Cac bai binh luan trich tu cac website o Hai Ngoaigreenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread |
Bắc Bộ Phủ toàn những tên Đầu Gấu, Sống vô tâm quanh bữa tiệc đầu lâu,
Ta cúi đầu - Cộng cỡi cổ, Ta đứng dậy - Cộng sụp đỗ
-------------------------------------------------------------------------------------------
Hội Nghị ASEAN: Việt Nam Về Đâu?
Trich tu www.vietbao.com - RFA & Nguyễn Xuân Nghĩa
Hôm nay và trong các ngày kế tiếp, một loạt các hội nghị của Hiệp hội ASEAN được khai mở tại Indonesia. T́nh h́nh này ảnh hưởng tới Việt Nam ra sao?
Đài RFA thảo luận với Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa về nội dung và tầm quan trọng của các hội nghị này như sau.
Hỏi: Thưa ông trong bốn ngày liên tiếp, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á có một loạt hội nghị tại Indonesia. Xin ông tóm lược cho thính giả mục tiêu của các hội nghị này, trước khi ta đi vào nội dung của các đề mục có thể được thảo luận.
-- Chúng ta đang có một cuộc chạy việt dă băng đồng, trong các hội nghị cấp Bộ trưởng của ASEAN và nhiều quốc gia liên hệ. Thứ nhất, ngày hôm nay và ngày mai là Hội nghị cấp Bộ trưởng kỳ thứ 37 của 10 quốc gia hội viên của Hiệp hội ASEAN, gọi tắt là AMM. Qua mùng một, Hội nghị đó được mở rộng thành hội nghị có tên gọi chưa ổn là Hội nghị hậu AMM, gồm Ngoại trưởng của 10 nước ASEAN với ba quốc gia đối tác của ASEAN là Nhật Bản, Trung Quốc và Đại Hàn Dân Quốc, tức là Nam Hàn. Thứ Sáu, mùng hai sẽ là Hội nghị cấp Bộ trưởng của Diễn đàn An ninh Cấp vùng của ASEAN, là diễn đàn ARF gồm 23 thành viên là 10 nước ASEAN, ba nước đối tác kể trên, và các quốc gia liên hệ là Ấn Độ, Canada, Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Australia, New Zealand, Mông Cổ, Papua Guinea, Cộng ḥa Dân chủ Nhân dân Đại Hàn, tức là Bắc Hàn và Liên hiệp Âu châu.
Hỏi: Như vậy, từ ASEAN ra, ta có ba hội nghị cấp bộ trưởng của 10, rồi 13, rồi 23 nước?
-- Thưa vâng, và v́ mục tiêu mở rộng, ta thấy ra hai loại đề tài chính, là kinh tế và an ninh, ở giữa là các vấn đề chính trị giữa các nước. Tại Hội nghị cấp Bộ trưởng, chủ yếu gồm 10 Ngoại trưởng của ASEAN, các nước sẽ thảo luận về sáng kiến đưa ra từ Thượng đỉnh kỳ chín của ASEAN vào tháng 10 năm ngoái ở Bali, về kế hoạch hội nhập 10 nước ASEAN vào một khối, với tiêu đích là 2020, 15 năm tới. Kế đó là hội nghị của ASEAN với Nhật, Trung Quốc và Nam Hàn, thường được gọi là ASEAN+3, để nói về quan hệ kinh tế của 10 nước Đông Nam Á với ba cường quốc Đông Bắc Á. Sau cùng là hội nghị về an ninh giữa 23 nước, hay nói cho đúng hơn là 22 nước và Liên hiệp Âu châu. Lần này, diễn đàn an ninh đó sẽ mời thêm một hội viên là Cộng ḥa Hồi quốc Pakistan, nhờ Ấn Độ không phản đối việc xứ này tham dự. Điễn đàn đáng chú ư v́ là nơi có đại diện của cả Nam Bắc Hàn, lại c̣n có sự tham dự của Ngoại trưởng Hoa Kỳ là ông Colin Powell. Sau này sẽ có cả Ngoại trưởng Ấn-Hồi là hai nước đang có tranh chấp về Kashmir. Nhưng, đáng chú ư hơn là diễn đàn này lại không có Đài Loan, v́ Bắc Kinh không chịu. Cho nên ARF này cũng chỉ là diễn đàn thông tin, tuyên truyền hoặc giao tế thôi, không có khả năng thực tế về bất cứ vấn đề ǵ liên hệ đến an ninh Đông Á, như khủng bố, hải tặc, hoặc tranh chấp chủ quyền trên các quần đảo ngoài Đông Hải. Thực chất, nó là cơ hội cho 10 nước ASEAN được nói về họ trước các cường quốc như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Nga hay Liên hiệp Âu châu. Đề tài nóng được truyền thông để ư là vụ Bắc Hàn với vơ khí hạch tâm. Nhưng đó chỉ là sự chú ư bề ngoài, chứ các nước c̣n khá nhiều vấn đề khác nữa. Dù sao, Indonesia là nước đăng cai th́ cũng cố tổ chức hội nghị cho hoàn hảo, và là cơ hội xuất hiện của bà Tổng thống Sukarnoputri Megawati, với viễn ảnh bầu cử sắp tới tại xứ này.
Hỏi: Nói về Hội nghị hai ngày đầu của 10 nước ASEAN, đề tài thảo luận sẽ là kế hoạch hội nhập 10 quốc gia vào một khối?
-- Thưa, đó là chủ đề chính thức của Hội nghị cấp Bộ trưởng kỳ này, là “Phấn đấu để ASEAN hoàn toàn hội nhập, thành một cộng đồng thịnh vượng, liên đới và ḥa b́nh”. Nhiều người lạc quan nghĩ đến việc hội nhập cộng đồng các nước Đông Nam Á theo dạng thức Liên hiệp Âu châu, thậm chí đến ngày sẽ thống nhất tiền tệ như 15 nước Âu châu ngày nay. Người ta có quyền ước mơ chuyện cao xa, chứ 10 nước ASEAN có quá nhiều dị biệt về cả nhận thức lẫn tŕnh độ, lại bị sức hút của các cường quốc trong vùng nên ḿnh chưa nên lạc quan. ASEAN có hai tiểu quốc thịnh vượng nhất là Singapore và Brunei; có hai tiểu quốc nghèo nhất là Lào và Cambốt; có hai xứ độc tài chậm tiến nhất là Miến Điện và Việt Nam; có hai xứ Hồi giáo đang phân vân về Hồi tính của ḿnh trước nguy cơ khủng bố lẫn yêu cầu diệt trừ khủng bố là Indonesia và Malaysia; có ba nước đồng minh chí thiết của Hoa Kỳ là Singapore, Thái Lan và Philippines lẫn các nước vừa e ngại Hoa Kỳ vừa muốn yên thân trước sức ép rất mạnh của Trung Quốc, là Việt Nam hay Malaysia. Từ hai năm nay, Trung Quốc vừa trấn an 10 nước ASEAN vừa t́m cách tranh thủ từng nước với các hiệp định song phương để ASEAN khó nhất trí thành một khối có sức đối trọng đáng tin. Trước mắt th́ Hoa Kỳ chú trọng đến việc diệt trừ khủng bố trong vùng và mới gợi ư về một kế hoạch pḥng thủ eo biển Malacca th́ lại gặp sự dè dặt của hai nước Hồi giáo là Malaysia và Indonesia, đằng sau là sự ngần ngại của Trung Quốc, v́ kế hoạch đó cản trở việc Bắc Kinh bành trướng ảnh hưởng xuống Đông hải, là nơi có hai đầu mối tranh chấp về chủ quyền là Hoàng Sa và Trường Sa.
