Các bài b́nh luận và bài viết hay của nhiều tác giả, chớ nên bỏ qua.

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Bắc Bộ Phủ toàn những tên Đầu Gấu, Sống vô tâm quanh bữa tiệc đầu lâu,

Ta cúi đầu - Cộng cỡi cổ, Ta đứng dậy - Cộng sụp đỗ

-------------------------------------------------------------------------------------------

Kinh tế học và triết học của chủ nghĩa xă hội

Trich tu www.talawas.org - Norman Barry - Nguyễn Đức Thành dịch và chú thích

Tiểu luận này lần đầu tiên xuất hiện trên Il Politico, một tạp chí về Khoa học Chính trị của Italia (Trường Đại học Pavia), Tập XLIX, Số 4, năm 1984.

Norman Barry là Giáo sư Chính trị học tại Trường Đại học Buckingham và là tác giả của các bộ sách: Nhập môn Lư thuyết Chính trị hiện đại, Triết học Kinh tế và Xă hội của Hayek, Pháp quyền mới, và Bàn về Chủ nghĩa Tự do Cổ điển và Chủ nghĩa Tự do-Vị lợi Cổ điển.

Nguồn: Bút kư kinh tế, số 6 - The Libertarian Alliance, 1986

http://www.libertarian.co.uk/lapubs/econn/econn006.pdf

-----------------------------

1. Nguồn gốc của cuộc tranh luận về ‘tính toán’ xă hội chủ nghĩa [1]

Có một thực tế lạ lùng trong lịch sử tư tưởng chính trị và xă hội của thế kỷ này, đó là hai hệ thống kiến giải xă hội mang tính lư thuyết và duy lư, thống trị mạnh mẽ nhất, một bên là những người theo chủ nghĩa cá nhân tự do cổ điển và bên kia là những người theo chủ nghĩa tập thể, lại rất hiếm khi đối đầu nhau một cách trực tiếp trong lănh địa của những phép tắc khảo cứu khoa học. Bất chấp dung lượng khổng lồ của chúng, những bài viết trong các ngành triết học xă hội này chẳng mấy khi được viết ra theo cách cho phép đi tới những giải pháp rốt ráo cho hàng loạt vấn đề chúng đặt ra: thay vào đó, chúng xuất hiện như những công tŕnh kiến trúc vĩ đại, với nhiều tầng bậc mỹ thuật khác nhau, đứng kế bên nhau chứ không phải trên cùng một mảnh đất chung. Như những bà nội trợ xứ Glaswegia [2] gân cổ lên căi nhau từ hai bên hè phố, người theo chủ nghĩa cá nhân và người theo chủ nghĩa tập thể dường như luôn luôn tranh luận từ hai hệ tiền đề khác nhau. Như người được giải Nobel về Khoa học Kinh tế George Stigler [3] từng nói, những cuộc tranh luận giữa những người xă hội chủ nghĩa’ và những người ‘tư bản chủ nghĩa’ là không ăn khớp với nhau (‘unjoined’). [4] Tuy nhiên, sự chệch choạc này, theo Stigler, hoàn toàn bắt nguồn từ sự thất bại của cả hai phe khi đánh giá các kết quả thực tiễn của những lập luận tương ứng của họ. Theo một lối ‘thực chứng’ điển h́nh, ông tuyên bố rằng chỉ ‘bằng chứng thực tế’ (evidence) mới có thể giải quyết được sự bất đồng giữa các hệ tư tưởng.

Trái với quan điểm trên, cần phải nhấn mạnh rằng những nhận định thực nghiệm riêng nó không bao giờ có thể mang tính quyết định trong các lập luận triết học về chính trị và xă hội. Nguyên nhân một phần v́ dữ liệu trong lĩnh vực xă hội là rất phức tạp, không thể kiểm soát, mang tính tạm thời và lộn xộn. Rơ ràng là, những thất bại hiển nhiên của việc kế hoạch hoá tập trung nhằm tối đa hoá các mục tiêu xă hội chủ nghĩa đă không làm thay đổi ngay cả những người theo chủ nghĩa tập thể có đầu óc thực nghiệm, dù những thất bại này chắc chắn làm anh ta thất vọng. Anh ta luôn có thể quy kết chúng cho những t́nh huống không thuận lợi, những thứ hiển nhiên là không thể tránh khỏi, chứ không phải do một số sai sót nội tại trong lư thuyết của anh ta. Nhưng, quan trọng hơn, mọi lập luận thực chứng trong khoa học xă hội đều sống kư sinh trên một lư thuyết tổng quát nào đó, đ̣i hỏi một cơ sở mang tính triết học nhiều hơn. Vấn đề đă được nêu lên và trả lời bởi người theo chủ nghĩa cá nhân là tại sao những thất bại rơ ràng như thế của chủ nghĩa tập thể đă diễn ra: phải như thế th́ sau đó anh ta mới có thể nói một cách tự tin rằng, những thất bại đó thực chất là những đặc điểm không thể khắc phục được của lâu đài kinh tế học xă hội chủ nghĩa.

Tất nhiên, đây là một vấn đề cực kỳ nan giải: liệu những cuộc tranh căi trong triết học xă hội có thể được làm cho "ăn khớp" với nhau theo một cách thức nào đó, mà không phải theo lối thực nghiệm (và do đó chỉ liên hệ với nhau một cách cục bộ) hay không, câu hỏi này bản thân nó nhất định vẫn cứ là một đối tượng của sự bất đồng quan điểm thường hằng. Tuy nhiên, đă có một cuộc tranh luận trong lịch sử tư tưởng kinh tế, "cuộc tranh luận về tính toán" nổi tiếng giữa các nhà kinh tế xă hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa trong những năm 1920 và 1930, mà trong cuộc tranh luận đó những người tham gia không đứng tranh căi trên những mảnh đất khác nhau, mà dường như ở trong cùng một khuôn khổ lư thuyết chung. Thêm vào đó, không những họ không tranh luận về "thực tiễn", mà trái lại, không có bên nào trong số họ bị xô đẩy bởi bất cứ một hiện tượng thực tế nào. Từ quan điểm của lịch sử tư tưởng kinh tế, cuộc tranh luận này đă được các nhà kinh tế khảo cứu cẩn thận rồi. Thật vậy, cho tới tận gần đây, vẫn có một sự đồng thuận giữa các nhà kinh tế chuyên nghiệp rằng, theo một nghĩa trừu tượng hay lư thuyết nào đó, các nhà kinh tế xă hội chủ nghĩa đă "thắng". [5] (Bất kể những vấn đề đạo đức, chính trị và thực tế khá hiển nhiên, những thứ vẫn có thể làm sự chống đối kế hoạch hóa xă hội chủ nghĩa trở thành dứt khoát). Mục đích của bài viết này là chứng tỏ rằng kết luận trên là sai lầm xét từ quan điểm của lư thuyết kinh tế. Tuy nhiên, người ta cũng biết rằng cuộc tranh luận về tính toán không thuần tuư chỉ liên quan đến kinh tế học; nó c̣n liên quan đến những vấn đề rộng lớn hơn của triết học xă hội, mà đa phần đă không được những người trong cuộc thừa nhận một cách công khai.

Nguồn gốc lịch sử dẫn tới cuộc tranh luận tương đối đơn giản. [6] Nó diễn ra giữa một bên là các nhận vật chủ chốt của Trường phái Kinh tế chính trị học Áo [7] , mà chủ yếu là Ludwig von Mises (1881-1973) và Friedrich von Hayek (sinh năm 1899), c̣n bên kia là các môn đồ của cách tiếp cận cân bằng tổng quát chính thống, nổi bật nhất là H. D. Dickinson (1899-1968), Fred M. Taylor (1855-1932), Oscar Lange (1904-1965) và, về sau này, Abba P. Lerner (1903-1982). Cuộc tranh luận được mở màn vào năm 1920 với sự công bố bài báo nổi tiếng của Mises, ‘Tính toán kinh tế trong Khối thịnh vượng chung Xă hội chủ nghĩa’ [8] , [9] trong đó, ông lập luận rằng nếu không có một thị trường cho hàng tiêu dùng và nhân tố sản xuất, th́ các giá trị kinh tế (không chỉ giá cả của hàng tiêu dùng, mà bao hàm tất cả các loại tiền tô, tiền công và lăi suất) sẽ không thể nào được tính toán ra là bao nhiêu, mà sẽ phải bị quyết định một cách độc đoán (arbitrarily) bởi một chính quyền trung ương. Nếu một hệ thống xă hội chủ nghĩa loại bỏ thị trường, th́ nó cũng loại bỏ cách tổ chức hợp lư của một nền kinh tế.

Lúc này các nhà kinh tế xă hội chủ nghĩa có tên trên kia đă xem xét những phê phán của Mises một cách rất nghiêm túc (điều này có thể là một lư do v́ sao họ không mấy khi được nhắc tới trong các cuốn lịch sử chuẩn về tư tưởng xă hội chủ nghĩa do các nhà khoa học và lư thuyết chính trị viết nên) nhưng họ nghĩ rằng câu trả lời cho những câu hỏi của Mises có thể được t́m thấy ngay trong hệ thống lư thuyết kinh tế chính thống. Hệ thống này đă thực sự cung cấp một cách tính toán giá trị, xét cho cùng th́ dựa trên sự ưa thích chủ quan, nhưng không nhất thiết đi tới kết luận rằng hệ thống kinh tế nên bao hàm các thể chế tư bản chủ nghĩa điển h́nh với quyền tư hữu và các ‘hăng’. Chính Hayek là người đă bảo vệ và triển khai những tiền đề của Mises bằng cách tấn công một cách công khai vào quan điểm chính thống về tính toán kinh tế. Tuy nhiên, bản chất của phê phán Mises- Hayek chưa bao giờ được hiểu cho thấu đáo vào thời điểm đó, chủ yếu là v́ kinh tế học Áo chưa bao giờ được phân định cho rơ ràng như một loại lư thuyết kinh tế khác biệt so với lư thuyết thị trường cạnh tranh truyền thống, và cuộc tranh luận dường như được khép lại vào cuối những năm 1930 với phần thắng vẻ vang thuộc về các nhà xă hội chủ nghĩa. Sau năm 1920, Mises tiếp tục tấn công chủ nghĩa xă hội nhưng phê phán của ông có khuynh hướng trượt theo những nghiên cứu mang tính tâm lư học và xă hội học nhằm chống lại các nhà xă hội chủ nghĩa và chủ nghĩa xă hội [10] . Thật thú vị, cả Hayek cũng chuyển hướng từ lư thuyết kinh tế thuần tuư sang triết học xă hội một cách tổng quát và phát triển một học thuyết phức tạp về phương pháp luận và nhận thức luận, mà học thuyết này, giờ đây nh́n lại, có liên quan trực tiếp đến cuộc tranh luận ban đầu. Cách giải thích của ông về bản chất của tri thức kinh tế, nếu đúng, loại bỏ hoàn toàn cách tính toán do các nhà xă hội chủ nghĩa đưa ra vào những năm 1930. Lư thuyết kinh tế không c̣n là một công cụ trung tính phục vụ bất cứ một h́nh thức kinh tế cho trước nào, mà chỉ có ư nghĩa trong một hệ khái niệm triết học mong muốn t́m cách lĩnh hội đầy đủ bản chất của đời sống xă hội mà thôi.

2. Phê phán mang tính xă hội chủ nghĩa về chủ nghĩa tư bản

Cuộc tranh luận giữa chủ nghĩa xă hội và chủ nghĩa tư bản diễn ra dưới nhiều h́nh thức. Nh́n lại sự phát triển về lư luận của chủ nghĩa xă hội trong 150 năm qua, chúng ta có thể quy sự phản đối mang tính xă hội chủ nghĩa đối với chủ nghĩa tư bản thành bốn loại. Loại thứ nhất, bắt nguồn từ chủ nghĩa Marx, cho rằng các h́nh thức của đời sống kinh tế và xă hội chỉ mang tính lịch sử và do đó chủ nghĩa xă hội là kết quả tất yếu của những quy luật không thể đảo ngược. Những người theo quan điểm này không bận tâm nhiều lắm với vấn đề tính toán. Trật tự tư bản chủ nghĩa sẽ để lại một thế giới sung túc nên thế giới xă hội chủ nghĩa mới trong tương lai không cần tới lư thuyết kinh tế v́ lúc ấy không c̣n sự khan hiếm. [11] Thực vậy, những cư dân của nó thậm chí sẽ không c̣n ḷng ham muốn vô hạn độ nữa v́ đó chỉ là một đặc tính riêng có của con người tư bản chủ nghĩa. Đặc điểm này của con người được coi là chỉ mang tính tạm thời trong một giai đoạn lịch sử nhất định, chứ không phải là một chân lư phổ biến đối với loài người.

Phê phán mang tính xă hội chủ nghĩa thứ hai về chủ nghĩa tư bản thực chất là sự triển khai khía cạnh vừa nhắc đến trên kia của chủ nghĩa xă hội lịch sử. Theo quan điểm này, người tiêu dùng không phải là những tác nhân chủ động tự do quyết định nhu cầu của họ, trái lại, họ là những nạn nhân "tự nguyện" của hệ thống sản xuất, cái quyết định nhu cầu của họ. Tự do xă hội chủ nghĩa thực thụ chỉ tồn tại khi con người thoát khỏi những ham muốn có tính chất tự huỷ hoại chính bản thân họ. Quan điểm này thể hiện rơ trong cuộc tấn công của Galbraith [12] vào vai tṛ của những nhà quảng cáo và các tập đoàn "vô trách nhiệm". Điều này được thể hiện dưới một h́nh thức cuồng loạn (hysterical) hơn trong những tác phẩm của Marcuse [13] . Một lần nữa, người ta cho rằng không có vấn đề tính toán nghiêm trọng nào cần phải giải quyết bởi v́ một nền kinh tế xă hội chủ nghĩa có thể dễ dàng tạo ra một năng lực sản xuất đủ để thoả măn mọi nhu cầu chủ động thực sự. Nhưng ngay cả ở đây, sự thoả măn những nhu cầu thiết yếu nhất cũng đ̣i hỏi một số kỹ thuật sản xuất hợp lư nào đó; một điểm được nhấn mạnh trong các phê phán của chủ nghĩa xă hội.

Phê phán mang tính xă hội chủ nghĩa thứ ba ít chú trọng hơn đến những tính toán siêu h́nh trên và tập trung nhiều hơn đến sự phân phối thu nhập và của cải bất công hiển hiện trong xă hội vận hành theo thị trường tư bản chủ nghĩa. Học thuyết này liên hệ đến những khái niệm quen thuộc về công bằng và b́nh đẳng xă hội, và đề cao điều này như là những tiêu chí đạo đức ngoại biên (external) để đánh giá sự vận hành của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Hiển nhiên là ở đây tồn tại vấn đề tính toán, bởi v́ nếu nhu cầu được coi là chủ động và mục tiêu của hoạt động kinh tế là làm thoả măn những nhu cầu đó, th́ vẫn tồn tại một vấn đề cực kỳ hệ trọng, đó là liệu chủ nghĩa b́nh quân có thể không mang tính phá hoại to lớn đối với năng lực sản xuất của một nền kinh tế, mà những thành quả của nó đ̣i ḥi sự mất mát ṛng trong việc thoả măn nhu cầu thậm chí của cả những người đă bị làm cho nghèo đi, hay không. [14] Trên thực tế, theo quan điểm này, không có một lư thuyết sản xuất nghiêm túc nào cả.

Sự chống đối mang tính xă hội chủ nghĩa thứ tư tập trung mạnh mẽ vào vấn đề hiệu quả nằm ẩn sau những phê phán trên. Một lần nữa, nhu cầu của người tiêu dùng được xem như những nhân tố quyết định đầu ra, nhưng vấn đề là liệu các hệ thống tư bản chủ nghĩa truyền thống, với những đặc tính như độc quyền, hiệu suất tăng theo quy mô và các h́nh thức "quyền lực" thị trường khác, có thể gặt hái được những mục tiêu đă được thiết lập một cách nội sinh hay không? Nói cách khác, người ta cho rằng một hệ thống sản xuất kế hoạch hoá tập trung (và thuộc sở hữu công), có thể đem lại những cải thiện về tính hiệu quả, và loại trừ những mất mát phúc lợi bắt nguồn từ những khuyết điểm nêu trên của các hệ thống thị trường hiện thời, đồng thời vẫn duy tŕ được sự lựa chọn của cá nhân trong tiêu dùng và chiếm hữu. Quan điểm trên chính là quan điểm về chủ nghĩa tân cổ điển chính thống của các nhà xă hội chủ nghĩa "thị trường" được đề cập trên kia, những người xây dựng hệ thống của họ từ lư thuyết cân bằng tổng quát.

Tuy nhiên, phần nhiều cảm hứng của các lư thuyết gia kinh tế của chủ nghĩa xă hội, như Lange, Lerner, Taylor và Dickinson [15] , bắt nguồn từ niềm tin của họ, rằng sự bất b́nh đẳng về của cải và sự phân định nguồn lực là những sai sót vốn có và có khả năng chỉnh sửa mà không phá hoại những đặc điểm về tính hiệu quả của một hệ thống kinh tế. Những "bất công" này không bị chống đối xét theo bất cứ một nghĩa triết học sâu xa nào: giả định ẩn ở đây là những bất công ấy chỉ đơn thuần là sự tuỳ tiện (arbitrary). Do đó, có một sợi chỉ xuyên suốt không thể tiệt trừ được của chủ nghĩa duy lư trong lư thuyết kinh tế của chủ nghĩa xă hội, dẫn tới một giả định không được đưa ra luận bàn, là quyền sở hữu có thể được tráo đi đổi lại một cách vô hạn và v́ thế tạo nên một điểm tối ưu mong muốn nào đó.

Chính loại phê phán cuối cùng này trong bốn loại phê phán trên có liên quan nhiều nhất đến cuộc tranh luận về tính khả thi của một xă hội xă hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, cả ba quan điểm trước cũng sẽ vẫn được xem xét ở một mức độ nhất định trong những lư giải của tôi về cuộc tranh luận cũng như cách tôi suy diễn những ǵ sẽ diễn ra sau đó. Cuộc tranh luận về tính toán có ư nghĩa đặc biệt quan trọng trong lịch sử tư tưởng kinh tế và xă hội v́ trong cuộc tranh luận đó, những người tham chiến chính dường như cùng thao tác trên những khái niệm quen thuộc về tính duy lư, về "con người cá thể" (‘person’), và về bản chất của vấn đề kinh tế. Vào năm 1920, Mises đă thiết lập cương giới cho cuộc tranh luận khi nói rằng việc chạy trốn sang lĩnh vực siêu h́nh học, tại đó các vấn đề về sự tồn tại tối hậu được đặt lên trên vấn đề phân bổ nguồn lực khan hiếm, là không thể được. Như Hayek đă viết một cách súc tích khi nh́n nhận lại Cuộc tranh luận: "Do đó, vấn đề kinh tế phát sinh ngay khi những mục đích khác nhau phải cạnh tranh với nhau v́ các nguồn lực hiện có." [16] V́ vậy, không có một mục đích nào được phép có vị thế siêu h́nh học cao hơn các mục đích khác.

© 2004 talawas

[1]"Tính toán xă hội chủ nghĩa" (Socialist Calculation) là đối tượng của một trong những cuộc tranh luận lớn nhất trong lịch sử kinh tế học thế kỷ XX, mà bài viết sau đây sẽ đề cập tới. Cuộc tranh luận xoay quanh vấn đề liệu một nền kinh tế xă hội chủ nghĩa kế hoạch hoá có thể thay thế việc tính toán của thị trường (tự do) trong việc phân bổ nguồn lực và điều tiết giá cả hay không. Nếu tính toán xă hội chủ nghĩa không thay thế được thị trường, th́ coi như Chủ nghĩa xă hội là không khả thi về mặt lư thuyết, và tất yếu sẽ bị thủ tiêu. (ND)

[2]Miền đất phía Tây Bắc Scotland, nổi tiếng với những bà vợ ghê gớm. (ND)

[3]George J. Stigler (1911-1991), nhận giải Nobel về Kinh tế học năm 1982, "v́ những nghiên cứu đột phá của ông về cấu trúc ngành, chức năng của thị trường và những nguyên nhân và hậu quả của điều tiết công" (Hội đồng trao giải Nobel 1982). Stigler c̣n được giới kinh tế học kính trọng với tư cách một sử gia tư tưởng kinh tế sắc sảo và độc đáo. (ND)

[4]G. Stigler, Công dân và Nhà nước, Chicago, Nxb trường Đại học Chicago, 1975, tr. 1-13.

[5]Xem A. Bergson, ‘Chủ nghĩa xă hội’ trong Howard Ellis (ed.), Khảo cứu về Kinh tế học đương đại, Illinois, Homewood, 1952.

[6]Về luận điểm trường phái áo xem F. A. von Hayek (ed.), Kế hoạch hoá kinh tế tập thể chủ nghĩa, London, Routledge, 1935 và các tiểu luận của ông về ‘Tính toán Xă hội chủ nghĩa’ trong Chủ nghĩa cá nhân và Trật tự kinh tế; L. von Mises, Chủ nghĩa xă hội, London, Cape, 1936; và T. J. B. Hoff, Tính toán kinh tế trong xă hội xă hội chủ nghĩa, Indianapolis, Liberty Press, 1981. Trong số rất nhiều đóng góp về chủ nghĩa xă hội, tôi đă sử dụng các tài liệu sau: F. M. Taylor, ‘Định hướng sản xuất trong một Nhà nước xă hội chủ nghĩa’, American Economic Review, tập XIX, 1929, tr. 1-9; Oskar Lange, ‘Về Lư thuyết kinh tế của Chủ nghĩa xă hội’, Review of Economic Studies, Tập I, 1936, tr. 53-71, in lại trong A. Nove và D. M. Nuti (Eds.), ‘Kinh tế học Xă hội chủ nghĩa’, Economic Journal, tập 47, 1937, tr. 253-270; và B. Lippincott (ed.), Về Lư thuyết Kinh tế của Chủ nghĩa xă hội, Minnesota, Nxb trường Đại học Minnesota, 1938. Về những khảo cứu gần đây của các nhà kinh tế, xem K. I. Vaughan, ‘Tính toán kinh tế dưới Chủ nghĩa xă hội’, Economic Enquiry, tập 18, 1980, tr. 534-554; Don Lavoie, ‘Phê phán cách giải thích chuẩn về sự tính toán [xă hội chủ nghĩa]’, Journal of Libertarian Studies, tập v, 1981, tr. 41-87; và P. Murrell, ‘Liệu lư thuyết của Chủ nghĩa xă hội thị trường có trả lời được thách thức của von Mises?’, History of Political Economy, tập 15, 1983, tr. 92-105.

[7]Trường phái kinh tế học Áo (Austrian School of Economics) do Carl Menger (1841-1921) sáng lập vào những năm 1870, sau đó được các môn đồ là Eugen von Böhm-Bawerk (1851-1914) và Friedrich von Wieser (1851-1926) kế tục. Trường phái Áo kêu gọi một thị trường tự do và chống lại gần như bất cứ sự can thiệp nào của nhà nước. Vào thế kỷ XX, lư luận của Trường phái Áo đạt tới đỉnh cao nhờ công lao của hai nhà kinh tế lỗi lạc Ludwig Edler von Mises (1881-1973) và Friedrich August von Hayek (1889-1992). (ND)

[8]xem nguyên tác tiếng Anh: www.mises.org/econcalc.asp (ND)

[9] In lại trong Hayek, Kế hoạch hoá kinh tế tập thể chủ nghĩa, tr. 87-130.

[10]Xem cuốn Chủ nghĩa xă hội của L. von Mises.

[11]Sự thiếu nhiệt t́nh quan tâm đến kinh tế học về xă hội cộng sản của bản thân Marx là dễ thấy.

[12]John Kenneth Galbraith (sinh năm 1908), kinh tế gia người Mỹ gốc Canada, được xem là một lănh tụ của phái Thể chế Mỹ (American Institutionalism), mặc dù ông không thừa nhận điều này. Galbraith có những phê phán chua cay về xă hội tư bản hiện đại, và về chính các đồng nghiệp là kinh tế gia theo phái chính thống, khi ông coi họ như những tên nô lệ giáo điều. Các tác phẩm nổi tiếng của ông là American Capitalism (1952), The Affluent Society, (1958), The New Industrial State (1967). (ND)

[13]Herbert Marcuse (1898-1979) nhà tư tưởng, nhà triết học người Đức. Thoạt tiên cộng tác với Heidegger, nhưng đă chia tay v́ những bất đồng quan điểm trong lư thuyết Quốc xă. Marcuse nổi tiếng với tư cách một nhà tư tưởng phê phán mạnh mẽ xă hội tư bản hiện đại. Ông đă nỗ lực tổng hợp lư thuyết của Freud với chủ nghĩa Mác, thể hiện rơ qua tác phẩm Eros and Civilization (1955) (bản tiếng Việt "Dục tính và Văn minh" do NXB Kinh Thi xuất bản ở miền Nam Việt Nam trước Giải phóng). Marcuse c̣n là một nhà hành động cánh tả, nhận được nhiều ủng hộ của thanh niên phương Tây những năm 1960-70. Xem thêm: www.marcuse.org/herbert/ (ND)

[14]Điều này ít khi được nhắc tới, ngay cả trong tư tưởng xă hội chủ nghĩa ôn hoà, khi mà sự phân phối b́nh quân chủ nghĩa không nhất thiết trợ giúp cho những người nghèo nhất.

[15]Lange: xem chú thích chi tiết ở phần sau. Abba P. Lerner (1903-1982) kinh tế gia gốc Nga nhưng được đào tạo ở Trường Kinh tế London (LSE), di cư sang Mỹ năm 1937, có nhiều đóng góp cho kinh tế học thời bấy giờ. Lerner đứng về phía Lange trong cuộc tranh luận từ năm 1934. Fred M. Taylor (1855-1932) kinh tế gia người Mỹ, tham gia vào cuộc tranh luận từ rất sớm với bài viết "The Guidance of Production in a Socialist State" (AER 1929). Henry Douglas Dickinson (1899-1968), được biết đến với các tác phẩm "Price Formation in a Socialist Community" (EJ 1933) và The Economics of Socialism, (1939). (ND)

[16]‘Bản chất và lịch sử của vấn đề’, trong Kế hoạch hoá kinh tế tập thể chủ nghĩa, tr. 6.

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), June 23, 2004

Answers

Response to CĂ¡c bĂ i bình luận vĂ  bĂ i viết hay của nhiều tĂ¡c giả, chớ nĂªn bỏ qua.

3. Lập luận của Mises

Trong bài viết năm 1920 cũng như những tác phẩm về sau của ḿnh, Mises hiểu chủ nghĩa xă hội đơn giản là một hệ thống trong đó phương tiện sản xuất thuộc sở hữu của một chính quyền trung ương nào đó: thế th́ vấn đề c̣n bỏ ngỏ là liệu hệ thống sản xuất có nên được định hướng theo những cứu cánh mang tính cá nhân hay không (giống như lư thuyết của chủ nghĩa xă hội thị trường được đề cập trên kia) hay là theo những cứu cánh một phần bị quyết định bởi các nhà lănh đạo chính trị. Theo quan điểm của Mises, trong cả hai trường hợp đều xuất hiện vấn đề tính toán. Lư do là v́ giải pháp cho vấn đề kinh tế đ̣i hỏi một thước đo giá trị nếu phương tiện sản xuất muốn được sử dụng một cách có hiệu quả nhằm đạt tới bất cứ một cứu cánh nào. Mises lập luận rằng chỉ có hệ thống thị trường, trong đó cơ chế giá cả phản ánh mức hy sinh tương đối của các nhân tố sản xuất, mới có thể làm được điều đó. Nếu thiếu hệ thống báo tín hiệu này, các chính quyền trung ương sẽ không có ǵ để lấy làm hoa tiêu cho hành động của họ, và thế là các quyết định của họ nhất định mang tính tuỳ tiện. Do đó lập luận của Mises về “tính bất khả thi" của chủ nghĩa xă hội là một luận đề cực đoan đặc biệt v́ nó cho rằng ngay cả khi các nhà lănh đạo chính trị, chứ không phải của những người tiêu dùng cá biệt, quyết định được đâu là mục tiêu cuối cùng, th́ vẫn c̣n một vấn đề về phân bổ nguồn lực cho quá tŕnh sản xuất ra những kết quả cuối cùng ấy khi không có các mối quan hệ thị trường đan xen trong toàn bộ các hoạt động kinh tế.

