có thêm tài liệu nghiên cứu tiếng Việt để hiểu rơ hơn thân thế của người này. Nhưng rơ ràng là việc người cha bị thất sủng, không c̣n là quan cấp tỉnh trong chế độ Pháp đă có tác động đến cuộc sống ông Hồ. Bởi sau khi ông Nguyễn Sinh Huy bị miễn nhiệm tại tỉnh B́nh Định, con ông Nguyễn Tất Thành buộc phải thôi học ở trường Quốc học Huế và trở thành thầy giáo tại Phan Thiết. Rồi ông vào Nam và như mọi người đều biết, ông đi Pháp năm 1911. Nếu cha ông vẫn c̣n tại chức, th́ có lẽ người thanh niên Nguyễn Tất Thành đă tiếp tục đi học ở Huế và sự nghiệp chống thực dân của ông có thể đă ngả sang một hướng khác. Chúng ta không biết chắc, nhưng những hoàn cảnh bên ngoài đă buộc ông phải ra nước ngoài.

BBC: Bà ngụ ư là ban đầu ông Hồ ra nước ngoài không phải với mục đích t́m đường cứu nước?

Không, ư tôi không phải là như thế. Dựa trên tài liệu của Pháp nói về các anh chị em trong gia đ́nh ông Hồ và những lần họ giúp đỡ cho Phan Bội Châu, tôi nghĩ gia đ́nh họ tham gia vào các hoạt động yêu nước chống thực dân từ sớm. Tôi tin là ông Hồ Chí Minh cũng sẽ tham gia vào các hoạt động chống thực dân theo cách này hay cách khác. Nhưng bởi v́ ông không thể ở lại trường Quốc học, nên ông ra nước ngoài để t́m biện pháp hoặc học thêm để nghĩ cách chống người Pháp.

BBC: Khi ông Hồ tới hội nghị ḥa b́nh Paris 1919, người ta nh́n ông Hồ như thế nào?

Đây là một điều mà chúng ta rất khó biết chắc bởi v́ có một khoảng trống lớn trong tiểu sử của ông Hồ. Chúng ta không biết trước năm 1919, ông Hồ hoạt động ở mức độ nào, chuyện chính trị có phải là vấn đề bận tâm duy nhất của ông hay không. Nên khi ông xuất hiện tại hội nghị Paris tháng Sáu năm 1919, phân phát bản kiến nghị cho các đại biểu tham dự, mọi người thấy khó chấp nhận ông ấy như một nhân vật ngang hàng với những người nổi tiếng như Phan Chu Trinh hay Phan Văn Trường.

BBC: Sau hội nghị ở Paris, ông Hồ đến Nga năm 1923 rồi sau đó đi Quảng Đông. Trong khoảng thời gian này, vị trí của ông Hồ trong Quốc tế cộng sản như thế nào, bởi v́ một số tác giả cho rằng lúc này ông Hồ đă được Quốc tế cộng sản chú ư nhiều?

Đầu tiên, ông Hồ lúc đó không phải là thành viên của một đảng cộng sản châu Á nào. Ông ấy đang là thành viên của đảng cộng sản Pháp. V́ thế, ông chưa có vị trí vững chắc trong nội bộ Quốc tế cộng sản. Ví dụ, ông không có chân trong ban chấp hành. Có nhiều nhân vật khác quan trọng hơn như Mahendra Roy từ Ấn Độ hay Sen Katayama của Nhật. Nhưng Nguyễn Ái Quốc có một thông điệp rất rơ về việc phong trào cộng sản có thể tham gia thế nào trong phong trào quốc gia tại các thuộc địa. Tôi nghĩ bởi v́ thông điệp này nên ông ấy được khuyến khích lên phát biểu tại đại hội lần thứ năm của Quốc tế cộng sản năm 1924. Nhưng lúc ấy, theo tôi, ông Hồ chưa phải là người phát ngôn hàng đầu về các vấn đề thuộc địa trong Quốc tế cộng sản. Việc ông Hồ là thành viên đảng Cộng sản Pháp cũng có thể đă khiến vị trí của ông trở nên phức tạp. Trotsky - đối thủ chính trị của Stalin thời bấy giờ - có một ảnh hưởng đáng kể đối với những người cộng sản Pháp. Trong một băi ḿn chính trị như vậy, ông Hồ dường như bắt đầu học cách hợp tác với bất ḱ ai đang nắm quyền lực và học cách theo đuổi những quan tâm của riêng ḿnh.

