Cac bai binh luan tu trang mang Luoi Tuoi Tre Viet Nam Len Duonggreenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread |
Bắc Bộ Phủ toàn những tên Đầu Gấu, Sống vô tâm quanh bữa tiệc đầu lâu,
Ta cúi đầu - Cộng cỡi cổ, Ta đứng dậy - Cộng sụp đỗ -------------------------------------------------------------------------------------------
Bao giờ có được tự do tôn giáo ở Việt Nam ?
Trần Đức - Đưa lên lenduong.net - ngày 16/07/2004
Báo chí trong nước đồng loạt loan tin, ngày 12/07/20, Văn Pḥng Chủ Tịch Nước đă họp báo để công bố Pháp Lệnh của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội số 21/2004/PL-UBTVQH11. Pháp Lệnh này đă được Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội thông qua ngày 18/06/2004 vừa qua. Bản tin này khiến người bàng quan và nhất là giới tín đồ các tôn giáo nêu lên hai câu hỏi. Thứ nhất là tại sao một Pháp Lệnh mang tính chất quy định về hành chánh lại phải được chính Chủ Tịch Nhà Nước thông qua văn pḥng của ḿnh để công bố ? Thứ nh́ là Pháp Lệnh là một văn kiện mang tính cưỡng bách thi hành, nói cách khác, nó quan trọng như một đạo luật, lại không do chính Quốc Hội biểu quyết thông qua mà lại chỉ do Ủy Ban Thường Vụ vốn chỉ có chức năng giải quyết công việc hàng ngày quyết định ?
Người ta c̣n nhớ cũng trong khóa họp vừa qua của Quốc Hội, khi thuyết ḿnh về Hiệp Định Phân Định Vịnh Bắc Bộ, cũng phải Trần Đức Lương đích thân lên diễn đàn Quốc Hội. Phải chăng, đưa ra người cao cấp nhất của chế độ là để tránh những phát biểu, những chỉ trích, những chất vấn của các đại biểu Quốc Hội ? Việc Văn Pḥng Chủ Tịch Nước công bố Pháp Lệnh do một bộ phận của Quốc Hội, chứ không phải Quốc Hội, phải chăng cũng nhằm mục tiêu trăm dâu đổ đầu tằm ? Phải chăng thế giới họ nể ông Trần Đức Lương mà sẽ không c̣n tố cáo Việt Nam đàn áp tôn giáo ? Liệu ông Trần Đức Lương có uy tín đến độ đó không ? Trên trường quốc tế, người ta biết nhiều đến ông Tổng Bí Thư Đảng CSVN v́ ông này có thực quyền trên toàn bộ đất nước Việt Nam. Nhiều lắm, họ biết thêm đến tên ông Phan Văn Khải, người thường dự các hội nghị quốc tế, thường đi xin viện trợ ở các nước phương Tây. Tới trụ sở Liên Hợp Quốc mà hỏi tên ông Chủ Tịch Nước Cộng Ḥa XHCN Việt Nam th́ có thể nói, hầu hết nhân viên, quan chức họ không biết "người ấy là ai". Đă không biết th́ sao có thể nói đến sự nể phục?
Báo chí của đảng và Nhà Nước ca ngợi Pháp Lệnh và cho rằng: "Đây là dấu mốc mới thể hiện chính sách tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của Đảng và Nhà Nước thời kỳ đổi mới". Nhưng đọc kỹ văn bản, bằng những lời lẽ có thể là mới, nhưng Pháp Lệnh vẫn chứa đựng nội dung của những pháp lệnh, những nghị quyết trước đây là coi các tôn giáo như những mối nguy tiềm ẩn mà chế độ này không thể kiểm soát được. Một vị linh mục đă mỉm cười và phát biểu "Đảng và Nhà Nước từ đầu đến giờ vẫn thường khẳng định họ trước sau như một đó thôi".
Nhiều điểm trong nội dung Pháp Lệnh khiến người ta bàn tán. Điều 3 đưa ra định nghĩa: "Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên; tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng; thờ cúng thần, thánh, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xă hội". Rơ ràng là đă có sự lẫn lộn cố ư giữa tôn kính với tín ngưỡng. Đức Hưng Đạo Vương, B́nh Định Vương Lê Lợi, Hoàng Đế Quang Trung không lập đạo, không bao giờ ngạo mạn coi ḿnh là Trời Phật. Người đời ghi nhớ công ơn nên lập đền miếu tưởng niệm. Đền thờ Đức Thánh Trần khác với chùa chiền thờ Đức Phật hay Thánh Đường thờ Thiên Chúa.
Điều 8 quy định những điều cấm kỵ của chính quyền đối với các tôn giáo như sau: "Không được lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hoà b́nh, độc lập, thống nhất đất nước; kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của Nhà nước; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác". Điều 13 ấn định biện pháp đối với các nhà tu hành, chức sắc như sau: "1. Người đang chấp hành án phạt tù hoặc đang bị quản chế theo quy định của pháp luật th́ không được chủ tŕ lễ nghi tôn giáo, truyền đạo, giảng đạo, quản lư tổ chức của tôn giáo và chủ tŕ lễ hội tín ngưỡng. 2. Đối với người đă chấp hành xong các h́nh phạt hoặc biện pháp xử lư hành chính quy định tại khoản 1 Điều này, chỉ sau khi được tổ chức tôn giáo đăng kư hoạt động và được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được chủ tŕ lễ nghi tôn giáo, truyền đạo, giảng đạo và quản lư tổ chức của tôn giáo". Xem như vậy, chỉ cần vu khống cho các nhà tu hành như CSVN đă làm trong quá khứ là các giáo hội sẽ mất đi những chức sắc của ḿnh.
Pháp Lệnh và Tín Ngưỡng Tôn Giáo không thể coi là một bước tiến, một dấu mốc mới thể hiện chính sách tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của Đảng và Nhà Nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam. Đó chính là nhát chém mạnh mẽ vào những sinh hoạt tín ngưỡng thảng hoặc c̣n diễn ra đây đó một cách âm thầm của người dân Việt Nam.
-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), July 16, 2004
Quyền Lợi Và Nghĩa Vụ
Phan Như Sơn - Đưa lên lenduong.net - ngày 16/07/2004
Trong tiến tŕnh hội nhập vào cộng đồng thế giới, chính quyền cộng sản Việt Nam thường xuyên bị lên án về những vi phạm nhân quyền của ḿnh, đặc biệt là chính sách đàn áp hoạt động của các giáo hội độc lập và cầm tù những cá nhân có quan điểm và phát biểu đối kháng. Cho đến nay chính quyền cộng sản Việt Nam vẫn giữ một thái độ thù nghịch đối với những tổ chức và quốc gia lên tiếng cáo giác về những vi phạm đến những quyền con người căn bản này. Một trong những lư cớ mà CSVN đưa ra là Việt Nam nói riêng và Á Châu nói chung có những giá trị đặc thù mà những quy định về nhân quyền từ Tây phương không thể áp dụng được.
Luận điệu "giá trị đặc thù Á châu" này thực ra không phải là phát kiến của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Trung Cộng là quốc gia đầu tiên đưa ra lập luận của ḿnh về vấn đề này trong một bản báo cáo nhân quyền đăng trên Tân Hoa Xă năm 1991. Bắc Kinh cho rằng v́ những khác biệt trong bối cảnh lịch sử, hệ thống xă hội, truyền thống văn hoá, và mức độ phát triển kinh tế, các quốc gia nhận thức và thực hành nhân quyền khác nhau. Tiếp đó, trong tạp chí Foreign Affairs số xuất bản năm 1994, cựu thủ tướng Lư Quang Diệu của Singapore đă cổ vơ cho việc đem nền văn hoá Á châu đối đầu với văn hoá Âu châu và tỏ ư phủ nhận những giá trị nhân quyền và dân chủ. Cực đoan hơn nữa, tại Hội Nghị Bang Giao Âu Á, gọi tắt là ASSEM, được tổ chức năm 1996, thủ tướng Malasia, Mahathir đă cho rằng những giá trị của Á châu là phổ quát c̣n những giá trị của phương tây chỉ áp dụng được cho Âu châu.
Khi đánh giá lập luận này, điểm nghịch lư khôi hài người ta nhận thấy đầu tiên là giữa các quốc gia Á châu không nhất thiết có một cái gọi là nền văn hoá và giá trị chung. Mặc dù hai vị cựu thủ tướng của Malaysia and Singapore đều hô hào cổ vơ cho một giá trị đặc thù Á châu nhưng thật ra Malaysia theo Hồi Giáo c̣n Singapore th́ lại bị ảnh hưởng nặng nề bởi khối người Hoa theo Khổng Giáo. Trung Cộng th́ trong bao nhiêu năm, đặc biệt là trong thời Cách mạng Văn Hoá, đă ra sức tiêu diệt cái mà họ gọi là tàn dư văn hoá phản động để xây dựng một nền văn hoá gọi là Cộng Sản tiên tiến.
Điểm nghịch lư thứ hai là lập luận này lại là quan điểm và phát biểu của các nhà cầm quyền chứ không phải là nhân dân của các nước Á châu. Phát biểu trước Hội Nghị về Nhân Quyền tại Vienna, 110 tổ chức phi chính phủ Á châu đă cực lực phản bác quan điểm về nhân quyền của cách vị lănh đạo này. Bản Tuyên Ngôn Bangkok đă khẳng định tính chất bất khả phân và phổ quát của nhân quyền. Những tổ chức phi chính phủ này đă tuyên bố: "Những tiêu chuẩn nhân quyền phổ quát đă có nền tảng trong nhiều nền văn hoá khác nhau... Trong khi vẫn cổ vơ cho tính chất đa văn hoá, chúng tôi không dung thứ cho những hành xử văn hoá đi lệch khỏi những giá trị nhân quyền được toàn cả thế giới chấp nhận."
