Dan Ap va Doi Khanggreenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread |
Bắc Bộ Phủ toàn những tên Đầu Gấu, Sống vô tâm quanh bữa tiệc đầu lâu,
Ta cúi đầu - Cộng cỡi cổ, Ta đứng dậy - Cộng sụp đỗ
-------------------------------------------------------------------------------------------
Đàn áp và Đối Kháng
Trich tu mang www.ttvncc.net - (LÊN MẠNG Thứ năm 10, Tháng Sáu 2004) - Trường Sơn - (VNN)
Hồi năm 1954, ở Bắc Việt, nhà cầm quyền Viêt cộng bất th́nh ĺnh phát động một chiến dịch khủng bố dân chúng, gọi là "đấu chính trị" rất kinh hoàng. Khi trời vừa xẩm tối, dân chúng bị lùa đến một hội trường có để sẵn những dụng cụ tra tấn. Đảng CS ghi sẵn tên nhiều người vào sổ b́a đen, và đêm nào cũng có người bị tra khảo, đánh đập, tra tấn. Nhiều người chết tại chỗ. VC làm vậy để ép dân điềm chỉ những ai họ gọi là "phản động, chống Đảng". Nhưng chiến dịch "đấu chính trị" này chỉ kéo dài nữa tháng th́ phải tự ngừng lại ngay, v́ dân chúng nổi loạn, xă hội rối ren bất an. Nhiều cán bộ đảng viên bị dân chúng căm phẫn trả thù, bị đánh chết tại chỗ. Hồ Chí Minh phải vội vàng viết thư công khai xin lỗi quốc dân, tuyên bố hủy bỏ cuộc đấu chính trị và "sửa sai, chỉnh huấn".
Bạo lực có thể kiểm soát khống chế quần chúng nhất thời thôi, v́ người ta luôn luôn có cách phản kháng. "Dẫu cường nhược có lúc khác nhau, song hào kiệt thời nào cũng có". Thời nào cũng có kẻ sĩ và anh hùng, vô úy dấn thân hy sinh, đem khả năng và tâm sức cứu lấy muôn dân. Hễ có đàn áp khủng bố là có phản kháng. Có phản kháng là có bất ổn xă hội. Dân chúng có quyền bất hợp tác với nhà nước, coi khinh luật lệ, chống nộp thuế, phổ biến tài liệu, truyền khẩu thi ca kháng chiến. Người dân có quyền đưa kiến nghị, yêu sách, kiện cáo, nổi dậy biểu t́nh. Kể cả hành hung, bắt nhốt và giết chết cán bộ nhà nước như thời "đấu chính trị" vậy.
T́nh trạng "phản động, chống Đảng" vẫn tiếp diễn. Một phương thức đối kháng dũng cảm táo bạo khác là đ̣i lập hội dân sự hay hội chính trị. Đây là một cung cách đối kháng trí thức, đầy nghệ thuật, để trực diện đối đầu và thách thức quyền lực độc tài. Gs Nguyễn Đan Quế thành lập Cao Trào Nhân Bản để đ̣i dân chủ hoá chính trị. Ông Phạm Quế Dương, Trần Khuê, Hoàng Minh Chính cùng hơn 20 công dân đă thành lập "Hội Nhân Dân Chống Tham Nhũng", nhằm mục tiêu làm sạch và khử trừ quốc nạn tham nhũng. Anh Nguyễn Vũ B́nh và các đồng chí vận động thành lập "Đảng Tự Do Dân Chủ". Họ muốn hoạt động chính trị đối lập, công khai, tự do, dân chủ, hợp pháp, chính đáng. Mới đây, các luật sư Hà Nội tuyên bố muốn thành lập nhóm "V́ Công Lư" để bảo vệ quyền lợi công dân, xem xét những lầm lỗi của nhà nước trong thủ tục tố tụng.
50 năm xưa, bạo quyền khởi sự bằng "đấu chính trị" tàn bạo. 50 năm sau, bạo quyền Viêt cộng diễn tṛ "đấu pháp lư", đóng cửa toà án dùng "pháp quyền" khủng bố dân, bất kể rằng Việt Nam có kư kết tuyên hứa tôn trọng Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền hay Công Ước Quốc tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị. Dân lành bị ruồng bắt, câu lưu, giam giữ, cáo buộc, kết tội, truy tố ra toà, xét xử bất công, bị tuyên án không có bằng chứng, rồi bị tống giam vào nhà tù. Bị can như bị trói, không được tự bào chữa, không luật sư biện hộ. Công tố viên và quan toà dàn xếp mọi cáo buộc, đưa ra cả lô tội trạng vu vơ, để giết hại nạn nhân.
