Những "Món Hàng Sống" Và Giấc Mơ Đổi Đời Tội Nghiệp Của Những Cô Gái Việt Nam...

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Những "Món Hàng Sống" Và Giấc Mơ Đổi Đời Tội Nghiệp Của Những Cô Gái Việt Nam...

Trich tu www.leduong.net - Nam Thanh - ngày 9/03/2004

Theo thống kê chính thức, tính đến cuối năm 2003, có hơn 65.000 phụ nữ Việt Nam được cấp giấp phép nhập cảnh vào Đài Loan để "làm dâu...". Con số này gấp đôi so với lao động Việt Nam đang làm việc tại đây. Trong các cô dâu đó, đến 63,5% ’ lấy chồng qua hoạt động môi giới....." ( báo Tuổi Trẻ 27-12 2003)

"......Má ơi đừng gả con xa
Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu....."

Trong lịch sử nước ta có thời nào nhà cầm quyền "bán băi thu vàng" đẩy dân ra biển ??? Có chế độ nào đày dân làm "lao nô" để trả nợ đă vay mượn cho cuộc xâm lược tương tàn ??? Có khoảng lịch sử nào người dân "hồ hởi" lấy chồng xứ lạ để mong trả hiếu song thân, hy sinh một đời con gái để mong nuôi sống gia đ́nh ??? Và chắc chắn chỉ có dưới chế độ "cháu ngoan bác Hồ", thiếu nhi "quàng khăn đỏ" mới bị bán làm điếm khi tuổi đời mới trên dưới 10 năm ???

Với những câu chuyện có thật, chúng ta theo chân những mối t́nh.... tang. Bên cạnh tiếng than ai oán của những anh nông dân miệt vườn hôm nay cùng những câu ca dao tân thời:

"...... T́m em như thể t́m chim
Chim bay biển Bắc anh t́m biển Đông
T́m chi cho nó mắc công
Đài Loan, Hàn Quốc em giông mất rồi....."

***

".....Lư - người dẫn mối xuất hiện, đằng sau lục tục đi lên 10 cô gái khác. Cô nào cũng trang điểm tóc tai bóng mượt, quần vẩy áo thun thời thượng. Tuổi sàn sàn khoảng từ 18 đến 20. Duy chỉ có gót chân nứt nẻ là không giấu được cái "gốc" lam lũ ruộng vườn.

Quay qua quay lại như tŕnh diễn thời trang một ṿng, Lư khẽ hất đầu, và điều bất ngờ của phiên chợ đặt cọc 500.000đ bắt đầu. Ông bạn giả Đài Loan của tôi há hốc mồm khi cả 10 cô không ai bảo ai cởi tất tần tật quần áo trên người, đứng im hướng ánh mắt nh́n chờ đợi về phía chúng tôi....."

Không giống như ngoài Hà Nội, thành phố Sài G̣n quanh năm là mùa cưới. Giữa cái nắng nóng 34 - 35 độ C, các đôi trai gái quần là áo lượt, mặt rạng ngời hạnh phúc dắt tay nhau trong công viên chụp ảnh.

Theo chân những đôi trai gái đang rạng rỡ hành phúc ấy, bạn có thể dễ dàng t́m thấy những đám cưới khá kỳ lạ: chú rể người ngoại quốc hớn hở, tươi cười bao nhiêu th́ cô dâu và lèo tèo mấy người họ hàng trông dáng lam lũ đi theo lại mặt ủ mày chau bấy nhiêu. "Không biết à, lấy chồng Đài Loan đó. Cô dâu buồn v́ sắp phải rời quê hương xứ sở, c̣n họ hàng buồn v́ tiền cheo cưới ít quá. Một ngày tại công viên Đầm Sen hay công viên Kỳ Hoà, vô khối đám cưới kiểu này..." - bác thợ chụp ảnh nói vội trong lúc chờ cô dâu sửa tóc.

Năm ba câu giải thích vội vàng, bác lại cuống lên chạy ra sửa dáng tạo kiểu cho cô dâu nội và chàng rễ ngoại, đưa tay tung đôi chim bồ câu trắng giữa băi cỏ xanh, một "màn" tŕnh diễn thơ mộng cổ điển nhất ở đây....

Đi t́m địa chỉ chọn vợ

Ở đất Sài G̣n này, "công nghệ lấy chồng ngoại" hiện đang được coi là thứ mốt. "Ngoại" ở đây chủ yếu là lấy chồng Đài Loan, Đại Hàn. Trào lưu này có từ cách đây 4 - 5 năm, nay đă ít bớt hơn trước nhưng vẫn là niềm mơ ước của rất nhiều thiếu nữ thôn quê.

Nếu vườn hoa đường Lănh B́nh Thăng - cách đây 2 năm là điểm tập trung "hàng" từ khắp nơi đổ về. Dân địa phương gọi đơn giản là "chợ chọn vợ" v́ các cô gái đánh phấn bôi son, tóc dài, nhuộm vàng đỏ quành quạch, đứng ngồi la liệt ở vườn hoa nhỏ xíu, c̣n những ông khách Tàu già có, trẻ có, lành có, tật có, thong thả đi "ngắm hàng", thông dịch, c̣ mồi th́ chạy lăng xăng trả giá, giới thiệu. Bên ngoài xe gắn máy, xe hơi, xe taxi đậu la liệt. "Nói chung là quá ầm ĩ, quá lộ liễu và đă bị công an hốt hết, cấm không tụ tập."

V́ thế nên bây giờ, nơi đây được trả lại cái không gian "thanh b́nh, yên tĩnh" cần có. Nhưng tuyệt nhiên không thấy các cụ già hóng mát, không thấy thanh niên trai gái đến đây ngồi t́nh tự hay các em bé đến đây vui chơi. Tạt vào ngồi tại một quán cà phê, tôi thấy ánh mắt nh́n đầy ḍ xét chiếu thẳng vào người bạn giả Đài Loan của tôi từ một người đàn ông trung niên. Một thoáng thôi, người này lại quay chúi vào tờ báo đang cầm trên tay. Cô bán hàng lông mày tỉa kẻ chỉ đon đả lấy nước, rồi như t́nh cờ hỏi:

Ổng này người nước ngoài hả anh?

Ừ, Đài Loan, nó đi t́m vợ đó. Tôi dẫn ra đây nhưng không biết nên hỏi ai?

Trông trẻ thế mà không lấy được vợ bên đó sao? Hay mắc bệnh ǵ nên không lấy được vợ? Mà ổng có biết tiếng Việt không ?

Không biết đâu. Nó có thể t́m vợ cho bố, cho anh. Kể cả mắc bệnh mà muốn t́m vợ th́ cũng b́nh thường. Ḿnh làm thuê th́ chỉ biết sai đâu làm nấy thôi, thắc mắc làm ǵ cho mệt em!

Nghe câu nói của tôi, ông bạn giả Đài Loan hơi trợn mắt, rồi lại ngồi im. Cô bán hàng sau một hồi hỏi han địa chỉ ở của chúng tôi, vểnh tai nghe ngóng, ư chừng là không hiểu câu chuyện tôi giả đ̣ thông dịch lại, yên tâm về cái tên khách sạn rặt "tiếng Tàu" ở trong thành phố, cô đặt phịch cái khay xuống bàn rồi ngồi xệp xuống cạnh tôi, nh́n quanh quất th́ thào:

Em trông anh và ổng cũng thật ḷng. Ổng muốn đi t́m th́ anh để em dẫn cho. Em có mối nhiều "đào" lắm, chọn phê luôn. Chuyện anh em ḿnh đâu có đó, em không để anh bị thiệt tḥi đâu.

Xem ngay ở đây là tiện nhất!

Không được, bọn em phải chuyển về khách sạn cho kín đáo, nuôi luôn "đào" ở đó. Anh muốn xem sơ sơ mặt mũi th́ ở ngoài quán cà phê nào kín kín cũng được, em chở đến. C̣n không, muốn xem kỹ - nhưng nói trước nếu muốn chọn "đào" như vầy là phải đặt cọc tiền trước - th́ mới được cho vào khách sạn!

Xem kỹ đi, ở đâu, bao giờ?

Tối nay, anh dẫn ổng lại đây rồi em chở đi.

