Vụ kiện WJC và niềm mơ chiến thắnggreenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread |
Vụ kiện WJC và niềm mơ chiến thắng
Jul 20, 2004
Falls Church – VA (Đỗ Hồng).- “Khi nào tôi chưa kiệt sức và c̣n có thể lên tiếng được, tôi nhất định có mặt để ủng hộ mọi cuộc đấu tranh của cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản”. Đó là câu trả lời cương quyết của cụ bà Lê Thị Liễu, 93 tuổi, khi được hỏi tại sao bà bất chấp tuổi cao sức yếu từ Toronto (Canada) về góp mặt vớùi gần 600 người trong buổi dạ tiệc vào lúc 7 giờ 30 tối chủ nhật 18 tháng 7 năm 2004 tại nhà hàng Thần Tài, do Cộng Đồng Việt Nam vùng Washington D.C., Maryland và Virginia và Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Ḥa vùng Hoa Thịnh Đốn phối hợp tổ chức, nhằm mục đích tŕnh bày về diễn tiến của vụ kiện WJC/UMass-Boston.
Đây có thể nói là một cuộc họp mặt đông đảo qui tụ nhiều phái đoàn người Việt nhất tại vùng thủ đô Hoa Kỳ để nói lên một sự đồng thuận rộng răi. Trong phần giới thiệu các phái đoàn từ xa về, ông Lê Quyền - cựu Chủ Tịch Hội Đồng Chấp Hành Cộng Đồng Việt Nam vùng Washington D.C., Maryland và Virginia – đă đặc biệt xướng danh các ông Trần Bá Tuấn (đại diện Úc Châu), Hà Dao (Nhật), Đặng Tấn Hậu (Canada), Nguyễn Đức Chung (Anh quốc), Đặng Sinh (Na Uy), Nguyễn Điền Lăng (Ḥa Lan), Lê Xuân Thiên (Phần Lan), đại diện Nam và Bắc California, Indiana, North Carolina, South Carolina, Georgia, New Jersey, Pennsylvania, New York, Washington, Minnesota, Oklahoma, Michigan, Texas... Về phía quan khách Hoa Kỳ, ông Lê Quyền trân trọng giới thiệu trước cử tọa Thượng Nghị Sĩ Leslie Byrne và phu quân cùng Dân Biểu Bob Hull của tiểu bang Virginia, ông Lee Edwards (Chủ tịch tổ chức Victims of Communist Memorial Foundation) và Luật sư Bradley Clanton. Ngoài ra, trong số đồng hương cư ngụ trong vùng, người ta ghi nhận sự hiện diện của hầu hết các hội đoàn và các cơ quan truyền thông Việt ngữ như: các đài truyền h́nh VTVN và Hoa Thịnh Đốn, nhóm Lịch Sử Việt Nam, các tuần báo Hoa Thịnh Đốn Việt Báo, Đời Nay, Thủ Đô Thời Báo, Sóng Thần, Văn Nghệ, và nguyệt san Hoài Hương.
Thay mặt ban tổ chức và đại diện cho ông Lư Văn Phước (Chủ Tịch Cộng Đồng vùng Washignton D.C., Maryland và Virginia) đang bận đi công tác xa, cựu Trung Tá Trần Thiện Hiệu – Chủ Tịch Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Ḥa vùng Hoa Thịnh Đốn – đă nhiệt liệt chào mừng và cám ơn toàn thể cử tọa.