Khi hùa theo lập luận của Trung Cộng, Lư Quang Diệu và Mahathir, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đă không nhận ra được những giá trị nhân quyền thực ra đă có nền tảng từ trong văn hoá và lịch sử Việt Nam. Điển h́nh là quyền tự do ngôn luận. Cái mà trong thời đại hiện nay gọi là quyền tự do ngôn luận, trong lịch sử Việt Nam nó đă được thể hiện qua nghĩa vụ lên tiếng can gián, cảnh tỉnh, và thậm chí phản đối của giới sĩ phu đối với triểu đ́nh khi triều đ́nh không làm tṛn công việc cai trị đất nước, để cho nhân dân đói khổ, có hành động tàn ác với nhân dân, và đặc biệt là có những hành động bán nước nhượng bộ ngoại bang. Chu Văn An dâng sớ xin chém đầu bảy tên nịnh thần khi triều Trần Dụ Tông tổ chức cờ bạc rượu chè trong kinh đô rồi lại chiếm cả băi sông Tô Lịch của dân. Sư Vạn Hạnh và Đào Cam Mộc thấy Lê Ngoạ Triều bạo ngược coi thường sinh mệnh nhân dân nên đă cùng Lư Công Uẩn truất phế nhà Lê. Thái Phó Lữ Gia can ngăn mẹ con Ai Vương đừng dâng đất Nam Việt cho nhà Hán không được đă truyền hịch đi khắp nơi tố cáo hành động bán nước của chúng rồi họp đại thần cử quân trừ khử họ Triệu.
Khi ngăn chặn hay thậm chí đàn áp việc lên tiếng của những nhân vật bất đồng chính kiến như Trần Khuê, Nguyễn Vũ B́nh, hay Lê Chí Quang khi họ can ngăn, cảnh tỉnh và phản đối những hành động hại dân bán nước, Cộng Sản Việt Nam đă không chỉ vi phạm những qui định trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền mà c̣n phủ nhận nghĩa vụ của giới sĩ phu và đi ngược lại những giá trị nền tảng của văn hoá Việt Nam.
-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), July 16, 2004.
Tàn Những Giấc Mơ
Trần Đức - Đưa lên lenduong.net - ngày 13/07/2004
Vụ kiện tôm đă có kết quả sơ khởi. Báo chí trong nước đă đồng loạt đưa tin: "Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đă công bố phán quyết sơ bộ về mức thuế đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc, theo đó, mức thuế chống bán phá giá đối với 38 doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam vào Mỹ từ 12,11% đến 93,13%". Bộ Ngoại Giao, Đại Sứ Quán cộng sản Việt Nam tại Mỹ cũng có lời than phiền về phán quyết này, đồng thời phủ nhận không hề bán phá giá tôm vào Hoa Kỳ và tố ngược lại là Mỹ đă áp dụng "biện pháp bảo hộ mậu dịch, đi ngược lại tinh thần tự do thương mại và cạnh tranh b́nh đẳng".
Hoa Kỳ là một thị trường lớn, đa dạng và cũng không kém phức tạp. Chính v́ muốn hội nhập kinh tế thế giới để nâng cao nền kinh tế Việt Nam vừa đoạn tuyệt với khuôn mẫu xă hội chủ nghĩa, mà Việt Nam đă cầu cạnh để kư hiệp ước thương mại song phương với Mỹ cách đây ít năm. Nhờ hiệp ước này mà đă có giao thương buôn bán giữa hai nước. Nhưng hiệp ước này không có nghĩa là Việt Nam đă trở thành đối tác ưu tiên của Mỹ. Nếu Việt Nam cho rằng luật pháp của ḿnh khác với luật pháp của các nước khác trên thế giới trong đó có Mỹ, th́ Mỹ cũng có những luật pháp của họ, nhất là Hoa Kỳ lại là một liên bang, mỗi tiểu bang đều có một hệ thống luật lệ riêng. V́ thế mà tuy đă kư hiệp ước thương mại song phương với cộng sản Việt Nam, tổng thống Mỹ vẫn phải mỗi năm một lần tha cho Việt Nam khỏi bị chi phối bởi đạo luật Jackson-Vanick.
Cộng sản Việt Nam đang phản đối phán quyết của bộ thương mại Hoa Kỳ là không công bằng. Nhưng Hà Nội cũng cần xem xét lại sự kỳ thị giá cả đối với thương gia nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam. Không kể tiền "hoa hồng" và tiền cán bộ "ṿi vĩnh", thuế nhập khẩu và nhiều thứ thuế khác đă làm cho giới đầu tư quốc tế phải nản ḷng. Họ nản ḷng th́ họ bỏ họ đi nơi khác. Toàn cầu hóa là thế. Nếu Mỹ chơi xấu, th́ Việt Nam cũng có thể bỏ thị trường Mỹ mà xuất khẩu tôm đi nơi khác. Qua lời của ông Tiêu Cẩm Châu - Tổng Giám Đốc Cty chế biến thuỷ sản Út Xi (Sóc Trăng) th́ công ty của ông trong 6 tháng đầu năm xuất khẩu tôm trị giá 12.700.000USD, trong đó xuất vào Mỹ chỉ có 12%, trong lúc xuất sang Nhật 60%, sang Châu Âu 20%. Như vậy, so với các thị trường khác, thị trường Hoa Kỳ không đáng là bao. Ngoại trừ nhà nước nuôi mộng đánh thắng "giặc Mỹ" thêm một lần nữa ngay trên đất Mỹ bằng cách bán tôm với giá mà không nhà sản xuất tôm nào của Mỹ có thể cạnh tranh nổi để giành thắng lợi, th́ vụ kiện này Hà Nội đă "THUA". Tàn một giấc mơ !
Giấc mơ thứ nh́ mà Hà Nội ôm ấp từ 10 năm qua là được gia nhập WTO vào đầu năm 2005. Gia nhập tổ chức mậu dịch thế giới này là con đường hội nhập tốt nhất và một khi trở thành thành viên của WTO th́ Việt Nam sẽ ngang hàng với các nước thành viên khác trong tổ chức này. Ngang hàng tức là có cùng điều kiện khách quan để cạnh tranh trên thị trường tự do của thế giới. Cạnh tranh th́ mối nguy nhất vẫn đến từ những nước trong vùng, đặc biệt là đàn anh Trung Quốc. Nhưng, để bù lại, có thể khi vào WTO rồi th́ thoát được cái nạn "quota" mà các nước ấn định cho hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam như hiện nay. Ví dụ điển h́nh: Trong 6 tháng đầu năm 2004 này, Việt Nam đă xuất khẩu hàng may mặc trị giá 2 tỷ USD, phần lớn vào thị trường Mỹ. Hà Nội dự trù trong năm nay trị giá xuất khẩu mặt hàng này sẽ lên đến 4,25 tỷ USD. Nhưng đến cuối năm 2005 t́nh thế có thể thay đổi v́ Hoa Kỳ có thể đưa ra một "quota" khác. Có thể nói, so sánh với vụ tôm, hàng may mặc có tầm quan trọng hơn nhiều. Ngành này đă thu hút hơn 2 triệu công nhân, lao động. Nếu "quota" giảm đi th́ sẽ đẻ ra rất nhiều vấn đề. Ṿng thương thuyết thứ 8 vừa qua cũng như các cuộc thương thuyết song phương với hàng trăm quốc gia của WTO cho thấy, Việt Nam chưa được họ chấp nhận. Họ đ̣i hỏi cần phải cải tổ kinh tế thêm nữa, cần phải cải tổ luật pháp và đảm bảo luật pháp không thay đổi vv... Trong lúc các chuyên gia kinh tế thế giới an ủi Việt Nam bằng cách "ca tụng sự phát triển và những bước tiến tích cực của Việt Nam", th́ những người lănh đạo đảng và Nhà Nước, không c̣n đả động ǵ đến thời điểm đầu hay cuối năm 2005 nữa mà đă xuống giọng nói rằng "Việt Nam hy vọng gia nhập WTO càng sớm càng tốt". Thực tế là như vậy. Lại tàn một giấc mơ! Có điều giấc mơ này tàn kéo theo nhiều lo âu của nhà cầm quyền Hà Nội. Số là t́nh h́nh sẽ trở nên cấp bách vào cuối năm 2004 này khi các hiệp ước về "quota" về hàng may mặc kư với các nước thành viên WTO, kể cả với Trung Quốc sẽ hết hạn. Lúc đó, con số trên 4 tỷ đô la do xuất khẩu mặt hàng này sẽ c̣n lại được bao nhiêu ? Lúc đó, giấc mơ sẽ trở thành ác mộng.
-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), July 16, 2004.
Kinh Tế Trí Thức: Như Khói Như Sương
Phan Kiến Quốc - Đưa lên lenduong.net - ngày 16/07/2004
Hội nhập kinh tế là một xu hướng tất yếu để phát triển. Việc này đem lại nhiều điểm lợi nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức, đ̣i hỏi đất nước phải mở ra những hướng mới trong đó kinh tế tri thức chiếm một vị thế quan trọng. Một nền kinh tế tri thức bao gồm nhiều lănh vực như khoa học, công nghệ - mà trong đó công nghệ thông tin (CNTT) có ảnh hưởng rất lớn trong toàn xă hội. Bài viết này tóm tắt một cách sơ sài những nét chính trong nền CNTT Việt Nam, những yếu tố cấu thành và vai tṛ của nó trong sự phát triển kinh tế và xă hội của đất nước. Theo ư kiến cá nhân, CNTT nước ta phụ thuộc vào 3 yếu tố sau:
1. Đào tạo - nhân lực.
Đây là một đề tài luôn được xă hội quan tâm - nhất là trong những tháng ngày tuyển sinh cận kề. Phải nói rằng kể từ ngày đất nước mở cửa, giáo dục (GD) cũng có khá nhiều thay đổi, nhưng những thay đổi hay cải cách đó cũng giống như những sửa chữa, cơi nới ở các khu nhà ở tập thể được xây dựng từ thời bao cấp. Càng ra sức sửa chữa th́ càng dị dạng. GD của chúng ta cũng giống như cái nhà ấy, bỏ th́ thương vương th́ tội, rốt cục tốn kém th́ giờ, tiền bạc và công sức chỉ để tạo ra những sản phẩm không chất lượng, và trong tương lai, chúng ta cũng vẫn tiếp tục loay hoay với những chắp vá ấy.