Phiên chợ "kỳ quặc.... "

Đúng 7 giờ 30 tối, chúng tôi có mặt tại điểm hẹn. Khách sạn đến có tên là B́nh Minh, nằm sâu trong con hẻm cũng trên đường Lănh B́nh Thăng, cách vườn hoa không xa.

Tiền đặt cọc xem "đào" là 500.000đ. Đưa tiền cho cô bán hàng tên Lư, chúng tôi được dẫn thẳng lên tầng 4. Ngồi đợi trong một căn pḥng rộng răi chừng 10 phút, Lư xuất hiện, đằng sau lục tục đi lên 10 cô gái khác. Cô nào cũng trang điểm mắt môi, tóc tai bóng mượt, quần vẩy, áo thun rất thời thượng. Tuổi sàn sàn khoảng từ 18 đến 20. Duy chỉ có gót chân nứt nẻ là vẫn không giấu được cái "gốc" lam lũ ruộng vườn .

Quay qua quay lại như tŕnh diễn thời trang một ṿng, Lư khẽ hất đầu, và điều bất ngờ của phiên chợ đặt cọc 500.000đ bắt đầu. Ông bạn giả Đài Loan của tôi há hốc mồm khi cả 10 cô không ai bảo ai cởi tất tần tật quần áo trên người, đứng im hướng ánh mắt nh́n chờ đợi về phía chúng tôi.

Lư ngồi nhai kẹo cao su, gác chân đung đưa hỏi: "Anh hỏi ổng xem ưng em nào? Nếu muốn th́ cứ xem kỹ đi, "đào" chỗ em không "mông má" ǵ đâu."

Quay sang "ông bạn vàng" đang tái mặt, tôi dịch lại câu nói, thấy ông bạn tôi lắp bắp mấy câu tiếng Hoa, chỉ tay vào một em. Không chờ tôi thông dịch, Lư cười cười quay sang mấy cô gái: "Thôi, xong rồi, hên cho tụi mày. Con Tân ở lại, c̣n chúng bay xuống nhà đi".

Quay sang tôi, Lư tươi cười nói: "Hôm nay đỡ quá, gặp ông này quá dễ tính. anh biết không, có lần xui xẻo gặp người khó tính, bọn em c̣n phải dẫn 2 ông Đài Loan đi xem tổng cộng 250 "đào". Kỷ lục của chúng em đấy!". Lư không hay ông bạn tôi đang bàng hoàng đờ người, chỉ muốn mau chóng kết thúc màn kịch bất đắc dĩ của ḿnh.

Cô gái tên Tân mặc lại quần áo rồi khép nép ngồi cạnh chúng tôi, kể sơ qua lư lịch: người ở đâu, bao nhiêu tuổi, số đo 3 ṿng - một bài học thuộc ḷng không cảm xúc. Lư giọng sang sảng ngồi đối diện thoả thuận giá cả. Cái giá cuối cùng là 15 vé, tức 1500 tiền đô. Sau khi đưa cho Tân 200.000đ - như cho tiền típ, chúng tôi ra về. Ngoái lại nh́n cô gái - đang đưa lại cho Lư tờ 100.000đ, tôi thấy Tân khóc, không biết là mừng hay vui.

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), May 24, 2004

Answers

Response to Những "MĂ³n HĂ ng Sống" VĂ  Giấc Mơ Đổi Đời Tội Nghiệp Của Những CĂ´ GĂ¡i Việt Nam...

Tiep theo...

Chuyện kể của "món hàng sống"

Lấy cớ qua t́m hiểu lại tính t́nh, sức khoẻ của cô gái được chọn, xem có cần phải đổi lại người không, tôi được Lư cho gặp hỏi han Tân riêng một lúc.

Tân 20 tuổi, mới học hết lớp 4, quê ở Trà Vinh, nhà làm ruộng, con gái trong gia đ́nh quanh năm "chổng mông cấy lúa tát nước". Tân nói c̣n ngọng lắm, giọng Trà Vinh nên nhiều khi tôi cứ phải hỏi đi hỏi lại. Nh́n cô gái c̣n rất trẻ, nước da mịn màng nâu hồng, mái tóc chắc mới cắt ngắn nên ngọn tóc vẫn c̣n thẳng cứng, không ai nghĩ là cô lại dạn dày trong vụ đi t́m chồng như vậy.

Tân kể, cô đă ở khách sạn này 4 tháng, nếu sau 1 tháng nữa mà không được ai ưng là phải dạt sang nơi khác để đổi "đào" mới. "Biết tin em được như vầy chắc bố mẹ em mừng lắm, được mở mày mở mặt với hàng xóm!".

Nhà Tân nghèo, cả gia đ́nh 6 người chỉ trông chờ vào ruộng lúa, nhưng không đủ ăn, thường xuyên coi như bị đói. Được người quen mách bảo, lại thấy gái làng lũ lượt ra thành phố kiếm vận làm dâu ngoại, bố mẹ Tân cũng đồng ư cho cô con gái xinh xẻo nhất thử thời vận, biết đâu đổi đời cho cả nhà. Ra đây đến 4 tháng mà Tân cũng không biết mặt mũi thành phố như thế nào, suốt ngày chúi trong pḥng ở tập thể, chải chuốt nhan sắc, quần áo chờ người đến xem.

"Thế mỗi ngày em phải ra mắt khách mấy lần?" "Tuỳ ngày anh ạ, phải lúc là ngày lễ tết bên đó, khách Đài Loan sang nhiều lắm, có khi bọn em phải đi lên đó 2 - 3 lượt. Phải cởi hết quần áo. Mới đầu, bọn em ngượng không chịu. Chị Lư quát: "Ai không chịu th́ sang nơi khác, phải như thế mới vào mắt khách được nhanh. Con gái hơ hớ sợ ǵ xấu". Thế là cũng nhắm mắt, trơ mặt. Lần cũng quen. Ai cũng dễ tính như ông chủ bạn anh đây th́ phúc quá.

Có những lúc gặp người khó tính, họ c̣n nắn bóp sờ soạng chán, xem chân xem tay, xem răng xem lợi hàng tiếng đồng hồ chứ không phải nhanh. Đau cũng phải cười, cấm không được nhăn nhó. Chúng em có người quản lư, như ở đây là chị Lư. Không có đánh đập, nhưng cái ǵ cũng trừ vào tiền, thế là sợ hết. Đă vào đây là không ra được, v́ ḿnh bị nợ tiền đầu tư rồi.

Có khoảng 30 người như em, toàn là ở các tỉnh miền Tây về đây. Cũng tùy người, ai có nhan sắc th́ được ưu tiên nhiều lắm: nào là đi mỹ viện, được học tiếng Hoa cấp tốc. Giá họ cao khoảng 3000 đô la. Em không biết tiếng Hoa, mà vợ chồng, cần ǵ "tiếng tăm" chị nhỉ. Ra hiệu rồi cũng hiểu hết.

Chị Lư bảo: Mày làm thế nào miễn nó cho tiền gửi về nhà là được. Bọn em th́ chỉ được cắt tóc, sơn sửa móng tay, mua cho bộ quần áo thôi. Mà tiền này khi nào có người ưng là bị trừ hết. Cả tiền ăn ở cũng bị trừ..."

"Thế th́ hết tiền, c̣n ǵ gửi cho gia đ́nh?".

Tân buồn rầu: "Bọn em tự nguyện cả chứ có ai ép buộc đâu. Có chị lấy chồng xong, ngoài đám cưới ŕnh rang gia đ́nh c̣n được đúng cái kiềng vàng 5 chỉ. Bọn em cũng biết là c̣ dẫn mối có khi hớt đến 2/3 số tiền khách đưa, nhưng vẫn chấp nhận hết. V́ biết đâu sang đó c̣n đổi đời. Tiếng vẫn là lấy chồng ngoại..."

Nói đến đây, mắt Tân mơ màng xa xăm. Rồi như chợt tỉnh khỏi giấc mơ đẹp, Tân hỏi tôi giọng tỉnh như sáo: "Anh ơi, nhà ông Đài Loan đó có giàu không hả anh?"...

Không biết trả lời Tân thế nào đây, nói rơ sự thật th́ sợ lại một lần nữa làm tan vỡ giấc mơ của cô gái thôn quê ngây thơ? C̣n mở lời khuyên Tân, biết đâu cô gái mới học lớp 4 trường làng đang ôm mộng làm giàu nhanh chóng lại cho là tôi bày đặt dạy đời.

