Lịch sử không bao giờ cũ

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Bắc Bộ Phủ toàn những tên Đầu Gấu, Sống vô tâm quanh bữa tiệc đầu lâu,

Ta cúi đầu - Cộng cỡi cổ, Ta đứng dậy - Cộng sụp đỗ

-------------------------------------------------------------------------------------------

Lịch sử không bao giờ cũ

Worcester, Mass, Tháng 2/2003 - hoanglonghai/tuechuong

Ư kiến của người dịch:

Nhân dịp kỷ niệm 30 tháng Tư năm nay, chúng tôi muốn mời quí độc giả nh́n lại những trang sử cũ, không phải từ lăng kính của chúng ta, để làm con chim quốc Thục Phán kêu sương, với tiếng than của người mất nước, với những u hoài như các cựu thần nhà Lê “hoài niệm Lê triều”, lại càng không phải là những kiêu căng vênh váo một cách vô lối như kiểu ăn nhằm miếng thịt ḅ bị tẩm thuốc độc mà tưởng là một đại yến như Văn Tiến Dũng trong “Mùa Xuân Đại Thắng”. Đứng trên những chủ quan đó mà nh́n lịch sử, th́ lịch sử lại quá cũ cho những ai chưa biết mở mắt nh́n đời, nói chi tới nh́n lại lịch sử dân tộc hay các nước trên toàn thế giới.

Trong tầm nh́n hạn hẹp đó, người Cọng Sản tưởng rằng, với Hiệp Định Genève 1954 và với “Mùa Xuân Đại Thắng”, họ đă có công lớn, “đánh Pháp, đuổi Mỹ, thống nhất đất nước, giành độc lập và mở ra một thời kỳ huy hoàng nhứt trong lịch sử bốn ngàn năm của dân tộc.” Tất cả những điều họ khoa trương nói trên, chỉ là hư ảo, không phải thực tế lịch sử như nó đang hiện hữu. Không cần nói ǵ khác, chỉ nói tới con số hai tỷ Mỹ kim mỗi năm do kiều bào hải ngoại gởi về trong nước và hai tỷ Mỹ kim do các nước không phải là Cộng Sản cấp viện hằng năm (Dĩ nhiên các nước Cộng Sản c̣n sót lại ngày nay không có đủ ăn, có đâu viện trợ cho Việt Nam), th́ bốn tỷ bạc mỗi năm đó, không phải là để Cộng Sản Hà Nội xây dựng xă hội “Xă Hội Chủ Nghĩa” dù họ cố nói một câu vuốt đuôi cho đỡ mất mặt dưới danh từ “Kinh tế Thị Trường theo định hướng Xă Hội Chủ Nghĩa.” Nói theo Dương Thu Hương th́ kinh khủng hơn: “Phải có định hướng Xă Hội Chủ Nghĩa th́ con cái của những thằng như Phan Văn Khải, Trần Đức Lương mới dựa vào đó để ăn cắp, ăn trộm, ăn cướp tài sản của nhân dân được.” Rốt lại, nước Việt Nam trước sau ǵ rồi cũng nằm trong cái lưới “Kinh tế Toàn cầu” của Đế Quốc Mỹ, dân tộc ta có muốn thoát ra ngoài cũng không được, chưa nói là tầng lớp thống trị Cộng Sản Việt Nam rất muốn chui đầu vào lưới để hưởng lợi cho họ là giai cấp thống trị hiện nay. Từ đó, người ta nhận ra một sự thực hết sức đau xót rằng thay v́ năm 1945, sau khi nắm chính quyền, những người lănh đạo đất nước hồi đó đi thẳng vào thế giới tư bản để được ḥa b́nh và phát triển th́ họ lại dẫn dân tộc đi theo một con đường ṿng, xuyên qua hai cuộc chiến tranh Đông Dương (1945-54 và 1965-75), Cải Cách Ruộng Đất theo Mao, dựng lên ở một miền Bắc một chế độ độc tài khát máu không thua ǵ Liên Xô thời kỳ Staline, “đấu tranh giai cấp”, chia rẽ dân tộc, tạo nên hận thù với bao nhiêu xương máu của hàng triệu đồng bào, mà cuối cùng điểm đến cũng chỉ là một.

Như thế, Cộng Sản có công hay có tội?!

Nh́n một cách tổng quát, sở dĩ Cộng Sản Hà Nội cố t́nh đưa dân tộc vào con đường chém giết hận thù và xương máu đó chỉ v́ có hai lư do chính yếu: Một là sự cuồng tín, hai là ngu dốt tham lam; nói theo người xưa là “không biết nh́n xa trông rộng.”

Người cuồng tín (fanatic) hay chủ nghĩa cuồng tín (fanticism) dù thuộc lănh vực nào, tôn giáo hay chính trị (với người Cộng Sản, chủ nghĩa Mác-Lê lại là một tôn giáo) bao giờ cũng là cực đoan (extremist), nguy hiểm. Sự cuồng tín che mờ kiến thức và lương tri, là cha đẻ của hận thù man rợ. Một người tin theo một tôn giáo có thể không là người cuồng tín nhưng người Cộng Sản không ai là không cuồng tín, không cực đoan. Người ta thờ Chúa, thờ Phật nhưng người ta tin vào kinh Thánh, kinh Phật với một thái độ tri thức; người Cộng Sản tin vào chủ nghĩa Mác-Lê với thái độ kinh điển và tuyệt đối. Trên b́nh điện khoa học, họ tin vào thuyết tương đối nhưng với các nghị quyết của đảng đưa ra, họ tin tuyệt đối. Tính khoa học của chủ nghĩa Mác-Lê cho thấy cần có sự tin tưởng tuyệt đối vào chủ nghĩa cho nên việc “trồng người” của Cộng Sản trước tiên là tạo ra những “con ngựa mang dàm”.

Bên cạnh đó, cảnh núi xương sông máu tạo nên cơ hội cho nhiều người giành được quyền thế và giàu có trên nỗi khổ của dân tộc. Đọc “Bắt đầu việc đầu hàng” trong sách của Alan Dawson, quí độc giả thấy rơ điều đó. Đọc các chương sau của Nayan Chanda, quí độc giả sẽ thấy kết quả của “Mùa Xuân Đại Thắng”. Sự khôn ranh, thậm chí xảo quyệt của người Cộng Sản, và cả tầm nh́n hạn chế của họ về lịch sử chỉ có thể làm cho Cộng Sản Hà Nội hết cúi đầu tôi tớ ngoan ngoăn trước Trung Hoa Đỏ, th́ biến thành tên lính tiền phong gác cửa cho Liên Xô ở Đông Nam Á và cuối cùng thúc thủ trước Đế Quốc Mỹ.

Bắt đầu việc đầu hàng

(Trích dịch từ “55 days The Fall of South Vietnam” của Alan Dawson. Chương Prelude to Surrender, từ trang 299 đến 323) Tư De, Quang, Vượng và Ơn là các phi công từ Hà Nội vào để quan sát học lái các máy bay bắt được. Họ là những phi công từng lái máy bay MIG đánh trả máy bay Mỹ; hầu hết mỗi người đều từng có trên 60 phi xuất. Họ mới vào Đà Nẵng 5 ngày sau khi thành phố phía Bắc nầy của Nam Việt Nam rơi vào tay quân Cộng Sản Bắc Việt (CSBV).

Nguyễn Thành Trung cũng đến Đà Nẵng sau khi oanh kích dinh Độc Lập. Y bị điều tra 4 ngày rất kỹ, rồi Trung được lệnh huấn luyện cho các phi công Bắc Việt nói trên lái loại máy bay A37 của Mỹ. Đó là loại máy bay nhỏ và đánh bom hay nhứt của không lực Saigon. Có 20 chiếc bị bỏ lại ở phi trường Đà Nẵng và chỉ cần bảo tŕ chút ít là có thể sử dụng được. Những nhân viên kỹ thuật trước đây làm việc ở phi trường Đà Nẵng nay được gọi tới để phục vụ cùng một công việc cho bộ phận mới nầy của không lực Hà Nội.

Máy bay A37 được không lực Mỹ đem vào Việt Nam và trao lại cho các phi công miền Nam. Thuận tiện nhứt chính là kích thước của máy bay. Nó chỉ cao ngang vai, dễ bảo tŕ và dễ hướng dẫn.

Nguyễn Cao Kỳ gọi đó là loại máy bay dành cho quư bà, không thích hợp với các cuộc oanh kích dữ dội, bay chưa đạt tốc độ âm thanh, nguyên dùng làm máy bay huấn luyện; pḥng lái vẫn c̣n hai ghế ngồi bên cạnh nhau, một dành cho huấn luyện viên và một cho học viên. Hầu hết các phi công Mỹ không đồng ư với Kỳ và cho rằng loại máy bay nầy thật lư tưởng cho chiến trường Việt Nam v́ nó bay chậm nên tấn công mục tiêu khá chính xác.

Nó không phải là máy bay Con Ma (Phantom), không thể bay một mạch từ Saigon ra Hà Nội để tấn công, tầm hoạt động bị giới hạn. Đó là lư do khác nữa để Mỹ trao loại máy bay nầy lại cho Nam VN. Đơn giản nó chỉ là loại phản lực và cũng không thể nói chắc rằng nó thuộc loại Model T. A37 bay trong điều kiện thường, thời tiết tốt, và chính xác, chỉ bay được vào ban ngày, không gặp lúc giông băo, không có vũ khí chống lại máy bay địch, như hỏa tiễn không đối không chẳng hạn. Trung thường bay A37 để huấn luyện và một vài lần đi oanh tạc. Y thấy việc huấn luyện cho các phi công Bắc Việt bay loại máy bay nầy không có ǵ khó khăn. Anh ta không nghĩ ǵ sau ngày Thiệu từ chức, tại sao anh ta dạy bay cho Tư De, Quang, Vương và Ơn, ngoài việc anh ta cho rằng bây giờ loại máy bay nầy vào tay Hà Nội, họ cần có phi công biết sử dụng nó. Bốn phi công nầy và sĩ quan giám sát việc huấn luyện hỏi Trung nhiều câu hỏi về chiến thuật của không lực Saigon, góc tấn công, đội h́nh, v.v.... Trung cho rằng điều đó thông thường và trả lời hết các thắc mắc của họ.

Ngày hôm sau Thiệu từ chức, năm phi công gồm cả Trung, leo lên các máy bay khác nhau. Một sĩ quan không quân Bắc Việt đi cùng với Trung để làm “chó săn” (watchdog). Trung biết viên sĩ quan ấy là người giám sát y, ngăn y đào thoát một lần nữa, quay trở lại Saigon. Trong một ngày tṛn, bọn họ tập bay theo đội h́nh và thực tập đánh bom ở một khu vực phía tây Đà Nẵng và trên mặt biển. Trung biết Bắc Việt không có loại máy bay đánh bom và bốn phi công Bắc Việt thực tập việc đánh bom ấy.

Một ít bom được cất giữ ở Thái Lan v́ yếu tố chính trị. Một ít người Mỹ biết có loại bom nầy ở Thái Lan nên gọi đó là loại vũ khí cuối cùng khi t́nh h́nh trở nên bi đát, có ảnh hưởng đến các sĩ quan không quân Mỹ.

Có hàng trăm loại vũ khí bí mật, có sức phá hoại lớn nhưng không phải là bom nguyên tử do việc nghiên cứu tốn hàng trăm tỷ đôla chi dùng hồi giữa thập niên 1960 để t́m kiếm và phát triển loại vũ khí thích hợp cho chiến trường Việt Nam. Mục đích chương tŕnh nầy là làm thế nào giết được nhiều địch hơn mà thiệt hại th́ ít đi cho lực lượng quân sự Mỹ. Máy bay đánh bom không có người lái, lựu đạn tốt hơn, máy vi âm trông giống như cục phân súc vật và bom CBU55 là kết quả của những công tŕnh nghiên cứu nầy.