Đối với Mises, xă hội loài người khác xa một thể hữu cơ bị chi phối bởi những quy luật máy móc: xă hội ấy được kết thành từ những cá nhân hoạt động không ngừng, đang mong muốn thoả măn nhu cầu của bản thân, mà hành động và lựa chọn của họ là ngọn nguồn của mọi giá trị. [1] Cho dù, hành động con người có mang tính kinh tế xét theo nghĩa hẹp hay không, tức là liên quan đến việc tối đa hoá những lợi lộc nhăn tiền đo bằng tiền bạc, th́ vẫn luôn là hợp lư trong chừng mực nó liên quan đến việc sử dụng các phương tiện để đạt tới những cứu cánh được quyết định một cách chủ quan. Tuy nhiên, trong giới hạn của khoa học, chúng ta có thể đánh giá các phương tiện được lựa chọn nhằm đạt tới các cứu cánh ấy. Do đó, Mises dễ dàng chứng minh rằng một xă hội rộng lớn đ̣i hỏi một thị trường nhằm thiết lập các tỷ lệ trao đổi khách quan và một chế độ tiền tệ để truyền tải các thông tin về những giá trị ấy. Chỉ trong một nền rất kinh tế nhỏ, như một hộ gia đ́nh, th́ đầu óc con người b́nh thường mới có thể tự biết được các giá trị. [2] Hơn nữa, nếu chúng ta có thể giả định ư thích hay công nghệ sản xuất là ít hoặc không thay đổi th́ tri thức kinh tế tương ứng với việc tổ chức một thứ như nền kinh tế hộ gia đ́nh mới có thể được cụ thể hóa và trở nên có giá trị đối với một h́nh thức kế hoạch hoá hợp lư. Tuy nhiên, như chúng ta sẽ thấy một cách chi tiết hơn dưới đây, điều này là mô tả hoàn toàn sai lầm về những nền kinh tế hiện hành, không chỉ theo nghĩa về kích thước, mà, quan trọng hơn, theo nghĩa chúng là những thể biến động không ngừng và có tính bất trắc. Chính tính không thể dự đoán trước được của xă hội, so với một hệ vật lư ổn định, khiến việc kế hoạch hoá là không thể khả thi.

Tất nhiên, Mises thừa nhận rằng ngay cả trong một xă hội xă hội chủ nghĩa th́ vẫn có hàng tiêu dùng cá nhân có giá cả gắn liền với chúng, và do đó, được cung cấp qua các mối quan hệ tiền tệ. Nhưng v́ mức độ dùng tiền sẽ bị hạn chế rất chặt chẽ nên tác dụng của sự tính toán duy lư kinh tế sẽ bị bóp nghẹt. Điều này có nghĩa là v́ các nhân tố sản xuất không được định giá thông qua thị trường nên sự phân phối thu nhập cho mỗi nhân tố buộc phải bị quyết định một cách tuỳ tiện bởi nhà nước. Và điều này ngăn cản không cho thông tin về cách sử dụng tối ưu các nguồn lực đến được các tác nhân kinh tế.

Những thông tin này chỉ có được trong một thế giới bất biến: một thế giới trong đó chi phí sản xuất có thể được coi như không đổi theo thời gian. Chính thế giới kinh tế này được mô tả dưới h́nh thức đại số trong lư thuyết kinh tế chính thống về so sánh tĩnh. Nhưng điểm cốt tuỷ mà Mises muốn làm rơ là một nền kinh tế không phải là một thực thể tĩnh với những đặc điểm được tái tạo đi tái tái tạo lại theo một cơ chế máy móc. Trong một cuộc thảo luận công khai về lư thuyết chính thống, Mises nói rằng trong thế giới tĩnh, vấn đề tính toán không c̣n tồn tại v́ lúc này “những sự kiện giống hệt nhau trong đời sống kinh tế cứ lặp đi lặp lại liên tục". [3] Trong một tác phẩm sau này, Mises viết:

Một hệ thống mà con người trong đó không mắc sai lầm bao giờ, th́ đó là một thế giới của những người máy câm lặng không biết suy nghĩ; đó không phải xă hội loài người, đó là một tổ kiến. [4]

Ngược lại những mô tả trên, đối với Mises một nền kinh tế không tự nhân bản liên tục như một bộ gen đă được sắp đặt trước, mà chịu sự chi phối của những thay đổi thường hằng trong đó mỗi hành động của con người không phải sự lặp lại, mà mang tính suy đoán (speculative). [5] Do đó, lư thuyết kinh tế giải thích những hành động có tính toán ấy được phối hợp với nhau như thế nào theo thời gian; nó không mô tả một thế giới hài hoà tuyệt đối trong đó mọi quá tŕnh nêu trên đă hoàn toàn chấm dứt. Tất nhiên là một thế giới như thế khiến cho sự cạnh tranh thực thụ trở thành vô dụng.

Thế nhưng, khi các nhà kinh tế xă hội chủ nghĩa chĩa mũi giáo tấn công Mises, họ quên mất điểm này và lại giả định rằng các “quy luật" của kinh tế học, cái mà các dự án xă hội chủ nghĩa nhất định phải tuân theo, là các quy luật diễn tả một thế giới cân bằng tĩnh. Đây đúng là cái mà Mises xem là các định lư kinh tế, ví dụ, luật cung và cầu, lợi ích cận biên giảm dần, lợi suất giảm dần của nhân tố, v.v., những cái được xem như là những chân lư tiên nghiệm, nhưng ông lại quan tâm chủ yếu đến việc hành động con người, hành động nhằm theo đuổi những mục đích có tính toán của các chủ doanh nghiệp, vận hành ra sao trong cương giới được thiết lập bởi những chân lư ấy. Trong bối cảnh này, những thể chế xă hội như sở hữu tư nhân, tiền tệ, và các “hăng" trở thành các khí cụ để ứng phó với sự thay đổi và tính bất trắc của một thế giới tất yếu không hoàn hảo.

Đây là lúc Mises thể hiện sự chống đối của ông đối với chủ nghĩa xă hội một cách hoàn toàn rơ ràng, thực sự với một mức độ gần giống những người hay cáu kỉnh, ông chưa bao giờ làm rơ hẳn ra toàn bộ cở sở lư thuyết và triết học rốt ráo của những phê phán của ông về cái thiên kiến nghiêng về sự cân bằng của kinh tế chính trị học chính thống; cái mà về sau Hayek sẽ làm. Một lư thuyết chính thống về sự xác định giá cả thông qua thị trường ít hay nhiều bị pha trộn với một lư thuyết cực đoan (radical) về hành động con người và quá tŕnh thị trường.

Lư do của khiếm khuyết này chủ yếu mang tính lịch sử. Các giải pháp xă hội chủ nghĩa phức tạp nhất cho vấn đề tính toán, cái phụ thuộc vào kỹ thuật phân tích cân bằng, xuất hiện sau khi bài tiểu luận đầu tiên của Mises được công bố. Hơn nữa, trong tác phẩm tăng cường cho phê phán của ḿnh, cuốn Chủ nghĩa xă hội đồ sộ và buồn tẻ, Mises đă che đi một kho báu phân tích lư thuyết tuyệt hảo do đă trùm lên đó một tấm màn dày đặc những xă hội học và tâm lư học tư biện cao độ (hiểu theo nghĩa lư thuyết). Mọi bệnh tật của thế giới hiện đại, từ sự đảo điên trong quan hệ t́nh dục đến chế độ bạo chúa ở Nga, dường như đều là sản phẩm của tư tưởng xă hội chủ nghĩa. Tại điểm này, chủ nghĩa xă hội bị tố cáo là “... không ǵ khác ngoài sự suy lư phô trương của những cơn oán giận nhỏ nhen". [6] Không nghi ngờ ǵ nữa, chính cái phong cách hiếu chiến quá đáng này đă làm suy giảm tác động to lớn của những lập luận của Mises. Đơn giản là trong suốt nhiều năm trời, chúng không được xem xét tới một cách nghiêm túc.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều điều đáng khai thác trong chiều sâu thẳm của tác phẩm Chủ nghĩa xă hội nhằm t́m ra kho báu chứa đựng những điều thông thái. Sử dụng các thuật ngữ kinh tế, Mises nhấn mạnh rằng chức năng của tinh thần doanh nghiệp (entrepreneurship), tức là việc phối hợp các hoạt động kinh tế thông qua một quá tŕnh kinh tế cạnh tranh, nhất định phải được thực hiện trong một xă hội xă hội chủ nghĩa. Điều này là kết quả trực tiếp từ những nhận định của Mises rằng tri thức kinh tế không phải là ǵ bất biến với công nghệ cho trước. Nhưng tất nhiên, cấu trúc chính trị của xă hội xă hội chủ nghĩa ngăn cản việc h́nh thành một giai cấp các nhà doanh nghiệp chuyên nghiệp. [7] Bởi v́ giai cấp này, luôn năng động về mặt kinh tế, nhất định phải mạo hiểm với tài sản của chính họ, nên sự vắng mặt quyền sở hữu tư nhân về phương tiện sản xuất làm xuất hiện vấn đề động lực khuyến khích làm việc cực kỳ nan giải cho một xă hội bị kế hoạch hoá. Như chúng ta sẽ thấy dưới đây, các lư thuyết gia “duy lư" của một nền kinh tế xă hội chủ nghĩa nhận thức được rất rơ vấn đề tinh thần doanh nghiệp và động lực làm việc.

Xa hơn nữa, Mises đặc biết nhấn mạnh rằng các nền kinh tế xă hội chủ nghĩa hiện hành không thể đạt được một mức năng suất nào đó, chính xác là v́ vấn đề tính toán đă được giải quyết từng phần bởi những nền kinh tế tư bản chủ nghĩa xung quanh, những nền kinh tế cung cấp các tín hiệu giá cả. [8] Điều này cũng đúng với các doanh nghiệp quốc doanh trong các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, chúng có khả năng mua lao động và nguyên liệu ở mức giá đă được thiết lập trong một môi trường mang tính thị trường.

Ở một mức độ chính trị tổng quát hơn, Mises thách thức chủ nghĩa b́nh quân của tư tưởng xă hội chủ nghĩa. Cần phải lưu ư rằng, v́ Mises là một người theo chủ nghĩa thực chứng không khoan nhượng và không phải là người theo chủ nghĩa kinh nghiệm trong những lĩnh vực liên quan đến giá trị đạo đức, nên không phải trên cơ sở của đạo đức học, mà chính từ những lập luận kinh tế vị lợi, ông cho rằng sự bất b́nh đẳng giữa sự phân công lao động là cần thiết để thu hút các nhân tố đến nơi có thể sử dụng chúng với năng suất cao nhất. [9] Ông đả phá sự phân chia giữa sản xuất và phân phối thu nhập của các nhà xă hội chủ nghĩa và cả những người không phải xă hội chủ nghĩa, như John Stuart Mill chẳng hạn. Quan điểm của ông là sự phân phối thu nhập giữa các nhân tố hoàn toàn là kết quả của sự đóng góp của chúng vào quá tŕnh sản xuất. Lại một lần nữa, với chủ nghĩa chủ quan về đạo đức của Mises, không thể có một nguyên lư đạo đức ngoại biên nào ủng hộ cho các mức thu nhập khác nhau.

Trên thực tế, Mises đă có một quan điểm đơn giản về bản chất con người – “tính vị kỷ (egoism) là quy luật của xă hội’. [10] Nhưng trong khi các triết gia chính trị vẫn thường suy diễn từ cái quan niệm về con người hám lợi rằng một chế độ hùng mạnh toàn diện nhất định phải tạo ra một cách nhân tạo một trật tự bất tự nhiên đối với con người, th́ Mises lại tuyên bố rằng tính vị kỷ không những vô hại, mà c̣n là thiết yếu đối với sự tiến hoá tự nhiên của một trật tự kinh tế. Trên thực tế, ông phê phán mạnh mẽ cái mà ông nghĩ là đạo đức về nghĩa vụ và đức hy sinh kiểu Kant tiêu cực; ông coi cái đức hạnh “ngu xuẩn" này như là mầm mống của đức tin xă hội chủ nghĩa. [11] Tuy nhiên, cần lưu ư rằng phân tích của Mises về mối liên hệ qua lại giữa đức hạnh và chủ nghĩa tư bản phảng phất sự tinh tế của Adam Smith.

Thế nhưng, điều quan trọng là nỗ lực của Mises muốn tái lập quan điểm tự do cổ điển truyền thống rằng các nguyên lư thị trường không nằm trong quyền lợi của những người hữu sản, mà rất nhiều trong số họ là những kẻ chuyên cần t́m kiếm những đặc quyền do vị thế của họ mang lại, mà v́ lợi thế của các thành viên vô danh trong bất cứ xă hội nào. Chắc chắn là bản thân Mises chưa bao giờ nghĩ tới vần đề hợp pháp hoá việc đ̣i quyền sở hữu tài sản lúc nguyên khai [12] , một vấn đề đă gây khó dễ cho các triết gia của phái tự do cổ điển sau này, nhưng, dù sao th́ chúng ta cũng không nên đánh giá thấp cách giải thích đậm tính công cụ của ông về tầm quan trọng của quyền tư hữu tài sản như là một lực lượng thúc đẩy tiến bộ của nền kinh tế. Tuy nhiên, thực tế rằng sự biện hộ ban đầu của ông đối với xă hội tư bản chủ nghĩa, rằng một người bất kỳ nào cũng có lợi hơn từ xă hội ấy so với các h́nh thức xă hội khác từng được biết, tự nó làm nảy sinh một số vấn đề. Chính tính chất vô danh đó của xă hội tư bản chủ nghĩa đồng nghĩa với việc không một cá nhân nào có động cơ trực tiếp thúc đẩy hoặc bảo tồn xă hội ấy. Thực vậy, điều mà Mises cứ khăng khăng bảo vệ, là tính phổ quát của chủ nghĩa vị kỷ, cũng đồng nghĩa rằng mỗi cá nhân không thể bị lên án (mang tính đạo đức) do kiếm chác được những đặc quyền đặc lợi từ vị thế của họ, mà điều này, như trong một phân tích của những người theo Mises cho thấy, có tính phá hoại chính xă hội ấy trong dài hạn. Do đó, tồn tại vấn đề “hàng hoá công cộng" nan giải hầu như không thể giải quyết được trong triết học chính trị tự do cổ điển.

Một sự thật hiển nhiên là các lư thuyết gia xă hội chủ nghĩa phi Marxist cảm thấy bối rối trước những hàm ư nêu ra trong bài báo đầu tiên của Mises; Lange đă ca ngợi gần như thái quá nhăn quan sáng suốt của Mises về bản chất vấn đề tính toán. Nhưng rơ ràng là họ đă không hiểu một cách chính xác cái ông đang công kích. Họ nhất trí rằng một nền kinh tế xă hội chủ nghĩa sẽ phải giải quyết cùng những vấn đề mà thị trường đang thường xuyên giải quyết cho chủ nghĩa tư bản, nhưng họ lại nghĩ là, dưới h́nh thức này hay h́nh thức khác, các kỹ thuật phân tích kinh tế truyền thống có thể được áp dụng cho một nền kinh tế không có các thể chế xă hội mang tính tư bản chủ nghĩa như quyền tư hữu, các hăng và thị trường vốn; mà lại có ít hơn những bất b́nh đẳng đáng phải loại trừ của các xă hội tư bản chủ nghĩa truyền thống. Mặc dù có chú ư đến điểm cuối cùng này, nhưng hầu như tất cả đều nhất trí rằng vẫn cần phải có sự bất b́nh đẳng nhất định trong thu nhập: nhưng chỉ ở mức độ cần thiết nhằm hấp dẫn nhân tố lao động tới những nơi sử dụng chúng có năng suất cao nhất mà thôi.

Sự đáp trả của các nhà xă hội chủ nghĩa đối với Mises thể hiện dưới hai h́nh thức có quan hệ mật thiết với nhau. H́nh thức thứ nhất, một mô h́nh “thống kê", giả định rằng vấn đề kinh tế nhằm thoả măn các nhu cầu của người tiêu dùng ở mức chi phí thấp nhất có thể, có thể được giải quyết một cách trực tiếp nhờ những giải tích kinh tế không cần tới thị trường, và h́nh thức thứ hai, được Lange phát triển tới một tŕnh độ cao, chấp nhận thể chế thị trường nhưng giả định là một xă hội dựa vào thị trường có thể vận hành được mà không có các đặc điểm tệ hại của xă hội tư bản chủ nghĩa như vẫn thấy. Cách tiếp cận sau tỏ ra có nhiều ảnh hưởng hơn, nhưng cả hai đều chứa đựng những đặc điểm tương tự nhau về cấu trúc.

Vấn đề trên liên quan mật thiết đến bản chất của tri thức kinh tế, nghĩa là, thông tin về sở thích của người tiêu dùng và chi phí sản xuất. Trong thực tế, lúc này các nhà xă hội chủ nghĩa nói rằng, nếu một người biết tất cả những dữ liệu này, th́ vấn đề kinh tế trở thành vấn đề tính toán sắp xếp các nhân tố sản xuất và do đó có thể sản xuất ra một đầu ra cho trước một cách máy móc. Một “trạng thái cứu cánh" (‘end-state’) [13] của hợp tác kinh tế hoàn hảo được thiết lập, trong đó không thể chuyển dời một nhân tố sang một hoạt động khác mà không gây nên sự thiệt hại ṛng trong sự thoả măn của người tiêu dùng. Trạng thái này có thể được định nghĩa là một “trạng thái cứu cánh" cân bằng. Một trong những nhân vật đương đại xuất sắc đại biểu cho quan điểm này, Frank Hahn, tŕnh bày vấn đề súc tích hơn nhiều các lư thuyết gia của thập niên 1930 trong một đoạn như sau:

Sự cân bằng của nền kinh tế là một trạng thái tại đó các quyết định độc lập của các hộ gia đ́nh và hăng là tương thích với nhau. Do đó, có một bộ giá cả sao cho nếu chúng phát huy tác dụng, th́ có một lựa chọn tối đa hoá lợi nhuận của các hăng và một lựa chọn tối đa hoá lợi ích của các hộ gia đ́nh sao cho tổng cầu về bất cứ hàng hoá nào cũng bằng với số lượng vốn có của chúng, cộng với số lượng được sản xuất ra. [14]

Trong mô h́nh này, thời gian, tính bất trắc, và sự kém hiểu biết bị loại bỏ và mỗi người tham gia giao dịch được giả định là người chấp nhận giá, nghĩa là không thể gây ảnh hưởng đến giá cả mà buộc phải chấp nhận mức giá do một thị trường phi nhân tính đưa ra. Do vậy, mọi giá cả đều “chính xác".

Đây chính là cái trạng thái hoàn hảo mà Taylor, Lange và Dickinson đă cố gắng phấn đấu làm sáng tỏ trong các phiên bản về chủ nghĩa xă hội của họ. Đó là lời giải cho vấn đề tính toán. Nhưng nếu như vậy, v́ sao họ phản đối xă hội thị trường? Thật đầy nghịch lư, câu trả lời là, về mặt logic, không đ̣i hỏi phải có thị trường mới tạo ra được cái trạng thái cứu cánh hài hoà và lư tưởng ngầm định trong lư thuyết về thị trường hoàn hảo. Trong nhăn quan của các nhà xă hội chủ nghĩa (và điều này tất nhiên là đúng) các thị trường trong thực tế chẳng bao giờ hoàn hảo cả. Bỏ sang một bên vấn đề bất b́nh đẳng về nguồn lực, rơ ràng là trong các thị trường thực, độc quyền sẽ tồn tại và những yếu tố công nghệ nào đó có thể đem lại cho các hăng một lợi thế mà sự cạnh tranh không thể nào loại trừ được; do đó, kết quả là nhiều người tham gia giao dịch sẽ có khả năng gây ảnh hưởng đến giá cả. Không phải tất cả những thứ kém hoàn hảo này đều là kết quả của sự can thiệp của nhà nước. Thêm vào đó, sự bất trắc và kém hiểu biết có mặt ở khắp mọi nơi ngăn không cho sự điều chỉnh xảy ra tức thời như trong lư thuyết thuần tuư. Tất cả những điều này nhất định dẫn tới việc thu nhập của các nhân tố (tiền công, địa tô và tiền lăi, v.v) sẽ không đúng bằng lượng cần thiết để giữ chúng hoạt động, hay nói cách khác, sẽ có cơ hội cho lợi nhuận thuần tuư. Các nhà xă hội chủ nghĩa khẳng định rằng những khiếm khuyết này có thể được loại trừ mà không làm giảm sản lượng.

Đây chính là vấn đề trọng yếu mà những đối thủ của Mises gặp phải. Nỗ lực đầu tiên và kém thành công nhất nhằm tái tạo trạng thái cứu cánh lư tưởng này, trên thực tế, mang tính kinh tế lượng thuần tuư và cố gắng bỏ qua hoàn toàn các ư niệm gần gũi về hành động kinh tế của con người. Trong mô h́nh đầu tiên của Taylor [15] , một cơ quan trung ương sẽ tinh toán “bằng kỹ thuật cao" sao cho vấn đề kinh tế quen thuộc là lựa chọn (một cách chủ quan) giữa các cách sử dụng khác nhau cùng một nguồn lực trở thành một vấn đề “thiết kế máy móc", vấn đề dàn xếp từ những phương tiện cho trước đạt tới những cứu cánh cho trước. Mô h́nh này cho rằng nhờ một quá tŕnh ước lượng phức tạp, về mặt lư thuyết có thể có khả năng tái tạo những kết quả giống như được các thị trường hoàn hảo tạo ra và do đó loại bỏ được những mất mát phúc lợi tất yếu đi liền với các thị trường không hoàn hảo hiện thời.

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), June 23, 2004.


Response to CĂ¡c bĂ i bình luận vĂ  bĂ i viết hay của nhiều tĂ¡c giả, chớ nĂªn bỏ qua.

“Giải pháp" trên cho vấn đề tính toán đă được Hayek xem xét trong bài luận nổi tiếng của ông về chủ nghĩa xă hội, bài “T́nh trạng hiện thời của Cuộc tranh luận". Nhưng trong bài viết này, Hayek đă thừa nhận một điều quan trọng mà đă bị cả những người ủng hộ lẫn không ủng hộ thị trường hiểu nhầm. Về giải pháp toán học, ông viết: “Bây giờ phải thừa nhận rằng đây không c̣n là điều bất khả thi xét theo nghĩa cho đó là một mâu thuẫn về mặt logic" [16] . Ông tiếp tục nói rằng: “để loại bỏ giải pháp này với tư cách một giải pháp không khả thi và phi thực tế về mặt nhân văn, ta chỉ cần thử mường tượng xem trên thực tế sự áp dụng phương pháp này sẽ hàm ư điều ǵ" [17] . Việc có thể chứng minh được tính chặt chẽ về logic của một mô h́nh kinh tế hài hoà nhân tạo như được thảo luận trên đây nằm ngoài phạm vi cuộc tranh căi, nhưng điều này khác xa với việc nói rằng có thể tạo ra một lư thuyết xă hội vạch ra cách hiện thực hoá điều này khi không có các thể chế tư bản chủ nghĩa tiêu biểu. V́ vậy, lập luận của Hayek không phải là những khó khăn chỉ đơn thuần là những khó khăn thực tiễn: mà nó nói rằng chính những bất cập về lư thuyết đă làm những khó khăn này trở nên dễ thấy và không thể khắc phục được.

Do đó, mặc dù trong bài viết của ông, Hayek nói đến những khó khăn thực tế của việc thu thập số liệu - “chỉ riêng nhiệm vụ xây dựng bảng biểu thống kê thôi đă vượt xa bất cứ mọi nhiệm vụ kiểu này từ xưa tới nay" [18] – và của việc phải giải một lượng khổng lồ các phương tŕnh khi hệ thống sản xuất của nền kinh tế hiện đại bị tập trung hoá, với hàng triệu loại mặt hàng, nhưng những đoạn quan trọng hơn lại là những đoạn liên quan đến các vấn đề mang nặng tính lư thuyết hơn. Lư do tại sao những khó khăn thực tế này nhất định nảy sinh bắt nguồn từ bản chất phân tán của thông tin kinh tế, bản chất liên tục thay đổi của nhưng dữ liệu này (một ví dụ là không thể nào giám sát được khẩu vị của người tiêu dùng) và từ thực tế là cơ quan trung ương không thể tự có những kiến thức về chi phí sản xuất, mà những kiến thức này phải được phát hiện ra nhờ các tác nhân kinh tế.

4. Những lập luận của Lange

Trên thực tế, cách tiếp cận kinh tế lượng thuần tuư đă bị loại bỏ trong những cống hiến quan trọng nhất cho cuộc tranh luận, điều này được thể hiện qua những bài viết của Lange vào năm 1936 và 1937 [19] . Lange thừa nhận rằng giải pháp toán học là không thực tế, mặc dù ông có vẻ không hiểu v́ sao lại thế. Thật lạ lùng, rất lâu sau khi cuộc tranh luận đă chấm dứt, Lange [20] công bố một bài viết quan trọng trong đó ông nhất định cho rằng giải pháp toán học trước kia bây giờ đă khả thi nhờ vào sự phát triển của máy tính - cái đă giúp cho việc xử lư số liệu trở nên dễ hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, trong những bài viết năm 1936 và 1937, Lange công khai để thị trường làm công việc tính toán: sau đó ông nhận ra rằng đó chính là cái thể chế đang liên tục giải quyết các vấn đề kinh tế. Việc thừa nhận như vậy mở đường cho cuộc phản công, rằng nếu chương tŕnh xă hội chủ nghĩa chỉ có thể khả thi thông qua sự kết hợp với những thể chế phi xă hội chủ nghĩa, th́ phải chăng chính điều đó phủ nhận sự tồn tại của chủ nghĩa xă hội? Đó chẳng phải là chúng ta trở lại sự phản đối (iii) và chấp nhận một cách đơn thuần các nguyên lư đạo đức ngoại biên của hệ thống thị trường tư bản chủ nghĩa? Đó không phải là câu trả lời của Lange (mặc dù ông thực sự đă đưa một thành tố b́nh quân chủ nghĩa vào mô h́nh của ông), bởi v́ chúng tôi sẽ cho thấy ông vẫn chủ trường rằng các thị trường tư bản chủ nghĩa tạo ra những bất hiệu quả kinh tế, mà sự tái tổ chức "hợp lư" nền kinh tế có thể khắc phục được điều ấy. Tuy nhiên, Lange thừa nhận rằng nghiệm của các phương tŕnh mà quá tŕnh sản xuất đ̣i hỏi có thể đạt được tốt hơn dưới một số dạng thức của thị trường. Trong mô h́nh của Lange, thị trường được thể hiện dưới hai h́nh thức: thị trường thực thụ và bán thị trường. Có các thị trường thực thụ cho hàng tiêu dùng, mà giá cả trên thị trường đó được quyết định bởi cung và cầu.

Hơn nữa, tiền công được xác định bởi thị trường và do đó sẽ nhất định gặp phải vấn đề bất b́nh đẳng. Tuy nhiên, thu nhập của người tiêu dùng sẽ không chỉ bao gồm tiền công, mà c̣n gồm cả khoản tiền trả từ một Quỹ Cổ tức Xă hội. Khoản thu nhập thứ hai này là khả thi v́ trong hệ thống sản xuất xă hội chủ nghĩa, "lợi nhuận", sản phẩm của quyền tư hữu về nguồn lực, sẽ bị thủ tiêu. Lange giả định rằng điều kiện này sẽ mang lại cho các cấp chính quyền xă hội chủ nghĩa một quyền tự do định đoạt đáng kể khi quyết định các mức thu nhập: quyền tự do định đoạt chỉ bị giới hạn bởi thực tế là những phương tiện b́nh quân chủ nghĩa như vẫn được coi là đáng quư ấy sẽ không có ảnh hưởng ǵ đến phân bổ lao động giữa các ngành nghề. Sự phân bổ này nên được quyết định bởi sự lựa chọn tự do. Nếu thu nhập được trả cho các nhân tố theo năng suất cận biên của chúng và các nguyên tắc quản lư được thay thế cho động lực lợi nhuận, th́ nhóm các hàng hoá mà người tiêu dùng mong muốn sẽ được sản xuất ở mức chi phí thấp nhất có thể. Ngoài lao động và hàng tiêu dùng, tất cả các mức giá khác (hàng hoá dùng cho sản xuất, đất đai, v.v) sẽ bị cố định bởi một Hội đồng Kế hoạch Trung ương (HĐKHTƯ).

Lange nhất định cho rằng giá cả phải có "chức năng tham số"; nghĩa là chúng phải thể hiện sự hy sinh tương đối của hàng hoá để đảm bảo sự phân bổ hiệu quả. Tuy nhiên, điều nan giải là cách giải thích của Lange về việc định giá hàng hoá dùng cho sản xuất lại không có vẻ ǵ nhất quán với điều này. Ông viết: “giá của hàng tư bản và các nguồn lực sản xuất không phải lao động là những mức giá hiểu theo nghĩa tổng quát hoá, tức là, các chỉ số thay thế là có sẵn, được cố định v́ lư do hạch toán." [21] Nói cách khác, giá của các hàng hoá này có thể được cố định và điều chỉnh một cách khá tuỳ tiện bởi HĐKHTƯ vào cuối mỗi kỳ hạch toán nhất định nhằm loại bỏ sự thiếu hụt hoặc thặng dư nếu xảy ra. Đây là bản chất của cách tiếp cận "thử và sai". Trên thực tế, HĐKHTƯ có trách nhiệm phải đóng vai tṛ của người bán đấu giá kiểu Walras [22] trong mô h́nh cân bằng tổng quát: tập hợp giá cả làm cân bằng cung và cầu trong mọi thị trường được t́m ra bởi một chính quyền trung ương chứ không phải thông qua một quá tŕnh liên tục của sự cạnh tranh khốc liệt giữa các tác nhân con người. Chỉ v́ lư do này thôi, mô h́nh của Lange cũng có thể bị phê phán là tĩnh chứ không phải động.