Tân có biết đâu cuộc sống bên xứ người như thế nào. Có phải cứ sang đó là hốt được tiền. Người Đài Loan cũng phải làm việc cật lực, vùng thôn quê hẻo lánh cũng nghèo đói có khác ǵ Việt Nam. Và sự thật, nhiều khi chỉ sau đám cưới, sau những lời hứa hẹn là một sự thật kinh hoàng về cuộc sống nhà chồng: Chồng giả đến Việt Nam, chồng thật đang tật nguyền ở Đài Loan, rồi cảnh làm vợ chung cho cả gia đ́nh nhà chồng tại những vùng thôn quê hẻo lánh...

Đa số những người Đài Loan sang Việt Nam t́m vợ là do quá nghèo, do sức khoẻ "không được khỏe" nên không thể kết hôn được ở chính quê hương ḿnh. Đối với họ, cái giá để có được một người vợ ở Việt Nam quá rẻ mạt. Rẻ như "mất tiền mua mâm...", chỉ thương cho những cô gái không biết tiếng ngoại quốc, ở Việt Nam đă bị "chặt chém", sang Đài Loan như người mù bị thả giữa một cái chợ lạ xứ, lạ người.

Tôi có một người bà con học hết đại học, sang đó "lao động" rồi lấy chồng Đài Loan, hôm rồi vừa gọi điện thoại vừa khóc nức nở, vừa nghẹn ngào: "em bị lừa anh ạ, nó nhốt em suốt ngày trong nhà, đến địa chỉ cũng không nói, mà ở đây th́ việc ai nấy làm, không can thiệp giúp đỡ kiểu như ở nhà, em muốn về Việt Nam quá... " Có học, biết tiếng Hoa c̣n vậy, huống hồ...

Bán "con" thời hiện đại....

Ánh đèn sáng rực. Ánh đèn lóe chớp liên tục. Sự nhộn nhịp của hơn 30 người quay phim chụp h́nh, làm không khí trang trọng như mấy cuộc họp báo của "nhà nước ta" cũng không bằng. Một buổi cưới tập thể của 17 cặp vợ Việt Nam chồng Đài Loan. Cũng champagne tràn ly, nhạc sống, heo quay, bánh cưới ba tầng... nhưng lạ sao, đám cưới lại thiếu vắng tiếng cười! Trung b́nh mỗi tuần người ta chứng kiến không dưới ba buổi cưới tập thể như thế....chỉ riêng tại Sàig̣n.

Khách đến nhà hàng Đ., Quận 11, Sàig̣n, ăn mặc tương đối lịch sự nhưng nh́n kỹ, nhiều người trong số họ vẫn không giấu nổi sự lam lũ . Ngồi vạ vật trước cửa nhà hàng, là cha mẹ, bà con của cô dâu.

Bà K - mẹ của cô dâu - phun băi trầu ra tâm sự: "Buồn lắm cậu ơi, đám cưới của con mà như chạy giặc. Hơn 12 giờ vào ăn cưới xong là 1 giờ chiều phải lên xe đ̣ về Sóc Trăng cho kịp chuyến... Cũng tại nghèo cả thôi". Mà không buồn, không đắng cay sao được khi mỗi gia đ́nh có con gái gả cho Đài Loan chỉ được phép mời từ 10 đến 12 người.

Cách đây chưa đầy tháng, bà mối H. dáng người mập mạp, vàng đeo đỏ tay đă giăy lên như đỉa phải vôi khi thấy một gia đ́nh nhà gái nọ lên dự đám cưới đến... 18 người. Giọng bà la bai bải: "Tui đă nói trước là chỉ 12 người thôi, đi đông vậy làm sao đủ tiền trả? Mấy người liệu mà ngồi ăn chung, tôi không có dư tiền mà đặt thêm đồ ăn đâu".

Một nhân viên nhà hàng cho biết: "Đám cưới thường được tổ chức vào buổi trưa, v́ sẽ được giảm tiền so với buổi tối, gộp lại chừng chục cô dâu, mỗi nhà gồm 1-2 bàn, mỗi bàn chỉ 4 - 5 món với công thức "rẻ tiền, chắc bụng", là đủ được một đám cưới linh đ́nh với một ban nhạc sống, được tặng miễn phí nếu đặt trên 15 bàn. Thậm chí có tiệc chỉ có một chiếc bánh cưới, con heo quay, 1 mâm quả chung, lần lượt từng đôi uyên ương "mượn" để chụp h́nh, quay phim".

Trong một đám cưới, một vị khách đằng gái xung phong hát bài "Bông điên điển" có câu: Chồng gần không lấy, em lấy chồng xa... biết ngày nào thăm... đường xa em khó về.... có lẽ đă "chọc thủng" tâm sự đă dồn nén khá lâu của cô dâu. Đang vui vẻ cụng ly với người chồng Đài Loan, bỗng dưng cô ôm mặt khóc tức tưởi. Như phản ứng dây chuyền, cả ba mẹ, họ hàng cũng khóc theo. Đám cưới mà như đám ma, như một cuộc tiễn biệt không hẹn ngày gặp lại. Chỉ tội chú rể cứ đứng ngơ ngác không hiểu v́ sao...

Cuối lễ cưới, những ông bà cha mẹ, tay chân hăy c̣n chưa sạch vết bùn, ngượng nghịu trong bộ áo sơ mi bỏ ngoài quần và đôi dép nhựa trắng, phải xếp thành một dăy đứng trên sân khấu để đợi đằng trai phát những cái bao ĺ x́ đo đỏ. Rồi h́nh ảnh những cô dâu, viết chữ mẹ đẻ c̣n chưa thông, có những cái tên c̣n đặt "chất phèn" quê mùa: Út đẹt, Bé xíu... đang ngọng nghịu một cách khổ sở, cố gắng nhớ để hát những bài hát tiếng Hoa.

Thiên đường hay ảo vọng?

Số tiền mỗi cô dâu nhận được sau khi cưới trung b́nh khoảng 500 đô la, nhưng trên thực tế, con số này thấp hơn rất nhiều.

Cùng một người bà con trong vai đứa cháu 17 tuổi, muốn t́m chồng Đài Loan, tôi lân la t́m gặp bà mối Y, một phụ nữ trạc khoảng 40 tuổi: "Chưa đủ tuổi ở chỗ khác c̣n làm dễ, chứ ở đây th́ khó lắm. Mà chú có quen đứa nào muốn lấy chồng Đài Loan dẫn lên gặp, tôi cho 1 triệu. Ở với tôi đứa lâu nhất cũng chỉ 3 - 4 tháng là đi liền, nhanh lắm".

Cô dâu Nguyễn Thị Út Đẹt - xă Mỹ Trà, thị xă Cao Lănh, tỉnh Đồng Tháp - nói: "Em mới chỉ học đến lớp 2, không có nghề nghiệp ǵ cả, lấy Đài Loan may ra có thể đổi đời". Cũng v́ "ước mơ đổi đời" may rủi đó mà cho dù bây giờ số tiền gả con cho Đài Loan cũng xuống gần như đến mức thấp nhất nhưng vẫn c̣n nhiều người mộng tuởng.

Một cô dâu tương lai của Đài Loan thường được người môi giới đưa lên Sài G̣n nuôi cho học tiếng Hoa cấp tốc vài tháng, số tiền ăn, tiền ở, học này sẽ đuợc trừ lại sau khi được lấy chồng, rồi chờ người qua "lựa". Nếu như khoảng năm 1977, một gia đ́nh có con gái gả cho Đài Loan được khoảng 3000 đô la, nhưng đến nay, giá đó c̣n không quá 200 đô la.

Khi tiệc vừa tàn là bà mối Y. tay cầm một cọc tiền đếm xoèn xoẹt đưa cho cha mẹ cô dâu. Một cuộc mua bán vừa hoàn thành. Liếc nhanh qua hoá đơn thanh toán: Con số ban đầu được ghi to nhất là 7000 đô la, sau đó là một hàng sọc dài các con số: tiền nuôi cơm, tiền học ngoại ngữ, tiền xe đưa rước, tiền đặt tiệc... và số tiền cuối cùng ông cha, bà mẹ đó nhận được là 3,1 triệu với lời an ủi của bà mối: "Vậy là khá rồi, có nhiều đứa cuối cùng chỉ c̣n 1,5 triệu thôi".