Loại bom Cluster có số hiệu 55 là một trong những loại vũ khí đáng sợ do chương tŕnh R&D sáng tạo ra. Đó là một loại “Siêu bom lửa” (super napalm bomb) mặc dù nhiên liệu cháy trông như chất dẻo không phải là một thành phần của bom CBU55. Quả bom có ba bộ phận chính chứa đầy chất propane, một chất cháy hỗn hợp bí mật và bộ phận nổ. Trong chiến tranh, bom 55 chưa từng được dùng mặc dù bom nầy đă được thử nghiệm xong. Một số bom nầy được cất giữ ở Thái Lan dành cho trường hợp bất thường, cho tới tháng Tư/1975, một số người Mỹ được khuyến cáo việc sử dụng nó.

Đầu tháng Tư/1975, một trong nhiều trái bom CBU55 được chở từ phi trường Utapao tới Saigon rồi từ nơi nầy chở bằng xe lên phi trường Biên Ḥa. Trái bom vẫn c̣n thuộc quyền kiểm soát của các kỹ thuật viên người Mỹ, mặc dù nó đă nằm trong tay không lực Nam Việt Nam. Hôm Thiệu từ chức, đại tướng Homer Smith, sĩ quan cao cấp của quân đội Hoa Kỳ ở Việt Nam ra lệnh cho sử dụng loại vũ khí nầy.

Các sĩ quan chọn Xuân Lộc làm mục tiêu. Quân Đội Saigon đang trên đường thối lui, quân Cộng Sản th́ nhắm hướng tiến về thủ đô miền Nam sau khi đánh vỡ tuyến pḥng ngự bên ngoài. Trong bộ chỉ huy cao cấp ở Saigon người ta cảm thấy phấn khởi khi quân Cộng Sản bị các toán quân anh dũng ở tuyến đầu pḥng thủ Xuân Lộc đánh bại. Quân Cộng Sản lừa lọc bây giờ có thể bị trừng phạt v́ họ đă dùng thủ đoạn để chiến thắng.

Sáng hôm 21 tháng Tư, một chiếc C130 loại chuyển vận chờ sẵn. Một trái bom CBU được đưa lên máy bay và chiếc máy bay 4 động cơ của hăng Lockheed cất cánh khỏi phi đạo dài 2 dặm Anh đúc bằng ximăng, nhẹ nhàng rời khỏi phi trường Biên Ḥa, nhắm hướng Xuân Lộc bay tới. Ở cao độ 20 ngàn bộ, chiếc máy bay bay trên bầu trời Xuân Lộc một ṿng, rồi thêm một ṿng nữa. Phi công quan sát. Cửa sau máy bay điều khiển bằng hơi được mở ra. Tiếng máy gầm rú lọt vào bên trong máy bay. Dây buộc tấm lót gỗ (pallet) trên có trái bom được tháo ra. Hai toán nhân viên phi hành có buộc dây an toàn vào người đẩy trái bom về hướng cửa sau.

Khi trái bom CBU lọt ra khỏi máy bay, một chiếc dù bung ra giữ cho bom rơi thẳng xuống mặt đất ở một tốc độ không chậm lắm. Tấm lót gỗ chạm đất vở thành nhiều mảnh. Bom nổ, cuộn lên, lan rộng và xa tới 120 thước Anh kể từ trung tâm. Chất propane và chất cháy hỗn hợp tỏa ra trên một diện tích bốn mẫu Anh.

Binh lính Cộng Sản Bắc Việt trên mặt đất t́m hầm trú ẩn, sau các cây lớn, các bụi rậm và biết rằng trái bom đă đánh trúng giữa đoàn quân của họ. Với tiếng gầm như c̣n bị nghẹt, các bộ phận nổ đă được tính giờ trước nổ ra, đốt cháy các chất khí tạo thành một quả cầu lửa vĩ đại. Cách xa chỗ bom nổ khoảng hơn 5 dặm, một đơn vị sử dụng hỏa tiễn thuộc một chiếc C130 bị chấn động khi toán phi hành đang quan sát việc thả trái bom CBU55

Khoảng 250 binh lính CSBV bị chết cháy v́ ngọn lửa. Loại bom nầy dùng để tấn công mục tiêu trên mặt đất bằng cách đốt hết dưỡng khí trong không khí. CBU đốt dưỡng khí bằng một tốc độ nhanh hơn bom lửa (napalm), lấy hết cả dưỡng khí trong phổi trong một khoảng rộng 1/4 dặm kể từ chỗ bom chạm đất.

Chẳng bao lâu sau khi bom nổ, một chiếc máy bay nhỏ của không lực miền Nam có trang bị khí cụ do thám bay trên không phận Xuân Lộc, chụp h́nh khu vực mới bị đánh bom CBU. Pḥng không ảnh ở Tân Sơn Nhứt nhận h́nh và in ra tức khắc các bức không ảnh đó, cho thấy quân CSBV kinh hăi trong lúc dọn dẹp xác chết. Các chuyên viên cho biết có khoảng 250 địch quân chết. Các xác chết c̣n nguyên vẹn, không thấy dấu tích bị cháy, nhưng mắt trợn trừng lên v́ kinh hoảng. Trong ṿng hai ngày liền, đài phát thanh Hà Nội lên án gay gắt việc sử dụng loại vũ khí mới nầy. Việc lên án nầy được mô tả một cách chính xác nhờ rút từ các báo cáo của các điệp viên của họ hoạt động tại Tân Sơn Nhứt và Biên Ḥa. Cộng Sản tố cáo Nam VN sử dụng loại bom nầy như là một hành động cuối cùng để giành chiến thắng. Không phải vậy. Đó chỉ là cố gắng nhằm trừng trị Cộng Sản buộc họ phải chịu nhiều thương vong mà thôi.

Đó chỉ là cố gắng cuối cùng của chế độ Saigon trước cuộc tấn công của Cộng Sản. Bom CBU55 không được chở thêm tới Nam VN. Một số c̣n lại đă không được sử dụng và sau nầy được triển lăm ở Saigon coi như tội ác chiến tranh. Các sĩ quan Hoa Kỳ hầu hết cho rằng về sau bom đă không được sử dụng v́ thiếu bộ phận.

Trong những ngày cuối cùng của chế độ Saigon, một số vũ khí khác không được nhiều người ta biết đến cũng không được đem ra sử dụng. Đối với chiến trường VN, đây là loại vũ khí mới. Thật ra, một số đă được Mỹ sử dụng nhưng không thành công lắm.

C130 đă thả những quả bom loại 15 ngàn cân Anh. Đó là lần đầu tiên bom nầy được dùng để thả xuống vị trí quân CSBV. Trong Thế giới Chiến tranh Thứ 2, loại bom blockbuster / biệt danh là Daisy Cutter v́ bom nổ và lan ra trên mặt đất, nay được quân Mỹ dùng để dọn các băi đáp trực thăng. Trực thăng loại lớn thả bom “phu gas” là một loại bom lửa có chứa xăng và hợp chất xốp trông giống như bông tuyết màu ngà.

V́ không c̣n B52 đến hỗ trợ cho binh sĩ miền Nam nữa nên đă có cố gắng cải tiến loại C130 thành loại máy bay đánh bom. Toàn bộ những quả bom 500 cân Anh đặt trên ballet được đẩy lùi ra cửa sau máy bay. Bom nổ khi chạm đất. Kết quả không được như B52. Nói chung, lực lượng không quân Saigon không đạt được sự chính xác khi tấn công các điểm tập trung quân của CSBV, và cũng giống như B52, bom được thả xuống để gây thương vong cho loài khỉ và môi trường sinh thái mà thôi.

Nếu vũ khí không đem được thắng lợi quân sự th́ t́nh h́nh chính trị diễn tiến không có vẽ cấp bách lắm. Trần Văn Hương chẳng được người dân ủng hộ ǵ nhiều mặc dù ông ta và một nhóm ít người thân cận của ông tin rằng ông già nầy có thể tập họp được một số người và có thể thành công một chút nào đó. Tuy nhiên có bốn nhân vật khác quan trọng hơn. Mỗi người có tin tưởng riêng của họ và sự tranh căi vô bổ của họ cũng như những người ủng hộ họ làm lỡ mất cơ hội mong manh để tiến tới thương thảo chấm dứt cuộc chiến.

Graham Martin, Jean-Marie Merillon, Chủ tịch Thượng viện Trần Văn Lắm và tướng hồi hưu Dương Văn Minh là bốn nhân vật riêng biệt đó nhưng vài khi họ có chung ư nghĩ làm thế nào để chiến tranh chấm dứt. Ai cũng sẵn sàng hành động tức th́ nhưng họ giống như những anh hề nhào lộn trong phim ciné, chạy quanh và đụng vào nhau. Chẳng ai biết những người kia đang làm ǵ và cũng chẳng ai hỗ trợ cho nhau hoàn toàn. Họ chẳng quan tâm ǵ tới thảm kịch xẩy ra cho nhau giống như “Ba anh bù nh́n cộng thêm một anh nữa.”

Đầu tiên Hương đưa ra lời kêu gọi ḥa b́nh với Hà Nội, như bốn nhân vật chính đang đấu đá với nhau sau hậu trường sân khấu để giành đóng vai chính. Hương ra lệnh cho Bộ trưởng Ngoại giao kêu gọi Hà Nội họp thảo luận ḥa b́nh, ngay tức khắc và vô điều kiện. Đặc biệt lời phát biểu của Hương nói rằng Saigon sẵn sàng thành lập chính phủ liên hiệp theo hiệp nghị Paris qui định, kêu gọi ngừng bắn ngay tức khắc và tái họp hội nghị Paris. Nếu Cộng sản chấp thuận, họ sẽ từ bỏ tất cả viện trợ mà Hoa Kỳ đă dành cho Thiệu.

Lời phát biểu của Hương đặc biệt nhấn mạnh việc Thiệu từ chức. Viên cựu tổng thống nầy đă từ chối việc thành lập chính phủ liên hiệp, mặc dù hiệp định Paris đă qui định rơ như thế. Chính sách của Thiệu là không ngừng bắn cho tới khi nào Cộng Sản trả hết đất đai mà họ đă chiếm. Do đó, Thiệu đă ngưng các cuộc họp ở Paris hồi năm 1974. Hà Nội chẳng đoái ǵ tới lời kêu gọi của Hương, các cơ quan ở nhiều nơi của Hà Nội từ chối b́nh luận về lời kêu gọi nầy. Bắc Việt Nam và Việt Cộng nhiều lần tố cáo chế độ Hương chỉ là chế độ Thiệu mà không có Thiệu. Bước thụt lùi lớn của chế độ miền Nam như thế đă bị Cộng sản từ chối hoàn toàn, trong khi đó quân Cộng Sản Bắc Việt càng ngày càng lấn tới.

Cộng sản chưa kêu gọi đầu hàng. Quan điểm chung của Cộng Sản Bắc Việt và Việt Cộng là phải có “một người thật sự yêu chuộng ḥa b́nh” để có thể họp bàn thương nghị. Có hai yêu cầu bắt buộc là: Tất cả lực lượng quân sự Mỹ phải rút khỏi Nam Việt Nam và một chính quyền Saigon không có ảnh hưởng ǵ của Thiệu cả.

Như thường lệ, Hà Nội gây áp lực để Saigon càng lúc càng nhượng bộ. Nhiều người gọi đó là “chính sách ngoại giao áp đảo”. Suốt 43 năm lịch sử Đông Dương, Cộng Sản đă theo đuổi chính sách đó. Nó có nghĩa là chẳng bao giờ họ nhượng bộ một tấc đất, duy tŕ áp lực ngoại giao hay thắng lợi quân sự. Nếu có nhượng bộ, ít khi họ chịu từ bỏ chút ǵ tại bàn thương thuyết. Không bao giờ họ rút lui điều yêu cầu đă được đưa ra. Giống như một đối thủ quần vợt, khi đă gây được áp lực cho đối phương, Cộng Sản không cho đối thủ có th́ giờ hay khoảng trống để đánh trả quả banh khi họ đă đánh qua. Quả banh chỉ ở phía họ trong thoáng chốc, liền bị đánh trả lại qua phía sân đối phương. Máy bay B52 của Mỹ từng làm cho Hà Nội phải thua trận th́ nay tới năm 1975, không c̣n loại máy bay nầy nữa.

