HỒI TƯỞNG BIẾN CỐ THIÊN-AN-MÔNgreenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread |
Tại sao không thể quên biến cố THIÊN AN MÔN ? [Xin nhấn vào đây để nghe Hồi tưởng biến cố Thiên-An-Môn]
-- (tosu_cs@yahoo.com), June 03, 2004
Bien co Thien An mon la bieu tuong cho the luc tan bao cua dang cong san dan ap tieng noi dan chu cua nhan dan.Cong san VN san sang noi guong cong san dan anh trung cong trong bat ky lanh vuc nao.
-- Nhan Dan Tu Ve VNCH. (nhandantuve@VNCH.com), June 03, 2004.
Kính chào anh NDTV trở lại tham gia forum này, và cùng góp một bàn tay với anh em trong forum chuyển tin tức (lửa) đấu tranh cho VN tự do dân chủ về trong nước. Hy vọng một ngày nào đó chúng ta sẻ gặp lại trên quê hương yêu dấu của ta không còn bóng cộng sản VN. TBT
-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), June 03, 2004.
[Xin nhấn vào đây để nghe Nhà văn Hoàng Tiến nói về tình trạng dân chủ tại Việt Nam ]
-- (tosu_cs@yahoo.com), June 03, 2004.
Xin nhờ Chú Bác / anh em vào thử nghe mấy cái links "Audio" Tscs post, nghe có rõ không. xin cho TổSư_cs biết nhé.. TổSư_cs Thành thật cảm ơn.
-- (tosu_cs@yahoo.com), June 03, 2004.
nghe ro~ ...merci
-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), June 03, 2004.
Lien tiep trong may tuan le qua,them nhieu thanh pho o My thong qua cho phep Cong dong nguoi Viet Nam duoc phep treo co vang ba soc do.
la bieu tuong cua Cong dong nguoi Viet...su viec nay da lam cho chinh quyen Cong san dien tiet,va cho hai phai doan den My de keu cuu dep bo la co vang ba soc...truoc khi the dau tranh kien tri cua cong dong chinh quyen so tai da dong y,mac dau co su phan ung gay gat cua chinh quyen Cong San...
Chinh quyen cong san rat quy quyet gai nhieu Can bo Gian diep bon Van no xam nhap vao Cong dong gay roi,chia re cong dong,tuyen truyen duong loi congsan,chong pha cac to chuc Cong dong ra mat,cong khai..tren dien dan dan chu,thanh phan can bo tuyen van rat dong,chung con hoang tuong den cai chu thuyet Khi,vuon bien hoa lam nguoi..chung ca tung Ho chi Minh.chung lua dao,my dan voi cac khau hieu o Viet Nam co Dan chu cao gap van lan dan chu cua tu ban..gioi lanh dao cua Viet Nam bay gio la thanh phan dinh cao tri tue..
Nguoi Viet nam la thuoc dong giong Loai nguoi tien bo,con lai cac nuoc khac la lac hau...mot mat chung chuoi rua cac nuoc tu ban,mot mat chung deu gia quy luy keu moi,cac nuoc vien tro van xin,tap doan nay chung cung mang dong mau deu gia nhu nhu con chau kim Nhat Thanh o Bac Han.that la mat day chang biet xau ho la gi....
Qua nhung vu xu cac nha dau tranh cho dan chu trong nuoc,la dau hieu hoang so,lung tung truoc cac cao trao cua Nhan Dan..chung ta tin tuong Chinh Ngia se thang Gian ta...
-- Lu cho' ghe thui (vietnamcongsan@yahoo.com), June 03, 2004.
Trung Quốc - 15 Năm sau Biến Cố Thiên An Môn.
Trich tu www.ykien.net
Các tổ chức nhân quyền kêu gọi mở cuộc điều tra độc lập về vụ thảm sát Quảng Trường Thiên An Môn.
VOA - 03 Jun 2004, 16:25 UTC
Các tổ chức nhân quyền kêu gọi mở cuộc điều tra độc lập về vụ thảm sát tại Quảng Trường Thiên An Môn ngày 4 tháng 6 năm 1989, một ngày sau khi các binh sĩ Trung Quốc sát hại hằng trăm người biểu tình trong tay không có một tấc sắt nào chung quanh thủ đô Bắc Kinh.
Vào ngày trước dịp kỷ niệm 15 năm vụ thảm sát tại Quảng Trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, Hội ân Xá Quốc Tế đưa ra một tuyên bố đòi hỏi chính phủ Trung Quốc đem những người có trách nhiệm về cái chết của những người biểu tình đòi dân chủ ra trước ánh sáng công lý.
Chiến dịch Quốc tế vì Tây Tạng cũng tố cáo các nhà lãnh đạo Trung Quốc là đã quy lỗi không đúng sự thật về những gì đã xảy ra tại Quảng Trường Thiên An Môn.
Tại Washington Quốc hội Hoa Kỳ cũng chuẩn bị thảo luận về một nghị quyết kêu gọi Trung Quốc mở cuộc điều tra vô tư về biến cố ngày mùng 4 tháng 6 năm 1989. Phía Trung Quốc thì vẫn bênh vực cho hành động của họ.