BBC: Một số tác giả như Jean Lacouture nói rằng ông Hồ được gửi tới Quảng Đông để làm trợ lư hay thư kư cho Borodin?

Tôi nghĩ điều này không chính xác, bởi v́ ông Hồ lúc đó từ Nga đi Quảng Đông mà không mang theo một hướng dẫn rơ ràng về những ǵ ông sẽ làm tại đó. Ban đầu ông ấy không được cho một vai tṛ chính thức. Có vẻ như người ta đă t́m cho ông công việc làm người dịch thuật tại hăng tin của Nga tại đó để có tiền thực hiện các hoạt động chính trị của ông. Chứ c̣n lúc mới đến Quảng Đông, ông Hồ rất vất vả trong việc có đủ tiền giúp cho việc giúp đưa các thanh niên Việt Nam sang Quảng Đông tham gia các khóa đào luyện. Như vậy, không có một kế hoạch, chỉ thị rơ ràng dành cho ông Hồ và ông phải tự bươn chải, đối phó với các vấn đề khi chúng diễn ra.

BBC: Chúng ta có biết tâm trạng của ông Hồ lúc này không?

Tôi nghĩ ông ấy cảm thấy bức bối v́ thiếu sự giúp đỡ cụ thể của Quốc tế cộng sản, hay người Nga hay người cộng sản Pháp lúc đó. Trong năm 1924, ông Hồ liên tục gửi thư yêu cầu các lănh đạo Quốc tế cộng sản chú ư nhiều hơn đến nhu cầu của phong trào tại Việt Nam. Cuối cùng th́ vào đầu năm 1927, thông qua một đại biểu Quốc tế Cộng sản từ Pháp sang Quảng Đông, ông Hồ nhận được một khoản ngân sách. Nhưng không may là trước khi kế hoạch được thực hiện, xảy ra cuộc đảo chính của Tưởng Giới Thạch và ông Hồ phải rời khỏi Quảng Đông trước khi các khóa đào tạo mà ông muốn tiến hành có thể khởi động một cách toàn diện.

BBC: Trong khoảng thời gian ông Hồ ở tại Quảng Đông, có xuất hiện cái tên của bà Tăng Tuyết Minh với những lời đồn đoán khác nhau. Theo nguồn tài liệu mà bà có, th́ Tăng Tuyết Minh là ai?

Gần đây đă có một chuyên gia Trung Quốc đề cập đến người này. C̣n theo tài liệu mà tôi t́m thấy tại Pháp, Tăng Tuyết Minh khi đó là một phụ nữ trẻ ở Quảng Đông. Và có lẽ bà ấy và ông Hồ đă kết hôn vào tháng Mười năm 1926. Họ ở với nhau cho đến khi ông Hồ phải rời Quảng Đông tháng Năm 1927. Như vậy thời gian kéo dài khoảng sáu tháng.

BBC: Từ mà bà dùng - "có lẽ" - ở đây nghĩa là thế nào?