Tiếp theo đó, với tư cách là một trong những nguyên đơn của vụ kiện WJC, cựu đại sứ VNCH Bùi Diễm cho biết sở dĩ ông không hề do dự khi nhận lời yểm trợ vụ kiện là v́ ông tự thấy có bổn phận phải chia sẻ những gian khổ hy sinh mà đồng bào đă gánh chịu và phần khác v́ ḷng chân thành cảm kích tấm gương tranh đấu và hiếu học của ông Nguyễn Hữu Luyện, người đă được nhà văn Phan Lạc Phúc mệnh danh là “Người Tù Kiệt Xuất”. Ông Bùi Diễm kêu gọi mọi người hăy một ḷng ủng hộ vụ kiện v́ chính nghĩa và danh dự cộng đồng người Việt. Khi ông Nguyễn Hữu Luyện được giới thiệu lên tŕnh bày về diễn tiến mới nhất của vụ kiện, cả nhà hàng đă đồng loạt đứng lên vỗ tay chào mừng ông. Ông Luyện nhận xét: “Sau thế chiến thứ hai, có nhiều sách và công tŕnh nghiên cứu viết về những cuộc tàn sát tập thể (holocaust), nhưng không có tài liệu nào được viết bởi đảng viên Đức Quốc Xă. Vậy mà ngót 30 năm, sau cuộc chiến tranh Việt Nam, Trung Tâm Nghiên Cứu William Joiner thuộc trường UMass Boston, đă dùng số tiền 250.000 Mỹ kim của Rockefeller Foundation để cấp học bổng cho 2 học giả cộng sản từ Hà Nội, Việt Nam sang Hoa Kỳ để viết nghiên cứu về những người VN tỵ nạn CS trên khắp thế giới. Đây là hai nhân vật đă từng nắm giữ guồng máy cùm kẹp tư tưởng của cả nước”. Ông Luyện nêu rơ thêm: “Trong quá tŕnh chính trị hóa chương tŕnh nghiên cứu văn học, WJC/UMass Boston đă vi phạm luật kỳ thị và luật thuê mướn, v́ họ muốn ngăn chặn học giả trong cộng đồng tỵ nạn cộng sản tham dự vào chương tŕnh này. Do đó, cộng đồng người Mỹ gốc Việt, qua nhóm nguyên đơn, đă đưa Trung Tâm Nghiên Cứu ra trước công lư từ tháng 8 năm 2000”. Ông cũng thuật lại diễn tiến của phiên điều trần tại ṭa Suffolk (MA) vào ngày 14-4-2004 vừa qua. Theo đó, phía nguyên đơn đă yêu cầu giải quyết việc bị cáo xin bác bỏ đơn khởi tố của nguyên đơn, xin miễn giao nộp tài liệu (Protective Order) và xin đ́nh hoăn việc điều tra (Motion to Stay Discovery), và việc bên nguyên đơn xin toà án xúc tiến nhanh buổi điều trần và có biện pháp cưỡng chế (sanctions) đối với bị cáo v́ họ đă dùng mọi thủ đoạn để kéo dài vụ án và lẩn tránh trách nhiệm trong hơn 3 năm qua. Ông cho biết, sau khi nghe đôi bên luật sư tŕnh bày, nữ chánh án Janet Sanders đă chú ư ghi nhận hai ư kiến quan trọng của bên nguyên đơn: 1/ chủ nghĩa cộng sản là một tín ngưỡng; 2/ Nguyễn Bá Chung, Nguyễn Huệ Chi và Hoàng Ngọc Hiến thuộc về nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam chứ không phải là nước Việt Nam của bên nguyên đơn. Cho đến nay, bà chánh án vẫn chưa đưa ra phán quyết nào cả. Ông Luyện cũng đề cập tới những mục đích tối hậu của buổi tiếp tân bao gồm: chuyển đạt thông tin của vụ kiện WJC vào xă hội chính để kêu gọi công lư và quyền b́nh đẳng trước pháp luật cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt; tố giác hành động lường gạt dư luận và gian dối của Trung Tâm William Joiner; và nêu rơ mục đích của vụ kiện WJC là bảo vệ phẩm giá và vị trí của cộng đồng người Mỹ gốc Việt trong ḍng lịch sử Hoa Kỳ. Sau cùng, ông hứa nếu thắng kiện, nhóm nguyên đơn sẽ cống hiến toàn bộ số tiền bồi thường cho một trung tâm nghiên cứu hay một đại học khác để họ thực hiện một chương tŕnh nghiên cứu hoàn toàn vô tư và trung thực về cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản trên khắp thế giới (Vietnamese Diaspora).