Nhận xét trên là của giáo sư Hoàng Tụy, một nhà toán học lỗi lạc của nước ta. Nó phác họa ra toàn cảnh nguy kịch và u ám của một nền giáo dục lạc hậu, sơ cứng, và c̣n lâu nền GD ấy mới đáp ứng được vai tṛ quan trọng là đào tạo ra những bộ óc, những bàn tay đưa đất nước ra khỏi t́nh trạng kém phát triển chứ đừng nói chi theo kịp các nước trong vùng.
Vốn là một cán bộ giảng dạy trong ngành khoa học ứng dụng trên đại học, chúng tôi thấy rất rơ điều này. Từ chương tŕnh đến phương pháp, chúng ta tụt hậu hàng thập kỷ so với các nước bên cạnh. Ngày hôm nay đây, bên thềm ngưỡng cửa của thế kỷ 21 mà trong giảng đường vẫn "thày đọc tṛ chép" y như trong tranh dân gian "thày đồ dạy học" của đầu thế kỷ trước. Nhiều giảng viên thậm chí c̣n sợ vi tính và các công cụ hỗ trợ như đèn chiếu, giáo tŕnh điện tử... như mèo sợ cọp. Hễ ai đề cập đến là giẫy lên như đỉa phải vôi và t́m đủ mọi cách để loại các phương tiện (lẫn người đề nghị) để bảo toàn chiếc ghế của ḿnh.
Chương tŕnh th́ nặng nhưng bất cập và vô lư. Chẳng hạn như bắt SV khoa Công nghệ thông tin phải học môn Sức bền vật liệu, vốn là một môn cơ bản của khoa xây dựng, hoặc bắt SV khoa Quản trị kinh doanh học môn Vẽ kỹ thuật vốn là một môn thuần túy của khoa Cơ khí! Tôi có cảm tưởng chúng ta đang cố nhồi nhét vào đầu SV đủ loại kiến thức để trở thành một kỹ sư đa năng, có thể làm việc trên mọi lănh vực?! Điều này thật vô lư v́ khi cầm tấm bằng kỹ sư Tin học trong tay, đố SV nào c̣n nhớ được thế nào là ứng suất phẳng, và ngược lại chẳng SV xây dựng nào nhớ được đơn vị của từ thông! Và các xí nghiệp tuyển dụng cũng chẳng bao giờ đi kiểm tra những kiến thức "trật bản lề" như thế.
Tuy nhiên những môn trật bản lề trên chưa phi lư và vô bổ bằng những môn chính trị như Chủ nghĩa Xă hội Khoa học, Lịch sử Đảng và gần đây nhất là môn Tư tưởng Hồ Chí Minh. Thật không ǵ phi lư bằng khi mọi người đang t́m đủ mọi cách để sống, để làm giàu, khi cả nước đang thấp thỏm ngoài ngưỡng cửa WTO (Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới) để sống mái với thế giới tư bản mà chúng ta lại vẫn huênh hoang ca tụng xă hội chủ nghĩa và xa xả kết án tư bản là bóc lột, là bất nhân là.. đủ thứ. Rồi tư tưởng của Bác Hồ sẽ đem lại ích lợi ǵ cho người kỹ sư tương lai khi phải phấn đấu trong cuộc cạnh tranh tri thức khắc nghiệt của ngày hôm nay ? Chính v́ phải dành ưu tiên cho các môn học trên nên những kiến thức như quản trị, kinh tế, ngoại ngữ, phương pháp lư luận - vốn là những hành trang không thể thiếu cho một kỹ sư tương lai - lại không có thời giờ giảng dạy. Và hậu quả đương nhiên là các em không đủ điều kiện để đối phó với những đ̣i hỏi cao của các xí nghiệp.
Theo một giám đốc của Paragon Solutions VN là một công ty tuyển dụng nhân sự, th́ vừa qua công ty IBM có nhu cầu tuyển 200 nhân viên nhưng "chúng tôi chỉ biết lắc đầu". Theo ông này th́ chỉ 5% sinh viên công nghệ thông tin ra trường đáp ứng được nhu cầu. Cũng để đánh giá nguồn nhân lực, vào tháng 6/04, tạp chí Thế giới vi tính PC World VN đă cho đăng bảng xếp hạng của tập đoàn tư vấn quốc tế Kearney về "nơi thu hút gia công dịch vụ tốt nhất" của 25 quốc gia. Và kết quả thật đáng kinh ngạc : về tiềm năng - một chỉ tiêu mà người VN vẫn thường tự hào, th́ chúng ta đứng cuối bảng với điểm 0.35 kém nước đứng đầu là Ấn Độ 4 lần (1.39). Về kỹ năng chuyên môn (cũng là một tự hào khác), VN ở vị trí thấp nhất với số điễm 0.04. Nước đứng đầu cũng là là Ấn Độ có số điểm 1.03, cao hơn chúng ta gấp 25 lần !
2. Hạ tầng vững chắc.
Hạ tầng ở đây là phải được hiểu là sự thâm nhập của CNTT vào trong quảng đại quần chúng. Cách đây chừng vài năm, Bộ Chính Trị đă ban hành Chỉ thị 58 với các mục tiêu đến năm 2005 phải đạt được :
phổ cập tin học, nối mạng tri thức cho thanh niên VN. Tất cả làng xă đều có điện thoại
phổ cập internet rộng răi trong cộng đồng. Tất cả làng xă đều được kết nối internet.
Thúc đẩy thương mại điện tử, chính phủ điện tử
nâng giá trị sản xuất phần mềm đến 500 triệu USD trong đó xuất khẩu đạt 300 triệu USD..
Bây giờ đă nửa năm 2004, thử làm một bảng tổng kết th́ chúng ta thấy có nhiều thành quả tốt đẹp nhưng qua đó cũng lộ ra rất nhiều yếu kém, bất cập. Trước tiên, số điện thoại đă tăng từ 6/100 lên 9/100, các tụ điểm internet ra đời ngày càng nhiều, nhất là khi dịch vụ ADSL ra đời, từ 3500 tụ điểm năm 2001 ngày nay đă lên 12000. Số lượng kết nối cũng tăng từ 250.000 lên 700.000.
Tuy nhiên những con số này không diễn đạt được ǵ về sự phát triển của internet. Số lượng có gia tăng nhưng chất lượng không có ǵ lạc quan. 70% số người sử dụng vào việc tán gẫu, phần c̣n lại là nghe nhạc, điện thoại và chơi game. Số người dùng internet vào việc học hỏi, truy t́m tài liệu th́ không đầy 5%. Riêng về thương mại điện tử th́ phải nói rằng t́nh trạng hiện nay chưa đạt được mức khởi đầu. Thống kê 70.000 doanh nghiệp trên cả nước th́ chỉ có 3000 sử dụng internet - và cũng chỉ để gởi email. Cả nước chỉ có trên dưới 1000 doanh nghiệp có website. Mặt khác việc sử dụng thẻ tín dụng - là yếu tố tối cần thiết cho thương mại điện tử - cũng c̣n rất hiếm.
Riêng phần phổ cập tin học th́ ai cũng thấy đây là một sự lạc quan quá lố của các bộ óc siêu việt trong Bộ Chính Trị. V́ đừng nói ǵ xa xôi, cứ "bốc" đại một người dân trong quận 1 Sài G̣n - vốn là một quận giàu nhất nước - và hỏi "con chuột vi tính" là cái ǵ th́ có lẽ không ít người cũng trả lời là "một con vật bẩn thỉu hôi hám". Tại nhiều tỉnh ở trên Bộ cứ điều máy tính về mà không biết địa phương "mù" về tin học nên lại phải mất thời giờ t́m kho cất máy. Chính v́ thế có nhiều người ví von : "cho cần câu nhưng phải xem có cá để câu không ?". Một vài địa phương khác như Quảng B́nh, một tỉnh có 800.000 dân nhưng chỉ có khoảng 200 thuê bao internet, nghĩa là phổ cập chưa xong con đường chính trong thị xă Đồng Hới ! Và rồi đúng lúc ấy Bộ Công An lại đẻ ra cái quái thai Quyết định 71 bắt tŕnh giấy tờ khi vào các tụ điểm internet! Một quyết định mà mọi người cho là vô lư, đi ngược lại xu hướng phát triển và không thể thực hiện được.
Sau cùng Chỉ thị 58 nhấn mạnh rất cụ thể về việc phát triển phần mềm và đặt rất nhiều kỳ vọng vào tương lại của ngành được coi là "mũi nhọn" này, nhưng sau vài năm thực hiện th́ kết quả cũng rất khiêm tốn. Năm 2003, doanh thu chỉ đạt 100 triệu USD trong đó có 30 triệu xuất khẩu, nghĩa là mới chỉ được 1/5 về doanh thu và 1/10 về xuất khẩu. So sánh với Ấn độ với mức xuất khẩu xấp xỉ 8 tỷ USD th́ thật không thấm vào đâu.
Cắt nghĩa cho thất bại này chúng ta thấy có nhiều lư do. Trước tiên là nhân lực yếu kém (đă nói ở phần trên), sau nữa là hạ tầng viễn thông của VN có quá nhiều bất lợi: giá cước quá cao. Một phút gọi sang Tokyo mất 5.61 USD trong khi Thái Lan là 2.07 và Philippines là 1.02 USD. Giá thuê một đường dây 64Kbps là 600 USD/tháng nghĩa là vào loại cao nhất thế giới. Chất lượng đường truyền ADSL cũng chỉ nhanh hơn modem (V90) từ 4 đến 5 lần (đôi khi c̣n chậm hơn), trong khi trên lư thuyết ADSL phải nhanh gấp 40 lần. Lư do thứ hai là khả năng tiếp cận thị trường quá thấp. Thường th́ để làm việc này, các công ty phải có văn pḥng tiếp thị tại các nước có nhu cầu như Mỹ, Nhật... và chi phí cho việc này khoảng 250.000 USD/năm và chỉ có những công ty lớn mới dám bỏ ra một số tiền như thế để đầu tư lâu dài.
