VÀI NÉT VỀ T̀NH H̀NH TRONG NƯỚC

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

VÀI NÉT VỀ T̀NH H̀NH TRONG NƯỚC

Trich tu Cau Lac Bo Dan Chu - Bùi Tín

Theo những nguồn tin khác nhau từ trong nước, t́nh h́nh có những nét lớn như sau:

1- Về kinh tế: mức tăng trưởng đạt khoảng trên 7%/năm cả về nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ; xuất nhập khẩu cũng tăng khá. Đáng chú ư là phần tăng trưởng lớn nhất là do dầu khí và xuất khẩu, do đó chưa vững. Vốn đầu tư tăng dựa vào nước ngoài là chính, nội lực c̣n yếu; nợ bên ngoài dài hạn vẫn tăng, gánh nặng cho các thế hệ sau. Giá cả sinh hoạt có tăng đôi chút. Khu vực tư nhân tăng chậm.

Số cơ sở quốc doanh làm ăn thua lỗ c̣n quá nhiều, giải tư vẫn chậm; cải cách ngân hàng chưa đạt yêu cầu; tham nhũng vẫn c̣n nguyên là quốc nạn, ngày một phổ biến; bộ máy nhà nước và đảng nặng nề; bổng lộc cho quan chức quá lớn (tham nhũng chính sách hóa); ngân sách đảng lấy từ ngân sách quốc gia cực lớn; lăng phí lớn; hành chính tŕ trệ. Niềm tin của các nhà tài trợ, đầu tư vẫn c̣n yếu.

Tuy nhiên, Việt Nam có khả năng được nhận vào WTO trong năm tới. 2- Về xă hội: tệ nạn xă hội vẫn lan tràn (nghiện hút, cờ bạc, mê tín, mại dâm, hàng giả, bằng giả, các loại c̣ về nhà đất, kiện cáo, thi cử, hàng hóa, xuất ngoại, t́m việc và xuất khẩu lao động, thăng quan tiến chức….); lối sống ham vật chất, thực dụng, kiếm tiền, làm giàu trước hết và trên hết, là phổ biến.

Một số lớn viên chức, đảng viên cấp cao cùng vơ con phất lên một cách bất lương, đua đ̣i ăn chơi, phá của, sa đọa… Tầng lớp nhà giàu này tiêu biểu cho lớp tư bản mới, được gọi là tư bản đỏ, ph́nh to rất nhanh do đầu cơ quyền thế, trái hẳn với cuộc sống nghèo khổ của đông đảo nhân dân lao động.

Trong khi bộ máy tuyên truyền huênh hoang về thành tích xóa đói giảm nghèo th́ sự chênh lệch giàu nghèo không ngừng mở ra rất rộng (20% ngừơi giàu nhất có tài sản gấp 20 lần 20% người ngèo nhất!). Có thể nói trên đất nước ta đang diễn ra một cuộc cướp phá tập thể, chia chác tài sản và ngân sách quốc gia trên quy mô cực lớn do tầng lớp cầm quyền tham lam vô độ tiến hành.

3- Về đảng CSVN: số lượng tuy có tăng (vượt con số 2 triệu), cùng 3 triệu đoàn viên thanh niên CS, nhưng uy tín của đảng sa sút nhanh, bị nhân dân coi thường, khinh ghét; người vào đảng chỉ do bó buộc, t́m cơ hội để tiến thân; ngày càng có thanh niên, viên chức không vào đảng, c̣n tự hào v́ đứng ngoài đảng.

Khái niệm ‘’nhạt đảng’’, một từ mượn của Thiên chúa giáo, thường được nhắc đi nhắc lại trong các báo cáo để chỉ hiện tượng không c̣n tin tưởng, quư trọng, muốn gần đảng, phấn đấu để được vào đảng như thời trước! Với cuộc ‘’mở cửa‘’ bất đắc dĩ, nhiều thông tin mới từ ngoài ùa vào cho dù vẫn bị Đảng cộng sản ngăn chặn bằng đủ mọi biện pháp; nhờ những thông tin này, lịch sử và thành tích của đảng CS, của những ngườI lănh đạo đang được nh́n nhận lại một cách công bằng, thực tế hơn, có tính phê phán hơn.

