Lại Nói Về Chuyện Tham Nhũng Tại Việt Namgreenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread |
Bắc Bộ Phủ toàn những tên Đầu Gấu, Sống vô tâm quanh bữa tiệc đầu lâu,
Ta cúi đầu - Cộng cỡi cổ, Ta đứng dậy - Cộng sụp đỗ -------------------------------------------------------------------------------------------
Lại Nói Về Chuyện Tham Nhũng Tại Việt Nam
Trich tu www.lmvntd.org - Trần Trọng Nghĩa
Từ người nước ngoài cho đến người dân sống ở Việt Nam, không ai là không biết chuyện tham nhũng của chính quyền cộng sản hiện nay. Trước đây, dư luận c̣n rỉ tai, c̣n bàn tán, c̣n phẫn nộ...; nhưng ngày nay niềm công phẫn này đă trở thành sự khinh bỉ. Khinh bỉ tệ nạn tham nhũng. Khinh bỉ những con người tham nhũng. Khinh bỉ bộ máy tham nhũng. Khinh bỉ đảng tham nhũng. Hơn ai hết, đảng cộng sản Việt Nam cũng cảm nhận sự nhờm gớm này. Theo họ đánh giá th́ "nhân dân" đă mất tin tưởng vào Đảng.
Cộng Sản Việt Nam Tham Nhũng : Hiện Tượng Hay Bản Chất ?
Thường thường tham nhũng xuất phát từ ḷng tham lam của con người đang nắm quyền lực trong bộ máy cai trị. Như vậy, nạn tham nhũng nếu có ở các nước dân chủ phương Tây, th́ thường thấy xuất hiện, phát triển trong hệ thống chính phủ. Các đảng phái, nhằm gây quỹ, đôi khi cũng có những vụ kiếm tiền "bất chính", không đúng những điều đă được luật pháp quy định. Nhưng ở Việt Nam, nạn tham nhũng không hoàn toàn giống như vậy.
Huyền Thoại.
Trong khi hoạt động bí mật và trong chiến tranh, bộ máy tuyên truyền và những người lănh đạo đảng cộng sản Việt Nam đă tạo ra một huyền thoại về người "chiến sĩ cách mạng" : "chí công vô tư", "v́ dân, do dân và của dân". Từ t́nh trạng bị bóc lột, đàn áp dưới chế độ thực dân, phong kiến, người dân nước ta đă được cho nh́n thấy những con người trong sáng, thanh bạch, và qua liên hệ, họ suy luận là chế độ mới cũng phản ảnh những đức tính tích cực như vậy.
Huyền thoại này đă ăn sâu trong quần chúng nhân dân trong nhiều thập kỷ. ít là cho đến năm 1975. H́nh ảnh thêu dệt của người "bộ đội cụ Hồ" đă đánh lừa được một số tầng lớp quần chúng sống dưới chế độ. Nó cũng gây ngộ nhận trong giới quan sát viên nước ngoài và thậm chí trong cả hàng ngũ chống cộng và dân chúng ở miền Nam. Vào những năm cuối cùng của Việt Nam Cộng Ḥa, trong khi nạn tham nhũng bành trướng ở nhiều nơi, trên nhiều lănh vực, một số người gồm những thành phần tôn giáo, trí thức và cả một số quân cán miền Nam cũng đă ít nhiều ǵ ao ước có một đội ngũ cán bộ quốc gia trong sạch như "phía bên kia".
"Cán Bộ Biết Ăn".
Ngay sau ngày 30/4/1975, sau khi thiết lập chế độ xă hội chủ nghĩa tại miền Nam, h́nh ảnh "bộ đội cụ Hồ" đă bắt đầu bị "hoen ố". Mặc dầu bộ máy tuyên truyền và các buổi học tập nhồi sọ tại phường khóm tăng cường sự sơn phết cho h́nh ảnh của "cách mạng" cũng như những "con người cách mạng", người dân đă khám phá ra những phương pháp để tạo sự dễ dăi cho ḿnh bằng cách "phải quấy" với "cách mạng" và nhất là với những "cán bộ cách mạng".
H́nh ảnh "chú" công an khu vực lâu lâu tới "viếng thăm", "hỏi han sức khỏe" và kèm theo một câu "Cháu nghe nói anh Ba ở nước ngoài mới gửi quà về, có xà pḥng thơm, bác cho cháu một vài bánh về nhà tắm cháu bé ". Thế rồi lúc th́ cái xích xe đạp, bộ "sa, lốp", cây bút bi, phong bánh ngoại vv... Đại để lúc đầu cán bộ chỉ biết ăn những thứ vụn vặt. Nhưng có thế th́ giấy tờ di chuyển, tạm trú, hộ tịch... cũng được dễ dàng và nhanh chóng hơn một chút.