Tôi không chắc vào thời ḱ đó, một cuộc hôn nhân được định nghĩa như thế nào. Ta bắt gặp những ví dụ khác nhau trong các văn bản về phong trào cộng sản. Đôi khi một cuộc hôn nhân diễn ra đơn thuần v́ lư do chính trị. Hai người sống chung với nhau như một cách ngụy trang để duy tŕ các hoạt động chính trị của họ. Thí dụ, nếu họ điều hành một ṭa soạn báo, sẽ an toàn hơn khi giả làm hai vợ chồng. Và tôi không biết trong các phong trào cách mạng, đâu là các yếu tố tạo nên một cuộc hôn nhân có ràng buộc. Những điều này có vẻ không chặt chẽ, chẳng hạn nếu ta nh́n sự nghiệp của Mao Trạch Đông, một người mà đă nhiều lần thay đổi người nâng khăn sửa túi cho ḿnh.

-- Chien Si Truyen Tin (Chien_Si_Truyen_Tin@hn.vnn.vn), May 18, 2004.


Response to KhĂ¡m phĂ¡ mới của Tiến sĩ Sophie Quinn-Judge về Cuộc sống riĂªng của Hồ ChĂ­ Minh

Câu hỏi về Nguyễn Thị Minh Khai

BBC: Sau khi rời khỏi Quảng Đông, ông Hồ Chí Minh đă bôn ba nhiều nơi trước khi quay trở lại châu Á. Và rồi chúng ta có sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, mà sau đó có tên Đảng Cộng sản Đông dương. Theo quyển sách của bà, th́ Đảng Cộng sản thành lập tháng Hai năm 1930 và đến tháng Mười năm đó, ông Hồ Chí Minh đă đánh mất ảnh hưởng của ḿnh trong đảng?

Cần nhắc là ông Hồ đă trải qua thời gian ở Thái Lan, rồi sang Hồng Kông vào mùa đông 1929. Hồng Kông là nơi mà tháng Hai năm 1930, một đảng cộng sản thống nhất của người Việt Nam ra đời. Cùng lúc này th́ có nhiều sự không rơ ràng xung quanh việc ai là người ban đầu được chính thức giao trách nhiệm thành lập nên đảng. Bởi v́ trước đó Quốc tế Cộng sản gửi về hai người là Trần Phú và Ngô Đức Tŕ. Hai người này đă học tại Moscow trong khoảng ba năm và trở về mang theo chỉ thị của Quốc tế cộng sản về cách thức thành lập đảng. Vậy là sau khi Nguyễn Ái Quốc thành lập đảng cộng sản vào tháng hai, hai người này quay về Việt Nam hoạt động. Cuối cùng đến tháng Mười, diễn ra hội nghị trung ương lần thứ nhất tổ chức tại Hồng Kông. Đến lúc này hai người, mà đặc biệt là Trần Phú - theo tôi - đă cố gắng ấn định các chỉ thị mà họ mang theo từ Moscow. Chỉ thị này bao gồm đảng phải là tổ chức của riêng giai cấp lao động, một chủ trương mà sẽ dẫn đến việc thanh trừng các thành phần yêu nước gốc trung lưu trong nội bộ đảng.

BBC: Cũng khoảng thời gian này, có một lá thư đề ngày 12-1-1931 của Văn pḥng Viễn Đông của Quốc tế Cộng sản nhắc ông Nguyễn Ái Quốc rằng ông cần thông báo cho họ về cuộc hôn nhân của ḿnh hai tháng trước khi cuộc hôn nhân diễn ra. Đây là lúc muốn được hỏi bà, theo bà, th́ có cuộc hôn nhân giữa bà Nguyễn Thị Minh Khai và ông Hồ Chí Minh hay không?

