Cac bai binh luan trich tu cac website o Hai Ngoai (12-07-2004)greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread |
Bắc Bộ Phủ toàn những tên Đầu Gấu, Sống vô tâm quanh bữa tiệc đầu lâu,
Ta cúi đầu - Cộng cỡi cổ, Ta đứng dậy - Cộng sụp đỗ -------------------------------------------------------------------------------------------Cái bi kịch lớn nhất, khốn nạn nhất cho giới cầm bút nói riêng và đa số trí thức, người dân VN là:
BỆNH LIỆT KHÁNG TRƯỚC BẤT CÔNG
Trich tu Dan Chim Viet - Dương Thu HươngThời gian gần đây hội nghị của giới phê b́nh văn học được tổ chức tại Tam Đảo. Là một nhà văn chị có hy vọng sau đại hội này, nền văn học Việt Nam đương đại sẽ có một cú hích tích cực cho hiện tượng ù ĺ, câm nín, nhạt nhẽo, minh họa thô thiển đang ngự trị tuyệt đại đa số trong các tác phẩm văn học hiện nay ở trong nước hay không?
Dương Thu Hương: Hiện tại tôi là một nhà văn tự do, tôi không bị ràng buộc vào các quan điểm chính thống của chính quyền, các nhà phê b́nh văn học không gây ảnh hưởng tới tôi. Như anh cũng biết đa số các nhà phê b́nh văn học VN luôn bị áp lực, hoặc tự nguyện chui đầu vào những chỉ thị hết sức ngớ ngẩn, tŕ độn của giới cầm quyền, những kẻ không biết ǵ về văn học, nhưng lại có cách hành xử lưu manh với những người cầm bút không uốn cong ng̣i bút của ḿnh. Trong một chế độ độc tài toàn trị như hiện nay ở VN, nhà văn chỉ có ba thái độ. Một là tự kiểm duyệt ḿnh viết né tránh chạy theo những thị hiếu thấp hèn, hai là viết tô hồng để các quan hài ḷng, ba là viết nhưng không công bố. Các tác phẩm của Bùi Ngọc Tấn, Nguyễn Việt Hà, Tạ Duy Anh... bị thu ngay sau khi phát hành, là một sự sỉ nhục đối với người cầm bút lương thiện. Ví dụ như ở Tiệp nơi anh đang sống, hoặc các quốc gia dân chủ khác, các tác phẩm tôi vừa nói chẳng ai người ta tịch thu. V́ vậy có họp các nhà phê b́nh lại cũng là để cho vui, tụ tập, ăn uống, nhậu nhẹt bằng tiền của nhân dân cả, rồi đâu lại vào đấy, khi mà các tác phẩm vẫn bị các ông quan kiểm duyệt soi mói dưới lăng kính của Đảng. Cái bi kịch lớn nhất, khốn nạn nhất cho giới cầm bút nói riêng và đa số trí thức, người dân VN là: Bệnh Liệt Kháng Trước Bất Công. Họ Tự Nguyện Hèn Nhát để đổi lấy sự an toàn...Cho nên, VHVN vẫn ́ ạch như từ trước tới nay, có lẽ phải tới một thời điểm nào đó thích hợp...
Như vậy có bi quan quá không?
Cũng chẳng có ǵ mà phải bi quan, chúng ta không nên đặt toàn bộ niềm tin vào số đông câm nín, khi có một động lực tích cực thúc đẩy họ sẽ khác, cái chính là phải cần có những tiếng nói dũng cảm cất lên, trước mắt những tiếng nói này bị đàn áp, vu khống, thậm chí có thể bị tiêu diệt, nhưng nó là những viên sỏi làm lay động cái ao tù của xă hội VN hiện tại, nó là cái đầu tàu kéo theo số đông quần chúng.
Đạo diễn Trần Văn Thủy có nói đại ư..."Nhân dân nào, chính phủ ấy, nhân dân đă bầu cái chính phủ ấy lên cầm quyền th́ họ phải chịu..."
Nhân dân có bầu đâu, làm ǵ có tự do bầu cử... Họ lên cầm quyền khi mọi sự đă rồi, họ cướp chính quyền kia mà, mà kẻ cướp th́ muôn đời vẫn là kẻ cướp.... {....
Điện thoại bị ngắt....}
Gọi điện cho chị rất khó, thời tiết ở VN không được tốt lắm...
Thường xuyên là như vậy, họ muốn tôi và những người cứng đầu bị cô lập với thế giới bên ngoài. Tôi đă nhiều lần chửi đổng lên v́ việc này, tôi bảo: Tô không nợ tiền bưu điện, đừng có làm cái tṛ hạ tiện ấy, thế là điện thoại lại được nối. Tôi hiểu chữ thời tiết anh dùng, thời tiết ở VN rất xấu với những ngườ cứng đầu và tôi là một trong những số đó...
Bây giờ ta quay trở lại với văn học. Trong một chế độ độc tài, trong một bi kịch về quá khứ cũng như hiện tại của dân tộc VN, lẽ ra, phải có những tác phẩm mang kích thước hoành tráng. Nhưng cho tới tận bây giờ chúng ta vẫn chưa thấy nó xuất hiện...Tài năng, hay vật trở ngại nào đấy chi phối tới công việc sáng tạo của người cầm bút?
Trở ngại khủng khiếp nhất, ngăn trở tất cả là những kẻ cầm quyền, sự tăm tối cộng với căn bệnh sính dùng bạo lực, thói quen gia trưởng chính trị, cộng thêm tiểu xảo lưu manh, láu cá vặt đă khiến cho người cầm bút bị tê liệt thiên chức lương thiện phải có.
Ở các thể chế độc tài cái lũ này khá giống nhau, chúng hay tḥ mũi vào công việc của người khác, chúng muốn tất cả phải tụng ca chế độ trong màn đồng ca mà chúng là nhạc trưởng. V́ vậy, nó kéo theo sự câm nín, nó làm tàn lụi sáng tạo, nó khiến ư chí con người luôn sợ hăi, thỏa hiệp và chỉ lo cho sự an toàn cá nhân. Một dân tộc không bị khuất phục trước bạo lực ngoại bang, nhưng giờ lại tự nguyện thuần phục, khiếp nhược trước kẻ cầm quyền, chỉ v́ bát cơm manh áo là sự đớn đau tủi nhục cho những ai c̣n biết suy nghĩ và có lương tri. Hiện tại chưa có những tác phẩm như nhiều người mong muốn, song tôi hy vọng nó đă có, và sẽ có ở th́ tương lai, tới một ngày đẹp trời nào đó, nó sẽ xuất hiện.
Văn học, theo tôi nó phải mang hơi thở, dấu ấn thời cuộc mà nhà văn đang sông, trải nghiệm, suy nghiệm, nghiệm sinh...từ đó nó chắt lọc thành tác phẩm, song tới tận giờ, thú thật với chị, đọc các tác phẩm trong nước tôi thấy nó cứ nhàn nhạt thế nào ấy, một là ngườ ta lôi cả việc giường chiếu vào tác phẩm, hai là sự thử nghiệm chữ nghĩa và họ gọi là tân h́nh thức...chị nghĩ thế nào về điều này?
Đó là sự bế tắc, vô thưởng, vô phạt, cũng là một sự né tránh nhưng mang một cái tên mỹ miều là nghệ thuật hiện đại. Hiện đại mà nhắm mắt trước hiện tại là sự băng hoại bỉ ổi ở thiên chức những người cầm bút, mà cũng chẳng riêng ǵ những người cầm bút, khố đông câm nín này hơi nhiều, trong nước, ngoài nước đâu cũng có, nhưng ta phải chấp nhận, mặc dù không có ǵ làm vui vẻ lắm. Không có hy vọng, niềm tin th́ ta đă mất đi một phần năng lượng sống. Tôi thản nhiên chấp nhận mọi sự, song đôi lúc cũng thấy ḿnh cô đơn, những người mở đường luôn gặp sự trớ trêu như vậy...
Chị mơ ước ǵ ở tương lai?
Một VN theo mô hình dân chủ. Tôi pha cà phê vào buổi sáng, mời những người bạn mà tôi thích và tống khỏi nhà những kẻ mà tôi không ưa, cộng với những trang viết không bị quấy rầy, nḥm ngó của bất cứ ai...
Và điện thoại không bị...thời tiết làm nhiễu.
Vâng! Đúng vậy …
(cười)…
-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), July 12, 2004
Một cách nh́n hiện thực xă hội Việt Nam
Trich tu Dan Chim Viet - Nguyên Ngọc -(Tham luận tại Hội thảo ở Đại học NYU,New York, 4-5/12/2003)
Hiện thực Việt Nam là một hiện thực rất phức tạp. Đất nước vừa đi ra khỏi một cuộc chiến tranh kéo dài và thắng lợi thật to lớn, nhưng ngay trong thắng lợi ấy, thậm chí trộn lẫn với chính những nguyên nhân của thắng lợi ấy, lại tiềm ẩn những hậu quả tiêu cực sâu sắc và nặng nề, do một quá tŕnh lịch sử quanh co và phức tạp tạo nên. Một cách nh́n thẳng thắn, xuất phát từ những khái quát lịch sử tỉnh táo, là hết sức cần thiết để có thể có được những giải pháp đúng đắn và cơ bản nhằm khôi phục lại sức mạnh của xă hội, đủ sức đối phó với những thách thức mới đang đến ngày nay.
Công cuộc đổi mới ở Việt Nam chính thức bắt đầu từ năm 1986, đến nay đă được hơn 15 năm. Được điều khiển thận trọng và khéo léo, nó đă không gây ra những đổ vỡ nặng nề như ở một số nước thuộc khối xă hội chủ nghĩa trước đây, và đă đưa lại một số kết quả đáng khích lệ. Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện, chính trị ổn định, xă hội cởi mở hơn.Tuy nhiên trong quá tŕnh đổi mới, một loạt những vấn đề mới đă liên tục nẩy sinh, những thách thức mới đă hiện ra, không dễ vượt qua. Hoặc cũng có thể nói cách khác, chính công cuộc đổi mới trong qua tŕnh phát triển của nó, do nó phải liên tục vượt qua những thách thức mới tất yếu ngày càng phải động chạm đến những vấn đề cơ bản hơn, đă và đang làm phải lộ ra thực chất của những nan đề lâu dài của xă hội Việt Nam, ngày càng cho phép nhận ra sự phức tạp, sâu sắc của những nan đề đó, những nan đề đ̣i hỏi những giải pháp rất sâu sắc và cơ bản.Một cách tóm tắt, có thể nói đó chính là những nan đề của một xă hội “hậu thuộc địa” và “hậu xă hội chủ nghĩa”. Hai cái “hậu” đó không phải cái này tiếp sau cái kia, mà chồng lên nhau, không phải chỉ là cộng lại, mà cộng hưởng vào nhau.Có lẽ cần phải nhắc lại một ít lịch sử, bởi tất cả t́nh thế này đă h́nh thành trong một quá tŕnh lịch sử kéo dài và không hề đơn giản.Những năm đầu thế kỷ XX là một thời kỳ sôi động và căng thẳng trong lịch sử Việt Nam.
Sau thất bại liên tiếp của những cuộc nổi dậy chống ách thực dân của Pháp do các lănh tụ thuộc tầng lớp nho sĩ lănh đạo, dẫn đến bế tắc nặng nề về đường lối, vấn đề t́m con đường nào để có thể đưa đất nước thoát ra khỏi t́nh cảnh nô lệ được đặt ra hết sức bức xúc.Lúc bấy giờ xuất hiện một nhân vật rất đặc biệt: Phan Châu Trinh. Về sau này, nhà nghiên cứu Hoàng Xuân Hăn sẽ nói về nhân vật đó như sau: “Phan Châu Trinh đă đi sâu nghiên cứu những nhược điểm về văn hóa xă hội Việt Nam, thấy rơ nguyên nhân sâu xa đưa đến mất nước, bị đô hộ ngày càng khốc liệt là sự thua kém của xă hội Việt Nam so với phương Tây...”. Quả vậy, Phan Châu Trinh là người đầu tiên và là người duy nhất thời bấy giờ hiểu ra sự khác biệt về lịch sử hết sức cơ bản: ông nhận ra rằng cuộc đối mặt của Việt Nam với xâm lược Pháp lần này, khác với tất cả các cuộc chống xâm lược trước, là đối mặt với một thế giới hoàn toàn mới, mà phương đông trước đó chưa hề biết đến. Thế giới đối với Việt Nam trước đây chỉ gồm có thiên triều Trung Hoa và các nước chư hầu chung quanh, trong đó có Việt Nam.
Bây giờ th́ khác, thế giới đă rộng ra mênh mông, và cái phần thế giới mới ấy thuộc về một thời đại hoàn toàn khác lạ. Cuộc đối mặt lần này không chỉ là đối mặt với một cuộc xâm lược (như bao nhiêu cuộc xâm lược của phong kiến Trung Hoa trước đây, trong đó kẻ đi xâm lược và người bị xâm lược đều ở trong cùng một thời đại lịch sử, có thể chênh lệch lớn về lực lượng nhưng ngang bằng nhau về thời đại), mà là đối mặt với một cuộc “toàn cầu hóa” đang diễn ra dữ dội. Cuộc “toàn cầu hóa” lần thứ nhất. Trong cuộc đối mặt đó Việt Nam đă thua v́ thấp hơn đối thủ mới của ḿnh cả một thời đại, trước hết về văn hóa xă hội. Vậy muốn thay đổi t́nh thế th́ phải khắc phục khoảng cách về thời đại đó, phải tự thay đổi dân tộc ḿnh, đưa dân tộc vượt hẳn lên một thời đại mới, để từ đó, trong cuộc đối đầu, đọ sức, (hay đúng hơn, trong cuộc ḥa nhập tất yếu cùng thế giới), giữa ḿnh với họ là những đối thủ, những đối tác b́nh đẳng, ngang bằng nhau về thời đại. Từ nhận thức đó, khác với những người đi trước ông, những người cùng thời với ông, (và cả những người đi sau ông), ông cực lực phản đối đấu tranh vơ trang, cho rằng đấu tranh vơ trang không thể có hiệu quả, và cũng không giải quyết được vấn đề cơ bản của xă hội.