Trong ṿng hai ngày, thấy không ai quan tâm đến lời kêu gọi ngưng bắn và thành lập chính phủ liên hiệp của ḿnh, Hương tuyên bố sẽ từ chức để dành cơ hội cho ai đó có khả năng đem lại ngưng bắn, do đó, theo Hiến Pháp Quốc Hội lại họp để thông qua việc từ chức của Hương. Việc nầy đẩy Lắm và Minh vào cuộc đua. Theo Hiến Pháp viết theo kiểu Mỹ, người kế nhiệm sẽ là Lắm, chủ tịch Thượng viện, nguyên Bộ trưởng bộ Ngoại giao, người từng đặt bút kư vào Hiệp định Paris. Ông nầy rất được người Mỹ tôn trọng. Khó khăn của Lắm là ông thuộc phe Thiệu. Những người làm chính trị “to mồm” thuộc phe hữu và Thiệu, ủng hộ Lắm lên cầm chính quyền. Graham Martin, một người muốn tôn trọng Hiến Pháp, cũng ủng hộ Lắm.

Một điều ngạc nhiên, Minh lớn vẫn c̣n được nhiều người ở Saigon ủng hộ, đây vùng đất c̣n lại của Miền Nam trong 10 ngày cuối cùng. Nếu có một cuộc bầu cử thực sự để dân chúng đi bầu, Minh sẽ thắng. Minh là người hùng trong vụ đảo chánh lật đổ chế độ Diệm hồi năm 1963 và bị Thiệu ngăn không cho ứng cử tổng thống trong cuộc bầu cử năm 1971. Minh được dân chúng ủng hộ. Khó khăn của Minh là theo Hiến Pháp ông ta không được quyền kế thừa làm tổng thống và ông ta có được hai chỉ số để kêu gọi: Chọn một tổng thống không thuộc phe Thiệu và những ai muốn tập họp để thực hiện một tuyến pḥng thủ cuối cùng để bảo vệ Saigon. Merillon, Đại sứ Pháp nhỏ nhoi đối với người Việt, thường có sai lầm và là người ủng hộ Minh.

Merillon và Martin vào gặp riêng Hương, theo hai con đường khác nhau chạy ṿng trong dinh Độc Lập. Merillon th́ thúc đẩy Hương từ chức. Y cho biết chính phủ y đă làm việc với các đại biểu của Hà Nội và Việt Cộng ở Paris. Merillon cho biết Cộng Sản, trong bất cứ trường hợp nào, không muốn thương thuyết với Hương. Một người không thuộc phe Thiệu, Minh lớn, có thể lên nắm chính quyền.

Martin th́ thúc đẩy vị tổng thống già nua và đi đứng khập khiễng nầy theo một hướng khác. Vị đại sứ sinh trưởng ở miền Nam Mỹ cho rằng Hiến Pháp cần được bảo vệ. Cần phải tu chính Hiến Pháp nếu có một nhân vật nào đó ngoài chính quyền được chọn làm tổng thống. Dù bằng cách nào, không thể không tôn trọng Hiến Pháp, có nghĩa Lắm sẽ làm tổng thống. Martin ám chỉ Lắm có thể từ chức theo một đường hướng hiến pháp qui định. Martin cho rằng h́nh thức là quan trọng, Cộng Sản không được phép làm cho chế độ Việt Nam Cộng Ḥa tan ră v́ t́nh trạng vô hiến.

Martin và Merillon thảo luận và tranh căi, cố thuyết phục nhau, họ không muốn có những hành động vượt ra ngoài Hiến Pháp. Ông ta không thể rút quân đội Mỹ ra khỏi Việt Nam mà không có lệnh. Ông ta không thể đóng cửa ṭa đại sứ. Tuy nhiên, cũng c̣n may, nay đại sứ Pháp bàn tới việc ấy. Merillon đề nghị cho đập vỡ một khoảng tường giữa hai ṭa đại sứ Pháp và Mỹ để làm đường đi thông qua lại, giúp Martin di tản bí mật vài trăm người khiến những người đang tụ tập quanh ṭa đại sứ sẽ không kinh hoảng.

Hôm 26 tháng Tư, Hương công bố sẽ từ chức nếu Quốc hội chọn được người thay thế ông ta và tạo được cơ hội thương thảo ngưng bắn với phía bên kia. Marin tuyên bố coi như không biết tới việc ấy. Nếu Martin không thể rời khỏi Việt Nam th́ Merillon cũng không thể ra đi được v́ 10 ngàn người Pháp ở Nam Việt Nam, những người khác th́ hết sức bị ngăn cấm. Máy bay quân đội và các máy bay phản lực thuê bao của Úc, Gia Nă Đại, Anh, Ư và các nước khác bay tới Saigon để đưa các nhân viên ṭa đại sứ của họ ra khỏi Việt Nam.

Một ít quốc gia có thể tự hào về việc di tản của họ. Đại sứ Anh Kohn Busnell, môi trên cắn chặt lại, từ chối không đưa người Việt Nam làm việc cho họ ra khỏi miền Nam (đó là những cu-li, (Coolies) như y đề cập trong buổi nói chuyện với John Pilger, kư giả Anh, dẫn ra trong cuốn sách của ông “Ngày Cuối Cùng” /The Last Day). Cuối cùng, họ chẳng có thông hành hay chiếu khán ǵ cả.

Về phía người Úc, chính phủ cánh tả đang cầm quyền ở Canberra, từ chối đưa tất cả những ai từng làm việc cho họ ra khỏi Việt Nam, ngay cả những người từng làm t́nh báo cho họ. Một nhà báo Úc thuyết phục một vài người Việt Nam từng làm việc ở ṭa đại sứ v́ sự nguy hiểm của họ nếu họ ở lại nên một ít người đă được đưa lậu ra khỏi nước. Nhiều người khác bị bỏ lại. Úc đă từng chiến đấu ở Việt Nam, từng hứa hẹn với hàng ngàn người. Bây giờ th́ rơ ràng họ muốn quên đi những ǵ họ đă nói. Người Úc ngưng việc “không vận trẻ em” dành cho các trẻ em mà họ từng nhận làm con nuôi sau khi Hà Nội đưa ra lời phản kháng chung chung về hành động “cưỡng bách di tản” trẻ con Việt Nam.

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), May 30, 2004

Answers

Response to Lịch sử khĂ´ng bao giờ cũ

Đài Loan, thuộc Trung Hoa Dân Quốc, nước thường cho ḿnh đứng về phía Thế giới Tự Do, bỏ lại hầu hết mọi người, ngoại trừ nhân viên ṭa đại sứ của họ mà thôi. Hơn bất cứ nước nào khác, Đài Loan có nhiều điệp viên ở Nam Việt Nam nhứt. Nhiều người sống lẫn lộn trong dân chúng Việt Nam và t́nh nguyện làm t́nh báo cho Trung Hoa để cung cấp tin tức về những ǵ xẩy ra trong xứ. Công dân Đài Loan hoạt động trong lănh vực chống Cộng có thể kể từ hàng giáo sư cho tới các nhà báo, tạo thành một hạ tầng cơ sở tuyên truyền ư thức chống Cộng có thể bị tù hay xử bắn một khi Cộng Sản chiếm miền Nam. Trước đây, ở Nam Việt Nam các toán biệt động của Việt Cộng và Cộng sản Trung Hoa đă ám sát nhiều điệp viên Đài Loan. Đài Loan rút khỏi Việt Nam chẳng báo trước ǵ cho các điệp viên nầy biết cả, cũng chẳng có chút lưu tâm nào giúp họ vượt ra khỏi những nguy hiểm một khi Saigon rơi vào tay Cộng Sản.

Hàng ngày, cầu không vận Mỹ đưa ra khỏi miền Nam các công dân Mỹ, thân nhân của họ và những người Việt Nam có thể gặp nguy hiểm sau nầy. Hôm 24 tháng Tư, có 25 chuyến bay di tản, hầu hết bằng phản lực C141 chở được 250 người mỗi chuyến. Ngày hôm sau, 25 tháng Tư là 26 chuyến. Ngày 26 là 31 chuyến. Lúc đó đă có vài hăng hàng không ngưng những chuyến bay tới Saigon. Trung Hoa, Việt Nam và Cathay Pacific vẫn c̣n giữ các chuyến bay thường ngày. Hai hăng máy bay Pháp: Air France và UTA th́ gia tăng thêm các chuyến bay.

Người Mỹ cũng thúc đẩy việc di tản bằng tàu thủy. Các thương thuyền do quân đội kiểm soát thay đổi lịch tŕnh và chở người di tản mà không chở hàng hóa nữa. Người di tản được đưa vào trong các thùng chứa hàng loại lớn để qua thoát những trạm cảnh sát kiểm soát, đưa lên tàu ở cảng Saigon và Tân Cảng, sau đó, tàu đưa qua Phi Luật Tân. Tại nhiều điểm khác, các toán canh cổng dễ dăi. Martin ra lệnh hối lộ cho họ /phần lớn gồm 12 triệu rưỡi đôla tiền thừa ở ṭa đại sứ được đem ra sử dụng cho việc nầy. Do đó, phần lớn người di tản được đưa vào phi trường Tân Sơn Nhứt tập trung chờ ra đi. Cứ 20 đôla hối lộ để đưa được một người vào phi trường Tân Sơn Nhứt. Tính khoảng chừng trong ṿng 10 ngày hối lộ cho lính gác để cho người vào phi trường, tổng cộng là 50 ngàn đôla. Với các quan chức cao hơn th́ số tiền hối lộ phải lớn hơn để làm cho họ nhắm mắt lại cho phép các cuộc di tản bất hợp pháp. Có quan chức th́ không đ̣i tiền, họ chỉ yêu cầu cho bản thân họ và gia đ́nh được di tản mà thôi. Đó là những đ̣i hỏi mà người Mỹ rất hoan nghênh. Ít ra, cũng phải tốn từ 250 đến 500 ngàn đôla để di tản 75 ngàn người qua ngă Tân Sơn Nhứt.

Nh́n chung, cuối cùng, đó cũng là cách người Việt đă làm mất mặt người Mỹ. Đến Việt Nam dưới một tinh thần được hướng dẫn một cách sai lạc nói là để giúp đỡ th́ nay họ phải bỏ tiền ra mua một con đường thoát ra khỏi Việt Nam vậy.

Cuộc chiến vẫn tiếp diễn, mặc dầu chậm và hầu như bị bế tắc. Một nơi tương đối rơ là t́nh h́nh ở Biên Ḥa, căn cứ không quân c̣n nằm trong tay chính quyền Nam Việt Nam. Chiến sự bùng nổ nhanh như gió. Súng nổ hết sức dữ dội. Pháo kích bằng đại bác và hỏa tiễn càng lúc càng gia tăng gấp bội.

Buổi sáng hôm Xuân Lộc thất thủ, ngày Thiệu từ chức, pháo kích kéo dài nửa ngày, làm cho không quân không hoạt động được. Hai ngày sau Biên Ḥa vẫn c̣n bị pháo kích bằng đại bác và hỏa tiễn, mọi người kinh hoàng chẳng ai có thể chợp mắt, kho bom tạm trúng đạn bị nổ. Vài chiếc máy bay hay trực thăng rải rác trong phi trường cũng bị trúng đạn.

Trực thăng bây giờ không c̣n sử dụng được, không lực Nam Việt Nam cũng không sử dụng chúng nữa. Vài cố vấn Mỹ c̣n sót lại ở Biên Ḥa, cố sử dụng lại một số trực thăng, nhưng phía người Việt không muốn bay. Các khẩu pḥng không của Cộng Sản phía ngoài thành phố Biên Ḥa làm cho các phi công trực thăng nghĩ rằng sử dụng trực thăng không khác chi tự vẫn.

Các cố vấn hết sức bối rối, nhưng phía Việt Nam họ đă quyết định. Các cố vấn Mỹ quay trở về Saigon. Một người v́ có nhiều bạn bè ở Biên Ḥa nên đă ở lại. Anh ta làm được ít việc v́ chẳng có ǵ nhiều để làm.

