30 nam sau

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Monday, July 19, 2004 5:46:32 PM Le Thuy

NEW YORK.- Cơ Quan Phát Triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) hôm Thứ Năm 15 Tháng Bảy, đã công bố bản phúc trình thế giới về chỉ số phát triển con ngườị

Các tác giả của ban phúc trình năm nay đặc biệt chú trọng đến vấn đề tự do văn hóa mà theo họ thì đây là một yếu tố thiết yếu trong sự phát triển con ngườị

Phải làm sao cho mỗi người đều cảm thấy được tự do chọn lựa bản sắc của mình mà không sợ bị phân biệt đối xử hoặc gặp những vấn đề khác.

Ðiều mà bản phúc trình đặc biệt quan tâm là làm sao hòa giải các chủng tộc, các sắc tộc và các tôn giáo trong một xã hội đa văn hóạ

Cũng như thường lệ, bản phúc trình đưa ra bản xếp hạng về chỉ số phát triển con người của 177 quốc giạ

Bản xếp hạng này dựa trên một loạt các chỉ số của năm 2002 về tuổi thọ, về trình độ giáo dục và về tổng sản phẩm nội địa tính trên đầu ngườị

Trong 4 năm liên tiếp, Na Uy đứng đầu bảng xếp hạng, trước cả Thụy Ðiển, Úc Ðại Lợi, Gia Nã Ðại và Hòa Lan.

Hoa Kỳ được xếp hạng thứ 8, trước Nhật Bản (hạng 9). Còn nước Pháp thì được xếp thứ 16, hơn một số nước Âu Châu khác như Ðan Mạch, Ðức, Tây Ban Nha, Ý v.v...

Cũng như trong bản phúc trình năm 2002, lần này đứng đội sổ trong bảng xếp hạng về chỉ số phát triển con người vẫn là Sierra Leonẹ

Riêng Việt Nam năm nay bị sụt vài hạng, từ hạng 109 trong bản phúc trình năm 2002 thì nay đã xuống hạng thứ 112, nhưng cũng thuộc vào nhóm các quốc gia có chỉ số phát triển hạng trung bình.

Theo bảng xếp hạng của Cơ Quan Phát Triển Liên Hiệp Quốc, dân Việt Nam có tuổi thọ trung bình là 69 tuổi, nhưng các bà thì sống lâu hơn các ông, vì tuổi thọ trung bình của phụ nữ Việt Nam là 71.4 trong khi của đàn ông là 66.7.

Về mặt giáo dục, tỷ lệ người lớn (trên 15 tuổi) biết đọc biết viết là 90.3% tức là có sụt giảm so với chỉ số trong bản phúc trình năm 2002. Tỷ lệ số người học tiểu học, trung học và đại học ở Việt Nam tính vào thời điểm niên khóa 2001-2002 là 64%.

Theo bản phúc trình của Cơ Quan Phát Triển Liên Hiệp Quốc, dân số Việt Nam vào năm 2002 là 80.3 triệu người với tốc độ tăng dân số từ năm 1975 đến năm 2002 là 1.9%.

Theo dự đoán của Cơ Quan Phát Triển Liên Hiệp Quốc, từ năm 2002 đến 2015, dân số Việt Nam sẽ tăng lên thành 94.7 triệu người, với tỷ lệ tăng dân số là 1.3%.

Với một dân số đông như vậy, chi tiêu về mặt y tế tính trên mỗi đầu người ở Việt Nam trong năm 2001 chỉ mới là 134 đôlạ Nhưng bản phúc trình lại không có số liệu về chi tiêu giáo dục của chính phủ tính trên tổng sản phẩm nội địa của Việt Nam.

Về mặt kinh tế, lợi tức trung bình đầu người của Việt Nam vào năm 2002 chỉ là 423 đôlạ Và để có thể so sánh mức sống giữa các quốc gia, trong bản phúc trình năm nay, Cơ Quan Phát Triển Liên Hiệp Quốc thêm vào một chỉ số gọi là Tổng Sản Phẩm Nội Ðịa (GDP) tính trên đầu người đối chiếu với mãi lực. Chỉ số này của Việt Nam là 2,300 đôla, thuộc vào loại những mức thấp nhất.

Bản phúc trình năm 2004 của Cơ Quan Phát Triển Liên Hiệp Quốc về chỉ số phát triển con người cũng đưa ra một số liệu khác, chẳng hạn như về mặt công nghệ thông tin thì vào năm 2002, tỷ lệ trang bị điện thoại cố định ở Việt Nam là 48 trên 1,000 dân, còn về điện thoại cầm tay thì tỷ lệ này là 23 trên 1,000 dân.



-- MA CO HO CHI MINH (MoiRoHoChiMinh@damtac.net), July 20, 2004


Moderation questions? read the FAQ