Nhưng "cán bộ biết ăn lớn" là từ đợt "cải tạo công thương nghiệp tư sản tư doanh" và đánh "tư sản mại bản". Qua hai đợt này, trong đó có vụ đổi tiền, cán bộ "cách mạng" đă chấm mút và "cách mạng cải thiện" đời sống lên khá nhiều. Cái ǵ chưa biết mà tập tọng một thời gian, nhất là về vấn đề ăn đút lót hoặc lén lút bỏ của công vào túi th́ tiến bộ rất nhanh. Cụ thể là trong thời gian cho người Hoa vượt biên bán chính thức, rất nhiều "cán bộ cách mạng" đă làm giàu dễ dàng bằng cách thu vàng của người vượt biển. Việc cứu xét những người trong diện được thân nhân bảo lănh đoàn tụ gia đ́nh ở nước ngoài cũng mang lại cho "cán bộ cách mạng" ở sở ngoại kiều, công an, rất nhiều vàng bạc hoặc bất động sản.
Nhưng cái thuở ban sơ tham nhũng đó, tầm vóc c̣n khá hạn chế. Chỉ một số ít cán bộ có địa vị quyết định trong một những ngành nhất định mới có cơ hội "ăn". Số đông vẫn c̣n cải thiện bằng công việc tay chân, như nuôi heo trên cao ốc, trồng rau muống trong sân nhà... Những người này, phần v́ lư tưởng, phần v́ sợ kỷ luật, mất việc, phần đông v́ không có cơ hội. Sự cách biệt giàu nghèo trong hàng ngũ "cán bộ cách mạng" đă xuất hiện và nhiều cuộc thanh trừng đă diễn ra, đôi khi đổ máu.
Theo lời nhận định của các nhà lănh đạo cộng sản Hà Nội, nạn tham nhũng chỉ trở thành tràn lan và "quốc nạn" từ một thập kỷ nay, khi đảng và chế độ cộng sản Việt Nam tiến hành "đổi mới", chuyển nền kinh tế chỉ huy sang hướng thị trường. Từ lúc đó, cơ hội đă đến với đông đảo cán bộ, đảng viên. Họ đă chia thành phe nhóm để bảo vệ những đặc quyền đặc lợi này.
Nguồn Gốc
Bẩm tính con người là ham muốn. Ḷng ham muốn đó, nếu có điều kiện sẽ trở thành tham lam, tức là muốn được phần ḿnh càng nhiều càng tốt, và tiêu cực hơn nữa là vơ vét, cướp đoạt của người khác làm của riêng ḿnh. Đối tượng của ḷng tham có thể trừu tượng như địa vị, chức quyền ; hay vật chất như vàng bạc, của cải. Con người trong t́nh trạng thiếu thốn, quẫn bách, những ǵ ḿnh có không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của ḿnh, có khả năng trở nên tham lam, chiếm hữu của người khác. Người xưa có câu tục ngữ "bần cùng sinh đạo tặc". Nhưng, cũng có những người không bị hoàn cảnh bần cùng bức bách, mà v́ có lực mạnh hơn, có điều kiện thuận lợi hơn kẻ khác, lại ngang nhiên chiếm hữu của kẻ khác để cho ḿnh có nhiều thêm. Đó là tham lam, ích kỷ.
Chính ḷng ham muốn, ḷng tham lam đă gây ra trong lịch sử loài người biết bao nhiêu cuộc chiến tranh tàn khốc, giết hại biết bao là sinh linh. Tôn Giáo và Luân Lư tự nhiên thường khuyên con người không được tham lam, không được xâm phạm quyền sở hữu của kẻ khác. Trong quá khứ, những xă hội thấm nhuần những nguyên tắc "đạo lư" đó đă giữ được phần nào trật tự xă hội.
Khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển đến cao độ, tạo ra một tầng lớp tư bản, tham lam lợi nhuận. Trong khâu sản xuất, họ chủ yếu bóc lột sức lao động của giai cấp lao động tay chân, làm công cho họ. Giai cấp này vào thời buổi đó rất nghèo khổ, bần cùng, tŕnh độ học vấn cũng như kỹ thuật không có. Karl Marx gọi họ là "vô sản", giai tầng thấp nhất của xă hội thời đó. Quan niệm xă hội tuyệt đối "b́nh đẳng", Marx chủ trương đánh đổ mọi giai cấp ở trên và lấy giai cấp vô sản làm nền tảng xây dựng xă hội mới. Ông cho rằng đây mới là giai cấp sản xuất ra của cải cho xă hội. Ông cho rằng giai cấp này là giai cấp "trong sạch" nhất vv... Khách quan mà nói th́ giai cấp nào cũng có những đặc tính tích cực và thói tật tiêu cực, cũng có cái tốt và cũng cái xấu.
