Công nhân, tù nhân hay nô lệ ?greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread |
Bắc Bộ Phủ toàn những tên Đầu Gấu, Sống vô tâm quanh bữa tiệc đầu lâu,
Ta cúi đầu - Cộng cỡi cổ, Ta đứng dậy - Cộng sụp đỗ -------------------------------------------------------------------------------------------
Công nhân, tù nhân hay nô lệ ?
Trich tu www.lenduong.net - Nguyễn thị Thanh Vân - ngày 20/06/2004
Những t́nh huống đau ḷng
Tối 22/5, một nhóm gồm 15 công nhân Việt Nam hợp tác lao động ngành xây dựng ở Malaysia bị trục xuất về nước đă xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Họ ngồi, nằm la liệt trong một góc. Trên người họ chỉ c̣n duy nhất bộ áo quần cũ. Họ thật sự ră rời v́ mấy ngày qua có người chưa được ăn uống ǵ. Trước đó, số công nhân này đă bị cảnh sát Malaysia bắt đưa vào trại tạm giam. Phần lớn thời gian ở nước ngoài của họ đă diễn ra trong tù (!?). V́ sao ra nông nỗi? Họ đă bán chúng tôi! (Tintucvietnam - 24/05/2004)
Ngày 17/3, N.T.H và N.V.T đăng kư đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) sang Đài Loan làm thuyền viên với phí tổn gần 30 triệu đồng. Chờ đợi mấy tháng trời mới cầm được visa, vé máy bay. Thế nhưng, sang Đài Loan được đúng 13 ngày, cả hai đă phải t́m đường trốn về nước. ’’Về nhà làm ruộng c̣n hơn chị ạ! Bên đó khổ lắm, công việc nặng nhọc bao nhiêu tụi em cũng chịu được, miễn là chủ tàu đừng đánh tụi em!’’... (VietnamNet - 16/05/2004)
Trên đây là hai thực tế nói về t́nh trạng các công nhân Việt Nam được đưa sang lao động tại một số nước Á châu, thuộc về chương tŕnh gọi là "xuất khẩu lao động". Chúng ta hăy t́m hiểu về đời sống các công nhân phải tha phương cầu thực này...
Lư do đưa đến thảm trạng
Làm sao các công nhân được đưa ra xứ ngoài làm việc ?
Từ năm 1999, chính quyền cộng sản Việt Nam đă bắt đầu đưa công nhân sang làm việc tại Đài Loan. Các công nhân muốn đi làm việc nước ngoài phải đến ghi danh t́m việc ở các văn pḥng môi giới gọi là doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Tùy theo nước sẽ đến làm việc, người công nhân phải trả một số tiền nhiều hay ít.
Công nhân xuất khẩu lao động sang Đài Loan
Muốn đi Đài Loan, người công nhân phải trả khoảng 30 triệu đồng, gồm có tiền trả công kiếm việc cho doanh nghiệp, tiền máy bay, visa,... Mỗi năm, người công nhân phải trả tiền hoa hồng cho doanh nghiệp 1 tháng lương.
Khi kư giấy đi lao động, người công nhân không được biết rơ việc ḿnh làm, hoàn cảnh lao động ở xứ người ra sao, khổ nhất là không biết và không hiểu ngôn ngữ địa phương. Chẳng hạn như hai bạn N.T.H và N.V.T nói trên ghi danh xin đi làm thuyền viên ở Đài Loan đă mô tả cảnh làm việc như sau :
"... Ngày đầu tiên tụi em lên một tàu đánh cá cỡ trung để nhận việc. Đang lớ ngớ chưa biết làm ǵ v́ không biết tiếng th́ một người đàn ông béo phục phịch bước tới đá vào ống chân của N.H.T và thẳng tay tát N.V.H hai cái. Chưa hết bất ngờ v́ bị đánh, cả hai đă bị lùa xuống khoang tàu tối om, người đàn ông đưa cho T. và H. hai đống giẻ, ra hiệu lau sàn tàu. Khoang tàu tối, hôi hám và bẩn nhầy nhụa. Lau xong, nh́n đồng hồ theo giờ VN đă hơn 1giờ trưa. Một người đến ra hiệu cả hai leo lên, đi ăn cơm. Một tô cơm, vài lát cá khô, sức thanh niên ăn chẳng thấm là bao... Quanh tụi em nhiều người im lặng ngồi ăn. Chẳng ai nói với ai lời nào. Ăn xong, đang ngồi v́ chưa biết làm ǵ th́ ông béo phệ lại đến, hai tay nắm tóc hai đứa day mạnh mấy cái rồi chửi một tràng dài... Cứ thế, ngày nào ông ta cũng đánh, chửi dù tụi em chẳng làm ǵ sai. Công việc th́ đủ thứ, từ vệ sinh tàu, tháo lưới, phân loại cá đến giặt đồ... Nhiều người khác cũng bị đánh nhưng h́nh như không dă man như tụi em. Có lần H. bị đá liên tiếp nhiều cái vào bụng cho đến khi gục xuống. Khi ông béo đánh người lao động th́ không ai dám ngăn... Cơm không đủ no, bị đánh suốt ngày, chịu không nổi tụi em chạy tháo thân. Biết trốn về là vi phạm hợp đồng, sẽ không được trả lại tiền nhưng thà như vậy c̣n hơn có ngày mất xác trên biển...’’.