Người quản lư của Lange không phải là các doanh nhân, nhưng hệ thống của ông phải cung cấp một cơ chế qua đó họ hành động như thể họ là các doanh nhân nhưng không có các động lực khuyến khích truyền thống đi liền với tinh thần doanh nghiệp. Nh́n bề ngoài, điều này dường như là một nhiệm vụ bất khả thi; phải chăng ông đă cắt bỏ độ trễ của những người tham gia giao dịch kinh tế và rồi đ̣i hỏi họ phải chạy với tốc độ cực kỳ nhanh? Trên thực tế, đây chính là mục đích đằng sau hai nguyên tắc mà các nhà quản lư xă hội chủ nghĩa nhất định bị buộc phải tuân theo. Chúng có thể được tóm tắt như sau. Nguyên tắc thứ nhất là những nhà quản lư ấy sẽ phải kết hợp các nhân tố sản suất (tại những mức giá cho trước) nhằm sản xuất ra ở mức chi phí thấp nhất. Nguyên tắc thứ hai là quy mô của đầu ra bị cố định ở điểm tại đó chi phí cận biên ngang bằng giá của sản phẩm.

Sự chỉ trích quá tŕnh thử và sai của Lange-Taylor nhấn mạnh vào sự bất lực của nó khi giải quyết các vấn đề gắn liền với các nền kinh tế trong thế giới thực. Trong một thế giới luôn đổi thay và có nhiều bất trắc, những mức giá bị cố định bởi HĐKHTƯ nhất định phải biến động chậm hơn những mức giá ấy trong thị trường tự do thực thụ, và do đó sẽ không phản ánh được một cách chính xác mức độ hy sinh tương đối; nói cách khác, giá cả sẽ không thực sự đóng vai tṛ tham số. Thêm vào đó, sự trao đổi trên thị trường là sự trao đổi phi tập trung, trong đó các cá nhân nỗ lực t́m kiếm những cơ hội mang lại lợi nhuận: nó không phản ứng một cách tự động trước các mức giá đă bị quyết định từ trung ương. Các mức giá này chẳng phải ǵ khác ngoài những phỏng đoán, như cách nói của Hayek, “những hoàn cảnh đặc biệt về thời điểm và địa điểm sẽ không c̣n giá trị ǵ nữa" [23] . Chúng chỉ có ư nghĩa và vai tṛ trong một thế giới tĩnh không có sự thay đổi về thị hiếu và kỹ thuật sản xuất mà thôi.

Những xem xét tương tự cũng được áp dụng cho các nguyên tắc mà người quản lư doanh nghiệp nhà nước phải tuân theo. Mệnh lệnh tối thiểu hoá chi phí chỉ có ư nghĩa trong một thế giới có các mức chi phí đă biết trước, nhưng khi không c̣n các chi phí “cho trước", đó chỉ là một khẩu hiệu rỗng tuếch. Nếu các nhà quản lư được trả lương, th́ hầu như chắc chắn là họ sẽ không khai thác những cơ hội mang lại lợi nhuận tồn tại trong hoạt động kinh tế. Trên thực tế, những cơ hội lợi nhuận này, cái thể hiện phần thu được thuần tuư của các doanh nhân (tương phản với thu nhập trả cho một nhân tố sản xuất để giữ nó hoạt động), sẽ không tồn tại trong thế giới cân bằng kinh tế của Lange. Tuy nhiên, vấn đề căn bản là làm thế nào đạt tới một thế giới như vậy. Chắc chắn không phải nhờ các cấp chính quyền sáng chế ra giá cả và các nhà quản lư tuân theo nguyên tắc. V́ các nhà quản lư, những người không phải chủ sở hữu tài sản, không thể không bảo vệ quyền lợi của ḿnh trước những hành động mạo hiểm, nên họ có xu hướng thận trọng trong hành động của ḿnh. Hầu như chắc chắn rằng họ sẽ che đậy bản chất thực sự của các chi phí.

Do đó, các vấn đề của trật tự xă hội chủ nghĩa liên quan đến động lực làm việc và tri thức. Tất nhiên, tính toán kết quả của một trật tự cạnh tranh hài hoà tuyệt đối trong đó không có lợi nhuận có thể khả thi về mặt logic, nhưng điều này khác xa một lư giải mang tính lư thuyết. Sự lư giải mang tính lư thuyết phải xem xét tới thực tế là xă hội con người bao gồm những người đang hành động, họ đ̣i hỏi một khuôn khổ thể chế phù hợp để tiềm năng của họ được thể hiện ra. Những khoản lợi nhuận “bất thường" của các doanh nhân được biện minh trên một cơ sở vị lợi, rằng chính chúng truyền lực cho một hệ thống mà thiếu chúng sẽ không c̣n động lực nào nữa. Như thế, lập luận b́nh quân chủ nghĩa của Lange, cái cho rằng sự loại bỏ lợi nhuận tư nhân cho phép xuất hiện khoản Cổ tức Xă hội để trả cho các cá nhân, là vô giá trị v́ trong các thị trường thực, không thể nào tách một thứ Cổ tức kiểu đó ra khỏi bản thân quá tŕnh kinh tế. Thực vậy, có thể h́nh dung ra ảnh hưởng của cái viễn cảnh khi mọi người nhận được trợ cấp từ quỹ Cổ tức sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng ra sao đến việc cung ứng lao động, bất chấp sự phủ nhận ngoan cố của Lange.

Về vấn đề tri thức kinh tế, mô h́nh xă hội chủ nghĩa rất dễ bị tổn thương trước sự phản đối mang tính nhận thức luận, được đưa ra sau khi cuộc chiến đầu tiên đă nguội đi, bởi nhiều người mà đáng kể nhất trong số đó là Hayek, Polanyi và Oakeshott [24] [25] . Hayek nhiều lần nhắc đi nhắc lại sự khác nhau giữa tri thức tập trung và phân tán, c̣n Polanyi th́ là giữa tri thức công khai và ngầm ẩn, và Oakeshott là giữa tri thức thực tiễn và kỹ thuật; nhưng tất cả bọn họ đều muốn nói tới một hiện tượng rất giống nhau. Đó là toàn bộ tri thức của con người không chỉ nằm trong những thứ có thể được tuyên bố lên một cách rơ ràng. Polanyi khẳng định rằng tri thức, ... được thể hiện qua văn tự hay h́nh ảnh, hoặc qua công thức toán học, chỉ là một h́nh thái của tri thức mà thôi; trong khi đó tri thức không được h́nh thức hoá, ví như ta thu được một cái ǵ đó khi đang hành động, cũng là một h́nh thái khác của tri thức. [26]

Oakeshott (và Hayek) thường đề cập đến di sản tư tưởng của Đề-các trong triết học châu Âu, hệ thống quan điểm cho rằng trí óc có thể thu nhận được mọi kinh nghiệm (với thành kiến) và do đó tạo ra các nguyên tắc hành động được suy diễn trực tiếp từ những tiền đề đúng tuyệt đối. Trong khi nỗ lực làm như thế, chúng ta vô t́nh loại bỏ toàn bộ “tri thức thực tiễn" (‘practical knowledge’), những thứ bao gồm, nói ví dụ, hoạt động kinh tế và quản trị, những thứ làm đời sống xă hội đầy ư nghĩa. Hoạt động kinh tế là một h́nh thức hoạt động thực tiễn không thể được truyền dạy hay tái tạo một cách chính xác v́ nó bao hàm các tri thức không thể h́nh thức hoá.

Một dấu hiệu rơ nét chứng tỏ Lange không nhận thức được sự khác biệt trên có thể được t́m thấy trong bài viết với nhiều suy ngẫm hơn và được công bố rất lâu về sau, bài “Máy tính và Thị trường". Ở đây, ông đề cập trở lại một cách rành mạch khuyến nghị ban đầu cho rằng sự tính toán bằng toán học có thể giải quyết được các vấn đề kinh tế, do đó chẳng cần tới thậm chí một h́nh thức hao hao cơ chế thị trường. Năm 1967 ông viết: “quá tŕnh thị trường cùng với sự ḍ dẫm (tatonnements) [27] phiền hà của nó dường như đă trở thành lỗi mốt. Thực vậy, có thể coi nó như một phương tiện tính toán của thời đại tiền-điện tử mà thôi." [28] Nói cách khác, ông nh́n nhận thị trường với tư cách nó đang làm việc với loại tri thức là đối tượng làm việc của máy tính, nhưng thị trường làm theo cách thức thật kém hiệu quả và tốn thời gian. Ông gợi ư thêm rằng máy tính hiện đại có thể giải các bài toán về sự không hoàn hảo của thị trường và các chu kỳ kinh doanh một cách chính xác bởi v́ nó có khả năng truy cập tức thời tới các thông tin, mà nếu để các tác nhân kinh tế là con người giao dịch với nhau th́ c̣n lâu chúng mới xuất hiện. Ngay cả ở chỗ ông thừa nhận rằng thị trường vẫn có thể ưu việt hơn máy tính, ông cũng chỉ cho rằng bởi v́ “có thể có (và có) các quá tŕnh kinh tế phức tạp, theo nghĩa số lượng mặt hàng và chủng loại phương tŕnh rất lớn, đến nỗi không một máy tính nào có thể xử trí hết được," [29] chứ không phải v́ một đặc điểm khác biệt nào đó ngay trong nội tại bản chất của tri thức kinh tế.

Tất nhiên, ở đây có một số điểm tương đồng rơ rệt giữa các hoạt động máy móc của máy tính và của thị trường. Thị trường là một hệ thống truyền đạt thông tin vận hành qua cơ chế “phản hồi thụ động" (‘negative feedback’), nhưng thông tin được truyền tải không phải là tri thức “cho trước" hay “khách quan", mà là tri thức phân tán và ngầm ẩn. Vấn đề kinh tế không chỉ là vấn đề phân bổ, trong đó các phương tiện khan hiếm được định hướng một cách máy móc tới các cứu cánh khác nhau, mà đó là vấn đề phối hợp, được đặc trưng bởi các cá nhân sử dụng phần tri thức của riêng họ cho các mục đích của riêng họ, v́ thế sản sinh ra một kết quả chung không phải là bộ phận của một mục tiêu có chủ đích của bất cứ ai. Nhưng, về nguyên tắc, cái tri thức về căn bản mang tính chủ quan này không có khả năng được chuyển đổi thành tri thức khách quan, nghĩa là thị trường quyết không phải một dụng cụ giải phương tŕnh, mặc dù nó chính là phương pháp để giải quyết vấn đề.

Người ta chỉ có thể chấp nhận một hệ thống kiểu Lange hoạt động trong bối cảnh của sự quá độ từ một hệ thống tư bản chủ nghĩa, trong đó mọi mức giá đều đă bị quyết định trước bởi một thị trường đang hoạt động đầy đủ: những mức giá này sẽ cung cấp tín hiệu cho các nhà lập kế hoạch ở trung ương. (Những mức giá này sẽ phản ánh tri thức ngầm ẩn.) Nhưng do sự thay đổi không ngừng, một hiện tượng đặc trưng của xă hội kinh tế loài người, những thông tin ấy sẽ nhanh chóng trở nên lỗi thời. Như chúng tôi đă chứng minh, quá tŕnh thử và sai, cái lẽ ra phải được thực hiện ngay khi thiếu hụt hoặc thặng dư xảy ra, không thể đóng vai tṛ của một thị trường thực thụ. Mô h́nh của Lange chỉ có thể hoạt động trong một thế giới tĩnh, ở đó ít hay nhiều th́ những kết quả giống hệt nhau cứ được tái sản sinh ra măi.

Tất nhiên, trong các nền kinh tế kế hoạch hoá hiện nay, không có hệ thống nào hoạt động theo mô h́nh của Lange. Lựa chọn của người tiêu dùng không đóng vai tṛ quyết định trong quá tŕnh sản xuất ra hàng hoá và các nhà quản lư không tuân theo các nguyên tắc được thiết kế để tái sản xuất ra các trạng thái cân bằng. Tuy nhiên, ngay cả trong các hệ thống này, tri thức ngầm vẫn được lan truyền: dưới h́nh thức tham nhũng và qua các tín hiệu giá cả quốc tế từ các nước tư bản chủ nghĩa xung quanh. Thực vậy, khi không có các nguồn tri thức kinh tế này, rất khó nhận ra bất cứ cơ sở hợp lư nào đằng sau các hệ thống kế hoạch hoá. Trên thực tế, không có chúng, các hệ thống này có thể sụp đổ dễ dàng và quan điểm sơ khởi của Mises rằng chủ nghĩa xă hội không hề khả thi về mặt lư luận sẽ được minh chứng. Các bằng chứng thực tế vào giai đoạn sơ kỳ của lịch sử kinh tế Liên bang Xô Viết có thể coi như một ví dụ tốt. C̣n ǵ làm các lư thuyết gia xă hội chủ nghĩa bối rối hơn khi một hệ thống được cho là hợp lư như của Lange, trong chừng mực nó làm suy giảm ḍng tri thức ngầm, lại đơn thuần chỉ dựa trên tham nhũng và các tín hiệu giá cả quốc tế để sống c̣n?

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), June 23, 2004.


Response to CĂ¡c bĂ i bình luận vĂ  bĂ i viết hay của nhiều tĂ¡c giả, chớ nĂªn bỏ qua.

5. Một số suy ngẫm chung

Các cuộc tranh luận kinh tế giữa những người xă hội chủ nghĩa và những người phi xă hội chủ nghĩa chấm dứt vào quăng năm 1948: từ đó về sau, chúng tiến triển theo nhiều hướng khác nhau. Trong khi các triết thuyết xă hội tổng quát được phát triển bởi Hayek, Polanyi và những người khác có khuynh hướng hậu thuẫn cho luận điểm kinh tế tổng quát của chúng, th́ các nhà triết học xă hội chủ nghĩa lại không làm được như vậy. Trên thực tế, tư tưởng xă hội chủ nghĩa đă tiến triển theo cách thức làm xói ṃn một số tiền đề chủ yếu của các nhà xă hội chủ nghĩa thị trường. Đáng kể nhất là sự loại bỏ giả định về tính tự định của người tiêu dùng. Đơn giản là các nhà tư tưởng xă hội chủ nghĩa đương đại không chấp nhận rằng sở thích là sản phẩm của một ư chí tự định mà nương theo đó các nhà sản xuất bước theo, mà họ nhấn mạnh đến sự phụ thuộc lẫn nhau của tiêu dùng và sản xuất. Điều này đồng nghĩa với việc người sản xuất có thể tạo ra nhu cầu, do đó các thể chế tư bản chủ nghĩa hiện đại trở thành những ông chủ đi cưỡng bức chứ không phải những tên nô lệ phục tùng các chủ thể tự do.

Chính điều này đă khiến cuộc tranh luận giữa các nhà xă hội chủ nghĩa và những người phi xă hội chủ nghĩa trở nên rất khó phân định. Bởi v́, nếu những quan niệm cách nhau như trời vực về cái tôi nằm trong bản chất sâu xa nhất của cơ sở lư luận tư bản chủ nghĩa và xă hội chủ nghĩa, th́ đến bao giờ cuộc tranh luận mới có thể ăn khớp được với nhau? Thực tế rằng hệ thống sản xuất xă hội chủ nghĩa không thể “tính toán" một cách đầy đủ sẽ có tác động rất ít tới các nhà tư tưởng chủ trương rằng cách “tính toán" tư bản chủ nghĩa dẫn tới việc các cá nhân thụ động bị tấn công bởi những mặt hàng tiêu dùng họ “không cần tới". Mặc dù, có lẽ, nếu có thể nói rằng quan điểm cực đoan của Mises (và thực sự cũng là của Polanyi) cho rằng hệ thống sản xuất xă hội chủ nghĩa thực sự bất khả thi, th́ cũng có thể suy diễn tiếp rằng không thể làm thoả măn ngay cả các nhu cầu “khách quan".

Một hàm ư sâu xa hơn nữa của kiểu suy lư này là một lập luận phụ của Hayek cho rằng hệ thống sản xuất xă hội chủ nghĩa là không tương thích với sự tự do (liberty) cũng kém phần thuyết phục đối với các nhà xă hội chủ nghĩa. Lập luận kiểu Hayek luôn luôn thuộc loại lập luận vị lợi, nghĩa là ngay cả khi các nhà xă hội chủ nghĩa chấp nhận giá trị của sự tự do theo nghĩa là lựa chọn cá nhân, th́ một hệ thống kế hoạch hoá, do nó xét đến cùng liên quan đến việc “chính trị hoá" hay đến mọi hành động kinh tế, sẽ nhất định phải thủ tiêu những mảng rộng lớn của sự lựa chọn này. Điều này được thể hiện rơ ràng nhất qua sự thừa nhận của Lange rằng tỷ lệ tiêu dùng/thu nhập của một hàng hoá là sự ưu tiên theo thời gian của các cá nhân. [30] Nhưng chỉ khi các triết gia xă hội chủ nghĩa không chấp nhận rằng sự tự do cá nhân là tương đương với sự lựa chọn, và nhất định cho rằng lời giải thích đúng đắn về tự do phải bao gồm cả sự diễn tả cái bối cảnh trong đó các lựa chọn được thực hiện, th́ những phê phán kiểu Hayek mới chỉ gần trúng mục tiêu. Tuy nhiên, đây không phải là lúc thảo luận chi tiết, hay thậm chí là đánh giá, các quan niệm khác nhau về tự do.

Thậm chí nếu các lư thuyết gia theo chủ nghĩa tự do (cổ điển) và xă hội chủ nghĩa đương đại có thể nhất trí với nhau về các quan niệm tự do và chủ thể cá nhân (personal agency), th́ vẫn c̣n những vấn đề đạo đức học măi măi chia cắt họ. Những vấn đề này tất yếu dẫn họ trở lại tiêu chuẩn của sự phân phối công bằng. Xét một cách thận trọng, cuộc tranh căi được thảo luận trên kia không liên quan ǵ đến các vấn đề đạo đức học, mặc dù chủ nghĩa b́nh quân rơ ràng là ư thức hệ chính của những người xă hội chủ nghĩa. Cả hai bên đều chấp nhận lư thuyết năng suất cận biên như là tiêu chuẩn của phân phối thu nhập: nhưng, tất nhiên, đó là một nguyên lư về tính hiệu quả chứ không phải là một nguyên lư đạo đức học. Sự khác nhau nằm ở chỗ các nhà xă hội chủ nghĩa cho rằng lợi nhuận kinh doanh không được phép truyền lực cho cỗ máy kinh tế. Lại một lần nữa, những người phi xă hội chủ nghĩa không đề cập tới bất cứ một “quyền" sở hữu tài sản mang tính đạo đức nào có được nhờ một quá tŕnh trao đổi: nó đơn thuần là sự cần thiết mang tính phương tiện.

Cơn thịnh nộ của các nhà xă hội chủ nghĩa đương đại đổ lên đầu lợi nhuận kinh doanh thực ra không đúng chỗ, bởi v́ các nhà xă hội chủ nghĩa thị trường đă thừa nhận rằng một cái ǵ thế chỗ cho động lực lợi nhuận là cần thiết cho nền kinh tế tập thể chủ nghĩa: tiếc thay, trên thực tế, động lực này đă biến thành động lực chính trị chứ không phải kinh tế. Thật đáng buồn là các nhà xă hội chủ nghĩa đă để tâm chú ư tới sự phân phối bất công của quyền lực chính trị, kết quả của sự xoá bỏ tinh thần kinh doanh, ít hơn so với việc chú trọng vào cái mà họ cho là bất b́nh đẳng về thu nhập và của cải, đặc điểm tiêu biểu của chủ nghĩa tư bản.

Một hướng nghiên cứu hữu ích hơn (nếu điều này được các nhà xă hội chủ nghĩa chấp thuận) lẽ ra nên hướng về vấn đề lư lẽ biện minh mang tính đạo đức học cho những quy ước đầu tiên về quyền sở hữu để từ đó quá tŕnh trao đổi bắt đầu. Bởi v́, xét về mặt logic, th́ quá tŕnh trao đổi phải bắt đầu với những đối tượng bản thân nó không phải là sản phẩm của sự trao đổi. Bất kể bản chất sâu xa, mang tính kinh tế hay đạo đức, của sự bất b́nh đẳng về sở hữu nảy sinh từ các quá tŕnh thị trường là thế nào chăng nữa, th́ cũng không thể phủ nhận được sự thực là triết học chính trị và kinh tế tự do cổ điển thiếu đầy đủ hiểu theo nghĩa là nó không đưa ra được một cơ sở hợp lư cho quyền sở hữu tài sản đầu tiên. Lưu ư rằng đây không phải một lập luận được hiểu theo nghĩa là chủ nghĩa tự do cổ điển đ̣i hỏi một học thuyết b́nh đẳng về cơ hội để những phê phán về b́nh đẳng về thành quả trở nên hữu hiệu. Chắc chắn là, những người theo chủ nghĩa tự do kiên định phải thừa nhận quyền thừa kế (của những tài sản có được một cách hợp pháp) nếu học thuyết của anh ta không trở nên bị đồng nhất với nền dân chủ xă hội. Do đó, một cách tất yếu, chủ nghĩa tự do đ̣i hỏi sự bất b́nh đẳng về cơ hội.

Những vấn đề thực tế liên quan đến tính hợp pháp của tài sản đang trong quá tŕnh chuyển giao thừa kế. Phải chăng một người sẽ không được quyền sở hữu tài sản đă từng có được nhờ vũ lực, bất kể sự chiếm hữu đă xảy ra từ lúc nào trong quá khứ xa xôi? Liệu các cá nhân có thể chiếm đoạt làm của riêng những tài sản cần thiết cho sự sinh tồn của những người khác hay không? Liệu thực tế rằng đất đai là có cung cố định và đem lại tô kinh tế thuần tuư cho người chủ may mắn, có khiến nó trở thành một hàng hoá kinh tế đặc biệt và phù hợp một cách lạ lùng cho sự tái phân phối tập thể nào đó hay không?

Tôi không có ư định thử trả lời những câu hỏi này: chúng đă được thảo luận rất nhiều trong các bài viết về triết học chính trị trong suốt mời năm qua [31] (tất nhiên, chúng đă được nêu lên từ hàng thế kỷ trước). Chỉ có điều quan trọng cần lưu ư là mối liên hệ của chúng với cuộc tranh luận kinh tế và triết học giữa các nhà xă hội chủ nghĩa và phi xă hội chủ nghĩa. Mặc dù vào những năm 1930 điều này đă được nêu lên trong hàng ngũ của những người theo chủ nghĩa vị lợi nói chung (thực ra th́ mọi loại kinh tế học ứng dụng đều mang tính vị lợi), nhưng rơ ràng là các vấn đề liên quan đến việc đ̣i quyền sở hữu ban đầu không thể được giải quyết một cách dễ dàng đến thế nhờ những nghiên cứu mang tính hệ quả luận. Đi chứng minh rằng, v́ những lư do lư thuyết chặt chẽ, các nền kinh tế xă hội chủ nghĩa không thể tính toán một cách hữu hiệu như các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, không phải là đi chứng minh cho hiện trạng chính trị và đạo đức của chủ nghĩa tư bản. Phải chăng điều này có nghĩa là chúng ta lại một lần nữa trở lại luận điểm rằng các nhà xă hội chủ nghĩa và phi xă hội chủ nghĩa nhất định phải tranh căi từ những tiền đề khác nhau, cho nên sẽ không thể nào đạt được sự nhất trí giữa hai bên?

Tôi tin rằng xét đến cùng th́ điều trên là đúng: nhưng chỉ là xét đến cùng mà thôi. Nghĩa là, không có lư do nào trong cái logic tại sao một người không nên mong muốn từ bỏ mọi lợi thế mang tính vị lợi của chủ nghĩa tư bản trên cơ sở hoặc v́ những bất b́nh đẳng về thu nhập nhân tố, cái tất yếu là một phần của chủ nghĩa tư bản, đơn giản là không thể chấp nhận được; hoặc v́ nó thiếu một lư thuyết đầy đủ về quyền sở hữu. Nhưng những cuộc tranh căi truyền thống không phải lúc nào cũng đạt tới mức này, ít ra là nằm ngoài cái không gian tế nhị của triết học chính trị và đạo đức. Như những thảo luận trong cuộc tranh luận của thập niên 1930 cho thấy, các nhà xă hội chủ nghĩa đă hiểu nhầm bản chất của quá tŕnh kinh tế và giả định rằng, dưới một dạng duy lư điển h́nh, cái “động tính" (‘animal spirits’) [32] của chủ nghĩa tư bản có thể được thay thế bằng những hành động của một nhà kế hoạch toàn giác và nhân từ. Nhưng dĩ nhiên điều này không phải là một lập luận đạo đức học.

Chính sự thất bại trong việc phân biệt rơ các phạm trù khác nhau của cuộc tranh luận đă đẩy cuộc tranh luận giữa chủ nghĩa xă hội và chủ nghĩa tư bản đến chân tường. Các phạm trù này có thể được tóm tắt lại như sau: các lập luận mang tính thực nghiệm thuần tuư như những hoạt động quan sát được của hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa và xă hội chủ nghĩa, các lập luận mang tính lư thuyết như những lư do của những hoạt động ấy, và các lập luận đạo đức học như nền tảng đạo đức cho mỗi hệ thống. Bài viết này mới chỉ quan tâm đến loại lập luận thứ hai trong số các loại trên. Đối với tác giả, dường như một sự xem xét về cuộc tranh luận thực thụ duy nhất giữa chủ nghĩa xă hội và chủ nghĩa tư bản đă được giải quyết thông qua loại lập luận sau cùng. Nhưng một phần của cái có vẻ đúng đắn của trường hợp xă hội chủ nghĩa lại bắt nguồn từ thực tế là những suy xét xuất phát từ đạo đức đă bị pha trộn mà không tài nào gỡ ra được với những thứ đi liền với kinh tế học theo chủ nghĩa vị lợi và hệ quả luận.

Ghi chú cá nhân:

Dịch xong ngày 22 tháng Chín 2003 tại Hà Nội.

Sửa chữa và chú thích: ngày 6-10 tháng Ba 2004 tại Tokyo.

Chỉnh lư gần đây nhất: ngày 17 tháng Sáu 2004 tại Tokyo.

[1]Chủ nghĩa xă hội, tr. 113.

[2]‘Tính toán kinh tế trong Khối thịnh vượng chung xă hội chủ nghĩa’, tr. 103.

[3]Sđd, tr. 109.

[4]Hành động con người, New Haven, Nxb trường Đại học Yale, 1963, tr. 248.

[5]Chủ nghĩa xă hội, tr. 205-208.

[6]Sđd, tr. 457.

[7]Sđd, tr. 212-216.

[8]Sđd, tr. 119.

[9]Sđd, tr. 181-184.

[10]Sđd, tr. 402.

[11]Sđd, tr. 430-434.

[12]Nghĩa là vấn đề về quyền sở hữu ở thời điểm đầu tiên trong lịch sử nảy sinh quan hệ sở hữu. (ND)

[13]Hoặc “trạng thái khi đạt được mục đích cuối cùng." (ND)

[14]‘Lư thuyết Cân bằng tổng quát’, trong D. Bell và I. Kristol (eds.), Cuộc khủng hoảng trong lư thuyết kinh tế, New York, Basic Books, 1981, tr. 125. In nghiêng trong nguyên bản.

[15]‘Định hướng sản xuất trong một Nhà nước xă hội chủ nghĩa’, tr. 7- 9.

[16]‘T́nh h́nh hiện thời của cuộc tranh luận’, trong Kế hoạch hoá kinh tế tập thể chủ nghĩa, tr. 207.

[17] Sđd, tr. 208.

[18] Sđd, tr. 209-210.

[19]Oskar Ryszard Lange (1904-1965) là một trong những nhà kinh tế xă hội chủ nghĩa lớn nhất trong thế kỷ XX, từng là học tṛ của Joseph Schumpeter trong thời gian du học ở Đại học Havard, sau đó giảng dạy ở nhiều trường đại học lớn của Mỹ như Michigan, Chicago. Trong những năm sau Thế chiến, Lange tham gia thành lập chính quyền mới tại Ba Lan. Ông lần lượt nắm giữ các chức vụ Đại sứ Ba Lan tại Hoa kỳ, đại biểu của Ba Lan tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đại biểu quốc hội, và Uỷ viên Trung ương Đảng Lao động Ba Lan. Năm 1948 Lange trở lại với cuộc sống học thuật, giảng dạy tại Trường Kế hoạch và Thống kê Trung ương tại Warsaw và sau đó tại Đại học Warsaw. (ND) [20]‘Máy tính và thị trường’, C. H. Feinstein (ed.), Chủ nghĩa tư bản, Chủ nghĩa xă hội và Tăng trưởng kinh tế, Nxb trường Đại học Cambridge, 1967, tr. 158-161. In lại trong Kinh tế học xă hội chủ nghĩa, tr. 401-405.