Ông chủ trương một cuộc khai hóa lớn đối với nhân dân của ḿnh, một cuộc cách mạng xă hội rộng lớn, mà ông gọi là công cuộc duy tân, tức là đổi mới, lấy nội dung khai dân trí làm chủ yếu; và ông hiểu dân trí trước hết là sự giác ngộ về quyền dân chủ của nhân dân. Về thực chất, có thể nói ông chủ trương một cuộc cách mạng dân chủ tư sản, để cải thiện dân tộc, đưa dân tộc lên ngang tầm thời đại mới. Ông chủ trương triệt để chống phong kiến, dân chủ hóa triệt để xă hội. Để thực hiện lư tưởng đó, ông cho rằng cần phải ra sức học phương Tây. Ông đă tự đặt tên cho ḿnh là Hy Mă, có nghĩa là “hy vọng ở Guiseppe Mazzinơi”, nhà cách mạng ư nổi tiếng thế kỷ XIX. Phan Châu Trinh không c̣n t́m thấy thần tượng nào cho ḿnh ở phương Đông. Ông đi t́m ở phương Tây.Trong những năm gần đây, một số nhà nghiên cứu ở Việt Nam đă đặc biệt chú ư đến Phan Châu Trinh.
Nhiều người cho rằng công cuộc vận động xă hội mà hiện nay gọi là Đổi mới, thực ra đă bắt đầu từ Phan Châu Trinh. Nhưng nó đă bị dở dang. Đó là một cơ hội đổi mới của Việt Nam cách đây một thế kỷ đă bị bỏ lỡ. Và ngày nay, đổi mới, nói theo một cách nào đó, là tiếp tục sự nghiệp dở dang của Phan Châu Trinh.Như chúng ta đă thấy, do những éo le khắc nghiệt của lịch sử, công cuộc giải phóng dân tộc của Việt Nam đă không đi theo con đường Phan Châu Trinh lựa chọn. Việt Nam đă phải làm một cuộc chiến tranh, kéo dài ba mươi năm, thay v́ một cuộc cách mạng xă hội. (Đúng ra th́ song song với cuộc chiến tranh đó cũng có một cuộc cách mạng xă hội, nhưng là một cuộc cách mạng xă hội theo hướng khác, mà chúng ta sẽ nói đến sau đây).
Và như vậy độc lập dân tộc đă được khôi phục, nhưng những nan đề do Phan Châu Trinh và phong trào duy tân (đổi mới) của ông phát hiện và mong muốn giải quyết th́, sau một trăm năm, hầu hết vẫn c̣n nguyên đó. Về kinh tế, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu. Về xă hội, vẫn chưa có được một xă hội công dân. Không h́nh thành được giai cấp tư sản dân tộc. Tầng lớp trí thức nhỏ bé và yếu ớt. Di sản phong kiến nặng nề trong tất cả các lĩnh vực quan hệ xă hội.Đó là một mặt rất quan trọng trong bối cảnh hậu thuộc địa của Việt Nam, mà đương nhiên cuộc đổi mới của Việt Nam ngày nay phải đối mặt.Cũng cần nói thêm rằng gần một trăm năm đô hộ của chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam về cơ bản không hề làm thay đổi được tính chất thời đại của xă hội Việt Nam. Tính chất phong kiến của xă hội ở trong một t́nh thế hai mặt phức tạp: một mặt văn hóa Pháp được du nhập vào Việt Nam ít nhiều có tác động giải phong kiến; một số trào lưu, tiêu biểu chẳng hạn như Tự lực văn đoàn trong văn học, đă đề cập đến vấn đề vai tṛ và quyền của cá nhân trong xă hội, v.v.Song mặt khác chính quyền thực dân lại ra sức củng cố các quan hệ phong kiến, nhằm tận dụng chúng cho việc cai trị của họ.Các văn kiện chính thức ở Việt Nam trước nay thường định nghĩa tính chất xă hội Việt Nam sau khi chấm dứt chế độ thuộc địa là “nửa thuộc địa, nửa phong kiến”.
-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), July 12, 2004.
“Nửa” ở đây không có nghĩa là cái này làm giảm nhẹ bớt cái kia đi, mà trái lại cái này càng làm cho cái kia nặng hơn, đậm hơn.Chồng lên những di sản hậu thuộc địa ở Việt Nam là những di sản hậu “xă hội chủ nghĩa”.Khi đă phải chọn con đường đấu tranh vũ trang để giải phóng dân tộc, th́ như ta đă thấy, trong t́nh thế lịch sử thời bấy giờ, hầu như tất yếu phải t́m chỗ dựa về lực lượng ở phong trào cộng sản quốc tế, và sau nay là ở khối xă hội chủ nghĩa. Những tư liệu do các nhà nghiên cứu công bố gần đây ngày càng cho thấy rằng trong suốt một quá tŕnh dài Hồ Chí Minh đă cố hết sức tránh con đường chiến tranh. Hơn thế nữa, ông chủ yếu là một nhà dân tộc chủ nghĩa. Ông từng là một trong những đồ đệ gần gũi nhất của Phan Châu Trinh.Nhưng rồi ông đă tách ra và đi một con đường khác. Con đường ông đă phải đi, và do đó dân tộc ông đă phải đi, là một con đường chẳng đừng được, chủ yếu do những kẻ thù của ông áp buộc. Đương nhiên, khi chẳng c̣n cách nào khác, buộc phải làm chiến tranh giải phóng, th́ phải làm nó đến triệt để, và trong thực tế cuối cùng Việt Nam đă thắng cuộc chiến tranh gian nan đó. Độc lập dân tộc đă giành lại được. Bằng một cái giá rất đắt.Không phải chỉ là cái giá sinh mạng người và những tổn thất to lớn về vật chất. C̣n sâu sắc và mang hậu quả lâu dài hơn là cả một hệ tư tưởng xa lạ được áp đặt lên xă hội.ở đây vấn đề cũng rất phức tạp, có nhiều mặt khác nhau, nhiều khi trái ngược với nhau, cần phải tháo gỡ ra một cách khách quan.Trong suốt mấy mươi năm, mục tiêu của cuộc chiến tranh luôn được xác định là một mục tiêu kép: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xă hội. Chủ nghĩa yêu nước được gắn chặt, đồng nhất với chủ nghĩa xă hội. Và chủ nghĩa xă hội được hiểu như là lư tưởng về một xă hội tốt đẹp, công bằng, hạnh phúc.
Lư tưởng tức là tương lai, là cái người ta vươn tới. Lư tưởng tốt đẹp nhưng trừu tượng, mơ hồ đó (rất có thể chính v́ nó c̣n trừu tượng và mơ hồ) quả thật đă làm tăng lên rất nhiều sức mạnh chiến đấu của dân tộc trong một cuộc chiến vào loại kéo dài nhất trong thế kỷ XX và vô cùng khó khăn. Không thể nói rằng nó đă không là một trong những nhân tố quan trọng của thắng lợi.Song mặt khác, hệ tư tưởng đó không chỉ là một lư tưởng xa xôi. Nó c̣n được đem áp dụng vào một cuộc cải tạo xă hội được tiến hành liên tục trong nhiều chục năm, song song với chiến tranh, vừa được coi như là một phần của nỗ lực tạo lực lượng cho chiến tranh, vừa được vận dụng ráo riết trong việc tổ chức xă hội mới, nhất là từ sau năm 1954 khi nửa nước miền Bắc đă có ḥa b́nh.Một trong những hệ quả đầu tiên là nó đưa đến một xă hội trong đó không có vai tṛ của cá nhân, cá nhân bị phủ định. Cá nhân vốn đă mù mịt trong các quan hệ phong kiến trước đây, chỉ mới phát triển le lói trong thời kỳ chịu những hưởng của văn hóa Pháp, nay bị dập tắt hẳn. Tính cộng đồng phong kiến truyền thống được kết hợp và phù hợp một cách kỳ lạ với chủ nghĩa tập thể xă hội chủ nghĩa. Cá nhân bị đả kích, xỉ vả, triệt tiêu. Tư hữu bị coi là tội lỗi lớn nhất. Chủ nghĩa b́nh quân được ca ngợi.
Éo le của t́nh thế là những điều này phù hợp với hoàn cảnh chiến tranh, thật sự có hiệu quả trong chiến tranh, trong điều kiện phải tiến hành một cuộc chiến tranh nhân dân rộng khắp để đối phó với những đối thủ lớn mạnh hơn ḿnh rất nhiều về lực lượng và trang bị kỹ thuật. Chiến tranh càng củng cố mạnh mẽ hơn chủ nghĩa tập thể vô danh tính.Cá nhân bị đả kích th́ trí thức tất yếu cũng bị coi thường, khinh bỉ, kỳ thị, có lúc đă từng bị coi là đối tượng hàng đầu của cách mạng. Nếu trước đây, trong thời kỳ Pháp thuộc, chỉ có được một tầng lớp trí thức nhỏ bé, yếu ớt, th́ nay có thể nói chỉ có những cá nhân người trí thức chứ không có một tầng lớp trí thức, một “intelligentsia”...Nói theo một cách nào đó th́ công cuộc đổi mới ngày nay chính là phản ứng của xă hội trên đường phát triển tự nhiên của nó chống lại cái chủ nghĩa tập thể mờ mịt phi tự nhiên đó, là cái tự nhiên chống lại và cuối cùng đă thắng cái phải tự nhiên. Thật vậy, trong thực tế Việt Nam, đổi mới đă không diễn ra và được thực hiện từ trên xuống.
Nó đă bắt đầu từ bên dưới, “bất hợp pháp”, từ trong đời sống sản xuất của những người nông dân, lúc đầu ở một tỉnh (Vĩnh Phú), bị dập tắt, sau đó lại bùng lên ở nơi này nơi khác, cho đến khi không thể dập tắt được nữa, lan tràn từ nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác, từ kinh tế sang các lĩnh vực khác, văn hóa, xă hội, chính trị.H́nh như ở chỗ này, t́nh h́nh ở Việt Nam có phần khác ở một số nước xă hội chủ nghĩa khác, chẳng hạn ở Liên Xô. Ở Liên Xô, công cuộc cải tổ là một cuộc cách mạng bắt đầu từ bên trên, một kiểu “cách mạng cung đ́nh”. Nó vấp phải sự phản kháng không chỉ của các thế lực cản trở bên trên, mà của ngay đông đảo quần chúng bên dưới. ở Việt Nam khác, bên dưới năng động hơn bên trên, bên dưới khởi xướng, bị sự cản trở của bên trên, cho đến khi bên trên “chịu thua”. Có lẽ đây là một đặc điểm quan trọng của Đổi mới ở Việt Nam cần được nghiên cứu kỹ. Bởi cái bên dưới đă là động lực khởi xướng đổi mới ấy, tự nó cũng lại mang nặng nhiều nhược điểm do những di sản hậu thuộc địa và hậu chủ nghĩa xă hội để lại, như ta đă thấy.
Công cuộc đổi mới do vậy khá gập ghềnh và nặng nhọc.Một điều khác đáng chú ư: đổi mới, như đă nói, đă được khởi xướng từ những năm 1960 ở một tỉnh, bị dập tắt, sau đó âm ỉ ở nơi này nơi khác, lại bị dập tắt, và chỉ thắng lợi được sau năm 1975. V́ sao? Tất nhiên có điều kiện là lúc này đă chấm dứt chiến tranh, những vấn đề của phát triển kinh tế xă hội mới thật sự đặt ra và đ̣i hỏi giải quyết. Tuy nhiên, không chỉ có thế. C̣n có tác động của mô h́nh kinh tế xă hội vốn cởi mở hơn của miền Nam. Trong thực tế t́nh h́nh đă diễn ra như sau: lúc đầu miền Bắc chiến thắng đă áp đặt mô h́nh bao cấp toàn diện của ḿnh lên miền Nam (điều này trong gần một chục năm đă gây ra rất nhiều tổn thất về lực lượng xă hội), nhưng rồi sau đó bản thân sự năng động của miền Nam đă tác động trở lại, có hiện tượng có thể gọi là “miền Nam hóa” đối với toàn xă hội. Trong Đổi mới, Việt Nam có một chỗ may mắn hơn chẳng hạn Liên Xô: Việt Nam có một miền Nam làm nhân tố kích thích. Điều này không chỉ đúng trong kinh tế, mà cả trong văn hóa, và nhiều lĩnh vực xă hội khác.Một trong những đặc điểm khác của hệ ư thức “xă hội chủ nghĩa” được áp đặt lên xă hội là nó cường điệu vấn đề giai cấp, dựng lên những đối lập giai cấp giả tạo.
Ngay từ đầu những năm 1920, Hồ Chí Minh (bấy giờ là Nguyễn ái Quốc) đă nhận thấy và cảnh báo rằng vấn đề giai cấp ở Việt Nam không hoàn toàn giống như ở phương Tây (và cả ở Trung Quốc), không thể đem áp đặt mô h́nh giai cấp và đấu tranh giai cấp ở phương Tây lên xă hội Việt Nam. Nhưng bất chấp lời cảnh báo sớm đó, một cuộc đấu tranh giai cấp giả vẫn được tiến hành suốt nhiều chục năm, xé nát xă hội ra, gây tổn thất sâu sắc và để lại những hậu quả rất nặng nề. Nó đánh phá và làm đảo lộn hầu hết các mối quan hệ xă hội cơ bản, b́nh thường và truyền thống, tạo nên những quan hệ giả, gây ra t́nh trạng rối loạn về văn hóa và đạo đức xă hội. Nội lực tinh thần của xă hội bị tổn thất lớn. Chưa bao giờ con người cảm thấy cuộc sống tinh thần của ḿnh chông chênh như vậy. Tập trung rơ nhất là hai đơn vị cơ bản của xă hội bị phá vỡ: Làng và Gia đ́nh.Trong lịch sử Việt Nam từng có những giai đoạn dài bị mất nước (cuộc đô hộ của phong kiến Trung Hoa kéo dài suốt cả thiên niên kỷ thứ nhất, cuộc đô hộ của thực dân Pháp th́ gần một thế kỷ) nhưng trong những thời kỳ đen tối đó có điều lạ: nước bị mất nhưng làng không mất. Đây là một điểm đặc sắc của xă hội Việt Nam. Ở đây làng có tính độc lập tương đối của nó.
Ngay trong thời kỳ phong kiến, quyền hành của triều đ́nh trung ương cũng chỉ dừng lại ở bên ngoài lũy tre làng. Trong tất cả các thời kỳ bị xâm lược, chính sách đồng hóa của ngoại bang cũng không xuyên qua được lũy tre ấy. Làng thực sự là một thứ pháo đài kiên cố, nơi văn hóa dân tộc có thể cố thủ lại trong những t́nh thế khó khăn nhất. ấy vậy mà pháo đài kiên cố đó đă bị phá vỡ bằng cuộc cải cách ruộng đất giáo điều và áp đặt. Xă hội trở nên chông chênh v́ bị tấn công ở chính ngay chân đứng của nó. Làng bị hỗn loạn, th́ xă hội cũng không thể yên ổn.Một đơn vị xă hội c bẳn khác cũng bị tấn công mạnh mẽ và bị phá vỡ là Gia đ́nh. Đối với một xă hội phương Đông như xă hội Việt Nam, đây là một điều cực kỳ nguy hiểm. Sức đề kháng của xă hội và con người bị đánh vỡ từ trong từng tế bào của nó. Có lẽ chính điều này giải thích v́ sao bước ra khỏi một cuộc chiến tranh đă giành được thắng lợi vẻ vang, xă hội Việt Nam bỗng nhiên trở nên bị mất sức nghiêm trọng đến thế. Nó như một cơ thể bị trọng thương, lại đúng vào lúc phải đối mặt với những thách thức của một nền kinh tế thị trường và với toàn cầu hóa.Hiện thực Việt Nam là một hiện thực rất phức tạp.