Hỏi: Như vậy, ông nghĩ đâu sẽ là những đề tài thảo luận chính yếu của các hội nghị này?
-- Tôi thiển nghĩ rằng toàn khu vực Đông Á, nhất là Đông Nam Á, đang có ba vấn đề trọng đại trước mắt, thuộc địa hạt kinh tế. Thứ nhất là cơn sốt dầu hỏa, trực tiếp liên hệ đến nạn khủng bố và sự nguy vong của Saudi Arabia, hay Ả Rập Xê Út, nói theo lối Hà Nội. Các nước Á châu lệ thuộc vào dầu hỏa nhiều hơn các nước Tây phương v́ có hiệu năng tiêu thụ kém hơn, trừ trường hợp Nhật Bản. Một vụ khủng hoảng về dầu khí vẫn có nguy cơ xảy ra, gây nhiều tổn thất về kinh tế như Việt Nam đă bắt đầu thấy, dù là nước sản xuất và xuất khẩu dầu. Thứ hai là rủi ro suy trầm hay suy thoái, thậm chí khủng hoảng của kinh tế Trung Quốc, khiến Đông Á, nhất là Đông Nam Á sẽ lâm nguy v́ xuất khẩu vào Hoa Lục và lệ thuộc quá nhiều vào kinh tế Hoa Lục. Nguy cơ đó đang khiến giới đầu tư quốc tế hết lạc quan về triển vọng Đông Á và đó là vấn đề cho ASEAN. Thứ ba là việc Hoa Kỳ có thể nâng lăi suất, ban đầu c̣n ít, và chậm, từ năm tới sẽ mạnh và nhiều hơn. Từ mấy năm nay, lăi suất rất thấp của Mỹ đă là cơ hội tăng trưởng rất mạnh cho Đông Á. Qua năm tới, sự thuận lợi đó chấm dứt, nếu lại gặp biến động từ Trung Quốc, hoặc khủng hoảng v́ dầu khí, khu vực Đông Á sẽ thấy tái diễn vụ khủng hoảng năm 1997-1998.
Hỏi: Ông có nghĩ rằng các nước trong vùng đă quan tâm đến loại vấn đề này chưa?
-- Tôi thiển nghĩ rằng yếu tố then chốt là thời điểm. Nếu có khó khăn th́ ta sẽ chỉ thấy vào năm tới. Trong năm nay, đa số các nước đều có bầu cử và chính quyền mới có thời giờ chuẩn bị dư luận cho những sóng gió sẽ xảy ra trong tương lai ngắn hạn. Ngược lại, các nước độc tài duy ư chí và chẳng lo ngại ǵ về bầu cử hay ḷng dân, như Việt Nam, th́ cứ tiếp tục nói toàn chuyện lạc quan, và khi khủng hoảng bùng nổ, người dân càng bất măn. Khủng hoảng kinh tế v́ vậy mới dễ biến thành khủng hoảng chính trị ở các xứ đó. Dù sao, so sánh với vụ khủng hoảng 97-98 th́ kỳ này, lănh đạo các nước ít bị bất ngờ hơn.
Hỏi: Xin hỏi ngay ở đây là cụ thể Việt Nam có thể bị những ǵ?
-- Chưa nói đến hiệu ứng của nạn cúm gia cầm vẫn chưa dứt th́ sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam sẽ giảm, lạm phát sẽ gia tăng cùng nạn thất nghiệp, ngân sách bị bội chi nặng. Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam sẽ khó đạt chỉ tiêu là hơn 7%, lạm phát sẽ vượt mức 10%, việc gia nhập Tổ chức Mậu dịch Thế giới WTO đă không thành, mà đời sống dân chúng sẽ có xáo trộn khá nặng, nạn tẩu tán tài sản tham nhũng sẽ gia tăng, dẫn tới nhiều tranh chấp về quyền lực và quyền lợi trên thượng tầng. Những ǵ đang xảy ra trong lănh vực dầu khí của Việt Nam mới chỉ là mặt nổi đă lộ. Nói chung, năm tới sẽ là năm không tốt đẹp cho Việt Nam, chưa kể đến các vấn đề an ninh trong vùng, thu gọn là chuyện dầu khí và khủng bố, nói rộng ra th́ là loại vấn đề xuất phát từ Hoa Lục.
Hỏi: Trở lại vấn đề an ninh đó, ông nghĩ ra sao về nội dung của các hội nghị kế tiếp?
-- Trong quan hệ giữa ASEAN và ba nước Đông Bắc Á, là nội dung của Hội nghị sau Hội nghị cấp Bộ trưởng AMM, vấn đề chính mà các nước đều nghĩ tới dù không nói ra, hoặc chỉ nói ra ở các cuộc tiếp xúc song phương, là năng lượng và an ninh. Dầu khí đang là mối lo sinh tử cho Trung Quốc, nên trước tiên đang là đầu mối tranh căi giữa Trung Quốc với Nhật Bản v́ vùng kinh tế độc quyền của hai bên đă lấn vào nhau khi Bắc Kinh đ̣i mở rộng chủ quyền kinh tế đó ra 200 hải lư kể từ ven biển của ḿnh. Dầu khí cũng là đề mục tranh chấp về chủ quyền trên các quần đảo ngoài Đông hải. Năm nay, Đài Loan, Trung Quốc và Việt Nam đều gia tăng tranh chấp về Trường Sa, trong khi Đài Loan lại bị Trung Quốc uy hiếp và đe dọa rất nặng, khi Bắc Kinh thấy trước những khó khăn kinh tế của ḿnh vào thời gian tới. Nếu không được đề cập tại hội nghị cấp Bộ trưởng của ASEAN+3 th́ các vấn đề này cũng sẽ phải được nhắc tới ở hội nghị kế tiếp của 23 nước trong diễn đàn ARF. Cho nên, ngoài bế tắc về hồ sơ vơ khí hạch tâm của Bắc Hàn, các nước cũng sẽ phải nói đến những chuyện nóng bỏng không kém về cả kinh tế lẫn an ninh liên hệ đến dầu hỏa và cách ứng xử của các quốc gia liên hệ.