Có lẽ đây không phải là trường hợp duy nhất v́ hiện nay số công nhân Việt Nam lao động tại Đài Loan đào thoát khỏi chỗ làm của ḿnh rất nhiều. Đến nỗi chính quyền Đài Loan đă nhiều phen cảnh cáo, nếu các doanh nghiệp Việt Nam không kiểm soát nổi công nhân của ḿnh th́ sẽ chấm dứt các giao kèo nhận người Việt Nam. Hiện nay, tại Đài Loan có trên 12 ngàn người lao động nước ngoài bỏ trốn khỏi nhiệm sở, trong đó Việt Nam chiếm hơn 40%, tức là khoảng 5000 người. Cứ mỗi tháng th́ có 200 công nhân Việt Nam bỏ trốn, các doanh nghiệp XKLĐ không liên lạc được.
Công nhân xuất khẩu lao động sang Mă Lai
T́nh trạng công nhân đào thoát ở Mă Lai rất khó v́ cơ quan an ninh tại đây làm việc rất chặt chẽ. Đa số những người mất việc làm bị áp tải về Việt Nam trong thời gian ngắn nhất.
Giống như những người đi lao động ở Đài Loan, những người muốn đi Mă Lai làm việc cũng phải trả những số tiền kết xù như vậy. Các hợp đồng làm việc cũng không rơ ràng, đời sống người công nhân rất bấp bênh.
Hoàn cảnh các công nhân vừa bị đưa về Việt Nam ngày 22/5 nói trên được mô tả tóm lược như sau : các công nhân này đă kư hợp đồng xuất khẩu lao động tại Mă Lai qua trung gian của công ty Cửu Long ở Hải Pḥng ngày 16 tháng 8 năm 2003. Khi sang đến Mă Lai, các công nhân này mới biết những hợp đồng này không rơ ràng là đă kư với hăng nào nên họ đă bị đưa đi lao động ở nhiều nơi, mỗi nơi dăm ba tháng. Chủ nhân các hăng tha hồ đánh đập v́ họ chỉ sử dụng những người này ngắn hạn. Và cũng chính v́ lư do này mà họ đă bị cảnh sát Mă Lai bắt giam hơn 4 tháng v́ nơi làm việc không đúng như đă ghi trong giao kèo. Hoàn cảnh tù đày rất khốn khổ : trong căn pḥng khoảng hơn 200m2 ở tận núi cao, chứa đến 600 tù nhân; mỗi khi ngủ nằm xếp lớp chật như cá ṃi hấp. Pḥng vệ sinh th́ các con bọ nêm kín như đậu đen, bốc mùi hôi nồng nặc. Để gửi được lá thư về đến gia đ́nh là một câu chuyện dài khổ ải. Không có giấy, họ phải viết trên vỏ bao xà pḥng, chữ được chữ mất. Việc chuyển thư đến bưu điện cũng rất khó khăn. Họ phải nhờ bạn tù có dịp ra ngoài gửi giúp. Dă man hơn, trong lúc họ bị tù, công ty Cửu Long lại vu cáo để chạy tội, thông báo cho gia đ́nh những người này biết là họ bị bắt v́ nhậu nhẹt say sưa, quậy phá và dẫn gái về pḥng.
