Để Có Một Mùa Xuân Dân Tộc

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Bắc Bộ Phủ toàn những tên Đầu Gấu, Sống vô tâm quanh bữa tiệc đầu lâu,

Ta cúi đầu - Cộng cỡi cổ, Ta đứng dậy - Cộng sụp đỗ

-------------------------------------------------------------------------------------------

Để Có Một Mùa Xuân Dân Tộc

Trich tu http://www.lmvntd.org/ - Nguyễn Cao Quyền

Gần đây một nhóm đấu tranh cho nhân quyền trong nước có tên là Nhóm Nối Kết Miền Tây đă chuyển ra nước ngoài 2 tài liệu mật của Hà Nội. Tài liệu thứ nhất mang số 633/HĐ.TTVH do Hà Ngọc Hợi, Phó Trưởng Ban Tư Tưởng Trung ương kư ngày 7 tháng 9 năm 1998. Tài liệu này xác nhận :"Trước những khó khăn của nền kinh tế và t́nh h́nh phức tạp ở một số vùng nông thôn, đă xuất hiện một số thư, kiến nghị, trả lời phỏng vấn..v..v của một số người trong đó có một số đảng viên, gửi đến các đồng chí lănh đạo Đảng, Nhà Nước, đồng thời được phân tán nhiều nơi dưới dạng gửi các bạn quan tâm. Nội dung các tài liệu này chủ yếu tập trung vào các vấn đề sau :

- Bác bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin là nền tảng tư tưởng của Đảng. Họ cho rằng giữ vai tṛ độc tôn của chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ đưa tới sự tŕ trệ về trí tuệ.

- Bác bỏ định hướng xă hội chủ nghĩa ở nước ta cho rằng định hướng XHCN là thất bại, là ngơ cụt.

- Bác bỏ sự lănh đạo toàn diện của Đảng, cho rằng sự lănh đạo của Đảng hiện nay là đảng trị. Đảng chỉ nên lănh đạo về chính trị, sự lănh đạo của Đảng là nguồn gốc của sự lạm quyền tham nhũng.

- Bác bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ trong đảng, cho rằng v́ thế mà nhiều lắm dân chủ chỉ trở thành đồ rởm chỉ có tác dụng trang trí cho sự tập trung quyền lực.

- Bác bỏ vai tṛ chủ đạo của kinh tế quốc doanh, cho rằng KTQD trở thành nguồn tham ô lăng phí ghê gớm; KTQD thành chủ đạo th́ chỉ có nghĩa là triệt tiêu hoặc làm suy yếu các thành phần kinh tế khác nhất là kinh tế tư nhân. Họ hô hào phát triển kinh tế tư nhân, cho đó là thành phần kinh tế chủ lực trong nền kinh tế thị trường.

- Hô hào dân chủ vô giới hạn, trong quan niệm về dân chủ không nên cứng nhắc chia ra dân chủ tư sản và dân chủ vô sản.

- Họ đề nghị cho tư nhân có quyền ra báo chí, lập nhà xuất bản mà không cần xin phép ai.

- Họ c̣n đề nghị cho tổ chức một Tiểu Diên Hồng-Bàn Tṛn, mở hội nghị chính trị như kiểu Tiểu Diên Hồng".

Tài liệu này cho rằng tất cả những quan điểm nêu trên hoàn toàn sai trái với Cương Lĩnh, Điều Lệ và Đường Lối của Đảng và tán thành Kết Luận số 01KL/TN ngày 10-8-1998 của Ban Chấp Hành Trung ương Đảng CSVN.