Hỏi: Và sau cùng, người ta vẫn c̣n nguy cơ khủng bố nữa chứ, ông nghĩ sao?
-- Tôi cho rằng đó sẽ là đề tài được Ngoại trưởng Hoa Kỳ nêu ra vào hôm mùng hai này, sau khi ông rời Thượng đỉnh giữa Hoa Kỳ với Âu châu. Hoa Kỳ là siêu cường Á châu, lại đứng trên tuyến đầu của trận chiến chống khủng bố và rất quan tâm đến luồng vận chuyển hàng hóa từ Đông qua Tây, từ Nam lên Bắc của biển Thái b́nh dương nên muốn kêu gọi các nước cùng hợp tác trong kế hoạch ngăn ngừa khủng bố ngoài khơi hoặc giữa các eo biển. Tuy nhiên, các nước trong cuộc th́ lại có những vấn đề riêng, từ Đài Loan hay bán đảo Triều Tiên xuống đến tranh chấp chủ quyền ngoài Đông hải, hoặc mặc cảm của các nước Hồi giáo Đông Nam Á, và từng nước lại gặp cả sự chiêu dụ lẫn hăm dọa của Trung Quốc. Cho nên, tôi không lạc quan về kết quả hội nghị gọi là an ninh cấp vùng, hội nghị của diễn đàn ARF, và càng khó tin vào việc thống nhất các nước ASEAN. Chúng ta có quá nhiều sức ly tâm trong nội bộ ASEAN, và điều đó sẽ trở nên rơ ràng hơn khi sóng gió xảy ra trên lănh vực kinh tế vào năm tới, v́ các nước sẽ khó có đối sách chung. Họ thấy là đèn nhà ai nhà ấy rạng, mạng người nào người ấy giữ.
-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), June 30, 2004
Hội Thảo ‘Lập Trường Chung’ Vạch Lằn Ranh Quốc-Cộng
Trich tu www.vietbao.com
Ông Hoàng Đạo Thế Kiệt, điều hợp chương tŕnh hội thảo giới thiệu các diễn giả.
Westminster (Nguyễn Ngân) -- Trong t́nh h́nh thiếu sự kết hợp để tạo thành một sức mạnh lớn trong việc chống lại chế độ Cộng Sản tại Việt Nam, nhiều nhân sĩ tâm huyết đă tạo nên một phong trào có tên Lập Trường Chung để kết hợp và phân định rơ ràng chiến tuyến giữa Quốc-Cộng.
Ban điều hành đă liên tiếp tổ chức nhiều cuộc hội thảo để t́m kiếm sự đồng thuận trong đường lối đấu tranh chung mà không giẫm chân lên sự điều hành hay phương thức tranh đấu của mỗi đoàn thể.
Vào lúc 2 giờ chiều chủ nhật ngày 27 tháng 6 năm 2004 tại Hội trường thành phố Westminster khoảng 200 nhân vật trí thức, các nhân sĩ và đại diện nhiều hội đoàn, đoàn thể đă tham dự buổi hội thảo với đề tài: "Biện Pháp Hữu Hiệu Nhất Để Đối Phó Với Việt Cộng." Cuộc hội thảo do ông Hoàng Đạo Thế Kiệt điều hợp được chia làm 2 phần.
Phần một là các diễn giả lên tŕnh bày ư niệm của ḿnh. Chúng tôi ghi nhận có 4 diễn giả đă được mời là: B́nh luận gia Lư Đại Nguyên, Kỹ sư Trương Ngại Vinh (Trưởng Đoàn Thanh Niên Phó Đức Chính), Giáo sư Nguyễn Thanh Trang và Tiến sĩ Mai Thanh Truyết.
Vấn đề được mọi người chú ư cũng như hoan nghênh là phần anh Trương Ngại Vinh nói về Nghị Quyết 36 của Đảng CS Việt Nam. Anh đă phân tích cũng như đúc kết những tác hại của bản Nghị Quyết này đối với đời sống người Việt tị nạn và anh cũng đưa ra những quan niệm căn bản để chận đứng sự phát triển Nghị quyết 36 này.
Trong phần thứ hai là dành cho các tham dự viên đặt câu hỏi cũng như đề đạt những ư kiến của ḿnh. Ban chủ tọa và Thư kư buổi Hội thảo đă ghi nhận, đúc kết để tiến tới một bản thông báo chung.
Những sinh hoạt chính trị này vẫn thường được tổ chức tại các khu vực có đông người Việt và thường quy tụ được một số đông người tham dự. Dù là không có ca nhạc hay ăn uống tiệc tùng.
Buổi Hội Thảo kéo dài hơn 2 giờ đồng hồ và chấm dứt khoảng 4 giờ 30 chiều cùng ngày.
-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), June 30, 2004.
Những Bức Tường Ḷng
Trich tu bao Nguoi Viet On Line - Tuesday, June 22, 2004 5:38:31 PM
Tưởng Năng Tiến
Khi c̣n bị phân chia bởi "bức tường ô nhục", người dân Đông Đức hay kể lén câu chuyện sau đây:" Có một con chó chui tường từ Đông sang Tây. Thấy khách lạ nên lũ chó bên Tây Đức xúm xít lại, tíu tít hỏi thăm:
- Bên ấy có hội bảo vệ súc vật không?
- Có chứ.
- Có nhà thương và bác sĩ thú y không?
- Có luôn.
- Có đồ hộp dành riêng cho chó không?
- Có tuốt.
- Thế th́ việc ǵ đằng ấy phải vất vả chui tường sang đây?
- Tại v́ bên ấy chúng cấm không cho ... sủa!Năm 1989, bức tường Bá Linh bị đập đổ. Dân Đông Đức được giải phóng. Từ đây, người được quyền ăn nói tự do, và chó có quyền... được sủa.
Sự thống nhất nước Đức về thể chế, cũng như về nhân tâm, tuy không phải là một tiến tŕnh toàn hảo nhưng có thể được coi như là ổn thỏa - ngoại trừ đối với một số người. Họ là những di dân đến từ Việt Nam, theo như tường thuật của Alisa Roth - qua bài báo "Bức Tường Ô Nhục Vẫn Ngăn Chia Người Việt", như sau:
" Người Việt vẫn đang là nhóm Á Châu lớn nhất tại thành phố Bá Linh. Những nguời được mệnh danh là Người Việt miền Tây là những người miền nam Việt Nam, hầu hết là thuyền nhân mà trong những năm tiếp theo chiến thắng 1975 của cộng sản, họ đă đổ đến những vùng bây giờ là Tây Đức.
