Sự Thay Đổi Trong Chương Trình Viện Trợ Của Nhật Bản Đối Với Việt Namgreenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread |
Bắc Bộ Phủ toàn những tên Đầu Gấu, Sống vô tâm quanh bữa tiệc đầu lâu
Ta cúi đầu - Cộng cỡi cổ, Ta đứng dậy - Cộng sụp đỗ -------------------------------------------------------------------------------------------
Sự Thay Đổi Trong Chương Trình Viện Trợ Của Nhật Bản Đối Với Việt Nam
Trich tu www.ykien.net - RA - Thursday, 3 June 2004 - Producer: Ngọc Duy
Quỳnh Liên xin kính chào quý vị thính giả. Trong chương trình Thời Sự hôm nay, mời quý vị theo dõi bài tường trình của thông tấn xã Reuters về sự thay đổi trong chương trình viện trợ của Nhật Bản đối với Việt Nam.
Thưa quý vị,
Theo như sự tiết lộ của một số viên chức hôm thứ Tư, Nhật Bản sẽ dùng tiến trình cải thiện nhân quyền cũng như việc bảo vệ quyền lợi đầu tư nước ngoài về mặt pháp lý của Hà Nội như là những nhân tố quan trọng trong việc xem xét những khoản viện trợ trong tương lai cho Việt Nam.
Hồi năm ngoái, Nhật Bản đã cắt đứt những khoản viện trợ mới cho Miến Điện sau khi giới lãnh đạo quân phiệt giam giữ nhà lãnh đạo phong trào dân chủ là bà Aung San Suu Kyi. Năm nay, tuy các khoản viện trợ đã được tái lập nhưng chỉ trong khuôn khổ giới hạn và chính phủ Nhật Bản đã tuyên bố là họ sẽ tạm ngưng những khoản viện trợ lớn cho Miến Điện.
Trong một cuộc họp báo hôm thứ Tư, các viên chức Đại sứ quán Nhật Bản đã đưa ra chi tiết của chương trình viện trợ mới và nói rằng nhân khoản viện trợ dành cho Việt Nam sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố trong đó có việc cải thiện tình hình nhân quyền, dân chủ và nhu cầu của các nhóm dân tộc thiểu số.
Ngoài ra còn có một số yếu tố khác cũng sẽ được quan tâm. Đó là nhu cầu phát triển, chính sách, môi trường cứu tế và khả năng xử dụng ngân khoản viện trợ của Việt Nam.
Theo ông Mitsuru Kitano, một viên chức tại Đại sứ quán Nhật Bản thì những lãnh vực này hiện đang được đem ra thảo luận. Ông Kitano còn nói rằng đây là lần đầu tiên Nhật Bản chính thức liệt kê những vấn đề này một cách có hệ thống, bao gồm cả vấn đề nhân quyền vào trong chính sách viện trợ dành cho Việt Nam.
Xin được nói thêm Việt Nam thường bị lên án về việc vi phạm nhân quyền, bao gồm việc đàn áp các nhóm tôn giáo không được chính thức công nhận và các nhóm đối kháng chính trị. Tuy nhiên Việt Nam luôn luôn bác bỏ những lời cáo buộc này.
Mối quan hệ đầu tư giữa hai nước Nhật-Việt đã gặp phải trở ngại vào hồi năm ngoái khi Hà Nội bất thần đưa ra một số sắc thuế mới đánh vào các công ty sản xuất xe hơi nước ngoài, và giới hạn việc nhập cảng đồ phụ tùng xe gắn máy. Chính sách mới của Việt Nam đã gây ảnh hưởng đến việc buôn bán của các công ty liên doanh có Nhật Bản tham gia.
Trong năm 2003, Nhật Bản đã cam kết sẽ viện trợ cho Việt Nam $840 triệu đô la, chiếm 29,5% tổng số ngân khoản viện trợ của 40 nước trên thế giới dành cho Việt Nam.
Cuộc họp báo vừa nói có sự tham dự của các nước viện trợ cho Việt Nam, trong đó có Úc và Hoa Kỳ. Một đại diện của chính phủ Việt Nam đã gọi chương trình viện trợ mới này là một sự hợp tác toàn diện và đã bày tỏ sự ủng hộ của chính phủ đối với chương trình này.
Ông Dương Đức Ưng, một viên chức thuộc Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, trong lúc cho rằng Việt Nam vẫn còn là một quốc gia kém mở mang cần được giúp đỡ để phát triển, đã tỏ ra hơi nóng giận khi được hỏi về phản ứng của Việt Nam đối với điều kiện nhân quyền mà Nhật bản đưa ra.
Ông nói: “Ở Việt Nam, chúng tôi rất cởi mở trong việc thảo luận, đàm thoại với các đối tác. Tuy nhiên có một điều chúng tôi không thích. Đó là đừng lên mặt dạy dỗ chúng tôi về vấn đề dân chủ và nhân quyền!”.
-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), June 03, 2004