[21]‘Về Lư thuyết kinh tế của Chủ nghĩa xă hội’, tr. 93.

[22]Marie-Ésprit Léon Walras (1834-1910) nhà kinh tế học vĩ đại người Pháp, cha đẻ của phương pháp phân tích cân bằng tổng quát trong kinh tế học. Hàm ư to lớn trong lư thuyết của ông là luôn tồn tại một trạng thái cân bằng trên toàn bộ các thị trường của nền kinh tế. Trước khi đến với kinh tế học, Walras đă thử qua nhiều nghề, trong đó có viết tiểu thuyết, nhưng đều thất bại. Những tranh luận của phái Lange dựa nhiều vào tư tưởng cân bằng tổng quát của Walras, và đă thu được nhiều thắng lợi tạm thời trên b́nh diện lư luận. (ND) [23]‘Giải pháp cạnh trạnh’, trong Chủ nghĩa cá nhân và trật tự kinh tế, tr. 193.

[24]Karl Polanyi (1886-1964) nhà triết học, xă hội học, sinh ra ở Viena, lớn lên ở Budapest, sau Thế chiến I di cư sang Anh từ năm 1933 đến 1947. Trong giai đoạn ở Anh, ông nổi tiếng thế giới với kiệt tác The Great Transformation (1944). Năm 1947 Đại học Columbia mời ông sang giảng dạy, nhưng v́ vợ ông, một yếu nhân trong Cuộc cách mạng bất thành ở Hungary những năm đầu thập kỷ 1920, bị từ chối cấp visa vào Mỹ, nên hai ông bà đă chuyển sang Canada và sống ở đó đến cuối đời.

Michael Oakeshott (1901 - 1990) nhà triết học chính trị và lịch sử chính trị người Anh. Ông làm giáo sư Khoa học Chính trị tại Trường Kinh tế London (LSE) từ năm 1951 đến năm 1969. (ND)

[25]Xem các công tŕnh về sau của Hayek về triết học xă hội, đặc biệt là, Hiến pháp của Tự do, London, Routledge, 1960, và Nghiên cứu về Triết học, Chính trị học và Kinh tế học, London, Routledge, 1967; Michael Oakeshott, Chủ nghĩa duy lư trong Chính trị học, London, Methuen, 1962; và Michael Polanyi, Logic của Tự do, Chicago, Nxb trường Đại học Chicago, 1951, Tri thức cá nhân, London, Routledge, 1958, và Nghiên cứu về con người, Chicago, Nxb trường Đại học Chicago, 1959.

[26]Nghiên cứu về con người, tr. 12.

[27]Thuật ngữ có nguồn gốc từ Walras. Các lực lượng thị trường sẽ tương tác với nhau, liên tục chuyển từ trạng thái không cân bằng này sang trạng thái không cân bằng khác (ḍ dẫm), mà không phụ thuộc vào ư chí hoặc mục đích của các cá nhân. Sau một thời gian, chúng tất yếu tự tiến tới trạng thái cân bằng, không chỉ trên một thị trường mà toàn bộ các thị trường. (ND)

[28]‘Máy tính và thị trường’, tr. 402.

[29]Sđd, tr. 403.

[30]‘Về Lư thuyết Kinh tế của Chủ nghĩa xă hội’, tr. 100-101.

[31]Tác giả viết bài này vào năm 1984. (ND)

[32]Thuật ngữ bắt nguồn từ Keynes (xem The General Theory 1936, trang 161-162), cho đến nay vẫn gây nhiều tranh căi. Nhưng hàm ư chủ yếu là trong nhiều t́nh huống kinh tế, con người hành động theo t́nh cảm bi quan hay lạc quan tức thời, chứ không nhất định phải dựa vào các suy tính chính xác của toán học hay thống kê. (ND)

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), June 23, 2004.


Response to CĂ¡c bĂ i bình luận vĂ  bĂ i viết hay của nhiều tĂ¡c giả, chớ nĂªn bỏ qua.

Bắc Bộ Phủ toàn những tên Đầu Gấu, Sống vô tâm quanh bữa tiệc đầu lâu,
Ta cúi đầu - Cộng cỡi cổ, Ta đứng dậy - Cộng sụp đỗ

--------------------------------------------------------------------- ----------------------

Hăy cảnh giác với Bắc Triều.

Đưa lên lenduong.net ngày 1er/10/2001 - Lê Chí Quang

Thứ tư ngày 5/9/2001, một ngày đầu thu, trời nắng nhẹ, không khí dịu mát như thể ủng hộ học sinh trong ngày khai giảng năm học mới. Nhưng ngược lại với thời tiết, một bầu không khí chính trị oi nồng, gay gắt đă xuất hiện ngay từ sàng sớm. Từ các cơ quan bảo vệ pháp luật, từng đoàn xe đặc chủng, ôtô, mô tô, nối đuôi nhau toả về mọi ngóc ngách của thành phố, trong một chiến dịch vây bắt những người dân chủ tại Hà Nội, chỉ v́ họ ngây thơ dám xin thành lập hội: "Nhân dân Việt Nam ủng hộ Đảng và nhà nước chống tham nhũng"( Hội này do hai ông Phạm Quế Dương và Trần Khuê xin thành lập ngày 2/9/2001) . 6 giờ 30 phút sáng. Tốp CA đầu tiên ập vào nhà ông Đại tá Phạm Quế Dương, khi ông c̣n chưa ngủ dậy. Họ áp giải ông đi lên CA. Nhà ông bị lục soát, một số đĩa mềm máy tính bị lấy mất và họ c̣n cho ém khoảng 10 CA tại nhà ông để phục tất cả những người đến chơi nhà ông hôm đó; 8 giờ sáng, một tốp CA ập vào nhà ông Hoàng Minh Chính, và ông cũng bị đưa lên CA. 9 giờ 15 phút, ông Trần Khuê và bạn ông là bà Nguyễn Thị Thanh Xuân cũng chung số phận, sau đó họ bị chục xuất về TP HCM. 9 giờ 30 phút, Nguyễn Vũ B́nh từ nhà tôi đến chơi nhà ông Chính cũng bị triệu tập lên CA. 14 giờ 20 chiều cùng ngày đến lượt tôi, cũng vinh dự được xe đặc chủng của CA ghé tận cổng, đưa lên CA quận Đống Đa. Tất cả những người trên, trong giấy triệu tập của CA đều ghi rơ : "...Hỏi việc có hoạt động liên quan đến an ninh quốc gia".

Cả thẩy những người bị triệu tập và được mời lên CA để làm việc trong ngày hôm đó, và những ngày tiếp theo là khoảng 20 người. Những người được mời là người thân trong gia đ́nh hoặc bạn bè đến thăm những người có tên nêu trên. Họ được mời dưới h́nh thức, CA viết giấy ngay tại chỗ, hoặc đến tận nhà, và nếu không đi th́ lập tức họ bị áp giải ngay. Cũng trong ngày hôm đó điện thoại ngà các ông Hoàng Minh Chinh, Nguyễn Thanh Giang, Hoàng Tiến, Nguyễn Đắc Kính, Trần Dũng Tiến, Và Nguyễn Vũ B́nh bị cắt. Ngày thứ tư 5/9 được gọi là ngày thứ tư đỏ.

Tại sao cơ quan CA lại phải huy động một chiến dịch rộng lớn nhất từ trước đến nay để câu lưu những người chủ trương thành lập và tham gia "Hội chống tham nhũng". Việc làm này, trước tiên xét dưới góc độ pháp lư, th́ đây là việc làm trắng trợn vi phạm pháp luật VN, cụ thể là: Xâm phạm quyền tự do lập hội của công dân, theo điều 69 của Hiến Pháp, điểu 123 và 129 của bộ luật H́nh sự, ( Tội xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân), đă vi phạm công ước về nhân quyền mà VN đă tham gia kư kết ngày 24/9/1982.

Nếu chống tham nhũng là hợp ư Đảng, ḷng dân, đúng chủ trương của Đảng và nhà nước, th́ tại sao cơ quan CA lại cho câu lưu họ ?. Hay là v́ những người này là những người dân chủ tiến bộ, đă có nhiều bài viết công khai góp ư, phê phán nhiều đường lối sai làm của Đảng và nhà nước, mà bị CA cho là bọn diến biến hoà b́nh nên đă liệt kê họ trong sổ đen...!

Tại sao xin thành lập Hội để "giúp Đảng và nhà nước chống tham nhũng" và "không hoạt động chính trị" mà lại bị CA đàn áp dữ dội như vậy ?. Xin hăy nghe ư kiến của Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang, trả lời phỏng vấn đài RFI hôm 10/9 ta sẽ thấy rơ:

Thứ nhất: Đây là việc làm của những lực lượng bảo thủ trong nội bộ Đảng muốn dằn mặt tân Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, và những gương mặt trẻ chung sáng suốt và tiến bộ trong Bộ chính trị là chớ có t́m cách thoát ra khỏi ảnh hưởng của họ.

Thứ hai: Việc làm này nhằm phá hoại Hiệp định thương mại Việt Mỹ, phá hoại quan hệ Việt-Mỹ và làm xấu mặt VN trên trường quốc tế để thế giới tẩy chay VN ḥng làm VN chui vào ống tayáo của TQ.

Thứ ba: Họ (tức những người chủ trương thành lập hội chống tham nhũng) hơi ngây thơ khi thành lập hội v́ chống tham nhũng là chống ai? Là chống lại những kẻ lợi dụng Đảng để tham nhũng và vơ vét là chống lại họ, làm quyền lực của họ có thể bị lung lay nên họ phải ra taymột cách hoảng hốt. Đảng kêu gọi chống tham nhũng là để mỵ dân thôi, một khi, có một tổ chức thực sự muốn chống tham nhũng, th́ họ sẽ đàn áp ngay.

Những nhận xét, phân tích trên của Tiến sỹ Thanh Giang là hoàn toàn chính xác. Riêng đối với luận thuyết thứ 2 theo suy đoán của tôi là có một thế lực đen tối đứng đằng sau chỉ đạo và dật giây, đó là chính quyền Bắc Kinh. Họ đang chỉ huy các thế lực tay sai được cài sâu trong nội bộ Đảng, nhằm không chỉ phá hoại quan hệ Việt- Mỹ, mà c̣n làm cản trở sự hội nhập của VN vào nền kinh tế thế giới, làm chúng ta khủng hoảng trầm trọng, phá sản về kinh tế, từ đấyTQ dễ bề nô dịch rồi thôn tính VN.

Những mưu đồ của Trung Quốc.

Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam chủ yếu gắn liền với công cuộc chống xâm lăng và mưu đồ đồng hoá của Bắc Triều. Từ hàng ngh́n đời nay, không một thế kỷ nào, không một triều đại nào mà TQ không t́m các đô hộ VN. Ngay cả khi mà t́nh đoàn kết tưởng như keo sơn nhất, TQ vẫn t́m mọi cách thức để làm suy yếu nhằm mục đích thôn tích VN. Như chúng ta đều đă biết. Hiệp định Gơnevơ làm chia cắt hai miền Nam- Bắc 1954 là do Chu An Lai và Dalles thông đồng với nhau cùng xúi VN và Pháp kư. Sau đó TQ lại xúi ta mang quân đội vào Nam, gây nên cuộc nội chiến Nam-Bắc. Họ viện trợ từng viên đạn, gói lương khô, từng bộ quần áo cho ta để anh em một nhà đánh lẫn nhau, trong khi đó họ thu hồi Hồng Kông, Ma Cao họ lại không tốn một viên đạn... Nhân lúc anh em một nhà đánh nhau, lợi dụng lúc Miền Nam sơ hở, họ chiếm quần đảo Hoàng Sa tháng 1/1973. Năm 1975 khi QĐ Miền Bắc đánh gần đến Sài G̣n th́ tại Anh Quốc một vị Đại Sứ TQ có đến gặp Đại Sứ VNCH là Vương Văn Bắc hỏi rằng "...Có cần chúng tôi đưa Chí nguyện quân sang đánh HN để giúp VNCH không." (Hồi kư của Vương Văn Bắc-Từ toà Bạch ốc đến Dinh Độc Lập). Tại Cămpốt, sau năm 1975 họ xúi Khơ Me Đỏ tàn sát đồng bào ḿnh để một ngày nào đó họ đưa người TQ sang chiếm Cămpốt. Năm 1978 một quan chức ngoại giao TQ đă có lần ngỏ lời muốn mở con đường từ TQ qua VN sang Cămpốt chính là ư đồ đó.

Việc này không thực hiện được khi ngày 15/1/1979 quân đội VN tiến vào giải phóng Nômpênh. Trong cơn tức tối ngày 17/2/1979 TQ mang quân xâm lược nước ta tại 6 tỉnh biên giới phía Bắc. Rất may cho ta lúc đó ta được dư luận thế giới ung hộ, và nhất là Liên Xô. Ông Brêgiơnhép tuyên bố "Nhà cầm quyền TQ hăy dừng tay lại nếu c̣n chưa muộn" Không thực hiện được ư đồ trên bộ, năm 1982 lợi dụng lúc ta suy yếu TQ cho Hải quân chiếm một phần quần đảo Trường Sa. Cũng từ đó quan hệ VN và TQ xấu đi. Đến năm 1991 khi hai nước b́nh thường hoá quan hệ ngoại giao và kinh tế th́ cũng là lúc TQ chuyển sang ư đồ thôn tính VN bằng KT.

Lịch sử xa xưa hễ cứ lúc nào các triều đại phong kiến VN suy yếu, là Phương Bắc, nhân cơ hội đó xâm chiếm nước ta. Nhưng những lúc đó bao giờ dân tộc ta cũng xuất hiện những Anh hùng dân tộc, phất cao nhọn cờ khởi nghĩa, cùng toàn thể dân tộc đánh đuổi ngoại xâm, thu hồi non sông về một cơi. Tên tuổi của họ sáng măi ngọn lửa tranh đấu giải phóng dân tộc. Các triều đại phong kiến của ta chưa bao giờ ta phải mất một tấc đất nào cho TQ. Ngay cả những kẻ hèn nhát như Mặc Đang Dung quỳ gối xin hàng, hay Lê Chiêu Thống cơng rắn cắn gà nhà cũng chưa giám dâng đất cho TQ. Thế mà giời đây, khi cộng đồng nhân loại đă văn minh hơn, "cá lớn không thể nuốt cá bé" dễ dàng như xưa th́ ai đó lại can tâm cúi đầu xin dâng phần lănh thổ, lănh hải cho TQ để mong bán đất cầu vinh, mong sự bảo trợ cho quyền lănh đạo độc tôn của ḿnh. (Thàng 12/1999 VN và TQ thông qua Hiệp định biên giới trên bộ, và tháng 12/2000 thông qua HĐ Vịnh Bắc Bộ, làm thiệt hại cho nước ta khoảng 720 km2 trên bộ và 10% diện tích Vịnh Bắc Bộ, những diện tích mà ta bị mất tại vịnh Bắc Bộ, đều là những khu vực giàu tài nguyên hải sản, khí đốt và giàu mỏ ). Xưa kia Họ Mạc, họ Lê đă bị lịch sử lên án th́ giờ đây những Mạc "Đỏ", Lê "Đỏ" đang bán nước, cầu vinh, lại đang được tung hô như những anh hùng dân tộc . Kể từ khi Liên Bang Xô Viết tan ră và giải thể, nước Nga suy yếu v́ lâm vào khủng hoảng kinh tế, TQ tỏ rơ với thế giới muốn thay thế vị trí siêu cường của Nga trước đây để trở thành cực kia của thế giới và sẵn sàng đối đầu trực tiếp với Mỹ.

Về Ngoại giao:

Gây sức ép với các tổ chức quốc tế và các quốc gia trên thế giới để buộc họ phải công nhận Đài Loan là một tỉnh của TQ. Liên minh và viện trợ cho các nước thuộc thế giới thứ 3 để gây ảnh hưởng với các nước này. Đầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển nhất là những nước không có quan hệ thân thiện với Mỹ. Liên minh với các quốc giaTrung á thuộc Liên Xô cũ, bằng Hiệp ước Mậu dịch tự do Thượng Hải. Đầu tư trực tiếp vào Lào, CămPốt. và một số các nước tại khu vực Nam á. Từ năm 2000-2001 TQ đầu tư hơn 200 triệu USD vào Cămpốt; Trong năm 2000 và 2001 TQ tiến hành hàng loạt các chuyến uư lạo tại các nước tại các nước Nam và Tây á như Lào, Căm pốt, Nê Pan, Miến Điện... Riêng trong một năm trở lại đây, tất cả các nhân vật hàng đầu của TQ như: Dang Trạch Dân; Tŕ Hạo Điền; Thạch Quảng Sinh; Lư Bằng đều đă đến thăm Cămpốt.

Về Quân sự :

Tăng cường khả năng quốc pḥng, bằng việc hiện đại hoá lực lượng tên lửa hạt nhân. Phóng vệ tinh nhân tạo phục vụ mục đích do thám. Tự đóng tầu sân bay, tăng số lượng tàu ngầm hạt nhân, hiện đại hoá Hải quân, Không quân, và các hệ thống thông tin liên lạc phục vụ quân đội. Cấm bay tại eo biển đài loan. Củng cố và xây dựng các căn cứ tại các quần đảo Hoàng sa và Trường Sa đă chiếm của VN, và thường xuyên cho tập trận tại khu vực này .Trong Năm 2001 TQ liên tục xâm phạm vào khu vực lănh hải của Philipin và Nhật Bản. Và gần đây nhất TQ đă cho hạ thuỷ tại Biển Đông 20 tầu tuẫn tiễu, nhằm bảo vệ những khu vực mà TQ đă chiếm của VN.

Về Kinh Tế :

Đến nay Sau 15 năm đấu tranh, tháng 11/2001 TQ sẽ là thành viên chính thức của tổ chức thương mại TG, nó sẽ gây tác động to lớn đối với các nước Đông Nam á , trong đó có VN.

Hiện nay, những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của VN, cũng gần giống với TQ. Với tŕnh độ công nghệ c̣n thấp, hàm lượng công nghệ chưa cao, chủ yếu là các mặt hàng tập chung nhiều lao động, như nông sản, giày dép, dệt may.... đang là những mặt hàng xuất khẩu chủ chốt và mang tính chiến lược của VN. Thị trường tiêu thụ những mặt hàng này là Nhật Bản, EU và một số nước trong khu vực. Tuy nhiên đây là một trong nhưng mảng mạnh của hàng xuất khẩu TQ. Sau khi ra nhập tổ chức WTO, với những lợi thế được ưu đăi về thuế quan, được b́nh đẳng trong giải quyết tranh chấp thương mại ... chắc chắn hàng hoá TQ với giá rẻ hơn nhiều lần sẽ chiếm uy thế cạnh tranh, để đánh bật sản phẩm cùng chủng loại của VN trên thị trường QT. dự tính kim ngạch trao đổi thương mại của TQ sẽ tăng mạnh từ 324 tỷ USD năm 1998 lên 600 tỷ USD năm 2005. Bên cạnh đó, TQ cũng phải mở cửa thị trường đối với các thành viên của WTO . Hàng rào thuế quan được nới lỏng, hàng nông sản của các nước phát triển với giá thành hạ, chất lượng cao, sẽ tràn vào TQ, tạo ra sức ép cạch tranh rất lớn đối với hàng nông sản của VN.

Về vốn đầu tư nước ngoài:

TQ sẽ cải tổ cơ cấu và cải tiến các thể chế tài chính, cho phù hợp với quy định của WTO, phải nới lỏng các quy chế đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài. Từ đó, môi trường đầu tư sẽ được cải thiện, Ngày càng hấp dẫn và có tính cạch tranh hơn, như vậy các ḍng vốn quốc tế sẽ chuyển mạnh sang TQ, thay v́ VN và các nước khác. Dự tính vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài sẽ tăng từ 45 tỷ USD năm 1998 lên 100 tỷ USD năm 2005. Các thống kê về đầu tư QT cho thấy, riêng lượng vốn FDI do các nước phát triển đầu tư vào nhau đă chiếm tới 2/3 tổng số FDI toàn thế giới, c̣n các nước đang phát triển phải cạnh tranh nhau để được nhận 1/3 số c̣n lại. Nếu TQ thu hút được nhiều đầu tư hơn có nghĩa là cơ hội cho VN ta sẽ ít đi. Đầu tư vào VN giảm liên tục trong năm nay cũng là v́ lư do đó. Khủng hoảng KT tại Đài Loan và Singapo Mă Lai, Hàn QUốc hiện nay là bởi các nguồn vốn ồ ạt chảy vào TQ, và hàng hoá của TQ có sức cạnh tranh mạnh với hàng hóa của hai nước trên.

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), June 23, 2004.


Response to CĂ¡c bĂ i bình luận vĂ  bĂ i viết hay của nhiều tĂ¡c giả, chớ nĂªn bỏ qua.

Theo dự tính của Ngân Hàng thế giới WB đến năm 2010 TQ sẽ nuốt hết thặng dư nông nghiệp của toàn Châu Âu. bởi vậy mục tiêu có tính chiến lược và trước mắt là tiến xuống và làm suy yếu các nước ở phía nam trong số đó các VN. Việc xâm lấn 2 quần đảo của VN cũng là không ngoài mục đích đó. Năm 1997 đầu tư vào ĐNA của TQ chỉ chiếm 20% tổng vốn đầu tư nước ngoài, đến nay đầu tư vào ĐNA của TQ đă chiếm 80% tổng vốn đầu tư nước ngoài. VN trong con mắt của TQ là một miếng mồi ngon Có vị trí chiến lược về địa chính trị, lại là miếng mồi dễ nuốt nhất v́ được sự hậu thuẫn của các thế lực đen tối, bảo thủ, và tay sai luồn sâu leo cao trong bộ máy nhà nước.

Theo dự tính của tôi, nếu VN không gia nhập được WTO vào 2006 tức là năm hiệp định AFTA có hiệu lực th́ nền kinh tế VN sẽ phá sản, bởi những lư do sau:

Đầu tư nước ngoại vào VN trong mấy năm qua liên tục giảm, v́ do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế của các nước trong khu vực. (TQ lại không nằm trong nhóm các nước này nên TQ không bị ảnh hưởng). TQ sẽ gia nhập WTO vào tháng 11 ngày. nên đă thu hút nhiều nguồn vốn hơn.

Do sự mất giá của các đồng tiền của các nước trong khu vực, tạo lợi thế cạch tranh rất lớn đối với hàng xuất khẩu của các nước đó với VN.

Nền Kinh tế VN hiện nay là một nền KT bong bóng với những chỉ số giá hàng tiêu dùng liên tục giảm (thiểu phát gia tăng v́ cung đă vượt quá cầu), báo hiệu một nền kinh tế đang bị chững lại ,cái bong bóng có thể vỡ bất cứ lúc nào. Bởi bất cứ một nền kinh tế nào, có lạm phát th́ mới có phát triển (lạm phát ở đây là mức lạm phát thấp, và có kiểm soát được, nó báo hiệu chỉ số cung không đủ cầu) Nông sản, cà fê, gạo, hoa quả xuất khẩu mấy năm nay bị rớt giá liên tục, thậm trí ta phải chặt bỏ 185 ngh́n Ha cafe.

Thử dạo qua hàng hoá tại thị trường VN ta sẽ thấy rơ, hàng hoá TQ, hoặc của TQ giả nhăn hiệu của các nước khác chiếm đến 60-70 % tại thị trường VN. Từ các đồ gia dụng đến các máy móc công nghiệp. Xe máy TQ tràn nập thị trường VN, văn hoá, phim ảnh TQ được quảng cáo không công trên các thương tiện tông tin đại chúng từ sáng tới tối. Đến năm 2006 Hiệp định AFTA có hiêụ lực, hàng hoá của các nước trong khu vực sẽ ùa vào VN, v́ các hàng rào thuế quan đă được gỡ bỏ, sẽ đánh bật các hàng hoá của VN ngay tại thị trường VN. Hàng hoá của chúng ta thông thường có giá cao hơn từ 5%-40% các mặt hàng cùng loại của các nước trong khu vực. Mà không chỉ hàng hoá của các nước trong khu vực, hàng hoá của các nước thứ ba, nhập cảng vào các nước ASEAN đóng gói và xuất sang VN miễn là có 40% định lượng được sản xuất tại nước đó cũng được miễn thuế Hải quan, v́ đó là quy định của AFTA. .

Vào lúc đó hàng hoá của VN sẽ không xuất khẩu được sang các nước trong khu vực, cũng như sang các nước EU, hoặc Nhật Bản,bởi những lư do đă nêu trên. Công nhân sẽ mất việc làm, nông dân không bán được nông sản, các khu chế xuất sẽ giải thể....sinh viên ra trường sẽ thất nghiệp.

Đó chính là lúc TQ sẽ nhảy vào đầu tư, mua lại các công ty, các khu chế xuất, các nông trường, đồn điền.... toàn bộ nền KT của ta sẽ phụ thuộc rất nhiều vào TQ. Trong xă hội ngày nay, ai nắm quyền lực về KT, người đó sẽ nắm luôn quyền lực về chính trị (theo dự đoán của Ngân hàng TG đến năm 2005 lượng dự trữ ngoại tệ của TQ sẽ đạt 180 tỷ USD), TQ hoàn toàn có khả năng khống chế được nền kinh tế nước ta . Lúc đó ta sẽ trở thành một bang hay một tỉnh của TQ.

Và lực lượng này đang t́m cách cho TQ tiếp cận thị trường VN. Gần đây nhất chúng ta được biết họ đă bật đèn xanh cho nhà thầu HISG chúng thầu sân vận động Mẽ Tŕ. Để mỵ dân và báo chí, họ cũng tạo ra một cuộc đấu thầu công khai, nhưng tất cả chỉ là một tṛ hề kệch cỡm, không đănh lừa nổi ai. Một nhà thầu không đủ tư cách pháp nhân, cũng như các thủ tục đấu thầu cần thiết, và thiết kế th́ chắp vá, thay đổi đến hàng chục lần mà vẫn không đạt yêu cầu nhưng vẫn được chúng thầu mặc dù báo chí và hội kiến trúc, hội xây dựng đă lên tiếng phản đối, nhưng chính ông Khải tuyên bố một câu xanh rờn: "...Đấu thầu lại th́ phức tạp lắm, cái nào rẻ th́ cho làm...". Để xoa dịu báo chí và nhân dân Bộ chính trị và ban Tư Tương Văn Hoá TW đă cho họp các Tổng biên tập các báo và loan báo rằng: " Nhà thầu HISG là một công ty của Ban tài chính TW Đảng CSTQ, đây là sự hợp tác của hai Đảng anh em." Một tên Mafia TQ lại trở thành đồng chí của Đảng th́ cũng không có ǵ lạ cả, Hẳn nhiều người c̣n nhớ những kẻ dao búa như Khánh Trắng và chủ chứa như Lê Tân Cương cũng từng được họ giới thiệu là đồng chí rồi c̣n ǵ.... Gần đây nhân chuyến thăm của Lư Bằng hôm 7/9, họ lại bật đèn xanh cho một Cty của TQ khai thác quặng nhôm ở Đắk-Lắk, và nhân hội nghị của EMM 3 tại HN, họ t́m cách đưa VN vào quỹ đạo của TQ bằng cách nâng kim ngạch buôn bán của hai nươc lên 5 tỷ USD vào năm 2005. Và theo nhiều nguồn tin th́ TQ cũng đang mon men đến dự án thuỷ điện Sơn La của VN.

Đôi khi tôi cứ nghĩ không biết có phải người ta đang ngủ mơ hay không. Khi xưa, trong cuộc nội chiến Quốc-Cộng, TQ đă từng lợi dụng việc giúp VN xây dựng đường xá và nhiều công tŕnh XD khác họ đă bí mật cho đào hầm bí mật chứa vũ khí để một ngày t́m cách quay lại xâm lược VN. Giờ đây lại cho TQ vào những vùng có tính nhậy cảm như tại Tây Nguyên hay Sơn La, th́ không hiểu họ c̣n nghĩ ǵ đến an ninh quốc gia hay không.

Cách tốt nhất để kứu văn nền kinh tế nước ta hiện nay là đưa VN sớm hội nhập vào nền KT thế giới và để thoát khỏi ảnh hưởng của TQ là: Tổng Thống Mỹ nhanh chóng thông qua Hiệp định thương mại Việt- Mỹ ( xin đưa 1 ví dụ :chỉ riêng lượng tôm mà VN xuất khẩu sang Mỹ hàng năm đạt 300 triệu USD) ,và VN sớm được gia nhập tổ chức thương mại thế giới., v́ tại đó các doanh nghiệp VN có cơ hội mở rộng thị trường buôn bán được ưu đăi với 134 quốc gia, và cơ hội đầu tư nước ngoài vào VN sẽ rộng lớn hơn. Và người VN tại Hải ngoại nếu c̣n yêu dân tộc VN th́ hăy trở về để XD đất nước.