Một cái giá "bán con" thời nay. "Công ơn dưỡng dục cù lao" được đền bù với giá chưa đến 200 đô la. Rẻ thay chữ "hiếu" thời quá độ xă hội chủ nghĩa - tiến lên kinh tế thị trường của Việt Nam hôm nay. Đạo đức đâu c̣n để mà suy với đồi, nhân phẩm giờ là một món hàng xa xỉ. "Ngộ biến phải tùng quyền", v́ thế chúng ta không nên trách các cô gái thôn quê phải bán thân để giúp gia đ́nh, lại càng không thể nói ǵ hơn khi nh́n cảnh mẹ cha đành phải bán con cho người ngoại quốc. Họ cũng đau đớn lắm khi phải xem "núm ruột" của ḿnh như một món hàng. Truyền thống và gia phong Việt Nam từ ngàn xưa đau có ai bán con v́ tiền ? Gả chồng xa cho con, mẹ cha c̣n không nỡ, huống hồ đưa con đi đến một bến bờ xa lạ không biết có ngày nào gặp lại hay không ?

Hăy cùng nhau nh́n về một Việt Nam tương lai, để cùng nhau cùng quyết tâm chấm dứt chế độ vô nhân, tham nhũng thối nát nầy càng nhanh, th́ đất nước nước ta mới sớm có cơ hội hồi sinh và nhân phẩm con người Việt Nam mới được cộng đồng quốc tế tôn trọng. C̣n nỗi nhục nào hơn nỗi nhục hôm nay cho phụ nữ Việt Nam??

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), May 24, 2004.


Response to Những "MĂ³n HĂ ng Sống" VĂ  Giấc Mơ Đổi Đời Tội Nghiệp Của Những CĂ´ GĂ¡i Việt Nam...

Những cánh bèo bất hạnh

Trich tu mang www.leduong.net - Như Hoàng - ngày 13/03/2004

Bạn thân mến, dù ở nơi đâu, đời sống chúng ta vẫn có những hối thúc, những ràng buộc để mỗi người phải loay hoay đối diện, bên này có những áp suất hàng ngày với trách nhiệm của công ăn việc làm, chạy đua theo nhịp sống cùng thời gian... Bên kia, bạn cũng không kém ǵ v́ những nỗi lo chất ngất, những nổi lo ẩn hiện cả trong giấc ngủ chập chờn. Trong muôn ngàn nỗi lo ấy, có mấy ai trong chúng ta có được những phút giây để "nh́n lại quanh ta" để thấy rằng cuộc đời vẫn c̣n đầy dẩy nỗi bất hạnh. Sự oái oăm, oan nghiệt đă và đang xẩy đến cho những người em, người chị, người mẹ... của chúng ta, có biết rằng trong lúc chúng ta chạy đua cùng thời gian để t́m miếng cơm th́ những người phụ nữ trẻ em da vàng máu đỏ bất hạnh này đang chịu đựng những nhục nhằn thấp hèn nhất của đời sống.

Nô lệ!, vâng, tôi muốn nói đến những người nô lệ da vàng, phụ nữ và trẻ em Việt nam đang là món hàng nô lệ, những món hàng nô lệ phục vụ t́nh dục trong những hang ổ măi dâm trá h́nh/công khai tại Việt nam và ngoại quốc.

H́nh ảnh dật dờ của đứa bé, thân h́nh gầy c̣m trong căn pḥng nhơ nhớp, trí óc non nớt, không bao giờ có những giây phút thần tiên của tuổi thơ. Bạn học của em đâu?, cô thầy của em đâu?, ṿng tay ánh mắt tŕu mến của bố mẹ đâu?, tiếng cười hồn nhiên của em đă lịm chết, bọn man rợ đem em vào chốn lầu xanh của loài quỹ dữ, em ngơ ngác, em bơ vơ giữa nanh vuốt của những con thú mang mặt người... Tại sao? Tại sao em lại chịu những đọa đày bất công như thế. Tại sao em lại phải sống ĺa xa mái ấm gia đ́nh? Tại sao em là những món hàng cho những tâm thần bệnh hoạn? Như những chú mèo con c̣n thèm sữa lê lết trên vỉa hè lạnh lẽo với bộ lông tơi tả đầy vết cào xé rướm máu. Ôi, bé thơ Việt nam!.

H́nh ảnh người thiếu nữ với nụ cười xa xăm, buồn bă như báo trước phần số hẩm hiu đen tối bị sa chân vào bẫy dữ. Bến đổ của chị không được may mắn?, hay chính xă hội bất công đă nhận ch́m tương lai của chị vào bóng tối?, từ giă mái ấm gia đ́nh để làm cô dâu xa xứ hay hy sinh chút nhan sắc ngắn ngủi cuộc đời đổi lấy miếng cơm...? Dù bất hạnh đưa đẩy thế nào, dù ngàn lời biện bạch cũng không thể nào chấp nhận được sự hăi hùng man rợ vẫn tồn tại đâu đó... một h́nh thức nô lệ của thế kỹ 21, sự buôn người của bọn bán khai với phương tiện truyền thông tân tiến. Chị trở thành món hàng, không hơn không kém, xuôi tay phó mặc ḍng đời. Mắt vẫn mở nhưng không thấy được tương lai trước mặt, miệng vẫn c̣n nhưng nói không nên lời, giống như người tử tù với tấm vải đen phủ mặt đang chờ cái vung tay của tên đao thủ phủ. Nhưng chị nào có tội chi đâu? tội t́nh ǵ đâu người thiếu nữ chất phác! Ai đă tước đi tư cách nhân phẩm của chị? Ai đă xô đẩy chị vào nỗi oan khiên. Giá trị con người của chị là những con số hiển hiện trên bảng đấu giá sao? Lương tâm nhân loại ơi, bạn ơi, tại sao lại có những điều ghê tởm này trong thế giới văn minh nhân loại ngày nay?

Từ những năm xưa, có những lời hô hào khích động, xua những người anh, người cha chúng ta đem thân h́nh trải máu xương trên dăy Truờng sơn, nơi xứ người từ Lào đến Kampuchea, tưởng mang ấm no hạnh phúc đến mọi người; Dĩ văng xa xưa buồn thảm vẫn c̣n đeo đuổi vận mệnh dân tộc Việt nam với hận thù chủ nghĩa xua đẩy hàng triệu người ra biển Đông, dập vùi biển cả, trốn chạy "thiên đường". "Thiên đường" nay đă biến dạng v́ "chủ nghĩa" không thể mang đến giàu sang nhung lụa, thiên đường đă biết cách làm con người (sống hoặc chết) biến ra của cải vật chất, từ những bộ xương khô của lính Mỹ, đến thân xác lao nô. Tù cải tạo vẫn có thể biến thành tiền viện trợ. Cả thiên đường nay chỉ biết có tiền, tiền và... tiền. Và "sáng tạo đầy ghê tởm" nhất là buôn người, tất cả trở thành hàng hóa trong kinh tế thị trường định hướng. Định hướng để đưa đến sự choáng ngộp với những vật chất se sua của thị thành và khổ đau dằn vật thiếu thốn, bệnh tật bao trùm xóm làng, hang hẻm, nông thôn. Nước mắt và khổ đau nhục nhằn trộn lẫn nhem nhúa tô nên bức tranh Việt nam u ám tô điểm bằng nhiều cánh bèo trôi giạt trên ḍng kinh đen hôi hám.

Bạn ơi, tôi tin chắc rằng không có định mệnh nào, không có đấng tối cao nào vô tâm sắp đặt định mệnh quái ác cho dân tộc Việt Nam như vậy. Không Thượng đế nào ác nghiệt ban phát định mệnh tàn nhẫn cho các em, các chị, những thiếu nữ Việt nam hiền dịu đó. Thượng đế sẽ ban nghị lực, sức mạnh thêm cho các em, các chị và tất cả mọi ngựi để có thể đương đầu với mọi sóng gió bất hạnh. Hăy đứng lên, nh́n về phía trước với đức tin và ḷng can đảm, chúng ta sẽ cùng mang ánh sáng lại, tô lại bức tranh Việt nam với những màu tươi sáng hơn, bạn nhé.



-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), May 24, 2004.


Response to Những "MĂ³n HĂ ng Sống" VĂ  Giấc Mơ Đổi Đời Tội Nghiệp Của Những CĂ´ GĂ¡i Việt Nam...