Đất nước vừa đi ra khỏi một cuộc chiến tranh kéo dài và thắng lợi thật to lớn, nhưng ngay trong thắng lợi ấy, thậm chí trộn lẫn với chính những nguyên nhân của thắng lợi ấy, lại tiềm ẩn những hậu quả tiêu cực sâu sắc và nặng nề, do một quá tŕnh lịch sử quanh co và phức tạp tạo nên. Một cách nh́n thẳng thắn, xuất phát từ những khái quát lịch sử tỉnh táo, là hết sức cần thiết để có thể có được những giải pháp đúng đắn và cơ bản nhằm khôi phục lại sức mạnh của xă hội, đủ sức đối phó với những thách thức mới đang đến ngày nay. Báo cáo này của chúng tôi chính là cố gắng góp phần vào một cái nh́n như vậy.
Hà Nội 11-2003
-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), July 12, 2004.
CỘNG SẢN LÀ KHỔNG GIÁO « HIỆN ĐẠI HÓA » ?
Trich tu Con Ong - Nguyễn Gia Tiến - Thụy Sĩ, tháng 7. 2004
Trong bài viết « Hệ thống dọc, hệ thống ngang » trên nguyệt san Thế Kỷ 21 tại Nam Cali (Tháng 6, 2004), tác giả Tôn Thất Thiện nêu ư kiến là CSVN hiện nay là một chế độ « Khổng Giáo hiện đại hoá ». Tác giả mô tả xă hội VN khi xưa (trước thời Pháp đô hộ) là một chế độ Khổng Giáo, tổ chức theo mô h́nh « dọc », nghĩa là Vua trên hết, dưới là Quan, chót cùng mới tới Dân (Nông, Công, Thương). Tác giả nhận xét rằng chế độ CSVN hiện nay cũng tổ chức theo mô h́nh « dọc » này. Chỉ khác là CSVN thay thế Đảng CS vào địa vị chóp bu của Vua ngày xưa, Quan là lớp cán bộ, và Dân đen c̣n lại dưới hạ tầng. Từ chỗ nhận xét về sự đồng dạng, giống nhau, của hai hệ thống « dọc » này, tác giả phân tích sự tŕ trệ, tồi bại, trong xă hội CSVN hiện tại, truy nguyên, t́m lư do, và nhận diện được ...
« thủ phạm » ! Đó là « hậu quả tàn hại » của Khổng Giáo trong xă hội VN trước đây. Theo tác giả, sở dĩ VN không rũ bỏ được chế độ CS là do « tinh thần Khổng Nho », tôn sùng « cấp trên », duy tŕ một hệ thống xă hội « dọc » của Khổng giáo. Tác giả Tôn Thất Thiện cũng bày tỏ sự đồng t́nh với một tác giả khác đă viết một cuốn sách gần đây lên tiếng đả phá kịch liệt Khổng Nho (Nguyễn Gia Kiểng với cuốn « Tổ Quốc ăn năn »). Hai tác giả đi đến kết luận rằng nếu VN muốn tiến bộ th́ phải gột sạch các tàn tích của nền văn hóa Khổng Giáo và « làm sáng tỏ vai tṛ tai hại của Khổng Nho trong lịch sử chúng ta » (nguyên văn, TK 21 June 2004, trang 8).
Người viết bài này thiển nghĩ lập luận của hai tác giả kể trên không đứng vững. Kẻ «đạo tặc » ăn mặc, trang phục, như một « người lương thiện », không làm cho người lương thiện trở thành kẻ đạo tặc ! Thực vậy. Đồng ư rằng Khổng Giáo và CS cùng có một hệ thống « dọc ». Nhưng sự giống nhau dừng lại ở chỗ đó. C̣n lại là cả một sự hoàn toàn khác biệt về bản chất, về đạo lư, không thể lẫn lộn. Xă hội VN cổ xưa thấm nhuần Nho Giáo, tôn trọng các giá trị đạo đức cổ truyền có tính cách răn dạy, mà ngày nay cũng vẫn hoàn toàn phù hợp, như Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, cho dân gian, (hoặc Công Dung Ngôn Hạnh cho phái nữ). Giới lănh đạo chính trị cũng có những phương châm đúng đắn như : Tu Thân, Tề Gia, Trị Quốc, B́nh Thiên Hạ, các tiêu chuẩn đức độ như Nhân, Trí, Dũng, những khái niệm rất sáng suốt về nhân sinh như Thượng bất chính, Hạ tắc loạn, v.v...
Tất cả các giá trị đạo đức này, đă hoàn toàn thiếu vắng trong xă hội VN ngày nay dưới chế độ CS. Sau này, và ngay cả trong một hệ thống xă hội « dọc, ngang » nào đi nữa, các giá trị này sẽ vẫn c̣n cần thiết. V́ vậy, thiết tưởng ở đầu Thế Kỷ 21 này, nếu c̣n rơi rớt lại được vài ba cái đức tính kể trên của mấy ngàn năm trước, th́ cũng không đến nỗi vô ích, mà vẫn c̣n hữu dụng phần nào. Chưa cần phải vứt bỏ đi ngay !
Cho nên, có lẽ khá sai lầm và mỉa mai, khi muốn trút bỏ sạch trơn nền văn hoá Khổng Nho để lấy Tây Phương làm mẫu mực, trong khi chính nền văn hóa Phương Tây đă bắt đầu « đi xuống » v́ đang mất dần những giá trị đạo đức tương tự.
Mặt khác, người xưa cũng đă từng sáng suốt chê bai những hôn quân, bạo chúa, để phân biệt những minh quân, minh chủ. Không phải lúc nào cũng mù quáng như nhận xét của hai tác giả kể trên, để trung thành tuyệt đối, tôn lên làm « thiên tử » bất cứ kẻ nào « dành được quyền lực nhờ đánh bại được địch thủ trong một cuộc nội chiến ». (sic) Có lẽ chính nhờ giữ vững được những giá trị cổ truyền mà tiền nhân đă tạo được sức mạnh trong xă hội, để suốt mấy ngàn năm không bị đồng hóa thành một quận lỵ của láng giềng phương Bắc. Việt Nam vẫn tồn tại là một quốc gia riêng biệt, mặc dầu nguồn gốc là xuất phát từ Trung Hoa cả về sắc dân và văn hóa. Để chu toàn nhiệm vụ cao cả, khó khăn này, chắc giới sĩ phu Việt khi xưa phải có tầm hiểu rộng hơn để xử thế, không phải như tác giả Tôn Thất Thiện cho rằng chỉ biết « thi đỗ làm quan, học thuộc trau dồi thuộc kinh sử Tàu thời Nghiêu Thuấn, với những chuyện chẳng ăn nhằm ǵ đến thực tại » ! (sic).
Khi xưa cấu trúc xă hội đơn sơ, th́ những trật tự, kỷ cương trên dưới như Vua, Quan, Dân ... cũng hợp lư và lành mạnh. Ngay những nước Dân Chủ Tây Phương cho đến cuối Thế Kỷ 18 cũng c̣n những cấu trúc tương tự. Hơn nữa ông cha ta đă có những khái niệm như « Dân vi quí, Quân vi khinh », th́ phải chăng đó chính là những ư thức về dân chủ rất sớm, mà ngay những nưóc Tây Phương đồng thời cũng chưa có ? Ngoài ra, mối liên hệ trên dưới, Vua-Dân, chắc cũng dựa trên những nền tảng ǵ vững chắc hơn để có thể tồn tại mấy ngàn năm. Chứ không phải là mối liên hệ như hiện nay giữa « Bác Đảng » và « các cháu », hoặc giữa « Ông Stalin » và thần dân Liên Xô, th́ cố gắng cũng chỉ kéo dài được bảy thập niên !
Thành ra phải có một nhận thức « đơn sơ » lắm th́ mới nghĩ rằng người dân ngày nay cũng thần phục, nể nang « Bác Đảng » như trong xă hội Khổng Nho khi xưa, đối với vua quan.
Mặt khác, sự việc vua quan triều Nguyễn không chống trả lại được người Pháp, là do sự thiếu hiểu biết t́nh h́nh để thích ứng, chẳng phải như tác giả Tôn Thất Thhiện suy luận, là do sự cố chấp, ǵn giữ, các giá trị Cổ Nho. Thực vậy, Minh Trị Thiên Hoàng của Nhật Bản đă sáng suốt để thích ứng canh tân xứ sở, mà chẳng hề phải từ bỏ những giá trị cổ truyền của nước Nhật, vốn dĩ cũng ảnh hưởng nặng nề Nho Giáo.
Cho nên, ngược lại những nhận xét của hai tác giả kể trên, cho rằng « tinh thần Khổng Nho làm tŕ trệ sự tiến bộ », th́ chính cái tinh thần kỷ luật này đă là động cơ, giúp cho một số nước Á Châu (như Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, Đại Hàn ...) thăng tiến vượt bực. Chính cái tinh thần « kỷ luật tự giác » này của Khổng Nho, đă được Lư Quang Diệu trước đây định nghĩa như là những « giá trị châu Á ». Nó hoàn toàn khác biệt với sự « độc tài toàn trị áp đặt », mà các chế độ phi nhân như Trung Cộng, Việt Cộng, muốn nhập nhằng, vơ vào, để thủ lợi, và đă được một vài cái loa ngu xuẩn trong Cộng Đồng Người Việt Hải ngoại phụ họa, muốn biện minh cho sự dộc tài của CSVN.
Tóm lại, thực tội nghiệp nếu kết tội Khổng Giáo là « thủ phạm » của sự tŕ trệ, chậm tiến hiện nay tại VN, là nguyên nhân của cái « hèn » nơi người dân Việt, cho dến nay vẫn nhẫn nhục, an phận chịu trận, chưa đạp đổ được CS ! Sự thật là ngược lại mới đúng ! Sở dĩ cái « hèn » này c̣n tồn tại, chính là v́ đă đánh mất đi cái « khí », cái « dũng », của Khổng Nho khi xưa !
Để chứng tỏ rằng Khổng Nho chẳng « ăn nhậu » ǵ đến cái « hèn » của một dân tộc : hăy xem một vài quốc gia khác như Cuba, chẳng hề biết « ất giáp » ǵ về Khổng Giáo, cũng chưa rũ bỏ được từ nửa thế kỷ nay cái « xă hội chủ nghĩa » của Fidel Castro !
Cho nên, thời xưa, trật tự kỷ cương trong xă hội được ǵn giữ, do sự tự giác của ḷng người, tin tưởng vào những giá trị đạo đức. Ngày nay, trật tự trong xă hội, kỷ cương « trên dưới » trong chế độ CS được bảo vệ bằng ... c̣ng số 8, và súng AK 47 !
Đó có lẽ là đôi ba sự khác biệt đậm nét nhất, giữa Khổng Giáo và Cộng Sản. Điều này phản bác lại các suy luận của tác giả Tôn Thất Thiện, muốn đem so sánh, đặt song hành, « bỏ chung vào một rọ », hai xă hội có bản chất hoàn toàn tương phản mà tác giả mệnh danh là cùng có chung một « hệ thống dọc » !
Thụy Sĩ, tháng 7. 2004
-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), July 12, 2004.
Phong Kiến CS...
Trich tu Con Ong - Phạm Thanh Phương
Thế giới ngày nay đă bước vào thế kỷ 21, thế kỷ của văn minh tiến bộ, thăng hoa dân trí, phát triển dân sinh và tôn trọng nhân bản .... Nhưng riêng tại Việt nam, CS vẫn tự cho ḿnh cái quyền đôc tài chuyên chế , biến cả nước thành một nhà tù, để mặc cho chúng vung tay múa chân như những tên cai tù. Thậm chí CS c̣n cư xử với người dân theo quan niệm phong kiến thời xa xưa “Phụ xử tử vong, tử bất vong, bất hiếu. Quân xử thần tử , thần bất tử, bất trung”....Tệ hơn nữa là Đảng tự cho ḿnh cái quyền làm chủ và coi người dân như những con vật phục vụ cho Đảng... Chính v́ vậy mà chúng ta thường thấy bộ Thông tin Văn Hóa Đảng luôn dùng một câu “Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo.!” như kim chỉ nam để “răn dạy” người dân...Câu ví von mất dạy này đă đựơc Trương Ngọc Ninh, (Phó Giám đốc sở VH-TT Hà nội) nhắc rất nhiều lần trong các phiên họp về văn hoá, hay trong những lần trả lời phóng viên ngoại quốc của Nguyễn thị Hồng Ngát, khi được hỏi về những nhà đối kháng tại Việt Nam...
Trong chế độ CS, người dân muốn yên thân , ắt phải đóng vai tṛ vừa điếc, vừa mù vừa câm để mặc “Đảng “ thao túng, kể cả khi Đảng cắt xén Giang Sơn dâng cho ngoại bang...Ngoài ra nếu bất cứ ai sáng suốt, đi theo tiến tŕnh văn minh của nhân loại để lên tiếng đóng góp xây dựng đất nước, đều là kẻ phá hoại “khinh đảng” hay gián điệp để trở thành “tội nhân thiên cổ” của chế độ....
Ngay từ khởi điểm, Đảng CSVN đă lưu manh dùng chiêu bài đấu tranh giai cấp, diệt phong kiến bằng biết xương máu của dân lành vô tội trong chiến dịch “cải cách ruộng đất”, sau đó Đảng tái tạo một chế độ phong kiến mới, tàn nhẫn hơn, dă man hơn trong cái độc quyền, độc đoán...Cái độc quyền của CSVN là tổng thể trên mọi lănh vực kể cả tư duy và tâm linh. C̣n lại người dân chỉ được hưởng cái độc quyền đói rách, bệnh hoạn để tung hô “Đảng” như những con rối ....