. Đương nhiên chính quyền Bắc kinh biết được những lợi ích đó nên họ luôn t́m cách phá hoại sự hội nhập của VN vào thế giới văn minh. Chính v́ những lư do đó, khi biết được VN và Mỹ đàm phán để thông qua hiệp định thương mại Việt- Mỹ .TQ luôn luôn dật dây cho các lực lượng bảo thủ trong Đảng tŕ hoăn việc kư kết và thông qua Hiệp định, và ở trong nước họ luôn luôn đật giây cho các thế lực tay sai đàn áp những người dân chủ.

Cuộc vật lộn gay go

Ngay trước chuyến thăm của Tổng Thống Clinton tới VN 11/2000. Trước đó, Chủ tich TQ là Giang Trạch Dân có lời mời cấp tốc ông Trần Đức Lương sang TQ. để thăm ḍ thái độ của VN với Mỹ. Tại đây TQ đề nghị cho VN vay 53 triệu USD, trong đó chỉ phải trả lăi 1/3. Và TQ c̣n hứa sẽ cho VN vay tiếp 300 triệu USD với lăi xuất thấp. (một sự tử tế bất ngờ chưa từng sảy ra). Nhưng kèm theo đó, phía TQ muốn ta kư hiệp định Vịnh Bắc Bộ ngay sau khi Tổng thống Mỹ rời khỏi VN. Trước và sau chuyến thăm của TT Mỹ, ban TTVH TW đă cho họp Tổng biên tập các báo trí và loan báo rằng phải đăng ảnh của ông Clinton nhỏ hơn ảnh của ông Giang Trạch Dân đă từng được đăng trên báo trong chuyến thăm VN trước đây.

Trước thềm Đại hội Đảng lần thứ IX một phái đoàn ngoại giao của TQ đă bí mật sang VN nằm để ủng hộ cho ông Phiêu được ở lại thêm 1 nhiệm kỳ nữa, v́ họ nghĩ rằng họ Lê, là đồng minh của ḿnh, nhưng sự việc không đơn giản như vậy:

Lê Khả Phiêu, tuy là cánh tay phải của Lê Đức Anh ở quân khu 9 và Căm pốt, nhưng trước khi được Lê Đức Anh đặt vào chiếc ghế Tổng bí thư đó, Ông Phiêu, đă có thời làm trưởng ban kiểm tra TW. Trong thời gian này ông Phiêu được tiếp súc với nhiều hồ sơ mật, nên ông Phiêu đă có nhiều nhận thức về nhiều bộ mặt trong Đảng. Ông đă nhiều lần gặp tướng Trần Độ, và ông Hoàng Minh Chính. Càng về thời gian cuối sau này, ông Phiêu càng bừng tỉnh và nhận thức được nhiều vấn đề. Nhất là sau khi ông bị các lực lượng tay sai dật giây để đàm phán kư các hiệp định bán nước đă nêu trên.Cuối cùng trong hội nghị trù bị ông đă đi nước cờ liều. Được sự ủng hộ của cánh quân đội cụ thể là Lê Thanh Ngân và Phạm Văn Trà, Ông đă quyết định tổ chức cuộc họp tại thành HN, (Phố Lư Nam Đế) thay v́ tại Hội trường Ba Đ́nh như các kỳ họp trước, và sử dụng lữ đoàn 144 là lữ đoàn tinh nguệ của QĐ để bảo vệ đại hội thay v́ lực lượng cảnh vệ quốc gia của bộ CA như trước đây, để ḥng gây sức ép với phe bảo thủ và tay sai trong Đảng. Theo nhiều nguồn tin được tiết lộ từ thâm cung :Trong hội nghị đă có lúc ông Phiêu chỉ mặt LĐA và ĐM mà bảo rằng: " Các ông bảo tôi ngu, thế lúc các ông đặt tôi vào chiếc ghế này, sao các ông không bảo tôi ngu ...".

Cuộc họp diễn ra rất căng thẳng, mà không đi đến ngă ngũ. Mà cũng bởi Ông Phiêu c̣n non gan nên không dám dùng QĐ để ra tay, nên phải mất 4 kỳ họp trù bị mới đi đến ngă ngũ. Đến những ngày cuối cùng, không hiểu sao PVT, lại đứng về phe bảo thủ. Mất chố dựa vào QĐ, ông Phiêu như hổ mất nanh vuốt, đành đi đến thoả hiệp. Như chúng ta đă thấy, các vị cố vấn phải rút lui, ông Phiêu và ông Ngân cũng mất chức.

Ông Nông Đức Mạnh, một người thuộc phái chung dung, ôn hoà được bầu làm Tổng bí thư một cách đầy bất ngờ. Sau đại hội trù bị ông Phiêu đă chỉ mặt PVT mà bảo rằng: "Đồ phản bội". Bởi thế PVT vẫn c̣n được giữ nguyên chức vụ, mặc dù trước đó đă bị Bộ Chính Trị cảnh cáo v́ không làm tṛn nhiệm vụ.

Muốn kứu văn t́nh thế, trong kỳ Đại hội Đảng đích thân Hồ Cẩm Đào một nhân vật quan trọng thứ hai trong Đảng CSTQ bay sang tận nơi để dự, nhưng sự việc đă ngă ngũ. Cứ nh́n bộ mặt của họ Hồ trong đại hội và khi ra về ta cũng thấy rơ.

Trong một cuộc họp báo sau Đại hội Đảng, khi được hỏi về quan hệ Việt-Trung, ông Nông Đức Mạnh có nhắc lại 16 chữ vàng " Láng giềng hữu nghị. Hợp tác toàn diện. ỏn định lâu dài. Hướng tới tương lai". Sau đó ông Mạnh có lời mời tới các nhà lănh đạo TQ sang thăm VN. Lúc đầu phía TQ từ chối họ lấy cớ, khi nào ông Nông Đức Mạnh sang TQ trước rồi họ mới sang VN sau ( khi xưa các vua chúa VN khi lên ngôi đều phải sang TQ báo công và xin được nhận làm chư hầu, ngày nay họ cũng muốn ông Nông Đức Mạnh làm như vậy).

Tuy nhiên ông Nông Đức Mạnh không dễ đầu hàng ngay. Ông Mạnh đă đi nước cờ xuất Mă bằng chuyến thăm uư lạo đồng minh thân cận của VN là Lào, để cùng cố t́nh đoàn kết. Sau đó ông Mạnh ngồi chờ các nhà lănh đạo TQ.

Tuy bị mất những con át chủ bài nhưng những lực lượng tay sai c̣n được cài lại trong Đảng vẫn c̣n khá đông .Sau kỳ Đại hội Đảng như muốn làm hài ḷng các quan thầy tại TQ, và cũng muốn để ra uy với Tân Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh "ta văn kiểm soát được t́nh h́nh" chỉ hai ngày sau Đại Hội, họ cho tiến hành ngay việc bắt giam và khám nhà ông Vũ Cao Quận một con chim đầu đàn trong phong trào dân chủ tại Hải Pḥng. Và về phần ḿnh, chính quyền CSTQ tức tốc gửi những thông điệp đón chào tân Tổng bí thư bằng việc cấm tàu đánh cá của ta được hoạt động tại khu vực quanh đảo Hoàng Sa, và cho cấm biển để bắn đạn thật, nhằm mục đích ủng hộ lực lượng bảo thủ trong Đảng và để cảnh cáo ông NĐM "chớ có t́m các thoát khỏi ảnh hưởng của họ.". Tiếp sau đó là hàng loạt các hành động đàn áp những tiếng nói dân chủ tại VN, như việc câu lưu Tướng Trần Độ lên CA, tịch thu tập bản thảo của Ông, cùng hàng loạt các vụ đàn áp tôn giáo như Nguyễn Văn Lư; Thích Quảng Độ; Thích Huyền Quang; Lê Quang Liêm;...

Vụ Thứ tư đỏ xảy ra hôm 5/9/01 cuối cùng đă bóc trần bản chất của họ. Họ làm việc đó ngay khi Hạ Viện Mỹ đang họp để thông qua HĐTM. Họ không cần đến HĐTM Việt Mỹ nữa, v́ họ đă có TQ rồi, và TQ sẽ giúp cho họ giữ măi được địa vị thống trị. Họ làm việc đó như thế là để trải tấm thảm đỏ nhân quyền kiểu TQ để đón quan thầy của họ là Lư Bằng . Họ tưởng rằng làm như vậy là thực hiện được mưu đồ đó. Như đă nói ở trên ông Nông Đức Mạnh là người ôn hoà sáng suốt và không bè phái nên ông không tiến hành thăm TQ ngay mà ngồi chờ TQ sang thăm VN. Không thể đợi được hơn, nhà cầm quyền TQ bèn xuống thang cử Chủ tịch QH Lư Bằng sang thăm VN. nhưng thực chất họ xuống thang theo kiểu Mao Trạch Đông, "Lùi một bước để tiến ba bước" Chuyến thăm đó là để củng cố quan hệ KT Việt-Trung, nhưng thực chất là để lên dây cót tinh thần cho cỗ máy tay sai đă rệu ră và già nua phải chạy nhanh hơn nữa trong ḷng TQ, và cũng để hà hơi tiếp sức cho các lực lượng đó chống phá những người yêu dân chủ tiến bộ tại VN, ḥng làm mất uy tín của ông Nông Đức Mạnh và các gương mặt trẻ trong Bộ Chính Trị, phá hoại khẩu hiệu Dân chủ, đoàn kết, đổi mới, phát triển vừa được đại hội thông qua .Cùng chuyến thăm này ta thấy có Lưu Bằng Bộ trưởng VH TQ. Lưu Bằng đă họp với ban Tư tưởng VH TW để rồi họ cùng đồng ca bản thánh ca đă lạc lơng với thế giới văn minh là ư thức hệ CSCN và định hướng XHCN.

Trong nội bộ Đảng hiện nay đang chia làm hai phe. Phe cấp tiến chủ yếu là những lực lượng trẻ, thông minh và sáng suốt muốn VN có quan hệ tốt đẹp với tất cảc các quốc gia kể cả Mỹ, c̣n phe kia là các lực lượng bảo thủ già nua vẫn chưa từ bỏ ư nghĩ "Mỹ là kẻ thù số một, và Mỹ vẫn chưa từ bỏ giă tâm xâm lược VN". Lực lượng này lại đang giữ một số vị trí quan trọng trong Đảng và trong QĐ cho nên họ đă quyết định ngả sang TQ.

Liệu một lần nữa dân tộc ta có lỗi hẹn với thế giới văn minh không ?.

Liệu ông Nông Đức Mạnh là người không bè phái, vây cánh không được QĐ ủng hộ, không hiểu Ông có đứng vững được trước làn sóng Phương Bắc này không ?.

Liệu giờ đây 16 chữ vàng trong quan hệ Việt-Trung có thể trở thành câu thần chú của chiếc ṿng kim cô dân chủ mang mầu sắc Thiên An Môn, có thể siết vào đầu hơn 76 triệu đồng bào VN không ?.

Liệu dân tộc ta có phải chịu thêm một tầng áp bức, mới mà tầng áp bức này c̣n tàn khốc hơn tầng áp bức trước không ?.

Thế đấy, cuộc vật lộn sẽ c̣n rất cam go. Chỉ mong sao Ban chấp hành Trung Ương mới với nhiều gương mặt trẻ trung hơn, học thức hơn, tỉnh táo hơn, hăy sáng suốt cảnh giác với Bắc Triều, đừng để cái hoạ nô dịch ngh́n năm ngày nào lại oan nghiệt tṛng vào cổ nhân dân ta một lần nữa... Hăy thức thời chủ động hội nhập vào thế giới tiên tiến, thực hiện chủ trương đề xuất của nhà trí thức yêu nước lỗi lạc Nguyễn thanh Giang : "Tựa vào sức nâng toàn cầu mà phát huy nội lực" , xây dựng đất nước dân chủ, giầu mạnh đủ sức tự cường dơng dạc tuyên bố:

"... Như hà nghịc lỗ lai xâm phạm
nhữ đẳng hành khan thủ bại hư "

Tôi viết bài này khi đang bị ḱm kẹp trong ṿng vây nghiệt ngă của các lực lượng bảo thủ và tay sai cho Bắc Triều. Biết rằng, bài viết này không làm cho hào quan lấp lănh trên đầu tôi mà trái lại càng đẩy tôi lún sâu thêm vào ṿng nguy hiểm. Ngay như đối với một công thần của cách mạng , mà họ c̣n ngang nhiên tuyên bố xanh rờn: "... Sẵn sàng hy sinh Hoàng Minh Chính để bảo vệ chế độ". Huống chi tôi chỉ là con tốt đen dễ dàng bị biến thành vật tế thần cho bàn thờ Bắc Triều. Dẫu sao trước hiểm hoạ khôn lường của tồn vong đất nước, tôi dám nề hà xả thân, bởi tôi tâm niệm câu nói của Hàn Phi Tử: : " Nước mất, mà không biết là bất tri; biết mà không lo liệu, là bất trung; lo liệu, mà không liều chết là bất dũng." Chỉ mong sao tấc ḷng nhỏ mọn này, được lương tri dân tộc trong và ngoài nước soi thấu, và hết ḷng, hết sức chỉ giáo.

Hà Nội ngày 1 / 10 / 2001.

Lê Chí Quang

Địa chỉ 22 phố Trung Liệt ĐĐ. HN

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), June 23, 2004.



Response to CĂ¡c bĂ i bình luận vĂ  bĂ i viết hay của nhiều tĂ¡c giả, chớ nĂªn bỏ qua.

Bắc Bộ Phủ toàn những tên Đầu Gấu, Sống vô tâm quanh bữa tiệc đầu lâu,
Ta cúi đầu - Cộng cỡi cổ, Ta đứng dậy - Cộng sụp đỗ

--------------------------------------------------------------------- ----------------------

phụ nữ Việt Nam dưới sự thống trị của cộng sản

Việt Thường

LTS: Nhân ngày Phụ Nữ quốc tế 8 tháng 3 sắp tới, Hồn Việt xin trích đăng bài “Phụ nữ Việt Nam dưới sự thống trị của Cộng sản”, tác giả Việt Thường. Tuy bài trên đă được viết vào năm 1993 nhưng giá trị thời sự vẫn c̣n nguyên vẹn. Kính mời quư vị cùng theo dơi.

Hàng năm, cứ đến ngày 8-3, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam lại tổ chức “ngày hội” của phụ nữ. Người phụ nữ Việt Nam được đề cao trong thơ, văn, ca nhạc, điện ảnh… chính thống. Các giới chức cộng sản có thẩm quyền, từ Hồ chí Minh đến Phạm văn Đồng, Nguyễn văn Linh và nay là Đỗ Mười, đều có bài viết về vai tṛ quan trọng của phụ nữ trong xă hội Việt Nam. Bởi v́ lư luận kinh điển của chủ nghĩa cộng sản là chừng nào phụ nữ chưa được giải phóng (khỏi công việc gia đ́nh) và chưa được quyền b́nh đẳng về chính trị với nam giới – tức quyền bầu cử và ứng cử, th́ cách mạng vô sản dù có nắm được chính quyền cũng mới chỉ là thành công một phần mà thôi. Tiếc thay, cái lư thuyết nghe đầy “nhân ái” như vậy nên đă lừa được không chỉ những người nghèo khổ, những phụ nữ đă từng là trung tâm cấu trúc gia đ́nh mà ngay những trí thức, học giả uyên bác cũng bị lóa mắt. Thực tiễn của Việt Nam hiện nay đă cho thấy rằng người cộng sản hoặc đứng trên lập trường của người cộng sản th́ trong mọi lĩnh vực của xă hội đều được giải quyết giữa lư luận và thực hành hoàn toàn trái ngược nhau. Cứ xét năm mục tiêu mà Hồ chí Minh và đảng của hắn đề ra cho nhân dân và đất nước Việt Nam th́ thấy:

1) Gọi là một nước Việt Nam dân chủ nhưng thực tế lịch sử đă chứng minh chưa bao giờ nhân dân Việt Nam lại bị thống trị một cách độc tài, khát máu như dưới chế độ Hồ chí Minh và những người thừa kế; ghê tởm hơn cả thời Minh thuộc và Pháp thuộc;

2) Gọi là Cộng ḥa nhưng thực tế Hồ chí Minh và những kẻ thừa kế c̣n “vua hơn cả vua”;

3) Gọi là tự do nhưng thực tế người dân bị tước trọn vẹn mọi quyền tự do như tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng… trong mọi sinh hoạt xă hội, thực chất là cái gi?

Tư bản được tăng gấp đôi

Chế độ xă hội chủ nghĩa (hay cộng sản) là một chế độ độc đảng trị, lấy đấu tranh giai cấp, xóa bỏ bất công xă hội làm b́nh phong; lấy đàn áp, khủng bố làm phương tiện để g̣ ép quần chúng dưới sự thống trị của một dúm nhân vật chóp bu của đảng cộng sản; dùng các hội đoàn để quản lư quần chúng nhân dân. Cho nên khái niệm “dân chủ” và “tự do” hoàn toàn xa lạ trong xă hội xă hội chủ nghĩa. Bởi v́ ngay nội bộ đảng cầm quyền – tức đảng cộng sản – cũng không hề có dân chủ và tự do. Từ việc bầu ra các cấp ủy cho đến việc định ra đường lối chính sách và chỉ đạo thực hiện các chính sách ấy hoàn toàn nằm trong tay của các ủy viên bộ chính trị có thực quyền – thường là kiêm thêm ủy viên ban bí thư. Tất cả nhân sự c̣n lại, kể cả ủy viên ban bí thư cho đến dự khuyết trung ương chỉ là những kẻ thừa hành có quyền hạn ở các mức độ khác nhau tùy theo quan hệ “thân t́nh” với các ủy viên bộ chính trị có thực quyền. Ngay cả một vài nhân vật tuy đă được vào bộ chính trị nhưng cũng chỉ là cái bóng, cái tay nối dài của các ủy viên bộ chính trị có thực quyền và vẫn có thể bị quăng sọt rác nếu trót quên thân phận (như trường hợp Trần xuân Bách…). Một thí dụ điển h́nh về h́nh ảnh “dân chủ” và “tự do” của nội bộ đảng cộng sản Việt Nam là kỳ đại hội đảng lần thứ 4 (có Gobachev của Nga-xô tham dự), các đại biểu được cho học tập để bầu ban chấp hành trung ương và phải bầu thử. Bầu thử đến lần thứ 2 vẫn chưa vừa ư “lănh đạo” nên Lê đức Thọ (trưởng ban tổ chức trung ương) và Trần quốc Hoàn (bộ trưởng công an) phải đến từng tổ hăm dọa là “ghi âm” các đại biểu khi phát biểu và lưu các phiếu bầu chuyển cho Ban bảo vệ đảng xem xét. Cho nên lần bầu thử thứ 3 đă khớp với ư kiến chỉ đạo của “trên” nghĩa là Lê Duẩn được cao phiếu nhất để từ bí thư thứ nhất chuyển danh xưng thành Tổng bí thư, hoàn toàn thắng thế phe Trường Chinh. Hai triệu đảng viên cộng sản chỉ được phép bầu (có chỉ đạo) ra hơn một ngàn đại biểu đi dự đại hội đảng – cơ quan quyền lực cao nhất của đảng (như ghi trong điều lệ), mà c̣n không được hưởng cái quyền “tự do” và “dân chủ” chỉ trong gần một tuần lễ đại hội th́ hỏi rằng làm sao quần chúng nhân dân Việt Nam (ngay cả công nhân và cốt cán lẫn đảng viên thường) lại được phép biết đến “tự do” và “dân chủ” trong cuộc đời ḿnh, dưới sự thống trị của một dúm đảng viên chóp bu cầm quyền!!!

Phụ nữ Việt Nam nằm trong phạm trù “quần chúng nhân dân Việt Nam” nên đương nhiên cũng không thể biết được mùi vị của các khái niệm “tự do” và “dân chủ” chừng nào nước Việt Nam c̣n bị CS thống trị. Bởi lư thuyết kinh điển của cộng sản coi “con người là tư bản quư nhất” (L’ home est le capital le plus précieux), nghĩa là so với các thứ khác như ruộng đất, trâu ḅ v.v… C̣n Hồ chí Minh giải thích thêm cho đệ tử rằng: “nhân dân là vô tận”. Chính v́ con người là “tư bản quư nhất”, v́ đó là nguồn gốc sinh ra mọi loại tư bản khác, mọi giá trị khác cho nên người phụ nữ Việt Nam được Hồ chí Minh và đảng của hắn lôi ra khỏi vị trí “nội tướng” trong gia đ́nh và được ban cho quyền b́nh đẳng như nam giới, nghĩa là làm cái việc như hiến pháp của nhà nước cộng sản ghi rằng: “Có nghĩa vụ và quyền lợi lao động”. Trong chế độ cộng sản, dù có tô màu bằng mọi uyển ngữ th́ thực tế cho thấy thân phận người dân chỉ là “nô lệ” của tập đoàn cộng sản chóp bu cầm quyền. Mọi người chỉ được phép ước mơ và thực hiện cho sự hy sinh v́ sự nghiệp của đảng và “bác” – tức một dúm chóp bu cầm quyền và Hồ chí Minh, chứ không được phép bàn bạc việc nước, được ước mơ ngồi vào vị trí cầm lái con tàu Tổ quốc, được xây dựng hạnh phúc cho đồng bào của ḿnh, cho gia đ́nh của ḿnh và cho bản thân ḿnh. Cho nên thực chất của cái mà Hồ chí Minh và đảng của hắn gọi là “giải phóng phụ nữ” chính là tước đoạt quyền xây dựng hạnh phúc gia đ́nh và cá nhân của người phụ nữ, đưa lực lượng phụ nữ – chiếm ít ra là một nửa dân số – vào phạm trù “tư bản quư nhất” để tăng “tư bản quư nhất” đó lên gấp đôi một cách “nhẹ nhàng”. Như thế là chỉ cần một chữ kư ban bố sắc lệnh “giải phóng phụ nữ” và thi hành “luật hôn nhân và gia đ́nh”, Hồ chí Minh và các đệ tử đă nhân đôi được lực lượng có “nghĩa vụ và quyền lợi lao động” để “xây dựng và hoàn thiện chủ nghĩa xă hội”, nghĩa là – xây dựng và hoàn thiện lối hưởng thụ vương giả – cho Hồ chí Minh và đồng bọn (như xây lăng cho cả cha con Hồ chí Minh; như bắt dân lục tỉnh đi lao động nghĩa vụ đào đất lấp sông xây biệt thự cho Lê Duẩn ở An Phú, Thủ Đức…). C̣n một vấn đề nữa là cộng sản và chiến tranh như bóng với h́nh. Bởi chiến tranh là sức sống của cộng sản. Làm chiến tranh để cướp chính quyền, để củng cố chính quyền, để mở rộng bờ cơi thống trị. Cho nên lôi lực lượng phụ nữ ra khỏi tổ ấm gia đ́nh, ra khỏi chức năng người mẹ, người vợ để trở thành lực lượng chủ yếu trong sản xuất và phục vụ sản xuất – tức là cấu thành nền tảng cho cuộc sống hưởng thụ của tập đoàn cộng sản cầm quyền – c̣n nam giới sẽ được sử dụng chủ yếu cho mục đích chiến tranh bành trướng, núp dưới cái tên mỹ miều là “cách mạng vô sản toàn thế giới”.

Phụ nữ tham chính

“Cơ cấu thành phần” là khái niệm về tổ chức, một quái thai “dân chủ” do chế độ xă hội chủ nghĩa (hay cộng sản) đẻ ra. Nghĩa là từ bộ máy của đảng (cộng sản) cho đến quốc hội (bù nh́n), chính phủ, các đoàn thể và thậm chí đến cả đoàn chủ tịch các hội nghị (kể cả cấp tổ), các cuộc mít-tinh v.v… th́ về nhân sự phải đủ các thành phần nam, nữ, già, trẻ, người sắc tộc, quân sự, dân sự, công nhân, nông dân v.v… Nói theo ngôn từ của cán bộ tổ chức (cộng sản) là phải “đủ mâm đủ bát”. Tṛ hề này là sáng kiến của Hồ chí Minh nhằm “cụ thể hóa” cái gọi là “sự đoàn kết của mọi tầng lớp nhân dân xung quanh đảng (cộng sản) và bác (Hồ)”! Và, phụ nữ bao giờ cũng được Hồ chí Minh và những kẻ kế thừa hắn quan tâm cho “ngồi cạnh”, cho “chụp ảnh chung” – biểu hiệu cho việc “giải phóng” và “được b́nh đẳng” của phụ nữ!(?) Đó cũng là sự cụ thể hóa cái gọi là “dân chủ tập trung” của chế độ xă hội chủ nghĩa của Hồ chí Minh và những kẻ kế thừa hắn.

Người phụ nữ trong chế độ Hồ chí Minh v́ đă được “giải phóng” và được “b́nh đẳng” nên đương nhiên có đại biểu của giới ḿnh tham chính, có đại biểu của ḿnh trong cơ quan lănh đạo của các đoàn thể được đặt tên là “đoàn thể quần chúng”. Điểm qua những nhân vật được cho nổi lên, ta thấy có: Nguyễn thị Thập, Hà thị Quế, Đinh thị Cẩn, Trương thị Mỹ, Nguyễn thị Định, Nguyễn thị B́nh, Nguyễn thị Hằng, Hồ thị Bi, Nguyễn thị Chiên, Cù thị Hậu, Lê thu Trà, Kim Hạnh…

Nếu t́m hiểu nguyên nhân sự nổi lên của những người đó th́ thật là… buồn cho chị em phụ nữ. Bởi v́, không thiếu ǵ người vừa có ḷng yêu nước vừa có trí thức nhưng chỉ được dùng có tính chất đối phó với thời cuộc, một thứ bù nh́n trong sân khấu “dân chủ, ḥa hợp, ḥa giải”. Đó là trường hợp của các bà như Trịnh thục Viên, ủy viên ban thường vụ của quốc hội khóa 1; Phan thị An (nguyên hiệu trưởng trường nữ trung học Hoài Đức, Hà-nội từ trước 1945) phó chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam; bác sỹ Vũ thị Chín, phó chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ; bác sỹ Nguyễn thị Ngọc Phượng, phó chủ tịch (khóa 8); các anh hùng quân đội Nguyễn thị Chiên, Hồ thị Bi v.v… th́ được dùng làm cái mồi “vinh hoa rởm” để lừa chị em cố mà hy sinh thật nhiều cho “đảng và bác”. C̣n lại, số có quyền thực sự ở các mức độ khác nhau là ai?

- Đó là Hà thị Quế, ủy viên trung ương đảng từ khóa 3, từng giữ các chức phó ban kiểm tra trung ương đảng, phó ban tổ chức trung ương đảng, hội trưởng hội liên hiệp phụ nữ xuất thân từ du kích Yên Thế, từng là giao liên đặc biệt và bộ hạ thân tín của Trường Chinh.

- Đó là Đinh thị Cẩn, ủy viên dự khuyết trung ương đảng khóa 3, đă giữ các chức thứ trưởng thứ nhất kiêm bí thư đảng đoàn bộ y tế (thời kỳ bác sỹ Phạm ngọc Thạch làm bộ trưởng) rồi phó chủ nhiệm phụ trách thường trực ủy ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em, xuất thân là cấp dưỡng (tức đầu bếp) của Hồ chí Minh.

- Đó là Trương thị Mỹ, phó chủ tịch tổng công đoàn Việt Nam (thời kỳ Hoàng quốc Việt làm chủ tịch), xuất thân là cần vụ (tức hầu pḥng) của Hồ chí Minh.

- Đó là Lê thu Trà, phó chủ nhiệm thường trực ủy ban thiếu niên và nhi đồng, vợ thiếu tướng Lê Liêm, từng là chủ nhiệm tổng cục chính trị (trước Nguyễn chí Thanh), có bồ đỡ đầu là Nguyễn Côn, bí thư trung ương đảng kiêm phó thủ tướng (thời kỳ Phạm văn Đồng làm thủ tướng).

- Đó là Nguyễn thị Định, nhờ cặp bồ với trung tướng Trần Độ mà được thoát ra ẩn số, đẩy lên chức phó tư lệnh lực lượng vũ trang miền Nam (của CS trước 1975), được cho làm ủy viên trung ương đảng từ khóa 4 và thay Hà thị Quế trong chức chủ tịch hội phụ nữ.