-------------------------------------
Trung Quốc - 15 Năm sau Biến Cố Thiên An Môn.
VOA - 03 Jun 2004, 03:12 UTC
Lời Dẫn: Thưa quý thính giả, gần 15 năm đã trôi qua, kể từ khi thế giới chứng kiến những chiếc xe tăng của Quân Đội Nhân Dân Trung Quốc tiến vào quảng trường Thiên An Môn ở thủ đô Bắc Kinh, để đập tan các cuộc biểu tình đòi dân chủ của giới sinh viên Trung Quốc. Cảnh một thanh niên đơn độc, hiên ngang cản đường tiến của một chiếc xe tăng đang lăn bánh về phía anh, là một hình ảnh lịch sử khó quên về biến cố này. Trong tiết mục Nhìn Về Á Châu tuần này, mời quý thính giả nhìn lại biến cố Thiên An Môn, qua cái nhìn của giới truyền thông quốc tế.
Hàng năm, cứ vào đầu tháng Sáu là giới truyền thông quốc tế lại hướng nhìn về Trung Quốc để theo dõi những diễn biến tại nước này, xem Bắc Kinh đề ra những biện pháp nghiêm ngặt nào, để ngăn chận người dân tưởng niệm cuộc thảm sát đã diễn ra tại quảng trường Thiên An Môn cách đây 15 năm về trước, một biến cố đã góp một trang sử đẫm máu trong lịch sử cận đại Trung Quốc.
Năm nay, giới truyền thông đặc biệt chú ý đến lời kêu gọi của một bác sĩ đã từng chữa trị cho những người bị thương trong cuộc đàn áp đẫm máu ở Thiên An Môn, yêu cầu Đảng Cộng Sản Trung Quốc hãy thú nhận lỗi lầm trong đường lối giải quyết các cuộc biểu tình đòi dân chủ năm 1989.
Trong một bức thư ngỏ gửi đến Quốc Hội Trung Quốc, bác sĩ Jiang Yan- yong nói rằng lỗi lầm mà Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã phạm, phải do đảng tự giải quyết. Cách đây 15 năm, ông Jiang là một bác sĩ giải phẫu tại bệnh viện 301 ở Bắc Kinh. Trong bức thư, bác sĩ Jiang tả lại những cảnh tượng đầy thương tâm của các bệnh nhân, người đầy những vết đạn, được đưa đến bệnh viện trong tình trạng cực kỳ nguy kịch, và ông cùng các đồng nghiệp đã chạy đua với thời gian như thế nào để cố cứu sống được ngươì nào, hay người ấy.
Hành động của Bác sĩ Jiang được coi là can đảm, bởi vì biến cố Thiên An Môn vẫn còn là một đề tài hết sức tế nhị và nguy hiểm tại Trung Quốc. Người ta tin rằng sự kiện lịch sử này cũng là nguyên nhân đưa đến những bất đồng nghiêm trọng trong nội bộ Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Nhưng giới phân tích tin rằng, Bắc Kinh sẽ lại làm ngơ trước lời kêu gọi của bác sĩ Jiang.
Nhưng dù vậy, bức thư, được phổ biến trên nhiều cơ quan truyền thông, cũng khiến Đảng Cộng Sản Trung Quốc phải bối rối, đặc biệt vào lúc này, khi Quốc Hội Trung Quốc đang triệu tập tại Bắc Kinh để tham dự đại hội thường niên.
Trong bức thư của bác sĩ Jiang có đoạn viết:
“Giới lãnh đạo mới của Đảng và nhà nước nên xét lại biến cố ngày 4 tháng Sáu. Đảng Cộng Sản phải tự mình giải quyết lấy những lỗi lầm mà đảng đã phạm. Và nên làm càng sớm và càng triệt để chừng nào, tốt chừng ấy.”
Bác sĩ Jiang cũng trích lời của cựu Chủ Tịch Yang Shangkun với ông, nói rằng “ biến cố ngày 4 tháng Sáu là lỗi lầm nghiêm trọng nhất mà Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã phạm phải trong lịch sử đất nước.”
Hồi năm ngoái, tên tuổi của Bác sĩ Jiang đã được cả nước biết đến, sau khi ông lên tiếng phản bác những số liệu do chính phủ Trung Quốc đưa ra về tình trạng lây lan bệnh Sars trong nước, và cáo buộc nhà nước đã cố tình che giấu mức độ nghiêm trọng của cơn bộc phát bệnh Sars.