Tôi không chắc đó có phải một cuộc hôn nhân thật sự hay không. Chúng ta biết là khoảng giữa năm 1930, bà Nguyễn Thị Minh Khai được giao đến làm việc tại văn pḥng của ông Hồ ở Hồng Kông, rồi sau đó được giao công việc liên lạc với đảng cộng sản Trung Quốc. Vào tháng Hai năm 1931, ông Hồ có nhắc việc vợ của ông đang bận chuẩn bị cho ngày Tết và chuẩn bị đón khách từ Việt Nam. Ông Hồ cũng viết thư cho Quốc tế Cộng sản, có vẻ như trong đó ông đề cập tới một đám cưới sắp diễn ra. BởI v́ sau đó Quốc tế Cộng sản viết thư trả lời, nói ông cần đ́nh hoăn đám cướI cho đến khi có chỉ thị mới. Tôi sẽ ngần ngừ khi nóI liệu ông Hồ có phảI đang nóI về việc làm đám cưới thật sự hay không bởI v́ trong các thư từ, họ thường sử dụng nhiều loạI mật mă. Nhưng trong trường hợp này, có vẻ như lá thư nói những chuyện thật sự đang diễn ra bởi v́ trong cùng một lá thư ông Hồ cũng thảo luận nhiều vấn đề khác một cách công khai. Và từ những ǵ ngườI ta biết vào năm 1934, Nguyễn Ái Quốc có một người vợ được cử tới đại hội của Quốc tế cộng sản ở Moscow. Và trước khi Minh Khai tới Moscow, bà ấy có viết thư nói ḿnh kết hôn với "Lin" - bí danh của ông Hồ thời bấy giờ. V́ vậy, người ta có thể ngờ rằng giữa hai người có một mối quan hệ vào năm 1931.

BBC: Bà nói ḿnh không chắc có thể dùng chữ "hôn nhân" ở đây. Vậy nếu người ta hỏi liệu đă một mối quan hệ t́nh cảm giữa ông Hồ Chí Minh và bà Nguyễn Thị Minh Khai, vậy bà sẽ trả lời thế nào?

Tôi nghĩ câu trả lời là Có, đặc biệt nếu chúng ta dựa vào một số chứng liệu khác. Ví dụ vào năm 1945, trong cuộc nói chuyện với một phóng viên Mỹ, ông Hồ Chí Minh có nhắc ông từng có một người vợ, nhưng bà đă qua đời. Hoặc có những đề cập nói rằng vào cuối thập niên 1930, khi Nguyễn Thị Minh Khai quay về Việt Nam, bà đă chia cắt với người chồng là một nhà cách mạng lớn tuổi đang ở nước ngoài. Điều này nghe giống như một sự miêu tả ông Hồ Chí Minh.

BBC: Nhưng nếu dựa trên những nguồn tài liệu của Pháp, ta có khuynh hướng tin là bà Nguyễn Thị Minh Khai có nhiều mối quan hệ với các đồng chí khác nhau trong khoảng thời gian từ 1930 đến 1940. Vậy th́ đâu là thực, đâu là hư?

Đây chính là điểm làm câu chuyện phức tạp. Thông tin t́nh báo của Pháp lúc bấy giờ thường đề cập bà Minh Khai có mối quan hệ với nhiều người khác nhau. Ví dụ, năm 1932, mật thám Pháp tin rằng bà là người t́nh của Trần Ngọc Danh, em trai ông Trần Phú. Chúng ta không biết chắc liệu đây có thuộc về dạng hôn nhân cách mạng hay không, khi mà hai người cùng chí hướng đă giả trang làm người yêu để dễ đánh lạc hướng chính quyền đương thời. Hay c̣n điều ǵ hơn thế! Thật khó để biết rơ cách thức hoạt động của những người hoạt động cách mạng bởi v́ họ có thể xem ḿnh thuộc về một thế giới khác, vượt khỏi các khuôn khổ đạo đức b́nh thường.

Mâu thuẫn trong đảng

BBC: Trong quyển sách, bà viết là đến khi hội nghị trung ương đảng cộng sản Đông Dương họp tại Sài G̣n ngày 12-3-1931, mối quan hệ giữa Ban chấp hành trung ương với ông Hồ Chí Minh đă xuống dốc rất nhiều. V́ sao lại như vậy?