Một lư do khác làm tŕ trệ lại là một yếu tố chủ quan: t́nh trạng vi phạm bản quyền. Theo điều tra của BSA (Business Software Alliance) th́ vào năm 2001, VN được "vinh dự" lănh huy chương vàng với tỷ lệ 94% (trung b́nh thế giới là 40%). Phải nói t́nh trạng sao chép trái phép ở VN là một cái ǵ b́nh thường như ăn cơm uống nước. Từ các phần mềm phổ thông như Corel Draw v.11, ACDSee v.6, Acrobat Adobe v.6... cho đến các phần mềm chuyên dụng như Ansys v.6, Maple v.9, ProEngineer, Premier Adobe chưa kịp bán ở châu Âu th́ đă được bẻ khóa và chất đống như thịt heo ở các cửa tiệm. Và nạn nhân không chỉ là các công ty Microsoft, Apple, Adobe... mà chính là các công ty trong nước v́ cho kẹo họ cũng không dám bỏ ra 3000 USD/tháng trong ṿng nhiều năm để sau đó nh́n thành quả của ḿnh bay vào túi người khác.
Với những nhận xét trên, chúng ta thấy hạ tầng viễn thông vẫn bộc lộ quá nhiều yếu kém, phổ cập tin học cũng mơ mơ màng màng như khói như sương và viễn ảnh xây dựng một ngành mũi nhọn đủ sức theo kịp các nước ASEAN vẫn chỉ là những ước mơ ngoài tầm tay.
3. Nguồn chất xám của cộng đồng hải ngoại.
Kinh nghiệm cho thấy các nước phát triển về CNTT như Đài Loan, Hàn Quốc và nhất là Ấn Độ đều biết dựa vào những người đang sống và làm việc ở nước ngoài. Đài Loan phát triển được ngành vi điện tử là nhờ đội ngũ Hoa kiều sống ở Mỹ. Ấn Độ hiện có hàng chục ngàn chuyên gia làm trong các viện công nghệ tại Silicon Valley và là những "tham tán" thương mại hữu hiệu nhất cho việc săn lùng hợp đồng. So sánh với họ, tiềm năng đội ngũ người Việt là rất lớn. Hiện có khoảng 300.000 người có tŕnh độ chuyên môn sinh sống trên toàn thế giới. Nhiều người giữ những chức vụ quan trọng trong các xí nghiệp lẫn các trung tâm nghiên cứu. Và quả thật không cường điệu khi đánh giá rằng : kiến thức là nguồn tài sản lớn nhất mà người Việt hải ngoại có thể đóng góp cho đất nước, mà không phải tiền bạc.
Tuy nhiên cho đến ngày hôm nay phần đóng góp của cộng đồng hải ngoại vẫn rất khiêm tốn. Nhà nước VN thường lư giải là mối quan hệ giữa hai bên chưa được chặt chẽ và có nhiều hiểu lầm về đường lối của Đảng và chính phủ. Dĩ nhiên họ cũng không quên "khoèo" vào các tổ chức mà họ cho là "phản động". Tuy nhiên có một điều mà nhà nước đă cố t́nh che dấu và bóp méo đối với đồng bào trong nước là : đại đa số kiều bào hải ngoại lúc nào cũng hướng về quê hương chứ không chấp nhận phục vụ cho bất kỳ cá nhân, đảng phái nào. Sống ở nước ngoài, tiếp nhận thông tin từ mọi phía và hiểu rơ giá trị của một nền dân chủ đích thực, khó có thể có một sự đóng góp tích cực và năng động trên một phần đất c̣n ngự trị một chế độ toàn trị, một chế độ mà mọi ư kiến xây dựng đều bị bóp nghẹt.
Từ khi mở cửa đă có khoảng 200 trí thức về giảng dạy, tư vấn cho các dự án. Tuy nhiên nếu chỉ nói về lượng th́ sự đóng góp của việt kiều quá ít, c̣n về phẩm th́ cũng rất hạn chế. 30 năm sau ngày thống nhất và 18 năm sau ngày đổi mới, vẫn c̣n rất nhiều "khúc mắc nhỏ" mà sau bao nhiêu hứa hẹn nhà nước vẫn không giải quyết nổi.
Tổng hợp 3 yếu tố trên, chúng ta thấy h́nh như Việt Nam c̣n thiếu một chính sách vĩ mô được phác họa bởi những con người vừa có tài vừa có tâm, c̣n thiếu một cái ǵ đồng bộ, nhất quán để ảnh hưởng sâu rộng trong toàn xă hội, c̣n thiếu một cái ǵ kích động đến ư chí và đánh thức ư thức công dân của mọi người. Một cái ǵ đó không xác định được.
***
Trong bài này chúng ta đă nhắc nhiều đến Ấn Độ và những thành quả lớn lao của họ trong nền kinh tế tri thức nói chung và CNTT nói riêng. Sự thành công của họ được quy về 6 yếu tố trong đó có yếu tố ổn định chính trị. Nói đến đây có lẽ các nhà lănh đạo VN nhẩy cẩng lên vui mừng. Lầm to !
Ấn Độ trước khi hùng mạnh như thế đă từng được xem là nền dân chủ lớn nhất thế giới. Sự ổn định chính trị của họ với VN khác nhau một trời một vực. Chính phủ của ông Vajpayee được coi là vững mạnh nhất cũng chỉ "thọ" chưa tới 10 năm. C̣n "Đảng ta" bám rễ hơn nửa thế kỷ. Bà Sonia Gandhi được toàn dân van xin giữ ghế Thủ tướng nhưng bà khăng khăng chối từ. C̣n "Đảng ta" cũng khăng khăng chối từ nhưng v́ lư do...ngược lại. Ở Ấn Độ sinh viên tu nghiệp lũ lượt kéo về nước c̣n ở ta th́ ngược lại.
Có lẽ đấy mới chính là lư do mà nền kinh tế tri thức của ta vẫn măi không cất cánh nổi.
Sài G̣n, 29/6/2004
Phan Kiến Quốc
-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), July 16, 2004.
Những "Nghề" Mới Tại Việt Nam Hiện Nay: Vé Số Ôm!
Nam Thanh - Đưa lên lenduong.net - ngày 16/07/2004
Thời buổi cả nước được đảng cộng sản đưa vào con đường chủ nghĩa tư bản hoang dă, xă hội Việt Nam có nhiều "nghề" mới lạ... Một số nghề hoàn toàn không có trước đây, và một số nghề không c̣n hoạt động, nay được vực dậy. Nhiều công việc nghe qua người ta không thể nghĩ là chuyện thực, nhưng nó thực sự hiện hữu như câu chuyện mới đây về nghề "ngủ trưa ôm"!. Nghề "ôm" đă phát triễn rất nhanh qua các lănh vực khác...từ càfê ôm, hớt tóc ôm, đấm bóp ôm, thậm chí hát cải lương cũng phải ôm...nói chung cái ǵ cũng ôm. Hôm nay báo chí nhà nước lại cống hiến bà con một câu chuyện ôm khác: nghề "Bán vé số ôm". Vậy là trong tương lai Việt Nam ta cái ǵ cũng phải "ôm" mới khá được. Xin mời quư độc giả theo dơi câu chuyện dưới đây.
Vé số... ôm!
Dân chơi xứ biển miền Đông Nam Bộ đang rỉ tai nhau loại vé số đặc biệt mang cái tên đầy "ấn tượng du lịch" là "hẹn gặp lại"! mà chàng H. mập, anh bạn Long Hải của tôi, dịch nghĩa nôm na là "vé số ôm".
Xin một cái hẹn
Trời sẩm tối, bờ biển Long Hải thưa dần người, chỉ c̣n ánh trăng đêm lấp loáng trên mặt sóng lăn tăn. Một cô gái tay cầm xấp vé số bước vào, tuy chỉ trang điểm sơ sài nhưng mới nh́n nụ cười hơn hớn của cô ta, ông bạn tôi bấm nhỏ: "Đấy, chính là nàng đấy!’’.
Nàng có gương mặt khá trẻ, đôi mắt dậy sóng t́nh. Không đứng mời vé số như những người khác, nàng sà xuống ghế rồi cất giọng thẽ thọt: ’’Mua giùm em vài tấm lấy hên. Hồi trưa tới giờ chưa bán được vé nào’’. Trời ạ! Cái độ tuổi ’’sắp cùng xuân ly dị măi’’ của tôi mà được nàng gọi bằng anh nghe sao cảm động thế!
Tôi suưt móc tiền mua 20 tờ nhưng bị H. bấm tay ngăn lại. Đợi đến khi những câu trăng gió của H. phun ra như máy nước, bàn tay nàng nằm trong bàn tay thô ráp của H. tự lúc nào, tôi mới được ra hiệu mua vé số nhưng không thấy gương mặt nàng lộ vẻ vui khi được mua những 20 tờ mà dường như đang chờ đợi cái ǵ khác. H. mập bấy giờ mới lên tiếng: ’’Bạn anh muốn hẹn gặp lại, ở đâu th́ được?". Ánh mắt nàng sáng lên với nụ cười khinh khích: ’’Nếu vậy th́ gặp nhau sau 1 tiếng nữa tại pḥng trọ T. gần băi tắm T.T, song song với con đường này". Bấy giờ xem như xong một cuộc ngă giá, nàng ỏn ẻn bước ra, đầu c̣n ngoái lại nguưt dài chúng tôi với tiếng chào sành điệu ’’See you again’’!