Một nhân vật khác mà tên tuổi và số phận gắn liền với biến cố Thiên An Môn là ông Triệu Tử Dương, từng nắm chức Thủ Tướng và Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Ông Triệu Tử Dương được xem là một nhà lãnh đạo ủng hộ cải cách đã từng thực hiện một số thí nghiệm dân chủ và cởi trói kinh tế, đồng thời cổ vũ cho một đường lối chủ nghĩa xã hội ít giáo điều hơn. Trong những giờ phút gây cấn nhất dẫn đến biến cố Thiên An Môn, ông Triệu Tử Dương đã đích thân kêu gọi giới sinh viên tham gia biểu tình hãy giải tán, trước khi mọi sự trở nên quá muộn màng. Hình ảnh ông Triệu Tử Dương ứa nước mắt khi đưa ra lời kêu gọi đó vào ngày 19 tháng 5 năm 1989, lần cuối cùng ông xuất hiện trước công chúng, đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp về ông. Sự kiện ông Triệu Tử Dương bị tước hết mọi chức vụ trong Đảng Cộng Sản và chính phủ Trung Quốc, và bị quản thúc tại gia từ sau biến cố Thiên An Môn, lại càng củng cố chỗ đứng hết sức đặc biệt của ông trong lòng người dân, như một biểu tượng của nguyên tắc dân chủ và pháp trị ở Trung Quốc, một điều khiến cho giới lãnh đạo ở Bắc Kinh lo lắng.
Năm nay 84 tuổi, ông Triệu Tử Dương vẫn bị giam, tình trạng sức khỏe ngày càng suy yếu, nhà nước Trung Quốc e ngại rằng cái chết của ông có thể khơi dậy những cuộc biểu tình của những thành phần không hài lòng với về cái hố cách biệt giàu nghèo ngày càng sâu rộng hơn trong xã hội Trung Quốc ngày nay.
Hãng thông tấn Reuters nói rằng mãi tới hồi gần đây, những chi tiết quanh vụ ông Triệu Tử Dương bị thanh trừng mới được tiết lộ. Tin nói rằng sau khi bị lật đổ, ông Triệu Tử Dương bị cáo buộc đã nhận tiền của CIA, qua trung gian nhà tài phiệt Mỹ gốc Hungary, George Soros. Các nhân viên điều tra không phát hiện được bất cứ bằng cớ nào và vì vậy nhiều người cho rằng cáo buộc này chỉ nhằm mục đích vu khống ông Triệu mà thôi. Mặc dù vậy, ông Triệu Tử Dương vẫn bị cáo buộc đã hậu thuẫn tình trạng hỗn loạn, và gây chia rẽ trong Đảng. Chức Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc sau đó lọt vào tay ông Giang Trạch Dân, mãi đến khi ông từ chức vào năm 1997, để nhường chỗ cho ông Hồ Cẩm Đào, đương kim Tổng Bí Thư và Chủ Tịch Nước.
Mặc dù ông Triệu Tử Dương đã nhiều lần viết thư phản đối chuyện ông bị quản thúc tại gia, và kêu gọi giới lãnh đạo không nên xem ông là một yếu tố gây bất ổn, nhưng giới lãnh đạo ở Bắc Kinh vẫn tuyệt đối giữ im lặng, như thể ông không hề hiện hữu. Bắc Kinh còn tìm cách xóa sạch những thành tích đáng nể mà ông đã đạt được trong sự nghiệp phục vụ Đảng và nhà nước, những mong hình ảnh của ông trong tâm tưởng những người vẫn còn nhớ tới ông sẽ mờ nhạt với thời gian.
Sự nghiệp chính trị của ông đã kết thúc với biến cố Thiên An Môn. Và không biết đến bao giờ, sự kiện lịch sử này mới được tái xét để danh dự của ông Triệu Tử Dương được phục hồi.
Trong khi chờ đợi, công an Trung Quốc đã đặt nhiều nhân vật bất đồng chính kiến trong tình trạng bị quản thúc tại gia, để ngăn chận họ không được công khai làm lễ kỷ niệm 15 năm biến cố Thiên An Môn. Trong tuần qua, nhà cửa của những nhân vật này đã bị phong tỏa, họ bị cấm liên lạc với các ký giả. Anh Hu Jia, một người hoạt động tích cực tranh đấu bảo vệ môi sinh và những người mắc bệnh Aids, đã bị quản chế tại gia sau khi tìm cách đặt vòng hoa tại quảng trường Thiên An Môn để tưởng niệm hàng trăm người bị thảm sát nơi đây.
------------- -------------------
Gia đình nạn nhân vụ Thiên An Môn hoan nghênh nghị quyết của các dân biểu Mỹ
RFA - 2004-06-03 - Ðỗ Hiếu
Các gia đình bên Hoa Lục có con em ngã gục trước họng súng của bạo lực tại quảng trường Thiên An Môn, vào hôm mồng 4 tháng 6 năm 1989, nhiệt liệt hoan nghênh nghị quyết do một số dân cử Mỹ đệ nạp nhằm lên án hành động sát hại và quyết dập tắc phong trào dân chủ dù có phải dùng tới xe tăng và súng đạn.
Nghị quyết nhằm lên án việc Bắc Kinh cho huy động quân đội sử dụng xe tăng và súng máy, đã được một số nhà lập pháp Hoa Kỳ đệ nạp quốc hội tại Washington hôm qua.