Được biết, nhóm nguyên đơn hiện nay gồm 9 vị: cựu đại sứ VNCH Bùi Diễm, LS Nguyễn Văn Chức (cựu Thượng Nghị Sĩ VNCH), ông Nguyễn Thanh Liêm (cựu Tổng Trưởng Giáo Dục VNCH), ông Lê Phước Sang (cựu TNS và viện trưởng Viện Đại Học Ḥa Hảo), ông Nguyễn Tường Bá (Chủ Tịch Luật Sư Đoàn VNCH), Giáo sư Trần Minh Xuân, kư giả lăo thành Nguyễn Tú, nhà văn Phan Nhật Nam, và ông Nguyễn Hữu Luyện. Vào tháng 5-2003, tổ hợp luật sư cũ đă loại bỏ các nguyên đơn chỉ chừa lại một ḿnh ông Nguyễn Hữu Luyện và vụ kiện lúc bấy giờ có nguy cơ bị tiêu hủy. Sau đó vào tháng 10-2003, nhờ uy tín và mối giao hảo tốt đẹp của cựu đại sứ Bùi Diễm với tổ hợp luật sư Baker Donelson, một trong 200 tổ hợp luật sư lớn nhất ở Hoa Kỳ, nên tổ hợp này sau khi bàn giao với tổ hợp cũ vào ngày 31-10- 2003 đă đứng ra nhận thụ lư vụ kiện để lập lại nhóm nguyên đơn như cũ và đồng thời nộp bản khiếu tố mới lên ṭa án. Trong quá tŕnh gây quỹ yểm trợ cho vụ kiện, vào tháng 2-2004, giáo sư Trần Minh Xuân cùng một số nguyên đơn khác đă phối hợp chặt chẽ với ban tổ chức tại Bắc California gây quỹ được 25.000 Mỹ kim. Trong khi đó, tại Nam California, ông Nguyễn Thanh Liêm đă cùng ông Hồ Văn Sinh tổ chức văn nghệ ngoài trời gây quỹ được 14.000 Mỹ kim, và nữ nha sĩ Đàm Bảo Kiếm đă chịu trách nhiệm kiếm thêm được 16.000 Mỹ kim nữa để cho bên nguyên đơn kịp đóng quỹ pháp lư vào ngày 19 tháng 4 vừa qua.
Sau phần tŕnh bày của ông Nguyễn Hữu Luyện, LS Bradley Clanton, đại diện cho tổ hợp luật sư Baker Donelson, qua lời thông dịch của giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, đă tường thuật lại việc ông Nguyễn Hữu Luyện bị trường đại học Mass-Boston gây khó khăn, kỳ thị và t́m cách loại ông ra khỏi chương tŕnh Cao Học tại đây sau khi ông công khai chống lại họ trong vụ họ mời cán bộ Việt Cộng nghiên cứu về đời sống người Việt tỵ nạn cộng sản. Đối với sự việc này, LS Clanton cho biết tổ hợp của ông đă nộp thêm đơn khởi tố trường UMass nữa ngoài đơn kiện chính đă bị kéo dài hơn 3 năm. Ông Clanton tin tưởng, mặc dù v́ khiêm nhượng ông Nguyễn Hữu Luyện không đề cập đến, vụ kiện thứ hai này có nhiều cơ hội thắng lợi bởi v́ ông đă nhận được rất nhiều tài liệu bao gồm cả thư điện tử của trường UMass t́m cách loại ông Luyện ra khỏi trường. LS Clanton cũng cho biết tổ hợp của ông đă nhận được một số thư ủng hộ của các vị dân cử liên bang như TNS Sam Brownback. Riêng đối với vụ kiện WJC, ông xác nhận nếu toà án bác bỏ đơn khởi tố của nguyên đơn, tổ hợp của ông sẽ lập tức kháng cáo lên toà án cao hơn. Để kết luận, vị luật sư trẻ này nói rằng nếu ông có quyền hạn th́ sẽ không có cảnh không vận người ra khỏi VN hồi năm 1975 mà ngược lại ông sẽ cho quân đội ở lại chiến đấu bảo vệ miền Nam tới cùng. Khi ngỏ ư muốn có chiếc cà vạt mầu cờ VNCH, ông Clanton đă được phái đoàn người Việt từ Canada thân tặng ngay một chiếc thật xinh để mang vào chụp ảnh lưu niệm với các phái đoàn.
Vị diễn giả khách được mời phát biểu đầu tiên trong chương tŕnh là nữ Thượng Nghị Sĩ Leslie Byrne của tiểu bang Virginia và là ứng cử viên Phó Thống Đốc tương lai. TNS Byrne trong thập niên qua đă tích yểm trợ cộng đồng người Việt trong công cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền. Khi c̣n là Dân Biểu liên bang, bà là người đồng bảo trợ dự luật “Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam”. Bà kêu gọi mọi người quan tâm theo dơi vụ nhà cầm quyền cộng sản xử Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế vào ngày 29 tháng 7 sắp tới (ngày xử đúng là 19-7-2004). Bà so sánh việc William Joiner Center cho phép các cán bộ Việt Cộng nghiên cứu về người Việt tỵ nạn cộng sản chẳng khác nào như để cho Đức Quốc Xă nghiên cứu về Holocaust. Bà nhấn mạnh chúng ta phải cương quyết phủ nhận cuộc nghiên cứu của WJC, phải tiến tới việc đ̣i hỏi cho người Mỹ gốc Việt được đối xử công bằng và tôn trọng, đồng thời yêu cầu cơ quan lập pháp biểu quyết không chi ra một xu ten nào cho Trung Tâm William Joiner.