Tài liệu thứ hai mang số 01KL/TN do Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu kư ngày 10-8-1998. Mặc dầu ban hành trước một tháng nhưng tài liệu này vẫn được coi như văn thư căn bản để trả lời những quan điểm nói trên. Tuy nhiên, trong phần nội dung, tài liệu này không đưa ra được một lập luận nào khả dĩ phản bác những đ̣i hỏi của quần chúng mà chỉ nói rằng Hội Nghị Lần thứ 5 Ban Chấp Hành Trung ương Đảng Khoá 8 nghiêm khắc phê phán một số đảng viên gần đây đă vi phạm kỷ luật đảng, tự ư phân phát và truyền bá rộng răi các quan điểm trái với Cương Lĩnh, Điều Lệ và Đường Lối của Đảng. Về sáng kiến triệu tập một Tiểu Diên Hồng- Bàn Tṛn, bản kết luận nói rằng BCH/Tư không chấp nhận kiến nghị của một số người về h́nh thức một cuộc hội thảo chính trị lớn. Nh́n chung, BCH/Tư không đưa ra một sự giải thích nào nghe được để biện minh cho những quyết định độc đoán của ḿnh mà chỉ nói một cách rất tùy tiện là: bác bỏ khuynh hướng tự do dân chủ tư sản, bác bỏ việc tự do ra báo tư nhân, tự do bầu cử theo kiểu tư sản, cho rằng làm như vậy sẽ trái với hiến pháp và luật pháp hiện hành, làm tổn hại khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất ổn định chính trị và xă hội.

Qua hai tài liệu "mật" nói trên ta thấy rằng người dân Việt Nam giờ đây đă trưởng thành đúng mức về mặt nhận thức dân chủ. ư thức dân chủ của đồng bào ta hiện nay quả thật đă vượt xa ư thức của mấy người lănh đạo ngồi trong Bắc Bộ Phủ. Bọn người này sau khi để rơi cái mặt nạ xă hội chủ nghĩa xấu xa và bịp bợm đă hiện nguyên h́nh là một đám sâu dân mọt nước, cố đấm ăn xôi để vinh thân ph́ gia chứ không c̣n thiết tha ǵ đến quyền lợi của dân tộc và tiền đồ của tổ quốc. Sự cách biệt trong nhận thức nói trên là nguyên do của cuộc khủng hoảng triền miên không lối thoát mà đất nước từ nhiều năm nay đang gánh chịu. Cuộc khủng hoảng kéo dài này, nếu không sớm được giải quyết, sẽ đưa dân tộc đến chỗ rơi thêm một lần nữa vào một thứ trật tự khu vực mới đang thành h́nh, với thân phận một đoàn nô lệ của thời hiện đại. Mùa xuân dân tộc sẽ không bao giờ có cơ hội hé mở và đoàn người nô lệ mới này sẽ măi măi cúi đầu di chuyển theo con đường định mệnh đen tối do lỗi của một đám lănh đạo ngớ ngẩn chuộng hư danh để sau cùng chuốc lấy thực họa cho cả một giống ṇi.

Chỉ c̣n một năm nữa là nhân loại nô nức ăn mừng để bước vào thiên niên kỷ thứ ba. Mùa xuân dân tộc chỉ có cơ hội khai mở trong thời đại mới nếu những người đang trực tiếp có trách nhiệm với lịch sử dân tộc chịu dứt khoát chia tay với những tư tưởng hăo huyền, từ bỏ tham vọng cá nhân và phe nhóm để đặt quyền lợi của tổ quốc lên trên hết. Thật ra không có ǵ là khó, miễn sao họ chịu lắng nghe những nguyện vọng của dân như các vị quân vương anh minh trong dĩ văng vẫn thường làm mỗi khi tổ quốc gặp khó khăn, và tiến hành không chậm trễ một số việc sau đây căn cứ trên thực tế của đất nước và của cộng đồng thế giới ngày nay.

I - Chia Tay Với Những Tư Tưởng Hăo Huyền. Trước ngưỡng của của thiên niên kỷ thứ ba, Việt Nam cũng như dăm ba nước cộng sản c̣n sót lại trên thế giới phải chịu lột xác, nếu không th́ sẽ không c̣n cơ hội nào tốt hơn để hiện đại hóa, để được cộng đồng thế giới giang tay đón nhận và quan trọng hơn cả là để chinh phục sự ủng hộ của toàn thể nhân dân.

Cải tổ chính trị là vấn đề thiết yếu nhất đối với nhân dân Việt Nam và đối với cộng đồng quốc tế. Một bước tiến lên theo hướng dân chủ sẽ tạo môi trường tốt để bảo đảm cho Việt Nam trở thành một quốc gia tiên tiến và hiện đại. Đồng thời cũng sẽ giải quyết ngay cho Việt Nam những khó khăn không lối thoát và sự chia rẽ nhân tâm trầm trọng làm suy yếu tiềm lực quốc gia đă từ nhiều thập kỷ.

