Cac bai binh luan tu trang mang cua nguoi Viet o hai ngoai (25-07-2004)

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Bắc Bộ Phủ toàn những tên Đầu Gấu, Sống vô tâm quanh bữa tiệc đầu lâu,
Ta cúi đầu - Cộng cỡi cổ, Ta đứng dậy - Cộng sụp đỗ

-------------------------------------------------------------------------------------------

Nhà cầm quyền CSVN ra lệnh cả nước “Thực hiện thắng lợi Nghị Quyết 36”

Trich tu Nguoi Viet On Line - Thursday, July 22, 2004 2:50:07 PM tuyen

HÀ NỘI 22-07 (TH).- Nhất định coi như một kế hoạch hàng đầu để kiếm ngoại tệ và mặt khác lũng đoạn các cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, chế độ Hà Nội đang phát động chiến dịch các bộ ngành và các tỉnh cả nước “xây dựng và triển khai trương tŕnh hành động của cơ quan, ngành, địa phương ḿnh, nhằm thực hiện thắng lợi Nghị Quyết 36 của Bộ Chính Trị.” Ngày Thứ Tư 21 Tháng Bảy 2004, Bộ Chính Trị Cộng Sản Việt Nam cho tổ chức một hội nghị ở Hà Nội với sự tham dự của “Ban cán sự đảng Bộ Ngoại Giao, Ủy Ban Về Người Việt ở Nước Ngoài, Mặt Trận Tổ Quốc, Ban Cán Sự Đảng Ngoài Nước, Ban Tư Tưởng Văn Hóa Trung Ương...” để “phổ biến và quán triệt” Nghị Quyết 36 tới “cán bộ chủ chốt các bộ, ban, ngành trung ương và 64 tỉnh thành phố trong cả nước”.

Liên tiếp mấy năm qua, lượng kiều hối mỗi năm đổ về nước mỗi gia tăng mà nếu không có số ngoại tệ khổng lồ này, Cộng Sản Việt Nam không có khả năng dễ dàng để trả nợ ngoại quốc, nhập cảng hàng hóa và c̣n dư bỏ ngân hàng tiết kiệm ở ngoại quốc kiếm lời.

Năm 2002, Việt kiều gửi về nước khoảng 2.3 tỉ đô la, năm 2003 gửi về nước 2.7 tỉ đô la và năm nay Hà Nội ước tính số tiền này sẽ lên khoảng 3.2 tỉ đến 3.5 tỉ đô la chỉ qua các con đường gửi chính thức. Nếu kể cả số ngoại tệ tiền mặt hàng trăm ngàn Việt Kiều mang theo nước làm quà cho thân nhân, gia đ́nh hoặc tiêu xài du lịch, và cả qua những ngả gửi tiền không chính thức th́ số tiền này phải trên 4 tỉ đô la.

Ngày 1 Tháng Bảy 2004, hăng thông tấn Cộng Sản Việt Nam loan báo lượng kiều hối gửi về qua ngả chính thức các ngân hàng trong 6 tháng đầu năm nay chỉ riêng ở Sài G̣n đă đạt 900 triệu đô la.

Ngân sách cả nước Cộng Sản Việt Nam năm 2004 khoảng 10.5 tỉ đô la th́ Việt kiều đă bơm về “xóa đói giảm nghèo” và đóng góp cho quĩ dự trữ ngoại tệ của Cộng Sản Việt Nam tương đương trên dưới một phần ba ngân sách.

V́ tầm quan trọng sống chết như vậy, chế độ Hà Nội đưa ra Nghị Quyết 36 do Phan Văn Khải kư ban hành ngày 26 Tháng Ba 2004 như một chương tŕnh toàn diện và buộc các cơ quan của chế độ từ trung ương đến các địa phương phải thi hành “thắng lợi”.

Về phương diện kinh tế, chế độ Hà Nội nói “đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh, thủ tục đầu tư cho kiều bào để thu hút bà con trở về nhiều hơn nữa.” như lời Vũ Khoan - Phó Thủ Tướng Hà Nội, nói trong hội nghị kể trên.

Về phương diện chính trị, văn hóa xă hội, Cộng Sản Việt Nam “tạo điều kiện thuận lợi để kiều bào ở nước ngoài ổn định cuộc sống, hội nhập đời sống ở nước sở tại.” Mấy chục năm qua, người Việt Nam tị nạn Cộng Sản không hề cần đến sự “tạo điều kiện thuận lợi” nào và cũng chẳng biết đến “các điều kiện thuận lợi” đó là cái ǵ. Hiển nhiên đây là sự “tử tế” kiểu “đánh không được tha làm phúc” để chen vào lũng đoạn các cộng đồng người Việt ở nước ngoài mà nhiều hội đoàn, các tờ báo tiếng Việt khắp nơi đă đưa ra các nhận định, bài viết tố cáo âm mưu của chế độ Hà Nội.

Nhiều tài liệu phổ biến qua Internet nhằm vạch trần các mưu mô của chế độ Hà Nội như “Nghị Quyết 36 giả nhân giả nghĩa với 5 mục tiêu trí vận xảo trá”; “Nghị Quyết 36: Sản phẩm của sự lừa bịp....”; “Tổng phản công Nghị Quyết 36...” Một số hội đoàn người Việt cũng tổ chức các cuộc họp, hội thảo để báo động với mọi người ở các công đồng về chiến dịch lũng đoạn qui mô của nhà cầm quyền Hà Nội.