Trong khi các phái đoàn lần lượt tiến trên trước sân khấu để chụp ảnh và choàng ṿng hoa lưu niệm, LS Clanton loan báo rằng ông đă vận động cho ra một bản tin bằng Anh ngữ ghi nhận diễn tiến buổi tiếp tân để phổ biến trong giới truyền thông Hoa Kỳ.
Phần phát biểu kế tiếp của ông Bob Hull, Dân Biểu tiểu bang VA, là sự bày tỏ việc ủng hộ tích cực của ông dành cho vụ kiện WJC. DB Hull kêu gọi cư dân gốc Việt ở Massachusetts hăy lên tiếng vận động nghị viện tiểu bang này giữ lại nguồn tài trợ cho WJC.
Người phát biểu cuối cùng là ông Lee Edwards, Chủ tịch tổ chức Victims of Communist Memorial Foundation. Ông Edwards loan báo rằng trong 10 ngày nữa sẽ có một buổi điều trần công khai về lô đất dành cho Đài Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản và ông tin tưởng rằng vị trí xây đài sẽ được chấp thuận. Mặt khác, ông cho biết trong một buổi ăn trưa sắp tới đây, tổ chức của ông sẽ trao giải thưởng về tự do và nhân quyền cho cộng đồng người Việt. Ông chúc vụ kiện WJC được thành công và đề nghị mọi người hăy tích cực vận động báo chí ở Massachusetts tạo áp lực với WJC. Ông kết luận rằng người Hoa Kỳ sẽ không bao giờ quên sự hy sinh cao cả của dân tộc Việt Nam. Chương tŕnh dạ tiệc bước qua phần hai với các màn phụ diễn văn nghệ đặc sắc do các nhạc sĩ Anh Tuấn và Hoài Thắng của ban nhạc Hải Đăng đệm đàn, và được mở đầu bằng hai bản hợp ca “Bài Ca Chiến Thắng” và “Chiến Sĩ vô Danh”. Sau đó, giọng ca Kiều Nga nhẹ nhàng thanh thót đến với khán giả trong “T́nh Ca”. Đặc biệt, phái đoàn người Việt hùng hậu gồm 100 người từ Canada về cũng đă đóng góp lời ca tiếng ngâm cho chương tŕnh văn nghệ phụ diễn với phần tŕnh diễn của BS Trần Quang Dũng trong “Về Đây Nghe em”, Ư Nga trong một bài thơ tự sáng tác, và ca sĩ Thành Tín qua các nhạc phẩm “Căn Nhà Ngoại ô” và “Bây Giờ tháng Mấy?”.
Kế đó, chương tŕnh được liên tục với ca khúc “Bài Ngợi Ca Quê Hương” qua tiếng hát Pensée, “T́nh Anh Lính Chiến” qua giọng ca trầm ấm của Trường Thanh. Trong dịp này, nữ nha sĩ Đàm Bảo Kiếm từ Nam California, cũng đă t́nh nguyện giúp vui với những bài hát của Hướng Đạo.
Trở lại với phần tŕnh diễn của ca sĩ địa phương, Hoài Thắng tŕnh bày điêu luyện ca khúc “Người Ở Lại Charlie”, đôi nghệ sĩ Đính Hùng và Ái Kim thật trữ t́nh trong liên khúc “Người T́nh Không Chân Dung”.
Chương tŕnh văn nghệ kết thúc thật sôi động với phần hợp ca của các nghệ sĩ địa phương và từ Canada qua liên khúc hùng ca “Nhạc Rừng Khuya”, “Cờ Ta Bay Trên Quảng Trị Thân Yêu”, “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ” và “Việt Nam”.
Tiết tấu hùng mạnh của phần chung khúc đó dường như đă dâng dâng lên trong ḷng người tham dự một niềm phấn khởi vô biên cho một chiến thắng huy hoàng trên mặt trận pháp lư gay go trước mắt mà giờ đây phía nguyên đơn đă là cả một cộng đồng người Việt tỵ nạn trên khắp thế giới. Trong niềm mơ ước chiến thắng vinh quang này, những bậc cao niên như cụ bà Lê Thị Liễu có thể mỉm cuời măn nguyện khi hy vọng rằng ḿnh đă đóng góp sức già một cách không uổng phí.
(calitoday.com)
................
Xin cau chua dai uy Biet Kick Nguyen Huu Luyen that nhieu suc khoe.
-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), July 21, 2004
Ủa vnch là nước nào vậy,nó nằm ở đâu vậy???????
-- (kidfriend@yahoo.com), July 22, 2004.