Nội dung văn bản này nhằm yêu cầu nhà nước Trung Quốc sớm thành lập một cuộc điều tra đặc biệt liên quan đến vụ đàn áp, bắn giết, bắt bớ, tra tấn, giam cầm những nhân vật đấu tranh từng tham gia vào phong trào đấu tranh cho dân chủ tại Thiên An Môn cách đây 15 năm.
Dự thảo nghị quyết khuyến cáo chánh phủ Trung Quốc trả tự do tức khắc cho những ai tham gia vào cuộc biểu tình quy mô tại Thiên An Môn và hiện còn bị cầm tù, đồng thời phải đền bù xứng đáng cho gia đình những nạn nhân bị giết hại bởi các binh lính tinh nhuệ của quân đội Bắc Kinh.
Mặt khác, nghị quyết cũng đề cập tới những công dân Trung Quốc vì sợ bị bắt bớ, trả thù sau biến cố Thiên An Môn nên đã bỏ trốn ra hải ngoại, đồng thời yêu cầu nhà nước Hoa Lục cho phép những người thuộc diện này được quay về sinh sống tự do nơi quê hương của họ.
Bà Đinh Chí Linh cư trú ở Bắc Kinh, giáo sư đại học hồi hưu, là người có một đứa con trai tuổi chưa tới đôi mươi bị bắn chết tại Thiên An Môn vào năm 1989 đã nói với các nhà báo Tây Phương rằng bà bày tỏ nổi xúc động sâu xa khi hay tin các vị dân cử Mỹ đã đệ nạp một nghị quyết nhằm làm sáng tỏ những oan ức và cáo buộc hành động đàn áp thường dân vô tội do quân đội Trung Quốc thi hành theo chỉ thị của lãnh đạo Bắc Kinh. (audio clip)
Bà nói nhà nước Trung Quốc thường đỗ lổi cho các thế lực bên ngoài can thiệp và xen lấn vào chuyện nội bộ của Hoa Lục, nhưng sự thật thì công luận quốc tế chỉ lên tiếng bênh vực cho quyền làm người và yêu cầu công lý xét xữ những người có trách nhiệm trong vụ tàn sát đó.
Theo bà thì các đại biểu quốc hội Hoa Kỳ đã gởi một thông điệp rõ ràng đến cấp lãnh đạo Bắc Kinh. Bà hy vọng rằng dưới sự lãnh đạo của thế hệ trẻ hiện giờ, những hành động tàn bạo tương tự sẽ không bao giờ tái diễn trong lịch sử của Hoa Lục nửa.
Nhiều gia đình có con em bị giết hại tại Thiên An Môn cũng hoang nghênh nghị quyết do các dân biểu Hoa Kỳ đệ nạp và phấn khởi khi thấy có những người nước ngoài ủng hộ nguyện vọng chính đáng của họ, đòi đưa những người có nhúng tay vào máu trong biến cố Thiên An Môn ra tòa án xét xử công khai.
Bộ ngoại giao Bắc Kinh chưa lên tiếng nói gì về bản nghị quyết vừa nói, trong khi đó tại Hồng Kông các nhân vật đấu tranh cho dân chủ đều hoan nghênh nghị quyết do các dân cử Mỹ đệ nạp. Ông Lee Cheuk Yan, một người trong ban tổ chức đêm thấp nến tưởng niệm nạn nhân Thiên An Môn nhấn mạnh rằng, Hoa Lục cần phải theo kịp trào lưu thế giới trong thiên niên kỷ thứ ba này, tức là bảo đảm những quyền căn bản của người dân, trong đó có nhân quyền và quyền tự do ngôn luận.
Ông Szeto Wah, một nhà hoạt động khác yêu cầu lãnh đạo Hoa Lục phải lên tiếng xin lỗi gia đình có thân nhân bị giết hại, tù đày vì đã tham gia phong trào Thiên An Môn, vì đó chính là một cử chỉ cho thấy thiện chí xây dựng dân chủ từ chánh quyền Bắc Kinh. Ông cũng mong mõi nhiều quốc gia khác cùng lên tiếng tương tự như Hoa Kỳ để đánh động dư luận thế giới về hành động tàn bạo của Bắc Kinh khi dẹp tan cuộc tập họp quy mô tại Thiên An Môn.
Ông Lưu Kiến Siêu người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc hôm thứ ba tuyên bố tại Bắc Kinh rằng, biến cố Thiên An Môn là một cuộc xáo trộn chính trị, mà nhà nước cần phải giải quyết ngay, nhằm mang lại sự ổn định và phồn thịnh cho Hoa Lục, đồng thời góp phần vào việc duy trì nền hòa bình và thế phát triển của thế giới.
Giới truyền thông Tây Phương thì cho hay gần đến ngày kỷ niệm 15 năm biến cố Thiên An Môn, nhà nước Hoa Lục đã ra lệnh bắt giam một số nhân vật đấu tranh vì dân chủ và thân nhân những người chết trong đợt đàn áp đó, nhằm ngăn cản những cuộc tập họp tưởng niệm người quá cố có thể diễn ra khắp nơi.