Trên thực tế chung của nhân loại, giai cấp vô sản có là giai cấp "trong sáng" nhất xă hội hay không là chuyện c̣n đang tranh luận giữa những người cộng sản và không cộng sản.
Khi mang chủ thuyết này ra áp dụng vào xă hội th́ người ta thấy có sự thành công trong bước đầu. Đó là bước "cướp chính quyền". Chỉ có những người "không c̣n cái ǵ để mất" mới có quyết tâm đi chiếm đoạt "cho ḿnh" quyền bính đang nằm trong tay người khác. Với chủ trương gây hận thù sâu đậm bằng đường lối "đấu tranh giai cấp", những người cộng sản đă huy động đám xung kích mà họ tự nhận là tiền phong lănh đạo, tấn công cướp đoạt tài sản, tư liệu sản xuất từ trong tay giai cấp tư bản, không phân biệt kẻ tốt người xấu. ở nước ta, trong "cải cách ruộng đất" đă diễn ra bao cảnh thương tâm, giết người oan uổng.
"Đấu tranh giai cấp" và "chuyên chính vô sản" đă là hai bài học vỡ ḷng và nhật tụng của đảng viên cộng sản trên toàn thế giới cũng như Việt Nam. Họ bị điều kiện hóa trong suy nghĩ, phát ngôn và hành động đến độ thấm nhuần vào xương thịt của họ. Những ư niệm "cướp đoạt", "chiếm hữu", "tranh giành" đă ăn sâu vào tiềm thức của họ. Trong thời gian chiến đấu "cướp chính quyền", họ được nhồi nhét tư tưởng đi "chiếm đoạt" của "kẻ thù giai cấp", "kẻ thù cách mạng". Trong việc điều hành chính quyền, nhiều tư tưởng này đă mâu thuẫn với quy luật quản trị xă hội. Hồ Chí Minh đă phải khuyên can những người trước đây ông ta giáo dục họ thành những người đi "cướp chính quyền", phải có "tác phong đạo đức" như cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư... Nhưng có thể đây là những lời giáo dục để họ lừa bịp nhân dân ? Không thế, sao mới trước ngày 30/4/75, cán bộ, đảng viên nào cũng "dễ thương" với dân chúng, mà chỉ sau đó mấy ngày là "lật mặt" đểu cáng ngay.
-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), June 03, 2004
(Tiep theo)Hiện Tượng, Bản Chất Lẫn Lộn.
Do những nhận xét nêu trên, không thể khẳng định, tham nhũng là hiện tượng hay bản chất của người theo đảng cộng sản. Nếu vẫn giữ quan niệm của Khổng Giáo, "nhân chi sơ, tính bản thiện" và nếu c̣n một chút ǵ là truyền thống Việt Nam th́ tham nhũng, làm giàu bất chính là những thói hư, tật xấu học được trong một giai đoạn nào đó của cuộc đời. Đảng cộng sản là nhà trường đă biến những con người Việt Nam lương thiện trở thành những kẻ bất lương.
"Nghề" tham nhũng là một nghề nhàn hạ, dễ học, mau tiến bộ. Lúc đầu, "ăn" th́ thấy "ngượng", nhưng lần thứ hai th́ quen mồm, lần thứ ba th́ có kinh nghiệm và các lần sau đó th́ "vơ nghệ cao thâm", "điêu luyện xuất quỷ nhập thần".
"Nghề" tham nhũng gây "nghiện" nặng. Lúc đầu, không có th́ thấy thiếu sau dần không có th́ mất mặt, t́m cách trả thù. V́ là bệnh gây nghiện nên liều lượng mỗi ngày mỗi phải tăng.
Ở trên có đề cập đến "làm giàu bất chính". Muốn hiểu được thế nào là "bất chính", th́ phải hiểu thế nào là "chính". Hán Việt Tự Điển của Đào Duy Anh định nghĩa chữ CHÍNH là lẽ phải, là đúng đắn, là ngay thẳng; trái với chính là tà, là phản. Là một cán bộ cộng sản đang ở một chức vị quyền lực, lợi dụng chức vụ này để làm giàu th́ gọi là chính hay bất chính ? Lẽ thường th́ là bất chính; nhưng trong quan hệ người và việc của chế độ th́ trên điểm đứng của họ, họ không làm ǵ vượt ra ngoài chức năng của họ. Họ không thấy bất chính. Do đó mà nạn tham nhũng không thể diệt được trong chế độ cộng sản v́ chính nó đă dạy họ hành xử như thế.
Nghị Quyết Chấn Chỉnh Đảng Của Hội Nghị Trung ương 6 Có Giải Quyết Được Ǵ Không ?