Quy luật phát triển của thế giới trong thời hiện đại là kinh tế phải đi đôi với chính trị. Nói khác đi kinh tế thị trường chỉ có thể phát huy trọn vẹn tác dụng của nó nếu được hỗ trợ bằng những định chế tự do, dân chủ. Sau hơn mười năm kinh nghiệm với kinh tế thị trường, đất nước đă hồi sinh và chế độ đă được cứu sống. Nhưng đứa con kinh tế thị trường sinh ra rồi th́ phải nuôi dưỡng nó bằng không khí tự do để cho nó chóng lớn và khỏe mạnh, thay v́ giam hăm nó trong những điều kiện khác với môi trường mà cơ thể nó đ̣i hỏi. Nếu không làm được việc này th́ nó sẽ không thể lớn mạnh và chắc chắn sẽ không thể sống lâu.

Trước sức tàn phá của cơn lốc tài chánh Đông Nam Á hiện nay, vấn đề cốt tử của Việt Nam là làm sao cho nền kinh tế khỏi tuột dốc. Giờ đây khi con đường sạn đạo đă đốt, tiến tŕnh phát triển đă đạt tới mức bất khả phản hồi, nghĩa là không thể nào quay về với lề lối làm ăn của kinh tế hoạch định được nữa, th́ chỉ c̣n một cách độc nhất để giải quyết khó khăn là cởi mở chính trị ngơ hầu tránh những xáo trộn xă hội tiềm ẩn có thể xảy ra bất cứ lúc nào như kinh nghiệm về các vụ Thái B́nh, Xuân Lộc đă cho thấy hồi năm 1997. Những biện pháp chắp vá như thả tù chính trị hoặc ngửa tay xin tiền ngoại quốc không trị được tuyệt nọc căn bệnh trầm kha mà Việt Nam đang mắc phải.

Do đó lối ra cho cuộc khủng hoảng hiện nay của Hà Nội là phải có ngay một cuộc "đổi mới chính trị" để hỗ trợ cho cuộc "đổi mới kinh tế" đang đứng trước nguy cơ tàn lụi. Nguy cơ này xuất hiện v́ chế độ độc tài độc đảng không thể nào đi đôi được với kinh tế thị trường. Thật vậy, nếu người ta không thể quan niệm được một h́nh tṛn lại có góc cạnh th́ người ta cũng khó tưởng tượng được thế nào là một nền kinh tế thị trường mang định hướng xă hội chủ nghĩa. Chính v́ vậy mà nếu không dứt khoát được với những tư tưởng lẩm cẩm này th́ đất nước sẽ chẳng bao giờ có cơ hội mở mày mở mặt. Trong khung cảnh một cộng đồng quốc tế đang đi vào con đường toàn cầu hóa và trong những điều kiện hiện có của chính ḿnh, nếu muốn có dịp sánh vai với thế giới bên ngoài trên cùng một nhịp độ phát triển khi thiên niên kỷ mới qua sang, Việt Nam nhất thiết phải cấp tốc thực hiện được một số bước căn bản theo chiều hướng dân chủ. Những bước căn bản đó có thể được phác họa như sau.

II - Cải Tổ Chính Trị

Phương châm phát triển của Việt Nam ngày nay không c̣n là tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên xă hội chủ nghĩa nữa mà là tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên tŕnh độ văn minh hiện đại ngơ hầu hội nhập nhanh chóng vào ḍng chủ lưu của cộng đồng thế giới. Muốn được như vậy, cần tiến hành ngay những cải tổ chính trị cần thiết mà nhân dân và thế giới đ̣i hỏi :

- Thứ nhất, tổ chức ngay một cuộc bầu cử tự do bằng phổ thông đầu phiếu (universal suffrage) để toàn dân có thể tham gia trực tiếp vào việc tuyển chọn những đại diện cho họ trong quốc hội. Tŕnh độ nhận thức chính trị của người dân Việt Nam ngày nay, như trên đă minh chứng, dư thừa tầm cỡ để có thể bầu cử nghiêm túc và sáng suốt. Vấn đề là không sợ dân thiếu tŕnh độ mà chỉ sợ lănh đạo thiếu thiện chí. Một quốc hội được bầu lên như vậy sẽ tạo điều kiện đồng đều cho toàn dân tham gia điều hành công việc của đất nước, sẽ trong sạch hóa không khí sinh hoạt chính trị và sẽ h́nh thành một môi trường tuyển lựa nhân tài cho tổ quốc qua sự chọn lọc tự nhiên, không tham nhũng, kỳ thị hoặc bè phái.