Đối với lớp lănh đạo hiện tại của đảng CS, ư kiến của phần đông cho là rất yếu kém so với các lớp lănh đạo trước về mọi mặt: trí tuệ, học thức, kinh nghiệm, nhân cách, uy tín, quyền biến - một nhóm người “lùn”. Không một ai trong số họ nổi bật lên như một lănh tụ cao nhất; trong đảng không có người cầm lái; ‘’ đổi mới ‘’ không có ai xứng đáng là ‘’kiến trúc sư‘’, là nhà lư luận, là người cầm trịch, nhạc trưởng… Tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội đều sàn sàn cá mè một lứa, quyền lực phân tán trong khi t́nh h́nh nhiều lúc cần một quyền lực quyết đoán, sáng suốt và sáng tạo. Vụ bưng bít thông tin, không dám công khai hoá toàn bộ hiệp định về biên giới với Trung Quốc đưa ban lănh đạo đảng vào&nb! sp; thế bí trước công luận, làm mất uy tín vốn đă rất thấp.

Tuy nhiên cũng có một số ít nhận xét rằng: lănh đạo hiện tại khá tháo vát, giữ được thế ổn định về chính trị, tỷ lệ phát triển khá cao, vẫn thu hút được đầu tư và du lịch, giữ được lạm phát ở mức nhẹ (tránh được ảnh hưởng xấu của khủng hoảng tài chính châu Á do không vội vă hội nhập với kinh tế khu vực), giữ được quan hệ ngoại giao thăng bằng giữa Đông / Tây, bám chặt hữu nghị với TQ mà vẫn cải thiện được đôi chút với Hoa kỳ; biết cách đối phó với sức ép quốc tế về nhân quyền, vẫn tiếp tục thu hút thêm đầu tư, tranh thủ một bộ phận người Việt ở nước ngoài… Sea Games và kỷ niệm Điện Biên Phủ gây ấn tượng khá về tuyên truyền… Ư kiến này thuộc về số người c̣n có quyền chức trong đảng và bộ máy nhà nước.

Một số cán bộ trong nước có tŕnh độ khá cao có nhận xét sâu sắc hơn đối với ban lănh đạo đảng: tư duy chiến lược rất yếu, thiếu nghiên cứu và sáng tạo, thiếu nh́n xa, không dám đột phá về chính sách, đường lối; chỉ bó hẹp trong tầm nh́n chiến thuật, đoản kỳ, trước mắt, không biết nh́n rộng ra thế giới và thời đại. (Trong quan hệ quốc tế, có người cho rằng ĐCS đă có chính sách đối ngoại mới, mang tính chất đột phá, tách rời TQ để xích lại kết thân với Hoa kỳ; theo tôi, đây là sự lầm lẫn khi nghiên cứu những văn bản tuyên truyền của ĐCS; ở mặt ngoài, và trên lời nói, mới chỉ có vài thay đổi, vài sự việc mang tính chiến thuật nhằm đối phó với t́nh h́nh trước mắt; chưa có một cuộc thảo luận nghiêm chỉnh nào để duyệt lại t́nh h́n! h trong nước và quốc tế, để suy tính, cân nhắc sâu sắc về chiến lược, về đường lối). Chính do sự yếu kém về tư duy chiến lược mà mọi chính sách đối nội và đối ngoại đều mang tính chắp vá, tuỳ tiện, nay thế này mai thế khác. Luật pháp bị phụ thuộc ở đường lối không nhất quán này nên luôn bị sửa đổi và giải thích theo nhiều cách khác nhau.