Sự suy thoái đạo đức của cán bộ, đảng viên đảng CSVN đă đến mức độ mất hết lương tri. T́nh trạng tham nhũng của đảng cộng sản đă lên đến mức độ vượt khỏi mọi sự kiềm chế của luật pháp và cả của đảng CSVN nữa. Con quái vật Tham Nhũng được đảng nuôi dưỡng để phục vụ cho quyền lợi của ḿnh, đă lớn lên và đang đạp đổ thành tŕ, cung điện, và có khả năng ăn tươi nuốt sống những người dựng lên nó. V́ nó mà trong đảng năm bè bảy phái, đấu đá nhau v́ quyền, hạ bệ nhau v́ lợi. Sự thống nhất trong đảng, dù là thống nhất v́ sợ kỷ luật, cũng không c̣n nữa. Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.
Nhiều đảng viên kỳ cựu, tha thiết với cái lư tưởng họ đă chọn, dù rằng họ biết đă chọn lầm, nhưng tiếc công, đă lên tiếng, hết lời báo động với đảng.
Từ khi có những người mà đảng gọi là "đối kháng" và đă trục xuất ra khỏi đảng một số người như Trần Độ, Bảo Cự vv... v́ dám phê b́nh, đả kích đảng, nhiều đảng viên im hơi lặng tiếng nhưng nay cũng đă phải đặt bút viết lên sự thật. Những người như Nguyễn Văn Đào, cán bộ Ban Kinh Tế Trung ương Đảng, nghỉ hưu từ 1989, Trung Tướng Phạm Hồng Sơn, nhà báo Vũ Huy Cương, 11 ông bà đảng viên lăo thành ở Hà Nội và trong Nam vv... đă bắn lên những phát đại bác bên tai những người lănh đạo đảng. Nhưng, ḷng tham đă khiến cho những người lănh đạo đảng trở thành mù, thành điếc.
Ngoài xă hội th́ ḷng dân từ dửng dưng với đảng, nay đă thành oán ghét đảng. Những vụ nông dân nổi dậy, công nhân đ́nh công, thanh niên, sinh viên xuống đường ẩu đả với công an là những chỉ dấu của sức ép trong nồi nước sôi đă lên đến độ báo nguy.
Trước t́nh h́nh nội bộ phân ră, xă hội có khả năng nổ tung, cộng thêm những khó khăn kinh tế do vụ khủng hoảng tiền tệ vùng châu Á và thiên tai nặng nề trong năm qua, đảng CSVN đang bị tứ bề thọ địch. Đó là chưa kể nguy cơ "diễn biến ḥa b́nh của các thế lực thù nghịch" đang đe dọa đảng.
Đảng đă phải tạm thời gác sang một bên những mâu thuẫn nhân sự trong nhóm lănh đạo, để chú tâm "xây dựng, chấn chỉnh", siết lại hàng ngũ đảng. Đó là nội dung của Hội nghị Trung ương 6 vừa mới diễn ra từ ngày 25/1/99 đến ngày 2/2/99 tại Hà Nội.
Những Quyết Định Của Hội Nghị Trung ương 6
Những quyết định này đại để mang tính chất đối phó với những thành phần đảng viên góp lời ngay thẳng với đảng và chấn hưng tinh thần, đạo đức của đảng viên. Nghị quyết của Trung ương 6 đă quy định một số nhiệm vụ đáng chú ư như sau :
1/ "Tăng cường sự thống nhất về nhận thức, ư chí và hành động, nói và làm theo nghị quyết..."; "Kiên định những vấn đề có tính nguyên tắc của Đảng, của cách mạng đă được ghi trong Cương lĩnh, Điều lệ Đảng và Nghị quyết Đại hội VIII; xử lư nghiêm minh, kịp thời những cán bộ, đảng viên vi phạm nguyên tắc của Đảng...";
2/ "Giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên."; "... chống chủ nghĩa cá nhân trong điều kiện mới; chấp hành nghiêm Điều lệ Đảng..."; "Các tổ chức Đảng phải thường xuyên quản lư, giáo dục, kiểm tra cán bộ, đảng viên về đạo đức, lối sống..."; "Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tiến hành kê khai tài sản của cán bộ, đảng viên; quy định về quà tặng; công khai tài chính, chế độ, chính sách đối với cán bộ.";
3/ "Chấn chỉnh việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tự phê và phê b́nh trong Đảng."
Hội nghị cho những nhiệm vụ nêu trên là "cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng". Từ đó Hội nghị quyết định : "Mở đợt sinh hoạt tư tưởng sâu rộng trong toàn Đảng nghiên cứu, học tập Cương lĩnh, Điều lệ Đảng; tiến hành cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng..."
Những Biện Pháp Của Đảng Có Hiệu Quả Hay Không ?