Thảm Trạng Trẻ Em Mại Dâm Ở Cambodia Và Việt Nam: Những Chuyện Đau Ḷng.

Trich tu www.ykien.net - Phạm Phong Dinh - ngày 23/02/2004

Trong những ngày cuối tháng 1.2004, giữa lúc những đài truyền h́nh Hoa Kỳ chú tâm loan tải tin tức và h́nh ảnh những cuộc vận động tranh cử ồn ào của những ứng cử viên Đảng Dân Chủ, th́ đài NBC với nhóm phóng viên chương tŕnh Dateline đă âm thầm làm một cuộc hành tŕnh một phần ṿng trái đất để thu những thước phim mà rất nhanh chóng khi được tŕnh chiếu trên màn ảnh nhỏ, đă dậy lên một làn sóng phẫn nộ và kinh hoàng trong lương tâm nhân loại, đến nỗi Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Colin Powell đă phải lên tiếng kết án mạnh mẽ và đoan xác Hoa Kỳ sẽ can thiệp, cũng như Tổng Thống Hoa Kỳ George Bush kư ngay đạo luật truy tố và trừng trị. Vấn đề nghiêm trọng nào mà đă rung động đến trung tâm quyền lực cao nhất của Hoa Kỳ như vậy.

Đêm 23.1.2004, khán giả của Đài NBC xem chương tŕnh phóng sự Dateline đă hết sức ghê tởm khi được chứng kiến khoảnh khắc mà nhóm phóng viên Datelin cùng với cảnh sát Cambodia đột phá vào những ổ mại dâm trá h́nh ở Phnom Penh (Nam Vang) và đă giải thoát được không phải những cô gái bán thân lớn tuổi, mà là những em bé gái nhỏ xíu, ốm yếu tuổi chỉ từ 5 đến 10 đang bị ép buộc hành nghề gái điếm. Khi phá cửa và lục soát một căn pḥng kín, nhóm phóng viên Dateline và cảnh sát Miên đă phát hiện nhiều tập h́nh ảnh và bút tích của nhiều em bé Việt Nam nằm ngổn ngang trên bàn, mà người xem có thể dễ dàng nhận ra những cái tên Liên, Tuyết, Xuân, Yến, v.v.. Từ hàng chục năm nay, thế giới đă biết rằng cộng sản Hà Nội đă làm ngơ và dung túng cho một hệ thống buôn người, không phải chỉ trong lĩnh vực nô lệ mại dâm mà c̣n nhiều lĩnh vực khác như kết hôn, lao động. Nhưng chưa từng bao giờ nhân loại phải đau ḷng đối diện với với một sự thật kinh khủng đang xảy ra tại Việt Nam và Cambodia, mà không ngôn từ nào có thể diễn tả được sự kinh hoàng về một tội ác chưa từng thấy trong lịch sử h́nh thành của con người.

Cộng Sản Hà Nội có thể phủi trách nhiệm khi đổ cho nước Cambodia là thủ phạm chính, v́ phát giác động trời đó xảy ra trên nước Miên. Nhưng chúng có thể giải thích như thế nào về sự hiện diện của hàng chục ngàn cô gái và bé gái Việt Nam trong những nhà chứa Cambodia. Tại sao ở những chỗ đó, người ta không t́m thấy một em gái Lào, Thái Lan, Miến Điện, Tân Gia Ba, Đài Loan, Nhật Bản, Mă Lai Á, Đại Hàn nào, mà chỉ thấy có các em gái Miên và Việt Nam, đa số là Việt Nam. Tại sao chỉ để bắt một đại đức Phật Giáo đang xin tị nạn chính trị ở Nam Vang, th́ t́nh báo cộng sản Hà Nội đă dễ dàng phăng ra tung tích của ông. Liệu hai con mắt có c̣n nằm trong cái hộp sọ của chúng không, khi sờ sờ trước mắt chúng hàng chục ngàn cô gái Việt Nam đang oằn oại ngày đêm trong ṿng tay của những con quỷ dâm dục. Có phải nó xuất phát từ đường dây tội ác với sự dung túng và tổ chức của hai nước cộng sản khét tiếng diệt chủng và diệt dân tộc này hay không. Chúng ta hăy dành lời giải đáp này cho những tổ chức nhân đạo, nhân quyền thế giới, trong đó tổ chức International Justice Mission (Sứ Mạng Công Lư Quốc Tế) đang hoạt động rất tích cực.

Ông Gary Haugen, nguyên là Công Tố Viên Liên Bang, hiện nay là Giám Đốc tổ chức Sứ Mạng Công Lư Quốc Tế, với một kinh nghiệm dầy dặn về luật pháp và tội phạm, ông có đầy đủ tư cách và khả năng để lao ḿnh vào cuộc đối đầu với loại tội ác tuy rằng không đẫm máu nhưng ghê tởm nhất. Đă gọi là sứ mạng, nên lắm lúc những nhân viên nhiệt thành của tổ chức này phải chấp nhận hiểm nguy khi dấn thân vào hàng ổ của tội ác. Tổ Chức Công Lư Quốc Tế đă từng cứu thoát hàng trăm phụ nữ và trẻ em ra khỏi những nhà chứa gái khắp thế giới, lần này đạo quân của ông Gary Haugen sẽ tấn công vào Cambodia. Cái phương cách thực hiện của tổ chức tuy rất hiệu quả nhưng cũng rất nguy hiểm, mà nó từng làm xôn xao bàn căi trong những tổ chức nhân đạo khác. Nhân viên Sứ Mạng Công Lư sẽ giả dạng khách t́m hoa, trà trộn vào những khu ăn chơi trác táng, trang bị máy thu h́nh trong người một cách kín đáo. Khi đă thu được những bằng chứng chính xác, nhân viên tổ chức t́m đến chính quyền địa phương yêu cầu giải quyết. Đứng trước sự việc đă rồi, chính quyền địa phương buộc phải hành động, không c̣n sự chọn lựa nào khác. Giả sử là không chịu làm ǵ đi, th́ Tổ Chức Công Lư Thế Giới, dưới quyền lực mạnh mẽ của ông Hary Haugen và sự đỡ đầu của chính phủ Hoa Kỳ sẽ la... làng làm um sùm lên, thà là làm trước để khỏi bị trung ương khiển trách và bị cho về vườn đuổi gà. Cũng với cung cách làm việc tiên lễ hậu binh đó, dẫu biết rằng toàn cơi nước Cambodia, bộ máy điều hành quốc gia chỉ rặt một bọn tham nhũng từ trên xuống dưới và là một lũ cùng hung cực ác chẳng thua ǵ bọn Mafia quốc tế, nhưng nhóm ông Hary Haugen vẫn quyết định mở trận đánh vào chính trung tâm tội ác về nô lệ t́nh dục ở ngay tại thủ đô Nam Vang.

Tại sao Sứ Mạng Công Lư Thế Giới chọn Nam Vang. Từ nhiều thập niên qua, sau đại nạn diệt chủng trong những năm 1975 - 1979 dưới bàn tay sắt của Khmer Đỏ, mà đă giết chết chừng 2 triệu dân, đất nước Cambodia cho đến thời điểm hiện tại vẫn c̣n được xếp vào hàng những quốc gia nghèo nhất thế giới, với lợi tức trung b́nh đầu người mỗi năm là 300 đô la. Nước "anh em" láng giềng Việt Nam cũng không khá hơn, với lợi tức 400 đô la. Nói là trung b́nh v́ chia tổng sản lượng quốc dân cho số đầu người, nhưng thực sự th́ sự chênh lệch lợi tức đă ngày càng thành một khoảng cách mênh mông bao la giữa người giàu và người nghèo đến chóng mặt. Từ một tên đại tham nhũng có nhiều tỉ bạc trong ngân hàng ngoại quốc cho đến một người nông dân nghèo, một người công nhân hạng bét lợi tức vài trăm đồng, thậm chí hàng triệu người chẳng có đồng xu lợi tức nào. Trong những xứ sở quá nghèo, không cung ứng đủ công ăn việc làm tối thiểu để người nghèo nhất có cái ăn mà tồn tại, th́ một trong những con đường cùng là trộm cắp, lừa đảo, cướp giật và đĩ điếm. Người phụ nữ nghèo không c̣n sự chọn lựa nào khác, họ đành phải bán chính thân thể ḿnh để t́m cái sống. Từ đó, họ là nạn nhân trực tiếp của những thành phần lưu manh, lường gạt, những tổ chức buôn người kiểu Mafia, và phần lớn chính quyền địa phương dung túng hoặc thậm chí nhúng tay vào. Ở những nước này, tiêu biểu như Cambodia, Việt Nam, thật không có ǵ ngạc nhiên khi những khu ăn uống, chơi bời sa đọa mọc lên như nấm, v́ đó là những cái vú sữa xịt ra tiền, huy hoàng lộng lẫy đến choáng ngộp khách du lịch ngoại quốc. Có những chỗ ăn chơi th́ cần phải có nhiều gái để cung cấp mọi dịch vụ dâm t́nh, dưới mọi h́nh thái. Gái t́m ở đâu. Dĩ nhiên là t́m ở những chỗ khốn cùng nhất, chỗ mà người con gái chỉ có gật đầu ưng chịu chứ không có sự chọn lựa nào khác. Lợi tức từ dịch vụ thân xác đó sẽ được chia chác cống nạp rất hậu hĩ cho nhân viên chính quyền mọi cấp, để ngược lại nhận được sự chở che hay làm ngơ của bọn chúng.