Ngày mồng 4 tháng sáu năm 1989, Trung Quốc cho huy động nhiều sư đoàn bộ đội võ tranh hùng hậu, có xe tăng yểm trợ hướng về quảng trường Thiên An Môn trong trung tâm thủ đô Bắc Kinh để trấn áp và giải tán đợt biểu tình chưa từng thấy, kéo dài suốt sáu tuần lễ và đã có trên một triệu người tham gia.
Cuộc đàn áp đẫm máu đó đã làm thiệt mạng hàng trăm và cũng có thể là hàng ngàn người mà đa số là giới thanh niên, sinh viên.
------------ ----------------------------
Ngăn chặn trước ngày lễ Thiên An Môn
BBC 03 Tháng 6 2004 - Cập nhật 11h06 GMT - Louisa Lim - Phóng viên BBC thường trú tại Bắc Kinh
Nhiều nhà hoạt động xã hội tại Trung Quốc bị chính quyền ép rời nhà trước kỳ lễ tưởng niệm vụ giết người ở quảng trường Thiên An Môn của Bắc Kinh.
Người ta thêm lo ngại trước vụ mất tích của một bác sĩ nổi tiếng vì lột trần sự thật vụ Trung Quốc che dấu dịch bệnh SARS.
Trong vụ quân đội Trung Quốc nổ súng vào đoàn biểu tình ở Bắc Kinh hồi 4 tháng Sáu năm 1989, người ta ước đoán là hàng trăm người đã bị thiệt mạng.
Càng gần đến ngày tưởng niệm 15 năm xảy ra vụ đàn áp nặng tay đoàn biểu tình, chính quyền ở Bắc Kinh càng thêm mất bình tĩnh thấy rõ.
Những nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng bị giam lỏng tại nhà, và bây giờ thì một vài nhà hoạt động xã hội bị đưa đi nơi khác.
Trong danh sách những người phải rời nhà có tên một vị bác sĩ từng trở thành anh hùng dân tộc sau khi lột bỏ bức màn che giấu dịch bệnh SARS.
Hồi tháng Hai, bác sĩ Tưởng Ngạn Vĩnh lại đi thêm một bước nữa, kêu gọi chính quyền xét lại vụ biểu tình năm 1989.
Bây giờ thì con gái của ông nói bố mẹ bị mất tích từ ngày 1 tháng Sáu.
Cô kêu gọi chính quyền điều tra vụ ông bác sĩ mất tích.
Các hành động này cho thấy chính phủ đang lo lắng đến mức nào trong chuyện muốn ngăn chặn dư luận tưởng nhớ vụ giết người hồi 15 năm trước.
Bắc Kinh cũng phản ứng giận dữ trước kế hoạch của Quốc Hội Hoa Kỳ muốn lên án chuyện đàn áp biểu tình.
Phát ngôn nhân bộ ngoại giao Lưu Kiến Siêu lên án một nhóm người trong Quốc Hội Hoa Kỳ dùng mọi phương tiện để nói xấu Trung Quốc.
Thể theo nội dung này và quan sát thấy các bước bịt miệng giới đối lập thì có thể suy ra là Trung Quốc sẽ không có dấu hiệu nào muốn thay đổi quan điểm chính thức trong ngày 4 tháng Sáu.
-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), June 03, 2004.
Map of Beijing with marks to indicate where protestors died.
"A new China, democratic, free, civilized, strong, wealthy,
unified, and peaceloving, shall stand tall in the Orient."--The Writing On The Wall at Tiananmen Square
source from http://www.chinasupport.net/
In the spring of 1989, college students in China led a pro-democracy movement, calling for freedom, democracy, less corruption, and more transparency from China's Communist leaders. Their protest was peaceful, non-violent, and the protesters were unarmed.
Their protest also caught on widely, drawing in intellectuals, journalists, and labor leaders. Millions of people joined them on the streets of Beijing, and the students were able to take over Tiananmen Square, at the heart of China's capital, for six weeks. There, they erected a statue that resembled the Statue of Liberty. Their version was dubbed the Goddess of Democracy.
During this time, the leadership of China was caught in a power struggle, where some Communist leaders were indeed sympathetic to the students' demands. In that internal power struggle, the hardliners won out, and the reform minded leaders were put away. Deng Xiaoping approved a plan to declare martial law and to call in the army.
The results of that decision came on the night of June 3 - 4, 1989. Chinese tanks and troops opened fire with live ammunition as they swept into Tiananmen Square, indiscriminately shooting unarmed protesters. The massacre was televised live to the rest of the world. Protesters, and the Goddess of Democracy, were crushed. One hardy protester stared down a line of tanks. [See picture at top.]
All efforts were to no avail. When it was over, about 3,000 people were killed, and about 10,000 wounded. Also, the Chinese authorities put out a dragnet, and began arresting people in numbers between 30,000 and 50,000. The scale of the injustice and the atrocity, here on the part of Chinese Communists, cannot be overstated. Among miscarriages of government and authority, this was huge, epic, monumental, egregious, and not to be forgotten by history.