- Thứ hai, ban hành ngay những đạo luật về tự do báo chí, tự do xuất bản và tự do hội họp. Để phù hợp với các tục lệ quốc tế lâu đời trong lănh vực này, sự phổ biến các sách vở, báo chí, tài liệu, băng nghe, băng h́nh, chương tŕnh phát thanh và truyền h́nh phải được triệt để tôn trọng. Các hăng thông tấn nước ngoài cũng phải được giúp đỡ và cung cấp các phương tiện cần thiết cho sự hành nghề của họ ở Việt Nam. Tiêu chuẩn của một nước văn minh hiện đại đ̣i hỏi bất cứ cá nhân nào cũng phải được tự do viết báo, tự do ra báo, tự do xuất bản, tự do thiết lập các hăng thông tấn, các đài phát thanh, các cơ sở truyền h́nh và tất cả những phươngtiện truyền thông khác.

Quốc gia càng phát triển th́ cuộc sống của con người càng trở nên phức tạp và cơ cấu xă hội càng trở nên đa dạng. Thực trạng này cần được chính quyền tôn trọng theo một tinh thần dân chủ chân chính. Sự tự do hội họp cũng như sự tự do thành lập các tổ chức chính trị hoặc phi chính trị để bảo đảm và đấu tranh cho quyền lợi chung của người dân phải được chính phủ cho phép không giới hạn. Những lực lượng công an ch́m nổi không c̣n cần thiết phải được giảm thiểu tối đa để tiết kiệm ngân sách và để hướng họ vào những hoạt động sản xuất b́nh thường có lợi cho nền kinh tế quốc gia.

- Thứ ba, định chế hóa sự phân biệt giữa đảng và chính phủ. Chương tŕnh hiện đại hóa đất nước nhất thiết phải dành ưu tiên cho sự hiện đại hóa các quan hệ giữa chính phủ và các đảng phái. Cần phải nhận định rằng đảng phái dù mạnh đến đâu cũng chỉ làm việc cho phe nhóm c̣n chính phủ th́ phải làm việc và phục vụ quyền lợi của cả nước. Vậy đảng phái không thể nào bao trùm lên chính phủ để điều khiển như một dạng siêu quyền lực. Đảng phái nếu muốn tham gia công việc của đất nước, một cách danh chính ngôn thuận, nhất thiết phải cạnh tranh theo thể thức bầu cử và hoạt động nghị trường.

Thẩm quyền cai trị quốc gia phải được chia sẻ giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp là những cơ quan độc lập có quyền theo dơi và kiểm soát lẫn nhau để tránh lạm quyền và tham nhũng. Hệ thống hành chánh công quyền phải được cải tổ lại cho hợp với đ̣i hỏi của các địa phương và nhu cầu phát triển của đất nước. Đồng thời với sự cải tổ về mặt tổ chức, một sự cải tổ khác về mặt phân quyền cũng cần được tiến hành đồng bộ.

Hiến pháp phải được sửa đổi lại cho đúng với nội dung và tinh thần dân chủ tiến bộ đương thời, phải được công bố cho toàn dân được biết và phải được nghiêm chỉnh thi hành. Những quyền căn bản của con người như quyền được hưởng tự do, quyền được tùy nghi lựa chọn tín ngưỡng, quyền ăn nói, quyền tự do báo chí, tự do hội họp và quyền b́nh đẳng trước pháp luật phải được hiến pháp long trọng ghi nhận và phải được áp dụng không hạn chế trong thực tế.

III - Phát Huy Tác Dụng Của Kinh Tế Thị Trường.

Kinh tế thị trường cần được nới lỏng nhiều hơn nữa và cần được dành cho những ưu tiên đặc biệt. Ưu tiên hàng đầu cần thực hiện là tái công nhận quyền tư hữu của toàn dân. Không có sự công nhận này, hệ thống kinh tế sẽ c̣n tiếp tục gặp nhiều trục trặc và sẽ không thể vận hành một cách b́nh thường.

Vai tṛ của nhà nước phải được giảm thiểu lần lần. Đầu tư của chính quyền không nên chỉ tập trung vào những khu vực làm ăn có lời mà trái lại phải khai phá những khu vực phục vụ quyền lợi chung và phục vụ những chương tŕnh an sinh xă hội.