Ở trong nước có vài đảng viên cấp cao đă mạnh dạn chỉ ra 2 nguy cơ lớn liên quan đến sự tồn vong của đảng:

- tham nhũng tràn lan, bất trị, ngày thêm nặng nề, phổ cập mọi cấp, mọi ngành, cướp đoạt công khai tài sản quốc gia, làm thịt ngân sách nhà nước, đứng đầu là các ngành công an kinh tế, cảnh sát giao thông, hải quan, ngành thuế, bưu điện, ngành chống buôn lậu và chống ma túy (lại là ngành buôn lậu và buôn ma túy mạnh nhất), ngành xây dựng cơ bản (thất thoát đến trên 30% tiền đầu tư cho xây dựng), ngành giao thông vận tải (cầu đường xây dựng đều kém chất lượng do vật liệu bị moi móc thất thoát tới 1 phần 3), ngành giáo dục (bán đề thi, bán bằng giả, có tiền là có điểm ) cho đến các ngành có vẻ nghiêm chỉnh nhất như: thanh tra, kiểm sát, ṭa án, ngành tổ chức cán bộ, bộ công an, bộ nội vụ, bộ quốc pḥng, bộ thông tin văn hóa đều có những ổ tham! nhũng hoành hành ngang nhiên. Nó làm tiêu tan tài sản quốc gia, tiêu tan công sức mồ hôi trí tuệ của công chức và công dân lương thiện (thằng ngay làm cho thằng gian hưởng), nó làm hố ngăn cách giữa người cầm quyền với kẻ bị trị sâu rộng thêm hằng ngày và có nguy cơ dẫn đến cường quyền thối nát bệ rạc tan rữa trong sự phẫn nộ khinh bỉ và uất hận của nhân dân;

- nguy cơ thứ hai là sự ù lỳ mù quáng không nhận ra những chân giá trị của thời đại: dân chủ và luật pháp, mà luật pháp cũng phải là luật pháp dân chủ. Nói cho công bằng th́ đảng CS có tiến hành một số không ít việc theo hướng dân chủ hóa và xây dựng pháp luật, như đề ra nhiều quy định về nề nếp dân chủ ở cơ sở, thông qua và ban hành khá nhiều đạo luật, tại quốc hội đă có phê b́nh, chất vấn, băi miễn vài bộ trưởng phạm tội rành rành…Thế nhưng so với những viêc cần làm để ḥa nhập vào thế giới văn minh, để ‘’tiến kịp với thời đại ‘’, để ngẩng mặt không chút hổ thẹn với thiên hạ, th́ đó mới chỉ là những bước đi chập chững. Những việc cần làm, phải làm với ư thức hăm hở tự tin, tự giác vẫn c̣n rất nhiều ở trước mặ! t. Việc lớn nhất là tin cậy ở nhân dân ḿnh, cùng nhân dân mở rộng không gian dân chủ trong xă hội, trả lại cho mỗi người dân quyền sống tự do, với đầy đủ các quyền mà một người công dân nước khác đă được hưởng từ lâu; đó là các quyền tự do thân thể, tự do ngôn luận và báo chí, tự do tổ chức và tôn giáo, tự do bầu cử và ứng cử, tự do kinh doanh, tự do sáng tạo văn học nghệ thuật. Có người đă dám nói thẳng ra rằng một điều đảng nên làm, rất nên làm, làm bây giờ đă là chậm, là phải để cho một vài tổ chức chính trị xuất hiện một cách hợp pháp, cùng đảng CS ganh đua trong sự nghiệp xây dựng đất nước, phục vụ nhân dân, lấy cử tri làm trọng tài công minh và vô tư nhất, rằng độc quyền lănh đạo của một đảng là đi ngược với xu thᡍ º¿ thời đại, là dẫn đến độc đoán, chuyên quyền, là đi ngược lại lợi ích của nhân dân, là cản trở cho thi hành nghiêm chỉnh luật pháp, là trở ngại lớn nhất của việc chống tham nhũng,thậm chí là đảng tự sát!