Những "con sâu" vé số
Màn tiếp theo "hẹn gặp lại’’ ở thị trấn Long Hải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khiến tôi liên tưởng đến vụ vé số ôm ở tỉnh Tây Ninh mà người dân ở đây gọi là ’’vé số xổ liền". Tuy cùng một mục đích ’’hẹn gặp lại quư khách’’ nhưng cách giao tiếp bên ngoài hơi khác. Th. H. thoạt nh́n tôi không nghĩ là đối tượng muốn ’’hẹn gặp lại’’. Cô ta đội chiếc nón lá lụp xụp che ngang gương mặt, bộ đồ khá mỏng, xộc vào mời khách một cách tự nhiên. Chỉ khi mở nón ra nh́n thấy hàng lông mày kẻ khá đậm và vành môi tô son đỏ choét không mấy phù họp với gương mặt ngăm ngăm của nàng, tôi mới nhận ra các dấu hiệu "tự giới thiệu’’. Nàng ’’hẹn gặp lại’’ trên một con đường vắng trong nội ô thị xă Tây Ninh thuộc địa bàn huyện Ḥa Thành để tâm sự không phải bằng lời nói. Nàng nhấn mạnh: "Nơi đây tối hù như đêm 30, anh đừng ngại!". Tôi ậm ừ cho qua chuyện, không quên mua giúp 10 tờ vé số.
Theo nhận xét cửa Kh.T. một thổ công ở đây th́ loại vé số ’’hẹn gặp lại’’ mới phát sinh trong thời gian gần đây khi mà đội ngũ bán vé số tăng nhanh, các cô gái thất nghiệp đổ xô bán vé số mưu sinh. Lợi dụng thực trạng đó, các cô gái ’’ăn sương’’ len lỏi vào ’’làm ăn’’ thông qua nhịp cầu vé số. Cô Nguyễn Thị Th., ngụ xă Ninh Sơn, bán vé số ở khu vực Ṭa thánh Tây Ninh, tâm sự trong: ’’Tụi em đi bán đôi lúc bị nhầm với các cô ’’xổ liền’’, mấy gă dê sàm sỡ, cầm tay, vuốt má. Phải phản ứng mạnh mấy chả mới chịu tha!’’. Nghe Th. nói, tôi chỉ thông cảm chứ biết làm sao? Ở thành phố Vũng Tàu, tôi được biết chị Mai Thị V. đă ba lần bị kẻ gian dùng vé số cạo sửa đổi cho chị khiến chị mất toi hơn 1 triệu đồng. Lần bị gạt thứ ba, có kẻ dụ chị ’’hẹn gặp lại’’ nhưng chị cự tuyệt mặc dầu t́nh cảnh đang túng quẫn. Chị V. thú thật đôi khi cảm thấy xấu hổ v́ ’’con sâu làm rầu nồi canh’’ nhưng chị không c̣n nghề nào khác để kiếm tiền ngoài việc bán vé số. Tâm tư của chị V. cũng như bao chị em trẻ bán vé số thật t́nh ở Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu mà tôi đă nghe, nhưng việc hạn chế hoặc triệt hẳn chuyện bán "vé số ôm" không đơn giản một sớm một chiều.
Tại thị trấn Long Hải có 147 pḥng trọ, 15 khách sạn, 5 khu du lịch khó mà kiểm tra hết; trong khi đó các ’’chị em ta’’ linh hoạt ’’hẹn gặp lại’’ trong những vai khác nhau như du khách, t́nh nhân sau khi đă ngă giá ṣng phẳng. Tại tỉnh Tây Ninh, theo nhận xét của một cán bộ công an, dân bán vé số ôm khó bị bắt quả tang v́ họ không vào pḥng trọ, chỉ "tâm sự" trên các con đường vắng không khác ǵ t́nh nhân nên đành chịu!
Có thật nhà nước bó tay chịu thua các nghề "ôm" hay v́ tệ nạn tham những từ trên xuống dưới đă góp phần không nhỏ làm băng hoại giá trị tinh thần và đạo đức của người phụ nữ Việt Nam.
-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), July 16, 2004.
Hiệp ước Việt Trung về biển
Lâm Phong - Đưa lên lenduong.net - ngày 13/07/2004
Việc nhà nước CSVN âm thầm kư nhượng đất và biển cho Trung quốc để đổi lấy sự ủng hộ chính trị khi bị lộ ra đă tạo nên những phản ứng sôi nổi ở cả trong nước lẫn ngoài nước. Bùi Minh Quốc, Trần Khuê, Phạm quế Dương và nhiều người trẻ khác đă t́m hiểu tại chỗ hay lên tiếng. Những người này đă bị trấn áp. Trên toàn thế giới những thảo luận, những t́m hiểu của các trí thức, các nhà hoạt động cùng với những vận động loan báo rộng răi tin này cho đồng bào trong nước và hải ngoại đă đẩy giới lănh đạo Hà nội vào thế lúng túng bị động. Một thời gian dài, họ đă phải giải thích khoả lấp trên các trang điện tử, và sau đó im lặng. Thế nhưng mới đây, tin cho biết quốc hội CHXHCNVN đă thông qua hiệp ước Việt Trung về biển với một phiếu chống, 8 phiếu trắng và 424 phiếu thuận. Đă không có một thảo luận nào trong quốc hội và cuộc bỏ phiếu đă diễn ra sau tŕnh bày sơ lược bởi chủ nhiệm ủy ban đối ngoại. Trong một nước tự do, một hiệp ước được thông qua đa số như thế th́ chỉ có ư nghĩa là hợp với ḷng dân. Ở Việt Nam, các đại biểu được đảng chọn để dân bắt buộc phải bầu, th́ con số trên có nghĩa rằng trong cái đám hơn bốn trăm người chỉ có một người can đảm lấy lập trường khác với đảng, và 8 người kể như là có chút lương tâm và suy nghĩ. Sau tin này, các phương tiện truyền thông nhà nước đă đưa ra những lời ca tụng hiệp ước là công bằng hợp lư. Nhà nước c̣n tỏ ra muốn nghiêm chỉnh thi hành hiệp ước khi cho báo Lao Động đưa vấn đề "tập huấn cho ngư dân hiểu rơ ranh giới trong vịnh Bắc bộ" qua bài phỏng vấn ông Lê Quư Quỳnh, Phó vụ trưởng vụ biển, Ban biên giới, bộ ngoại giao.
Ngư dân Việt nam vốn đi biển theo kinh nghiệm truyền từ đời cha sang đời con, và dưạ trên các mốc điểm thiên nhiên, mà không có hải đồ hay hải bàn. Khi mà phải dậy cho ngư dân biết chỗ cấm không được tới th́ đơn giản chỉ có nghĩa là ta đă bị mất biển. Đă không giữ được cho vùng đánh bắt hải sản như cũ th́ không thể có lư do ǵ mà ca tụng rằng hiệp ước nhà nước âm thầm kư và quốc hội thông qua không thảo luận là công bằng hợp lư.
Tưởng cũng nhắc ở đây rằng 2 năm về trước, khi mà nhà nước phải giải thích ṿng vo, trước các phản ứng quần chúng về việc nhượng đất dâng biển, th́ ông Lê Công Phụng thứ trưởng ngoại giao CHXHCNVN đă phải công nhận rằng so với hiệp ước Pháp Hoa năm 1897 về vịnh Bắc bộ, Việt nam mất đi 10,000 km2 theo thoả thuận mới. Con số này khó mà tưởng tượng to nhỏ, nhưng để cho dể hiểu th́ khoảng biển mất đi tương đương với diện tích từ bờ biến ngang Hải pḥng vào đến Hà nội xuống tới Nam định và đi thẳng ra biển. Công đầu khiến cho Trung quốc được khoảng biển này, tất nhiên là phải thuộc về lănh đạo đảng ta. Cộng thêm vùng Hoàng sa mà cố thủ tướng CSVN Phạm Văn Đồng kư nhượng trước đây, th́ có thể nói rằng đảng CSVN quả thực là trung thành với nghĩa vụ quốc tế vô sản và chủ nghĩa đại đồng không biên giới.
Cựu đại tá quân đội Nhân dân Bùi Tín đă phê phán chuyện thông qua nhượng biển này. Ông đă kêu gọi mọi người lên tiếng, v́ theo ông "Im lặng là tiếp tay cho cái sai, cái ác. Im lặng là vô cảm với hồn thiêng sông núi Việt nam ta". Nhưng điều đặc biệt là ông đă viết gửi lời kêu gọi đến "các vị lăo thành, các anh chị em cựu chiến binh của QĐND cũng như của quân đội VNCH cũ, các sĩ quan và quân nhân tại ngũ, các bạn trẻ, nam nữ sinh viên và học sinh". Nghĩa là chính ông không c̣n thấy sự phân biệt chiến tuyến quá khứ gắn liền với chế độ chính trị, mà nh́n thấy một chiến tuyến mới giưă những người dân v́ lợi ích đất nước và những người lănh đạo không phục vụ lợi ích này.
Như vậy th́ tuy không nói ra, có lẽ ông Bùi Tín cũng nh́n thấy như Dương thu Hương trong bài tiểu luận mới đây, rằng cuộc chiến chống Mỹ là sai lầm to lớn, chỉ gây đau thương cho nhân dân VN. Người dân do đó phải gắn bó với đất nước, để mà giữ ǵn đất nước, chứ không phải là gắn bó với chính quyền trong tay một thiểu số ngồi trên đầu trên cổ. Bởi v́ chính quyền có thể thay đổi, v́ phạm sai lầm hay bất lực không giữ được nước. Như VNCH đă mất, và CHXHCN đang lung lay.
-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), July 16, 2004.
Tham Nhũng Đến Cao Trào "Cực Liều"
Văn Quang - Đưa lên lenduong.net - ngày 13/07/2004
Viết ở Sài G̣n
Trong tuần này, người dân Sài G̣n tỏ ra không mấy quan tâm trước sự thi hành án tử h́nh của Năm Cam và 4 đàn em là Nguyễn Việt Hưng, Nguyễn Hữu Thịnh, Phạm Văn Minh và Châu Phát Lai Em. Bởi sự việc tất yếu phải xảy ra là như thế, ai cũng đoán trước "cái số" của "ông trùm" là phải ra băi bắn Thủ Đức. Người dân bớt lo về những tập đoàn tội phạm không từ một tội ác dă man nào mà không dám làm. Nhưng người ta lại lo về những tập đoàn tham nhũng từ nhỏ đến lớn không chỉ ở Sài G̣n mà ờ khắp nơi trên đất nước này.