Hôm 23 tháng Tư, Cộng Sản gia tăng tấn công Biên Ḥa, bao vây thành phố nầy. Không quân Nam Việt Nam rút ra khỏi thành phố. Các máy bay F5 bay về Saigon, các máy bay A37 th́ về Cần Thơ. Các phi công được lệnh nghỉ một tuần rồi sẽ đến nhận lệnh ở thủ đô hay Cần Thơ. Bom ở Biên Ḥa được tập trung chuyển về căn cứ mới. Hơn một nửa lực luợng chiến đấu c̣n lại của không quân miền Nam trở thành vô tác dụng. Cùng ngày nầy, ba người Mỹ không có vẽ thân thiện lắm gặp một nhà báo tại cổng ṭa lănh sự Mỹ ở Biên Ḥa. Ở đây, công việc ngoại giao coi như đă xong, nhưng ban cố vấn c̣n muốn tiếp tục làm nhẹ bớt t́nh h́nh chiến sự. Họ nói ṭa lănh sự c̣n mở cửa, nhưng không phải để lo công việc thường nhựt nữa. Hôm sau, mấy người Mỹ nầy đi hết, cửa th́ khóa. Đêm qua, họ đă bí mật bỏ chạy về Saigon bằng trực thăng. Người ta hy vọng lá cờ Mỹ c̣n bay trên ṭa lănh sự để cho bớt sợ.

Sự việc tương tự cũng đă xẩy ra ở vùng đồng bằng sông Cửu Long c̣n yên tĩnh. Ṭa lănh sự Mỹ ở Cần Thơ yêu cầu tất cả những người Mỹ trong khu vực nầy tập trung lại và đưa họ về Saigon bằng đường bộ. Vậy mà ít ra cũng c̣n một người Mỹ sót lại và không ai có thể tiếp xúc với anh ta. Ṭa lănh sự Mỹ ở Cần Thơ đóng cửa và vài người Mỹ c̣n lại ở đó đă bay về Saigon bằng trực thăng của hăng Air America. Ṭa lănh sự Mỹ ở Cần Thơ lớn hơn bất cứ ṭa đại sứ quốc gia nào trong khu vực nầy, có khoảng 600 nhân viên.

Từ lâu người Mỹ nói rằng đồng bằng sông Cửu Long là ch́a khóa của Việt Nam v́ hơn một phần ba dân chúng Nam Việt Nam sinh sống ở đây và bây giờ người Mỹ phải rời nơi đây trước khi chiến cuộc bắt đầu. Xui xẻo là việc rút lui khỏi vùng Cửu Long lên Saigon không được hoàn hảo nên đă bỏ sót lại nhiều người. Không ít trong số họ làm việc cho Air America và CIA. Bởi v́ ṭa lănh sự Cần Thơ và các nơi khác trong vùng đồng bằng không di chuyển hết những người nầy nên chưa đầy một tuần sau, Air America đă phải đến cứu họ. Ngược lại, v́ việc di tản khỏi Saigon bằng trực thăng có nhiều sai sót, nên một số người Mỹ và nhiều người khác đă bị bỏ lại Saigon sau 30 tháng Tư.

Ngày 25 tháng Tư, Phạm Hùng, lănh tụ Cộng Sản ở Nam Việt Nam nói với các đại biểu Cộng Sản Bắc Việt và Việt Cộng ở căn cứ Tân Sơn Nhứt là đă sẵn sàng để “giải phóng” họ. Ít phút sau, một điện tín mật hóa của tướng Việt cộng Hoàng Anh Tuấn phúc đáp lại cho bộ chỉ huy Cộng Sản ở Nam Việt Nam. Bộ chỉ huy cao cấp khỏi phải lo cho những người đang ở Saigon. Mọi người ai cũng sẵn sàng hy sinh cho trận thắng cuối cùng. Văn pḥng của Phạm Hùng thông báo cho biết đă nhận được điện phúc đáp nhưng không b́nh phẩm ǵ.

Đại sứ Pháp Merillon đến thăm Hương một lần chót hôm 25 tháng Tư. Hương nói với đại sứ Mỹ rằng ông ta sẽ từ chức nếu có sự nhứt trí t́m được người thay thế ông. Buổi chiều, người đứng đầu nhóm ủng hộ Minh lớn thực hiện một hành động tượng trưng, đi bộ năm phút từ biệt thự của Minh đến dinh Độc lập, mang theo kiến nghị yêu cầu Minh lớn lên làm tổng thống.

Martin đến thăm Hương và Minh, tiếp tục bàn về thủ tục Hiến Pháp. Ông ta nghiêm trang nghe Hương nói về việc bằng ḷng từ chức nếu Quốc Hội thông qua một đạo luật chấp thuận ông trao quyền cho một người ngoài chính quyền, có nghĩa là trao cho Minh. Martin không vui nhưng không phản đối.

Một phụ tá của Martin gọi điện thoại cho đại biểu Việt Cộng ở trại Davis. Phía Cộng Sản từ chối nói chuyện với ông ta. Mặc dù bị khước từ, Martin cũng tự coi ḿnh như là kẻ trung gian, một người đứng giữa các cuộc thương thảo ḥa b́nh giữa các bên đang chiến đấu. Mối quan tâm của ông, như trong bức điện gởi về cho Kissinger ở Bộ Ngoại giao, là để lại một chế độ ra vẻ như chế độ Việt Nam Cộng Ḥa không Cộng Sản hoặc chống Cộng bằng lư thuyết. Ông ta vẫn c̣n tin CSBV sẽ không tổng tấn công vào Saigon bởi v́ họ không thể muối mặt với thế giới.

Cách Saigon sáu dặm về phía bắc, cách xa lộ Saigon/Biên Ḥa khoảng 3 dặm, quân CSBV đang di chuyển súng đại bác 105ly vào trận địa pháo nằm phía sau các hàng cây và nhà cửa dân chúng. Họ không tiếp xúc với dân chúng. Người dân nào ra khỏi nhà ở làng Ông Tho nằm trên bờ sông Saigon để nói chuyện với những người được gọi là “giải phóng” đều bị đuổi ra khỏi khu vực. Họ đang mở trận đánh lớn vào Saigon và các khẩu đại bác nầy, nếu cần, sẽ biến Saigon thành đống gạch vụn. Họ cũng không biết bao lâu nữa trận đánh bắt đầu.

Các sĩ quan cấp nhỏ của bốn sư đoàn Bắc Việt tiến vào một khu vực cách trung tâm Saigon từ 8 đến 12 dặm Anh. Tại đây, đôi khi họ di chuyển vào ban ngày, tiếp xúc với đám hạ tầng cơ sở, phần đông số nầy thuộc trung đoàn Đồng Nai. Cộng Sản Bắc Việt báo cho bọn nầy biết trận đánh vào Saigon sẽ diễn ra sớm. Việt Cộng làm kẻ dẫn đường. Bản đồ được phân phát, các tên Cộng Sản thuộc khu vực Saigon sẽ làm kẻ dẫn đường, chỉ điểm các đồn pḥng ngự và các mục tiêu quan trọng. Họ trốn vào bụi để trao đổi mật hiệu sẽ phát trên đài phát thanh Việt Cộng và Hà Nội cho biết khi nào th́ có lệnh tấn công.

Trong khi Martin, Merillon, Lắm và Minh lớn chuẩn bị đi cầu ḥa th́ Cộng Sản chuẩn bị tổng tấn công Saigon. Bộ Chính trị chờ thời cơ, hy vọng không phải thực hiện cuộc tổng tấn công nầy. Một cuộc đầu hàng của chính quyền miền Nam tốt hơn một cuộc tấn công tàn phá thành phố Saigon. Nhưng t́nh h́nh chính trị Saigon th́ phát triển rất chậm. Trước viễn tượng cuộc chiến chấm dứt và toàn thắng trước mắt, điều cuối cùng Cộng Sản không muốn là chờ mùa gió mùa sắp đến, khi quân đội Cộng Sản có thể bị sa lầy và việc pḥng ngự Saigon có thể thực hiện được. Ngày 28 tháng Tư, theo những người có thẩm quyền, là hạn chót.

Điều buồn cười là chẳng ai ngờ tới sự can đảm của Nguyễn Cao Kỳ. Ông ta đang quan hệ với Bộ Quốc Pḥng Hoa Kỳ để đưa máy bay và trực thăng ra khỏi Việt Nam không cho quân Cộng Sản tịch thu. Ông ta đă cho vợ con di tản ra ngoại quốc cùng với cuộc di tản của người Mỹ. Tuy nhiên ông ta cũng được xem là người can đảm. Năm 1965, ông ta đă chứng tỏ được sự can đảm ấy khi chỉ huy một cuộc không tập Bắc Việt Nam.

Đối với người khác, rơ ràng Kỳ muốn nắm quyền. Ông ta thấy ḿnh là một nhà lănh đạo miền Nam. Trong suốt mấy tuần qua, trong khi kêu gọi Thiệu hăy từ chức, rơ ràng ông ta tự coi ḿnh như là tổng thống. Ông ta ủng hộ quân đội, đặc biệt với không quân cũng như một số đông tướng lănh khác, những người từng chịu ơn ông khi ông làm thủ tướng Nam Việt Nam hồi các năm 1965-67. V́ vậy khi ông ta đứng trước 6 ngàn người dân di cư hữu phái theo đạo Thiên Chúa La Mă trong một khu dân cư tồi tàn vào buổi chiều thứ Sáu hôm đó, 25 tháng Tư, ông tự thấy ḿnh là người can đảm, đầy sức thu hút quần chúng và c̣n đầy đủ uy tín.

Tuyên bố phải bảo vệ Saigon, những ai trốn chạy theo Mỹ, ông ta nói với vẻ khinh miệt, là những tên hèn nhát. Hăy để cho chúng đi đi, giữ chúng lại cũng chẳng ích ǵ. Bất cứ lúc nào, chúng chẳng giúp được ǵ cho những người yêu nước. Những người yêu nước thực sự bây giờ có thể đứng lại cùng nhau.

Ông ta nói sẽ phân phát vũ khí cho năm trăm ngàn dân Saigon. Đàn bà và trẻ em sẽ được gởi ra đảo Phú Quốc cho được an toàn, khỏi lo ǵ tới việc chiến đấu. Dân Saigon sẽ đứng lên chiến đấu và ông ta, Kỳ, sẽ đứng ở tuyến đầu. Nếu cần, thành phố nầy sẽ biến thành một Stalingrad, đứng vững trong suốt 90 ngày bị Đức Quốc Xă bao vây. Kỳ nói, ít ra, nhân dân thế giới nhớ đến những anh hùng đă bảo vệ Stalingrad. Không ai c̣n nhớ Saigon nếu Saigon đầu hàng Cộng sản. Kỳ tuyên bố, hăy quên đi việc đầu hàng và di tản, hăy sẵn sàng đoàn kết và chiến đấu. Việc phân phát vũ khí sẽ tiến hành tức khắc. Kỳ nói, mọi người đều ở lại Saigon dù có ǵ sẽ xảy ra. Dù Cộng Sản có thắng trận cũng không ai bỏ chạy v́ ít ra, Cộng Sản cũng là người da vàng.

Lời kêu gọi chống Cộng trước những người dân di cư nghèo khổ nầy, bao hàm chủ nghĩa chống-Mỹ, và cá nhân Kỳ được đám đông nhiệt liệt hoan hô.

Thế rồi Kỳ đi vào phi trường Tân Sơn Nhứt, chuẩn bị máy bay để bay qua Thái Lan, có riêng cho ông ta một chiếc trực thăng để ông ta trốn đi, chẳng có lư do ǵ mà không nắm lấy cơ may.

Thiệu và vợ lo gom góp vàng, ngọc, kim cương và đồ cổ cùng với 16 vali quần áo cũng như tài sản cá nhơn, và sau nầy, theo một nguồn tin của phủ Tổng thống, một trăm ngàn đôla do Martin biếu tặng. Ông đại sứ Mỹ không có ư định giúp Thiệu đưa tài sản ra khỏi xứ, ngoại trừ Thiệu và gia đ́nh cùng hành trang cá nhơn. V́ vậy, ông Tổng thống và phu nhân bèn t́m cách khác.