"C̣n nguời Việt miền Đông là những nguời đến Đông Đức vào thập niên 1960 và 1970 cùng với các công nhân xuất khẩu từ những quốc gia cộng sản đang phát triển tới làm việc trong các nhà máy..."
"...Cái cộng đồng nhỏ bé này hăy c̣n duy tŕ sự chia cắt với hai thế giới, hai phương trời cách biệt. Những ư thức hệ - từng xé nát nước Đức và nước Việt Nam ra làm đôi - hiện vẫn c̣n luân lưu mạnh mẽ tại nơi đây..."
Nó "mạnh mẽ" tới độ khiến một người dân bản xứ phải thốt lên rằng: "Bức tường Bá Linh nằm trong đầu óc của người Việt miền Đông với người Việt miền Tây c̣n cao hơn cả bức tường của người dân Đức đối với người dân Đức." ("Berlin's Divide Lingers For Vietnamese Expatriates Capital's East- West Gap Reflects Cold War Past," San Jose Mercury News, 12 Jul. 2002:A1 Việt Mercury 12 Jul. 2002: 1 + 69. Trans. Nguyễn Bá Trạc").
Nói như thế, nghe (tưởng) đă phũ phàng nhưng (vẫn) chưa "đă miệng" và..."hết ư"! Trong cuốn Tổ Quốc Ăn Năn của Nguyễn Gia Kiểng - ấn bản 2001, Paris, nơi trang 70 - tác giả c̣n trích dẫn nhận xét của một người ngoài ngoại quốc khác về dân Việt -như sau: "Ils ne s'aiment pas" (Họ không ưa nhau đâu).
Cha nội Parisien nào đó đă nói một câu (mới) nghe tưởng tào lao nhưng - không chừng - dám... trúng lắm (à) nha. Những phương tiện truyền thông và giao thông của thời hiện đại quả có làm cho trái đất nhỏ lại, và khiến cho loài người gần gũi với nhau hơn. Chỉ riêng với với dân Việt th́... không. Nhất định không. Người ngoại quốc có vẻ "hơi" ngạc nhiên về thái độ "rất kém thân thiện" của dân Việt đối với nhau - trên bước đường lưu lạc. Họ sẽ ngạc nhiên chết (mẹ) luôn nếu biết rằng những "bức tường ô nhục" tương tự hiển hiện khắp chốn, kể cả ở Việt Nam, chứ chả riêng chi ở Berlin.
Dù đất nước đă "thống nhất" hơn một phần tư thế kỷ, dân chúng giữa hai miền Nam - Bắc Việt Nam (rơ ràng) vẫn chưa gần nhau mấy. Họ ăn ở cư xử với nhau cứ y như những kẻ phải sống trong một cuộc hôn nhân ... cưỡng bách vậy.
Theo "truyền thống", người Việt hay chia phe và họ thường nh́n nhau qua những "lỗ châu mai" từ những "pháo đài" của phe ḿnh. Họ "thích" gọi nhau là "tụi này" hay "tụi nọ" (tụi Công Giáo, tụi Phật Giáo, tụi Nam Kỳ, tụi Bắc Kỳ, tụi Trung Kỳ...). Gần đây, có thêm một "tụi mới" nữa xuất hiện - tụi... Bắc Cộng! Tụi này nhân danh "cách mạng" để nắm cướp đoạt hết quyền bính và tài sản quốc gia. Sau đó, chúng lập tức hành xử như "mấy chủ nhân ông da trắng thời thực dân" (Vạng Lộc, "Báo Động Nạn Kỳ Thị Của Bắc Cộng," Việt Báo, 12 Sept. 2002).
Và đó mới chỉ là những chuyện nhỏ, ở miền xuôi. Ở miền ngược, miền núi, hay c̣n gọi là miền cao, miền sơn cước (hoặc cao nguyên) th́ c̣n nhiều chuyện... kỳ cục dữ nữa. Nơi đây, một phần dân tộc Việt vẫn chưa được nh́n nhận là người thường hay người Thượng. Họ bị "tưởng" là... "tụi mọi" và bị chính đồng bào ḿnh (toa rập với cường quyền) cướp đoạt hết đất đai canh tác.
Nghèo đói quá hoá "sảng" chăng? Khổ cực quá, cùng quẫn quá, bị chèn ép quá nên đâm ra gấu ó, cấu xé lẫn nhau chăng? Không hẳn đă thế đâu. Tại nước Đức, ngay giữa một thành phố tự do và phú túc, " bức tường Bá Linh nằm trong đầu óc của người Việt miền Đông với người Việt miền Tây (vẫn) c̣n cao hơn bức tường của người dân Đức đối với người dân Đức" mà. Hơn nữa, như đă thưa, những bức tường ḷng (ô nhục) tương tự hiển hiện ở khắp nơi chứ đâu có riêng chi ở Berlin.
Nơi đâu có người Việt quần tụ là tức khắc nẩy sinh những chuyện dè bỉu, đố kỵ, chia cách, phân hoá... Mỗi cộng đồng vẫn thường cần đến hơn một ban đại diện (dù tất cả những ban đại diện - dường như - không đại diện cho bất cứ ai và cũng không mấy ai - thực sự - cần người đại diện). Tương tự, mỗi hội đoàn đều có tới hai hay ba ông (bà) chủ tịch, dù cả hội đoàn đều không biết rơ là họ hội họp lại với nhau để làm ǵ. Cũng thế, mọi tổ chức (không chóng th́ chầy) nếu không vỡ tan tành th́ cũng bể thành vài mảnh!
Người Nga có câu ngạn ngữ là nếu thiếu chó chăn, vài chục con cừu không thể biến thành một đàn cừu được. Vấn nạn của những cộng đồng người Việt hải ngoại là sự dư thừa loại chó này. Đă thế, phần lớn, đều là... chó dại!
"Sự kiện vô vàn phi lư, cực độ vô nghĩa, và bất lợi không lường này, đang diễn tiến kết thành hiện tượng phân hoá hỗn loạn, phân liệt khắc nghiệt, chia rẽ trầm trọng giữa những cá nhân, nhóm cá nhân, cộng đồng người Việt" (Phan Nhật Nam, "Lời Khẩn Thiết Nhằm Chấm Dứt Hiện Tượng Phân Hoá"; Nguyệt San Việt Nam, Jan. 2003:36). Cũng theo tác giả bài báo vừa dẫn th́ Cục T́nh Báo Hải Ngoại trực thuộc Ban Tổ Chức Trung Ương Đảng Cộng Sản Hà Nội là nguyên nhân gây ra những hiện tượng phân hoá tiêu cực kể trên.