Những người này thường viện dẫn Trung Quốc ; ở đó Hồ Cẩm Đào đề ra khẩu hiệu ‘’ đi với thời đại ‘’, dám mở cửa cho 8 đảng phái và tổ chức chính trị công khai hoạt động, lại c̣n sửa và bổ sung hiến pháp, công nhận quyền tư hữu, và ghi rơ cả một mục tôn trọng nhân quyền, tự nhận rằng độc quyền lănh đạo, môt ḿnh một chiếu, không có lực cân bằng, ganh đua và giám sát là đảng tự dẫn ḿnh đến chỗ tha hóa và tiêu vong. Người ta đặt câu hỏi tại sao đảng CS VN lại không kịp thời học đảng CS TQ, và tại sao họ không đủ trí khôn và nghị lực để có thể đi nhanh hơn TQ, vượt qua TQ, như mong mỏi của không ít đảng viên có trí tuệ và lương tâm. Chưa bàn tới t́nh h́nh Trung Quốc có thật làm được như thế không, bởi v́ trong khi có vẻ mở rộ! ng dân chủ th́ ĐCS nước này vẫn song song tiến hành đàn áp những người dân chủ và không tôn trọng nhân quyền; chỉ cần ghi nhận có một hướng nh́n mới ở Trung Quốc để yêu cầu ĐCSVN suy nghĩ theo hướng ấy.

- Một số đảng viên trong nước c̣n quan ngại t́nh h́nh mà họ gọi là khủng hoảng nhân sự ở cấp cao nhất. Một tổng bí thư tự nhận là kém hiểu biết, kém tŕnh độ lănh đạo và kinh nghiệm, lúng túng mỗi khi phải huấn thị cho cấp dưới, vụng về khi làm ngoại giao (đảng viên trong nước rỉ tai nhau: b́nh thường ra, ông này chỉ làm được đến bí thư tỉnh là hết cỡ!); một thủ tướng mệt mỏi đă quá hạn về hưu, từng hẹn chỉ ở lại thêm nửa nhiệm kỳ, nay lại quá hạn nữa mà chưa có ai thay (do lúng túng ,chưa đồng thuận trong lựa chọn giữa Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết và Phan Diễn… ?); một chủ tịch nước vốn khá trong sạch khi c̣n là tổng cục trưởng địa chất, khi có quyền cao chức trọng trở thành kẻ đục khoét, lập kỷ lục về tham nhũng (bị nội bộ tố cáo: chủ nhân khách sạn 5 sao, chiếm đất khu du lịch Đồng Mô Hà tây và khu du lịch Tuần châu Quảng ninh, gửi ở nước ngoài hàng triệu đôla, sửa nhà bằng công quỹ hơn 3 tỷ đồng…); một chủ tịch Quốc Hội dính đến vụ Năm Cam (may mà những kẻ tội phạm đă bị răn đe kỹ là khi ra ṭa chỉ được kể mối liên quan đến các quan chức từ cấp thứ trưởng trở xuống !)

- Có đảng viên cảnh báo đảng có nguy cơ tha hóa do một bộ phận có chức quyền và con cái họ hàng trở nên ‘’tư sản đỏ’’, có quan hệ khá chặt với xă hội đen và mafia, mất hết tính chất lương thiện, trở thành một tầng lớp đồi bại đối lập với nhân dân và giới trí thức chân chính. Vụ án Năm Cam và vụ Lă thị Kim Oanh không những không chứng tỏ chế độ có quyết tâm chống tham nhũng, mà c̣n phơi bầy rơ thêm sự câu kết tội ác ấy! Đó là đầu mối của các câu chuyện ở vỉa hè, trong gia đ́nh cũng như nơi công cộng ở trong nước.

4- Về lực lượng phê phán và đấu tranh đ̣i tự do và dân chủ: tuy chưa phát triển mạnh trong điều kiện bị trấn áp tàn bạo nên chưa thể xây dựng tổ chức, nhưng ư chí vẫn kiên cường bất khuất, vẫn tự tin, được bên ngoài hỗ trợ khá mạnh, được trong nước biết đến nhiều hơn trước. Những Hoàng Minh Chính, Nguyễn Đan Quế, Nguyễn Đ́nh Huy, Phạm Quế Dương, Nguyễn Thanh Giang, Hoàng Tiến, Hà Sỹ Phu, Bùi Minh Quốc, Trần Khuê,Trần Dũng Tiến, Vũ Cao Quận…, các vị lănh đạo tôn giáo Quảng Độ, Huyền Quang, Nguyễn Văn Lư, Phan Văn Lợi… cũng như các chiến sỹ trẻ Nguyễn Khắc Toàn, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ B́nh, Lê Chí Quang… cùng gia đ́nh, bố mẹ, bạn bè, đồng đội vẫn là một thách thức đáng kể đối với chế độ độc đoán.