Tham nhũng cũng tàn ác và nguy hại, tàn phá ngấm ngầm quốc gia, vơ vét công sức, tiền bạc của người dân nghèo mạt rệp từ vài chục ngàn đến hàng triệu Mỹ kim, chẳng khác ǵ những tập đoàn tội ác như Năm Cam.
Năm Cam và 4 đàn em đă bị tử h́nh lúc 5 giờ sáng ngày 3-6-2004 tại trường bắn Long B́nh Thủ Đức. Từ trái qua: "ông trùm" Năm Cam, Nguyễn Việt Hưng, Nguyễn Hữu Thịnh (cháu ruột Năm Cam), Châu Phát Lai Em và Phạm Văn Minh tức Minh Bu (chồng của quái nữ Hà Trề)
Loại tham nhũng "nhí"
Lúc này người Sài G̣n lại đang ồn ào về chuyện tham nhũng ngay giữa thành phố. Mọi mũi dùi lại chĩa về phía những anh cảnh sát giao thông. Lại một anh phóng viên bỏ ra cả tháng trời theo dơi những anh cảnh sát giao thông chặn xe giữa đường phố và đ̣i nộp tiền măi lộ của cánh xe vận tải. Chẳng là tại TP. Sài G̣n, để tránh nạn kẹt xe, những chuyến xe vận tải chỉ được di chuyển vào thành phố sau 7 giờ chiều, cho nên cứ sau giờ đó là xe tải từ các nơi đổ về lưu thông trong thành phố trên những con đường đă được chỉ định sẵn. Mấy anh cảnh sát chỉ việc đứng sẵn chờ từng xe đi qua là chung chi. Tay rọi đèn pin, tay cầm tiền cứ ngon như đi thu tiền hụi chết, chỉ cần một phút là mọi chuyện chung chi xong xuôi. Mỗi tối như thế tính sơ sơ ra vài trăm xe qua lại, mỗi anh cũng kiếm được vài triệu xài chơi.
Ai cũng biết cách đối phó như thế nào
Nhưng thật ra chuyện đó cũng chỉ thứ chuyện cổ tích, đừng nói ban đêm, giữa ban ngày, xe gắn máy đi lạng quạng là bị tốp lại hỏi đủ thứ giấy tờ. Nhất là từ khi có cái lệnh nghiêm ngặt là bất cứ ai đi xe trên 50 phân khối đều phải có bằng lái, rồi phải chứng minh về các loại giấy chủ quyền, lái xe vượt vạch cấm, phóng quá tốc độ, vượt đèn vàng... th́ vô số xe gắn máy vi phạm. Nếu ai đă từng đi xe gắn máy ở Sài G̣n th́ ít nhất cũng phải có một vài lần bị tốp lại "hỏi thăm sức khoẻ". Có thế mới là người Sài G̣n. Nhưng dù là dân Sài G̣n chính hiệu hay dân tỉnh lẻ về thành phố th́ cũng thừa biết cách đối phó như thế nào. Có bằng hay không, giấy tờ có hợp lệ hay không, có vượt vạch giới hạn hay không cũng chẳng sao nếu cái mà bạn đưa ra không phải là cái bằng lái mà là một tờ giấy bạc gấp đôi vào trong một miếng giấy, đôi khi nếu gặp nơi vắng vẻ th́ cũng chẳng cần gấp đôi gấp ba làm chi cho mất th́ giờ, cứ đưa thẳng cánh như đi mua hàng rong ở hè phố cũng được. Thế là lại tự do phơi phới đi kiểu nào cũng được. V́ thế tai nạn giao thông diễn ra như cơm bữa.
Nước đổ lá khoai
Điều này th́ dân Sài G̣n ai cũng biết và ai cũng chấp nhận cho nó... xong chuyện đi, cho nó được việc. Thế cho nên những h́nh ảnh mà anh phóng viên chụp được chẳng có ǵ xa lạ với người dân cả, chỉ có điều là từ xưa tới nay không ai chụp h́nh mấy ông này trong lúc "làm việc" mà thôi. Dường như đây là những bức ảnh đầu tiên người ta chụp trong thành phố. Trên thực tế nó diễn đi diễn lại hàng ngày hàng giờ, ngày cũng như đêm. Ngày ăn theo ngày, đêm ăn theo đêm. Thử hỏi những vị "lănh đạo" có biết không? Lại nói là không biết hoặc có nghe nói nhưng chưa bắt được tận tay, chưa day được tận trán th́ làm sao phạt đàn em được. Nói như thế chẳng khác nào nước đổ lá khoai. Cũng như mỗi lần có ai tố giác tham nhũng, ṿi vĩnh hối lộ, cửa quyền th́ các cấp "lănh đạo" lại nhanh chóng tuyên bố rất hùng hồn rằng "chúng tôi sẽ nghiêm khắc trừng trị thẳng tay", "chúng tôi sẽ cho điều tra và cương quyết không bao che". Đại khái cái nhịp điệu ấy cứ được nhắc đi nhắc lại hoài không biết chán. Đó là những lời tuyên bố không có ư nghĩa ǵ hết v́ b́nh thường nó đă phải như thế rồi. Tham nhũng là phạm tội dĩ nhiên là phải phạt rồi, c̣n điều tra là việc các anh phải làm khi cơ quan anh xảy ra tệ nạn đó. Vậy th́ nó là chuyện đương nhiên, tưởng là gặp chuyện thực tế trước mắt ông tuyên bố cái ǵ chứ tuyên bố "chúng tôi sẽ xử lư nghiêm" th́ tuyên bố làm chi cho mất công. Bởi ở bất cứ một quốc gia văn minh hay chậm tiến nào th́ luật bắt buộc cũng đều phải như thế cả.
Kịch bản tiếp diễn từ lâu rồi, người dân phát chán
Và sau những lời tuyên bố hùng hồn đó lại là một kiểu "xử lư" một số anh bị chụp h́nh bị ghi tên, c̣n những anh khác th́ cứ b́nh chân như vại. Rồi một thời gian sau đâu lại đóng đấy. Những chuyện như thế cứ lặp đi lặp lại ngày này sang tháng khác. Kịch bản cứ thế mà tiếp diễn như ngày và đêm. Nếu có thay đổi lại thay đổi theo cái kiểu mấy ông Hải quan, vừa bị các doanh nghiệp tố làm tiền từ A đến Z th́ mấy ngày sau các doanh nghiệp lại bị hành từ A đến Z "cho biết mặt", cho biết thế nào là "lễ độ" khiến mấy anh doanh nghiệp lại than trời. Có anh nhăn nhó "thà cứ để mấy ổng kiếm chác ḿnh lại dễ làm ăn hơn"! Cái bi hài kịch ấy cứ nối tiếp nhau diễn măi. Dường như chưa có một biện pháp nào đủ mạnh để có thể làm suy giảm bớt t́nh trạng này chứ đứng nói đến chấm dứt. Người ta khó mà có thể trông đợi một sự chấm dứt trong cách "xử lư" vấn đề như hiện nay. Đến nỗi có những người dân cho rằng "làm cho vui" vậy thôi, mai lại thế. Những chuyện tham nhũng "thường xuyên và liên tục" như thế người ta cho là chuyện nhỏ. Ở đâu chẳng vậy.
Tại sao không dẹp được những tệ nạn khác trên đường phố, nó cứ công khai diễn ra. Buôn bán trên hè đường hè phố, cà phê ôm, mát xa lậu, hớt tóc nằm, lấn chiếm đường đi... chỉ cần chung chi cho mấy anh đi tuần, mấy anh chịu trách nhiệm loanh quanh mấy dăy phố là êm hết. Người ta coi việc đó như một lẽ đương nhiên. Cho nên anh nhỏ ăn theo nhỏ, anh lớn ăn theo lớn nó quen đi rồi. Chuyện mấy anh cảnh sát giao thông bắt đủ các loại xe chung chi chỉ là thứ chuyện quá thường t́nh, đối với người dân Sài G̣n nó chẳng có ǵ đáng bàn thêm nữa. Nhưng đó là những vụ "tham nhũng nhí", nó như cơm bữa tạm thời gác lại đó. Hăy cứ đợi xem kỳ này biện pháp diệt tham nhũng này có ǵ mới và sẽ đi đến đâu.
Đến chuyện tham nhũng lớn
Trong những ngày vừa qua, một vụ tham nhũng cỡ lớn vừa được phát hiện. Vụ này có thể coi như một vụ tham nhũng... mang tầm vóc quốc gia. Nó lên đến hàng triệu USD và ở một cơ quan "mũi nhọn" của nền kinh tế VN trong giai đoạn này. Đó là vụ tham nhũng ở Công ty dầu khí VN gọi tắt là PTSC. Có thể coi đây là một vụ tham nhũng điển h́nh trong những công ty, xí nghiệp, cơ quan của nhà nước được chính phủ giao cho trọng trách điều hành một ngành kinh tế lớn có liên quan đến yếu tố những hăng buôn lớn nước ngoài. Chỉ cần lấy một thí dụ giản dị như khi một cơ quan có cơ hội được kư kết một hợp đồng nào đó mua bán sản phẩm hoặc vật liệu với một hăng buôn nước ngoài th́ việc giao dịch đó, mỗi cá nhân có thể hưởng một số hoa hồng là bao nhiêu phần trăm và số tiền đó cá nhân vị có chức có quyền đó được hưởng, đưa về VN cũng được mà để ở ngân hàng ngoại quốc cho con cái sang ăn học rồi sau này lập nghiệp luôn ở bên nước đó cũng tốt. Ngoài ra khi sang "tham quan" hoặc kư kết giấy tờ lại được sang Tây, sang Mỹ, sang Nhật du hí thả cửa vừa bằng tiền của nhà nước vừa bằng sự chiêu đăi của các hăng buôn. Các vị ấy gọi là đi "trả thù dân tộc", tức là bắt những cô đầm non, Tàu trẻ... phục vụ cho ḿnh hết ga như thượng đế Mít với đám nô lệ trắng phau mà trước đây cứ nghĩ nó là "thượng đế" của ḿnh chứ chẳng bao giờ dám nghĩ chân đất mà leo lên ngự trị trên người "thượng đế" được.