Lừa thiên hạ, đấu tranh giai cấp
Ḷi mặt ra c̣n tệ hơn xưa
Cả một lũ độc hành, độc đoán
Giỏi gian manh, khủng bố lọc lừa
Trong ánh sáng văn minh của thế giới hiện nay, không có ǵ có thể bưng bít, bao trùm được toàn thể...Biết vậy, nhưng vốn dĩ bản chất gian manh, ngu xuẩn nên CSVN vẫn ngoan cố bồi đắp cho cái “Phong kiến” ấy bằng những đàn áp, khủng bố, lọc lừa, ngược ḍng tiến hóa của nhân loại...Để minh họa cho cái nét đặc thù của chế độ, chúng ta chỉ cần nh́n vào h́nh ảnh những tù nhân lương tâm như Lm Nguyễn văn Lư, TT Tuệ Sĩ, HT Quảng độ, HT Huyền Quang hay những nhà đấu tranh dân chủ trẻ Phạm Hồng Sơn, Lê Chí Quang, Nguyễn Khắc Toàn, Nguyễn Vũ B́nh ,v,v, là đă qúa đủ.....
Để phát triển chính sách, CSVN đă tung ra một số cán bộ dưới mọi h́nh thức, móc nối với từng cá nhân, khai thác tính tham lam yếu hèn trong cái “Hợp đồng” hai bên đều có lợi, để mong tạo được sự b́nh thường hóa bộ mặt điếm đàng tại Hải Ngoại trong chiêu bài “Nhịp cầu giao lưu, hoà hợp, ḥa giải”, với muc đích đồng hoá tất cả những người dân Việt Nam trên khắp thế giới trở thành những “thần dân” dưới chế độ Phong Kiến của “Đảng” mong củng cố địa vị trên chính trường Quốc Tế và tiếp tục “sự nghiệp” buôn dân, bán nước...
Trong vài năm gần đây, CSVN đă đưa ra một vài nghị quyết với nội dung rất tha thiết chăm lo khối người Việt Hải Ngoại như nghị quyết 114(2001), Qũy Hỗ Trợ Cộng Đồng Hải Ngoại và mới nhất là nghị quyết 36...Tuy nhiên, không thấy Đảng nhắc đến hiện tượng dă man, đầy nhục nhă thương tâm như của 30 ngàn trẻ em bị bán sang Cambodia để phục vụ t́nh dục và hơn 60 ngàn phụ nữ được xuất khẩu đi làm nô lệ dưới chiêu bài hôn nhân...
Dân Hải ngoại c̣n ai mắc hợm???
Hăy tỉnh đi, tỏ tấm ḷng nhân
Dân đói khổ, đau ḷng Xă Tắc
Chớ nghe theo một lũ hèn, đần
Song song với những hiện tượng này, CSVN đă dùng một số những cá nhân thuộc thành phần khoa bảng, chức sắc hay bọn con buôn vô lại đứng ra tổ chức tổ một số sinh hoạt phi chính trị ẩn náu trong chính sách “giao lưu” một chiều, cũng không ngoài mục đích củng cố và cổ vơ cho chế độ , để thực hiện âm mưu biến tập thể gần ba triệu người Việt tại Hải Ngoại trở thành thần dân ngoan ngoăn của chế độ “Phong kiến” này..
Tóm lại, với căn bệnh trầm kha nêu trên, đất nước đang cần những “ Lương Y” sáng suốt, t́m rơ căn nguyên để tẩy uế tuyệt nọc di căn, hầu có thể trả lại đời sống khỏe mạnh, vui tuơi, hạnh phúc lâu dài cho toàn dân.... Lương y hiên tại là những con tim chân chính trên mọi mặt trân dân tộc, chúng ta hăy dùng sự tỉnh táo và kiến thức để nh́n vào tận gốc rễ của vấn đề, hướng về mục tiêu bằng sự đoàn kết và tích cực đấu tranh...Tập trung vào con đường đang đi cho đến khi đạt đựơc mục đích “Giải trừ Công sản, Quang Phục Quê Hương”.....
Phạm thanh Phương
-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), July 12, 2004.
VIỆT NAM : TƯ TƯỞNG HOANG MANG - THỂ XÁC BẠC NHƯỢC Không những cán bộ, đảng viên mà cả quân đội cũng lung lay
Trich tu Con Ong - Phạm Trần – 04-70-2004
Hoa Thịnh Đốn.- Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học ở Hà Nội th́ Văn hoá là “những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá tŕnh lịch sử ”, nhưng nếu quá tŕnh này chỉ có những việc làm phản văn hoá th́ lớp người lănh đạo có văn hoá không ?
Vấn đề này không mới nhưng đối với lănh đạo đảng Cộng sản Việt Nam th́ chủ trương “Xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc” của Nghị quyết Trung ương 5, khoá VIII ngày 16-7-1998 dưới thời Lê Khả Phiêu đă bị đội ngũ cán bộ, đảng viên làm ngơ. Không những thế mà, kể từ khi Đảng có Nghị quyết họ c̣n bị mất định hướng hơn bao giờ hết.
V́ vậy mà Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư đă phải triệu tập Ban Chấp hành Trung ương khoá IX về họp kỳ 10 tại Hà Nội ngày 5-7 (2004) để t́m giải pháp cứu chữa. Mạnh nói rằng Nghị quyết Trung ương 5 “ được coi là chiến lược văn hóa của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá v́ mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xă hội công bằng, dân chủ, văn minh...” Nhưng sau 6 năm thi hành, đảng CSVN có làm nên tṛ trống ǵ không hay vẫn là chuyện “đánh trống bỏ dùi” ?
Mạnh nh́n nhận: “Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được, trong việc thực hiện Nghị quyết, cũng c̣n nhiều mặt yếu kém và khuyết điểm. Dư luận xă hội đánh gía rằng, đổi mới và phát triển kinh tế có nhiều thành tựu tiến bộ, nhưng xây dựng và phát triển văn hoá th́ chưa theo kịp nhịp độ phát triển kinh tế, có một số mặt sa sút, nhất là sự duy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; sự lan tràn các tệ nạn xă hội; mức độ trầm trọng của tệ quan liêu, tham nhũng, lăng phí và những hiện tượng tiêu cực khác...Cũng có ư kiến đánh giá rằng, chúng ta chưa xây dựng được vững chắc nền tảng văn hoá cho thời kỳ đổi mới, môi trường văn hoá có mặt xuống cấp, lối sống văn hóa trong ứng sử, trong lănh đạo và quản lư chậm được nâng cao, đội ngũ những người làm công tác văn hoá chưa đủ mạnh....”
Tại sao thế nhỉ ? Chẳng nhẽ đội ngũ cán bộ, đảng viên dám coi thường lệnh đảng đến vậy hay là đảng bây giờ “chẳng c̣n là cái ǵ” đối với quần chúng ?
Nhưng nếu đem những tệ nạn thiếu văn hóa, tham nhũng, bê tha và xuống cấp nhân phẩm của đội ngũ cán bộ, đảng viên mà Nghị quyết 5 đă nêu ra năm 1998 so với những thói hư tật xấu của họ bây giờ th́ ai cũng thấy không giảm mà c̣n tinh vi, lan rộng và nghiêm trọng hơn.
BẰNG CHỨNG
Bài viết này không bàn về tham nhũng, những tệ nạn trong xă hội, văn học nghệ thuật xuống cấp, báo chí, giáo dục và học đường hay cách ứng xử đảo lộn luân thường đạo lư và truyền thống dân tộc trong xă hội Việt Nam bây giờ mà chỉ tập trung vào vấn đề tư tưởng xuống cấp lâm nguy của cán bộ, đảng viên và quân đội trong toàn bộ vấn đề Văn hoá.
Sáu năm trước, Nghị quyết 5 viết : “ Trước những biến động chính trị phức tạp trên thế giới, một số người dao động, hoài nghi về con đường xă hội chủ nghĩa, phủ nhận thành quả của chủ nghĩa xă hội hiện thực trên thế giới, phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xă hội ở nước ta, phủ nhận lịch sử cách mạng Việt Nam dưới sự lănh đạo của Đảng. Không ít người c̣n mơ hồ, bàng quan hoặc mất cảnh giác trước những luận điệu thù địch xuyên tạc, bôi nhọ chế độ ta.”
Sáu năm sau, sự tồn tại của “sự duy thoái về tư tưởng chính trị” của đội ngũ cán bộ, đảng viên gay gắt hơn. Hầu như trong mọi lĩnh vực đều có vấn đề suy thoái, dao động, và hoài nghi về đường lối lănh đạo không thực dụng của Đảng
Nhiều cấp lănh đạo CSVN, trong vài năm gần đây đă không ngừng cảnh giác về t́nh trạng nẩy sinh “Tư tưởng cơ hội về chính trị ” và “Chủ nghĩa cá nhân” trong đảng. Theo họ, không ít cán bộ, đảng viên đă bị lung lay sau sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Xă hội chủ nghĩa ở Đông Âu nhưng đảng viên cũng đă bị cám dỗ bởi nền kinh tế thị trường để chạy theo lợi ích cá nhân, trước mắt và dám “hy sinh” cả phẩm chất của một đảng viên cho lợi ích cục bộ và sa ngă vào những hành động tội lỗi, xấu xa làm mất ḷng tin của nhân dân vào Đảng.
Một trong những người viết về vấn đề này là Lê Đức B́nh, nguyên Phó trưởng Ban thứ nhất của Ban Tổ chức Trung ương. B́nh viết trong Tạp chí Xây dựng Đảng số báo tháng 6-2004 : “ Trong Đảng ta, bên cạnh tư tưởng cơ hội về chính trị nói trên, c̣n có những biểu hiện tư tưởng cơ hội thuộc lĩnh vực đạo đức, lối sống. Những biểu hiện này có phần phát triển nghiêm trọng, nhất là trong điều kiện Đảng ta là đảng duy nhất cầm quyền. Số người này tuy mang danh hiệu đảng viên cộng sản, chiến sĩ cách mạng nhưng họ vào Đảng, tham gia cách mạng không phải v́ giác ngộ lư tưởng, không phải v́ yêu nước thương dân mà chỉ v́ mưu cầu danh vọng và quyền lợi cá nhân, cốt vinh thân, ph́ gia. Ngoài miệng th́ lời lẽ cách mạng, nhất trí với đường lối của Đảng, tin tưởng ở chủ nghĩa xă hội nhưng trong bụng th́ nghĩ khác hẳn...”
Mặc dù B́nh chỉ viết theo kiểu “khoa giáo” để dạy cho cán bộ biết thế nào là “Tư tưởng cơ hội về chính trị”, nhưng không phải viết như thế mà B́nh không có căn cứ. Những người lănh đạo ngành Tư tưởng ố Văn hoá trong Đảng CSVN đă nh́n nhận hiện nay có không ít cán bộ, đảng viên chệch hướng tư tưởng, suy đồi đạo đức, tham nhũng, quan liêu, lăng phí, sống thực dụng, trọng tiền hơn nghĩa, hành động phi văn hoá và để cho ḷng tham chà đạp lên nhân cách của người Cộng sản.
B́nh viết: “ Như ta đă thấy trong thực tế lịch sử của Đảng, những phần tử cơ hội chủ nghĩa về chính trị đồng thời cũng suy thoái về đạo đức, mang nặng chủ nghĩa cá nhân, kêu ngạo, bất măn về địa vị đi tới chống đối về chính trị. Mặt khác, một khi suy thoái về đạo đức, lối sống, quan liêu xa rời nhân dân, nguội lạnh t́nh cảm cách mạng th́ cũng dễ dàng tiếp thụ ảnh hưởng tư tưởng tư sản, thậm chí bán ḿnh cho các thế lực thù địch, phản bội Tổ quốc...”
Và rồi B́nh cảnh giác: “ Tư tưởng cơ hội gây nguy hại tới sức chiến đấu và vai tṛ lănh đạo của Đảng, kể cả bản thân bận mệnh của Đảng. Nếu không được ngăn chặn, nó là nguy cơ làm thoái hoá biến chất Đảng về tư tưởng chính trị và đạo đức lối sống, nhất là trong điều kiện Đảng ta là đảng cầm quyền...”
Tiếp theo, trong số tháng 7-2004 của Tạp chí này, B́nh đă đổ lỗi của đảng viên, cán bộ cho “một số phần tử xấu, chống đối đă thổi phồng khuyết điểm, thiếu sót, công kích những nguyên tắc cơ bản về tổ chức ố xây dựng Đảng, tuyên truyền cho những quan điểm tư tưởng cơ hội”. Nhưng “một số phần tử xấu” ở đâu ra nếu không phải là ở ngay trong hàng ngũ Đảng hay từng là đồng chí và đồng đội với nhiều cấp lănh đạo, kể cả B́nh ? Và B́nh thừa nhận các “phần tử xấu” đă thành công :“Trong khá nhiều trường hợp, một số cán bộ, đảng viên do tŕnh độ chính trị non yếu, đă do dự, ngả nghiêng trước sự tấn công của những quan điểm tư tưởng sai trái đó.”
B́nh kiến nghị Đảng chống “tư tưởng cơ hội” và “chủ nghĩa cá nhân” bằng chiêu “tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác ố Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng về xây dựng Đảng, phê b́nh sâu sắc những quan điểm sau trái.” và “Phê phán đấu tranh với những phần tử cơ hội, thoái hóa, biến chất...”
Nhưng có mấy ai c̣n tin vào chủ nghĩa lỗi thời Mác ố Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong thới đại ngày nay ? Đảng CSVN đă trông vào những điều không tưởng để hy vọng đạt được cái thực viển vông nên không những chỉ có đội ngũ “dân sự” bị dao dộng về tư tưởng mà cả quân dội cũng sa sút, hoang mang.
Theo nội dung một bài viết (không có tên Tác gỉa) trong Tạp chí Giáo dục Lư luận Chính trị Quân sự được Ban Tư tưởng - Văn hoá phổ biến ngày 1-7-2004 th́ “nhiệm vụ rất quan trọng của công tác chính trị, tư tưởng trong quân đội” hiện nay là “đấu tranh giữ vững và tăng cường sự lănh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phát triển bản chất công nhân của quân đội cách mạng, kiên định con đường xă hội chủ nghĩa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.”
Bài báo viết tiếp : “ Hiện nay, yêu cầu phải tăng cường bản chất giai cấp công nhân trong Đảng là vấn đề cốt tử giữ cho Đảng thực sự là một Đảng cách mạng chân chính, bất kỳ trong hoàn cảnh nào cũng không từ bỏ mục tiêu, lư tưởng đă lựa chọn, không từ bỏ nguyên tắc lănh đạo, không dao động, mất phương hướng chính trị trong cuộc đấu tranh một mất, một c̣n.”
Nhưng “một mất, một c̣n” với ai nếu không phải là với chính nhân dân, với đội ngũ cán bộ, đảng viên và với quân đội ? Tác giả bài báo đă gây ra một nghi vấn quan trọng về vai tṛ của quân đội trong việc phải đối phó với “kẻ thù” vô h́nh để bảo vệ đảng.