- Nét mới là một số đảng viên có quyền thế trước đây đă lên tiếng mạnh hơn, rơ ràng hơn, như tướng Vơ Nguyên Giáp, tướng Phạm Hồng Sơn, tướng Đặng Quốc Bảo, tướng Mai Chí Thọ, các đảng viên từng là ủy viên bộ chính trị, ủy viên trung ương, lăo thành cách mạng như Trần Bạch Đằng, Trần Trọng Tân, Trần Hồng Quân, Dương Đ́nh Thảo, Cao Hồng Lĩnh… thẳng thừng đề cập đến cả những điều xưa nay bị coi là húy kỵ, như cảnh báo sự mất quyền lănh đạo của đảng, chế độ có thể tiêu vong v́ đảng tha hóa, đảng không đi kịp với thời đại, đất nước lẹt đẹt, nghèo khổ và tham nhũng cỡ tận cùng của châu Á; họ nói lớn những điều không dám nói khi c̣n cầm quyền, như cần nhận lỗi với người Việt ở miền Nam trước đây đă bị cầm tù dưới d! anh nghĩa ‘’cải tạo‘’, với những ‘’thuyền nhân‘’ do công an tổ chức, bán băi, bán tàu để thu vàng; họ nhắc lại sự xúc phạm thô bạo ông Trần Độ khi ông bị họ gây sự đến chết (với lời phát biểu trâng tráo trong lễ tang của Vũ Măo), và hiện nay là các vụ xét xử cực kỳ phi lư và phi pháp các chiến sỹ dân chủ Lê Chí Quang, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ B́nh, Nguyễn Khắc Toàn, Nguyễn văn Lư..., các cảnh thảm khốc buôn bán phụ nữ, trẻ em sang TQ, Cambốt, trên internet…Có vị c̣n kêu gọi đảng viên CS lương thiện phải ủng hộ, tiếp sức cho đồng bào oan ức đi khiếu kiện, đi đ̣i công lư …chứ không được đàn áp họ; có đảng viên yêu cầu nhà đương quyền phải sửa chữa các nghĩa trang dân sự và quân sự của miền Nam cũ bị tàn phá, và chăm sóc các thương bi! nh và người tàn tật không phân biệt thuộc bên nào trong thời chiến, đúng theo truyền thống nhân ái của dân ta.

Một nét mới nữa là một số luật sư trẻ (Trần Vũ Hải, Phan thị Hương Thủy, Vũ Quốc B́nh…) tập họp trong nhóm ‘’V́ Công lư‘’ nhằm bảo vệ sự công minh trong xét xử; nhóm này vừa ra mắt tại Tây Hồ - Hànội, ĐCS liền ra lệnh cấm, các luật sư trẻ vẫn giữ ư định mà họ cho là không phạm luật.

Cuộc thảo luận với những ư kiến trái ngược, gay gắt của Nguyễn Huy Thiệp và Trần Mạnh Hảo về hiện t́nh văn học, được Talawas truyền rộng, làm nổi bật vấn đề đánh giá “nền văn học cách mạng”, “văn học đổi mới”, đụng chạm tới những vấn đề cốt lơi của văn học: tính nhân bản, tính độc lập, tính khai phá, sáng tạo… là những cái đối lập với thứ văn học minh hoạ chính sách, văn học ngợi ca, tô vẽ chế độ, lệ thuộc sự lănh đạo của đảng cộng sản. Trong t́nh h́nh xă hội đang lâm vào t́nh trạng xuống cấp tệ hại trong quan hệ người với người, khi đồng tiền ngự trị, khi chính kẻ cầm quyền thường tỏ ra ‘’mất dạy và vô học’’ th́ một cuộc tranh luận như thế có giá trị lay động, thức tỉnh thêm một lần giới cầm bút, ! mà phần lớn vẫn tỏ ra vô cảm,vô hồn, ‘’ngoan ngoăn, dễ bảo ‘’ như lănh đạo đảng CS mong muốn.