Trong bài diễn văn bế mạc đọc trước Hội Nghị Trung ương 6, Lê Khả Phiêu đă đóng vai thầy thuốc liệt kê những chứng bệnh của Đảng và đưa ra phương án điều trị.
Đối với tổ chức Đảng, th́ bệnh từ trên chóp bu, bệnh xuống : Trung ương sao lăng "nhiệm vụ cơ bản và cấp bách về công tác xây dựng Đảng..."; "... biến công tác Đảng chỉ là công tác đảng vụ, công tác hành chánh..."; "Để tồn tại sự chưa thống nhất cao về một số vấn đề quan hệ đến quan điểm, đường lối cụ thể của Đảng."; "... c̣n ư kiến khác nhau để làm sáng tỏ, cụ thể hóa và phát triển đường lối, giải đáp các câu hỏi nóng hổi của cuộc sống...". Để tóm tắt Phiêu nói : "Quan liêu, không sát t́nh h́nh, đôn đốc và kiểm tra c̣n kém, nhiều vụ việc xử lư không kiên quyết và kịp thời. Dân chủ ở nhiều nơi c̣n h́nh thức. Kỷ luật không nghiêm. Nể nang, thỏa hiệp, tinh thần đấu tranh nội bộ yếu, tự phê b́nh và phê b́nh trong Đảng không nghiêm túc và thường xuyên".
Đối với đảng viên, Lê Khả Phiêu nêu lên những hiện tượng như : "phai nhạt lư tưởng, dao động, nghiêng ngả trước các t́nh huống phức tạp, mơ hồ về bản chất giai cấp công nhân của Đảng, cơ hội dưới nhiều h́nh thức, suy thoái về đạo đức và lối sống, lợi dụng chức quyền để tham nhũng, buôn lậu, làm giàu bất chính, sách nhiễu, ức hiếp nhân dân, gia trưởng độc đoán, tham vọng cá nhân, kèn cựa địa vị, kém kỷ luật, phát ngôn và làm việc tùy tiện, thiếu tinh thần trách nhiệm, gây mất đoàn kết nội bộ...". Ông c̣n cho biết thêm là "những hiện tượng ấy có mặt tiếp tục phát triển, gây hậu quả nghiêm trọng, làm xói ṃn ḷng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện cho các thế lực thù địch chống phá, thực hiện "diễn biến ḥa b́nh" đối với Đảng ta và chế độ ta".
Nguyên nhân căn bệnh, Lê Khả Phiêu cho là "chủ nghĩa cá nhân". Đảng viên đă coi ḿnh quan trọng hơn tất cả, kể cả Đảng; quyền lợi của riêng ḿnh cao hơn quyền lợi của đất nước, nhân dân, kể cả Đảng.
Phương thuốc mà Lê Phả Phiêu đưa ra là giáo dục đảng viên và tiến hành tự phê b́nh và phê b́nh. Đây là công việc mà từ khi có đảng cộng sản, các đảng viên vẫn phải thực hiện. Kết quả là giáo dục và phê b́nh đă tạo nên mẫu người mà chính ông Tổng Bí Thư Đảng vừa mô tả ở trên. Đây không phải là một phương thuốc mới. Nó cũng không phải liều thuốc đắng để có thể chữa lành con bệnh. Nó sẽ chỉ làm cho con bệnh lây lất được một thời gian ngắn nữa thôi. Lư do là đảng cộng sản đưa ra "phương án điều trị triệu chứng tượng" chứ không phải là điều trị căn bệnh. Họ quan tâm hiện tượng mà không thấy bản chất.
Liên quan đến việc diệt trừ tham nhũng, Đào Duy Quát, trong cuộc họp báo trưa ngày 2/2/99, đă thông báo là Hội nghị Trung ương 6 đă ra 4 hệ thống giải pháp "Hệ thống giám sát của đảng viên đối với cán bộ, của tổ chức đảng đối với từng người, trong đó có việc cán bộ, đảng viên kê khai tài sản; hệ thống bảo vệ pháp luật là công an, ṭa án, viện kiểm sát; hệ thống giám sát của tổ chức dân cử như Quốc hội, Hội đồng Nhân dân; hệ thống thông tin đại chúng. Kết hợp tự phê b́nh và phê b́nh với 4 hệ thống giải pháp này, đấu tranh chống tham nhũng mới có hiệu quả".
Thực chất, trên lư thuyết, những hệ thống giải pháp này có thể mang lại hiệu quả; nhưng hệ thống nào th́ cũng cần có con người. Nếu con người mà không ai khác hơn là đảng viên đă được ông Lê Khả Phiêu mô tả ở trên th́ các hệ thống này sẽ trở thành hệ thống "bảo vệ tham nhũng".