Can you imagine if civilians experienced a September 11 attack -- but, from their own government? That is what the Tiananmen Square massacre was in China. Perhaps notably, the casualties and the students in Tiananmen Square were mainly in the Generation X age range. In China, this age bracket became known as the "Tiananmen Generation."
In Beijing after the massacre, an unknown writer placed a poster on a wall. His poster said this--
Among those who died, there were students and ordinary citizens, adults and children, pregnant women and loving couples, Chinese citizens and foreign friends. They were all peaceful, conscientious, and kind people. They never suspected that the reactionary troops and police would inflict upon them the catastrophe of death until the last moments of their lives. Their deaths are utterly unjustified. Come back to us, you the unyielding souls! Rise to further actions, we who are still alive....
The national movement that we are engaged in is a political struggle by which dictators will be overthrown, corruption will be uprooted, freedom for the people will be secured. It is a life and death fight of the populace against a handful of demogogues, traitors and tyrants. It is a war against darkness and for light. The dictators and tyrants have long sensed their final days. They are fighting like a cornered animal. For their last hope of life they even resorted to killing thousands of their own people....
A new China, democratic, free, civilized, strong, wealthy, unified, and peaceloving, shall stand tall in the Orient.
We firmly believe that there will be a day when we will be able to cheer and sing victory for those who died yesterday, for those who are dying today and will be dying tomorrow, and for those who are meeting today in this world and will meet in heaven tomorrow.
Come back you unyielding souls!
--It is a passionate political tract, written while blood was still fresh in the streets, while likely amped with adrenaline. Through the writer's intense anguish, somehow the third paragraph was written, and it serves to tell us that the whole movement has a constructive purpose.
In the United States, the China Support Network was founded by Americans who cared to help the cause. Among, frankly, many groups which flowered, the China Support Network was immediately nationwide, due to its use of the early internet and the Compuserve Information Service.
This organization was founded with its cardinal principle -- that China must have self determination. In later years, we have added a second "must:" China's future must include all of China's people. From that beginning, Americans joined the China Support Network (CSN), and when Chinese student leaders, who escaped China, arrived in the U.S., our organization worked directly with them and with their otherwise-Chinese handlers. The CSN continues to have a working relationship with leading Chinese dissidents that is ongoing.
-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), June 03, 2004.
Thiên An Môn, 15 năm sau Ðặng Tiểu Bình
Trich tu Bao Nguoi Viet On Line - NGÔ NHÂN DỤNG
Nếu ông Hồ Diệu Bang sống thêm năm, sáu tháng, lịch sử nước Trung Hoa có thể đã khác. Cuộc vận động dân chủ của sinh viên và công nhân ở Bắc Kinh bắt đầu nhân các cuộc lễ tưởng niệm khi ông Hồ qua đời, kéo dài được hơn một tháng thì bị đàn áp dã man. Nếu ông Hồ chết trễ hơn, cuộc vận động dân chủ của dân Bắc Kinh có thể diễn ra trong lúc bức tường Berlin sụp đổ và dân chúng Ðông Âu được giải thoát khỏi chế độ cộng sản, thì chắc nhân dân Trung Hoa đã thêm sức mạnh và Ðặng Tiểu Bình, Dương Thượng Côn và Lý Bằng cũng không dám ra tay tàn sát hàng ngàn thanh niên đấu tranh đòi dân chủ, để lại một vết nhơ cho cuộc đời của chính họ.
Ngày hôm nay 15 năm trước, các lãnh tụ bảo thủ của đảng Cộng Sản Trung Quốc đã ra lệnh những người lính nông dân bắn vào các sinh viên biểu tình, tuyệt thực ở Thiên An Môn. Phong trào đòi dân chủ ở Trung Hoa đã được khơi dậy sau khi chế độ cộng sản bắt đầu có những cải cách chính trị, họ cho phép các giáo sư và sinh viên được hưởng thêm một số quyền tự do trong tư tưởng, cho phép một số tờ báo nghiên cứu, chuyên môn được thảo luận một số vấn đề lý thuyết. Có những nhà nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề thiết lập một xã hội công dân, dù vẫn phải dùng những ý kiến của Karl Marx làm hậu thuẫn biện minh cho lập trường của họ, cho “phải đạo.” Trong thời gian đó, các lãnh tụ Cộng Sản Trung Quốc nghĩ rằng các cải cách kinh tế đủ biện minh cho họ tiếp tục sự thống trị của đảng. Những cải cách này đi ngược lại với chủ nghĩa cộng sản và tư tưởng Mao Trạch Ðông nhưng mang lại đời sống sung túc hơn cho một số người dân Trung Hoa ở thành phố, cho họ hy vọng các cải cách chính trị sẽ đến dần dần, nếu người dân chịu đấu tranh trong giới hạn của hệ thống chính trị mà đảng cộng sản đang duy trì. Hiện tượng đó cũng đang diễn ra ở Việt Nam trong năm 2004 này, khi chế độ Hà Nội cho phép một số nhà văn bắt đầu phê bình lãnh đạo văn nghệ, nhân dịp này cũng nhắc đến nhu cầu có một xã hội công dân, với các hiệp hội chuyên môn, nghề nghiệp độc lập đối với đảng và nhà nước.