Tôi vô cùng tiếc là đă không hoàn toàn chia sẻ được với nhà văn Phan Nhật Nam, một người mà tôi vô cùng qúi mến, về nhận định vừa nêu. Với ít nhiều chủ quan, tôi không nghĩ là Cộng Sản Việt Nam c̣n đủ sức để làm như thế. Cũng như cấp trên của họ ở Hà Nội, những nhân viên của Cục T́nh Báo Hải Ngoại (nếu có) cũng chỉ đang lăng xăng kiếm chác và cố gắng (chối chết) để lo một chỗ ẩn thân - trước khi quá muộn! Chính phạm không đến từ bên ngoài. Tôi "nghi" là chúng nằm vùng, từ lâu, trong tâm khảm của tất cả chúng ta.
Khi c̣n bé, tôi nhớ là đă đọc ở đâu đó, qua lời kể của Schopenhauer, một câu chuyện ngụ ngôn - nội dung (đaị khái) như sau: Có một mùa Đông lạnh đến độ muốn tồn tại muôn loài đều phải xích lại thật gần nhau để truyền cho nhau hơi ấm. Chỉ riêng có loài nhím v́ lông quá nhiều, quá nhọn và không cách nào thu lại được nên đành... chờ chết!
Dân Việt đang trải qua một mùa Đông khắc nghiệt. Nếu chúng ta không vượt qua được những bức tường ḷng của chính ḿnh, không xếp lại được những lông nhọn tua tủa tự tâm ḿnh, và mỗi người - hay nhóm người - đều nhất định "tử thủ" trong pháo đài của riêng ḿnh th́ chúng ta (e) khó mà qua khỏi đuợc cơn quốc nạn này. Vấn đề không phải là mùa Đông sẽ kéo dài vô tận mà v́ đất nước (cũng như ḷng người) sẽ bầm dập, te tua, và tan nát tanh bành - sau đó.
Tưởng Năng Tiến
-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), June 30, 2004.
Nếu người Việt trong nước được thông tin
Trich tu mang www.danchu.net - NGÔ NHÂN DỤNG
Ḥa thượng Thích Huyền Quang cũng lên án hành động của đảng Cộng Sản bán đất của tổ tiên cho Trung Quốc. Giống như những lời tuyên bố của các nhà trí thức trong nước và đồng bào hải ngoại tố cáo tội bán nước của đảng Cộng Sản, bản thông điệp chúc tết của Ḥa thượng Thích Huyền Quang sẽ không được phép phổ biến cho đồng bào khác đọc. Nhưng, trong bài phỏng vấn ông Lê Công Phụng trên mạng lưới VASC Orient của đảng Cộng Sản, ông Phụng dám quả quyết: "Chúng tôi cũng báo cáo với quốc dân đồng bào từng đợt đàm phán một..."
Đây là một lời nói dối trắng trợn. Theo tin của ông Bùi Tín, cựu Phó Tổng biên tập báo Nhân Dân th́ ngay những người trong Trung ương Đảng Cộng Sản cũng nhiều người không được biết nội dung các hiệp ước, v́ "Bộ Chính trị đă thay mặt cho Trung ương Đảng thông qua rồi"; và "Ban Thường Trực Quốc hội cũng thay mặt Quốc hội" luôn cho tiện!
Nội dung các hiệp ước mới là tin tức quan trọng mà nhân dân cần biết, chứ không phải chỉ nghe tin "ngày, tháng, năm nào đó phái đoàn hai nước đă gặp nhau (mấy giờ, mấy phút) để bàn về biên giới. Không những người Việt Nam có nhu cầu biết, mà c̣n có quyền được biết nội dung các hiệp ước. Nhật báo Người Việt đang đặt mua từ một nhà xuất bản bên Anh một ấn bản của Hiệp ước Biên giới trên Đất liền bằng tiếng Anh, nhưng chưa nhận được cũng không biết có đầy đủ hay không.
Nhưng dù có đọc các bản văn hiệp ước, cũng chưa biết hết các điều mà chính quyền cộng sản Việt Nam đă nhượng bộ cho Cộng Sản Trung Quốc. V́ việc thi hành bản hiệp ước sẽ căn cứ vào những chú thích và phụ bản, mà bản hiệp định chính không thể ghi đầy đủ. Vẫn theo ông Bùi Tín th́ phía chính quyền Trung Quốc họ cũng thỏa hiệp giữ kín nội dung các thỏa ước, đặc biệt là "phụ lục dầy 300 trang với nhiều xấp bản đồ tỷ lệ 1/20,000 ..."
Việc che đậy, lén lút kư các hiệp ước chỉ chứng tỏ đảng Cộng Sản đang lâm vào bế tắc và lo sợ phản ứng của quốc dân. Ngay trước đại hội 9 của đảng, làn sóng chống đối đă nổi lên sau lá thư phản kháng của ông Đỗ Việt Sơn, một đảng viên 54 tuổi đảng. Lê Khả Phiêu đă mất chức Tổng Bí thư đảng cũng v́ bị phe quân đội bỏ rơi. Các sĩ quan trong quân đội có phẫn nộ trước hành động bán nước của Đảng cũng là điều dễ hiểu. Chính họ đă chứng kiến cảnh đồng đội đổ máu, bỏ ḿnh v́ lo bảo vệ miền đất biên giới Việt-Trung năm 1979! Năm đó, khi các quản giáo quân đội cộng sản di tản các sĩ quan Việt Nam Cộng Ḥa đang phải làm tù nhân cải tạo ở trại Phong Quang, một số tù nhân phải ở lại v́ bệnh nặng. Những sĩ quan Việt Nam Cộng Ḥa đă yêu cầu được cấp súng để "bảo vệ trại" trước làn sóng xâm lăng phương Bắc. Các cán bộ cộng sản ngạc nhiên hỏi: "Các anh là kẻ bị chúng tôi cầm tù, tại sao lại muốn giúp chúng tôi?" Các sĩ quan Việt Nam Cộng Ḥa đă trả lời rằng: "Chúng tôi với các anh đánh nhau v́ theo hai hệ thống chính trị khác nhau không thể thỏa hiệp được. Nhưng bảo vệ tổ quốc là bổn phận chung của mọi người Việt Nam." Những sĩ quan cộng sản bây giờ nhớ lại câu chuyện đó cũng phải xấu hổ v́ đảng Cộng Sản của họ đă bán nước.