Hiến pháp Viêt Cộng không bảo vệ dân, không hề phục vụ cho quyền lợi căn bản của con người. Nghị Định 31/CP về "quản chế hành chánh" là vũ khí đàn áp, bắt giam và bỏ tù bất cứ ai. Công dân không được xét xử mau chóng, công khai, công bằng và vô tư. Nhà nước dùng lư cớ "xâm phạm an ninh quốc gia" để trù dập những tiếng nói dân chủ. Các chiến sĩ đấu tranh cho tự do bị gán đủ loại tội danh mơ hồ như "tội gián điệp", "tội lợi dụng quyền tự do dân chủ", "tội phá hoại chính sách đoàn kết quốc gia", "tội xét lại chống Đảng", "tội dùng dân chủ chống Đảng"....
Sự ra đời của nhóm "V́ Công Lư" thật cần thiết, để tố cáo trước dư luận về những sai lầm pháp lư nghiêm trọng của nhà nước pháp quyền VC.
Trị dân phải khôn khéo, đừng để dân bất măn, chống đối, nổi loạn. Muốn an dân, cần biết tôn trọng đạo lư mà thu phục nhân tâm. "Thiên dân thông đạt", cầm quyền phải theo mệnh trời, trị dân phải theo ḷng dân mà định chính sự. Người xưa nói "dân vi quư" (dân là quư), "đắc kỳ tâm tư đắc dân" (hợp ḷng người th́ mới được thiên hạ). Chính quyền là thuyền, dân là nước, không thuận ḷng dân th́ thuyền luôn gặp sóng gió.
-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), June 15, 2004
Bắc Bộ Phủ toàn những tên Đầu Gấu, Sống vô tâm quanh bữa tiệc đầu lâu,
Ta cúi đầu - Cộng cỡi cổ, Ta đứng dậy - Cộng sụp đỗ --------------------------------------------------------------------- ----------------------
Cán Bộ Tẩu Tán Tài Sản
Trich tu mang www.ttvncc.net - (LÊN MẠNG Thứ ba 8, Tháng Sáu 2004) - Trần Đức - (VNN)
Tờ báo điện tử VietNamNet ở trong nước ngày 07/06/2004 vừa tiết lộ một tin động trời: "hàng loạt cơ quan, hợp tác xă, doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội ào ạt ''bày'' đủ ''tṛ'' để bán đứt trụ sở, nhà xưởng, đất đai đang thuê của Nhà nước cho tư nhân, lấy hàng trăm tỉ đồng chia nhau. Và rồi, giải tán!" Những bất động sản bị đem bán cho tư nhân này phần lớn nằm ở mặt tiền các phố buôn bán sầm uất như quận Hoàn Kiếm, thuộc trung tâm Hà Nội. Theo kiểm kê chưa đầy đủ, th́ những bất động sản thuộc quyền sở hữu của Nhà Nước thuộc diện này lên đến khoảng 700 địa diểm.
Muốn hiểu được vấn đề này, thiết tưởng cũng nên trở lại quá khứ từ năm 1954. Hầu hết những nhà cửa, đất đai này, không do Nhà Nuớc tự tay xây dựng mà là những bất động sản "tịch thu", "trưng dụng" của dân Hà Nội thuộc các thành phần giai cấp mà nhà nước coi là "thù nghịch" với chủ nghĩa xă hội như tư sản, thương gia, người thuộc chế độ cũ, người di cư vào Nam, các tôn giáo, hay của dân làng ngoại thành như Đ́nh Vọng làng Tía ở phố Hàng Buồm. Trong suốt mấy chục năm dưới thời "bao cấp", các cơ sở này đă được sử dụng đúng như sách vở xă hội chủ nghĩa, tức là đă trở thành trụ sở cơ quan, Hợp Tác Xă, cửa hàng mậu dịch, cửa hàng bách hóa... Tờ báo đă viết: "Ấn tượng khó phai nhất trong những ai đă từng sống qua thời bao cấp tại Hà Nội, là những cửa hàng thịt, cửa hàng gạo mà phố nào cũng có vài cái, rồi các cửa hàng mậu dịch, bách hoá với những tủ kính ố mờ, rạn nứt bán mấy bánh xà pḥng cứng đơ, đen ś...". Thời đó, đúng là cái thời chứng minh rơ ràng nhất sự sai lầm tột độ của chủ nghĩa cộng sản. Ngày hôm nay, Đảng và Nhà Nước đă không thú nhận cái sai lầm đưa dân lui về thời trung cổ đó, mà đă khoe khoang chính sách "đổi mới" như là thể hiện sự sáng suốt của Đảng và Nhà Nước. Đây là chuyện dài, lúc khác nói. Bây giờ chỉ đề cập đến cái "thời kỳ đổi mới". Thời kỳ này, Đảng và Nhà Nước bỏ kinh tế XHCN để làm kinh tế thị trường. Những di sản và những con người của cái thời "bao cấp" đó, tờ báo mô tả: "Do kém năng động, không kịp chuyển ḿnh, hầu hết hoạt động của các tổ chức kinh tế thời bao cấp, các mô h́nh hợp tác xă đều đi vào ngơ tối. Cán bộ, xă viên không có đủ công ăn việc làm, thu nhập không đảm bảo cuộc sống. Và thế là, bài toán mới bắt đầu..."