Thật sự th́ Ban chấp hành gồm rất ít người, người lănh đạo chính là ông Trần Phú. Tôi nghĩ có một sự khó chịu về nhau từ cả hai phía - ông Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông và các ông Trần Phú, Ngô Đức Tŕ và các lănh đạo khác ở Sài G̣n. Than phiền chính của họ là những khó khăn trong việc liên lạc với Quốc tế cộng sản, mà đại diện là văn pḥng phương Đông tại Thượng Hải. Có nhiều lư do v́ sao việc liên lạc lại khó khăn. Một trong số đó là chi nhánh đảng cộng sản Trung Quốc tại Hồng Kông đă bị người Anh phát hiện vào khoảng đầu năm 1931. Nên không c̣n một cơ sở hạ tầng cho việc liên lạc như trước đây. Và dĩ nhiên lúc đó đảng cộng sản tại Việt Nam cũng bị tổn hao v́ những đợt bắt bớ của người Pháp. Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, dễ hiểu là v́ sao các bên đổ lỗi cho nhau. Ông Hồ không nhận được thông tin từ trong nước, nên ông yêu cầu ban chấp hành ở miền Trung và Hà Nội. Điều này làm các lănh đạo ở Sài G̣n khó chịu. V́ thế ông Hồ cảm thấy ḿnh không được sử dụng đúng và sau đó đề nghị đảng cho thôi chức vụ của ông tại Hồng Kông.

BBC: Nhưng bên cạnh đó, một lư do khác dường như là xung đột trong hệ tư tưởng giữa các bên, phải không?

Vâng, theo tôi, ông Hồ lúc đó bị chỉ trích v́ người ta bắt đầu xem ông là một nhà cải cách theo xu hướng quốc gia. Ông ấy coi đảng phải sử dụng những t́nh cảm yêu nước để thu hút nhiều đối tượng. Trong khi đó, tại Sài G̣n, chi bộ đảng đă bắt đầu đi theo chính sách mới của Quốc tế Cộng sản, tức là đấu tranh giai cấp và đảng chỉ là đảng của người vô sản mà thôi, sinh viên hay tầng lớp trung lưu chỉ đóng vai tṛ hỗ trợ.

BBC: Cái vấn đề là người quốc gia hay cộng sản đă được bàn đến nhiều xung quanh ông Hồ Chí Minh. Có người nói là ngay cả khi xem ông Hồ là người theo chủ nghĩa dân tộc, th́ thật ra đó không phải lư thuyết của chính ông? Bà nghĩ sao?

Thật khó để biết đâu là xu hướng riêng trong chính sách của ông Hồ lúc đó, đâu là ông đi theo chính sách của Quốc tế cộng sản thời ḱ thập niên 1920. Nhưng có thể nói xu hướng của ông Hồ lúc đó phù hợp với chính sách của Quốc tế cộng sản lúc 1920, theo đó, những người cộng sản nên tập trung vào các cuộc cách mạng dân tộc ở các nước thuộc địa bởi v́ giai cấp vô sản hay đảng cộng sản c̣n rất nhỏ, tự ḿnh hành động th́ không có lợi. Ông Hồ theo xu hướng này. C̣n ông có những ư tưởng nào vượt ra khỏi điều này không, th́ tôi không rơ.

BBC: Chúng ta hăy chuyển sang giai đoạn giữa thập niên 1930 khi ông Hồ quay về Nga. Có vẻ như vị trí của ông trong Quốc tế cộng sản lúc này bị lung lay?

Stalin lúc này đă củng cố ảnh hưởng của ḿnh. Nói chung những ai đă từng làm việc ở nước ngoài sẽ bị nghi ngờ mang tư tưởng tư sản. Những ai trở về Nga phải tự thú. Có cảm giác kẻ thù ở mọi nơi. Đặc biệt những người như ông Hồ Chí Minh đă từng làm việc với mặt trận thống nhất tại miền nam Trung Hoa. Thêm vào điều đó, lại c̣n những vụ bắt giữ người cộng sản tại Hồng Kông, Thượng Hải năm 1931. Cơ sở của quốc tế cộng sản tại Thượng Hải sụp đổ. Và những người lănh đạo đảng cộng sản tại Việt Nam cũng bị bắt. Nên dĩ nhiên diễn ra các vụ điều tra xem ai có tội, và ông Hồ chắc chắn trải qua những ngày vất vả khi đó.