Nhưng giới trí thức ở Bắc Kinh đã thất vọng khi đụng phải giới hạn trong hệ thống chính trị độc tài. Cuộc vận động ở Thiên An Môn không hoàn toàn do các sinh viên tự phát hành động mà đằng sau lưng họ còn có các giáo sư, các nhà văn, nhà báo tự động biến thành một bộ tham mưu, ít nhất về phương diện tư tưởng. Các nhà trí thức đã nhìn thấy các cải cách kinh tế đang lâm vào bế tắc vì hệ thống chính trị độc quyền đã nhân quá trình tư bản hóa mà trục lợi bằng mạng lưới “bán sỉ và bán lẻ độc quyền,” như Lại Nguyên Ân mới phát biểu ở Hà Nội. Hệ thống chính trị độc quyền đó gây ra hố ngăn cách về lợi tức ngày càng rộng lớn hơn, bọn tham nhũng độc quyền giàu có hơn trong khi người dân lao động vẫn không có quyền lực nào để đòi cải thiện đời sống của họ. Tình trạng bế tắc nảy sinh ra cảnh bất công trắng trợn đã làm người trí thức xúc động cho nên họ tìm cơ hội để đấu tranh đòi cải tổ chính trị. Cái chết của ông Hồ Diệu Bang là cơ hội cho lực lượng dân chủ ở Bắc Kinh tụ họp lại.
Ông Hồ được tiếng là một Tổng Bí thư có đầu óc cải cách, ông đã bị bệnh phải rời bỏ chức vụ, thay thế bằng Triệu Tử Dương. Ngày 15 tháng Tư, các sinh viên nghe tin ông Hồ chết, đã quyết định tổ chức một lễ tưởng niệm ở Thiên An Môn, nhân dịp này ca tụng tinh thần cải cách của ông ta để thúc đẩy đảng Cộng Sản thay đổi chính trị. Ðòi hỏi đầu tiên của họ là chống tham nhũng, yêu cầu đảng Cộng Sản giảm bớt cảnh bất công xã hội; các sinh viên không hề đòi lật đổ chế độ hay thay thế các lãnh tụ. Cuộc tập họp của các sinh viên ngày càng đông đảo, đưa ra các đề nghị cụ thể hơn, nhưng các lãnh tụ cộng sản ở trong tình trạng bất động vì bất đồng ý kiến với nhau. Cuộc tranh chấp nội bộ đã diễn ra từ lâu, giữa phe cấp tiến của Triệu Tử Dương và phe thủ cựu với Lý Bằng đứng đầu. Triệu Tử Dương muốn nhân phong trào sinh viên giành lấy thắng lợi, đã công khai tuyên bố các đòi hỏi của sinh viên là hợp lý cần phải giải quyết. Nhưng trong lúc ông ta công du sang Bắc Hàn, từ ngày 23 tháng Tư thì Lý Bằng họp Bộ Chính trị, quyết định phải cứng rắn với các sinh viên biểu tình. Lý Bằng tới báo cáo ở nhà riêng của Ðặng Tiểu Bình, nhấn mạnh tới những khẩu hiệu của một số sinh viên đòi xóa bỏ vai trò “vua không ngai” của họ Ðặng, một người không có chức vụ chính thức nào trong guồng máy nhà nước nhưng nắm hết quyền quyết định. Ðặng Tiểu Bình đã ra lệnh phải mạnh tay. Hai ngày hôm sau, nhật báo Nhân Dân đăng một bài xã luận lên án biểu tình, những chữ “học trào” tức là phong trào sinh viên ngày hôm trước đã được chính tay Ðặng Tiểu Bình sửa là “động loạn,” từ ngữ đã được dùng để mô tả đám Hồng vệ binh thời cách mạng văn hóa.
Ngày 27 tháng Tư, các sinh viên Ðại học Bắc Kinh đã kéo nhau đi biểu tình đông hơn, sinh viên ban Pháp văn trương lên biểu ngữ “Vive la Liberté!” Ðoàn biểu tình bị hàng rào cảnh sát ngăn lại, nhưng các sinh viên cứ tiến tới, và cảnh sát đã lùi bước. Lúc đó Kiều Thạch chỉ huy các lực lượng công an cảnh sát không nhận được chỉ thị rõ rệt của Ðặng Tiểu Bình nên chỉ ra lệnh cảnh sát ngăn cản mà không ra lệnh đàn áp bằng vũ lực, và các cảnh sát viên có thể cũng có cảm tình với các đòi hỏi của sinh viên Bắc Ðại. Chiều hôm đó, một ký giả làm cho báo Nhân Dân không tham dự biểu tình đã nói với Nicholas Kristof, một nhà báo Mỹ, rằng, “Hôm nay là một ngày tuyệt diệu! Ðây là lần đầu tiên người dân Trung Hoa đã thắng lớn. Họ vẫn quen cúi đầu sợ hãi trước các vị hoàng đế; từ nay họ sẽ không sợ nữa! Ngày hôm nay lịch sử bắt đầu một trang mới.” Sự thắng lợi dễ dàng của các sinh viên Bắc Ðại đã phấn khích sinh viên các trường đại học khác, ở Bắc Kinh và khắp các tỉnh. Hàng triệu người dân Bắc Kinh đổ ra đường. Các bà nội trợ đem thực phẩm đến góp. Các công nhân bỏ xưởng tới giúp vận chuyển, tiếp liệu; các nhà báo vốn chỉ làm cái loa tuyên truyền cho chế độ nay cũng sử dụng ngòi bút tự do tường thuật hoạt động của sinh viên. Cả thành phố Bắc Kinh, cả nước Trung Hoa sống lại, như thể đang bắt đầu một cuộc cách mạng mới.