Nhưng trong khi đó th́ những khu vực văn hóa, giáo dục, y tế, xă hội đă ch́m khuất nghèo nàn trong những vùng tối tăm mà khách du lịch, thậm chí những người xênh xang áo gấm về làng lắm lúc cũng chẳng muốn tới. V́ ở đó có cái ǵ hấp dẫn đâu. Chẳng có rượu, chẳng có gái th́ tới làm ǵ. Đằng sau cái thế giới đầy màu sắc, âm nhạc, rượu, gái, và tràn đầy khoái lạc đó, là một thế giới của đói nghèo, của một đại dương nước mắt và của những nỗi bất hạnh cùng cực, mà nếu thượng đế không thịnh nộ giáng cơn sấm sét xuống một ngày nào đó, th́ có lẽ nó sẽ c̣n kéo dài đến vô tận.

Từng có nhiều kinh nghiệm về loại buôn người làm nô lệ t́nh dục, song đó là các em tuổi vị thành niên hay các cô gái thành niên, nhưng phong thanh nghe thấy có những em gái thiếu nhi, nhi đồng cũng bị bán vào lầu xanh, những tổ chức nhân đạo thế giới chỉ có thể đưa hai tay lên chào... thua cho cái độc ác của con người đối với con người. Cuộc thâm nhập vào thế giới tội ác ở Nam Vang của Tổ Chức Công Lư Thế Giới chuẩn bị rất tỉ mỉ, với sự tham dự của phóng viên chương tŕnh Dateline Đài Truyền H́nh NBC và đại diện một tổ chức nhân quyền Tân Tây Lan (New Zealand) là ông Robert. Robert chỉ là tên giả, v́ ông sẽ c̣n tiếp tục dấn thân vào những khu tối tăm khác ṿng quanh thế giới. Kế hoạch cũng sẽ không cho Robert chường mặt lên màn ảnh để bảo vệ an toàn cho ông này. Robert sẽ đóng vai một hướng dẫn viên sex tour mời chào khách ngoại quốc, đa số đến từ Hoa Kỳ, thưởng thức những món hàng đặc biệt của Cambodia. Trong một khách sạn hạng sang, nhóm Dateline đă trang bị xong những máy thu h́nh tí hon nhưng rất tối tân dấu trong người, họ sẽ đóng vai những ông khách Mỹ đi t́m thu vui thể xác với các em gái nhi đồng Cambodia. Một buổi sáng vừa mới ló đầu ra khỏi cửa th́ đă có hai ba gă xe Honda ôm chạy tới xổ tiếng Anh như gió:

Chơi gái không ?

Gái trẻ không ?

Trẻ, trẻ lắm, ...ừ... 12 tuổi chịu không ?

Có phiền phức ǵ không hả ?

Gă xe ôm cười đểu giả :

Đừng lo, không có phiền hà ǵ ở Cambodia hết !

Trong khi đó th́ Robert cũng đă bắt được một con nhạn là đà, một người Mỹ phốp pháp trông rất đẹp lăo là bác sĩ quang tuyến Jerry Albom,làm việc tại tiểu bang Oklahoma. Robert đề nghị ba "em" nhỏ tuổi với giá 60 đô. Albom đă trả giá và đă "dính" vào băng thu âm như sau:

Không, tôi thường chơi mấy em 15, 16, hay có khi 14, ba em chỉ có 50 đô thôi hà.

Phóng viên Dateline đă theo sát bác sĩ Albom và chừng một tá người Mỹ khác vào những hộp đêm chứa gái vị thành niên. Tên tuổi của những con quỷ pedophile (ái nhi dâm) này đă được đệ tŕnh cho ủy ban điều tra đặc biệt của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Tháng 6.2003, phóng viên Chirs Hansen, giám đốc chương tŕnh Dateline, cùng một cameraman chận đầu Albom khi ông ta sắp vào pḥng làm việc ở Oklahoma và trưng ra bằng chứng là ông đă hành dâm với những em gái dưới 18 tuổi. Dĩ nhiên Albom chối bai bải, em hỏng có à nhe, em hỏng có khi nào dại dột mà tham dự vào những cái đó. Nhưng đối với Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Colin Powell, th́ số phận Albom và nhiều predators khác (quỷ móng vuốt) đă được định đoạt bằng câu phán xanh dờn như sau trước mặt phóng viên Hansen:

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), May 24, 2004.


Response to Những "MĂ³n HĂ ng Sống" VĂ  Giấc Mơ Đổi Đời Tội Nghiệp Của Những CĂ´ GĂ¡i Việt Nam...

Tiep Theo...

Ông ta có thể là một bác sĩ, nhưng cũng là một tội phạm. V́ ông ta là tội phạm nên nếu ông ta có thể bị đưa ra trước công lư, th́ ông ta sẽ bị đưa ra trước công lư. Luật pháp đ̣i hỏi như vậy. Và ông ta không c̣n phải lo lắng rằng liệu ông ta c̣n làm bác sĩ nữa hay không, v́ ông ấy sẽ nằm đếm lịch trong nhà đá, nơi mà ông ta sẽ tùy thuộc. Trên tất cả, có lẽ ông ta cần phải đến khám ở những bác sĩ phân tâm học, nếu đúng là những hành động đó đă xui khiến ông ta.

Được hỏi là tại sao Hoa Kỳ phải nhúng tay vào chuyện mại dâm ở Cambodia, Powell trả lời:

Làm sao chúng ta có thể ngoảnh mặt chứ hả ? Nếu chúng ta muốn có nhiều bạn trên thế giới, nếu chúng ta muốn có quan hệ tốt hơn với nhiều nước, chúng ta phải giúp họ đối đầu với những vấn đề như thế này.

Danh từ "giúp đỡ" của Powell được hiểu như là vừa giúp đỡ vừa áp lực. Ít nhất đă có hai người Mỹ đă được chính quyền Cambodia bắt giam về tội hành dâm với trẻ em và đă giải giao cho Hoa Kỳ.