Đấy là chưa kể đến việc nếu anh chịu mua hàng cũ, hàng tồn kho, hàng thải th́ số tiền chênh lệch sẽ rất lớn. Những thủ đoạn này rất khó bị phanh phui, v́ cần tới sự hiểu biết của những nhà chuyên môn cho một thứ máy móc mà số chuyên viên đó ở VN rất hạn chế nên "mua sao biết vậy", cứ tha về, cho máy chạy một thời gian rồi nằm trùm mền v́ hư hỏng chờ đồ thay thế. Vài năm sau nó nghiễm nhiên trở thành thứ phế liệu chẳng ai biết đâu mà lần ra nữa. Nếu làm một cuộc điều tra tường tận th́ t́nh trạng này không phải là ít.
Vin vào cái ǵ mà tập đoàn này dám uống thuốc liều?
Nhưng vụ tham nhũng này c̣n táo tợn hơn nhiều. Ông Tổng giám đốc và các đồng sự giám đốc không cần đến một nhà cung cấp nào của hăng buôn nước ngoài, cứ phây phây đặt hàng, "tự biên tự diễn" để xây dựng một công tŕnh có giá trị lên đến 17 triệu USD! Vậy mà chẳng ai hay biết. Một công tŕnh bề thế xây dựng ngồn ngộn trước mắt bàn dân thiên hạ chứ đâu phải là cái nhà nhỏ nơi cuối băi đầu ghềnh ǵ cho cam.
Đúng là mấy bố này uống thuốc liều hết cỡ. Nhưng vin vào cái ǵ mà mấy ông này dám liều đến cái cỡ đó? Chắc chắn họ phải tin vào cái ǵ chứ không lẽ họ ngu đến thế sao? Trước hết là họ tin vào cái ngôi cao chót vót của họ trong một công ty có tính chuyên môn cao như dầu khí th́ không c̣n anh nào biết nhiều hơn họ, không anh nào có thể kiểm soát được họ nữa. Thứ hai là họ làm ăn theo cái kiểu mua bán vật liệu với các công ty nước ngoài nhiều rồi, quen biết hầu hết các công ty này nên chỉ có họ mới biết có hợp đồng hay không, vậy th́ chỉ cần nói qua với cái công ty "thân hữu" kia một tiếng là cứ việc làm hợp đồng giả và cứ việc thi hành hợp đồng. Nhất là với một công ty "thân hữu" của nước Nga "thân hữu" th́ càng an tâm. Chính v́ sự tin tưởng đó nên họ cứ thản nhiên làm và thản nhiên được trả tiền rồi thản nhiên chia chác.
Theo ông Phạm Quang Dự - Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) Petro VN, có 43 cá nhân, trong đó có cả nguyên tổng giám đốc và chủ tịch HĐQT của Petro VN đang chờ Thủ tướng Chính phủ xem xét h́nh thức kỷ luật cụ thể. (Vụ này xảy ra trước năm 2000 khi đó ông Phạm Quang Dự chưa về làm ở Petro VN). Thật ra vụ này đă bắt đầu ngay từ khi việc Thủ tướng Chính phủ VN cách chức Tổng giám đốc Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (DKVN) Nguyễn Xuân Nhậm và sau đó đến ngày 1-6 vừa qua ông Nguyễn Quang Thường, phó tổng giám đốc Tổng Công ty Dầu khí VN - Petro VN- bị Cơ quan An ninh Điều tra phối hợp với Cơ quan An ninh Kinh tế (Bộ Công an) bắt tạm giam và khám xét nơi ở và nơi làm việc của ông này. Trước khi bị bắt, ông Thường phụ trách mảng dịch vụ của Petro VN. Theo một nguồn tin, vị phó tổng giám đốc Petro VN này đang chuẩn bị được đưa sang làm tổ phó chuyên viên, giúp việc cho Ban Chỉ đạo Nhà nước về các công tŕnh trọng điểm quốc gia. (Con tiep)
-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), July 16, 2004.
Tiep theoSự việc suưt bị ch́m xuồng v́ một đám cháy
Một vụ hoả hoạn "bất ngờ" tại Pḥng Thương mại của Liên doanh Việt - Xô Petro xảy ra cách đây ít tuần ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong thời điểm mà Cơ quan An ninh điều tra đang khẩn cấp điều tra và bắt giữ một số quan chức của Công ty Dịch vụ kỹ thuật dầu khí (DVKTDK) Vũng Tàu phạm tội cố ư làm trái gây hậu quả nghiêm trọng. Sau vụ hoả hoạn này, có dư luận cho rằng (không hiểu cố t́nh hay vô ư) một số tài liệu, hồ sơ, hợp đồng rất quan trọng liên quan đến việc đấu thầu không ít hạng mục công tŕnh của ngành dầu khí đă tan theo tro bụi (?). Để làm rơ sự việc này, ngay lập tức các cơ quan chức năng đă vào cuộc, và bước đầu đă thu thập được những dấu hiệu chứng cứ liên quan đến việc giả mạo giấy tờ của một đường dây tham nhũng lớn trong ngành dầu khí.
Mắt xích đầu tiên của vụ án này đă hé lộ trước đó, khi Cơ quan An ninh điều tra và An ninh kinh tế của Bộ Công an qua xác minh, đă phát hiện một hợp đồng "dỏm" có giá trị tới 17 triệu USD được kư giữa Công ty DVKTDK và Viện Thiết kế Coranll Ukraina (Nga) - một đơn vị chuyên ngành về thi công các hạng mục khai thác dầu khí ngoài biển. Vào thời điểm kư hợp đồng này, ông Nguyễn Quang Thường vẫn đang c̣n làm Giám đốc Công ty DVKTDK. Sau đó, ông Thường mới được ông Tổng giám đốc Nguyễn Xuân Nhậm cất nhắc lên làm Phó tổng giám đốc Tổng công ty DKVN.
Hợp đồng trị giá 17 triệu USD nói trên được kư kết với nội dung: Viện Thiết kế Coranll Ukraina sẽ cung cấp vật tư, thiết bị để xây dựng một khối nhà ở (khối nhà Bloc) bằng vật liệu đặc biệt trên giàn khoan dầu ngoài khơi của Liên doanh Việt - Xô Petro. Đây là một khối nhà ở cao tầng với kết cấu đặc biệt chịu đựng được thời tiết mưa băo khắc nghiệt ngoài biển khơi, nhằm cung cấp những "căn nhà" tiện nghi phục vụ cho việc nghỉ ngơi của cán bộ, công nhân đang làm việc ngày đêm trên giàn khoan. Nhưng "phi vụ" mờ ám 17 triệu USD đă bị phanh phui sau khi đă xác minh rằng Viện Thiết kế Coranll Nga không kư hợp đồng nào với Công ty DVKTDK và đây là một bản hợp đồng "dỏm" 100% từ con dấu, chữ kư, đến nội dung thiết bị, vật liệu cung cấp.
Hợp đồng giả với hăng nước ngoài, nhà thầu VN thực hiện
Sự thực đă sáng tỏ, khi trong thực tế việc cung cấp vật liệu, thiết bị để xây dựng khối nhà Bloc trị giá 17 triệu USD nói trên là do một công ty tư nhân Việt Nam ở Bà Rịa - Vũng Tàu có tên là Công ty Interpet Vũng Tàu đảm nhận. Công ty Interpet đă thu mua các loại thiết bị, vật tư (cũng do Nga sản xuất) đang trôi nổi trên thị trường (với giá rẻ hơn so với nhập khẩu chính ngạch từ Nga) cho Công ty DVKTDK triển khai thi công khối nhà Bloc, để rồi cùng nhau chia hưởng số tiền chênh lệch khá lớn trong số 17 triệu USD kư trên "danh nghĩa" với Viện Thiết kế Coranll Ukraina. Một số đối tượng trong đường dây giả mạo giấy tờ, hợp đồng này cho rằng chẳng có cơ quan chức năng nào cất công sang tận Nga để t́m hiểu, xác minh về việc Viện Thiết kế Coranll Ukraina đă cung cấp vật tư, thiết bị cho Công ty DVKTDK. Và sau khi thi công khối nhà Bloc, họ cứ việc ngang nhiên làm giả con dấu và chữ kư của Viện Thiết kế Coranll Ukraina để chỉ định Công ty DVKTDK chuyển tiền vào ngân hàng nước ngoài rồi rút tiền ra chia nhau.
Sau khi thu thập đủ các chứng cứ ban đầu về hành vi phạm tội của các đối tượng trong đường dây giả mạo giấy tờ để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vụ án được Cơ quan An ninh điều tra khởi tố. Và lệnh bắt tạm giam được thi hành đối với các đối tượng Trần Ngọc Giao - Chủ tịch HĐQT và Trần Quang (tức Quang "điện lạnh") - Giám đốc Công ty Interpet Vũng Tàu cùng Nguyễn Lai Phong - nhân viên của công ty này. Sau đó, Cơ quan An ninh điều tra lại bắt giữ Nguyễn Mạnh Hùng - Phó giám đốc Công ty DVKTDK và Cao Duy Chính, Trưởng pḥng kỹ thuật của công ty. Khi phát hiện thấy dấu hiệu vi phạm liên quan đến vụ án này của ông Nguyễn Quang Thường, Phó tổng giám đốc Tổng công ty DKVN, Cơ quan An ninh điều tra đă triệu tập ông này tới để làm rơ. Nhưng ông Thường vẫn cho rằng ḿnh không hề biết các hợp đồng mà Công ty DVKTDK Vũng Tàu kư với Viện Thiết kế Coranll Ukraina là những hợp đồng "dỏm", và do tin tưởng vào cấp dưới nên ông ta đă kư phê duyệt các hợp đồng này mà không lường được hậu quả nghiêm trọng đến thế. Nhưng từ những tài liệu chứng cứ thu thập được, Cơ quan An ninh điều tra cho rằng ông Thường không thể không biết hợp đồng nói trên là hợp đồng giả mạo. Ngày 1-6, ông Nguyễn Quang Thường bị bắt và tạm giam. Theo thông tin mới nhất, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an vừa thu giữ của Công ty Interpet số tiền 1 triệu USD có liên quan đến vụ án trên.