Ngân hàng nhà nước phải làm đúng chức năng điều hành nền kinh tế tổng quát chứ không được lạm dụng khả năng tài chính của ḿnh để hà hơi tiếp sức cho những công ty quốc doanh phá sản. Thuế lợi tức và thuế trị giá gia tăng phải được giảm thiểu tới mức tối đa để thu hẹp những chi tiêu của chính phủ và khuyến khích sự tích lũy tư bản cần thiết cho các chương tŕnh phát triển.

Nói tóm lại, tất cả những cái ǵ ngăn cản sự điều hành tự nhiên của kinh tế thị trường đều phải được nhanh chóng giải quyết. Những bản văn luật pháp mang tính hiện đại cần được ban hành tới tấp để cắt đứt mọi liên hệ với kinh tế hoạch định và hỗ trợ cho kinh tế thị trường phát huy đầy đủ tác dụng của nó trong môi trường dân chủ.

IV- Khuyến Khích Tính Đa Dạng Của Văn Hóa .

CSVN cần ư thức được rằng chính tính đa dạng của văn hóa sẽ giúp đất nước nhanh chóng trở thành một quốc gia hiện đại. Công nhận, khuyến khích và phát huy tính đa dạng của văn hóa là thái độ chung của các dân tộc văn minh trên thế giới. Thái độ này phải được chuyển vị vào thực tế qua những việc làm cụ thể như sau :

- Thứ nhất, tôn trọng sự khác biệt về tư tưởng. Du nhập, thảo luận, phổ biến và b́nh dân hóa mọi tư tưởng tiến bộ là trách nhiệm luân lư của những nhà trí thức cho nên họ không thể bị đàn áp hoặc bị truy tố v́ những hành động đó. Diễn tả những tư tưởng mới và t́m cách phổ biến rộng răi những tư tưởng đó là quyền hợp pháp của mọi công dân trong nước. Không ai lại có thể bị trù dập v́ sử dụng những quyền được luật pháp cho phép. Tất cả những học thuyết hướng dẫn ư thức của con người đều phải chấp nhận thi đua trên một cơ sở b́nh đẳng. Mọi hành vi nhồi sọ hoặc đàn áp chỉ có thể đưa tới sự nứt rạn giữa tư tưởng quần chúng và ư hệ riêng tư của nhà nước, đưa tới sự chia rẽ giữa thành phần trí thức và các thẩm quyền chính trị. T́nh trạng này nếu cứ kéo dài sẽ làm cho nền văn hóa của tổ quốc suy vi, cho nên cần được chấm dứt ngay không chậm trễ.

- Thứ hai, loại bỏ mọi hạn chế về văn hóa. Loại sinh hoạt văn hóa do đảng hay chính phủ tài trợ và kiểm soát chỉ có thể phát triển một chiều với một mức độ rất hạn hẹp. Đời sống văn hóa của đất nước nếu cứ như vậy sẽ mất đi hai đặc tính cốt yếu của nó là sự tự do và sự ủng hộ của quần chúng. Cho nên mọi sự cấm cản sinh hoạt văn hóa hiện đại mà quần chúng ưa thích sẽ gây bất măn và làm tổn hại đến t́nh trạng quân b́nh tinh thần của xă hội. Không chịu chia tay với những mẫu h́nh văn hóa lỗi thời du nhập từ những buổi xa xưa của một dĩ văng bị ruồng bỏ sẽ làm tiêu hao sức sống văn hóa của dân tộc và cản trở sự tiến bộ của đất nước trong lănh vực quan trọng này.

Soi sáng và khai thông bế tắc văn hóa bằng thái độ cởi mở sẽ làm cho môi trường văn hóa phong phú hơn để bắt kịp đà tiến hóa của nhân loại.

V - Duyệt Lại Chính Sách Đối Ngoại.

Xét về mặt tổng quát, Việt Nam ngày nay nên có một chính sách ngoại giao khiêm tốn và sám hối. Sở dĩ phải như vậy là v́ trong quá khứ những người lănh đạo cộng sản đă phạm sai lầm nghiêm trọng khi xé bỏ Hiệp Định Paris năm 1973 và khi xua quân chiếm đóng Campuchia năm 1978 để phục vụ ư đồ bành trướng của Liên Xô. Những hành động thiếu văn minh này đă khiến Việt Nam bị cộng đồng thế giới ghét bỏ và trong một thời gian dài đă bị bao vây và cô lập.