Vợ Thiệu t́m cách lấy 16 tấn vàng từ Ngân Hàng Quốc Gia, bắt nạt, quấy rối, và đe dọa nhân viên ở đây. Nhưng tại dinh Tổng Thống, vào lúc Thiệu từ chức, “v́ nhiều ly do an ninh”, việc nầy không tiến hành thêm được. (1)

Bà Thiệu thuê bao máy bay của hăng hàng không Thụy Sĩ để chở đi một số vàng, nhưng các phi công v́ lư do an ninh, cần biết những ǵ dựng trong các thùng hàng. Khi biết đó là vàng, họ hỏi ư kiến ṭa lănh sự Thụy Sĩ và bộ Nội vụ phải đối phó như thế nào. Sau đó họ từ chối chở vàng ra khỏi nước. (1) Lư Long Thân, một người có nhiều quan hệ với Thiệu, được yêu cầu giúp đỡ. Vào giờ phút cuối, ông nầy cho chiếc tàu Trường Tinh, là một chiếc tàu không thể chạy đường dài, nhưng bây giờ t́nh h́nh khẩn cấp nên phải dùng tới chở vàng qua Pháp. Sau nầy Thiệu sẽ lấy lại. Ngọc và kim cương cũng được đưa lên tàu nầy. Bà Thiệu giám sát rất kỹ khi hàng được đóng thùng đưa đi.

Sau đó đến lượt đồ cổ. Giá trị đồ cổ th́ không thể biết được, nhưng đồ cổ tại viện Bảo Tàng Saigon th́ rất có giá trị. Rủi thay, nhiều thứ chẳng có giá trị ǵ. Nhân viên ở Viện Bảo Tàng cũng chịu nhận hối lộ không thua ǵ các nơi khác nên đă đánh tráo cho các nhà sưu tầm hay buôn đồ cổ, bà Thiệu không biết việc ấy, đă yêu cầu phụ tá quân sự của Thiệu, Đặng Văn Quang giúp đỡ. Quang cho chuyển những thùng đựng đồ cổ cũng như đồ giả qua Montreal, Canada, nơi có vài bạn ông ta đang sống ở đấy. Bà Thiệu tin Quang giữ những đồ cổ ấy cho bà.

Gia đ́nh Thiệu bây giờ sẵn sàng di tản. Bằng một hoạt động hết sức bí mật, một chiếc máy bay C118 của Không lực Hoa Kỳ bay tới Tân Sơn Nhứt vào hồi 3 giờ sáng ngày 26 tháng Tư. Ông Thiệu được báo trước một tiếng đồng hồ để chuẩn bị, gồm cả 1 trăm ngàn đồng tiền mặt t́nh cờ có được để trong cặp (2). Cựu Thủ tướng và cũng là đại tướng Trần Thiện Khiêm cũng được báo trước 20 phút. Xe hơi Mỹ đưa họ và các phu nhân vào phi trường Tân Sơn Nhứt, lên máy bay bay thẳng qua Đài Loan, chính phủ ở đây thuận cho những nhân vật quan trọng nầy trú ngụ. Lúc họ ra đi không có họp báo, không công bố, và cũng không có báo chí bu quanh khi Thiệu tới Đài Loan. Ông ta hoàn toàn không được lưu ư tới.

Trong khi t́m kiếm cuộc sống lưu vong, Thiệu quên thông báo cho một vài phụ tá của ông. Một trong những người đó là Hoàng Đức Nhă, cháu của ông ta, làm bộ trưởng bộ Thông tin từ 1972 đến 1974, từng nổi khùng v́ Henry Kissinger khi ông nầy đến Saigon vào năm 1972. Nhă từng mắng trước mặt viên ngoại trưởng nầy là “đồ chó đẻ” (son of bitch) nên bị mất chức bộ trưởng, một phần nữa cũng là v́ người Mỹ phản đối tính kiêu ngạo của Nhă. Thật ra, việc nầy phần chính cũng là v́ vài lư do chưa được rơ về việc tranh căi trong nội bộ gia đ́nh Tổng thống trong dinh Độc Lập.

Sau khi Thiệu tới Đài Loan được 12 giờ đồng hồ, Nhă gọi điện thoại cho một nhà báo Anh, Peter Gill của tờ Daily Telegraph. Anh nhà báo nầy tỏ vẻ ngạc nhiên tại sao Nhă không đi với Thiệu. Đầu tiên, Nhă không tin cậu ông ta (Thiệu) đă đi rồi. Khi biết chắc việc nầy, Nhă t́m đường qua Arlington, Virginia. Tại đây, ông ta mở một ngôi hàng bán thực phẩm đông phương. Theo nhiều người Việt Nam khác sinh sống trong khu vực nầy, một người Việt Nam từng tẩy chay ngôi hàng nầy, việc làm ăn của Nhă thất bại v́ thiếu hiểu biết buôn bán.

Sau khi Thiệu ra đi, Quốc Hội lại họp. Cũng như đại sứ Martin, nhiều thành viên Quốc Hội cảm thấy tính chất căn bản của Hiến Pháp cần phải được bảo tồn, rằng Hương vẫn phải nắm chức tổng thống, hoặc ngoài ra th́ trao lại cho Lắm. Lắm cũng nghĩ như vậy. Ông ta thèm chức nầy từ lâu, cho tới giờ nầy, v́ vài lư do, ông ta c̣n muốn nắm chức đó.

Martin, cũng không thiếu ủng hộ những người làm chính trị Nam VN, và cũng chưa có giải pháp ǵ khác, trong khi Cộng Sản th́ đă tiến gần Saigon, tới mức độ muốn san bằng thành phố nầy. Đă có ư kiến để Hương hay Lắm (ai cũng được) làm tổng thống và Minh lớn th́ làm thủ tướng.

Vài ngày trước, Minh từ chối một sự sắp xếp như vậy, từ chối làm thủ tướng khi nói chuyện với Martin và Merillon. Nhưng khi Quốc hội được triệu tập tại nhà hát Tây (3) vào hôm thứ Bảy, vẫn c̣n nhiều người ủng hộ ư kiến nầy.

Vẫn c̣n có ư kiến cá nhân, hầu hết là từ những người từng ủng hộ Thiệu, là nên thương thảo với Cộng Sản. Martin cũng mạnh mẽ tin như thế. Các phụ tá của đại sứ nói rằng có sự đồng hợp trong niềm tin của một người Mỹ sinh trưởng ở miền Nam như ông ta trong cách biểu hiện nghiêm nhặt của Hiến Pháp và tính cách nghiêm trọng của việc đánh giá thấp sức mạnh, mục đích và ư chí của Cộng Sản muốn giành thắng lợi trong cuộc chiến nầy. Một lần nữa, Martin không tin những lời tuyên bố phát đi từ Hà Nội và trại Davis nói rằng không thương thuyết với bất cứ chính quyền nào bao gồm những người của Thiệu.

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), May 30, 2004.


Response to Lịch sử khĂ´ng bao giờ cũ

Mặt khác, các viên chức cao cấp của chế độ Nam Việt Nam như đại tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng, thuyết phục Quốc Hội, sau ba giờ họp kín, thêm vài giờ thảo luận, điều Hà Nội đ̣i hỏi là một chế độ không có người của Thiệu, lời Hương hứa rút lui và trao chức tổng thống cho Minh lớn, nếu Quốc Hội chấp thuận, được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, cuối cùng Quốc Hội bỏ phiếu bỏ phiếu thông qua với 127 phiếu thuận, không có phiếu chống, Minh lên thay Hương.

Việc Quốc Hội chậm chạp hội họp bỏ phiếu, tự bản thân nó, cho thấy tất cả vấn đề không có ǵ quan trọng, nhưng một vài thành viên Quốc Hội hoạt động cho thấy những vấn đề chính trị của người Việt Nam có ảnh hưởng đáng kể. Thất bại trong việc thuyết phục Quốc Hội có thể làm cho t́nh h́nh chính trị Saigon xáo trộn và có hại cho cơ hội thương thuyết mong manh.

Có những lời tuyên bố làm cho nhiều người thích, trong số có báo chí và ngoại giao, là Hương sẽ từ chức vào ngày thứ Hai và Minh lên thay. Không có lư do ǵ để tŕ hoăn một vấn đề có tính sanh tử như thế. Nếu Minh lớn nhậm chức vào thứ Bảy, có lẽ việc thương thuyết đă xảy ra rồi, và Cộng Sản sẽ tŕ hoăn việc tấn công Saigon, nếu không muốn nói là hủy bỏ. Nhưng quyết định tấn công Saigon nay đă được ban ra, chờ tới thứ Hai là quá trễ.

Hôm thứ Bảy, Nguyễn Thành Trung, Tư De, Quang, Vượng và On lái 5 chiếc phản lực A37 từ Đà Nẵng vào Phan Rang. Họ ôm sát bờ biển và bay thấp để tránh Radar của Saigon hoặc của Mỹ và có thể bị tấn công. Tên giám sát Trung vẫn ngồi bên cạnh y. Các phi công khác chỉ bay có một ḿnh. Họ bay theo đội h́nh chiến đấu như của không quân Saigon do Trung đă huấn luyện.

Từ chạng vạng tối đến trước rạng đông ngày thứ Bảy, xe tải chạy ào ào vào làng Ông Tho cách phía Bắc Saigon khoảng 6 dặm, chở theo hỏa tiễn và đạn đại bác 105ly. Đại bác và các giàn phóng hỏa tiễn th́ đă sẵn sàng hoạt động. Máy bay và quân đội Nam VN không phát hiện các loại vũ khí nầy mặc dù chúng được bố trí gần phi trường Tân Sơn Nhứt và gần Quốc Lộ 1.

Nguyễn Bá Cẩn, Thủ tướng cuối cùng của Việt Nam Cộng Ḥa, mang hành lư lên chiếc máy bay phản lực C141 ở phi trường Tân Sơn Nhứt. Bây giờ ông ta cũng là một người tỵ nạn. Khi máy bay cất cánh vượt qua các tầng mây trên thành phố Saigon, ông ta muộn màng nhận ra rằng ông đă làm nhiều việc sai lầm. Ông ta đang tới một xứ sở mới, một tương lai bất ổn mà ông th́ hiện chẳng có tiền bạc ǵ.

Tại Ngũ Giác Đài phía đông, bộ Chỉ Huy Quân Sự Mỹ, một sĩ quan đang đánh máy một bản báo cáo. Đại Tá J.H. Madison vừa nhận được một đề nghị chính thức của Cộng Sản. Các viên chức Cộng Sản Bắc Việt và Việt Cộng nói với thông dịch viên của Madison, một người Mỹ, là có 15 nhân viên Mỹ, làm việc trong chương tŕnh t́m người mất tích trong chiến tranh, hiện đang được xác minh. Phía Cộng Sản bảo đảm an toàn cho 15 người nầy một khi họ kiểm soát thành phố Saigon. Những người nầy có thể tiếp tục công việc theo như đă qui định trong Ḥa đàm Paris. Madison chỉ ra những người vẫn c̣n ở lại Saigon và báo cáo lên thượng cấp ở Honolulu và Hoa Thạnh Đốn, cho biết những người nói trên được phép ở lại, nếu họ t́nh nguyện. Không có trở ngại ǵ cho những người t́nh nguyện.

Không có lời yêu cầu chính thức ṭa Đại Sứ Mỹ ở lại, nhưng có lời tuyên bố nói rơ sự hiện diện chính thức của người Mỹ sẽ được hoan hô sau khi chấm dứt chiến tranh. Ṭa đại sứ có một nhóm nhỏ nhân viên t́nh nguyện ở lại để duy tŕ và ǵn giữ ṭa đại sứ Mỹ. Văn pḥng đại sứ Martin cho biết sẽ không có việc nầy. Nếu có người ở lại, người đó chỉ có thể là ông đại sứ mà thôi.