Trở lại với cuộc đột kích vào những động mại dâm trá h́nh ở Nam Vang. Robert đă có nhiều mối dây liên lạc với tai mắt ở địa phương, là những thổ công rất rành địa h́nh địa vật ngoắt ngoéo của những ổ điếm, đă hướng dẫn đoàn phóng viên Dateline đến một quán cà phê. Một mụ chủ thường được gọi là Bà Lang niềm nở tiếp đón những ông khách Mỹ mua dâm, rồi Lang hướng dẫn họ vào nhà sau leo lên một cầu thang dẫn lên những căn pḥng kín đáo. Lang luôn miệng giới thiệu "hàng" là nhưng cô gái thật trẻ. Ở Cambodia "thật trẻ" phải hiểu là dưới 18 tuổi. Mụ Lang dẫn ra một em gái khoảng 15 tuổi, khuôn mặt cô gái nhỏ này vẫn c̣n chưa hết nét sợ hăi. Lang cho biết cô gái này c̣n trinh, khách muốn làm chủ thân xác em phải trả 600 mỹ kim và được tự do dắt em về khách sạn hành lạc suốt ba ngày. Đại loại là trong những ngày lang thang vào những quán cà phê trá h́nh này, đoàn phóng viên đều trông thấy nhiều em gái trong độ tuổi thiếu niên khoảng 14, 15 tuổi được đem ra chào hàng. Ở một cái động khác trong một dăy phố lao động nghèo nàn, những căn nhà lụp xụp lợp tôn nằm hai bên con đường hẹp đầy rác rến, đàn bà và trẻ em nhếch nhác, một thằng nhóc chỉ mới 15 tuổi tên Po mà đă là một đầu nậu mại dâm, mặc mũi tươi tỉnh, áo quần tươm tất trông chẳng khác nào một tay ma cô thuộc loại hảo hạng. Po đă hướng dẫn đoàn phóng viên vào trong một căn nhà nhiều pḥng, mà chính ở đây, những h́nh ảnh của tội ác tột bậc đă được thu lấy. Một lô một lốc những thằng nhóc khác đă mở những cánh cửa pḥng, trong đó toàn là những em bé nhỏ xíu không quá 10 tuổi, có một em 5 tuổi đang nằm trên giường, trông rất giống như một đứa nhỏ c̣i cọc. Đa số những em gái này đều vơ vẽ nói được tiếng Anh và biết ra giá với khách mua dâm. Một em là 30 đồng, hai em 60, ba em là 90 mỹ kim. Trong khi đó th́ bọn ma cô nhóc t́ nhảy nhót chung quanh những người khách Mỹ cười đểu:

Yum Yum ! Happy, happy, happy...

Boom Boom ?

No, Yum Yum.

Một em bé gái cuốn năm ngón tay đưa lên miệng biểu diễn động tác Yum Yum. Yum Yum là thực hiện khẩu dâm (oral sex). Boom Boom là làm t́nh (intercourse). Các em này c̣n quá nhỏ , nhưng chừng năm, bảy năm nữa th́ các em sẽ sẵn sàng Boom Boom. Sợ khách từ chối phẩm chất hành lạc, một em gái đă nở một nụ cười tươi mời chào:

If you no like, no you pay.

Khi đă b́nh tĩnh ngồi trong xe để sửa soạn cho những bước sắp tới, Bob Mosier, Trưởng Ban Điều Tra của Tổ Chức Công Lư Thế Giới đă đau xót kêu lên:

Nếu một đứa con gái nhỏ tám hay chín tuổi mỉm cười nh́n bạn, bạn nhận ra rằng rất có thể trong một khoảnh khắc nào đó bạn sẽ hành lạc với chúng để chúng có tiền, và cái cười đó là v́ tiền. Tôi muốn nói đến cùng nụ cười đó trên khuôn mặt của những đứa con gái của tôi, khi chúng biết rằng chúng sắp được đi chơi trong khu Disney World.

Những h́nh ảnh này đă được thu vào ống kính. Gary Haugen, Giám Đốc Sứ Mạng Công Lư Thế Giới, cân nhắc rằng, trong mạng lưới buôn người chằng chịt ở một xứ quen với bạo lực và súng đạn này, tốt hơn hết là t́m kiếm sự hỗ trợ của Sứ Quán Hoa Kỳ. Gary đă tŕnh cho Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Nam Vang tất cả những chứng liệu và yêu cầu hành động. Một tuần sau, Ṭa Đại Sứ thông báo rằng phía Cambodia đă sẵn sàng hợp tác. Một kế hoạch đột kích đă được thiết kế rất tỉ mỉ như sau. Mục tiêu là khu nhà thổ Svay Pak, một cái làng cách Nam Vang 20 phút lái xe

Hướng dẫn viên trá h́nh Robert sẽ t́m đến những tên ma cô mại dâm (pimps) điều đ́nh đem các em gái đến một địa điểm ngoài làng Svay Pak, với lư do là khách mua dâm muốn thoải mái với các em tại biệt thự của họ mướn ở đó. Cảnh sát Cambodia không muốn làm kinh động Svay Pak, họ chỉ muốn tóm cổ bọn đầu nậu và giải thoát các em gái ở một nơi an toàn. Dĩ nhiên những tên đầu nậu ma cô này đâu phải ngây thơ, chúng nghi ngờ, và để thử mức độ "thành thật" của Robert, chúng đề nghị Robert hăy hành lạc với một em gái 5 tuổi trước cho chúng coi đă. Robert đành chào thua và t́m một nhóm đầu nậu khác. Thật may mắn, bọn ma cô này tham tiền và... ngu hơn bọn trước, đă đồng ư với điều kiện là chúng sẽ áp tải "hàng" đến biệt thự và sẽ ở đó chờ. Robert chịu liền. Đến càng đông càng tốt, v́ đă có một chiếc "limo" bus 50 chỗ ngồi đậu một chỗ khuất chờ đưa chúng vào nhà đá. Phía Cambodia đă gửi một lực lượng hùng hậu 60 cảnh sát viên vào cuộc truy bắt tội phạm. Nhưng con số đông đảo này đă gây e ngại nhiều cho nhóm Dateline và Gary, thế nào tin tức cũng bị x́ ra ngoài, v́ chắc chắn có nhiều cảnh sát viên đă ăn tiền hối lộ của bọn chủ chứa. Điều này ai cũng biết, nó tràn lan khắp đất nước. Với đồng lương chết đói 30 đô la một tháng, người ta rất dễ bán linh hồn cho quỷ để có thật nhiều tiền. Robert đă có chứng cớ và h́nh ảnh rơ ràng về một cảnh sát viên ở Nam Vang, khi đề nghị Robert trả cho hắn 150 mỹ kim, th́ hắn sẽ bảo đảm khách mua dâm do Robert hướng dẫn sẽ không bị bắt nếu bị động.

Sự e ngại đó quả nhiên đă trở thành sự thật, khi đến ngày mở tiệc hành lạc, th́ bọn đầu nậu đổi ư. Năm sáu gă lái xe ôm chở "khách" đến nhà chứa Svay Pak để nhận hàng, th́ chẳng thấy sự niềm nở nào cả và chẳng thấy hàng, lẽ ra đang đứng chờ trước nhà. Măi sau, bọn ma cô mới dẫn ra em gái nhỏ chị em ruột chỉ mới xuất hiện ở nhà chứa chừng vài tuần. Đột nhiên, bọn đầu nậu thay đổi chương tŕnh thêm lần thứ nh́, chúng yêu cầu khách hànhlạcngay tại nhà chứa. Đến đây, biết chắc chắn Kế Hoạch A đă bị bại lộ, nhóm Bob Mosier bèn chuyển sang Kế Hoạch B. Rất đơn giản. Tấn công thẳng vào bên trong, chẳng nói on đơ ǵ cả. A lê hấp, cảnh sát ch́m lẫn cảnh sát sắc phục phá cửa xông vào nhà, mọi cửa nẻo đều bị xà beng hay búa đập vỡ ra. Những nhân viên Hoa Kỳ vội vă bồng lấy những em nhỏ nhất chạy ra ngoài trao lại cho một vài nữ nhân viên của Bộ Phụ Nữ Cambodia. Bọn trẻ con khóc um trời, chúng vẫn chưa hiểu cuộc náo loạn này có ư nghĩa ǵ. Trong lúc đó th́ cảnh sát Cambodia chịu trách nhiệm làm thịt bọn đầu nậu và tú bà, một cuộc rượt bắt sôi nổi diễn ra trong nhà chứa. Giữa lúc lộn xộn th́ có vài em bé sợ quá, chúng cứ tưởng là lại bị bắt cóc đem đến một nơi nào khác, nên chúng bỏ chạy mất. Những người Mỹ và cảnh sát kiểm lại danh sách, thấy thiếu mấy em, liền bung ra t́m sang những căn nhà lân cận. Khi phá cửa xông vào một nhà chứa khác, th́ phe ta đă giải cứu thêm nhiều em gái trong tuổi vị thành niên (teenager), một sự t́nh cờ đầy may mắn cho các em này. Người ta đă trông thấy nhiều tập ảnh có dán h́nh và bút tích của các cô gái, có lẽ là để trao cho khách ngắm nghía và chọn lựa. Thật đau ḷng, hầu hết tập ảnh này đều viết bằng tiếng Việt, với những cái tên Liên, Tuyết, Xuân,... Trông vóc dáng, nước da và khuôn mặt th́ chẳng c̣n lầm vào đâu được, chính các em là người Việt đă trôi nổi sang tận xứ Miên này.