Báo này đă khuyến cáo quân đội phải : “ Luôn kiên định, vững vàng, nhạy cảm, sắc sảo về chính trị, không bị tự diễn biến trước mọi âm mưu thủ đoạn của kẻ thù; kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch ḥng “phi chính trị hoá quân đội” nhằm vô hiệu hoá quân đội ố công cụ sắc bén của Đảng, Tổ quốc, nhân dân và chế độ xă hội chủ nghĩa....”
Nhưng “các thế lực thù địch” này từ đâu, do ai chỉ huy mà có thể âm mưu “vô hiệu hoá” quân đội ? Chẳng lẽ từ bên ngoài lănh thổ Việt Nam hay lại là “kẻ nội thù” nằm ngay trong đảng như có lần Phạm Văn Đồng, cựu Thủ tướng đă cảnh cáo cấp lănh đạo đảng CSVN.
Bài báo, v́ vậy đă hô hào toàn quân phải : “ Kiên quyết đấu tranh chống mọi quan điểm sai trái phản động của kẻ thù, chống tư tưởng mơ hồ, ảo tưởng, dao động xuất hiện trong cán bộ, đảng viên. Cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng và chỉ huy ở đơn vị cơ sở phải thực sự nhạy bén ngăn ngừa mọi tác động tiêu cực của đời sống xă hội có thể len lỏi vào đơn vị và những tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường để định hướng tư tưởng cho cán bộ, đảng viên trong đơn vị một cách có hiệu quả... Đấu tranh với những khuynh hướng lệch lạc, giữ vững trận địa tư tưởng của đơn vị, của tổ chức trong mọi t́nh huống...” Có lẽ đây là lần đầu tiên một tờ Tạp chí của Quân đội đă viết về t́nh trạng dao động tư tưởng trong đội ngũ những người cầm súng. Nhưng nếu quân đội, cột xương sống của đảng mà c̣n lung lay, mất định hướng th́ người dân c̣n mất tinh thần và hoang mang đến mức nào ?
Như vậy kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng kết thúc ngày 10-7 (2004) có đưa ra được kế họach nào để cứu văn t́nh thế hay cũng đành buông tay “mặc cho con tạo xoay vần đến đâu” ?
Phạm Trần
-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), July 12, 2004.
Sơn Tinh, Thủy Tinh,
Trich tu Viet Bao On Line - Trần Khải
Bất công? Không ngăn được nổi giận? Thực sự, không giấu giếm ǵ, ai cũng biết: Mỹ đánh thuế phạt vào tôm Việt Nam với cớ "bán phá giá" là chuyện vô lư. Bởi v́ không ai h́nh dung được Việt Nam bán tôm rẻ hơn giá thành, mà cũng không có chính phủ nào, dù là chính phủ cộng sản cuồng tín, lại đi bao cấp khu vực xuất cảng tôm Việt vào Hoa Kỳ, chỉ v́ đơn giản, hiện nay tôm là mặt hàng xuất cảng chiến lược của Việt Nam, được xem là xếp sau chỉ có dầu lửa... Nhưng qua đây, khi nh́n hết các mặt của vấn đề, Việt Nam có thể rút được một số kinh nghiệm về giao thương. Đặc biệt là tại sao kinh tế Việt Nam lại bị vướng vào cái phạm trù nền kinh tế phi thị trường, mà cái gọi là nền kinh tế xă hội chủ nghĩa theo định hướng thị trường -- hay có nói là nền kinh tế thị trường theo định hướng xă hội chủ nghĩa -- không hề được kinh tế gia nào của toàn cầu xét tới.
T́nh h́nh thuế phạt này ai cũng biết là sẽ làm các nhà nuôi tôm Việt Nam bi đát, c̣n lao đao hơn hồi bị thuế phạt cá bông lau, theo lời các chuyên gia thủy sản quốc nội, v́ biên độ lợi tức của tôm xuất cảng vốn thấp hơn biên độ lợi tức của cá nhiều. Tổ chức phi chính phủ Action Aid Vietnam, theo tin trên báo New York Times hôm Thứ Tư, đă "phổ biến bản tường tŕnh tuần lễ trước đó cảnh cáo rằng nhiều ngàn gia đ́nh ở miền quê Việt Nam sẽ mất nguồn mưu sinh và rơi ngược vào ṿng đói nghèo nếu Bộ Thương Măi Hoa Kỳ đánh thuế phạt..." Không biết cái tổ chức AAV này là của Mỹ hay Việt Nam, mà lại đưa ra cái lư luận thế này. Điều nên ghi nhận rằng lư luận này sẽ không thuyết phục được Hoa Kỳ, v́ Mỹ không thấy có lư do ǵ để quan tâm tới nguồn mưu sinh của nhiều ngàn gia đ́nh Việt Nam. Mỹ chỉ lo chuyện của Mỹ. Và chuyện của Mỹ cũng đủ lúng túng rồi, v́ mấy năm nay th́ nhiều ngàn ngư dân Hoa Kỳ đă phải dẹp tiệm và bây giờ chính phủ Bush muốn chứng tỏ rằng Bạch Ốc cũng quan tâm tới cư dân Hoa Kỳ ở các tiểu bang Miền Nam với những thứ lặt vặt như tôm, tép... chứ không chỉ lo chuyện kéo quân đi Trung Đông.
C̣n bất công th́ đương nhiên rồi. Bởi v́ Mỹ không chịu "xem xét các số liệu riêng của công ty của Việt Nam mà lại đi lấy thông tin của một nước thứ ba mà trong vụ kiện này họ đă lấy nước Bangladesh làm cơ sở để tính toán... đă so sánh doanh số bán tôm của Việt Nam sang Hoa Kỳ với doanh số bán tôm dựa trên giá của các công ty của Bangladesh..." theo tin BBC. Thực tế, muốn làm khó th́ làm khó, chứ đâu cần ǵ có cớ. C̣n muốn có cớ th́ cũng có trăm ngàn duyên cớ, ai cũng biết thế. Nhưng duyên cớ chính để xảy ra vụ thuế phạt tôm Việt Nam th́ thực sự rất đơn giản: ngành tôm Hoa Kỳ không cạnh tranh nổi với tôm nhập cảng.
Duy có một điều không bất công ở đây: Mỹ không nh́n nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Và đó là lư do Mỹ xét hồ sơ Việt Nam chung với hồ sơ Trung Quốc, c̣n 4 nước kinh tế thị trường Ba Tây, Ecuador, Aán Độ và Thái Lan th́ Mỹ sẽ có quyết định sau, dự kiến phán quyết về 4 nước này sẽ đưa ra vào ngày 28-7. Và người ta c̣n đoán là Mỹ sẽ nhẹ tay với 4 nước sau này, v́ cùng là "kinh tế thị trường phe ta." Con Ông Mao với cháu Ông Hồ hiển nhiên không cùng phe ta với con cháu Ông Washington rồi. Như vậy là chính phủ Hà Nội đă làm hại cho dân ḿnh, tự rớt vào chung hố với làng tôm Trung Quốc chỉ v́ nhóm chữ kinh tế phi thị trường.
Thế cho nên, cái mà nhà nước CSVN gọi là "kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" hoàn toàn không có trong sổ sách nào của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ cả, và chắc chắn cũng bí hiểm đối với các kinh tế gia Mỹ. Có rớt chung vô giỏ tôm của Hoa Lục là đúng rồi, chỉ tội cho dân ḿnh thôi.
Bản tin ghi nhận rằng Hoa Kỳ phải đánh thuế phạt vào tôm nhập cảng từ Trung Quốc và Việt Nam, v́ điều tra sơ khởi cho thấy 2 nước này đang bán phá giá ở mức "rẻ giả tạo." Thuế phạt sẽ đánh từ 7.67% tới 112.81% trên tôm từ Trung Quốc, và từ 12% tới 93% đối với tôm nhập từ Việt Nam.
Thái Lan, nước xuất cảng nhiều nhất vào Mỹ, hồi đầu năm nay đă đưa ra bản văn, đại diện cho cả ba nước khác trong đơn kiện (Ba Tây, Ecuador, Aán Độ) cảnh cáo rằng kỹ nghệ tôm nội điạ Mỹ sẽ không sản xuất đủ cho nhu cầu người tiêu thụ, và bốn nước này lư luận rằng tôm nhập cảng của họ đă tạo ra 100,000 việc làm tại Mỹ. Lư luận này hiển nhiên làm người Mỹ quan tâm hơn, v́ không bàn ǵ chuyện mấy ngàn ngư dân Thái hay Aán Độ sẽ lao đao làm chi. Mà chỉ nói chuyện việc làm của Mỹ. Thậm chí nếu nói thẳng rằng đó chính là 100,000 phiếu bầu cho tháng 11 tới ở Mỹ th́ sẽ ép-phê hơn. Nhưng cần nhớ, bên ngư dân Mỹ cũng có phiều bầu vậy.
Theo New York Times, lư luận này gợi nhớ tới ṿng tṛn luân hồi của vụ thuế phạt thép nhập cảng, trong khi ông Bush cứu được một số hăng thép vùng Đông Bắc th́ kỹ nghệ xe hơi và xây dựng Hoa Kỳ lại rên v́ phải mua thép giá cao hơn.
Nhưng không thể không cản được, bởi v́ thực tế, các nhà đánh bắt và chế biến tôm ở Hoa Kỳ đă lâm vào một cuộc khủng hoảng từ năm 2001 khi giá tôm sụt mạnh. Họ phải cạnh tranh với lượng tôm đổ vào Hoa Kỳ với giá cực rẻ. Hiện nay tôm nhập cảng chiếm tới 87% thị trường. Vấn đề c̣n phức tạp nữa là v́: Năm nay là năm bầu cử, và các tiểu bang Miền Nam Hoa Kỳ - sào huyệt của TNS John Edwards, người đang tranh cử Phó Tổng Thống cho TNS John Kerry - đă thê thảm, cực kỳ thê thảm, sau một thời cá bông lau và bây giờ là tôm. T́nh h́nh này thấy rơ Bộ Thương Mại Hoa Kỳ không dám sơ xuất nhẹ tay với làng tôm quốc tế chút nào. Nói theo kiểu công an CSVN th́ chỗ này là "không có th́ oánh cho có, có oánh cho chừa..."Việt Nam mới bị Mỹ dựng lên mấy cú rào cản về cá, về may dệt, và bây giờ th́ tôm... hy vọng đă phần nào hốt nhiên đốn ngộ về nhu cầu hội nhập kinh tế thị trường và tính khẩn cấp của việc gia nhập WTO. Nhưng cũng nên nh́n từ phía ngư dân Mỹ, để cảm thông v́ họ cũng có những nổi giận tương tự, từ mấy năm trước tới giờ. Và quyết định Bộ Thương Mại Hoa Kỳ đánh thuế phạt 6 nước, trong đó có Việt Nam ḿnh, có thể đă là quá trễ với nhiều ngư dân Mỹ.
Bản tin trên tờ Herald Tribune hôm 7-7-2004 đă viết về thị trấn biển Lafitte, tiểu bang Louisiana trước trận giặc binh tôm tướng cá tràn vào từ các nước khác như sau.
Thị trấn ngư nghiệp này nằm trong cơn suy thoái tôm tệ hại nhất trước giờ. Ngay cả ông cụ 71 tuổi Jules Nunez, chủ một ụ tàu đậu nổi tiếng tháo vát và huyên thuyên, cũng không thấy tốt đẹp hơn chút nào sau khi có tin Mỹ thuế phạt vào tôm nhập cảng từ VN và Hoa Lục.
"Chuyện phải tệ hại lắm. Tôi chưa bao giờ thấy cụ Jules bi quan thế," theo lời Calvin Guidry, một nạn nhân của màn giá tôm sụt giảm. Oâng đă buộc phải bán nhà và chiếc thuyền dài 90-feet, chiếc "Lady Susan" năm ngoái.
Cư dân Lafitte và vùng nhánh sông quanh đó nên vui mừng mới phải: Họ vừa chiến thắng hôm Thứ Ba, khi chính phủ Mỹ phạt thuế vào tôm nhập cảng từ Trung Quốc và Việt Nam.
Khoảng 4 năm trước, những dấu hiệu đầu tiên xuất hiện. Giá tôm cứ sụt giảm dần. Và cứ giảm giá hoài. Thế là ngư dân khắp vùng Miền Nam Hoa Kỳ bắt đầu mất mọi thứ họ đă có.
Nunez nói, "Nếu bạn đi từ Texas tới hai tiểu bang [Nam, Bắc] Carolinas, cũng một t́nh h́nh vậy thôi."
Ngư dân dẹp tiệm, phá sản. Các ụ và vựa cá cho công nhân nghỉ. Tàu thuyền bị nhà băng tịch thu. Những người con trai và con gái của họ phải đi xứ khác kiếm việc.
Giá tôm đă xuống hơn phân nửa kể từ năm 2001, và tới hôm Thứ Ba tuần này Bộ Thương Mại Mỹ mới đồng ư với những người lưới tôm: Trận lụt tôm giá "rẻ giả tạo" đă gây thiệt hại cho kỹ nghệ nội địa.
Nhưng có phải đă quá trễ để cứu nguy làng tôm Mỹ?
Hiện thời, ông cụ Nunez đă mất 2 người con rể và một con trai: Họ rời bỏ ngư nghiệp để kiếm việc khác. Tại ụ tàu, chỉ c̣n giữ khoảng 15 công nhân vào mùa cao điểm để làm mọi chuyện. Trong khi vài năm trước, cụ Nunez cần ít nhất 30 người.
Nơi đây, mọi người - từ chủ tiệm tạp hóa tới thị trưởng - đều là nạn nhân thời kỳ gian nan ở thị trấn này, khi các mục sư mỗi mùa xuân tới vẫy nước thánh vào đoàn ghe thuyền để bảo đảm có lưới đầy. "Tôi thấy nơi đây từng có một số bọn trẻ bỏ ngang đại học để về giúp ba mẹ kiếm tiền," theo tâm sự của Timothy Kerner, thị trưởng của Lafitte, nơi có tên là "Thủ Đô Lễ Hội Hải Sản Của thế Giới" do Thống Đốc Edwin Edwards mệnh danh từ năm 1977.
Trận suy thoái cũng đánh trúng Kerner. Mới đây, anh của ông bán luôn doanh nghiệp của gia đ́nh: Đoàn xe truck chở tôm từ các ụ tàu tới các xưởng chế biến.
Ba của Kerner, cụ Leo Kerner, làm thị trưởng 18 năm, nhớ thời huy hoàng. "Tôm, cua, cá là những thứ vĩ đại nhất quanh đây. Bây giờ th́ tiêu rố. Y hệt như chúng ta rớt vào suy thoái."