Bài toán ǵ ? Trước áp lực thế giới về việc giải tư các xí nghiệp Nhà Nước để được chấp thuận gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, cộng sản Việt Nam đang đẩy mạnh "cổ phần hóa" các xí nghiệp quốc doanh. Theo Thời Báo Kinh Tế Sài G̣n, ông Pierre Sauve, Chuyên gia tư vấn của Ngân hàng Thế giới đă khuyến cáo Việt Nam phải "minh bạch hóa" hệ thống luật pháp và tài chánh trong nền kinh tế. Ông nói: "Đáng buồn là Việt Nam vẫn bị tổ chức International Transparency xếp hạng rất thấp về tính cách minh bạch, chỉ đạt 2,6 trong thang điểm 10 về tính minh bạch". Trước t́nh thế này th́ đa số công ty, xí nghiệp Nhà Nước đều phải đối đầu với vấn đề "cổ phần hóa", nếu không muốn nói là phải giải tư. Đối với những cơ sở nhà nước lẻ tẻ như Hợp Tác Xă, cửa hàng Bách Hóa Quốc Doanh vv... th́ nguy cơ là có thể sẽ bị giải tán, chư có ai thèm mua cổ phần ? Từ khi "đổi mới", với thái độ dung dưỡng, không dứt khoát của Đảng, đám cán bộ, công nhân viên của các di sản bảo tàng của thời "bao cấp" vẫn hụ hợ không làm mà vẫn có ăn, vẫn lương bổng, vẫn chế độ đầy đủ. Nếu giải tư, họ sẽ một sớm, một chiều mất chức, mất quyền, mất ăn. V́ thế họ phải tự "cải thiện". Trụ sở nơi họ đang trị v́ sẽ là những bất động sản rất có giá trị trong thời kỳ "đổi mới". Họ bán đi để chia nhau đút túi. Tiện và lợi đủ điều.
Báo VietNamNet cho biết: "Môi trường và Nhà đất Hà Nội, trên toàn địa bàn thủ đô có 133 hợp tác xă đang thuê 187 địa điểm kinh doanh (chưa kể đất) thuộc sở hữu Nhà nước và 333 tổ chức, doanh nghiệp khác đang thuê 550 địa điểm cũng thuộc sở hữu Nhà nước để làm nhà xưởng, cửa hàng, trụ sở. Tổng cộng các diện tích nhà Nhà nước đang cho các thành phần đó thuê suốt ''từ xưa đến nay'' là gần 600.000m2 và tổng diện tích khuôn viên đất là gần 700.000m2". Lợi nhuận sẽ rất lớn lên đến hàng chục tỷ đồng nếu mang ra bán theo giá thị trường. Và cũng theo báo chí th́ hiện nay chưa có biện pháp nào thu hồi về cho Nhà Nước.
T́nh trạng tẩu tán tài sản này diễn ra cả trong những cơ quan không bị áp lực giải tư như Trụ Sở Ủy Ban Nhân Dân Phường Hàng Bông cũng bán luôn cả trụ sở số 83 Hàng Bông (quận Hoàn Kiếm) của ḿnh! Có lẽ những cán bộ Nhà Nước XHCN cũng rất thông hiểu một câu ngạn ngữ của Tây Phương là "ăn cắp của kẻ ăn cắp không có tội". Ngày xưa Nhà Nước đă tước đoạt tài sản của dân, nay cán bộ nhà nước cướp của nhà nước th́ cũng là lẽ công bằng. Nhà Nước có mất ǵ đâu ?
-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), June 15, 2004.