Các căn nhà này được xây dựng từ vật liệu trôi nổi. Tập đoàn tham nhũng rút ruột công tŕnh này bằng hợp đồng giả với công ty nước ngoài.
Nhân vật then chốt trong vụ tham nhũng là ai?
Cho đến hôm nay, trong số 6 bị can bị Cơ quan Điều tra an ninh khởi tố bắt giữ có một nhân vật rất đặc biệt, đóng vai tṛ quan trọng trong vụ án giả mạo hợp đồng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhà nước. Đó là Trần Ngọc Giao, sinh năm 1958, Chủ tịch HĐQT Công ty Interpet Vũng Tàu (một công ty có 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam).
Tối 27-1-2004, Trần Ngọc Giao đă bị bắt sau một chuyến đi nước ngoài, khi vừa từ máy bay bước xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Tại Cơ quan An ninh điều tra, Trần Ngọc Giao đă lần lượt khai nhận các hành vi phạm tội của ḿnh trong vụ án này. Tiếp theo đó, 2 trợ thủ đắc lực của Trần Ngọc Giao ở Công ty Interpet là Trần Quang và Nguyễn Lai Phong cũng bị bắt giữ. Qua lời khai ban đầu của họ, đường dây tham nhũng có tổ chức tại các đơn vị của Tổng công ty Dầu khí Petro Vietnam đă hé lộ ngày một rơ ràng.
Nguồn gốc của vụ án bắt đầu từ cuối năm 1999, khi Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (DVKTDK) (do ông Nguyễn Quang Thường làm giám đốc) trúng thầu xây dựng những khối nhà bloc trên giàn khoan ngoài biển cho Liên doanh Vietsovpetro với tổng trị giá 16.997.105 USD. Và ngay thời điểm này, Trần Ngọc Giao đă móc nối với một số cán bộ chủ chốt của Công ty DVKTDK như Nguyễn Mạnh Hùng (sau này là phó giám đốc) và Cao Duy Chính (sau này là Giám đốc Xí nghiệp dịch vụ cơ khí hàng hải thuộc Công ty DVKTDK) để tiến hành một "phi vụ" động trời là làm giả các hợp đồng mua vật tư, thiết bị của Viện Thiết kế Corall Ukraina phục vụ cho việc thi công các khối nhà bloc trên giàn khoan dầu.
Giá trị chiếc máy chỉ có 10.000 USD được nâng lên 198.000 USD
Trần Ngọc Giao đă thông đồng với một số cán bộ của công ty để nâng khống giá trị các thiết bị thi công các khối nhà bloc, như: hệ thống bơm treo, giá trị thật là 10.000 USD, Giao nâng khống lên 198.000 USD (chiếm đoạt 188.000 USD); hệ thống bơm ngầm, giá trị thật là 389.000 USD, nhưng Giao được thanh toán đội lên là 562.000 USD (chiếm đoạt 173.000 USD).
Trần Ngọc Giao không những làm giả con dấu, chữ kư của viện trưởng Viện Corall Ukraina mà c̣n làm giả cả chứng từ, hoá đơn, văn bản của Viện này để chỉ định cho Công ty DVKTDK của ông Nguyễn Quang Thường chuyển tiền vào những tài khoản mà Giao đứng tên tại chi nhánh một ngân hàng nước ngoài tại TP. Sài G̣n. Riêng với bản hợp đồng số 2, Giao đă dùng hoá đơn giả tư cách pháp nhân của Viện Corall Ukraina để lừa đảo chiếm đoạt số tiền hơn 6,8 triệu USD. Điều đáng chú ư, sau khi nhận được các khoản tiền lớn, Giao đă chia "lợi nhuận" và hối lộ bằng cách kư séc cho hơn 40 người (gồm những người đă tận t́nh tham gia "phi vụ" này và một số quan chức của ngành dầu khí). Ngày 2.6, một viên chức của Petro Vietnam cho biết: trong danh sách hơn 40 người liên quan (có nhận tiền) trong vụ án tham nhũng này, có khoảng 30 người là quan chức, nhân viên của Petro Vietnam. Cũng theo ông này, hiện nay, cơ quan điều tra đang làm rơ tổng số tiền bị chiếm đoạt, nhưng trước mắt, số tiền vi phạm có thể "trông thấy, thu được" là khoảng 2 triệu USD.
Có không việc "chạy tội"?
Được biết, trước khi bị bắt vào ngày 1-6 vừa qua, Phó tổng giám đốc Nguyễn Quang Thường đă bị Cơ quan An ninh điều tra thẩm vấn trong 3 ngày để xác định trách nhiệm của ông này trong việc thực hiện hợp đồng xây dựng bloc nhà trị giá 17 triệu USD. Theo một nguồn tin có thẩm quyền, vụ tham nhũng tại Petro Vietnam là một vụ "rất nghiêm trọng", cho thấy việc kiện toàn nhân sự tại tổng công ty này (sau việc cách chức ông Nguyễn Xuân Nhậm nguyên Tổng giám đốc và ông Nguyễn Văn Ngà, Phó tổng giám đốc) mới chỉ làm được một phần. Theo nguồn tin trên, một vấn đề đặt ra là có sự "chạy tội" trong vụ án này không khi cách đây 14 tháng, Cơ quan An ninh điều tra đă đề nghị Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao phê chuẩn lệnh tạm giam đối với một số người trong vụ việc nêu trên nhưng đề nghị này đă chưa được phê chuẩn. Tuy nhiên, một nguồn tin khác từ Ban Nội chính Trung ương lại cho rằng, có thể do các thông tin để đề nghị phê chuẩn lệnh tạm giam "mới là thông tin trinh sát, chưa đầy đủ yếu tố" để Viện Kiểm sát phê chuẩn.
Theo tin từ một cơ quan có thẩm quyền, khi c̣n làm Giám đốc Công ty PTSC, ông Nguyễn Quang Thường đă có nhiều sai phạm trực tiếp trong việc thực hiện dự án "cải tạo nhà 154 Nguyễn Thái Học thành văn pḥng làm việc, giao dịch của Công ty PTSC và Công ty PVIC (Công ty Bảo hiểm dầu khí)" với số vốn đầu tư gần 23 tỉ đồng. Sau khi thanh tra dự án này, Thanh tra Nhà nước đă kết luận tổng số tiền sai phạm lên tới trên 1,97 tỉ đồng, trong đó Thanh tra Nhà nước yêu cầu xuất toán khỏi giá trị công tŕnh gần 1,19 tỉ đồng; thu nộp trả lại ngân sách nhà nước trên 150 triệu đồng; loại khỏi chi phí vốn đầu tư, quyết toán bằng nguồn vốn khác trên 636 triệu đồng. Thanh tra Nhà nước đă yêu cầu Hội đồng quản trị Tổng công ty Dầu khí Việt Nam chỉ thị kiểm điểm và xử lư kỷ luật hành chính đối với ông Nguyễn Quang Thường. Sai phạm rơ ràng như vậy, thế nhưng ông Thường vẫn được nguyên Tổng giám đốc Nguyễn Xuân Nhậm đưa lên làm Phó tổng giám đốc Petro Vietnam!. Đó là một hành động kéo bè kéo cánh rơ ràng với mục đích đục khoét ngân quỹ nhà nước. Ngân quỹ của nhà nước cũng là tiền của người dân đóng góp.
Tham nhũng đă đến cao trào cực liều cực thịnh
Vụ án tham những tại Petros Việt Nam c̣n đang vào thời kỳ điều tra cao điểm, chưa chấm dứt. Chắc chắn sẽ c̣n những khuôn mặt tham nhũng mới nữa được lôi ra trước ánh sáng. Nhưng nó chứng tỏ một điều là các kiểu tham nhũng ở VN đă lên đến thời kỳ "cực thịnh, cực liều". Làm giả giấy tờ của một công ty nước ngoài để tự ḿnh giao cho công ty "người nhà" ḿnh vơ vét những của thừa của rẻ trôi nổi để xây dựng nhà cửa cao cấp cho chuyên viên th́ đúng là liều đến không c̣n ǵ có thể liều hơn, nó không khác ǵ một kiểu "bịt mắt nhà nước" lấy tiền một cách trắng trợn. Từ trước tới nay, những vụ tham nhũng thường được ngụy trang dưới nhiều h́nh thái khác nhau mà thông thường nhất là giao hợp đồng xây dựng hoặc mua bán vật liệu cho con cháu bà con họ hàng nhà ḿnh. Mỗi hợp đồng như thế kiếm vài ba tỉ chia nhau, bây giờ được coi chỉ là những vụ làm ăn lẻ và hầu hết nó được trót lọt, rất ít có vụ nào bị khám phá ra. Đường dây làm ăn cứ thế "từ từ mà tiến" nên họ nhà quan cũng cứ thế mà giàu lên, mà trở thành những nhà đại tỉ phú, những nhà tư sản mới, tư bản thứ thiệt, nghênh ngang sống phè phỡn trước những thiếu thốn cùng khổ của người dân. Việc kiếm chác nay được coi là "b́nh thường" trong những mối quan hệ làm ăn của các vị có chức có quyền. Lâu dần rồi thành một sự tự nhiên như tất cả những sự tự nhiên khác, như kiểu anh cảnh sát đứng đường thổi tu hít rồi thản nhiên ch́a tay ra thu hụi chết.
Người dân c̣n phải đóng những thứ hụi chết này đến bao giờ?
-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), July 16, 2004.
Kinh thua qui viKinh moi qui vi bam vao cac link duoi day de doc cac tin tuc trong tuan va cac bai binh luan ve Viet Nam ngay nay do cac cay viet trong nuoc va ngoai nuoc viet, Tran trong cam on qui vi.
http://greenspun.com/bboard/q-and-a-fetch-msg.tcl?msg_id=00CDkc
http://greenspun.com/bboard/q-and-a-fetch-msg.tcl?msg_id=00CDkw
Tran trong kinh chao qui vi
TBT
-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), July 16, 2004.