V́ bị đưa đi làm ở nhiều nơi không cố định như vậy, nên các công nhân khi bị mất việc làm thường không nhận đủ các tháng lương đă lao động. Khi về nước, họ đến các doanh nghiệp nơi đăng kư đ̣i lại số tiền đă nộp cùng với các tiền bồi thường th́ các doanh nghiệp này lại từ chối.
Xuất khẩu lao động: một giải pháp của chương tŕnh xóa đói giảm nghèo
Cốt lơi của các chương tŕnh xuất khẩu lao động là để giải quyết t́nh trạng thặng dư lao động trong một nước. Ở Việt Nam, chương tŕnh này được triển khai trong mục tiêu "xóa đói giảm nghèo" của nhà nước. Nhưng đó chỉ là lư thuyết.
Trên thực tế, những người lao động này đa số là nông dân v́ các hợp đồng này thường không đ̣i tiêu chuẩn cao, đây là những thị trường dễ tính. Muốn trả những số tiền kết xù khi đăng kư hợp đồng lao động, những người nông dân nghèo khổ này phải vay mượn khắp nơi, nhiều người c̣n thế chấp hết nhà cửa ruộng vườn. Gặp những thực tế đau đớn này, họ không phải biết sống ra sao khi trở về nước.
Về phía các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, chỉ ngồi giữa ăn tiền hai đầu, một lối kiếm ăn quá dễ dàng đă biến họ thành những người vô lương tâm. Họ cứ nhận người lao động đăng kư, ăn chịu với đầu mối khác ở nước ngoài để làm những hợp đồng dỏm để qua mặt người lao động. Hiện nay có 84 doanh nghiệp xuất khẩu lao động sang Mă Lai, mỗi nơi ăn nói mỗi kiểu nên người công nhân không biết được đâu là những điều chính xác khi kư các hợp đồng.
Bằng chứng là ngày 19/5, 28 người đă từ chối đi lao động ở Malaysia v́ khi nh́n thấy trong visa của ḿnh chỉ là visa du lịch 3 tháng. Bị chất vấn th́ các doanh nghiệp này trả lời visa này chỉ để nhập cảnh, qua tới nơi chính quyền địa phương mới cấp visa lao động mỗi 6 tháng. Đây cũng là dịch vụ của công ty Cửu Long ở Hải Pḥng. Ngoài tiền chi phí, công ty này c̣n đ̣i thêm mỗi người 2 triệu đồng để học ngoại ngữ trong ṿng hai tháng. Nhưng thực tế th́ chỉ một vài người trong số 28 người này có học vài buổi tiếng Anh, những người c̣n lại không được học, không được hướng dẫn ǵhết mặc dù đă phải trả thêm 2 triệu đồng.
Sự an nguy của người lao động không hề được quan tâm
Khi hai anh N.T.H và N.V.T nói trên đi về chất vấn doanh nghiệp Bitocimex về việc bị đánh đập, ông chủ công ty này nói rằng: "đó là chuyện b́nh thường ở bên đó, có thể Việt Nam không chấp nhận lối cư xử này nhưng ở một số nơi như Đài loan, Hàn Quốc, Trung Quốc..., chủ có quyền đánh khi LĐ làm sai (VietnamNet, 16/5/2004).
Khi xảy ra những cuộc ẩu đả hay đ́nh công, người bị họ lên án đầu tiên là người công nhân Việt Nam : về chuyên môn, tính cần cù, học hỏi, sự khéo léo trong công việc th́ LĐ Việt Nam rất tốt. Thế nhưng bên cạnh đó, họ lại hạn chế ở tính ngang bướng đến mức vô kỷ luật. Khi bức xúc, họ phản ứng ngay, ít khi chịu đối thoại nghiêm túc với chủ sử dụng LĐ" (VietnamNet, 16/5/2004).
Khi người lao động bị thương tích khi làm việc, họ không biết phải kêu cứu ở đâu: "Ngay cả khi anh Trương bị tai nạn lao động, chấn thương mặt và găy 4 xương sườn, mọi người túa đi khắp nơi t́m đại diện Bitocimex tại Malaysia cũng chỉ nhận được tiếng... tít... tít... của điện thoại ngoài vùng phủ sóng" (VietnamNet - 26/03/2004).
Có nhà nước nào nhẫn tâm đua dân ḿnh đi làm nô lệ như thế ?