Văn pḥng Madison, qua đường dây quân sự, có lời ướm thử việc ở lại. Mười lăm người bắt đầu thu thập hồ sơ giấy tờ và tiếp liệu. Việt Cộng nói nếu cuộc chiến trở nên nghiêm trọng hoặc quân đội Nam Việt Nam bắt đầu giết người Mỹ v́ những tội ác thực sự hay tưởng tượng khi họ rút bỏ khỏi Saigon th́ những người nầy sẽ được đại biểu của họ ở trại Davis đón tiếp.

Sáng Chủ Nhựt, chiến tranh bùng nổ trở lại, báo trước điềm chẳng lành. Bốn trái hỏa tiễn bắn vào Saigon hé lộ chút ít về một giải pháp quân sự, cũng là một báo hiệu bắt đầu của màn kết thúc. Mọi người ai cũng biết vậy. Ba năm rưỡi nay, trung tâm Saigon không bị pháo kích bằng đại bác hay hỏa tiễn. Bốn trái hỏa tiễn do Liên Xô chế tạo bắn vào thủ đô miền Nam trước lúc rạng đông hôm Chủ Nhựt cho thấy cuộc chiến bước qua một khúc ngoặt mới.

Các quan sát viên ai cũng biết điều đó có ư nghĩa ǵ. Cộng sản rất nôn nóng trước những cuộc tranh căi mất th́ giờ của giới chính trị Saigon. Mấy trái hỏa tiễn pháo kích báo hiệu điều đó, nhưng có điều quan trọng hơn: Hà Nội muốn tỏ ư muốn tấn công Saigon. Nhiều người tin rằng Cộng Sản sẽ tấn công Saigon. Graham Martin tin rằng Hà Nội không muốn mất mặt vốn dĩ họ có thể có chiến thắng quân sự sẵn sàng trong cuộc chiến chính trị.

Điều đó sai. Bốn trái hỏa tiễn bắn trước lúc rạng đông không phải làm cho ai cũng thấy nhưng hầu hết những ai lạc quan đều biết rằng thời gian không c̣n nữa. Cuộc đấu đá chính trị trở thành một món hàng dân chủ xa xỉ, lúc nầy không c̣n hợp thời. Nếu có một cuộc ḥa b́nh nào nhờ thương thuyết mà có, chính là lúc nầy đây thảng hoặc không bao giờ.

Pḥng tuyến kháng cự của Saigon bắt đầu xáo trộn vào sáng Chủ Nhựt. Tại Long Thành, cách Saigon 20 dặm về hướng đông, xuyên qua các đầm lầy trong khu rừng Sát, một trong những cuộc tấn công dữ dội nhứt bằng xe tăng đă đè bẹp một căn cứ của quân đội Việt Nam Cộng Ḥa. Một lực lượng pḥng ngự chắp vá giữa một đơn vị Thủy Quân Lục Chiến và Sư Đoàn 18 Bộ Binh - Các anh hùng của trận Xuân Lộc * đă chận đứng quân cộng sản ở sát nách một trung tâm huấn luyện bộ binh (Có lẽ tác giả muốn nói Trường Bộ Binh Thủ Đức đă dời ra Long Thành- người dịch). Nhưng doanh trại nầy, trước khi trời tối, đă rơi vào tay Cộng quân. Quân Cộng Sản chiếm được một ṿng đai h́nh cung từ đông-nam tới đông-bắc, chỉ c̣n phi trường Biên Ḥa trở thành một căn cứ lơm trước ṿng đai bao vây nầy, đối đầu với 50 ngàn quân Cộng Sản, bảo vệ Saigon ở phía sau.

Cũng hôm Chủ Nhựt, Quốc lộ 4 bị cắt đứt, không giành lại được. Các đồn bót ngoại vi Long An, Mỹ Tho bị tấn công nặng. Ở phía tây và tây- nam Saigon, 20 ngàn quân Cộng Sản tiến sát Saigon, chỉ cách trung tâm thành phố 15 dặm.

Phía tây-bắc Saigon /đường đi Tây Ninh (Quốc lộ 1), đă bị hai sư đoàn quân Cộng Sản Bắc Việt cắt đứt, đẩy lui Sư Đoàn 25 Bộ Binh từ hai hướng, hướng Saigon và hướng Tây Ninh, ra khỏi ngoại vi thủ đô. Hai đại đội thuộc Sư đoàn 9 CSBV được biệt phái cho Lực lượng Đặc công tiến vào tỉnh Gia Định. Từ phía đông cách trung tâm Saigon 3 dặm, họ tiến vào tuyến pḥng thủ đầu tiên của Nam Việt Nam /Do Nhân Dân Tự Vệ đào hầm chiến đấu. Quân Cộng Sản cũng đào hầm trụ lại ở một địa điểm cách quốc lộ 1 một dặm, gần một cây cầu, cách kho hàng của cơ quan viện trợ Mỹ không xa.

Trần Văn Lắm, người không giành được chức Tổng thống, nói với một người Mỹ rằng ông ta sẽ ở lại Việt Nam dù chiến tranh có xẩy ra thế nào đi nữa. Ông ta là người Việt Nam, cũng giống như Cộng Sản Việt Nam, có thể t́m được ḥa b́nh giữa đồng bào với nhau. Xong, ông ta về nhà gặp bạn bè, những người nầy đă chuẩn bị sẵn sàng để ông ta bay qua Úc.

Đối với hầu hết người Việt Nam, hôm thứ Hai là một ngày làm việc yên tĩnh. Thật ra th́ t́nh h́nh rất căng thẳng. Màn chót sắp kết thúc và ai cũng biết vậy.

Một nhóm nhỏ lính Cộng Sản Bắc Việt đào hầm ẩn núp gần cầu Biên Ḥa trên xa lộ cách trung tâm Saigon về phía đông ba dặm, biết rằng chiến tranh sắp chấm dứt. Bọn họ không phải là toán thám báo hoặc khủng bố để quấy rối kẻ địch. Họ là toán tiền sát để tấn công Saigon, cuộc tấn công sẽ tới trong ṿng 24 giờ đồng hồ nữa thôi. Các thành phần khác của hai đại đội bộ binh nói trên quét sạch vùng phía tây và chiếm được ba ngôi làng ở cách Tân Sơn Nhứt chỉ có một dặm. Các toán Nhân Dân Tự Vệ đă bị đè bẹp.

Nh́n chung, Saigon đang triển khai các đơn vị binh sĩ cuối cùng. Biệt Động Quân và đơn vị Dù cuối cùng được triển khai để quét địch từ hướng nam lên hướng đông-bắc Saigon. Đó là một lực lượng bảo vệ nhỏ nhoi đáng thương, so với lực lượng Cộng Sản th́ 1 chống 15 đang sử dụng toàn lực để chiếm Saigon.

Quân Cộng Sản tấn công ở tuyến đầu, đang thử sức kháng cự của quân đội Miền Nam, đào hầm tiến tới các căn cứ, mở đường cho các toán quân khác tấn công Saigon.

Một vị tướng bốn sao của quân đội Việt Nam Cộng Ḥa, tướng Cao Văn Viên, Tổng tham mưu trưởng, chiều thứ Hai, lên một chiếc C47 và bay đi Vọng Các. Hơn một nửa số tướng lănh của miền Nam đă trốn chạy ra khỏi đất nước họ.

Hôm thứ Hai, hai hỏa tiễn bắn vào Saigon. Một em bé bị thương và một căn nhà bị hư hại. Ít người chú ư tới hành động cảnh cáo cuối cùng nầy. Trận chiến đă chuẩn bị đâu đó sẵn sàng. Dân Saigon chẳng quan tâm tới chính trị, không c̣n muốn Cộng Sản bắn vào thành phố những trái đạn cảnh cáo như thế nữa khi Cộng Sản đă sẵn sàng tiến chiếm Saigon. Hơn một nửa các cửa hàng treo bảng “tạm thời đóng cửa”. Từ những khách sạn cao nhứt ở Saigon, khách sạn Palace mới khánh thành, nhiều ngọn đèn đỏ được gắn lên đó. Các dấu hiệu nầy tuy nhỏ, nhưng dễ lưu ư.

Ở một cây cầu trên quốc lộ 1, cách Saigon ba dặm về phía bắc, quân Cộng Sản tiến về Saigon, tới một kho hàng của Mỹ và bắn vào đó. Giới phóng viên từng nhiều năm quen t́m cách tránh đạn. Nhiều máy bay trực thăng bắn vào vị trí quân Cộng Sản. Cộng Sản phản công bằng súng cối. Sự việc xảy ra rất nhanh nhưng hồi hộp. Người Mỹ đang nói chuyện với nhau qua máy truyền tin. Sau đây là những đoạn họ trao đổi:

9 giờ sáng: Ra khỏi vùng quanh Tân Cảng, Đừng tới gần đó.

9 giờ 30: Nếu t́nh h́nh xấu hơn, chúng ta phải tính chuyện rút lui. 9 giờ 45 -(từ Tân Cảng): T́nh trạng ở đây có vẻ kinh hoàng. Người dân (Việt Nam) đang tập trung ở Tân cảng để kiếm phương tiện theo sông Saigon ra khỏi nước.

10 giờ 40: Tại ngă năm, xe cộ bị kẹt. Chỗ nầy cách cầu Tân cảng nửa cây số phía nam.

11 giờ 00: Tân cảng đóng cửa, nội bất xuất ngoại bất nhập. Tàu Mỹ di tản người. Ít ra, có một xe bus chở người và một xe chở hành lư bị kẹt khi vào Tân cảng. Có nhiều người bị kẹt trên các xe nầy.

11 giờ 20: Hỏa tiễn bắn vào gần cầu Saigon. Quân Cộng Sản pháo kích bằng súng cối vào phía tây cầu bên phía Saigon. Dân chứng chạy đổ ra phía sông.

Vào buổi trưa, thính giả bắt làn sóng ṭa Đại Sứ Mỹ để biết Graham Martin làm ǵ trong những ngày giờ căng thẳng ấy.

Đại sứ Tám đang thu nhặt những đồ quí giá để giao cho đại sứ giữ cho được an toàn và cần vài người đóng gói. Ông ta cần khoảng 20 thùng nhỏ và một chục thùng lớn hoặc sọt. Ông đại sứ Martin tỏ ra quan tâm công việc nầy. Chúng tôi có thể đưa ông ta (Tám) đi vào hôm nay. Dù thế nào, đài phát thanh chỉ rơ vấn đề thực tiễn việc di chuyển các đồ cổ của trung tướng Trần Ngọc Tám, là bạn của Martin khi cả hai đều là đại sứ tại Thái Lan hồi năm 1960. Có thể Martin muốn giúp người bạn cũ đưa tài sản đi. Nhưng các người tỵ nạn khác th́ đă khôn ngoan ra đi, bỏ lại hết, hay chỉ mang theo những hành trang mang được trên vai mà thôi.

Trong khi đại sứ Martin và đám thân cận của ông bực bội v́ các đồ cổ của tướng Tám th́ các ông các bà khác đang lo cho số phận của họ. Họ đang bị các người Mỹ chất vấn gay gắt.

Giám Đốc pḥng Thông tin Hoa Kỳ Alan Carter, chịu trách nhiệm di tản cho 215 người, hầu hết là nhân viên USIS và gia đ́nh của họ. Tới chiều thứ Hai, ông ta chỉ mới cho 30 người đi. Hầu hết người c̣n lại th́ buộc tin vào lời hứa chuyến di tản chót, khi có lệnh, bằng máy bay trực thăng.

Sau khi 30 chục người di tản hôm chiều thứ Hai đi rồi, phần lớn chống lại ư kiến của Carter. Hai người trong số nhân viên hoạt động độc lập và đồng sự đưa người của họ lên máy bay di tản trước v́ theo họ nghĩ, cuộc chiến cận kề kết thúc.

Carter và các viên chức khác của USIS được thuyết phục rằng Saigon sẽ được bảo vệ để tránh trận đánh cuối cùng có thể xẩy ra nên không cần di tản vội. Không ai muốn mất các công nhân Việt Nam và họ được yêu cầu tiếp tục công việc.