Tạm Kết
Chuyện tham nhũng của đảng cộng sản ở Việt Nam chỉ có thể có kết luận khi đảng này không c̣n thống trị Việt Nam nữa. Những người lănh đạo đảng và nhà nước cộng sản Hà Nội hiện nay cũng đă nh́n thấy thực trạng là họ c̣n nắm chính quyền nhưng họ không c̣n lănh đạo được ai nữa. Nói cách khác họ đă hoàn toàn mất ḷng tin của nhân dân. Đây là nguy cơ sẽ dẫn họ sụp đổ nhanh chóng như Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu. Lấy kinh nghiệm những lần sai lầm trước, họ sử dụng khổ nhục kế "Bộ Chính Trị xin chịu trách nhiệm và nghiêm khắc tự phê trước Trung ương và toàn Đảng", hầu làm xoa dịu ḷng oán ghét của nhân dân. Tội lỗi của họ là đối với đất nước, với nhân dân. Sao lại đi tự phê trước Trung ương và trước Đảng ? Rồi sau đó, cái ǵ sẽ xảy ra ? Ai vẫn giữ chỗ đó, độc tài ngự trị trên đầu, trên cổ nhân dân. Phải trả lại cho dân cái quyền quyết định đối với những người phạm pháp, gây tội với nhân dân. Nạn tham nhũng chỉ chấm dứt khi nhân dân ta sa thải những thành phần sâu mọt, tổ chức sâu mọt ra khỏi chính quyền.
-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), June 03, 2004.
Lê Huy NGọ : con dê tế thần !
Trich tu www.lmvntd.org - LƯ THÁI HÙNG - (LÊN MẠNG THỨ NĂM 3 THÁNG SÁU 2004)
Quốc hội Cộng sản Việt Nam đă bỏ phiếu băi nhiệm một cán bộ cao cấp trong chính phủ vào ngày 1 tháng 6 vừa qua sau nhiều tuần lễ tranh căi. Ông Lê Huy Ngọ, bộ trưởng bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, đă bị khoảng 70% đại biểu quốc hội bỏ phiếu băi nhiệm trong một cuộc bỏ phiếu kín, sau khi văn pḥng quốc hội đă phát ra 398 phiếu thăm ḍ về việc có nên băi nhiệm Lê Huy Ngọ hay không, th́ có 344 phiếu đồng ư băi nhiệm, 40 phiếu c̣n lại không đồng ư hay có những ư kiến khác. Sự kiện quốc hội phát phiếu thăm ḍ "ư kiến" của đại biểu quốc hội trước khi cho bỏ phiếu kín, cho thấy là vấn đề băi nhiệm Lê Huy Ngọ khá phức tạp. Theo tin tức th́ Lê Huy Ngọ bị tố là đă "buông lỏng" quản lư để công ty tiếp thị đầu tư thương mại do Lă Thị kim Oanh làm giám đốc, gây thiệt hại 100 tỷ đồng. Ṭng phạm với Kim Oanh có hai thứ trưởng duới quyền của Ngọ là Nguyễn Quang Hà và Nguyễn Thiện Luân cũng bị bắt và đưa ra ṭa nhưng sau khi xét xử, chỉ có Lă Thị Kim Oanh bị tử h́nh c̣n hai Thứ trưởng chỉ bị phát án treo từ 2 đến 3 năm v́ chỉ bị tội "thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Trong khi đó, Lê Huy Ngọ, tuy không bị truy tố nhưng ông ta đă bị kỷ luật đảng với h́nh thức cảnh cáo và bị Phan Văn Khải cách chức bộ trưởng, bằng màn "tŕnh diễn" là để chính Ngọ làm đơn từ chức.
Trong một cuộc thẩm vấn của Ṭa án khi xét xử Lă Thị Kim Oanh và hai Thứ trưởng Nguyễn Thiện Luân vàá Nguyễn Quang Hà vào chiều ngày 24 tháng 3, Lê Huy Ngọ đă nói rằng đương sự không liên hệ ǵ đến vấn đề quản lư công ty do Lă Thị Kim Oanh làm giám đốc. Ngọ nói rằng đương sự được đưa lên làm bộ trưởng từ tháng 11 năm 1997 trong khi đó, công ty của Lă Thị Kim Oanh đă h́nh thành và hoạt động từ năm 1994. Lê Huy Ngọ lập luận rằng những vấn đề căn bản của dự án như tổ chức cán bộ, triển khai thực hiện đă được bộ trưởng cũ quyết định, khi đương sự lên làm Bộ trưởng th́ dự án lập công ty đă chạy và hoàn toàn không được bàn giao, th́ lấy đâu mà "quản lư"... Trong khi đó, ông Nguyễn Công Tạn, nguyên bộ trưởng nông nghiệp trước thời ông Ngọ th́ đă nói rằng, lănh đạo Bộ nông nghiệp thời đó đă không cho Thứ truỏng kư vay tiền ngân hàng cho công ty của Lă Thị Kim Oanh, nhưng các Thứ trưởng đă làm nên ông ta không có trách nhiệm. Nghĩa là ông Tạn, người bộ trưởng tiền nhiệm của ông Ngọ đẻ ra dự án "công ty tiếp thị đầu tư thương mại", đă phủi tay, đẩy hết trách nhiệm cho hai Thứ trưởng Nguyễn Thiện Luân và Nguyển Quang Hà và Bộ trưởng Lê Huy Ngọ. Được biết, Nguyễn Công Tạn sau khi rời khỏi ghế Bộ trưởng nông nghiệp vào tháng 11 năm 1997, đă được đề bạt lên làm Phó Thủ tướng, đặc trách về phát triển nông nghiệp và nông thôn. Nhưng đến năm 2002, khi nội các của Phan Văn Khải được tổ chức lại th́ Tạn "về hưu" v́ bị tố là dính líu đến tham nhũng trong Bộ nông nghiệp.