Thêm một tội ác nữa, v́ ḷng tham không đáy.
Các chủ doanh nghiệp này đă nhận những số tiền kết xù của những người xuất khẩu lao động, trong đó có phần ứng trước tiền hoa hồng cho mỗi giao kèo với giá 1 tháng lương một năm. Những người được việc tốt th́ chẳng sao, họ ăn trọn vẹn cũng là điều b́nh thường. Những người không có hợp đồng, bỏ trốn không về, như ở Đài Loan chẳng hạn, th́ các chủ doanh nghiệp này cũng lẳng lặng nuốt trọn gói. Chính v́ vậy mà họ cứ lờ để cho các công nhân ở Đài Loan tha hồ lặng mất.
Riêng trường hợp các công nhân không t́m được việc làm ở Mă Lai bị đưa về nước, họ đă t́m đến các công ty này đ̣i bồi hoàn v́ các công ty này đă kư những hợp đồng ma, các ông chủ ác nhơn này lại kêu gọi sự thông cảm của các công nhân, khó khăn này là của chung chứ không phải của họ. Trong số các công nhân bị trả về này, họ đă đ̣i công ty Bitocimex ở B́nh Phước hoàn lại mỗi người 30 triệu đồng v́ họ đă đóng cho công ty 17 triệu, 2 triệu chi phí hành chánh, và phần c̣n lại tương đương với 3 tháng tiền lương chưa được lănh, cộng với chi phí 3 tháng lăn lóc trong thời gian mất việc làm. Nhưng công ty này chỉ muốn hoàn trả 6 triệu một người. Nội vụ hoàn trả này cho đến nay vẫn chưa ngă ngủ và có nhiều triển vọng sẽ đưa ra ṭa để giải quyết. Nhưng không biết ṭa án Việt Nam sẽ đứng về phe nào ????.
Những người may mắn hơn, tuy đă kư hợp đồng xin đi lao động nhưng cứ phải chờ, đến khi lệnh của đại sứ Việt Nam tại Mă Lai cấm không thâu nạp những người sang làm nghề xây cất ở Mă Lai nữa, khi họ đến đ̣i lại tiền đă đóng th́ họ phải chờ, đ̣i năm lần bảy lượt cũng chưa được bồi hoàn. Công ty Bitocimex cũng không quên đưa ra với họ một đề nghị hết sức tử tế : nếu không chờ th́ phải chịu tốn thêm một khoản nữa để Bitocimex chuyển sang công ty khác (VietnamNet - 26/3/2004).
Giải pháp nào để các công nhân xuất khẩu lao động bớt khổ ?
Muốn giải quyết t́nh trạng này, những chuyện cần phải làm chỉ là những chuổi việc làm theo đúng cái logic của nó.
Ông Nguyễn Quốc Dũng, đại sứ Việt Nam tại Mă Lai đă nêu đầy đủ những ǵ phải làm như sau:
"- Về phía các Bộ, Ngành hữu quan, đặc biệt là Bộ Lao động-Thương binh-Xă hội nên đánh giá tổng thể thị trường lao động Malaysia, nhất là các vấn đề phát sinh trong quá tŕnh đưa lao động sang Malaysia trong gần 2 năm qua để t́m ra những giải pháp hữu hiệu khắc phục những vấn đề bất cập.
Về phía các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, phải coi quyền lợi người lao động là ưu tiên hàng đầu để phối hợp với Ban quản lư lao động làm tốt công tác đánh giá và thẩm định hợp đồng, tránh chạy theo số lượng. Chú trọng công tác đào tạo ngoại ngữ và đào tạo hướng nghiệp cho lao động, làm cho người lao động hiểu rơ các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của họ theo hợp đồng lao động, hiểu các quy định pháp luật, phong tục tập quán, lối sống và văn hóa của nước bạn, cung cấp cho họ những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn t́nh h́nh lao động Việt Nam ở Malaysia.
Bên cạnh đó, khi thông báo tuyển dụng, các doanh nghiệp nên thông tin đầy đủ và chính xác cho người lao động về triển vọng cuộc sống và công việc của họ tại Malaysia, tránh để họ quá kỳ vọng rồi thất vọng khi đối mặt với thực tế công việc, dẫn tới có thái độ và hành vi không phù hợp trong làm việc và trong quan hệ với chủ lao động."...