BBC: Sau những vụ thanh trừng tại Nga 1937 - 1938, th́ nhiều người tự hỏi v́ sao ông Hồ Chí Minh có thể tồn tại sau những ngày như thế?

Đó là câu hỏi mà các chuyên gia nước ngoài đă tập trung nghiên cứu từ lâu. Quan điểm trước đây của họ cho rằng lư do chính là v́ ông Hồ, vào cuối thập niên 30, đă trở thành lănh tụ của đảng cộng sản nên v́ thế được Stalin bảo vệ hay ít nhất cũng là một trong những người được tin dùng. Theo tôi, đó là một sự tổng quát hóa không có cơ sở. Stalin có thể diệt trừ những người thân cận nhất của ḿnh, không có ai là an toàn. Những nhân vật thân cận như Kalinin, Molotov cũng là nạn nhân của Stalin. Nên phải nói ngay từ đầu cái ư nghĩ bạn có thể an toàn khi ở cạnh Stalin là điều không có thật. Và ngoài ra, ông Hồ Chí Minh đă bị cảnh gần như bị giáng chức vào năm 1935 v́ cáo buộc ông chịu trách nhiệm cho những vụ bắt giữ năm 1931. Nên không thể nói ông ấy lúc đó là nhân vật hàng đầu trong Quốc tế cộng sản. Kết luận lại, tôi nghĩ lư do chính là v́ ông đă sống kín đáo, lặng lẽ. Mà thực sự Việt Nam cũng không phải nằm trong danh sách kẻ thù chính của Stalin. Ông ta quan tâm hơn đến việc thanh trừng đảng cộng sản ở các nước láng giềng.

Nh́n lại

BBC: Theo tường thuật của bà trong sách, đường cách mạng của ông Hồ Chí Minh vẫn c̣n rất gian nan trong thập niên 30. Vậy ông Hồ đă làm thế nào để có được quyền lực trong đảng cộng sản để rồi sau này dẫn tới cách mạng năm 1945?

Một trong những điểm tôi cố gắng làm rơ trong quyển sách là quá tŕnh dẫn đến việc nắm quyền lực năm 1945 của ông Hồ không phải là một tiến tŕnh có sẵn từ đầu. Năm 1938, khi ông Hồ quay lại Trung Quốc, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập là thuộc trong số những lănh đạo đảng tại Sài G̣n. Sau đó th́ lần lượt từng lănh đạo tại Sài G̣n bị Pháp bắt sau khi mặt trận b́nh dân tại Pháp sụp đổ và người Pháp một lần nữa ra chính sách trừ diệt đảng cộng sản. Sau đó, tôi nghĩ có một cuộc khủng hoảng lănh đạo trong đảng. Lúc này, ông Hồ đang ở Trung Quốc xây dựng một nhóm thanh niên Việt Nam theo đuổi chính sách thống nhất - một chính sách mà vào lúc này quốc tế cộng sản quay lại sử dụng. Tôi nghĩ đến đầu thập niên 40, ông Hồ Chí Minh là người Việt Nam cần lúc đó, có mặt và sẵn sàng hành động.

BBC: Như bà viết trong sách, nhiều tác giả - cả cộng sản và không cộng sản - đă phần nào phóng đại vai tṛ của ông Hồ Chí Minh. V́ sao?