- Đó là Nguyễn thị B́nh, vợ lẽ của một đốc phủ sứ, ngán cảnh “kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng” nên được Nguyễn thị Thập giác ngộ theo cộng sản, bỏ chồng có cưới xin lấy một đệ tử của Nguyễn thị Thập và từ đó – nhờ có học – trở thành thư kư riêng của Nguyễn thị Thập (chủ tịch đầu tiên của hội phụ nữ, luôn cập bồ với Hồ và được Hồ cho chức ủy viên trung ương đảng từ khóa 2); được Thị Thập giới thiệu sang giữ chức vụ phó vụ lễ tân bộ ngoại giao. Nhờ ở vị trí này Thị B́nh được bộ trưởng ngoại giao lúc đó là Xuân Thủy, bí thư trung ương đảng, để mắt tới, nên khi Xuân Thủy sang hội đàm Paris đă “lôi” Thị B́nh đặt vào cái ghế bộ trưởng ngoại giao của Mặt trận giải phóng, đá Trần bửu Kiếm về vườn, để được gần nhau bàn bạc việc “thơ văn” và việc… nước. Từ đó Thị B́nh được lên như diều và nay là phó chủ tịch Hội đồng nhà nước! (mặc dù nhà xuất bản quân đội cộng sản có cho in một cuốn sách phơi bày toàn bộ mánh khóe và sự sa lầy của Thị B́nh trong mánh mung, tham nhũng khi giữ ghế bộ trưởng giáo dục).

- Đó là Nguyễn thị Hằng, xuất thân từ xă viên dệt chiếu ở hợp tác xă dệt chiếu cói thị xă Thanh Hóa. Đúng ngày máy bay Mỹ đánh phá thị xă Thanh Hóa, cô dân quân Nguyễn thị ằngHằngHằng bị thương ở ngực, cô dân quân Nguyễn thị Tuyển mặc dù nhỏ yếu nhưng đă vác được những thùng đạn nặng hàng tạ tiếp tế cho pháo binh và được đơn vị pháo binh tuyên dương công trạng. Báo Tiền phong (Hà nội) nêu gương cô Nguyễn thị Tuyển – Phóng viên ảnh của báo Tiền phong là Mai Nam đi “thực tế” Thanh Hóa thấy Thị Hằng cao đẹp, nét mặt như lai, cũng bị thương, chụp lên ảnh dễ “ăn khách” hơn nên đă chụp và đưa h́nh Thị Hằng lên… các báo. Nhờ đó Thị Hằng đă… lọt vào “mắt xanh” của bí thư trung ương đảng, phụ trách trưởng ban đối ngoại trung ương đảng, kiêm bộ trưởng, kiêm phó chủ tịch và tổng thư kư ủy ban thường vụ quốc hội Xuân Thủy. Thế là Thị Hằng được Xuân Thủy đưa vào chức ủy viên ủy ban đối ngoại của quốc hội kiêm ủy viên ban bí thư đoàn thanh niên lao động (cộng sản) Hồ chí Minh; được Xuân Thủy đề cử vào danh sách ban chấp hành trung ương đảng khóa 4 (nhưng Thị Hằng xin rút tên), được đưa sang giữ ghế thứ trưởng lao động và xă hội (thời kỳ này bị tố giác là buôn lậu thuốc lá ngoại) và khóa đại hội đảng kỳ 7 vừa xong được “trúng” ủy viên trung ương đảng chính thức!!!

- C̣n Kim Hạnh, cô sinh viên của trường đại học Sài-g̣n nhờ chống quốc gia trốn vào bưng làm cấp dưỡng (tức đầu bếp) cho Mai chí Thọ nên đă được giữ ghế tổng biên tập báo Tuổi trẻ (Sài-g̣n)! Nay th́ Kim Hạnh mất chức v́ cho đăng lại tin của báo Nhân dân rằng Hồ chí Minh từng có vợ (nghĩa là không phải trai tân như Hồ và đảng của hắn tự hào), nhưng ở Việt Nam th́ ai cũng biết đó là cái “cớ rẻ tiền” c̣n sự thực là phe Mai chí Thọ lung lay th́ loại tầm gửi như Kim Hạnh tất phải rụng.

Qua những dẫn chứng về “người thật việc thật” kể trên, có thể kết luận rằng số phụ nữ tham chính trong chế độ cộng sản ở Việt Nam từ trước đến nay, loại trừ một số bù nh́n chắp vá cho cái áo rách “dân chủ”, hầu hết là kẻ ăn người ở của vài viên chức cộng sản chóp bu hoặc là “nhân t́nh nhân ngăi” của những nhân vật cộng sản có thế lực.

Từ Hồ chí Minh cho đến các đệ tử gần gũi của hắn là đều lớn tiếng kêu gào rằng trong chế độ cũ (phi xă hội chủ nghĩa), người phụ nữ là “đồ chơi”, là “đồ trang sức” cho đàn ông và giai cấp thống trị. Buồn thay, Hồ chí Minh và đảng của hắn đă “giải phóng” phụ nữ khỏi cái chế độ cũ ấy để bước vào chế độ Hồ chí Minh với thân phận vừa là “đồ chơi” vừa là “đồ trang sức” vừa là “nô lệ”.

Nữ nô lệ của thế kỷ 20

Ngày ban hành bộ luật “Hôn nhân và gia đ́nh”, Hồ chí Minh đắc ư tuyên bố rằng thể chế chính trị ở Việt Nam là tiến bộ nhất v́ là nước đầu tiên ở khu vực á-Phi đă xóa bỏ chế độ đa thê. Nhưng cũng chính Hồ chí Minh đă giới thiệu (không qua bầu bán) Lê Duẩn thay hắn giữ ghế bí thư thứ nhất của trung ương cộng đảng Việt Nam có lẽ v́… Lê Duẩn cùng lúc ba (3) vợ. Cũng chính hắn bổ nhiệm Lê đức Thọ cùng lúc hai (2) vợ, vào chức vụ trưởng ban tổ chức trung ương cộng đảng. Cũng chính hắn đưa ra danh sách bộ chính trị trong đại hội đảng cộng khóa 3 (1960) những nhân vật có vợ lẽ hoặc bồ nhí như Phạm Hùng (2 vợ), Hoàng văn Hoan (bồ nhí tên là Hoa, hiện ở Pháp); những nhân vật trong ban bí thư như Tố Hữu (bồ nhí), Nguyễn văn Trân (bồ nhí), Nguyễn Côn (bồ nhí), Văn tiến Dũng (bồ nhí), Xuân Thủy (bồ nhí); chủ tịch tổng công đoàn, kiêm viện trưởng viện kiểm sát tối cao, kiêm chủ tịch đoàn chủ tịch Mặt trận tổ quốc là Hoàng quốc Việt (bồ nhí). Được phép bỏ vợ già lấy vợ trẻ như Trần xuân Bách, Nguyễn đức Lạc, Cù huy Cận… Cho phép lấy thêm vợ lẽ như Trần huy Liệu, Nguyễn khánh Toàn, Hoàng minh Giám… Phải chăng những đảng viên thân cận của Hồ vẫn được phép đa thê? Và, thực sự trong con mắt của Hồ chí Minh và đảng của hắn, phụ nữ vẫn là “đồ chơi”… rẻ tiền nhất. V́, hắn cũng hay quất ngựa truy phong.

Sau khi được ăn hai cái bánh vẽ của Hồ chí Minh là “được giải phóng” và “được b́nh đẳng”, người phụ nữ Việt Nam bị khoác vào cổ một lô gông xiềng “3 đảm”, “tay búa tay súng”, “tay cày tay súng”.

Trong “3 đảm” có hai khoản là “đảm đang việc nước” và “đảm đang việc xă hội”, nghĩa là thay người đàn ông làm lính và nhận gánh nặng lao động sản xuất trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân và kinh tế quốc pḥng cũng như sức nặng của sưu dịch – tức một năm tự túc lương thực đi dân công 3 tháng hoặc gia nhập các đội thanh niên xung phong thường trực.

Người phụ nữ xưa kia làm nhiệm vụ thờ chồng, nuôi con, vun vén gia đ́nh ở vị trí “nội tướng” th́ nay được Hồ chí Minh và đảng của hắn cho làm cùng lúc vừa là lính vừa là nông hoặc công nhân, vừa là phu phen tạp dịch.

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), June 23, 2004.


Response to CĂ¡c bĂ i bình luận vĂ  bĂ i viết hay của nhiều tĂ¡c giả, chớ nĂªn bỏ qua.

Không chỉ ở lănh vực sản xuất mà ngay trong lĩnh vực nghệ thuật, phụ nữ cũng được sử dụng như những nữ nô lệ của giới chức cầm quyền chóp bu. Các “cô văn công” tài sắc thường để mua vui cho “lănh đạo” khi mệt mỏi, ốm đau và được dùng trong một số mưu đồ chính trị. Thí dụ: nữ ca sỹ Khánh Vân được theo Hồ đi ấn-độ chỉ v́ nghe nói thủ tướng Nerhu và con gái là Indira Gandhi thích giọng ca của Khánh Vân. Xong việc, Khánh Vân đau ốm bị bịnh tâm thần cũng chẳng được chữa chạy và chết thật thảm khốc. Thúy Quỳnh (nay là giám đốc nhà hát nghệ thuật) là diễn viên múa, có chửa con so đă được năm tháng mà chỉ v́ yêu cầu của Fidel Castro muốn có đoàn múa Việt Nam (cộng sản) nhân quốc khánh Cuba nên nhà cầm quyền Hồ chí Minh đă buộc Thúy Quỳnh phải “phá thai” và chỉ được nghỉ 10 ngày sau khi làm “đọa thai nhân tạo”, đă phải lên đường đi Cuba “phục vụ nước bạn”! ái Loan (chị ái Vân) một nghệ sỹ cải lương tài sắc, trước ngày cưới bị bắt đi vét bùn ở sông Tô Lịch do cống thành phố chảy ra nên bị chết v́ bị uốn ván. Ca sỹ Tường Vi của đoàn văn công Tổng cục chính trị, người có giọng hát quyến rũ đă “được” anh chàng đại úy Koong-Le của Lào mê chết mê chết mệt. Mặc dù Tường Vi đă có chồng con, nhưng nhà cầm quyền cộng sản Hà-nội lúc nào cũng định “ghép đôi” để lợi dụng Koong- Le. May mắn sao đại úy một bước lên trung tướng Koong-Le bị ngă ngựa chính trị! Nguyễn thị Hằng (nay là ủy viên trung ương cộng đảng) được một đô đốc hải quân Nga-xô có “t́nh cảm đặc biệt” nên được bổ sung vào đoàn quân sự đi xin vũ khí về giết dân và đặc biệt là được “đi trước” và “về sau” đoàn.

Để chắp vá thêm cho tấm b́nh phong che đậy bộ mặt bán nước hại dân, Hồ chí Minh đích thân viết thư mời bà Hoàng thị Thế con gái cụ Đề Thám, ở Pháp về (1960). Sau khi chụp ảnh, quay phim, báo chí trong và ngoài nước đưa tin đă tới mức “quá đầy đủ” th́ bà Hoàng thị Thế bị đưa về “lưu đày” ở Bắc-giang. Cũng may chính quyền ở tỉnh và huyện hầu hết là binh lính hoặc con em binh lính cụ Đề Thám nên bà Thế không bị khó khăn lắm. Thế là Hồ cho lôi bà về Hà-nội, ở một pḥng thuộc lầu 2 nhà tập thể trong ngơ Khâm Thiên, tháng tháng ra Mặt trận tổ quốc lĩnh một số tiền vừa đủ khỏi chết đói. Bà Thế xin trở lại Pháp không được và đă chết già trong cô đơn và nghèo khổ.

Ngay “được” làm vợ của các “ông lớn” th́ nhiều phụ nữ cũng vẫn chỉ như “con ở”; chẳng có chút b́nh đẳng nào trong quan hệ vợ chồng. Thí dụ như vợ chồng Trường Chinh, trong khi hắn ngồi ăn cơm th́ bà vợ mặc áo dài đứng hầu cơm. Hay như Lê Duẩn, bà vợ cả được cho qua “gánh việc nước” ở sứ quán Việt Nam tại Bắc kinh (Trung cộng). C̣n Xuân Thủy ngự tọa trong ṭa vi-la liền tường với trường Nguyễn Trăi (cũ) ở đường Lư Thường Kiệt, sang trọng tiếp các Nguyễn thị B́nh, Nguyễn thị Hằng v.v… để bàn “việc nước” ở nhà trên; c̣n bà vợ già răng đen, ăn trầu thuốc, lấy hắn ta từ khi Xuân Thủy c̣n thái dao cầu, tán thuốc Bắc ở ga Đa Phúc th́… ăn ngủ ở nhà ngang, chỗ xưa chủ Tây cho bồi bếp và chị hai ở! Nữ ca sỹ Diệu Thúy, giọng hát trẻ đang lên, vừa tốt nghiệp trường đại học âm nhạc Hà-nội, trong chuyến đi Chí-lợi – thời kỳ A-gien-đê cầm quyền – với bí thư thứ nhất đoàn thanh niên lao động (cộng sản) Hồ chí Minh là Vũ Quang, bị “ăn cơm trước kẻng” (tức ngủ trước khi cưới) khi ghé qua La Habana; về làm vợ Vũ Quang, không c̣n được hát “phục vụ” nhân dân nữa mà ngày ngày cơm nước, giặt giũ và tưới nước cho những giỏ phong lan do các chi đoàn thanh niên trong quân đội và thanh niên xung phong ở Trường sơn gửi biếu. Bà vợ già của Trần xuân Bách – là đảng viên lăo thành – cùng hoạt động từ thời kỳ bí mật cho đến lúc bật mí, chồng làm chánh văn pḥng trung ương đảng (cộng), chiếm một ṭa vi-la đồ sộ tại Hà- nội, có kẻ hầu người hạ c̣n đông hơn của “tư sản mại bản”, lại có cả một cô “đầu bếp” mới 20 tuổi, đă tốt nghiệp trường trung cấp nấu ăn, phục vụ nhưng bà vợ già vẫn phải ở Nam-định làm “việc nước” và “xă hội”. Đùng một cái, từ bộ chính trị “phôn” về Nam Hà lệnh cho bí thư tỉnh ủy là Lê Điền phải cho ṭa án tỉnh xử ly hôn khẩn cấp cặp vợ chồng “vừa là đồng chí vừa là phu thê” ấy để Trần xuân Bách kịp cưới cô đầu bếp 20 tuổi – bằng 1/3 tuổi của ông Bách – kẻo con biết ḅ vào dịp đầy năm cưới của mẹ.

Những thí dụ về “người thật việc thật” hay “con người mới xă hội chủ nghĩa” đó kể cả đời cũng không hết. Trên đây tạm dẫn chứng như là nền của bức tranh của ngày hội được “giải phóng” và “b́nh đẳng” của phụ nữ Việt Nam do “công ơn” Hồ chí Minh và cái đảng mafia của hắn đem lại.

Nhân dân là vô tận

Đầu đề trên là khẩu hiệu đầy “sáng tạo” của chính Hổ chí Minh khi phát triển khái niệm kinh điển của chủ nghĩa cộng sản rằng “người là tư bản qúy nhất”. Chính v́ thế, Hồ chí Minh đă tung ra lệnh cho đảng của hắn là “dù có phải đốt cháy Trường sơn” hay “tát cạn biển đông” – một dạng khác của tư bản (b́nh thường) th́ cũng phải giải phóng (tức thôn tính) miền Nam Việt Nam (c̣n hàm ư cả Lào và Cam-bốt) để thu được “tư bản quư nhất” là “quần chúng nhân dân” trong đó bao gồm “quần chúng phụ nữ”. Biểu hiện thành chính sách cụ thể cái tư tưởng “tàn bạo, khát máu” đó của họ Hồ. Trước năm 1975, phụ nữ ở cả hai miền Bắc và Nam Việt Nam đều bị lợi dụng theo những phương thức khác nhau.

Ở miền Bắc, phụ nữ vừa là lính; vừa là lao động chính thay trâu cày bừa trên đồng ruộng, thay máy trong các công trường xí nghiệp; vừa là phu đi đắp đường, khẳn hoang, xây dựng các công tŕnh phục vụ quân sự, hoặc có thời hạn – mỗi năm 3 tháng phải tự túc lương thực, hoặc phải thường trực – tức thanh niên xung phong. Người phụ nữ phải làm tất cả những việc nặng nhọc nhất, hoàn toàn không phù hợp với giới tính; bị bóc lột sức lao động tàn khốc dưới cái tṛ thi đua “làm thay cho đồng bào miền Nam”, làm thay cho “anh Trổi, chị Quyên” để phải lao động cả 3 ca/ngày và hoàn toàn không có ngày nghỉ suốt 3 tháng đi sưu như vậy trong mỗi năm. C̣n nữ thanh niên xung phong? Được nuôi cơm… độn, một năm 2 bộ quần áo, được đi phép 10 ngày/năm, được lương tháng đủ ăn… những 2 tô phở theo giá mậu dịch quốc doanh (nếu là nam giới th́ chỉ đủ tiền một lần hớt tóc). Điều đáng nói là chị em phải lao động không kể giờ giấc, hoàn cảnh, địa h́nh, t́nh trạng sức khỏe. Nghĩa là ngày kinh nguyệt cũng phải lội sông, ngâm bùn, gánh nặng; ốm bệnh cũng phải lao động; lao động không kể ngày đêm: từ làm đường ở Trường sơn cho đến phá bom nổ chậm; từ tải thương cho đến gánh vác súng đạn. ấy thế mà trong thực tế người nào cũng phải làm đơn “xin hiến” 10 ngày phép năm cho “đảng” và “bác” cho đến khi “cách mạng thành công” và c̣n thi đua “mặc áo cũ không lănh áo mới” để tiết kiệm tiền của vào việc “đánh Mỹ-Ngụy”! Mỗi tháng c̣n vài lần nhịn ăn lấy gạo “giúp đồng bào miền Nam ruột thịt” (v́ như sách, truyện của đảng cho biết: miền Nam đói khổ đến nỗi lính Mỹ c̣n phải “cưỡi trực thăng đi cướp từng bao gạo” và nhà buôn th́ trộn hạt ny-lông vào gạo để bán)!!! Bị chôn vùi cả tuổi trẻ trong rừng sâu, bị lừa đảo niềm tin, bị tước đoạt sức khỏe và hạnh phúc, bị làm “tṛ giải khuây” cho những người lính “sinh Bắc tử Nam” trên đường hành quân… nên hầu hết nữ thanh niên xung phong bị bệnh phụ khoa, bị rong kinh, bị sốt rét rừng, bị bệnh đường ruột, bị tâm thần… mà không được chữa chạy, bị… phá thai chôn gốc cây rừng v.v… Có ai thoát về làng th́ cũng… quá lứa lỡ th́! Hồ chí Minh kêu gọi thanh niên rằng: “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên” cũng như bài “Thanh niên xung phong ca” có câu:

“Bác Hồ dạy chúng ta
Không có việc ǵ khó
Đào núi và lắp biển
Quyết chí cũng làm nên”

Nhưng chỉ có “thơ ghế đá” mới nói đúng số phận của nữ thanh niên xung phong:

“Em là thanh niên xung phong
Đắp đường, tải đạn, long đong tháng ngày
Đảng nuôi hai bữa một ngày
Cơm độn ba bát, muối đầy ḷng tay
áo quần hai bộ đổi thay

Một năm đi phép mười ngày… “có lương”
Cho nên chẳng có người thương
Xuân t́nh chợt gặp giữa đường với nhau
Nói ra bảo kể khổ đau
Thời gian thấm thoát bước mau về già
Sốt rừng da mái, mắt ḷa
Đảng cho giải ngũ về nhà ăn rơm!
Tuổi xuân chôn chốn Trường sơn
Nhiều cô thai nạo vứt chân cây rừng
Về làng chân bước ngập ngừng
Tương lai mờ mịt, gối trùng, lưng cong
Biết khôn đă chót vào tṛng!!!

Hai chính sách nữa rất tàn bạo của Hồ chí Minh và cái đảng mafia của hắn đối với phụ nữ miền Bắc Việt Nam (kể cả một số vùng trong Nam gọi là “vùng giải phóng”) là đem phụ nữ làm cái mồi câu, làm vật khen thưởng mua bán (nhất là phụ nữ ở nông thôn): một là tổ chức theo lối cưỡng bức để buộc nữ thanh niên lấy chồng là thương bệnh binh – nhất là những người lính bị tàn phế nặng – làm chồng mà c̣n phải làm đơn t́nh nguyện “lao động nuôi chồng” không nhận một thứ trợ cấp nào. Chính sách tàn bạo này đă là nguyên nhân của biết bao vụ “vợ đầu độc chồng” cho thoát nợ đời hoặc người vợ đành… tự tử chết mà không nhắm được mắt. Hai là tổ chức cưới cho những thanh niên bị bắt lính trước khi nhập ngũ vài ngày nhằm trút gánh nặng lao động bên gia đ́nh người tân binh lên đầu người phụ nữ, nhằm lấp lỗ hổng trong luật nghĩa vụ quân sự về khoản “miễn đi lính cho những thanh niên là con một trong gia đ́nh”. Nhà cầm quyền Hồ chí Minh tổ chức lấy vợ cho thanh niên đến tuổi bắt lính và lư luận rằng: “Khi người thanh niên con một có vợ th́ không c̣n là con một nữa v́ vợ cũng là con trong gia đ́nh nên không được miễn lính như luật nghĩa vụ quân sự qui định”!!! C̣n nữa, đó là ràng buộc t́nh cảm người lính với “quê hương” để yên tâm đi chiến đấu cho “sự nghiệp của đảng và bác” v́ cha mẹ đă có vợ “đảm đang” (khoản thứ 3 trong đường lối “3 đảm” của phụ nữ), hệt như ngón vơ “tập kết ra Bắc” của năm 1954.

Người phụ nữ vừa kịp hưởng tuần trăng mật với chồng nay sống trong sự chờ đợi c̣n nhức nhối hơn Pénéllope chờ chồng sau cuộc chiến thành Troie, bị cột cho sợi dây “vợ bộ đội cụ Hồ” để trói vào guồng máy “lao động quên ḿnh” v́ nước v́ chồng! Chính nó là nguyên nhân đẻ ra bao chuyện “bi hài” của xă hội miền Bắc Việt Nam dưới chế độ Hồ chí Minh, cứ tưởng “như đùa”. Một thí dụ: bệnh viện C (bệnh viện phụ sản đầu ngành của miền Bắc Việt Nam) ở Hà-nội được một bệnh nhân từ Hà-bắc chuyển tới. Bác sỹ Th́n phó giám đốc bệnh viện – đă sống từ chế độ Bảo Đại, không thể nào ngạc nhiên hơn được khi biết nguyên nhân bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng “chỗ kín” là do người chồng bệnh nhân, một tân binh lấy vợ được 3 ngày th́ phải “ra trận”, v́ quá ghen đă lấy kim chỉ khâu “chỗ ấy” của vợ lại (chắc v́ chưa biết đến loại “thắt lưng trinh tiết” của nước Nga xưa)!!!

Điều đáng lưu ư nữa là chính cái cảnh “chồng Nam vợ Bắc” khổ hơn cả vợ chồng Ngâu (ít ra một năm được gặp nhau một lần) cộng với đời sống kinh tế khó khăn cùng cực và quyền sinh quyền sát của các cấp ủy đảng nên chị em vắng chồng trở thành đàn gà con trước cấp ủy đảng quạ. Nạn chửa hoang, phá thai từ nông thôn đến thành thị là chuyện “quá b́nh thường”. Người phụ nữ đi phá thai được “đảng và bác” bảo vệ tuyệt đối bí mật (như bí mật quốc pḥng). Các cơ sở nạo thai chỉ biết nạo thai theo yêu cầu của người nạo, không cần một giấy giới thiệu nào, không được hỏi họ tên và “tác giả” của thai nhi. Sáng vào nạo, chiều ra về, cứ như đi lao động “thông tấm”, hàng xóm có tọc mạch cũng đành chịu. Các bào thai nạo ra được chế biến thành thuốc bổ, nghe nói c̣n hơn “lợn hà nàm”. Đó cũng là nguồn “lấy thu bù chi” của cơ sở nạo thai, tất cả trực thuộc ủy ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em do chính thủ tướng Phạm văn Đồng làm chủ nhiệm và Đinh thị Cẩn, ủy viên dự khuyết trung ương cộng đảng từ khóa 3, xuất thân là đầu bếp của Hồ chí Minh, làm phó chủ nhiệm phụ trách thường trực. Thế là dưới chế độ Hồ chí Minh, tục “người ăn thịt người” được khuyến khích như quốc sách và phụ nữ ngoài chức năng là “đồ chơi”, là “đồ trang sức”, là “nô lệ” lại c̣n có nhiệm vụ “sản xuất” thêm “chất đạm” – tức thai nhi – cho xă hội!

C̣n phụ nữ ở miền Nam th́ sao? Tất nhiên Hồ chí Minh và cái đảng mafia đă triệt để lợi dụng thể chế chính trị ở miền Nam trước 1975 có lỏng lẻo và nhiều sơ hở, nghĩa là có việc độc tài, độc diễn, có việc dân chủ quá trớn, cùng với sự “nhẹ dạ” và “ḷng yêu nước” của phụ nữ để lập ra những đội quân “tóc dài”. Những chị Quyên (vợ anh Trổi mà nhà thơ cung đ́nh Tố Hữu “lộn” tên làm thơ khi gọi là “Trôi” lúc gọi là “Trồi”!), chị Tạ thị Kiều, chị Trần thị Lư v.v… được đề cao đến mức Tố Hữu hạ bút vẽ tàu bay… giấy cho chị Lư:

“Em là cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi?
Tóc của em hay là mây là suối?...”

Nhưng cũng chị Lư ấy sau 1975 về ở Đà-nẳng đến tận 1991 vẫn khổ như ăn mày v́ bệnh tật, lương thấp, chồng cũng là thương binh. Đảng bận hưởng thụ quên đă đành, ngay chính nhà thơ kiêm chính trị và kinh tế gia (loại 3 xu) Tố Hữu cũng quên luôn sau khi lĩnh một đống tiền nhuận bút về bài thơ. Chỉ có chị Quyên, nhờ được vào “bưng” ở với “chú” Nguyễn hữu Thọ và “chú” Trần bạch Đằng, nên được phóng viên báo Cứu quốc (Hà-nội) là Thái Duy đi công tác B (tức xâm nhập miền Nam) đổi tên thành nhà văn giải phóng Trần đ́nh Vân, phỏng vấn viết một chuyện ngắn “người thực việc thực” được đích thân Tố Hữu đặt tên truyện là “Sống như anh”, nên sau 1975, vào lúc anh Trỗi được tạc tượng và được đặt tên cho đường phố Sài-g̣n, chị Quyên được các chú kiếm cho một tấm chồng khác và được cho ngồi ghế giám đốc nhà hàng Vĩnh Lợi (đường Hàm-nghi, quận nhất, Sài-g̣n). Đúng là có số “quư nhân phù trợ”, mệnh “giáp thọ giáp đằng”!

C̣n số phận đội quân tóc dài? Xin dành để bạn đọc t́m trong truyện ngắn “Tượng đài” của Hoàng thiếu Phủ đăng trên tờ “Tuổi trẻ cười” hiện nay của Sài-g̣n, rất đầy đủ.

Ngoài cái số đội quân tóc dài đó ra, phụ nữ miền Nam Việt Nam có chồng là sĩ quan, binh lính, nhân viên chính quyền Việt Nam Cộng ḥa v.v… bị lừa đi tù (học tập cải tạo) cũng bị đảng mafia của họ Hồ theo đúng sách của đảng trưởng để “lợi dụng triệt để”. Đó là đem chị em ra làm phần thưởng cho tù nhân. Tất cả các trại tù của cộng sản Việt Nam đều áp dụng chính sách rằng tù nhân nào “cải tạo tiến bộ” sẽ được phép “ngủ với vợ ḿnh 24 giờ, 48 giờ hoặc hơn” – tùy theo mức độ tiến bộ hoặc số lượng tiền đút lót công an. Trong lịch sử Việt Nam, có lẽ chỉ có cái đảng mafia của Hồ chí Minh mới đủ vô liêm sỉ là đem vợ tù ra làm phần thưởng cho tù, chưa kể sự bẩn thỉu thú vật của lũ công an là chọc tường để ŕnh xem vợ chồng tù ngủ với nhau để kháo thành chuyện cười của bọn chúng và trêu chọc người tù được ngủ với vợ ḿnh...

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), June 23, 2004.


Response to CĂ¡c bĂ i bình luận vĂ  bĂ i viết hay của nhiều tĂ¡c giả, chớ nĂªn bỏ qua.

Sau sự “đứt phim” năm 1975, miền Nam được “hoàn toàn giải phóng” nên phụ nữ miền Nam được đi vào vết xe đổ của phụ nữ miền Bắc, nghĩa là vừa là “đồ chơi” vừa là “đồ trang sức” vừa là “nô lệ”. Nam thanh niên cũng được vét vào lính để “giải phóng Cam-bốt”, để khi trở về hoặc “lê trên nạng gỗ” hoặc nằm trong bệnh viện “chờ” một chị em nào đó dại dột nghe lời đảng “cơng về làm chồng… hờ”, may mắn lắm th́ được hỏa thiêu cho vào lọ sành đem về cho gia đ́nh, hoặc thất nghiệp đi lang thang ngoài phố “chiêm ngưỡng” các anh chị hải quan, thủy thủ tàu viễn dương, công an các loại và con cái giới quan lại đỏ nhậu nhẹt và khoe bộ cánh hợp thời trang! Và, phụ nữ lại gánh toàn bộ sức nặng của mọi loại h́nh sản xuất và phục vụ sản xuất của xă hội.