Giải pháp th́ rất dễ, điều quan trọng là giới hữu trách nhà nước Việt Nam có quyết tâm áp dụng hay không, để thực sự xóa đói giảm nghèo cho dân hay lại bi đồng tiền làm mờ mắt, tiếp tục để các doanh nghiệp XKLĐ tiếp tục ăn trên xương máu người lao động rồi chia chút ít cho họ ?
***
Nh́n tổng thể của vấn đề xuất khẩu lao động tại Việt Nam, tôi tự hỏi thực chất những khó khăn của vấn đề này là ở đâu ?
Tại sao người XKLĐ sang Đài Loan cứ ào ào trốn thoát, ngay khi họ vừa thoát khỏi Việt Nam ? Có phải đây là một đường dây tổ chức đi chui bán chính thức mà nhà nước Việt Nam thừa biết lư do và hậu quả nhưng họ vẫn cứ làm ? Tiền vào túi, bớt miệng ăn, bớt số người thất nghiệp, tô đẹp thêm vẻ phát triển kinh tế của Việt Nam để ḷa mắt các tổ chức lao động và tài chính thế giới ?
Một số h́nh thức khác mà nhiều người cũng đă từng biết đến, và chính nhà nước CHXHCNVN cũng thừa biết, đó là những đường dây đưa lậu người sang Âu châu với những số tiền kết xù. Mỗi người phải trả từ 5 ngàn đến 7 ngàn Mỹ kim, chưa kể nhiều khi c̣n bị trấn lột để ṿi tiền thêm. Có dịp gặp gỡ và trao đổi với một số người thuộc diện này hiện đang sống tại Ba Lan, tôi không cầm được nước mắt và hỏi : "v́ sao tốn tiền như vậy, đời sống lông bông như thế này mà sao các anh c̣n lũ lượt kéo nhau đi ?" Có người đă ngậm ngùi trả lời rằng: "Đi vay đi mượn để mà đi, ở nhà không sống nổi, không t́m được việc làm. Sang đến đây, suưt mất mạng, đời sống khó khăn, ngày hai bữa bữa no bữa đói nhưng không dám hở môi với gia đ́nh. Khổ th́ ḿnh ôm lấy một ḿnh, nói ra gia đ́nh chỉ thêm khổ. Cứ như thế, bên nhà đâu có biết, tưởng là sống được nên nhiều người lại kéo nhau đi tiếp... Sang đến đây dở khóc dở cười, âu cũng là số phận..." Đó là lời tâm sự của những người quê ở xứ Nghệ, con cháu của "Bác" ngày nay khổ như thế đó...
Không lẽ 30 năm sau ngày "thống nhất đất nước", người dân Việt Nam vẫn c̣n t́m mọi cách để đi ra khỏi nước ? Chế độ ưu việt của đảng và nhà nước CSVN vẫn c̣n làm cho dân khổ đến thế kia à ? Tôi chợt nghĩ tới câu: "dưới chế độ CS, cột đèn mà có chân th́ nó cũng thoát đi !!!"
Đi đâu bây giờ, đâu có nước nào trên thế giới này sẵn sàng tiếp đón hàng hàng lớp lớp người ra đi như thế? Nước nào rồi cũng t́m cách xua đuổi những người di dân và t́m mọi cách trả họ trở về nguyên quán. Chỉ c̣n một cách duy nhất, chúng ta phải phấn đấu để đ̣i hỏi có được một nhà nước thực sự v́ hạnh phúc của nhân dân, do nhân dân lựa chọn để thực sự phục vụ cho nhân dân, để người dân Việt Nam được quyền sống hạnh phúc và ấm no ngay trên đất nước ḿnh.
Đời ta dù có khổ nhưng với quyết tâm này th́ con cháu ta mới mong thấy được tương lai tươi sáng hơn. Mong thay !
-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), June 22, 2004
Doi hoi co mot nha nuoc ? sao don gian qua vay? Ban nen nho con khi mac quan hay khong mac quan van la con khi . Nha nuoc bay gio ,nha nuoc 30 nam ve truoc va nha nuoc 30 nam ve sau cung vay thoi ,chi la bon an cuop ngay cha truyen con noi ,neu khong dap chet no thi chau no ,chat no ,chat chat no tiep tuc an cuop .
-- thich du thu (toollovers@comcast.net), August 01, 2004.