V́ vậy, đảng Cộng Sản Việt Nam rất lo sợ nếu tin tức về các bản thỏa ước bị tiết lộ đầy đủ. Làn sóng phản đối đă khơi dậy từ năm ngoái, đến giờ càng mạnh mẽ. Đến một nhà tu hành bị quản thúc trường kỳ như Ḥa thượng Thích Huyền Quang cũng phải lên tiếng, chứng tỏ dư luận chống đối rất mạnh, dù chưa bộc phát thành những cuộc biểu t́nh của nhân dân các thành phố lớn. Nhưng nếu đảng Cộng Sản tiếp tục bước thêm trên con đường phản bội dân tộc th́ làn sóng phẫn nộ sẽ lên cao hơn. Đó là lư do mặc dù đă kư kết và thông qua Hiệp ước Biên giới trên Đất liền, đảng Cộng Sản cũng rụt rè chưa dám bước tiếp. Cho đến bây giờ, mới chỉ có bản Hiệp ước Biên giới trên Đất liền được Quốc hội bù nh́n ở Hà Nội thông qua. Bản Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ (tiếp theo là hiệp ước về Vùng đánh cá) đă kư hơn một năm nhưng vẫn không dám đưa ra Quốc hội biểu quyết. Phải chăng các đại biểu Quốc hội bù nh́n cũng bị lương tâm cắn rứt và bắt đầu tỏ thái độ đ̣i quyền độc lập, quyền tự do biểu quyết?
Cho nên chúng ta cần vận động dư luận ở Việt Nam và quốc tế phản đối các hiệp định về Vịnh Bắc Việt và biển đông. Chúng ta cần kêu gọi các đại biểu Quốc hội ở Hà Nội hăy tỉnh ngộ, bỏ thói quen nghe lệnh và quay về với dân tộc. Chỉ cần một đại biểu Quốc hội bù nh́n thức tỉnh và quyết định không cam tâm gật đầu đồng lơa với hành động bán nước của đảng Cộng Sản, người dân trong nước cũng sẽ được thông tin và biết rơ về tội lỗi của bọn người bán nước. Người dân trong nước, quân đội và ngay cả các đảng viên cộng sản cũng sẽ không chịu ngồi yên.
Chúng ta cần thông tin đầy đủ về các hiệp định bán nước của đảng Cộng Sản cho đồng bào trong nước biết rơ hơn. Trong dịp Tết này nhiều người Việt ở nước ngoài về nhà ăn tết. Xin đồng bào hăy mang các tin tức về làn sóng phản kháng các hiệp định biên giới và lănh hải về kể cho bà con nghe. Một trăm ngàn người nói, có một trăm ngàn người nghe, dần dần sẽ thành một triệu, thành mười triệu người. Ai có bà con là đảng viên cộng sản, là đại biểu Quốc hội, càng nên thông tin cho họ biết. Nếu nhân dân biết rơ sự thật, đảng Cộng Sản sẽ không c̣n bưng bít tội lỗi của họ được nữa.
NGÔ NHÂN DỤNG
-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), June 30, 2004.
Lời Thú Nhận Bán Nước
(Tin từ Australia ) Trich tu www.danchu.net - Vũ Thạch
Trước cơn giận bầm gan tím ruột của người Việt Nam khắp thế giới về hành động bán đất nhượng biển của tập đoàn lănh đạo Đảng CSVN cho Trung Quốc, Thứ Trưởng Ngoại Giao CSVN Lê Công Phụng, người được coi là đại diện chính của Đảng CSVN tại các cuộc đàm phán, xuất hiện trong một cuộc phỏng vấn, không trên các báo Đảng như Nhân Dân, Lao Động, Quân Đội Nhân Dân, v.v..., nhưng trên trang nhà của một hăng Internet của Nhà Nước (http://www.vnn.vn) vào ngày 1tháng 2 năm 2002. Hẳn nhiên Đảng chỉ muốn giới hạn việc chữa cháy tại hải ngoại để lửa khỏi truyền về tới trong nước, nơi mà đại đa số đồng bào vẫn chưa biết ǵ về biến cố này\.
Bài phỏng vấn có 16 câu hỏi, nhưng có lẽ chỉ cần một câu hỏi (mà chắc chắn nhà báo Đảng không dám động tới) là đủ cho thấy giá trị của 16 câu trả lời của ông Lê Công Phụng. Đó là nếu 2 hiệp ước với Tàu thực sự ích quốc lợi dân như Đảng nói th́ tại sao kư kết 2 năm rồi vẫn không dám công bố cho dân chúng và thế giới biết? Tại sao 2 hiệp ước này lại trở thành bí mật của Đảng? Và tại sao những ai đến biên giới để xem rơ thực hư đều bị bắt nhốt và tư liệu bị tịch thu\?
Nhưng thôi cứ tạm để câu kết luận tỏ như trăng rằm đó xuống cuối bài và đọc tiếp để biết khả năng xảo trá của một Chuyên Gia Măi Quốc do Đảng đào tạo\.
Có lẽ mâu thuẫn lớn nhất mà người đọc có thể cảm nhận ngay được là cùng lúc với việc xưng tụng Trung Quốc là người bạn thân thiết, ông Phụng nhắc đi nhắc lại nhiều lần "nhu cầu rất bức bách" phải kư kết ngay mới mong có ổn định, ḥa b́nh để phát triển. Nghĩa là nếu không kư th́ sẽ có xung đột, có đổ máu\
Như vậy Bắc Kinh đang làbạn của ai -- Đảng CSVN hay dân tộc Việt Nam? Mâu thuẫn thứ hai là thái độ "nai vàng ngơ ngác" rất "độtxuất" của Đảng CSVN đối với Trung Quốc trong diễn tŕnh đàm phán mà ông Phụng mô tả. Bất cứ ai sống tại Việt Nam vào cuối thập niên 70 và ṛng ră suốt thập niên 80 đều đă nghe trên báo, trên đài và trong các buổi học tập cho cán bộ, đảng viên, sinh viên, học sinh về những tin tức "Tập Đoàn Bá Quyền Phương Bắc" cho bộ đội và công an biên pḥng nhổ cột mốc biên giới đem sâu vào trong lănh thô?
Việt Nam trồng lại, và những tố cáo chính sách của Bắc Kinh di dân và dụ dỗ những bộ lạc "dân tộc ít người" đang sống dọc biên giới trên đất Việt Nam, v.v... Nay theo lời ông Phụng, nơi nào có "dân cư Trung Quốc" th́ Đảng CSVN coi đó là đất Tàu là chuyện b́nh thường, dù có nằm sâu trong lănh thô? Việt Nam vài trăm mét (Ông cũng nói đến trường hợp ngược lại nhưng khó ai có thể tin được v́ đây là những vùng Trung Quốc chiếm đóng từ sau cuộc chiến năm 1979), và nơi nào cột mốc đang đứng th́ đó là "thực tế pháp lư" mà Đảng CSVN công nhận, dù vị trí đó có vô lư đến đâu cũng mặc. Người đọc, do đó, không thể không đặt câu hỏi: như vậy Đảng đă vu khống cho dân quân Trung Quốc suốt thập niên 80 ư\? hay các phần đất tổ quốc đó nay đă chính thức trở thành những phẩm vật triều cống? Và nếu theo tiêu chuẩn lấy "biến thiên về con người" (chữ dùng của ông Phụng) để định biên giới ấy, th́ với sư. sinh sôi nẩy nở của số dân cư Trung Quốc dọc biên giới, bao lâu Đảng CSVN sẽ duyệt lại biên giới một lần để công nhận thêm các vùng đất có dân cư Trung Quốc thuộc Trung Quốc?