Bây giờ mới 46 tuổi, Guidry cảm thấy như thế giới mà anh lớn lên trong đó đă biến mất, sau khi anh mất chiếc tàu lưới tôm.
Guidry kể, "Tôi phải bán nhà nữa, bây giờ tôi sống trong một căn trailer (nhà có móc kéo theo xe) đậu trên đất của cha tôi."
Và anh không thể trả nổi học phí cho cậu con trai năm ngoái ở Đại Học Louisiana State U. với đồng lương 20,000$/năm mà anh kiếm được với công việc bảo tŕ cho các cơ quan thị trấn - lương thế là chỉ bằng phân nửa thu nhập anh kiếm được khi c̣n làm nghề lưới tôm. Guidry nói, "Thị trấn cũ của chúng tôi sẽ không bao giờ như cũ nữa." A hà... thiệt buồn. Bạn thấy chưa, đâu phải chỉ ngư dân Việt Nam ḿnh buồn đâu... Câu nói của anh Guidry cũng nên được nghe ở nhiều nơi trên lănh thổ Việt Nam. Không bao giờ như cũ nữa.... Đúng vậy. Chúng ta cũng cầu mong rằng đất nứơc Việt Nam sau bao nhiêu bài học kinh tế cay đắng, cũng sẽ thẳng một đường hội nhập với thế giới... để sẽ không bao giờ như cũ nữa.
Chúng ta đang sống trong một thời cạnh tranh khốc liệt. Hăy thấy như thế. Và nếu c̣n núp băo, tránh mưa bằng cách ngồi co ro trong Lăng Ông Hồ th́ sẽ không trốn nổi trận hồng thủy của binh tôm, tướng cá... À mà trận này ngày xưa ông bà ḿnh đánh rồi đó. Khi Thủy Tinh đưa binh tôm tướng cá tràn tới, th́ ḿnh phải theo Sơn Tinh vươn người cao hơn... C̣n bác Lương với bác Khải cứ ngồi núp trong ngôi nhà xă hội chủ nghĩa, trốn mưa dưới mái Lăng Ông Hồ, th́ là thua với thua thôi. Khi dân ḿnh đói với nghèo, th́ quy tội phải là đổ cho nhà nước... Chứ sao lại đổ tội cho ông Bush với Bộ Thương Mại Mỹ?
-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), July 12, 2004.
Việt Nam Sắp Hết Phép Lạ, Có Thể Sụp V́ Nợ Quốc Doanh
Trich tu Viet Bao On Line
Bài này của Michael Richardson, nhan đề Vietnam Miracle may be near end, đăng trên báo IHT.
Các quyết định kinh tế đă làm cho vốn liếng của dân Việt Nam hiển lộ ra.
Việt Nam là một xứ mà đảng Cộng sản vẫn c̣n cầm quyền, tư nhân kinh doanh và lợi tức do chính dân chúng chi ra đang thấy xuất hiện trong các cửa hàng, các nhà hàng ăn và trên các bản cáo thị cho biết về các loại hàng mới nhất như xe hơi, mô-tô, điện thoại di động và máy TV.
T́nh h́nh này đang giải thích tại sao vấn đề tước đoạt quyền tư hữu tại Việt Nam đă giảm và đang làm cho người ta chú ư tới.
Với gần một phần ba dân số 80 triệu người đang thoát ra khỏi cảnh nghèo khó chưa đầy chục năm, tỷ số người sống nằm dưới lằn mức nghèo tại Việt Nam năm 1993 là 58%, tới năm 2002 mức người nghèo này đi xuống c̣n 29%.
Ngân hàng Thế giới mô tả t́nh h́nh tiến triển của Việt Nam được coi như là một trong những thành công lớn nhất về mặt phát triển kinh tế. Chỉ riêng có Trung quốc, Ireland và vài quốc gia là hồi phục được kinh tế sau cuộc nội chiến, hay sau cuộc tàn phá kinh tế, các quốc gia như thế cho thấy Tổng sản phẩm GDP tính theo đầu người đă gia tăng nhanh hơn Việt Nam nhiều trong những năm gần đây.
Mức sống hàng ngày của dân Nam Dương cũng đă tăng lên khá vào năm 1980.
Then chốt của sự hồi phục này này là những cái nào ?
Rơ ràng bộ mặt chính trị của chính quyền không phải là một trong những then chốt này.
Ireland là một quốc gia dân chủ, trong khi Việt Nam, Trung quốc và Nam Dương, tất cả đều c̣n là những chế độ độc từ nhiều năm qua, vấn đề nghèo khó của các quốc gia này đă giảm đi nhanh nhất.
Hệ thống luật pháp của bộ ba này tại Á châu vẫn chưa có ǵ được gọi là rơ ràng, bộ ba này c̣n đang hồ nghi vấn đề nhân quyền và chỉ cho cởi mở thị trường một phần nào.
Nhưng theo đường hướng của chính quyền Bush, ngoại viện của Hoa kỳ chủ yếu chỉ cấp cho những quốc gia nghèo ủng hộ nhân quyền, có một hệ thống pháp luật được tôn trọng mạnh mẽ và có thái độ cởi mở thị trường hẳn ḥi.
Ngày 23 Tháng sáu Tổng thống George W. Bush của Hoa kỳ đă tuyên bố, Việt Nam là quốc gia thứ mười lăm được hưởng chương tŕnh đột xuất để giải quyết nạn Sida hay bịnh AIDS.
Theo lời công bố hồi năm ngoái, Hoa kỳ đă nhận trách nhiệm về chương tŕnh này và cho chi ra 13 tỷ Mỹ kim trong năm năm để chống bịnh HIV- AIDS đang xẩy ra khắp thế giới.
Có sự thắc mắc là tại sao Hoa kỳ lại chọn Việt Nam, thay v́ quốc gia Ấn Độ dân chủ, một giới chức cao cấp Hoa kỳ đă trả lới:
Việt Nam là nước mà chúng tôi tin tưởng, nước mà chúng tôi có thể bỏ tiền ra và cụ thể nh́n thấy rơ cái ảnh hưởng của nó. C̣n yếu tố khác nữa mà chúng tôi đă để ư tới là mức độ mà chúng tôi chi cho Việt Nam như hiện nay chỉ có sáu Mỹ kim cho mỗi người bị binh Sida, không như tại Ấn Độ chúng tôi phải chi ra tới 36 Mỹ kim cho mỗi người bị bịnh này.
Nh́n chung hai yếu tố làm cho mức sống người dân tại Ireland, Việt Nam và Nam Dương là sự phát triển kinh tế rất nhanh và có chính sách quyết tâm đểå cắt đói giảm nghèo .
Thí dụ như Việt Nam, nền kinh tế đă phát triển hàng năm 6% trong khoảng thời gian năm 1993 - 2002, mặc dầu tài chánh tại vùng Đông Á bị khủng hoảng.
Tính mức nghèo theo hộ gia đ́nh tại Việt Nam, lợi tức đầu người hàng năm là 128 Mỹ kim, đủ cho một người tiêu thụ 2100 calori thực phẩm một ngày và c̣n lại 36 Mỹ kim để tiêu vào những thiết yếu khác như quần áo và nhà cửa.
Tính về măi lực quân b́nh thực tế bằng Mỹ kim th́ mỗi nước mỗi khác, giới nghèo Việt Nam năm 1990 chiếm 51% dân số, tỷ số này đă xuống c̣n 11%.
Các giới chức nước ngoài và Việt Nam cho sự thành công của Việt Nam trong việc cắt đói giảm nghèo là nhờ các yếu tố tổ hợp. Việt kiều tại nước ngoài đổ tiền về và thập niên 1980 Chính quyền Việt Nam có quyết sách nới lỏng quyền chỉ đạo kinh tế và cho cởi mở thị trường. Cắt đói giảm nghèo đầu tiên là nhờ vào việc phân phối đất canh tác cho các hộ tại thôn quê.
Một nước hầu hết là nông dân, việc cải cách ruộng đất này là một việc khuyến khích để tăng sản xuất không kể tới việc quyền sở hữu đất đai, ai làm ra được nông phẩm, đất đai thuộc về người đó chiếm giữ.
Vào cuối thập niên 1990, lănh vực tư nhân bắt đầu nẩy nở, tạo ra nhiều việc làm, và gia tăng hội nhập nông nghiệp vào kinh tế thị trường khiến cho nông dân được quyền bán sản phẩm của ḿnh thả dàn không phải xuyên qua công an khu vực hay cán bộ kinh tế của nhà nước, tất cả đều là những mũi dú để cắt đói giảm nghèo tại Việt Nam. C̣n các yếu tố khác nữa là chính quyền Việt Nam do đảng Cộng sản điều khiển bắt buộc phải giúp dân nghèo, một cơ cấu hành chánh phải có đủ khả năng để chu cấp các dịch vụ cho dân chúng như giáo dục sơ cấp, y tế và điện nước tới tận các làng mạc, nâng cao tỷ số học vấn và giữ số sinh đẻ nằm ở mức thấp tương đối.
Dân số của Việt Nam tăng hàng năm khoảng chừng 1,8 phần trăm. Trong khi các quốc gia đang phát triển khác, như Phi Luật Tân, Pakistan, Cao Miên, Lào, Nepal và Papua New Guinea dân số đều tăng trên 2 phần trăm hàng năm, khiến có khó khăn trong việc nâng cao mức sống của người dân dù rằng kinh tế của những quốc gia này có phát triển.
Chính quyền Việt Nam tuyên bố, cứ 10 người dân th́ có 9 người biết đọc và biết viết, có trên 80 trẻ em trước tuổi đi học được nằm trong trường mẫu giáo và 91 phần trăm trẻ có tuổi lớn hơn được nằm trong giáo dục sơ cấp. Ghi danh học trung học cơ sở có được 62 phần trăm. Số học sinh ghi danh theo trung học cơ sở có thể c̣n tăng nhiều hơn nữa nếu như không bị kiềm chế để đi theo su hướng của đảng Cộng sản Việt Nam; v́ dân tộc Việt Nam là một dân tộc hiếu học và có nhiếu sáng kiến bất kỳ rơi vào trong lănh vực hay học thuật nào.
Thời phong kiến dân Việt Nam đă bị lũ nho phiệt kiềm chế theo chính sách Con Ông th́ làm Ông, con Nhà chùa th́ đi quét lá đa. Tới khi đảng Cộng sản nắm quyền, dân Việt Nam lại bị kiềm chế để nâng gốc Bần cố (?) và những tên có Gốc cách mạng hay Liên hệ với đảng viên Cộng sản, nếu ai muốn được khá một chút th́ phải chịu chui. Chính v́ thế dân chúng Việt Nam hiện nay có câu nằm ngoài cửa miệng : Trước thế, nh́ thân, thứ ba là kim ngân có sẵn trong túi, h́nh như đời nào cũng thế.
Tỷù số người dân có học tại Việt Nam cao khiến cho việc cắt đói giảm nghèo dễ hơn và giúp giới thanh niên dễ kiếm được việc làm. Câu chuyện thành công đều đặn như thế có c̣n tiếp tục nữa không? Ngân hàng Thế giới dự đoán, hộ nghèo năm 2010 tại Việt Nam sẽ chiếm 21 phần trăm, v́ năm 2002 chỉ giảm được 8 phần trăm.
Nhưng chính quyền CSVN có nguy cơ lâm vào t́nh trạng không tập trung được vào công tác cắt đói giảm nghèo.
Cả chục năm qua, nền kinh tế Việt Nam phát triển nhờ bản chất nghèo có sẵn đă tạo ra các lư do để lạc quan, nhưng sự phát triển này càng ngày càng kém đi v́ đảng CSVN đang làm cho phức tạp thêm, theo như bản tường tŕnh của Ngân hàng Thế giới về t́nh h́nh phát triển kinh tế tại Việt Nam năm nay.
Công tác cắt đói giảm nghèo tại Việt Nam không thành công mấy tại các vùng xa trung tâm thành phố và trong các sắc dân tộc thiểu số chỉ chiếm có 13 phần trăm dân số của Việt Nam và cao hơn xuất số sinh đẻ trung b́nh của người kinh.
Nạn tham nhũng và cửa quyền của cán bộ nhà nước xẩy ra hầu hết ở các cấp là chuyện thường.
Các tay tổ kinh doanh tại Việt Nam hiện nay càng ngày càng có ảnh hưởng tới các vấn đề chính trị và chính quyền, tạo nguy cơ đang lên để cho chủ nghĩa thân thích làm giầu xuất hiện như đă thấy tại Nam Dương và tại các quốc gia Đông Á khác.
Chính quyền Việt Nam đang thận trọng về việc buông kinh tế cho tự do hoàn toàn để có sự cạnh tranh toàn diện, nhưng lại muốn nắm cái ḱm để kiềm hăm quyền lực kinh tế bằng cách cho dấy lên loại tư bản đỏ. Việc chi tiêu cho chính quyền hiện nay đang chiếm một phần năm tổng sản lượng nội địa GDP của Việt Nam.
Việt Nam hiện nay có gần 5000 xí nghiệp quốc doanh được ưu tiên vay tiền và chiếm hữu các đất đai của nhà nước.
Hậu quả của số nợ không trả được đă tích tụ tới mức mà các nhà kinh tế nước ngoài đang cảnh báo là nó có thể làm cho hệ thống ngân hàng của nhà nước Việt Nam bị tê liệt hẳn.
Chú thích: Ông Michael Richardson nguyên là chủ biên của tờ báo quốc tế International Herald Tribune, hiện là đồng viện khảo cứu viên cao cấp tại viện The Institute of South East Asian của Singapore - Bản tin này đă được trích dịch theo bản tin đă đăng trên báo Herald Tribune của Tân Tây Lan.
-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), July 12, 2004.
VIỆT NAM MỚI
Trich tu Con Ong - HẠNG LIỆT SĨ
Với tư cách quan sát viên ngoại cuộc, xin đề tặng đôi niềm suy tư nầy cùng giới trẻ Việt Nam ở hải ngoại hay nơi bản xứ, sinh trưởng sau nǎm 1975.
Không mấy ǵ b́nh thường, khi cả thế hệ đang lặng câm đi vào cuộc sống âm thầm với viễn tượng rất bấp bênh; mặc dù đi vào với nụ cười bắt buộc, thiếu tự nhiên, thường điều nầy là để che dấu những ưu tư lo nghĩ.
Một thế hệ trẻ đang quan sát một xă hội Việt Nam c̣n đầy hiềm thù, c̣n phân biệt trong nghi kỵ nhưng không v́ thế để chống đối những cǎn nguyên.