5- Về quan hệ trong và ngoài nước: Nghị quyết 36 của đảng CS vẫn chứng tỏ một năo trạng mù quáng cổ hủ của kẻ cầm quyền, vẫn tự coi ḿnh là kẻ chiến thắng, trịch thượng kêu gọi sự hợp tác đầu tư của người Việt ở ngoài nước, lợi dụng ḷng thương nhớ quê hương của những người mà họ từng tàn nhẫn xua đuổi qua chính sách phân biệt đối xử đối với ‘’bọn ngụy tay sai đế quốc‘’. C̣n giữ lối nh́n trịch thượng, những thủ đoạn trao đổi văn hóa, truyền h́nh TVT4, thanh niên về nước tham gia trại hè, sách dạy tiếng Việt cho trẻ em ở nước ng̣ai…không thể có tác dụng ’’đoàn kết, ḥa hợp dân tộc ‘’. Mặt khác, đây là lần đầu tiên Bộ Chính trị ra một Nghị quyết riêng về người Việt ờ nước ngoài, chứng tỏ vai tṛ của người Vi! ệt ở nước ngoài đă được Bộ Chính trị ĐCS đặc biệt chú ư trong tâm trạng đối phó với những hoạt động nhằm thay đổi cơ cấu chính trị tại Việt Nam v́ một thể chế dân chủ, tự do và nhân bản. Việc ông Nguyễn Cao Kỳ về nước khi chế độ đang lừng danh về vi phạm nhân quyền và khi ông Kỳ đang nổi tiếng về kém nhân phẩm chỉ làm cho trọng lượng chính trị cả 2 bên giảm đi trông thấy trước đôi mắt tinh tường của công luận.

Giới cầm quyền trong nước rất lo ngại khi ’’cờ vàng’’ được nhiều địa phương ở Mỹ, Úc công nhận là tiêu biểu cho cộng đồng người Việt tại đó, khi nhiều chính phủ, nhân vật, tổ chức quốc tế, nhân quyền, thông tấn phương tây - kịp thời và mạnh mẽ - lên án Hànội chà đạp nhân quyền, trong các vụ xử án phi lư cũng như trong vấn đề người Thượng (mà nguyên nhân chính là sự chèn ép trong cuộc sống kinh tế do người Kinh di dân chiếm đất, là chính sách đàn áp tôn giáo tại đó), và cả khi một số địa phương tự quyết định là ‘’vùng không tiếp đón CS ‘’ - tẩy chay các đoàn cán bộ CS đến thăm và làm việc …

Nét mới đáng mừng là thanh niên Việt trong và ngoài nước đă có những giao lưu tự phát bổ ích, tổ chức một số cuộc hội luận trên mạng Paltalk về hiện t́nh đất nước, có lúc có tới vài trăm người tham gia, theo những đề tài: đấu tranh giành tự do, xây dựng xă hội dân chủ, quan hệ Việt – Trung, các hiệp định bất b́nh đẳng, lư tưởng thanh niên, bàn về các cuốn sách mà tác giả là các chiến sỹ dân chủ… Nhờ phương tiện Internet tuổi trẻ trong nước có điều kiện mở rộng sự hiểu biết t́nh h́nh chính trị mà họ quan tâm ngày một nhiều hơn.

Việc ra mắt những tác phẩm của Phùng Cung, Hà Sỹ Phu được in và phát hành trang trọng ở nước ngoài đă biểu hiện sự gắn bó giữa các chiến sỹ dân chủ trong và ngoài nước; việc in tác phẩm của Nguyễn Thanh Giang, Hoàng Tiến, Bùi Minh Quốc… đang được thực hiện thuận lợi. Các điện thư của Câu lạc bộ Dân chủ Việt Nam đă đến số 19 và 20, nội dung ngày càng phong phú, sắc bén - với một số bài đáng chú ư gửI từ trong nước của cây viết trẻ Tuệ Minh - được t́m đọc và phổ bién khá rộng, qua internet cũng như trên tập san và báo chí hải ngoại. Việc xây dựng quỹ yểm trợ các nhân vật bất đồng chính kiến trong nước (ở Toronto - Canada) là một sáng kiến tốt, có tác dụng thiết thực.