Trong t́nh trạng khó khăn kinh tế hiện nay phải tạo một h́nh ảnh hiền ḥa để được cộng đồng thế ǵới nghĩ lại và chấp nhận như một quốc gia có thể giao thương được. Với chính sách đối ngoại khiêm tốn, Việt Nam sẽ không cần có một quân lực đông đảo và tốn kém. Nước Nhật sau thế chiến 2 đă không có cả quân đội, nhưng chính v́ thế mà đă có thể dồn phần lớn ngân sách quốc gia vào công việc chấn hưng kinh tế. Nhờ đó mà từ một t́nh trạng xơ xác, tàn lụi, Nhật đă lại quật khởi thành cường quốc kinh tế thứ hai của thế giới chỉ trong ṿng có 3 thập niên ngắn ngủi. Tấm gương này rất đáng để cho để cho những người lănh đạo cộng sản hiện nay soi chung và suy ngẫm.

Song song với chính sách ngoại giao khiêm tốn và sám hối, Việt Nam cũng cần có "chủ trương láng giềng tốt". Nghĩa là phải thiết lập và tăng cường những quan hệ hợp tác và thân hữu với các quốc gia lân cận.

Trước ư đồ của Bắc Kinh muốn thiết lập một trật tự Trung Hoa trong khu vực, Việt Nam vẫn quẩn quanh chưa thấy rơ t́nh h́nh cho nên chưa tạo được một thế quân b́nh chiến lược trong đó Hoa Kỳ và Nhật Bản phải đóng vai tṛ chủ chốt. Bên cạnh mục tiêu chiến lược này, vai tṛ lănh đạo kinh tế Á Châu của Nhật và kích thước rộng lớn của thị trường Hoa Kỳ phải là những mục tiêu khác cần khai thác triệt để nếu muốn rút ngắn thời gian phát triển. Việc khai thác những mục tiêu tối quan trọng này đ̣i hỏi Việt Nam phải có những cởi mở chính trị theo chiều hướng dân chủ đi đôi với những nỗ lực ngoại giao linh động và tế nhị.

Sự trưởng thành của một xă hội cũng như sự trưởng thành của một con người là khả năng biết lựa chọn, trong số những ham muốn của ḿnh, ưu tiên nào hợp lư nhất. Trong quá khứ, dưới sự lănh đạo của đảng cộng sản, Việt Nam đă quá ham đấu tranh cho một số mục tiêu không cần thiết bất kể tới sự tiêu hao sinh lực của dân tộc. Giờ đây ngồi kiểm điểm lại, thấy rằng kết quả chỉ là một số âm to lớn. Cho nên để không lăn theo vết xe đổ của dĩ văng, vào lúc này cần nhận định rằng, ưu tiên hợp lư nhất hiện nay là nỗ lực dân chủ hóa nền chính trị của quốc gia.

***

Qua những thử thách của lịch sử và nhất là từ khi được tiếp xúc với thế ǵới bên ngoài, người dân Việt Nam đă thực sự trưởng thành. Mặc dầu vậy, chính quyền cộng sản vẫn nghĩ rằng họ không biết lẽ đúng sai của quyền lợi dân tộc để có thể góp phần vào sự trường tồn và thịnh vượng của đất nước. Quan niệm sai trái này cần được điều chỉnh cấp thời v́ nó đă quá kéo dài, làm thương tổn không ít đến tiềm năng phát triển của tổ quốc. Thực ra, chính quyền không tự thân bảo vệ được nền độc lập của xứ sở, đó là sức của dân. Chính quyền cũng không tạo ra của cải để làm nên sự giàu có, đó là việc của dân. Cho nên những người lănh đạo CSVN, nhất là những người thuộc thế hệ hôm nay, phải mau chóng hiện đại hóa lối suy nghĩ để đưa đất nước ḥa nhập vào trào lưu phát triển của thế giới thay v́ cứ muốn gắn liền vận mệnh của tổ quốc vào sự sống c̣n của một đảng chính trị đă lỗi thời.

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), June 03, 2004


Moderation questions? read the FAQ