Sau khi cho biết chính sách của Đảng đối với quê cha đất tổ như vậy mà ông Phụng dám mở miệng nói tiếp: "Chúng ta làm là v́ dân, v́ đất nước và theo truyền thống ông cha chúng ta, một tấc chúng ta cũng không nhường và một li về biên giới lănh thổ quốc gia chúng ta không thể dành cho ai được".
Xin hăy đọc tiếp hai thí dụ cụ thể về thái độ của Đảng CSVN đối với giang sơn tổ quốc mà bao thế hệ cha ông đă trả bằng mồ hôi, xương máu\. Về thác Bản Giốc, ông Phụng cho biết: "Chúng tôi cũng rất lạ là trong sách sử của chúng ta và Trung Quốc từ năm 1960 đến nay không ai nói thác Bản Giốc có phần là của Trung Quốc. Ngay Trung Quốc cũng không nói đấy là của Trung Quốc". Điểm quái dị đầu tiên là các nhà nghiên cứu và đàm phán của Đảng truy tầm "sách sử" về măi tận năm 1960?! Nếu lùi lại đến thời Pháp thuộc thôi (v́ ông Phụng viện dẫn Hiệp Ước Pháp-Thanh làm căn bản pháp lư) th́ hẳn Đảng đă có đủ loại bằng chứng là thác Bản Giốc hoàn toàn nằm trong đất Việt Nam. Tuy vậy, ngay trong loại sử 1960 mà Đảng viện dẫn, Trung Quốc cũng không nói thác Bản Giốc là của Trung Quốc. Thế mà chỉ v́ phái đoàn khảo sát, theo lời ông Phụng, sau đó phát hiện "một cột mốc nằm trên một cồn nhỏ ở giữa suối cách đấy khoảng mấy trăm mét" họ quyết định Việt Nam chỉ làm chủ 1/3 thác Bản Giốc mà thôi! Nếu có được một em học sinh trung học nào đó trong phái đoàn khảo sát th́ hẳn đă có câu hỏi 100 năm trước liệu có "cái cồn nhỏ ở giữa suối" như vậy không? Và 100 năm trước, có ai dại dột đến độ đem trồng một cột mốc đánh dấu biên giới giữa ḍng suối chỉ cách chân thác vài trăm mét trong một vùng mà vào mùa mưa mỗi con suối trở thành một con sông cuồn cuộn nước lũ từ đầu thác đổ xuống không?
Và sau đàm phán, ông Phụng hân hoan loan báo: "Chúng ta và bạn đă thỏa thuận thác Bản Giốc được chia đôi, mỗi bên được 50%". Từ chỗ chính Trung Quốc cũng không nhận thác Bản Giốc là của ḿnh đến kết qua? Đảng CSVN công nhận biên giới Việt Trung chạy ngang giữa thác, ngoài từ ngữ "dâng đất tổ cho ngoại bang", người ta biết dùng chữ ǵ để mô tả kiểu "đàm phán" này của Đảng CSVN?
Đến trường hợp Ải Nam Quan th́ những lư lẽ che đậy hành động bán nước của những người chỉ đạo Lê Công Phụng càng lúc càng vô luân và vô lư. Thoạt tiên, ông thử đánh tráo định nghĩa, rằng "Mục Nam Quan ở đây nếu nói là cái cổng th́ cũng là một cách, nhưng nếu nói là một khu vực th́ cũng là một cách nói". Ngụ ư rằng Ải Nam Quan th́ mất nhưng vùng Ải Nam Quan th́ vẫn c̣n. Có lẽ tự thấy kiểu lật lọng này không ăn khách, ông lúng túng đưa ra nửa chừng một vài lư cớ khác. Ông nói: "Chúng ta cũng biết là Ải Nam Quan là cuối khúc sông" -- thế th́ sao\? Ông bỏ lửng không giải thích rồi lại tuyên bố một kết luận khác: "Nếu chúng ta bắt đầu tính biên giới từ chân tường hoặc chia đôi cửa mục Nam Quan th́ cũng không được" -- tại sao không được? Ông cũng bỏ lửng không giải thích và sau cùng lại trở về với lư do cột mốc. Ông nói: "Nhân dân Lạng Sơn báo cáo với Trung ương, Chính phủ và các nhà đàm phán rằng cột mốc có từ khi những người già c̣n chưa ra đời". Một lần nữa, chi? cần một em học sinh trung học ơ? Lạng Sơn cũng nhận ra chỗ không ổn. Ải Nam Quan đến thời Pháp Thuộc vẫn c̣n là đất Việt Nam. Tất cả văn kiện, h́nh ảnh, giấy tờ đến cả bưu thiếp đều có thể chứng minh điều này\. Người Pháp đến năm 1954 mới rời Việt Nam nghĩa là cái cột mốc biên giới này không thể nằm ở vị trí hiện tại trước năm 1954. Như vậy các "cụ" già nhất Lạng Sơn hiện nay cũng chỉ độ 48 tuổi là cùng. Tại sao nhân dân Lạng Sơn lại bị tổn thọ đến thế? hay ông Lê Công Phụng chẳng qua chỉ đang ráng che cho Đảng bằng cái cung cách nói lấy được của chế độ? Khốn thay, cái cột mốc có chân đó đối với Đảng của ông Lê Công Phụng lại có giá trị thuyết phục hơn tất cả sử sách hàng ngàn năm trước của dân tộc Việt. Họ đi đến kết luận: "Chúng ta tôn trọng cơ sở pháp lư đă có, tôn trọng thực tiễn, nhất là v́ lâu nay quản lư đă có vậy\. Cho nên iện nay chúng ta công nhận mục Nam Quan là của Trung Quốc, cách cột mốc số 0 trên 200m"! Thế là hết, một vùng đất đă thấm biết bao nhiêu máu đào của cha ông Việt Nam!