Tôi nghĩ đó là điều mà trong giới sử học gọi là phát triển bằng cách viết ngược. Bởi v́ ông Hồ trở thành chủ tịch nước năm 1945, người ta đặt ra những tiền đề nghiễm nhiên về sự nghiệp của ông. Và thật dễ dàng để cho rằng ông đă luôn là một trong những nhân vật hàng đầu trong quốc tế cộng sản. Dĩ nhiên đảng cộng sản Việt Nam sẵn sàng chấp nhận suy nghĩ này v́ nó cho họ một uy tín trong phong trào cộng sản quốc tế.

BBC: Nhưng v́ sao ngay cả những người không cộng sản cũng có thiên hướng chấp nhận điều này?

Theo tôi, đó là v́ một chân dung như thế cũng hợp với những nghị tŕnh của họ. Họ muốn tin rằng ông Hồ đă luôn là một người cộng sản ẩn đằng sau cái vỏ dân tộc chủ nghĩa. Tôi nghĩ đây là vấn đề người ta muốn tin vào cái ǵ.

BBC: Khi đọc về những bước đường đầu tiên trong sự nghiệp của ông Hồ Chí Minh, nó có giúp ǵ cho người ta hiểu về phần đời sau này của ông hay không?

Vâng, tôi nghĩ phần nào đó, những ǵ diễn ra trong thập niên 30 cũng tái lặp trong cuối thập niên 40, đầu 50. Mâu thuẫn trong phong trào cộng sản tại Việt Nam và quốc tế không bao giờ vụt tắt. Một bên muốn đi tới thật nhanh, xây dựng điều mà họ gọi là chủ nghĩa xă hội bằng cách loại trừ tầng lớp trung lưu. Một bên lại cho rằng chủ nghĩa cộng sản phải được xây dựng từ từ, trải qua giai đoạn của chủ nghĩa tư bản. Tôi nghĩ người ta cần hiểu hai quan điểm này cứ thay nhau được chấp nhận, rồi gạt bỏ. Cứ như vậy. Đó là một trong những lư do - tôi nghĩ - v́ sao ông Hồ Chí Minh không phải bao giờ cũng duy tŕ được vị trí là một nhà lănh đạo có thực quyền.

-- Chien Si Truyen Tin (Chien_Si_Truyen_Tin@hn.vnn.vn), May 18, 2004.


Response to KhĂ¡m phĂ¡ mới của Tiến sĩ Sophie Quinn-Judge về Cuộc sống riĂªng của Hồ ChĂ­ Minh

Buôn Bán Phụ Nữ & Trẻ Em VN

http://www.saigonbao.com

Cuộc đời và sự nghiệp của ông Hồ Chí Minh
Sự Thật Lịch Sử

Vào đây coi tài liệu Nhà nước VIỆT NAM DÂNG ĐẤT BIỂN CHO TRUNG CỘNG
More website links của người Việt hải ngoại

-- Chien Si Truyen Tin (Chien_Si_Truyen_Tin@hn.vnn.vn), May 18, 2004.


Response to KhĂ¡m phĂ¡ mới của Tiến sĩ Sophie Quinn-Judge về Cuộc sống riĂªng của Hồ ChĂ­ Minh

Ol hen gi Ho chu tich nha ta that tinh ?,, Bi Nguyen thi minh khai choi hang 2 ?,, Hen chi Ho dam tac ta ,that tinh ve lai vietnam quay.?.. Cho nen lay het cac vo cua can bo minh ..an ngu om xong roi thu tieu...,,cai dam congno cho'nay theo liem dich gia Ho ,, chang hieu noi tai sao ,,vo cua minh ma de cho Ho dam tac choi ,ma khong giam noi ?...1 cau hoi dac ra khong ai tra loi duoc ..? thuc su 1 con nguoi ngu xan den doi ma lai di theo 1 thang dam tac nhu vay ? Het noi noi ,,cho dam cho ngu dot chang hieu an cai thu gi ma ngu den nhu vay...?

-- lu cho" thui (vietnamcongsans@yahoo.com), May 18, 2004.

Moderation questions? read the FAQ