Qua một vài dữ kiện nói trên cho thấy, Lă Thị Kim Oanh giám đốc công ty tiếp thị thương mại của bộ nông nghiệp, không chỉ là nạn nhân duy nhất, lănh án tử h́nh,á sau khi ḅn rút 100 tỷ đồng cho các quan chức trong bộ chia chát hưởng thụ trong 10 năm qua, mà bộ trưởng Lê Huy Ngọ cũng là con dê tế thần, để giúp đảng xóa vết nhơ tham nhũng, liên hệ đến nhiều giới chức cao cất khác ở trong đảng. Qua kết quả vụ án, sự thất thoát 100 tỷ đồng chỉ có một ḿnh Lă Thị Kim Oanh chịu tử h́nh trong khi các quan chức khác lại chỉ bị án treo là một vụ xử án khá bất thường. Đáng lư ra nguyên bộ trưởng Nguyễn Công Tạn phải bị kỷ luật v́ là người trực tiếp liên hệ đến việc thành lập công ty, nhưng có lẽ "chỗ dựa" của ông Tạn quá lớn nên đương kim bộ trưởng Lê Huy Ngọ biến thành con dê, lănh đủ trận đ̣n hội đồng của đảng trước dư luận. Cách giải quyết của Hà Nội qua vụ băi nhiệm Lê Huy Ngọ cho ta thấy hai điều : Một là các vụ xử lư về tham nhũng, hối lộ trong các cơ quan nhà nước, Cộng sản Việt Nam đă không xét xử theo những thủ tục về tư pháp, mà luôn luôn bị chi phối ở những cấp cao hơn và bản ản dành cho nạn nhân đều đươc định sẵn tuỳ theo mức độ liên hệ của đương sự. Đa số những người chịu các h́nh phạt nặng xuyên qua tội tham nhũng hay hối lộ đều là những nhân sự thừa hành, không có quyền lực nhiều nhưng lại được đánh bóng trước ṭa là những hung thần tài giỏi với mục tiêu làm nhẹ đi trách nhiệm của những cán bộ nhà nước liên hệ. Hậu quả là những ṭa án dựng lên chỉ để làm cảnh và những người bị mang ra ṭa xử, đa số chỉ là nạn nhận của một thiểu số quyền lực.
Hai là vụ băi nhiệm Lê Huy Ngọ ở quốc hội là một màn kịch "dân chủ" khá tồi. Trước khi quốc hội nhóm họp, Trung ương đảng đă ra quyết nghị cảnh cáo và sau đó, với tư cách Thủ tướng, Phan Văn Khải cũng ra thông tư khiển trách Lê Huy Ngọ. Mặc dù kêu oan và không chịu trách nhiệm về những việc làm sai trái của công ty tiếp thị thương mại do Lă Thị Kim Oanh làm giám đốc, nhưng Lê Huy Ngọ vẫn bị ép phải từ chức. Trong một quốc gia thượng tôn pháp luật, việc Lê Huy Ngọ từ chức là đương nhiên v́ Ngọ đứng đầu một cơ quan đang tạo ra vấn đề. Khi Ngọ nhận lănh trách nhiệm từ chức th́ phía chính phủ đề cử nhân sự mới và quốc hội phê chuẩn. Đằng này quốc hội và chính phủ không làm như thế. Họ lại phát phiếu tham khảo ư kiến đại biểu quốc hội, rồi tổ chức bỏ phiếu kín băi nhiệm. Đây là màn kịch không cần thiết v́ chính Ngọ đă làm đơn từ nhiệm th́ đâu cần quốc hội phải bỏ phiếu băi nhiệm.