Con đường phụ nữ miền Nam phải đi sau lá cờ đỏ sao vàng hệt như phụ nữ miền Bắc trước đây, đă ai oán rằng:

“Chồng bị bắt lính phương xa
Mẹ cha cải tạo chết già rừng sâu
Ngày cày thay kiếp ngựa trâu
Đêm làm cái nệm để hầu quan viên:
- Đảng ủy, chủ tịch ưu tiên
Trưởng công an xă tiếp liền theo sau
ơn đảng, nghĩa bác dày sâu
Nhân dân thành đĩ, thành trâu hết đời
Thấu t́nh chăng, hỡi Đất, Trời?”

Nhiều chị em, chồng bị lừa đi tù (cải tạo), đă phải chịu sự cưỡng ép bán thân cho quan lại đỏ để yên thân nuôi con và có thể đi thăm nuôi chồng, như trong vụ án Hai Hiệp ở Đồng-nai, hay như bà chủ tiệm phở “Thủy tiên” ở phố Tự Do (Đồng khởi) Sài-g̣n với tên Ngọc, chủ tịch phường… Ngay một diễn viên điện ảnh nổi tiếng, từng bị ghép là nhân viên CIA của Mỹ, cũng đành đến nhà riêng “chú” Cao đăng Chiếm (thứ trưởng cộng an, phụ trách khu vực miền Nam) cho nên mới được “chú Chiếm” viết lá thư tay cầm ra Hà-nội gặp riêng “chú” Phạm Hùng (bộ trưởng công an), nhờ vậy cô diễn viên có cái phận “Thúy Kiều” đó mới được Hồ tôn Hiến (của cộng sản chứ không phải của cụ Nguyễn Du) đặc cách cho thăm cả chồng sau và… chồng trước. Hơn thế, ông chồng sau c̣n được thả sớm hơn cả thượng sỹ canh cửa sân bay Tân Sơn Nhất và được… vào cả quốc hội làm đại biểu của dân (may thiệt).

Đau khổ của phụ nữ Việt Nam c̣n phải nhắc đến những người ra đi phải bỏ xác ngoài biển, phải chịu cảnh cưỡng hiếp của hải tặc, phải nằm chôn năm tháng trong các trại với bao nhục nhằn. Mà, tác giả những bất hạnh đó của phụ nữ vẫn là Hồ chí Minh và cái đảng mafia của hắn. C̣n phải kể đến biết bao chị em bị bán làm nô lệ (dưới cái uyển ngữ “hợp tác lao động”) sang Nga, Trung đông v.v… trong cảnh mang con bỏ chợ. Được sự “chỉ đạo” của đảng mafia tác giả các văn tự bán nô lệ đó chính là Trần đ́nh Hoan và Nguyễn thị Hằng – cô bồ tỉnh Thanh của tên lang băm cách mạng Xuân Thủy. Cho nên đến đại hội đảng mafia lần 7, cả Hoan lẫn Hằng đều được là trung ủy chính thức!
Phụ nữ với “mở cửa” và “đổi mới”
Năm 1986, vở hài kịch “mở cửa” và “đổi mới” được quảng cáo rùm beng. Những màn đầu tiên là những khách sạn, nhà hàng xưa kia bị đảng mafia đổi cho tên mới, nay lại “đổi mới” thành tên cũ, như ở Sài-g̣n: Đồng khởi trở lại Continental, Hữu nghị trở lại Palace, 147 Đồng khởi trở lại Brodard v.v… và, ngay đó là các cuộc thi đủ loại hoa hậu được tổ chức với sự đỡ đầu của thương nhân nước ngoài. Kinh doanh đĩ điếm là nét đặc trưng của mafia. Cho nên cái đảng mafia của Hồ chí Minh cũng không ra ngoài quy luật của tṛ chơi mafia thông thường. Chỉ có điều nó được công khai hóa với “mở cửa” và “đổi mới”. Nếu xưa kia – trước 1975 – ở cảng Hải-pḥng có những tổ chiêu đăi viên là nữ để phục vụ thủy thủ nước ngoài, kể cả thân xác, do cơ quan an ninh quản lư với lư do vừa thu ngoại tệ (dùng cho công tác gián điệp) vừa moi tin t́nh báo và t́m cộng sự viên (tức điệp viên) ở nước ngoài, th́ nay lực lượng “chiêu đăi viên” nhiều gấp bội lần và công khai hóa, thí dụ như quán Lan Thành ở phố Nguyễn Thiệp, Sài- g̣n (phố nối liền Đồng khởi – Nguyễn Huệ). Nếu xưa kia ở khu họp hành và nghỉ ngơi của trung ương đảng cộng mafia gồm những căn nhà kiểu “cottage” của Anh trên dẻo Hồ-tây có những nữ thanh niên được chọn lọc để mua vui cho lănh đạo đỡ “buốt đầu” th́ nay ngành nào, bộ nào cũng có nhà khách ở Sài-g̣n, Đà-lạt và người phụ trách nhà khách kiêm việc “kiếm gái” cho lănh đạo. Nhiều nhân vật nổi lên từ nghể ma- cô quốc doanh này, điển h́nh là tay Trường, hiện là giám đốc Culturimex của Sài-g̣n – cơ quan thuộc bộ văn hóa thông tin của nhạc sỹ cung đ́nh Trần Hoàn (quan thầy của Trịnh công Sơn).

Trong chính sách “mở cửa” và “đổi mới”, phụ nữ trở thành mặt hàng có thể nói là quan trọng của giới mafia cầm quyền. Chẳng có thế mà ngay giữa Sài-g̣n, một cơ quan gọi là “t́m việc cho thanh niên” thuộc thành đoàn thanh niên do Lê văn Nuôi làm bí thư, và do thành ủy quản lư với Vơ trần Chí, ủy viên bộ chính trị mafia, đứng đầu, đă công khai tuyển các nữ thanh niên và đánh lừa cho ra các khách sạn ven biển như Vũng Tàu “làm đĩ”. Giám đốc cái cơ sở ma-cô mafia quốc doanh đó là Nguyễn anh Dũng. Sự bung ra làm kinh tế đĩ điếm lan sang đến cả các ngành như đường sắt, thư viện, ṭa án, bệnh viện v.v… đều lấy mặt bằng làm nhà hàng tuyển người đẹp, trẻ, nhẹ dạ để làm chiêu đăi viên (tức đĩ). Phụ nữ được từ Nguyễn văn Linh đến Đỗ Mười; Vơ văn Kiệt dùng làm mồi câu “Việt kiều yêu nước” và thương nhân nước ngoài. Nhiều “Việt kiều yêu nước” đă “áo gấm về làng” lấy vợ lẽ (vừa là lẽ vừa ít tuổi) ở quê hương để tỏ rơ ḷng yêu nước mặn nồng. Nhà cầm quyền nhắc nhở đến trường hợp tổng bí thư quá cố Lê Duẩn, 3 vợ, nên không gây phiền hà ǵ cho các “Việt kiều yêu… đa thê”. Phải chăng những người cầm quyền nhớ câu “trai anh hùng năm thê, bảy thiếp” và “bác” Hồ đă phong cho nhân dân Việt Nam là anh hùng, nghĩa là “sấm” cho đệ tử phải dùng vơ “phục hồi đa thê” để phục hồi kinh tế, củng cố “chính quyền…” độc đảng cộng sản?

Nhiều “Việt kiều yêu nước” thăm quê hương trở ra hải ngoại không ngớt lời khen Hà-nội, Sài-g̣n thay đổi nhiều lắm! Nhưng, thay đổi cái ǵ? Bộ mặt các thành phố, thị xă ở Việt Nam hiện nay nhiều màu sắc chói chang là nhờ lực lượng phụ nữ bị chính sách “mở cửa” và “đổi mới” của cộng sản lôi từ nông thôn ra để nhập vào đạo quân thần Bạch Mi, với áo quần hợp thời trang do… buôn lậu nhập vào, đă giết chết hàng nội địa. Số liệu công khai của nhà cầm quyền Đỗ Mười, Vơ văn Kiệt dự đoán có khoảng 600 ngàn điếm ở Việt Nam, hiện nay. Con số đó c̣n rất xa với sự thật. Nó có thể xấp xỉ số lượng đảng viên của tổng bí thư Đỗ Mười hiện nay, nhưng có điều tốc độ phát triển của nó nhanh gấp nhiều lần tốc độ phát triển đảng (cộng sản), bởi nó được sự quan tâm của cả “ba gịng thác cách mạng” là đảng cộng sản Việt Nam, thương nhân nước ngoài và Việt kiều “yêu nước”.

Thay kết luận

Người dân miền Bắc Việt Nam đă thấy các tṛ hề về các ngày lễ từ trước 1975. Cho nên đă lưu hành trong dân thơ ghế đá về các ngày “hề” của cộng sản, rằng:

“Nhớ ngày mùng 3 tháng 2
Liềm búa lễ đài máu đỏ mưa sa
Nhớ ngày mùng 8 tháng 3
Đàn ông đi lính, đàn bà đi phu
Nhớ ngày 26 tháng 4
Thanh niên chết trận hoặc tù quanh năm
Nhớ ngày mùng 1 tháng 5
Công nhân đào đất xây lăng “bác Hồ”
Hai mươi tháng 7 lập lờ
Thương binh, tử sĩ được tờ “vẻ vang”
Bước sang tháng 8 rơ ràng
Phất cờ khởi nghĩa, xóm làng mừng vui
Nào ngờ vận nước c̣n xui
Mồng 2 tháng 9 ngậm ngùi Việt Nam
Aí quốc lại hóa Việt gian
Chiến tranh xâm lược tương tàn từ đây
Con côi, vợ góa, mẹ gầy
Rừng xanh tàn úa, máu đầy biển Đông…”
Chừng nào c̣n là chế độ cộng sản độc đảng trị th́ nhân dân Việt Nam, nhất là phụ nữ, không thể nào có tự do, hạnh phúc được. Cái gọi là “mở cửa” là mở cửa cho khách t́m hoa lạ và “đổi mới” là đổi mới đối tượng đi tàu bay giấy: khi chiến tranh th́ nam thanh niên là những anh hùng “Phù Đổng”, và bây giờ với “kinh tế thị trường” (có chỉ đạo) là đạo quân hàng triệu phụ nữ phấn son trong các vũ trường, khách sạn, nhà hàng.

Với Việt Nam lúc này có hai cách nh́n khác nhau: một, của những người có ngoại tệ mạnh nhằm hưởng thụ “tứ khoái” và hai là của đại đa số nhân dân Việt Nam c̣n nghèo khổ, không có tự do, không có hạnh phúc. Cái thứ nhất nh́n từ ánh đèn vũ trường, bàn tiệc nhà hàng, qua đôi vai trần của người phụ nữ bán thân xác. Cái thứ hai nh́n qua những túp lều chắp vá, qua băi rác, qua đồng ruộng bùn lầy, qua rừng hoang tàn, qua bờ hè v.v… Cho nên nghe một người “bàn” về chuyện Việt Nam – dù người nước ngoài hay Việt kiều “yêu nước” hay c̣ mồi cơ hội hay bồi bút văn nô – đều dễ dàng nhận ra chỗ họ đứng để ngắm con tàu Việt Nam.

C̣n đại đa số nhân dân Việt Nam, những người dân đen bất hạnh bị thống trị bởi cái đảng mafia của Hồ chí Minh th́ vẫn sáng suốt thấy rằng:

“Ông Anh, ông Kiệt, ông Mười
Dở khóc, dở cười biết chọn ông nao
Ông nào ông nảo ông nao
Một đồng một cốt làm sao bây giờ
“Cửa mở” ra phải giấy tờ
“Đổi mới” nh́n lại vẫn thờ mấy ông
Đèn cù cứ chạy ḷng ṿng
Dân chủ cái c̣ng, tự do đói ăn
Hạnh phúc chú cuội cung trăng!!!”

Tháng 2-1993
Việt Thường

----------------------------------------------

Post by TBT.

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), June 23, 2004.


Response to CĂ¡c bĂ i bình luận vĂ  bĂ i viết hay của nhiều tĂ¡c giả, chớ nĂªn bỏ qua.

bai` viet nay` o dau ra ma` vua` hay vua` qua' chinh' xac' dzay TBT ???

-- HO CHI MINH MA CO (MoiRoHoChiMinh@damtac.net), June 23, 2004.

Response to CĂ¡c bĂ i bình luận vĂ  bĂ i viết hay của nhiều tĂ¡c giả, chớ nĂªn bỏ qua.

Bắc Bộ Phủ toàn những tên Đầu Gấu, Sống vô tâm quanh bữa tiệc đầu lâu,
Ta cúi đầu - Cộng cỡi cổ, Ta đứng dậy - Cộng sụp đỗ

--------------------------------------------------------------------- ----------------------

Cảm ơn anh Ma Cô HCM, tôi chịu khó bỏ một tư thời gian mà t́m kiếm mấy bài viết chống cộng của nhiều cây viết khác nhau. Tại v́ thời gian không có thôi chớ bài viết đă kích cộng sản th́ rất nhiều, chúng ta chỉ kiếm ra bài viết rồi post vào đây để bà con ở bên VN tha hồ mà đọc. Ḿnh nghĩ cách này cũng đủ làm nhà bạo quyền csvn cũng điên đầu rồi, không cần phải về bên ấy mà trực viện đấu tranh. Tôi cố gắng làm cho nhà bạo quyền csvn cho tên trang VAS này vào danh sách bức tường lửa th́ lúc đó là lúc chúng ta thắng nhà bạo quyền cs một phần nhỏ rồi. khi nào chúng ta có thời gian rảng rổi th́ gởi cái link của cái thread này về bên VN cho bà con đọc, chớ ở trên cái VAS forum này số nguời ở bên VN vào rất ít, nhưng chúng vẫn có nhiều cách để làm cho nhà bạo quyền csvn điên đầu với chúng ta. Kính chào anh va hẹn gặp lại anh sau, Cheers. TBT

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), June 23, 2004.



Response to CĂ¡c bĂ i bình luận vĂ  bĂ i viết hay của nhiều tĂ¡c giả, chớ nĂªn bỏ qua.

Bắc Bộ Phủ toàn những tên Đầu Gấu, Sống vô tâm quanh bữa tiệc đầu lâu,
Ta cúi đầu - Cộng cỡi cổ, Ta đứng dậy - Cộng sụp đỗ

--------------------------------------------------------------------- ----------------------

Vai Tṛ "Truyền Tin" Của Người Việt Hải Ngoại

Lê Đoàn Việt- Trich tu www.lmvntd.org - LÊN MẠNG THỨ BA 13 THÁNG NĂM 2003)

Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, hẳn không ai trong chúng ta có thể xem nhẹ vai tṛ của các phương tiện truyền thông, từ đài phát thanh làn sóng ngắn (short wave), truyền h́nh bằng vệ tinh cho đến mạng lưới Internet toàn cầu, v.v... Nhưng trong bối cảnh của một xă hội kém mở mang và "kín cổng cao tường" như Việt Nam hiện nay, việc sử dụng các loại radio làn sóng ngắn hay truyền h́nh vệ tinh và Internet đều là những phương tiện chỉ được sử dụng giới hạn trong một số ít thành phần quần chúng tại Việt Nam. Đại đa số người dân trong nước chỉ có thể biết đến hay được tiếp cận với những luồng thông tin nghèo nàn, một chiều của nhà nước cộng sản Việt Nam (CSVN). Trong một quốc gia độc tài đảng trị, khi mà những nguồn thông tin độc lập bị kiểm duyệt và ngăn chặn chặt chẽ, th́ bóng tối cứ vẫn lờn vờn bao trùm xă hội, đẩy lùi cả dân tộc vào những hốc tối của nền văn minh thế giới !

Bóng tối đồng nghĩa với cô lập và tụt hậu. Người dân Việt Nam cảm thấy bất lực v́ yếu kém trước sức phát triển như vũ băo của thế giới xung quanh. Cụ thể và xót xa hơn, những nhà hoạt động dân chủ đang bị giam cầm "lặng lẽ" tại Việt Nam, cũng cảm thấy cô đơn, lẻ loi và bất lực biết chừng nào trước bốn bức tường tối bưng của nhà tù cộng sản ? Do đó, điều mà tất cả chúng ta và những tù nhân tranh đấu v́ dân chủ trong nước đều muốn có là "THÔNG TIN" - những luồng thông tin tự do, không bị cắt xén, không bị kiểm duyệt, trung thực và phong phú. Vậy th́ câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để cộng đồng người Việt hải ngoại chúng ta có thể giúp chuyển tải những luồng thông tin trung thực và hữu ích từ hải ngoại về cho đồng bào trong nước ? Làm thế nào để giúp người dân trong nước có thể dễ dàng đón nhận và biết thêm về những thông tin từ bên ngoài ? Làm thế nào để "vô hiệu hóa" khả năng kiểm soát của CSVN đối với luồng thông tin từ hải ngoại đi vào trong nước ? Làm thế nào để phá vỡ bức màn bưng bít thông tin từ lâu nay của chế độ CSVN ? Đó là những câu hỏi được đặt ra cho mỗi người Việt hải ngoại khi có dịp về thăm quê hương !

Đại Hội Truyền Thông Việt Nam Hải Ngoại (kỳ 1) được tổ chức mới đây vào các ngày 18-19-20 tháng 4 năm 2003, đă quy tụ gần 250 đại diện các cơ quan truyền thông Việt ngữ, gồm có báo chí, đài phát thanh và truyền h́nh từ khắp nơi trên thế giới. Nhà báo lăo thành Đỗ Ngọc Yến, thuộc Nhật Báo Người Việt, Trưởng Ban Tổ Chức của Đại Hội, cho rằng : "Đây là lần đầu tiên có một cuộc họp mặt đông đảo anh chị em đang làm công tác truyền thông nhất từ mấy chục năm nay". Thật vậy, sức mạnh của các cơ quan truyền thông Việt ngữ tại hải ngoại không phải là nhỏ, nếu được tổng hợp lại và nhắm vào những mục tiêu chung. Điển h́nh là trong thời gian 28 năm qua, kể từ ngày Quốc Hận 30/4/1975, cộng đồng người Việt hải ngoại là môi trường "sinh sôi nẩy nở" của hàng trăm tờ báo đủ loại cùng nhiều đài phát thanh, với mục tiêu và khuynh hướng chung là "không chấp nhận chế độ độc tài CSVN". Chính tiếng nói của những cơ quan truyền thông Việt ngữ này đă là những ngọn lửa đấu tranh luôn tỏa sáng, hâm nóng quyết tâm giữ vững ngọn cờ chống cộng tại hải ngoại và phát huy tinh thần đấu tranh cho tự do, dân chủ tại quê nhà !

Thống kê của CSVN tiết lộ, trong năm 2002 cộng đồng người Việt hải ngoại với trên dưới 2,5 triệu người sống rải rác khắp nơi, đă gởi về cho người thân Ềqua đường chính thứcỂ tổng cộng trên 2,5 tỷ Mỹ kim, chưa kể những nguồn chuyển tiền không chính thức khác. Hàng năm, có khoảng 250.000 người Việt hải ngoại về thăm gia đ́nh và quê hương. Đây là một con số không nhỏ, nếu không muốn nói là khá lớn (khoảng 10%) trong tỷ lệ dân số và mức di chuyển đi/về Việt Nam hàng năm. Từ những con số đáng lưu ư này, chúng ta nghĩ ǵ về vai tṛ và khả năng ảnh hưởng của khối du khách người Việt hải ngoại khi về Việt Nam, trong tiến tŕnh quảng bá thông tin và chuyển hóa xă hội Việt Nam trở thành quốc gia với một thể chế chính trị thật sự tôn trọng quyền tự do thông tin và nhân quyền nói chung ?

1. Phổ Biến Văn Hóa Phẩm Và Đời Sống Sinh Hoạt Tự Do, Dân Chủ Tại Hải Ngoại.

Với số lượng 250.000 người Việt hải ngoại về Việt Nam hàng năm, và nếu mỗi người mang theo cho gia đ́nh, bạn bè một cuốn sách, một tờ báo.v.v... nói về đời sống, văn hóa của người Việt hải ngoại, về những ư niệm dân quyền, nhân quyền trong một xă hội tự do, dân chủ, th́ rơ ràng cộng đồng hải ngoại là cả một nhà sách lớn, một kho tàng văn hóa phẩm cho đồng bào trong nước. Theo kinh nghiệm của nhiều người đă về Việt Nam, việc mang theo một cuốn sách, một tờ báo.v.v... là không có ǵ trở ngại v́ có thể dễ dàng qua mắt được hải quan CSVN. Thật vậy, nếu bạn nhét một cuốn sách hay một tờ tạp chí vào trong những túi hành lư lớn có kư gởi (không phải loại túi sách tay mang lên phi cơ), th́ những con mắt rà xét hành lư kư gởi của CSVN cũng không thể nào mở từng túi hành lư lớn ra để lấy đi một cuốn sách nhỏ hay một tờ báo. Lư do là họ (hải quan) cũng không biết rơ đó là sách, báo tiếng Việt hay tiếng nước ngoài (mà chỉ thấy h́nh trắng đen lờ mờ của cuốn sách hay tờ báo qua màn ảnh X-Ray) và cũng không biết đây là hành lư của người Việt hay người ngoại quốc nếu chỉ nh́n qua màn ảnh. Nếu hải quan CSVN phải mở ra từng túi hành lư lớn (loại kư gởi) của du khách để kiểm tra th́ du khách chắc chắn sẽ bực bội và tẩy chay, bởi v́ từ phi trường ở đầu đi (departure) của một quốc gia nào đó, du khách đă phải trải qua quá tŕnh kiểm soát bằng máy (hoặc đôi khi bằng tay nếu thật sự có chỉ dấu mang vật nguy hiểm trong túi hành lư kư gởi). Ngoài ra, chỉ với một cuốn sách hay một tờ báo (có thể dùng cả tờ báo để gói vật dụng, quần áo mang theo.v.v...) th́ không có lư do ǵ mà hải quan CSVN phải gạt ra để kiểm soát riêng, ngoại trừ trường hợp đặc biệt là họ đang "đói tiền" mà tham lam lộ liễu ! Nhưng du khách có thể tŕnh bày thẳng thắn đây là những cuốn sách, tờ báo mang theo để đọc giải trí cho riêng ḿnh hoặc có thể b́nh tĩnh tặng không cho những người kiểm duyệt này để khi họ về lại văn pḥng mà ngồi đọc và nghiền ngẫm ! Chúng ta có nhiều cách giải thích để giải quyết t́nh h́nh lúc đó nhưng cũng không nên cho tiền hối lộ để họ "làm tới" mà giở tṛ "ăn tiền" thêm đối với những du khách khác ; đồng thời giúp diệt trừ thói tham ô, hối lộ của các viên chức hải quan CSVN !

2. Chia sẻ thông tin hữu ích và trở thành những người bạn truyền tin cho đồng bào quốc nội.

Bắt đầu đặt chân xuống phi trường Việt Nam cũng là lúc có thể tiến hành ngay "công việc" giải thích, chia sẻ thông tin "cần biết" cho đồng bào trong nước. Một câu chào hỏi, một sự nhận xét Ềdí dỏm nhưng nghiêm túcỂ trong lúc gặp gỡ thân nhân, bè bạn ra đón ở phi trường cũng là những cơ hội để "chia sẻ quan điểm" về sinh hoạt văn hóa của phi trường và về lối hành xử, cung cách làm việc của các viên chức hải quan CSVN. Kể lại cho đồng bào trong nước nghe những thông tin hữu ích về vấn đề vệ sinh y tế, bảo vệ sức khỏe hàng ngày, về t́nh h́nh giáo dục trẻ em và người lớn, về đời sống văn hóa, tinh thần, về những quyền lợi dân sinh và dân quyền căn bản của mỗi công dân trong một xă hội.v.v... Tùy hoàn cảnh và đối tượng mà ta tŕnh bày theo phương thức và "ngôn từ" khác nhau, để có thể đi được vào ḷng người, để họ hiểu và nhận thức được những ǵ ta cần chuyển đạt. Điều quan trọng là tránh dùng những từ ngữ dao to búa lớn, những ngôn từ thổi phồng, xa rời thực tế đời sống của người dân, mà từ đó gây sự khó chịu hay xa lánh của người dân trong nước. Những tin tức hữu ích, những nhận xét, chia sẻ quan điểm thật cụ thể, đi thẳng vào đời sống, ảnh hưởng trực tiếp đến bữa cơm, manh áo hàng ngày của người dân, th́ mới tạo được sự quan tâm, suy nghĩ và niềm tin cậy của họ. Mục tiêu là mỗi khi người Việt hải ngoại có dịp về thăm quê hương, chúng ta giúp "truyền tin" đến người dân, tâm t́nh, "nói nhỏ" cho họ nghe về những quyền lợi căn bản mà lâu nay họ đă bị đánh cắp, và trở thành người bạn chân t́nh, đem đến những thông tin hữu ích và ư tưởng cao đẹp, để góp phần "chấn hưng dân khí, phát huy dân trí và giành lấy nhân quyền" cho đồng bào Việt Nam !

3. Kết Luận.

Trách nhiệm quảng bá thông tin không c̣n giới hạn ở vai tṛ của các cơ quan truyền thông như việc truyền tải những tin tức, bài vở b́nh luận về những vấn đề thời sự. Truyền thông nói chung cũng không c̣n dừng lại ở một vài vai tṛ căn bản đơn thuần của việc thông tin và chia sẻ quan điểm. Trong t́nh h́nh đất nước ta hiện nay, giới truyền thông Việt ngữ và đồng bào người Việt hải ngoại có thể đóng thêm những vai tṛ quan trọng hơn nữa mà vẫn hoàn toàn nằm trong trách nhiệm và lương tâm của ḿnh. Ngoài vai tṛ nói lên sự thật về hiện t́nh của quốc gia, dân tộc, những người làm truyền thông và mọi con dân Việt Nam c̣n có tinh thần trách nhiệm và ḷng trung thành đối với đồng bào thân yêu của ḿnh. Và cũng không kém phần quan trọng đó là việc đóng vai tṛ những người lính truyền tin, một thành phần quan sát, một tiếng nói độc lập đối với những hành động phản dân chủ của thế lực chính trị đang cầm quyền tại Việt Nam. Có như thế, đồng bào Việt Nam trong nước mới sớm thoát khỏi cảnh cô lập và lạc hậu, mà kịp thời dang tay ḥa nhịp phát triển cùng các quốc gia tân tiến. Có như thế, Việt Nam mới mong phá vỡ được bức màn bưng bít thông tin và trí tuệ, để kịp sánh vai cùng các cường quốc năm Châu trên con đường Tự Do và Nhân Bản của thế giới văn minh !

Lê Đoàn Việt

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), June 23, 2004.


Response to CĂ¡c bĂ i bình luận vĂ  bĂ i viết hay của nhiều tĂ¡c giả, chớ nĂªn bỏ qua.

Bắc Bộ Phủ toàn những tên Đầu Gấu, Sống vô tâm quanh bữa tiệc đầu lâu,
Ta cúi đầu - Cộng cỡi cổ, Ta đứng dậy - Cộng sụp đỗ

--------------------------------------------------------------------- ----------------------

Đâu Là Những Yếu Tố Cần Tác Động Để Dấy Lên Phong Trào Quần Chúng Tại Quốc Nội?

Lư Thái Hùng - Trich tu mang - www.lenduong.net - ngày 22/01/2003

Quốc nội là địa bàn quyết định sự thành bại của công cuộc đấu tranh v́ tự do và dân chủ tại Việt Nam. Hỗ trợ quốc nội gồm nhiều phương diện, nhiều thành phần đấu tranh khác nhau, có thể tạm chia thành hai khối: khối thứ nhất là những nhà đối kháng, những người phản tỉnh cấu tạo thành các phong trào dân chủ trong nước; khối thứ hai là quảng đại quần chúng như nông dân, công nhân, thanh niên, sinh viên, tôn giáo... đấu tranh v́ quyền lợi dân sinh và dân quyền của mỗi tập hợp, tạm gọi là các phong trào quần chúng.

Dưới đây là bài phát biểu của ông Lư Thái Hùng, Ủy Viên Tuyên Vận Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam - một người có nhiều kinh nghiệm về hoạt động quần chúng trong nước - tại Đại hội Liên Minh Việt Nam Tự Do kỳ 7 được tổ chức tại Vương Quốc Bỉ vào ngày 28 và 29 tháng 9/2002 vừa qua.

Động lực và những giới hạn của các biến cố quần chúng.