Hiện nay có 185 người c̣n trong khu vực USIS tại địa chỉ số 8 Lê Quí Đôn, cách dinh Độc Lập vài ngôi nhà. Ai cũng lo lắng nhưng họ giữ không tỏ ra kinh hoảng. Xe bus bắt đầu chạy, không khí càng lúc càng bớt căng thẳng. Cuối cùng, ngay chính những người Việt Nam trong ban tham mưu của cơ quan được lệnh ra đi để tránh quân Cộng Sản đang tiến tới. Carter quyết định cho họ đi vào thứ Hai. Họ lên xe bus vào lúc trời tối để đi Tân Sơn Nhứt. Trong ṿng 12 hay 14 giờ tới, họ lên máy bay đi Mỹ.

Ngoại trừ những người làm việc cho CIA, công nhân Việt Nam làm việc cho USIS được coi là những mục tiêu nguy hiểm nhất bị Cộng Sản trả thù khi họ chiếm Saigon. Cộng Sản tuyên truyền dữ dội và bỏ ra một số tiền lớn cho chương tŕnh tuyên truyền của họ. Họ thấy rơ rằng việc thắng lợi trong công tác tuyên truyền cũng giống như thắng lợi trên chiến trường vậy. T́nh báo và tuyên truyền đă được thực hiện một cách hết sức bí mật, là ch́a khóa có thể xoay ngược t́nh h́nh Việt Nam.

Đối với những ai tin vào cuộc tắm máu, các tài liệu của USIS cho thấy rơ ràng bất cứ tên Việt Cộng nào cũng t́m giết kẻ đối địch. Theo lư thuyết chính của cuộc tắm máu, USIS có trách nhiệm lớn phải di tản nhân viên của họ.

Bây giờ, xe bus bắt đầu cho người lên. Người ta thấy cần phải giúp đỡ họ.

Minh lớn đi xe vào dinh Độc Lập, mặc dầu từ nhà ông ta đi bộ đến đây chỉ có 5 phút. Ông tổng thống được chỉ định nầy sắp nắm quyền sau hơn 11 năm, muốn được làm một nhà lănh tụ, không muốn làm một người dân thường.

Ông ta gặp Hương ở cửa. Hai người, Hương ở bên phải, chống gậy bước đi một cách nặng nề, xuống pḥng tiếp tân ở tầng dưới, Hương được người ta đỡ đi ngang những hàng ghế ṿng cung. Ông ta đưa mắt nh́n lên bức tranh vẽ trên tường sau các hàng ghế ṿng. Tranh vẽ một Hội Đồng Bộ Trưởng (bức tranh Hội Nghị Diên Hồng, có lẽ tác giả không hiểu lịch sử Việt Nam thời kỳ chống Mông Cổ xâm lược-ghi chú của người dịch) đang đưa ra quyết định chống Trung Hoa xâm lược.

Khi Hương bắt đầu phát biểu, trời Saigon bắt đầu mưa như trút nước. Sấm chớp ngoài trời tuồng như làm cho cả pḥng hội im lặng. Lúc đó là 5 giờ 15 chiều.

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), May 30, 2004.


Response to Lịch sử khĂ´ng bao giờ cũ

Tại căn cứ Phan Rang, Nguyễn Thành Trung thắt dây an toàn và kiểm soát lại máy truyền tin đă tắt. Tới lúc nầy, Trung không biết “tên chó săn” (watchdog) giám sát có bay với y hay không. Qua cửa sổ, Trung đưa mắt nh́n sang bốn chiếc A37 khác, các chiếc nầy máy cũng đang nổ máy. Hôm qua, khi được cho biết nhiệm vụ nầy, Trung thấy “dội”. Tuy nhiên, lúc nầy th́ y đă sẵn sàng. Y thấy nhân viên kiểm soát ở dưới đất đưa tay ra dấu sẵn sàng nên cho máy bay ḅ ra đầu phi đạo. Y cất cánh và bay quanh một ṿng, chờ Tư De, Quang, Vương và On. Máy bay Trung không gắn bom nên y có thể bay trên trời lâu hơn, chờ các chiếc kia xếp theo đội h́nh để bay đi.

Vào hôm Chủ Nhựt, Minh lớn ngồi hàng giờ trong pḥng khách với Đại sứ Pháp Jean Marie Merillon. Ông ta cứ hỏi đi hỏi lại đại sứ Pháp nhiều lần câu: “Tôi làm ǵ bây giờ? Trong chức vụ nầy, ngài sẽ làm ǵ?” Cũng nhiều lần đại sứ Pháp nói với Minh không ai có thể quyết định cho Minh. Ông ta phải tự t́m cách làm lấy.

Merillon và một phụ tá thân cận của Minh lớn đă vào Tân Sơn Nhứt, tới trại Davis. Họ gặp một đại biểu cao cấp của Cộng Sản Bắc Việt và một sĩ quan Việt Cộng trung cấp. Dù hai người nầy đều mặc đồ lính, nhưng chính họ là dân sự và đại biểu có thẩm quyền tại Saigon. Phụ tá của Minh hỏi họ về đề nghị ngưng bắn. Đại biểu Cộng Sản cho biết có thể thực hiện được với hai điều kiện. Viên phụ tá nầy hỏi lại hai điều kiện để chắc coi thử đó có phải là hai điều kiện họ đă thỏa thuận rồi hay không th́ người nầy nói: Toàn bộ lực lượng quân sự Mỹ phải rút đi và một chính phủ không có có dính dấp ǵ tới phe Thiệu cả. Y cũng cho biết là không rơ lúc nào Cộng sản sẽ chấp thuận chính phủ do Minh lănh đạo.

Chiều Chủ nhựt, sau khi bàn thảo dài lâu với các phụ tá và ít nhứt có một lần gọi điện thoại vào trại Davis, Minh quyết định. Minh gọi cho ṭa đại sứ Mỹ và triệu Graham Martin đến gặp Minh.

Martin gởi viên chức trưởng ngành chính trị, Josiah Bennett. Minh thấy hoảng khi thấy đại sứ Mỹ tỏ ra không mấy tôn kính ngôi vị của Minh, Tổng thống được chỉ định. Dù sao Minh cũng phải nói cho Bennett kế hoạch của Minh. Bennett báo cáo lại cho Martin. Thế là Martin chẳng c̣n bận tâm ǵ nữa. Martin gọi cho Minh vào khuya hôm đó. Hai người nói chuyện với nhau đúng nghi lễ hơn. Martin nói không vui v́ quyết định của Minh và Hoa Kỳ sẽ tuân theo điều Minh yêu cầu. Martin xin thêm một thời gian nữa, Minh đồng ư.

Khi Hương đọc bài diễn văn ngắn ngủi, trao quyền lại cho Minh, vị tân Tổng thống ghi nhận ư kiến của Hương. Ca ngợi lời hứa với Martin, không tuyên bố ǵ tới quyết định chính yếu của ông ta. Minh lên diễn đàn. T́nh h́nh, không cần nói, là rất nghiêm trọng. Không có giải pháp sử dụng quân đội. Minh nói (như đứng về phía Cộng Sản thông báo) các nhân vật chính trị và quân sự Saigon không có ư định trả thù một ai. Không có lư do ǵ mà không thể hàn gắn được. Trách nhiệm của Minh, như ông ta thấy, là t́m kiếm một cuộc ngưng bắn tức th́ và mở lại các cuộc thương thuyết, đem lại một nền ḥa b́nh đă mường tượng thấy được, nhưng chưa bao giờ thành hiện thực theo như thỏa thuận trong hiệp định Paris 1973.

Minh lớn bảo đảm một chính phủ gồm nhiều màu sắc chính trị. Ông ta tin ông ta h́nh thành một chính phủ lư tưởng có khả năng nói chuyện với “người anh em ở phía bên kia” trong thời gian ngắn sắp tới đây. Nguyên Chủ tịch Thượng viện Nguyễn Văn Huyền là phó Tổng Thống, Vũ Văn Mẫu là Thủ Tướng Chính phủ. Hai người nầy được xem là những phần tử chống Thiệu. Ông ta chỉ mong được toàn dân thông cảm, kể cả những người ở phía bên kia. Minh không hứa hẹn ǵ.

Minh hứa các tù nhơn chính trị sẽ được phóng thích ngay tức th́. Sự ủng hộ và im lặng của dân chúng là điều chính yếu cho chương tŕnh hành động của Minh. Ông ta kêu gọi đoàn kết. Binh sĩ là những người chịu đựng nhiều nhứt. Họ đă chiến đấu để bảo vệ đất nước. Giờ đây họ chờ lệnh ngưng bắn. Họ không thể đào ngũ, vẫn phải tiếp tục thi hành nhiệm vụ và mệnh lệnh.

Về phía Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam, họ hiểu chính phủ của Minh mong muốn có sự hiểu biết. Hai bên có thể cùng ngồi xuống để t́m hiểu thông cảm nhau. Để khởi đầu công việc nầy, họ cần ngưng bắn tức th́.

Cuối cùng, Minh kêu gọi đồng bào miền Nam nên quên đi việc di tản. Minh kêu gọi hăy ở lại và giúp nhau xây dựng đất nước.

Bài diễn văn của Minh rơ ràng chân thành và cảm động. Vấn đề là những yêu cầu đưa ra bàn về thương thuyết.

Minh vừa mới ra khỏi đinh Độc Lập để về nhà ăn tối th́ các kiểm soát viên không lưu ở phi trường Tân Sơn Nhứt bất đầu thắc mắc. Năm chiếc phản lực A37, hiện thành những đốm sáng trên màn ảnh radar mà đối với các kiểm soát viên không lưu th́ không thể lầm lẫn được, đang hướng tới phi trường Tân Sơn Nhứt. Như thường lệ, kiểm soát viên gọi hỏi để xác minh các phi cơ nầy. Không thấy trả lời.

Yêu cầu được phát đi để xác minh thêm một lần nữa. Vẫn không trả lời.

Đại tá Nguyễn Anh Tuấn, trưởng pḥng hành quân của Sư Đoàn 5 Không Quân và các sĩ quan không quân khác đang ở Tân Sơn Nhứt, giữ nhiệm vụ kiểm soát phi trường. Ông ta đang thi hành lệnh ngưng các chuyến bay v́ phi trường đang bị cháy, một cột khói to đen lên cao tới mây th́ thấy mấy chiếc máy bay từ Phan Rang đang bay tới. Đầu tiên là 3 rồi 5 chiếc.

Tuấn hết sức ngờ vực bởi v́ các chiếc A37 gần nhứt hiện đang đóng ở Cần Thơ và chẳng có lư do ǵ để bay về Saigon. Ông ta ra lệnh gọi cho Cần Thơ và ngay cả Biên Ḥa. Các nơi nầy cho biết máy bay A37 của họ đang đậu dưới đất. Phi trường Biên Ḥa dĩ nhiên là đă đóng cửa. Có thể có trường hợp truyền tin của 1 hoặc ngay cả 2 máy bay mất liên lạc, nhưng khó có thể cả 5 chiếc đều bị mất liên lạc cùng một lúc.

Trung đang ở trong chiếc bay đầu, y đă bỏ bom dinh Độc Lập 20 ngày trước đây. Máy bay của y không trang bị vũ khí. Nhiệm vụ y là hướng dẫn các chiếc kia oanh kích. Trong đội h́nh chiến đấu, các chiếc máy bay nhỏ nhắn hăng hái bay ngang trên vùng trời phi trường Tân Sơn Nhứt. Trung dẫn các chiếc kia bay qua phi đạo chính, trên khu đậu máy bay của không lực miền Nam.

Ngay lần bay đầu tiên trên không phận phi trường, các phi công từng lái may bay Mig nầy bấm nút thả cỡ một chục quả bom 500 cân Anh xuống khu quân sự.

Như thế có nghĩa lời kêu gọi ḥa b́nh của Minh lớn đă được trả lời, chỉ 35 phút sau khi ông ta chấm dứt bài diễn văn.