Tóm lại, Cộng sản Việt Nam không thực tâm giải quyết nạn tham nhũng, cửa quyền như họ nói mà chỉ làm lấy có. Có thể đây là chủ trương của đảng v́ nếu dẹp tan tham nhũng, các đảng viên không cần dựa vào đảng để "cộng sinh". Tất cả những người bị đưa ra xét xử hay kỷ luật chỉ là những con dê tế thần, để trấn an dư luận trong một lúc nào đó. Họ làm được như vậy v́ hiện chưa có một lực lượng cách mạng nào khác, ở thế đối lập về chính trị tại Việt Nam. Đây là nhu cầu bức thiết của Việt Nam, với sự xuất hiện của một tập hợp đấu tranh mới, có khả năng thách đố các chính sách cai trị của Hà Nội và nhất là có khả năng chuyển hóa dư luận thành những sức ép tấn công ngay vào nền tảng quyền lực của đảng Cộng sản Việt Nam.
Lư Thái Hùng
-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), June 04, 2004.
Chóp Bu CS Sẽ Thay Đổi Sau Vụ Bắt Phó Tổng Dầu Khí VN
Trich tu www.vietbao.com
Như Việt Báo đă loan tin hôm qua, Phó tổng giám đốc Tổng công ty dầu khí Việt Nam, tức Petro Việt Nam, đă vừa bị bắt v́ cáo buộc tham nhũng. Đài BBC, trong buổi phát thanh tối Thứ Năm, vừa b́nh luận thêm như sau:
Báo chí Việt Nam trích lời cơ quan điều tra nói rằng vụ việc liên quan thời ḱ ông Nguyễn Quang Thường c̣n là giám đốc công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí Vũng Tàu và vụ tham nhũng lên đến nhiều triệu đôla. Trong một hai năm qua, ngành dầu khí Việt Nam đă chứng kiến một loạt các quan chức cao cấp, trong đó có cả nguyên tổng giám đốc tổng công ty dầu khí Việt Nam, phải ra đi v́ cáo buộc sai phạm trong công tác. Phương tiện truyền thông tại Việt Nam loan tin ông Nguyễn Quang Thường, phó tổng giám đốc tổng công ty Dầu khí Việt Nam, đă bị bắt sau khi Bộ Công an tiến hành khám xét nơi ở và nơi làm việc của ông đầu tuần này.
Tin cho hay việc ông Nguyễn Quang Thường bị bắt liên quan tới thời ḱ ông c̣n là giám đốc công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí Vũng Tàu. Khi đó, công ty này đă triển khai một hợp đồng xây dựng nhà ở trên giàn khoan của liên doanh dầu khí Việt Xô tại Vũng Tàu.
Báo Thanh Niên tường thuật đây là một hợp đồng giả mà giá trị lên tới khoảng 17 triệu đôla.
Hiện cơ quan điều tra quyết định khởi tố ông Nguyễn Quang Thường về hành vi cố ư làm trái các qui định của Nhà nước về quản lư kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Tổng công ty dầu khí Việt Nam là một trong số ít doanh nghiệp lớn nhất của Việt Nam với doanh thu năm ngoái đạt khoảng năm tỉ đôla. Chuyên viên kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa từ Washington nói so sánh với việc miễn nhiệm bộ trưởng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Lê Huy Ngọ một cách ôn ḥa, th́ việc bắt giữ phó tổng giám đốc một công ty quan trọng như Petro Việt Nam có tính chất quyết liệt:
"Người ta phải suy đoán rằng việc bắt giữ nhằm ngăn chặn khả năng tẩu tán hồ sơ. Giả thiết thứ hai, v́ vi phạm có tính đa diện, gây thiệt hại lớn, việc bắt giữ thể hiện quyết tâm diệt trừ tham nhũng của chính phủ."
"Giả thiết thứ ba, trong khung cảnh luật pháp, chính trị của Việt Nam, việc một công chức cao cấp bị bắt tạm giam cho thấy nhiều nguyên do ở trên thượng tầng. Có thể một số người đỡ đầu cho vị phó tổng giám đốc đă không thể bảo vệ ông, và như thế nó có thể báo hiệu nhiều thay đổi khác trên thượng tầng."
Năm ngoái, cả phó và tổng giám đốc công ty dầu khí Việt Nam đă bị cách chức v́ sai phạm liên quan đến việc đấu thầu xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Nhiều quan sát viên quốc tế cho rằng tham nhũng ở nhiều cấp, nhiều ngành đang là một trong những trở ngại chính trên con đường phát triển của Việt Nam.
-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), June 04, 2004.
Noi di tom lai ,Thang nao o? voi congsan thi co ngay cung bi congsan giet thoi ,,chang co gi la ca?.....tai hien phap tui no la an cuop' thi dau khong co toi cung thanh co toi roi tui no chem nhau thoi ,,,
-- lu cho' thui HANOI (vietnamcongsans@yahoo.com), June 04, 2004.