Có thể tóm gọn lại, trên đất liền, bộ đội Trung Quốc khiêng cột mốc biên giới tiến sâu được đến đâu trong 20 năm qua, th́ nay phái đoàn đàm phán CSVN đến đó công nhận là đất Trung Quốc. Và đó là cách thức Đảng CSVN "tạo sư. ổn định trong quan hệ" Việt-Trung! Trên mặt biển t́nh h́nh c̣n tiện lợi hơn cho Đảng CSVN dâng nhượng v́ không có các cột mốc, không có các địa danh lịch sử, và gần như không có nhân chứng. Trời đất tặng chúng ta một cái mốc thiên nhiên là đảo Bạch Long Vĩ, đủ điều kiện theo Luật Biển Quốc Tế 1982 về diện tích và dân số để được coi là bờ xa của đất Việt Nam. Đường chia lănh hải do đó đáng lẽ phải chạy giữa Bạch Long Vĩ và đảo Hải Nam của Trung Quốc. Nhưng theo hiệp ước mới, ông Phụng cho biết Đảng CSVN ngang nhiên vô hiệu hóa sự hiện diện của cột mốc thiên nhiên này và đồng ư chia đôi khoảng cách từ bờ biển Việt Nam đến bờ biển Hải Nam, tức là nhượng cho Trung Quốc hàng chục ngàn cây số vuông trong vùng biển bao gồm cả những khu vực đă được thăm ḍ và xác định có dầu mỏ và khí đốt. Với việc chia cắt lănh hải mới, hiệp định về ngành cá theo sau đó cũng lại chia cắt thêm vùng đánh cá cho Trung Quốc. Điều ngây ngô nhất trong các câu tra? lời của ông Phụng là Đảng của ông chờ đợi hải quân Trung Quốc sẽ canh chừng các tàu đánh cá Trung Quốc (mà hầu hết là quốc doanh) trong phạm vi pháp định giùm cho Việt Nam! Và điều dối trá nhất trong các câu trả lời là Đảng của ông đang đàm phán về quần đảo Hoàng Sa, vùng biển mà cũng chính Đảng CSVN đă chính thức công nhận là đất Tàu từ năm 1958.
Nói tóm lại, trên biển c̣n tệ hại hơn trên bờ, Đảng CSVN tiếp tục thẳng tay dâng nhượng tiền đồ của cha ông, tài sản của một dân tộc c̣n trong ṿng đói nghèo, và phương tiện phát triển của các thế hệ mai sau\.
Với sự thú nhận của Lê Công Phụng, các chi tiết "ngoài luồng" từ trong nước lọt ra cho đến nay đều có thật sau một vài chối căi yếu ớt của các cơ quan tuyên truyền của Đảng. Nhưng dù vậy, các nguồn tin này đều nhận rằng ho. chỉ biết một vài con số tổng quát và số phận của vài địa danh lịch sử. Tổng số lănh thổ và lănh hải bị mất, bao gồm hầu hết các cao điểm quân sự dọc theo biên giới Đông Bắc và sự hiện diện của hải quân Trung Quốc sâu trong vịnh Bắc Bộ và khả năng kiểm soát đường biển băng ngang Hoàng Sa và Trường Sa, có thể c̣n nhiều hơn và khốc hại hơn sức dự đoán của khối dư luận dân sự, và sẽ c̣n ảnh hưởng lên nhiều thế hệ con cháu Việt Nam tương lai\.
Lịch sử ngàn đời của dân tộc sẽ khắc ghi thành tích bán nước này của Đảng CSVN, trong đó tên tuổi của Chuyên Gia Măi Quốc Lê Công Phụng và cộng sự chắc chắn cũng sẽ đứng ở rất gần đầu bảng. (VNN)
-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), June 30, 2004.
Một lần, có một người Việt từ phía Đông Đức sang Tây Đức thăm một người quen ở Berlin. Sau khi đi ngắm phố xá cả ngày, anh bên Tây rủ anh bên Đông tới dự buổi liên hoan ǵ đó của cộng đồng người Việt bên Tây, có ăn tối và ca nhạc. Khi bước vào hội trường, không khí rất sôi nổi, mọi người rất vui vẻ chào đón khách, anh bên Đông cảm thấy vui vẻ v́ thái độ niềm nở của mọi người xung quanh. Ngoại trừ một điều là ở giữa hội trường người ta treo một lá cờ rơ to, lá cờ Vàng.Ăn uống xong, đến tiết mục ca nhạc, các ca sĩ toàn hát bài hát ca ngợi lính VNCH. Anh bên Đông nghe thấy cũng...chối, nhưng v́ phép lịch sự nên vẫn nán lại xem. Cuối cùng đến tiết mục chào cờ bế mạc buổi liên hoan, t́nh cờ thế nào anh này lại đứng cạnh một anh lính VNCH, quân phục nghiêm chỉnh, hát rất to và say sưa, sau đó đứng nghiêm chào cờ đánh...rụp. Thấy anh bên cạnh mặt mũi hầm hầm, mới hỏi :
- Này, sao không thấy anh chào cờ và hát theo mọi người ?
- Chào cái con c...! Ông bảo tôi chào cái lá cờ thất trận, cái lá cờ mất nước ấy à?! Ông không biết đang đứng cạnh ai à?
- Ủa, thế ông bạn là....
- Là người chiến thắng, là cưự đại úy QDNDVN.
- A, thế ra ông đến đây để phá hả? Ông chiến thắng, sao ông không ở VN, mà sang đây ăn xin, ăn bám ha ha ha.
Hai người to tiếng và suưt xông vào nhau ẩu đả, may mà người bạn nh́n thấy vội xông vào can ngăn. Nếu không, không biết điều ǵ sẽ xảy ra.
Ngược lại, những người bên Tây khi sang chơi với những người bà con, bạn bè bên phía Đông cũng thấy khó mà ḥa hợp được khi mà bà con bên này treo ảnh bác Hồ, cờ đỏ sao vàng, và hát " Việt nam HCM...." rất say sưa. Họ là sao có thể hát có thể chào lá cờ đỏ........
Đất nước đă ḥa b́nh, vậy mà sao ḷng người vẫn chia cắt, ngay tại mảnh đất xa lạ này.
Cái bức tường Berlin ( ô nhục ) vẫn hiển hiện trong ḷng những người con nước Việt.
-- Viet Cuong ( VN cuong thinh) (wilson_beng@yahoo.com), June 30, 2004.
"Đất nước đã hòa bình, vậy mà sao lòng người vẫn chia cắt, ngay tại mảnh đất xa lạ này.Cái bức tường Berlin ( ô nhục ) vẫn hiển hiện trong lòng những người con nước Việt.
-- Viet Cuong ( VN cuong thinh) (wilson_beng@yahoo.com), June 30, 2004."....
Anh VC cũng biết bài trên hả. Khá khen. Tiện thể cho tôi hỏi VC. Anh nghi như thế nào khi 1 đám miền Bắc qua hải ngoại ( Ðông Âu tự do) mà lòng họ vẩn hướng về đảng CSVN và HCM. Theo tôi nghỉ và biết sự kiện đó vì tụi đại sứ Hà Nội tại Ðông Âu rất hà hiếp dân VN vì phần nhiều dân VN sống ở đó là di dân lậu , nếu không nghe lời đại sứ Hà Nội thì sẽ bị làm khó dể và trục xuất về nước ?????
-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), June 30, 2004.