Niềm hy vọng đó quá lạc quan. Hoàng đế Ðặng Tiểu Bình đã được nghe các “nịnh thần sàm tấu,” báo cáo rằng sinh viên đang đòi lật đổ ông ta. Triệu Tử Dương thất thế trong Bộ Chính trị, nói với Tổng bí thư đảng Cộng Sản Nga Gorbachev rằng tất cả các quyết định quan trọng đều trong tay Ðặng Tiểu Bình, ông đã khích động các sinh viên đưa ra các đòi hỏi mới, đòi Ðặng Tiểu Bình phải rút lui khỏi chính trường. Sinh viên trương lên những bức hình Từ Hi Thái hậu đi biểu tình, để ví với Ðặng Tiểu Bình. Ngoài chức vụ chủ tịch Quân ủy trong guồng máy đảng, Ðặng Tiểu Bình không có chức vụ nào trong chính phủ. Nay các sinh viên muốn tước bỏ địa vị then chốt đó của ông ta, một địa vị quyền uy tuyệt đối mà không chịu trách nhiệm nào với ai cả.
Cuộc tranh đấu trở nên khốc liệt hơn, không còn thỏa hiệp được nữa. Và vị hoàng đế không ngai đã ra lệnh tiêu diệt cuộc vận động dân chủ. Hơn 200 ngàn quân lính, gốc là những nông dân ít học từ các vùng xa chuyển về, đã được huy động túc trực bên ngoài thành phố Bắc Kinh, chờ lệnh bắn. Triệu Tử Dương cô độc trong đám lãnh đạo, đã cáo bệnh nghỉ ở nhà. Thủ tướng Lý Bằng trực tiếp nhận lệnh từ hoàng đế và tám vị cố vấn già gọi là “Bát tiên.”
Ngày nay những người con của Ðặng Tiểu Bình vẫn phủ nhận, nói là họ Ðặng không phải là người ra lệnh binh sĩ tàn sát sinh viên. Trần Vân, một lãnh tụ già khác trong Bộ Chính trị cũng chối ông ta không ủng hộ lệnh bắn giết. Lý Bằng cũng chối không. Theo nhiều nhà phân tích thì người trực tiếp ra lệnh giết hàng ngàn thanh niên Bắc Kinh vào đêm ngày 3 rạng mùng 4 tháng Sáu năm 1989 là Dương Thượng Côn, Phó chủ tịch Quân Ủy Trung ương, chức vụ dưới Ðặng Tiểu Bình.
Cuộc vận động Thiên An Môn đánh dấu một cao trào đòi dân chủ ở Trung Quốc, vụ tàn sát 15 năm trước đây đã đè bẹp phong trào đó. Nhưng Thiên An Môn vẫn là tiêu biểu cho tinh thần bất khuất trước bạo lực, nuôi niềm hy vọng cho các thế hệ thanh niên Trung Hoa bây giờ. Liệu có thể xảy ra một vụ Thiên An Môn ở Việt Nam hay không? Chúng ta không có đủ tin tức để tiên đoán, nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy lòng người đang sôi sục giữa thành phố Hà Nội, khi các nhà văn, nhà báo cũng biểu lộ công khai nỗi phấn uất trước cảnh áp bức tự do tư tưởng và tự do ngôn luận. Guồng máy lãnh đạo của đảng Cộng Sản Việt Nam cũng đang bị chia rẽ vì tranh chấp quyền lực và lợi lộc. Và trong đảng Cộng Sản Việt Nam không có một Ðặng Tiểu Bình. Các phe nhóm lãnh tụ đã chọn một người yếu nhất trong bọn họ, cho Nông Ðức Mạnh làm tổng Bí thư để giữ thế quân bình không phe nào lấn được phe nào. Bức tường Berlin đã sụp đổ gần 15 năm qua, các chế độ cộng sản lâu đời đã cáo lui ở Âu châu, và các nước cựu cộng sản hiện đang thực hiện các tiến bộ về kinh tế, chính trị và xã hội không thể chối cãi được, nhờ cải tổ chính trị một cách triệt để. Nếu các sinh viên, trí thức và người lao động Việt Nam phát động những đòi hỏi tự do dân chủ trong lúc này thì họ có nhiều triển vọng thành công hơn nhân dân Bắc Kinh 15 năm trước.
-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), June 04, 2004.