Một số nhân vật từ trong nước và bạn trẻ ra nước ngoài làm việc và học tập muốn góp ư với các chiến sỹ dân chủ hải ngoại rằng:việc đề ra ranh giới quốc-cộng không c̣n ư nghĩa thực tiễn, t́nh h́nh hiện tại đ̣i hỏi một sự sắp xếp lực lượng mới, một bên là những người dân chủ và nhân dân đoàn kết đấu tranh cho một nước Việt Nam mới ḥa nhập với thế giới dân chủ văn minh, đối lập với những kẻ độc đoán, độc đảng, giả đổi mới, ḥa nhập nửa vời ngoài miệng với thế giới. Bà con trong nước rất quư trọng một số nhân vật chính trị và trí thức miền Nam cũ đă không c̣n chỉ nuôi tâm trạng hận thù trong cuộc đấu tranh cho tương lai Việt Nam, c̣n thông cảm sâu sắc với nhân dân trong nước chưa có tự do, nhiệt thành ủng hộ và phối hợp! với anh em dân chủ trong nước.

Kết luận:

13 năm trước, cuối năm 1991, khi Liên Xô sụp đổ, phe XHCN tan ră, lănh đạo đảng CS VN bối rối, hoảng sợ, không biết có trụ nổi không; nay họ có phần tự tin, kinh tế phát triển khá, được quốc tế đầu tư, tiếp sức, tổ chức Sea Games sôi nổi, kỷ niệm 50 năm Điện Biên Phủ khá vang dội; c̣n hy vọng đưa Việt Nam vào WTO trong thời gian tới.

Ban lănh đạo đảng đă tính đến một cuộc họp đại biểu đảng toàn quốc giữa nhiệm kỳ vào đầu năm 2004, nhưng rồi lại tŕ hoăn cho đến nay, có thể v́ e ngại sẽ bị đảo lộn về tổ chức,, t́nh h́nh sẽ mất ổn định (v́ nếu họp th́ sẽ phải thay thủ tướng, chủ tịch nước, có thể cả chủ tịch quốc hội, tổng bí thư đảng, và cả đến bộ trưởng quốc pḥng…). Có thể họ sẽ’’nín thở qua sông’’, tŕ hoăn việc thay đổi nhân sự cho đến Đại hội X (giữa 2006).

T́nh h́nh hiện tại đ̣i hỏi các lực lượng dân chủ trong và ngoài nước cùng nhau gắn bó phối hợp chặt chẽ hơn nữa, các tổ chức dân chủ ở hải ngoại liên kết hợp đồng tốt hơn nữa, tranh thủ mạnh hơn nữa mọi thế lực quốc tế rộng răi, coi trọng vận động tuổi trẻ trong và ngoài nước vào cuộc, tận dụng các phương tiện truyền thông hiện đại cho đấu tranh v́ dân chủ hoá đất nước.

Chúng ta cần làm nhiều công việc thiết thực, góp gió thành băo, chú ư đến hiệu quả, không làm theo kiểu khoa trương, h́nh thức, lấy tiếng. Chúng ta theo dơi thường xuyên t́nh h́nh trong nước, tiếp tục đấu tranh bền bỉ, phát huy nhiều sáng kiến, tạo thời cơ và tận dụng thời cơ, thúc đẩy t́nh h́nh phát triển thuận lợi.

Công việc của chúng ta thuận chiều thời đại, thuận chiều lịch sử, v́ tương lai dân tộc, v́ quyền sống tự do và hạnh phúc của đồng bào yêu quư, nhất định thắng lợi vẻ vang.

Xin cám ơn các bạn trong cuộc HMDC này và thân chào tất cả các bạn dân chủ quư mến trong và ngoài nước.

Paris tháng 5/2004.

BÙI TÍN

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), May 21, 2004

Answers

Response to VĂ€I NÉT VỀ TĂŒNH HĂŒNH TRONG NƯỚC

Bac noi cung hay lam nhung lam the nao ma mua duoc may quyen sach ma bac noi o trong nuoc day hay bac cho em cai dia chi de em tai sach dien tu cung duoc

-- HuongGiang (silversister2000@yahoo.com), May 22, 2004.

Moderation questions? read the FAQ