Đến cuối ngày th́ con số các em bé được cứu thoát lên đến con số 37 em, đa số là trẻ nhỏ dưới 10 tuổi. Số em gái này đă được nhân viên Bộ Nội Vụ đưa về một trung tâm tạm trú nhân đạo gọi là AFESIP và được phân thành hai nhóm: nhóm thiếu nhi và nhóm vị thành niên. Giám Đốc trung tâm, ông Pierre Legros, người Pháp, không được lạc quan cho lắm. Ông nói rằng đem các cô gái bất hạnh ấy ra khỏi nhà chứa là một chuyện đă khó khăn, nhưng giữ được các em đừng trở lại những chốn đó càng khó khăn hơn nhiều. Legros ước lượng sẽ có khoảng 40% số em này sẽ trở lại kiếp đời bán dâm, v́ cái gốc rễ xô đẩy các em vào con đường cùng này là nghèo đói vẫn chưa thay đổi. Thảm nạn trẻ em bán dâm vẫn sẽ c̣n tiếp diễn dài dài. Điều lo ngại này đúng. Sáu tháng sau ngày bắt quả tang bác sĩ Albom hành dâm với trẻ em, nhóm Dateline trở lại Svay Pak làm khách mua dâm, th́ bọn ma cô và tú bà vẫn mời chào món hàng Yum Yum.

Có ít nhất 7 tú bà và ma cô bị tóm cổ đưa ra ṭa. Tên đầu nậu chính được ṭa phán cho 15 cuốn lịch về tội cung cấp gái vị thành niên. C̣n mụ Lang, người bán trinh các cô gái với giá 600 đô la nhận bản án 20 năm. Gă cảnh sát nhận 150 mỹ kim khi trước lúc đó đang ngoài giờ làm việc, hắn mặc thường phục lóng nhóng đến xem, th́ bị một ma cô nhận diện chỉ cho cảnh sát nắm đầu luôn. Thế là hết làm cảnh sát rồi nhé. Khi được phóng viên Hansen hỏi về thực trạng những tệ nạn ở Cambodia, bà Mu Soc Hua, Bộ Trưởng Đặc Trách Vấn Đề Phụ Nữ đă buồn rầu thú nhận:

Tôi xếp nạn mại dâm vào ưu tiên một trong danh sách của tôi.

Có cách nào đưa ra con số trẻ em dính líu vào thảm nạn này là bao nhiêu không ?

Khoảng 30 ngàn em.

Bà có thấy là con số quá nhiều không ?

Vâng, đúng.

Chỉ có 37 em được giải thoát khỏi kiếp đời tăm tối trong số 30 ngàn trên toàn quốc là một con số thật nhỏ đến đau ḷng. Không thảm thương làm sao được, khi mà hầu hết trong đó là các em gái Việt Nam bất hạnh của chúng ta. Nhóm Dateline đă phỏng vấn một em gái Việt Nam 14 tuổi bị đưa sang Miên làm gái điếm vừa được giải cứu. Em cho biết, một ngày đi học về th́ có một người đàn bà đi theo gạ gẫm giúp t́m việc làm bên Miên và hứa em sẽ làm chạy bàn trong một quán cà phê. Gia đ́nh quá nghèo, cha mẹ em đă chịu nhận vài trăm đô la ứng trước của bọn đầu nậu, rồi nhắm mắt để cho con ḿnh theo bọn chúng vào con đường vô định. Những ngày đầu khi bị bọn tú bà Miên ép tiếp khách, em này đă khóc lóc tù chối và bỏ trốn. Cuộc trốn chạy kiểu Thúy Kiều này đă kết thúc với màn roi vọt, đánh đập tàn nhẫn và bỏ đói khát ba ngày đêm, em vẫn không chịu, chúng liền bán em sang một nhà chứa khác. Đó chỉ là một thí dụ trong hàng trăm ngàn số phận đớn đau của người phụ nữ Việt Nam. Ở miền Bắc, phụ nữ bị bán cho người Trung Quốc, Ma Cao. Ở Miền Nam phụ nữ bị bán cho Đài Loan, Singapore, Miên. Và c̣n nhiều quốc gia khác mà chúng ta chưa thể khám phá được.

Mặc dù chính phủ Hoa Kỳ đă tài trợ một triệu mỹ kim cho Tổ Chức Công Lư Thế Giới để tăng gia nỗ lực giải cứu những người phụ nữ bất hạnh trên toàn thế giới, nhưng chừng nào mà những chế độ phi nhân, tham nhũng, thối nát, chà đạp nhân phẩm con người c̣n tồn tại, nghèo đói c̣n ngự trị, trong đó có Cambodia và Việt Nam, th́ ngày đó người phụ nữ yếu đuối c̣n sẽ bị bọn buôn người húng hiếp áp bức, dưới sự dung túng và đồng t́nh của chính quyền. Với số tiền nhiều ngàn đô la mà họ bị bọn đầu nậu và tú bà gán nợ một cách oan ức, nếu không có phép mầu nhiệm nào hiển hiện xuống cơi thế gian, th́ chắc chắn cuộc đời của những người phụ nữ này sẽ vĩnh viễn ch́m trong cơi bóng tối hăi hùng của tội ác.

Dateline investigation Dateline's Chris Hansen reports on the illegal sex industry that victimizes Cambodian children, and the efforts to stop it. [To purchase a VHS copy of this show, please call 1-866-NBC-TAPE.]

Children for sale

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), May 24, 2004.


Response to Những "MĂ³n HĂ ng Sống" VĂ  Giấc Mơ Đổi Đời Tội Nghiệp Của Những CĂ´ GĂ¡i Việt Nam...

Cảnh sát Cam Bốt bố ráp 1 động chứa ở Phnom Penh - Giải cứu 10 trẻ em VN.

Trich tu mang www.lenduong.net - ngày 30/04/2004

Theo tin tức từ hăng thông tấn AP, cảnh sát Cam Bốt vào ngày Thứ Sáu 30/4/2004 cho hay họ đă đột nhập vào một động chứa tại thủ đô Phnom Penh và giải cứu 10 trẻ em Việt Nam đa số dưới 15 tuổi bị giữ làm gái măi dâm tại đây.

Cảnh sát Ten Boroath, người điều động cuộc bố ráp cho hay họ đă bắt giữ mụ tú bà người Việt được biết dưới tên "Hong" (Hồng?) kẻ điều hành động chứa này.

Mười thiếu nữ Việt Nam trong đó có 2 em tuổi 18 và tám em c̣n lại ở độ tuổi dưới 15. Các thiếu nữ này sẽ được đưa về Trung Tâm Cứu Trợ Phụ Nữ Cam Bốt (Cambodian Women Crisis Center), một tổ chức phi chính phủ tại Phnom Penh chuyên cứu trợ các phụ nữ bị bạo hành. Một nhân viên của trung tâm này, ông Nop Sarin Sreyroath coh hay họ sẽ giúp cố vấn về tâm lư cho các em nói trên và t́m cách xác định độ tuổi chính xác của các em.

Sau nhiều tháng bí mật theo dơi tiệm cà phê mang tên "Welcome", cảnh sát đă phát hiện ngoài dịch vụ giải khát quá này c̣n hành nghề măi dâm. Cảnh sát Ten Boroath nói "Các thiếu nữ đó được giữ trong đó để phục vụ [t́nh dục] cho ... khách hàng. Đây là một cơ sở thương mại trá h́nh." Cảnh sát cũng đă tịch thu được một sổ làm việc ghi chép số lượng khách hàng và các khoảng tiền kiếm được của mỗi em. Mụ tú bà này sẽ bị truy tố trước toà trong ngày Thứ Sáu 30/4/2004 này, dù cảnh sát cho hay tội danh truy tố có phần chưa được xác định rơ ràng.

Đây là một cuộc bố ráp lớn tiếp theo sau cuộc bố ráp vào tháng 3 năm ngoái tại các ổ chứa ở khu vực Svay Pak, phía Bắc Phnom Penh vào tháng 3 năm ngoái. Cuộc bố ráp tại Svay Pak đă giải cứu được 36 trẻ em Việt Nam bị bắt làm gái điếm tại đây, có em chỉ mới 5 tuổi đầu! Tin tức về sự kiện này đă làm chấn động thế giới qua đoạn phim thời sự Children For Sale của đài truyền h́nh NBC-Dateline.

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), May 24, 2004.



Moderation questions? read the FAQ