Các cuộc biểu t́nh kéo dài nhiều tháng trước trụ sở quốc hội và văn pḥng Thủ tướng tại Hà Nội; các cuộc nổi dậy của đồng bào sắc tộc Tây Nguyên; những cuộc chống đối của Cha Nguyễn Văn Lư và giáo dân Nguyệt Biều, An Truyền; những cuộc chống đối của HT Thích Quảng Độ và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất; những cuộc chống đối của cụ Lê Quang Liêm và khối tín đồ Phật Giáo Ḥa Hảo; những cuộc đ́nh công, lăng công của nhiều công nhân ở một số xí nghiệp quốc doanh và liên doanh...

Nói chung, những sự chống đối của quần chúng đă biểu hiện ở những mức độ và h́nh thái khác nhau tùy theo nguyện vọng của mỗi tập hợp, nhưng tựu trung đến từ bốn nguyên do như sau:

Thứ nhất là chống lại việc cán bộ, cơ quan nhà nước đă cưỡng đoạt đất đai ruộng vườn của nông dân để làm của riêng hoặc ban phát cho thân nhân một cách vô lối ở các địa phương.

Thứ hai là chống lại những chính sách kỳ thị, đàn áp tôn giáo và nhân quyền, nhất là chính sách tiêu diệt những vị lănh đạo tôn giáo không chịu nằm trong quỹ đạo khống chế của chế độ.

Thứ ba là chống lại những vụ tham ô, cửa quyền, siêu cao thuế nặng của cán bộ các cấp trong địa phương.

Thứ tư là những đấu tranh đ̣i hỏi cải thiện lương bổng, quy chế làm việc và nhất là cải thiện t́nh trạng làm việc được an toàn và bảo đảm hơn.

Những chống đối của quần chúng nói trên không chỉ bắt đầu vài năm trở lại đây mà đă có từ hơn 2 thập niên qua; nhưng nó đặc biệt xảy ra ở nhịp độ thường xuyên hơn kể từ năm 1991 khi Hà Nội chính thức áp dụng kinh tế thị trường và cho thực thi chính sách tự quản tại các cơ chế. Có thể nói là từ khi Hà Nội bắt đầu nới lỏng kiểm soát kinh tế, những mâu thuẫn nội tại của guồng máy độc tài phát tác, khiến cho những bất công xă hội vốn bị cơ chế độc tài đè nén quá lâu có dịp bộc phát, tạo ra những điểm nóng trong xă hội.

Tuy nhiên, điều đáng để chúng ta quan tâm là những chống đối này của quần chúng chưa có thể lan rộng ra nhiều nơi và v́ chưa có điều kiện để phối hợp giữa các nhóm quần chúng, nên đă không thể tạo ra những áp lực mạnh mẽ lên chế độ. Đa số những chống đối này mang tính tự phát theo nhu cầu của mỗi tập hợp và v́ thế chưa đẩy lên thành một cao trào đấu tranh của quần chúng.

Có hai lư do dẫn đến những sự kiện này.

Một là phương cách cai trị tàn bạo với h́nh thức công an trị của đảng CSVN đă làm cho đa số quần chúng khiếp sợ và rơi vào thế thụ động quá lâu, trong khi những người dám đứng lên lănh đạo quần chúng và nói lên tiếng nói đối lập với chế độ c̣n quá ít, v́ thế mà các nỗ lực chống đối dễ bị cô lập và khó tạo ra một cao trào rộng lớn.

Hai là chủ trương độc quyền truyền thông với h́nh thức bưng bít mọi thông tin của đảng Cộng sản Việt Nam đă làm cho đa số người dân không biết và không c̣n quan tâm đến những điều xảy ra chung quanh, thậm chí là có người không muốn nghe, không muốn liên lụy đến những vấn đề đối kháng lại chế độ, v́ thế mà chưa có thể tạo ra nhiều điểm nóng một cách liên tục và lan rộng ở nhiều nơi.

Mục tiêu then chốt của phong trào quần chúng trong trận thế đấu tranh chung.

Chúng ta vừa lược qua một số động lực và những giới hạn của các biến cố quần chúng đă xảy ra trong năm vừa qua cùng với những đối phó của chế độ Hà Nội. Từ những biến cố này, để khai dụng hiệu quả các cuộc chống đối của quần chúng, chúng ta phải hiệu rơ mục tiêu then chốt của phong trào quần chúng nằm trong một trận thế đấu tranh chung là ǵ, hầu t́m ra những yếu tố để tác động.

Có ba mục tiêu cần đạt từ thấp đến cao, của một phong trào đấu tranh quần chúng.

Thứ nhất là tạo áp lực lên chính quyền để có những thay đổi theo đúng nguyện vọng hay đ̣i hỏi của nhóm quần chúng đứng lên bày tỏ sự chống đối.

Thứ hai là đẩy lùi sự chủ động của chế độ trên những lănh vực mà người dân nh́n thấy là đă đến lúc họ không thể chịu đựng hay chấp nhận được nữa.

Thứ ba là tạo rối loạn xă hội để mở ra một cao trào đấu tranh chính trị rộng khắp, với sự tham dự của các tổ chức đấu tranh, hầu đưa đến những thay đổi toàn diện hơn về nền tảng của chế độ.

Đối chiếu ba mục tiêu này với t́nh h́nh hiện tại, chúng ta thấy tuy sức phản kháng hiện nay của quần chúng bị những cản trở của guồng máy độc tài như vừa đề cập bên trên, nhưng những mâu thuẫn phát sinh từ công cuộc cải cách mà đảng Cộng sản Việt Nam theo đuổi trong 15 năm qua - một giai đoạn có thể tạm coi như những hào nhoáng của giai đoạn mở cửa đă che đậy những mâu thuẫn nội tại - sẽ bùng nổ thành những căn bệnh dẫn đến sự suy yếu chế độ trong thời gian tới.

Những căn bệnh đó là t́nh trạng tham nhũng tràn lan, cán bộ trung ương lẫn địa phưong toa rập ăn chia với nhau, tạo ra t́nh trạng tranh chấp, nghị kỵ lẫn nhau trong cấp lănh đạo làm cho guồng máy cai trị trở nên yếu kém. Mặt khác, một số cán bộ thuộc tầng lớp cai trị cũng đă dùng quyền lực chính trị của ḿnh đánh đổi lấy những thu nhập kinh tế, dựng lên cả một hệ thống ô dù và thu lợi từ đó. V́ thế mà các viên chức phục vụ trong guồng máy chế độ hầu hết được thăng tiến cấp bậc và bổng lộc đều lệ thuộc vào quyền ban phát của cấp trên, chứ không bằng khả năng hay nghề nghiệp của chính họ. Sự sa sút của cán bộ đảng nói trên đă đi cùng với sự suy giảm về quyền lực cũng như uy tín của đảng trong ḷng người dân.

Ngoài ra, do chủ trương tản quyền cho địa phương, bộ máy chính quyền ở các tỉnh và địa phương là kẻ hưởng lợi rất nhiều v́ đă t́m những nguồn thu riêng ngoài những tài trợ của Trung ương. Đó là nạn thu thuế bừa băi qua những kế hoạch xây dựng trường học, trạm y tế, cầu đường nhưng chỉ có giá trị trên giấy. Những ai không chịu đóng thuế, chính quyền địa phương đă dùng nhưng biện pháp mạnh, thậm chí thuê mướn những tay anh chị để giúp họ đi thu thuế, hoặc chiếm đoạt tài sản ruộng vườn của người dân, gọi là xung vào công quỹ nhưng thực chất là giao cho thân nhân của cán bộ canh tác. Điều trớ trêu là người dân bị đóng thuế cao nhưng chỉ thấy rất ít các dịch vụ công cộng do nhà nước cung cấp, thậm chí những khoản đóng góp đi vào túi riêng của cán bộ. T́nh trạng này đă tạo ra sự căng thẳng giữa chính quyền địa phương và nông dân, dẫn đến những cuộc bạo động mà chúng ta đă chứng kiến như ở Thái B́nh, Thọ Đà, Lâm Đồng, Xuân Lộc, Nam Định...

T́nh trạng nói trên đă là nguyên nhân dẫn đến sự căng thăng giữa nhà nước với xă hội mà Hà Nội thường hay gọi là sự bất ổn định chính trị. Và sự căng thẳng này càng tăng lên khi mà mức thu nhập của nông dân bị suy giảm và t́nh trạng thất nghiệp gia tăng ở thành phố do chính sách đẩy mạnh công nghiệp hóa và sự chấn chỉnh các xí nghiệp quốc doanh gây ra. Đồng thời khoảng cách chênh lệch thu nhâp giữa nông thôn và thành thị, dẫn đến sự chênh lệch giàu nghèo một cách gay gắt giữa các tầng lớp quần chúng do chính sách thị trường tư bản hoang dă sẽ làm bùng cháy ngọn lửa phẫn nộ trong ḷng người dân. Lư do thật đơn giản là v́ người dân thấy là chỉ có tham nhũng và đặc quyền đặc lợi của đảng mới giúp tạo ra sự giàu có cho các cấp lănh đạo và thân nhân của họ, c̣n quần chúng th́ măi măi nghèo khó.

Đây là cái van x́ hơi trong xă hội Việt Nam hiện nay. Tạo cho cái van này bùng vỡ, ngoài những yếu tố khách quan do chế độ sản sinh, chúng ta phải có nhiệm vụ tác động để giúp cho quần chúng vừa nh́n rơ những sự thật bị bưng bít, vừa có can đảm đứng lên tranh đấu các quyền lợi thiết thân của ḿnh, vừa hỗ trợ nhau tạo thành một cao trào lan rộng ở những nơi khác. Tuy nhiên khi nói đến quần chúng, đặc biệt là khối quần chúng Việt Nam hiện nay có một số những dị biệt do nếp sinh hoạt đặc thù, do quá khứ lịch sử và nhất là do bản chất thống trị của đảng Cộng sản Việt Nam, dẫn đến những đặc tính khác nhau:

Đối với thành phần nông dân, đây là khối nạn nhân đông đảo nhất hiện nay, chịu nhiều hy sinh và thiệt tḥi nhất, v́ những phủ dụ của đảng qua các trận chiến khốc liệt như bài phong đả thực, đánh đuổi phát xít, chống Pháp, chống Mỹ và chống cả Trung Quốc bá quyền kéo dài từ năm 1930 cho đến ngày nay. Khối nạn nhân này c̣n bị đảng ăn cướp cả đầu vào lẫn đầu ra trong sản xuất nông nghiệp, bị bóc lột từ khi mua lúa giống, phân bón... cho đến khi bị nhà nước định giá thu mua rẻ mạc. Thành phần này c̣n chịu nhiều loại thuế phi lư do các cơ quan địa phương đặt ra (điện, đường, trường trạm) và bị tệ nạn cường hào ác đảng toa rập cướp bóc ruộng đất. Đa số nông dân bất măn và đă làm đơn khiếu kiện biết bao nhiêu lần nhưng chế độ đă không giải quyết.

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), June 23, 2004.


Response to CĂ¡c bĂ i bình luận vĂ  bĂ i viết hay của nhiều tĂ¡c giả, chớ nĂªn bỏ qua.

Yếu tố chính đễ tác động lên thành phần này là chống bất công và đ̣i trả lại ruộng đất bị cướp đoạt.

Đối với thành phần công nhân, đây là bộ phận được đảng tâng bốc là lực lượng ṇng cốt của xă hội chủ nghĩa, nhưng chính là giai cấp bị điều kiện hóa để trở thành một lớp người sống nhờ vào tiền bao cấp của nhà nước qua các xí nghiệp quốc doanh. Đa số không có tay nghề và lo sợ mất việc v́ tiến tŕnh giải tư các xí nghiệp quốc doanh của nhà nước; v́ thế mà hiện nay đời sống của giới công nhân rất bấp bênh. Lợi dụng sự lo âu này, giới quản trị xí nghiệp đă o ép tiền lương và không chịu cải thiện môi trường làm việc cho công nhân. Tuy giới công nhân bất măn và đă có những cuộc đ́nh công để phản đối hay đ̣i cải thiện nơi làm việc; nhưng đa số không dám làm mạnh v́ sợ công đoàn trả thù và nhất là không t́m được việc làm khác sau đó.

Yếu tố chính để tác động lên thành phần này là bảo đảm công ăn việc làm và cải thiện nơi làm việc.

Đối với thành phần thanh niên, đây là lực lượng được đảng Cộng sản Việt Nam chú ư để xây dựng một tầng lớp kế thừa qua việc chiêu dụ vào đảng và phát triển xă hội; nhưng ngược lại, đây cũng là thành phần dễ tạo ra các xung đột với đảng cầm quyền v́ những động lực thăng tiến của tuổi trẻ và v́ những suy nghĩ trong sáng và khách quan trước các hiện tượng tiêu cực do đảng Cộng sản gây ra. Trong 80 triệu dân Việt Nam hiện nay, thành phần thanh niên chiếm đến 58%, trong khi những nước lân cận rơi vào t́nh trạng lăo hoá. Điều đáng tiếc là lực lượng trẻ của Việt Nam hiện sống không có lư tưởng, đa số thất nghiệp và chỉ thích đua đ̣i. Trong khi đó, giới sinh viên tuy được cắp sách đến trường nhưng khi tốt nghiệp lại không đáp ứng đúng các nhu cầu nghề nghiệp của xă hội nên đa số lao vào những nghề như áp phe, buôn lậu... hoặc chạy tiền để được đi ra làm công nhân ở nước ngoài. Đa số giới thanh niên sinh viên không hài ḷng với cuộc sống hiện tại; muốn vươn lên, nhưng thiếu định hướng và thiếu sự tác động nên trở thành khối thầm lặng, đi bên lề những nghịch lư của xă hội.

Yếu tố chính tác động lên thành phần này là giải quyết công ăn việc làm và tạo cơ hội b́nh đẳng để mọi người được tiến thân.

Đối với thành phần quần chúng b́nh dân, đây là lực lượng có đời sống bấp bênh, với nỗi lo duy nhất là bon chen kiếm sống từng ngày. Sống dưới xă hội luôn luôn bị o ép bởi bạo lực và bưng bít mọi thông tin, quần chúng b́nh dân đă trở thành khối thụ động và thờ ơ với những ǵ xảy ra chung quanh. Họ không chỉ thiếu thông tin mà c̣n bị tuyên truyền nhồi sọ nên đâm ra dị ứng với mọi luồng tin tức, kể cả những tin tức tích cực, do đó mà ư thức về dân chủ, về đa nguyên của xă hội đă trở nên chậm phát triển trong quần chúng b́nh dân. Đây là những khó khăn nhưng có thể khắc phục được.

Yếu tố chính để tác động lên thành phần này là đ̣i cải thiện dân sinh.

Đối với thành phần cựu chiến binh, đây là lớp người bị đảng phản bội và xă hội ruồng bỏ sau khi trở về đời sống phục viên. Đồng lương về hưu không đủ sống trong khi không có tiền và không có ngành nghề rơ ràng nên không t́m ra việc làm. Trong khi đó, họ lại chứng kiến những cán bộ lănh đạo th́ sống xa hoa, tiêu xài tiền bạc của dân một cách vô lối. Ngoài ra, sự tan ră khối Đông Âu cũng cho những thành phần cựu chiến binh nh́n lại những hy sinh oan uổn của ḿnh cho cái gọi là chiêu bài giành độc lập của đảng qua hai cuộc chiến mà chính ho đă hy sinh đóng góp. Thành phần này v́ có công trạng đối với chế độ qua hai cuộc chiến nên họ mạnh miệng lên tiếng phê phán bằng kiến nghị hoặc vận động nông dân nổi lên chống lại những bất công, hay siêu cao thuế nặng. Hà Nội rất sợ sự phản loạn của thành phần này nên t́m cách chiêu dụ và cho thành lập Hội cựu chiến binh để dùng quyền lợi, tiền bạc để mua chuộc những người đứng trong hàng ngũ chống đối.

Yếu tố chính để tác động lên thành phần này là chống tham ô nhũng lạm.

Đối với thành phần trí thức, đây là lớp người đang được đảng dùng quyền lợi lôi kéo đứng trong liên minh công - nông - trí thức để vừa không chống lại chế độ, vừa giúp đảng về mặt trí tuệ, giải quyết những khó khăn trong thời kỳ mở cửa. V́ thế trong thành phần này, những ai an phận với những bổng lộc do chế độ ban phát th́ im lặng sống bên lề những băng hoại của xă hội, c̣n nhũng ai bất măn v́ không được trọng vọng hơn hay nh́n thấy chủ nghĩa sắp tàn th́ khinh miệt chế độ và không cộng tác. Chỉ có một số nhỏ trong thành phần này, v́ ḷng yêu nước và thao thức trước t́nh h́nh đen tối của đất nước, đă can đảm nói lên nói những điều đ̣i hỏi chế độ phải thay đổi. Đương nhiên chế độ Hà Nội đă và đang t́m cách khủng bố và trù dập những người này để trở thành những tụ điểm huy động quần chúng tạo ra những khó khăn cho đảng.

Yếu tố chính để tác động lên thành phần trí thức là lư tưởng v́ dân tộc.

Làm sao phá vỡ bưng bít thông tin của chế độ và phá vỡ sự sợ hăi bạo lực của quần chúng.

Sau khi duyệt qua một vài đặc tính của một số thành phần quần chúng hiện nay tại Việt Nam, chúng ta mới thấy rằng, mỗi thành phần có những quyền lợi và quan tâm khác nhau nên yếu tố tác động lên họ cũng phải khác nhau. Ngoài ra, những thành phần này đều sống trong môi trường bưng bít thông tin và bạo lực độc tài, nếu không giúp họ phá vỡ được hai ṿng "kim cô" này sẽ khó tạo thành một sức bật rộng lớn và lan rộng trong các giới quần chúng. V́ thế, hai yếu tố đầu tiên để tác động lên mọi thành phần quần chúng Việt Nam, đó là làm sao phá vỡ bưng bít thông tin của chế độ và phá vỡ sự sợ hăi bạo lực của quần chúng.

Trong lănh vực bưng bít thông tin, cho đến nay, chúng ta chưa hoàn toàn phá vỡ được bức màn bưng bít thông tin của chế độ. Hà Nội vẫn c̣n khả năng khống chế mọi loại phương tiện thông tin đại chúng như truyền thanh, truyền h́nh, báo chí tại Việt Nam; nhưng trên phương diện Internet th́ chế độ tung ra nhiều biện pháp kiểm soát nhưng vẫn không có thể khống chế hoàn toàn các luồng tin tức. V́ thế, bên cạnh những nỗ lực "chuyển lửa về Việt Nam" qua những công tác gửi tin tài bằng bưu điện hay loan tải tin tức qua các đài phát thanh Việt ngữ hướng về Việt Nam; chúng ta cần khai thác mạnh mẽ hơn mạng luới Internet, v́ hai lư do. Một là do nhu cầu mở cửa chiêu dụ đầu tư nên Hà Nội sẽ không thể quá khắt khe trong việc trao đổi thông tin liên mạng. Hai là xă hội có chiều hướng gia tăng người sử dụng liên mạng và càng ngày người ta có thể xé rào để đưa những thông tin mà chế độ khó kiểm soát.

Tuy mạng lưới Internet chỉ có thể đến với một số nhỏ quần chúng có những phương tiện thích ứng, c̣n đại đa số quần chúng nông thôn hay công nhân th́ hoàn toàn bị bưng bít như xưa; nhưng vấn đề được đặt ra là khi một thiểu số được thông tin và được biết rơ những sự thật th́ sẽ dễ dàng tác động để xé to những mâu thuẫn trong nội bộ của chế độ. Trong vài năm vừa qua, tuy đảng CSVN t́m cách ngăn chận. nhưng những tin tức đấu tranh từ trong nước vẫn có thể loan tải một cách nhanh chóng tại hải ngoại và ngược lại. Chính v́ vậy, khai dụng mạng lưới Internet sẽ phải được chúng ta đặc biệt quan tâm để phá vỡ sự bưng bít thông tin của Hà Nội.

Trong lănh vực phá vỡ sự sợ hăi của quần chúng, cho đến nay, chúng ta thấy là người dân không c̣n sợ chế độ và sợ công an như 10 năm trước, mà có nhiều nơi người ta đă từ coi thường đến khinh miệt cán bộ và chế độ. Từ nhiều năm qua, người dân đă có thể mạnh dạn lên tiếng chống bất công, lên tiếng đ̣i hỏi những quyền lợi thiết thân của ḿnh bằng tụ tập biểu t́nh, gửi kiến nghị. Vấn đề là v́ sống trong bưng bít và chịu đựng quá lâu của một xă hội nông nghiệp lạc hậu, người dân thường có khuynh hướng kính nhi viễn chi với công quyền và ít có tư tưởng đối đầu. Chỉ khi nào họ bị đẩy vào thế cùng th́ mới đứng dậy và cũng chỉ đấu tranh với một số người giới hạn, không liên kết hay hợp tác với những người khác. Lư do dễ hiểu là quần chúng chỉ đấu tranh một cách tự phát trong phạm vị nhỏ, để giải quyết một vấn đề riêng tư của gia đ́nh hay tộc họ mà thôi. Chính v́ vậy, dù Hà Nội đă nhận hàng chục ngàn khiếu kiện và không chịu giải quyết mà quần chúng vẫn chưa có phản ứng mạnh mẽ, với sự liên kết của nhiều người, ở nhiều nơi.

Do đó, để phá vỡ sự sợ hăi, giúp cho quần chúng mạnh dạng đứng lên đấu tranh, chúng ta sẽ phải tác động trên những yếu tố mà quần chúng có thể:

1/ tham gia dễ dàng;
2/ kết tụ được nhiều người;
3/ lan rộng ở nhiều nơi;
4/ công an khó đàn áp;
5/ duy tŕ lâu dài.

Muốn thực hiện được điều này, chúng ta cần tác động trên bốn yếu tố từ dễ đến khó như sau:

Yếu tố thứ nhất là tác động về t́nh trạng bất công của xă hội. Mặc dù đảng Cộng sản Việt Nam nói đến tham nhũng, tham ô, t́nh trạng hủ hoá của cán bộ để chỉnh đốn đảng hầu lấy lại niềm tin trong dân, nhưng c̣n vấn đề bất công xă hội th́ ít được nhắc đến. Trong khi mấu chốt của xă hội Việt Nam hiện nay là sự bất công do t́nh trạng thiếu dân chủ và bưng bít thông tin gây ra. Tính bất công xă hội bàn bạc trong nhiều loại sinh hoạt từ việc đi học, mở tiệm cho đến việc hành nghề, đi buôn, tu sửa nhà cửa... đă có những phân biệt đối xử. Căn bản của vấn đề bất công nảy sinh từ chủ trương đấu tranh giải cấp của đảng Cộng sản; nhưng trong thực tế chúng ta biết đó chỉ là chiêu bài để đảng khuynh loát hầu tạo ra một giai cấp thống trị, đứng trên tất cả. Từ đó nó mới tạo ra t́nh trạng là có người th́ sống cuộc đời giàu có, phung phí một cách thừa mứa; trong khi đa số người dân chạy gạo từng ngày không đủ ăn và phải sống trong những căn nhà ổ chuột. T́nh trạng bất công xă hội đang là một nan đề lớn trong xă hội Việt Nam hiện nay; nhưng v́ chưa khơi động đúng lúc và nhất là chưa có một số người đứng lên hô hào nên chưa tạo thành một cao trào như đă từng xảy ra ở Phi Luật Tân, Nam Dương...

Yếu tố thứ hai là tác động về t́nh trạng thiếu an toàn trong đời sống.

Sống trong một xă hội mà luật pháp không được tôn trọng và mọi quyền lực chính trị tập trung vào trong cán bộ đảng ở các cấp, đời sống của người dân luôn luôn bị đe doạ với nhiều tai ương có thể xảy ra. Những tin túc mà chúng ta đọc được qua một số báo chí ở Việt Nam như các vụ ngộ độc, tai nạn xe hơi, cướp bóc... chỉ là phần nhỏ trong số những tai nạn được loan tải trên báo chí. T́nh trạng bất an toàn trong đời sống diễn ra ngay ở trường học, trên lề đường, công sở, chợ búa và cả những nơi gọi là du lịch... v́ ư thức về việc bảo đảm an toàn không có trong đầu óc của cán bộ và những viên chức nhà nước. Con số tử vong đến từ sự thiếu an toàn trong đời sống lên cả hàng chục ngàn người mỗi năm, nhưng hầu nhu Hà Nội không có biện pháp khắc phục. Đây là yếu tố đấu tranh nằm trong tầm tay của người dân và dễ tạo ra những kích dộng quần chúng để làm áp lực lên chế độ.

Yếu tố thứ ba là tác động về t́nh trạng mất dân chủ trong đời sống. Cộng sản Việt Nam hiện nay đang hô hào vấn đề xây dựng dân chủ ở cơ sở, nhất là vấn đề thực thi dân chủ ở cấp xă, phường, thị trấn. Đây là những đơn vị hành chánh gần gũi và trực tiếp chi phối lên đời sống người dân hằng ngày. Khi Hà Nội phải ban hành một số những chỉ thị về vấn đề xây dựng dân chủ, trong đó đ̣i hỏi cán bộ phải lắng nghe ư kiến của dân, giải quyết những nguyện vọng của dân, không được hạch sách dân,..., cho thấy là t́nh trạng cai trị kiểu gia trưởng của cán bộ đang là vấn đề lớn ở địa phương. Khai thác vấn đề này, chúng ta cần khuyến khích quần chúng đặt thẳng những vấn đề thiếu dân chủ bằng cách tố cáo và đ̣i băi chức những cán bộ độc tài chuyên quyền, đ̣i phải trưng cầu ư kiến của dân về những chương tŕnh xây dựng tại địa phương bằng những khoản tiền thuế của dân. Mục tiêu của việc tác động này là làm cho các cơ sở địa phương phải thu về phạm vi phục vụ không c̣n dám hống hách với dân.

Yếu tố thứ tư là tác động về t́nh trạng kiểm soát thông tin trong xă hội.

Đây là yếu tố rất quan trọng nhằm hỗ trợ cho sức bật của quần chúng ở khắp nơi; nhưng đa số quần chúng không nh́n thấy yếu tố này v́ hai lư do. Một là v́ đă quen sống trong độc tài bưng bít và thờ ơ với mọi điều xảy ra chung quanh nên người dân không thấy có nhiều nhu cầu hiểu biết về các vấn đề thời sự. Hai là để giảm thiểu ư thức chống đối, Hà Nội đă tăng cường thông tin nhũng nội dung mang tinh giải trí, thể thao, văn nghệ hơn là hưóng dẫn đời sống để nâng cao ư thức của người dân trong đời sống. Để phá vỡ bưng bít thông tin của chế độ và giúp cho ngựi dân biết nhiều tin tức hơn, chúng ta sẽ khuyến khích người dân đi từ nhiều nấc thang đấu tranh khác nhau: trước hết là yêu cầu được chọn thông tin để nghe, để theo dơi, không cần sự "cho phép" của chính quyền. Thứ hai là yêu cầu loan tải những tin tức liên quan đến các vụ khiếu kiện, biểu t́nh chống bất công do chính người dân tổ chức trên những cơ quan thông tin của nhà nước hay các phương tiện khác. Thứ ba là người dân có quyền ra báo để bày tỏ những quan điểm của ḿnh.

Vấn đề của chúng ta hiện nay là làm sao cho quần chúng quốc nội có điều kiện đứng dậy và tập hợp lại, để đối đầu với chế một cách lâu dài. Muốn như vậy, chúng ta phải đi từ vấn đề cốt lơi và nhẹ nhàng nhất trong đời sống, để từng bước khi người dân thấy rằng ḿnh có thể thắng và đẩy lùi được đảng CSVN từ việc làm rất nhỏ, giới hạn trong tầm tay, th́ họ mới có can đảm bước đi những bước đấu tranh mạnh mẽ hơn và quyết liệt hơn. Mục đích sau cùng là làm sao quần chúng trong nước không c̣n rụt rè hay dị ứng với chính quyền, để tạo ra những rối loạn xă hội, dẫn đến những cao trào đấu tranh chính trị rộng lớn làm thay đổi nền tảng chế độ độc tài chuyên chính.

Ly Thai Hung

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), June 23, 2004.


Response to CĂ¡c bĂ i bình luận vĂ  bĂ i viết hay của nhiều tĂ¡c giả, chớ nĂªn bỏ qua.

Bằng Hữu "Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn)",

Rất cảm ơn bằng hưũ những bài thật giá trị mà bạn đã cho đăng tải, đây là những tài liệu thật qúy báu cho mọi người có thực tâm thao thức đến vận mện đất nước và là một điển hình cho sự đấu tranh Nghiêm Chỉnh, Có Căn Bản, có Học Thức khác hẳn những tên tay sai của bọn Đầu Trâu Mặt Ngựa Nhà Nước Ta và cái Đảng Cướp ngụy xã hội chủ nghĩa bịp bợm,tham nhũng... tại HàNội hiện tại.

Rất cảm ơn bằng hữu.

-- nguoicaonien (xuanhutraidat@yahoo.com), June 24, 2004.


Moderation questions? read the FAQ