Sau khi thống nhất đất nước, toàn lănh thổ Việt Nam bắt buộc dưới trách nhiệm của Đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN). Các thành phần lănh đạo cao cấp đă vô ư thức chấp nhận và áp dụng thuyết Mác-Lê một cách mù quáng tột cùng sơ đẳng. V́ thế từ hơn 1/4 thế kỷ qua họ đă sẳn sàng phủ nhận tất cả mọi biến chuyển thời cuộc quốc tế!
Đấu tranh giai cấp, đấu tranh sản xuất và tầm khảo kinh nghiệm khoa học là ba phong trào cách mạng cơ bản để thể hiện một xă hội hùng cường. Thế mà sau hơn phần tư thế kỷ, đảng CSVN đă thất bại, không mang lại một cơ cách ǵ để lao động nhân dân.
Đảng CSVN không c̣n được tín nhiệm ở toàn khối nhân dân và ngược lại. Lư thuyết Mác-Lê chỉ là những câu kinh tụng niệm thường nhật để các cấp lănh đạo tối cao cầu mong trấn an tâm linh và đồng thời để ru ngũ đại quần chúng. (Xem Tương lai Dân tộc Việt Nam/ HLS(*)). « Trồng cây trồng người » theo đảng chỉ với mục đích là để xuất khẩu mưu sinh cá nhân và đem lại thêm chút ngoại tệ cho nhà nước. Trong khi nơi bản xứ, đảng không một khả nǎng kế hoạch nào để tạo công việc làm bền vững cho những phần tử đă được đào tạo.
Các cuộc đấu tranh ngày nay không c̣n là đấu tranh giai cấp xă hội mà là cuộc tranh giành chí tử chiếm đoạt độc quyền cá nhân.
Sự dân chủ độc tài dựa trên liên minh giai cấp thợ thuyền, nông dân và tiểu tư sản với chiêu bài đánh đổ đế quốc và ngụy quân phản động. Ngày nay, một đảng vô kỹ luật với những cuộc tự kiểm thảo tập thể thường kỳ chỉ để đánh lừa lương tâm không một liên quan khắn khít với nhân dân. Thế là nền độc tài đảng trị không c̣n chỗ đứng để làm gương lèo lái con thuyền quốc gia dân tộc Việt Nam nữa.
Ngày nay xứ Việt Nam không c̣n ǵ để cách mạng ngoại trừ sự tham nhũng, sự chậm tiến dân tộc, sự độc tài đảng trị! V́ thế khẳng định rằng đảng CSVN không c̣n tư cách là một độc đảng Cách mạng Dân tộc và cần phải chấp nhận một sự cởi mở tinh thần Dân chủ Cần tiến cho Dân tộc VN.
Trong khi đó đại đa số trí thức lưu vong hải ngoại bất hủ cá nhân, mạng danh yêu nước, v́ chính trị và luôn nghĩ đến tiền đồ dân tộc Việt Nam đă bắt đầu tự đặt câu hỏi. Nhất là gần đây, với những âu lo trong việc đáng làm mà họ đă vô t́nh lập luận theo kiểu tự thú sửa sái làm sai của CSVN nơi bản xứ ! Trên phương diện tinh thần đấu tranh th́ vẫn luôn trung thành với đường lối Cộng Hoà trước 75 và vẫn c̣n nhầm lẫn giữa tư lợi và quyền lợi tối cao Quốc gia Dân tộc. Mỗi 30 tháng 4 qua để đánh dấu thêm quảng thời gian ngoại vong cũng như là một dịp để CSVN ca tụng chiến thắng nơi bản xứ !
Chung cuộc là tất cả vẫn chưa t́m ra một chính đạo để áp dụng một đường lối chính trị mới thích ứng hơn ở vào tam thiên niên kỷ này. Nước Việt Nam chậm tiến vẫn c̣n trong ṿng chậm tiến thoái hoá. Theo châm ngôn :« đó là sự suy tàn khi c̣n ao ước rằng biết đến bao giờ nước Việt Nam mới thật sự tự do tiến bộ? » .
Hơn là phải nói : « Ta phải làm ǵ? ».
Ta phải làm ǵ? Chính là vấn đề cần được đặt ra trong mỗi chúng ta.
Từ Bắc chí Nam ... nhan nhăn những trẻ không gia đ́nh, không nơi nương tựa, không chỗ ở cố định, thiếu t́nh thương đang lǎn lộn trong cuộc sống tạm bợ bám víu vào khách du lịch thập phương. Khiến người ta không thể tiếp tục bàn về sự khủng hoảng của một chế độ mà phải nói đến một « xă hội đang đổ vỡ ».
Trong một xứ, trước mọi lo âu gia tǎng mọi bề và sự khốn cùng của đại đa số quần chúng mà kinh đô không hề nghĩ đến việc thiết lập một nền « An ninh Sức khoẻ Xă hội » để có thể nói lên được một chút ǵ hoạt động sơ đẳng trong Xă hội Cộng sản.
Một xứ c̣n nạn mù chữ đến hơn 1/5 dân số và c̣n phản dân tộc hơn nữa là ở các bậc học, các con em muốn đến trường phải đóng học phí! Với bệnh Sida gần như ám ảnh thường xuyên tinh thần và thể xác. Với nạn x́ ke tiêm nhiễm cùng khắp một cách bi đát.
Với một nghèo đói vào tŕnh độ quốc tế!
Với niềm hy vọng chơi vơi trong bao con tim để có thể mất cả tin tưởng và đ́nh trệ mọi sự cải tiến.
Thế mà trong sự khốn cùng tận đáy, con người mới nghĩ rằng không bao giờ t́nh cao thượng và niềm thương đă đến mănh liệt trong ḷng giới trẻ đến thế.
Có cần chǎng « phải sống trải qua kinh nghiệm mới đánh giá được chân lư cuộc đời »!
Đúng, chúng ta đang ở vào thời kỳ mà những ǵ đến giới trẻ có tính cách hời hợt, nông cạn và chóng tàn mất cả niềm tin.
Một kiến nghị khẳng định theo đường lối độc tài để ngǎn chận cấm đoán nguồn suy tư cá nhân cũng đủ để mất nhân tâm, mất tín nhiệm nhất là nước Việt nam thân yêu đang vào khúc quanh lịch sử cần phải được xóa bỏ hết hận thù, để có một sự hợp tác nồng cốt vững ḷng tin như t́nh đoàn kết keo sơn khắn bó theo nguyện vọng nhân dân.
Sau hơn phần tư thế kỷ « giải phóng miền Nam », chúng ta đă trải qua thời mỵ dân quá đơn giản mà tất cả dường như thể hiện qua những danh hùng cứu quốc, sang thời mỵ dân khó khǎn mà tất cả dường như không được thể hiện y lời cam kết của chế độ Cộng sản bất lực, tiêu cực hám lợi đang thời.
Đây chỉ thử mang đến đôi lời dẫn chứng. Điều nầy không có kỳ vọng, cũng không có ước vọng để đem lại câu trả lời hết cho tất cả mọi vấn đề đang tự hỏi hay lo nghĩ trong mỗi từng lớp quần chúng! Và càng đáng để dự thảo khẩn trương một chương tŕnh xă hội.
Qua vài nhận định điển h́nh trên, chủ yếu là san sẻ ḷng tin cá nhân trong một môi trường sống đổi thay, không có ǵ nguy hiểm cho bằng đứng im bất động. Như đă biết rằng niềm hy vọng chỉ là sự chế ngự điều thất vọng, cũng là một cuộc tranh đấu đ̣i hỏi giữa t́nh cảm và tưởng tượng.
Rằng phải lạc quan với tham vọng và dũng cảm trong những cuộc vận động đ̣i hỏi những nhân quyền cơ bản.
Rằng phải đấu tranh trước tiên chống sự phí phạm chất xám tài nguyên quốc gia và tái thiết tự do dân quyền.
Rằng có thể và cần phải trấn an đồng bào và cho họ những lư do chính đáng để tự hào là người dân bản xứ Việt Nam.
Để thể hiện điều nầy, chúng ta có thể an tâm đặt cả niềm tin vào tập thể quần chúng và nhất là những giới trẻ.
Chính trị là khởi điểm của mọi hành động thực tiển để đạt thành kế hoạch chỉ định. Ấp dụng mù quáng một chính trị sai lầm và hậu quả tấm gương đảng CSVN mà chúng ta gánh chịu trong thực tại từ bấy lâu nay !
Thế vậy trong tinh thần v́ quyền lợi tối cao Quốc gia Dân tộc mọi anh tài thật tâm v́ giống ṇi v́ danh dự dân tộc Việt Nam cần phải ngồi chung bàn thảo với khát vọng một đường lối chính trị ngắn gọn thực tế và hữu hiệu cho tương lai xứ Việt Nam. Chủ yếu là chọn một lối đi, một chính trị tốt đẹp cho xứ VN mà giới trẻ trong tinh thần chinh phục và tiến bộ xă hội, sẽ đảm nhiệm trọng trách hoàn kế. Đừng để một thế hệ trẻ bị mai một v́ lầm tưởng tương lai là đối tượng của vận may rủi. Hăy để thế hệ trẻ làm chủ lấy vận mạng của họ. Hăy cố tạo những mục tiêu trong sáng ngay tầm tay và có phương tiện để đạt thành để thế hệ trẻ được hănh diện là công dân Việt Nam. Xây dựng một nước Việt Nam tân tiến không c̣n phải đau khổ đợi chờ nữa.
Chính những thanh niên sinh trưởng sau nǎm 1975 là những người tiên phong xây dựng. Chúng ta hăy tạo giúp cho có dịp may và nên đặt hết niềm tin tưởng vào thế hệ trẻ này để cho kịp thời đúng hẹn lịch sử dân tộc.
HạngLiệtSĩ
(lietsi_hang@hotmail.com)
(*)Chú thich: Tài liệu ghi chú hoàn toàn khả dụng nếu yêu cầu.
-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), July 12, 2004.
Văn hoá và đời sống đồng bào VIỆT NAM hôm nay
Trich tu Con Ong - Michael Vo
Nói đến văn hoá và đời sống con người Việt, chúng ta phải liên tưởng đến một khung cảnh XH Việt nam với nhiều màu sắc, ảnh hưởng nhiều đến các nguồn văn hoá phương đông và tây phương đă h́nh thành từ nhiều thế kỷ nay trên quê hương VIỆT NAM chúng ta.
Trong t́nh h́nh địa lư, lịch sử nước việt là một nước nhỏ bé nằm cạnh một nước lớn Trung Hoa, sự áp lực, sự ảnh hưởng lẻ đương nhiên rất lớn đối với nước Việt và hơn một ngàn năm chịu đô hộ dưới nền phong kiến, quản thúc Trung hoa là điều mà trong mọi người việt chúng ta ai cũng điều biết.
Thực chất khi người ta bàn luận về vấn đề văn hoá, chúng ta phải nh́n và để ư đến các nguồn văn minh của các đất nước lớn. Mổi dân tộc, mỗi quốc gia điều có nền văn hoá và bản sắc dân tộc được xây dựng từ nhiều thế kỷ, sửa chữa phát triển và học hỏi lẩn nhau để ngày đưa dân tộc ḿnh đi đến hoàn thiện hơn.
Nh́n lại công cuộc xây dựng và phát triển ở các nước phương tây, họ đă đấu tranh trong nhiều thời đại, hoàn toàn không che dấu các mặt ưu khuyết điểm để cùng nhau đưa văn hoá, khoa học kỹ thuật ngày càng hoàn thiện hơn phục vụ đời sống con người.
Đời sống văn minh được phát triển, tŕnh độ nhân trí ngày một cao và đó là nguồn nội lực dân tộc để đưa quê hương đất nước ḿnh ngày càng một nâng cao hơn.
Ở Trung Hoa, là một đất nước lớn có hàng trăm sắc dân sinh sống trên một vương quốc, cuộc nội chiến kéo dài hơn ngh́n năm qua các triều đại vua chúa cũng đủ cho chúng ta thấy công cuộc xây dựng và bảo vệ của người Trung Hoa cũng lắm gian nan để có một đất nước thống nhất như ngày nay.
C̣n chúng ta, một dân tộc nhỏ bé có truyền thống hào hùng không kém và công cuộc dựng nước và bảo vệ nước trong 4000 năm văn hiến đă chứng minh dân tộc Việt quyết không sờn ḷng để giữ vững bờ cơi và mong muốn một cuộc sống hoà b́nh như bao nhiêu dân tộc khác trên thế giới.
Từ khi những tàu buôn của người tây phương cập bến VIỆT NAM để trao đổi hàng hoá buôn bán từ những thế kỷ thứ 15, cha ông người Việt chúng ta đă có một cách nh́n mới hơn để canh tân đất nước.
Là một nước lạc hậu, tŕnh độ dân trí thấp kém, người Việt chúng ta dễ bị mua chuộc, lừa đảo và dễ tin khi qua các cuộc trao đổi mua bán là những hoạt động t́nh báo tuyên truyền, đầu độc dân tộc. Và điều đó đă đưa đến những cuộc chiến tranh kéo dài không dứt cho đến ngày hôm nay.
Đời sống tinh thần, văn hoá bị xáo trộn, t́nh h́nh chính trị không ổn định bởi các v́ vua tham lam hưởng thụ, sự ảnh hưởng, đồng hoá từ phương bắc đă có từ ngàn xưa đă tạo nên một khung cảnh hỗn loạn trong nội bộ người Việt từ nhiều thế kỷ nay.
Người Việt phân vân không biết chọn cho ḿnh phải đứng về phía ai trước nguy cơ vong bản và tràn ngập các nguồn văn hoá khác nhau trong bối cảnh lịch sử hỗn tạp phong kiến dân tộc. Kẽ theo tây người theo tàu, cộng với truyền thống đạo đức nho giáo dân tộc đă đưa đến nhiều cuộc xung đột, bất đồng chính kiến và đưa đến nhiều cuộc giao tranh, phân biệt giữa hai miền bắc và nam.
Từ khi chủ nghĩa CS ra đời và trung quốc dưới sự lănh đạo của Mao Trạch Đông đă đưa đất nước Trung Hoa đi đến thống nhất thoát khỏi nạn ngoại xâm từ các thế lực xâm chiếm thuộc địa của người Anh và Bồ đào Nha, đă có nhiều ảnh hưởng đến quê hương chúng ta và ông Hồ chí Minh, một người có nhiều tham vọng chính trị đă t́nh nguyện làm một đầy tớ trung thành của chủ nghĩa CS để đem thuyết giáo vô thần về giải phóng cứa nguy dân tộc khỏi bàn tay bảo hộ của người Pháp và tuyên bố độc lập ở những thập niên 1945 khi lơiỳ dụng cuộc đại thế chiến thứ hai vừa chấm dứt ở Châu Aạu.