Ở Tân Sơn Nhứt, lần đầu tiên, hàng ngàn người sửng sốt và rồi kinh hoảng. Ít ai từng quen với việc oanh kích như thế nầy. Máy truyền tin hoảng hốt hỏi phải phản ứng như thế nào! Một cựu chiến binh ở ṭa Đại Sứ Mỹ nói với thính giả trên làn sóng điện: “Quí vị không làm ǵ cả. Nằm sấp xuống, nín thở.” Một người khác nói: “Cúi người xuống càng thấp càng tốt, đầu kẹp vào hai chưn. Nếu cần th́ hôn vĩnh biệt.”

Lời khuyên cũng hay đấy! Nhưng Tuấn có nhiều ư kiến hay hơn. Ông ta muốn đưa F5 lên đánh chặn. Thêm một lần nữa, máy bay không có phi công chực sẵn như lệnh đă ban ra. Rồi họ cũng cho nổ máy các chiếc máy bay phản lực siêu thanh và cất cánh bay đuổi theo mấy chiếc A37. Radar hướng dẫn họ bay ra tới Phan Rang, thấy các máy bay nầy đáp xuống phi đạo, xong họ quay hướng bay trở lại Saigon.

Saigon bỗng kinh hoảng. Ai có súng th́ cho nổ. Súng pḥng không ở dinh Độc Lập bắn lên không, gần đụng một chiếc C130 bay gần đó. Nhiều quân nhân nhận ra được việc ǵ đă xẩy ra, kinh ngạc nhưng ít người thực sự thấy được những chiếc A37 đó. Trong ṿng nửa giờ, hàng tấn đạn bắn chừng lên không.

Ở trung tâm Saigon, người dân biết chắc rằng cuộc tấn công cuối cùng vào Saigon đă bắt đầu. Tiếng súng nổ nghe như tiếng pháo hồi Tết Mậu Thân. Người ta bỏ xe hơi hay xe gắn máy trên đường chạy núp vào nhà dân chúng hay quán tiệm bên đường, đằng sau các bức tường hay các thân cây. Nhiều loạt súng nổ tiếp tục kéo dài tới 25 phút. Chính quyền công bố t́nh trạng thiết quân luật 24 giờ.

Những người làm chính trị ở Saigon đă chờ đợi quá lâu. Minh cũng chưa công bố quyết định chính thức. Cuộc không kích vào phi trường là dấu hiệu của cuộc tấn công cuối cùng vào Saigon. Hơn một trăm ngàn quân Cộng Sản Bắc Việt được Việt Cộng hướng dẫn đă chuẩn bị xong xuôi, sẵn sàng san bằng thành phố Saigon. Từ lúc nầy là t́nh trạng chiến tranh, chẳng c̣n trở ngại ǵ nữa.

Minh đă có ư định từ trước khi Cộng Sản đưa ra lời yêu cầu quân Mỹ phải rút đi. Khi ông ta triệu Martin tới, Minh yêu cầu cho rút Văn Pḥng Tùy Viên Quân Sự ngay tức khắc. Minh lắng nghe Martin phản ứng, cho Martin một ngày để tổ chức cuộc di tản và thêm một ngày nữa để thực hiện công việc. Martin nói với Minh không biết công việc có tiến hành nhanh chóng được không! Minh nói người Mỹ có đủ loại phương tiện di tản và có thể tiến hành được nhanh.

Martin được hoăn 24 giờ, hạn chót để hoàn tất việc di tản nhân viên quân sự nầy là thứ Tư, 30 tháng Tư. Minh sẽ không công bố quyết định nầy trước ngày 29 tháng Tư.

Nói chung, các phụ tá của Tổng Thống mới không nhạy cảm trước những ư kiến của Martin và người Mỹ. Chưa đầy 24 giờ sau cuộc họp Minh- Martin vào tối Chủ Nhựt, họ cho vài giới báo chí biết quyết định chấm dứt mọi cố gắng quân sự của Mỹ ở Nam Việt Nam. Nhiều nhựt báo Mỹ ấn hành vào sáng thứ Hai cho đăng tin túc nầy, 19 năm sau khi Mỹ thay thế Pháp huấn luyện cho quân đội Nam Việt Nam.

Một phụ tá của Minh là luật sư Trần Ngọc Liễng, vào tối Chủ Nhựt, ông ta có một nhiệm vụ khác, quan trọng hơn công việc đă “bật mí” cho báo giới Tây phương. Liễng vào phi trường Tân Sơn Nhứt, đưa ra một lá thư của Minh cho các toán binh sĩ canh gác. Rồi ông ta đi thẳng tới trại Davis, ở gần cuối căn cứ và không xa phi đạo lắm. Đường xe chạy qua một khu thể thao của Mỹ, gian hàng PX và câu lạc bộ sĩ quan, được phái bộ Kiểm Soát Quân Sự sử dụng từ hai năm qua. Do lệnh của Đại tá Vơ Đông Giang, đại biểu ở Trại Davis, lính gác Cộng Sản để cho Liễng vào cơ quan quân sự của Cộng Sản Bắc Việt và Việt Cộng ở Saigon.

Liễng giữ vai tṛ trung lập v́ ông ta một thời là luật sư bạn của Nguyễn Hữu Thọ, hiện là Chủ tịch Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam. Khi có phong trào chống chế độ Nam Việt Nam hồi cuối thập niên 1960, quan điểm chính trị của những người nầy không khác biệt nhau lắm. Tuy nhiên, Liễng chỉ muốn chống lại chính quyền thân Mỹ, c̣n Thọ th́ muốn đập phá hoàn toàn chế độ nầy.

Liễng là luật sư nổi tiếng ở Saigon, một người công khai ủng hộ cái gọi là thành phần thứ ba, từng bị tù v́ chính kiến của ông. Ông được nổi tiếng nhứt, được cả người Mỹ lẫn Việt Nam chú ư tới là hồi năm 1968, Liễng là luật sư bênh vực cho Luật sư Trương Đ́nh Du, người ra ứng cử tổng thống và về nh́ hồi năm 1967, bị Tổng thống Thiệu truy tố và bỏ tù.

Ông ta gặp Giang, một Ủy viên Trung Ương Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam và các đảng viên Cộng Sản cao cấp khác vào tối Chủ Nhựt và thứ Hai, để nói chuyện với Minh qua điện thoại. Tới chiều thứ Hai, ông ta báo cáo coi như thất bại. Cộng Sản đưa thêm điều kiện phải giải giới lực lượng quân sự ở Saigon. Việc chỉ định Minh làm tổng thống một chính quyền trung lập thật sự và việc người Mỹ ra đi là những yêu cầu ăn khớp nhau. Bây giờ thêm một điều kiện nữa, dĩ nhiên đó là việc đầu hàng vô điều kiện.

Suốt cả ngày thứ Hai, Liễng ở trong trại Davis. Ông ta hiểu rằng chẳng có tin tức ǵ thuận lợi hơn nữa khi cuộc oanh kích xảy ra. Nhưng khi các sĩ quan Cộng sản Bắc Việt và Việt Cộng t́m chỗ ẩn núp th́ chúng mang Liễng chạy theo. Ông ta ở lại đây cho đến khi chiến cuộc chấm dứt, sau khi nghe tin Minh đầu hàng quân Cộng Sản.

Tối thứ Hai, sau cuộc đánh bom, những phát ngôn nhơn của Việt Cộng điện thoại cho các cơ quan thông tấn cỡ lớn ở Saigon. Họ thông báo thêm một điều kiện mới để tiến tới ḥa b́nh: “Giải tán hoàn toàn guồng máy chiến tranh của Saigon.” Nói cách khác, quyết định đă được đưa ra. Saigon phải đầu hàng hoặc quân Cộng Sản Bắc Việt tấn công chiếm Saigon. Họ nắm chắc phần thắng trong tay./

Worcester, Mass, Tháng 2/2003

hoanglonghai/tuechuong (1) Ghi chú của người dịch.

Ngay sau khi chiếm Saigon, trong tháng 5/1975, ở Saigon có dư luận bắt nguồn từ phía Cộng Sản là ông Nguyễn Văn Thiệu đă cho chở đi 16 tấn vàng ở Ngân Hàng Quốc Gia. Đó là tài sản Quốc gia, ông Thiệu không có quyền mang đi; làm vậy là một trọng tội. Thời gian tôi ở trại cảo tạo Trảng Lớn (tháng 7/1975), trong trại có ông Lê Quang Uyển là Thống Đốc Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam. Nhiều anh em hỏi ông Uyển về việc 16 tấn vàng, được ông cho biết: Trước khi ông Thiệu từ chức, t́nh h́nh chiến sự rất căng, dầu sôi lửa bỏng, súng đạn thiếu thốn mà Quốc Hội Mỹ th́ cù cưa. Số tiền viện trợ cho miền Nam, dự trù là 1 tỷ 100 triệu, đă bớt xuống c̣n 700 triệu mà Quốc Hội Mỹ vẫn chưa chịu, đ̣i bớt xuống c̣n 300 triệu, vậy mà c̣n chưa biểu quyết, dùng dằng cho đến ngày 30 tháng Tư th́ xù luôn. Ông Thiệu lúc đó có bàn tới việc lấy 16 tấn vàng đem đổi vũ khí để đánh nhau với Cộng Sản; cũng chỉ mới ư kiến, chưa tiến hành ǵ th́ ông Trần Văn Hương lên thay, như trong bài dịch trên, ông Hương chủ trương kêu gọi thương thuyết nên 16 tấn vàng vẫn c̣n y trong kho. Bên cạnh đó, theo ông Uyển giải thích, việc lấy vàng trong kho không đơn giản, mà phải có một Hội đồng. Sau khi các thành viên thỏa thuận và kư biên bản rồi mới được mở kho; kho có nhiều khóa, mỗi thành viên Hội đồng giữ mỗi khóa, mỗi ch́a riêng, phải có đông đủ thành viên Hội Đồng, có đủ ch́a khóa mới mở kho được.

Theo ông Bùi Tín, sau khi chiếm miền Nam, 16 tấn vàng ấy vẫn c̣n, được Phó Thủ tướng Việt Nam Cọng Ḥa Nguyễn Văn Hảo trao lại cho chính quyền Hà Nội. Họ chở vàng nầy ra Bắc, nói là dùng vàng nầy để mua bán một số vật liệu cần thiết cho kinh tế và quân sự lúc bấy giờ. Hiện trong kho Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam cũ ở Saigon không c̣n ǵ! Vậy mà Cộng Sản đổ thừa cho ông Thiệu. “Gắp lửa bỏ tay người”, xưa nay vẫn là ngón nghề của Cọng Sản.

(2) Ghi chú của tác giả:

Theo một phụ tá cũ tại Dinh Độc lập, người bị Thiệu bỏ lại Saigon th́ con số nầy được căn cứ trên tiền quỹ. Theo Nguyễn Cao Kỳ trong cuốn sách của ông sau khi chiến tranh chấm dứt, th́ số tiền mặt được đựng trong bốn vali.

Nhận xét của người dịch về đoạn văn trên của Alan Dawson:

Tác giả có định kiến với các lănh đạo miền Nam. Nhiều người bị tác giả vạch ra những lỗi lầm và cố nói lên bộ mặt thực tham lam ích kỷ của họ. Ngay cả với cụ Trần Văn Hương, một nhà chính trị nổi tiếng liêm khiết cũng không được tác giả mô tả lại với giọng văn vô tư trung thực. Tuy nhiên, đối với quân đội Việt Nam Cộng Ḥa, ông ta vẫn thán phục họ là những người chịu nhiều gian khổ nhứt và ca ngợi họ là những anh hùng.

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), May 30, 2004.


Response to Lịch sử khĂ´ng bao giờ cũ

TOI AC CONG SAN...!

DAI TA HO NGOC CAN DA ANH DUNG CHIEN DAU TOI CUNG..DAI TA CAN DA BI CONG SAN SU BAN TRUOC CONG CHUNG 1975...BANG CHUNG THAY RO DA MAN CUA CONG SAN TAN AC CHO MA DAY CHUNG MINH LICH SU

XAT CONG.XAT CONG XAT CONG ..!



-- lu cho' thui hanoi (vietnamcongsan@yahoo.com), June 01, 2004.

Moderation questions? read the FAQ