T́nh h́nh chính trị thế giới biến động dữ dội khi làn sóng chủ nghĩa CS ngày càng phát triển mạnh mẽ ở các nước đông Aạu và phong trào đ̣i độc lập các nước chậm tiến ở các nước thuộc địa dưới sự yểm trợ của phe CS chủ nghĩa đă làm nên một cuộc chiến tranh lạnh mới về tư duy, ư thức hệ, văn hoá và công cuộc chạy đua trên mặt khoa học kỹ thuật.
Như đă nói trên, đất nước, quê hương VN chúng ta đă từ lâu bị lôi kéo, xúi giục và là một nơi thử nghiệm cho tất cả những thứ phế thải của các ư thức hệ, quan điểm của các thuyết lư bị đào thải trên thế giới.
Sau khi thành lập đảng CS đông dương ra đời qua ông Hồ chí Minh và sự giúp đỡ xúi dục của các thế lực ngoại bang khác, đă đưa dân tộc Việt vào một cuộc chiến phân gianh ư thức hệ mà chính người Việt chúng ta giết hại lẩn nhau để làm tṛ cười cho thế giới để chứng minh cho các nước khác về một sự sống c̣n của một chủ nghĩa.
Sự thành công mọi mặt ở thế giới tự do và ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều nguồn văn hoá, chính trị ở Mỹ là điều đă làm nên nhiều cuộc xung đột không chỉ ở các nước trên thế giới mà c̣n xảy ra ở nước ta. Một nước Việt đă từ lâu đă bị xáo trộn các nguyên lư, đạo đức, lạc hậu nghèo đói cùng với chiến tranh đă đưa dân tộc Việt chúng ta đi dần đến sự đồi bại ngu ngốc thiển cận và hận thù lẩn nhau. Trên thực tế, dân tộc Việt chỉ là những con cờ đă được các tay chơi lăo luyện nhào nặn để đánh nhau và kết quả là đất nước phân gianh, nội chiến kéo dài hơn 45 năm, cùng với nhiều sự thanh trừng, trả thù, phục hận và 30 năm nối tiếp trong sự thống nhất bằng bạo lực, lừa dối, tiếp tục giết hại lẩn nhau giữa những người không đồng chính kiến, kẻ có trong tay bạo lực quyền hành và người thua cuộc cùng với toàn dân việt tiếp tục sống trong cảnh nghèo đói, lạc hậu ngu xuẩn và bại hoại từ tinh thần, thể xác cho đến đạo đức nhân bản dân tộc.
Cuộc đổi đời vào năm 1975 và công cuộc xây dựng XHCN dưới quyền lănh đạo độc tài CS sau 30 năm đă làm nên một cuộc di tản lớn nhất trong lịch sử người Việt v́ không chấp nhận chế độ CS, cũng như người dân đă tỉnh ngộ khi thấy được dă tâm và thú tính của những con người CS đă hô hào họ đấu tranh giải phóng dân tộc để đạt được quyền lực thống trị và nhẫn tâm tiếp tục tàn sát chính người dân Việt cho đến ngày hôm nay.
Người Việt bỏ xứ ra đi hôm nay đă lên đến con số 3 triệu người hiện đang sống tạm dung hay định cư trên 60 quốc gia trên toàn thế giới. Và con số ấy sẽ vẫn c̣n tiếp tục cho đến khi quê hương VIỆT NAM không c̣n bóng ma CS và một bọn người cùng với Mafia làm nên luật pháp, trị v́ nước Việt như những tên vua tàn ác trong các triều đại phong kiến thối nát xa xưa.
Trên thế giới, dân tộc Việt vẫn bị tiếp tục lợi dụng như một con bài để chống lại americannism và phô trương một chủ nghĩa đă bị đào thải. Lịch sử thế giới đă chứng tỏ sự độc tài, bất lực của chế độ CS đă làm cản trở mọi sự phát triển của nhân bản kỹ thuật và là nguyên nhân sâu xa của hai cuộc đại chiến thế giới vừa qua.
Một lúc nào đó con người Việt chúng ta phải định nghĩa lại giữa bạn và thù trên quê hương, để cùng nhau xây dựng lại con người và từ bỏ một lư tưởng vô thần đă làm không những gần 5 triệu người Việt bỏ mạng trong hơn 2/3 thế kỷ cận đại và nhiều triệu người vô tội khác trên thế giới cho một lư tưởng điên rồ đó.
-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), July 12, 2004.
Người Việt quốc gia yêu nước và thành phần nhân tố đấu tranh cho quê hương Việt Nam vẫn luôn quan tâm theo dơi, tranh căi để t́m một biện pháp tích cực tránh đổ máu và trên tinh thần tự lực cánh sinh để đưa dân tộc Việt tự ḿnh đi trên con đường dân tộc để xây dựng lại quê hương.Như đă nói trên, chúng ta hiện nay đang đứng trước những ngả rẻ quan trọng trong nhân sinh quan và lư tưởng con người. Và văn hoá là một thứ vũ khí vô h́nh có thể đưa dân tộc Việt đến một cuộc chiến đổ máu mới mà dân tộc Việt chúng ta luôn chỉ là những con chốt thí trên bàn cờ chính trị quốc tế.
Sau khi thống nhất đất nước trong sự toàn thắng của chủ nghĩa CS, các nhà lănh đạo Hà nội hiện nay đang cố sức t́m cách xoá bỏ các tội ác đă gây nên trong quá khứ và lẻ đương nhiên đổ tội tất cả cho những người thua cuộc và người Mỹ. Một quốc gia mang sứ mạng toàn cầu chứng minh sự tự do và cuộc sống ấm no đem đến trên hành tinh chúng ta.
Văn hoá Mỹ và cuộc chiến tranh VN, văn hoá âu châu và các thuyết lư cơ bản về mọi nền tảng của khoa học, XH, kỹ thuật, cùng với nền văn hoá phương đông mà đất nước Trung Hoa vĩ đại là biểu hiện con rồng á đông để chứng minh sức mạnh của ḿnh trong nhiều thập niên tới đây. Tất cả những nguồn văn hoá ấy, người Việt chúng ta đă không sàng lọc kỹ càng để đem các tinh hoa của các nước về làm giàu vốn sống cho dân tộc mà chỉ ham thích những cặn bă của các nguồn văn hoá nói trên về cho quê hương.
ƠƯ đây tôi không muốn nhắc đến các hiện tượng suy vong về đạo đức nhân bản do chế độ CS và chính người Việt gây ra mà chỉ muốn đề cập đến vấn đề chúng ta tự đầu độc và ngu xuẩn tha về nhà những thứ cặn bă ung thối của các nguồn văn hoá nói trên.
Chế độ CS độc tài hiện nay chỉ v́ muốn bám víu vào quyền lực để đầu cơ trục lợi mà quên đi sự sống c̣n dân tộc. Tiếp tục gieo rắc những thứ cặn bă của các nguồn văn hoá thế giới, bưng bít sự thật và tiếp tục vu oan giá hoạ đến những người thua cuộc và t́m mọi cách tẩu tán tài sản vừa cuỗm được để mong cao chạy xa bay khi chế độ CSVN sẽ sụp đổ trong một ngày không xa.
Hiện nay trước sự vong bản dân tộc và không c̣n đồng minh trong quan hệ hữu nghị, chính quyền CS Hà Nội đă không c̣n cách nào khác là phải chịu lép vế trước thế lực Trung Hoa và tiếp tục ngốn các văn hoá cổ hủ mà chính người Trung Quốc đă chối bỏ từ lâu.
Những đoạn phim về các tích sử của người Tàu được tŕnh chiếu hàng ngày trên các kênh qua những phim bộ, qua hệ thống truyền thông, truyền h́nh. Văn hoá phẩm Trung Quốc tràn ngập thị trường VIỆT NAM khống chế toàn bộ tư tưởng sinh hoạt, đời sống của người dân. Sự ảnh hưởng, lệ thuộc đến nước Trung Hoa không chỉ dừng lại ở mức độ văn hoá nghệ thuật mà c̣n đưa đến ảnh hưởng về mặt kinh tế.
Hiện nay các mặt hàng Trung Quốc tràn ngập thị trường nội địa VIỆT NAM không những đă làm nên một cuộc cạnh tranh ráo riết trong thương trường, đè bẹp nguồn sản xuất nội địa, mà trên phương diện khác có tầm ảnh hưởng quan trọng đến vận mạng chính trị và đời sống con người Việt chúng ta.
Một bài viết được đưa lên mạng vào ngày 24. 6. 2004 của ông Trần Đức với chủ đề:
“Chuyện dài chất độc màu da cam ( Dioxin)” đă đưa tin: tiến sĩ Nguyển quốc Tuấn trưởng pḥng bộ công nghệ khoa học VIỆT NAM đă cung cấp những dữ liệu quan trọng về các sử dụng hoá chất, thuộc thành phần hoá học 2,4 2,4,5 -T nằm trong nhóm độc tố Dioxin để diệt côn trùng và xịt thuốc lên hoa màu, trái cây nhập từ Trung Quốc sang VN. Dioxin, một loại vũ khí hoá học được quân đội Mỹ sử dụng trong thập niên 60-71 ở chiến trường miền nam VIỆT NAM nhằm tiêu diệt các khu vực rừng cây xanh nhiệt đới mà quân đội CS dùng làm nơi ẩn náo an toàn nhất trong cuộc chiến VIỆT NAM, đă bị thế giới lên án dữ dội khi những chất độc ấy cũng ảnh hưởng đến không ít người dân vô tội sống trong vùng bị nhiễm độc.
Mặc dù sau 33 năm, những dấu tích cũng như sự di truyền của những nạn nhân bị nhiễm độc vẫn đang được chính quyền Mỹ bồi thường các thiệt hại, nhưng chưa làm hài ḷng các nhà cầm quyền CS VN.
Những chiến dịch vu cáo về tính chất độc hại Dioxin vẫn được là đề tài nóng hổi để vu cáo tội ác chiến tranh do Mỹ gây ra ở VIỆT NAM được chính quyền CS và những tổ chức thân cộng quốc tế thi nhau tố cáo, loan truyền ngày càng sâu rộng trong thế giới nhằm chống lại thế giới tự do và đường lối đối ngoại của Mỹ với các nước vi phạm nhân quyền, độc tài và chủ nghĩa CS.
Nhưng những hành động tàn độc dùng chất độc nói trên để đầu độc dân Việt Nam trong thời đại mới ngày nay qua các nguồn thực phẩm từ Trung quốc đă được chính quyền CS VIỆT NAM dấu nhẹm. Những hành động mượn dao giết người và sau đó tiếp tục vu cáo trắng trợn đến chính quyền Mỹ qua chuyện chất độc màu da cam vẫn đang được chính sách và bộ máy tuyên truyền CS luôn lớn tiếng và kiêu gọi bồi thường cho những nạn nhân mới đang bị chính chế độ CS Hà nội và tập đoàn CS quốc tế đầu độc dân Việt, khi nhắm được thị hiếu thích hàng hoá ngoại nhập và rau quả, trái cây, thực phẩm đang ngày một nhiều từ phía Trung quốc bằng các đường du nhập vào VN. Những nạn nhân bị nhiễm độc hôm nay và dân tộc Việt vẫn không biết rằng chính chúng ta đă bị CS và bọn tán tận lương tâm cầm quyền Hà nội cùng với các tập đoàn phản động quốc tế đang lạm dụng ḷng căm thù và ngu ngốc của người dân Việt chúng ta để tiếp tục chống Mỹ và ngăn chặn con đường tiến bộ dân chủ đang được phát triển mạnh mẽ ngày một cao trên khắp thế giới. Và người tiến sĩ khoa học Nguyển Đức Tuấn v́ chuyện nghiên cứu đó đă bị cách chức và điều đi làm công việc khác.
V́ sự an nguy đời sống của người dân việt chúng ta, v́ sự sống c̣n dân tộc, một lần nữa mong mỏi mọi người nên thức tỉnh và định nghĩa lại quan niệm về bạn và thù để dân tộc chúng ta không phải là những con vật thí thân của tập đoàn cầm quyền lănh đạo ở Hà Nội và nhanh chóng lên án bọn đồ tể CS đă không từ một thủ đoạn gian manh nào để đạt mục đích, thậm chí giết người bịt miệng, ném đá giấu tay và vu cáo cho người khác.
Chủ nghĩa CS và con người CS đă thật sự không c̣n chỗ đứng trên hành tinh chúng ta.
Những thủ đoạn tàn ác vừa nêu trên nhằm giết hại người Việt và đồng bào Việt tộc trên một cuộc chiến vô h́nh, tàn độc không kém và sự ảnh hưởng đó sẽ c̣n rất lâu để người Việt chúng ta có cơ may mắn bắt vận mạng đất nước và tự ḿnh chọn cho ḿnh con đường đi chính trực để dựng xây quê hương ngày càng giàu đẹp hơn.
Dân tộc VIỆT NAM thật sự cần một chính quyền dân chủ, sáng suốt và tự do không c̣n CS để cùng với đồng bào VIỆT NAM và nhân loại thế giới xây dựng quê hương đất nước. Xoá bỏ mọi thứ văn hoá phế thải mà tự chúng ta đă từ lâu bị chính những nhà chính trị độc tài CSVN và những tổ chức, thế lực nước ngoài lợi dụng để làm một băi rác chứa tất cả những thứ đồi bại thế giới cho dân tộc Việt chúng ta.
Những thủ đoạn tàn độc của CS như vấn đề Dioxin trong thực phẩm hôm nay để tiếp tục sát hại người dân Việt và vu cáo một cách ngu xuẩn đến chính quyền và nhân dân Mỹ cần được chính người Việt chúng ta kịp thời thông báo và tẩy chay các loại thực phẩm độc dược ấy.
Chúng ta sẽ cùng nhau thanh lọc, tẩy chay những thứ văn hóa tư tưởng suy đồi, phế thải hiện đang có mặt trên quê hương do chính quyền độc tài CS bưng bít và truyền bá làm tê liệt nguồn sống và văn hoá con người VN.
Germany, ngày 27.6.04
Kính
Michael Vo
-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), July 12, 2004.
Kinh thua qui viKinh moi qui vi bam vao cac link duoi day de doc cac tin tuc trong tuan va cac bai binh luan ve Viet Nam ngay nay do cac cay viet trong nuoc va ngoai nuoc viet, Tran trong cam on qui vi.
http://greenspun.com/bboard/q-and-a-fetch-msg.tcl?msg_id=00CD2B
http://greenspun.com/bboard/q-and-a-fetch-msg.tcl?msg_id=00CD20
Tran trong kinh chao qui vi
TBT
-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), July 12, 2004.