Vũ Khoan, trong cuộc họp nói trên “khẳng định cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài luôn luôn là bộ phận không thể tách rời của Việt Nam” nhờ có bạc tỉ đổ vào túi Đảng. Bây giờ, họ không c̣n bị nguyền rủa là “bọn tàn dư Mỹ ngụy, có nợ máu của nhân dân” nữa.

“Một bộ phận đồng bào do chưa có dịp về thăm đất nước để tận mắt nh́n thấy được những thành tựu của công cuộc đổi mới, hoặc do thành kiến, mặc cảm nên chưa hiểu đúng về t́nh h́nh đất nước...” Phần nhận định t́nh h́nh của bản Nghị Quyết 36 viết như thế.

Ngày 12 Tháng Bảy 2004, Cộng Sản Việt Nam cho ban hành “Pháp Lệnh Tôn Giáo Tín Ngưỡng” sẽ có hiệu lực từ ngày 15 Tháng Mười Một 2004, trong đó, chỉ có các tổ chức giáo hội tôn giáo chấp nhận chui vào hệ thống tôn giáo quốc doanh mới được coi là “tôn giáo”. C̣n ngoài ra, đều bị coi là “bất hợp pháp” và đương nhiên bị đàn áp, khủng bố và bóp nghẹt cho đến chết. Đụng chạm đến vấn đề tôn giáo trên Internet, ngoài các cơ sở tôn giáo chính thức được chế độ công nhận đều bị cấm chỉ, hệ thống báo đài Cộng Sản Việt Nam lập lại nhiều lần viện dẫn đám chóp bu ở Hà Nội cho biết như vậy.

Các nhà trí thức, nhiều lănh tụ các tôn giáo lên tiếng đ̣i hỏi tự do dân chủ và tự do tôn giáo đều bị bỏ tù hay quản chế dù hiến pháp của chế độ công nhận hẳn hoi.

Cho tới nay, 67 địa phương trên toàn quốc Hoa Kỳ gồm 5 tiểu bang, 3 quận hạt và 59 thành phố đă công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của các cộng đồng người Mỹ gốc Việt địa phương bất chấp nhiều sự phản đối của Hà Nội. Con số này c̣n tiếp tục lên nhiều nữa trong tương lai ở những nơi có đông đảo người Việt cư ngụ. Đây là sự trả lời đích đáng cho “Bản Nghị Quyết 36” của Cộng Sản Việt Nam.

Bản nghị quyết của Bộ Chính Trị Cộng Sản Việt Nam c̣n đưa ra nhiều kế hoạch nhằm lũng đoạn các cộng đồng người Việt như mở các lớp dạy tiếng Việt để lôi kéo các thế hệ người Việt thứ hai, thứ ba, tăng cường hệ thống tuyên truyền ở ngoại quốc qua các tờ báo, đài truyền h́nh.

“Đổi mới mạnh mẽ và toàn diện công tác thông tin, tuyên truyền, giúp cho người Việt Nam ở nước ngoài...” Nghị Quyết 36 trong phần “nhiệm vụ chủ yếu” viết như thế.

Ngày 19 Tháng Bảy 2004, Hạ Viện Hoa Kỳ thông qua Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam nhằm cột các khoản viện trợ không có tính cách nhân đạo cho chế độ Hà Nội không được vượt quá 40 triệu đô la của tài khóa năm nay nếu t́nh h́nh nhân quyền ở Việt Nam không thấy cải thiện.

Tháng trước, Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế - một cơ quan độc lập nhưng do cả Quốc Hội và Chính Phủ Hoa Kỳ đồng thành lập “khuyến cáo Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nên xếp Cộng Sản Việt Nam vào danh sách các nước “cần quan tâm đặc biệt” v́ chế độ Hà Nội ngày càng đàn áp nhân quyền, tôn giáo thô bạo hơn.” (T.N.)

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), July 25, 2004

Answers

Văn hóa của chính quyền cộng sản.

Trich tu Mang Y Kien - Phạm văn Hùng

Khi đọc bài phát biểu tại phiên bế mạc Hội nghị 10 Trung ương khoá IV của ông Nông Đức Mạnh tổng bí thư đảng Cộng sản Việt nam được đăng tải trên trang các Web của ĐCSVN vừa qua, tôi thấy có quá nhiều câu có sử dụng đến từ văn hóa, nó được lặp đi lại đến gần 20 lần trong bài phát biểu, nhưng nó không nói lên hết được ư nghĩa của từ Văn hóa, mà có nói cũng không thể nào thực hiện được.

Nói đến từ văn hóa chúng ta có thể h́nh dung ngay đến những cái ǵ cao cả và tốt đẹp nhất mà con người từ thời cổ đại cho tới nay đă sáng tạo nên, văn hoá được phát xuất từ trí tuệ của con người, nó được đúc kết lại và luôn luôn đổi mới theo thời đại nhằm mục đích phục vụ đời sống tinh thần cũng như đời sống lao động làm việc hàng ngày cho được tốt đẹp hơn.

Từ văn hóa thường đuợc đi kèm với các từ ngữ khác để trở thành một câu, để nói lên ư muốn diễn đạt của con người ví dụ như : Văn hóa cổ đại, văn hóa hiện đại, văn hóa Việt nam, văn hóa phương Tây, văn hóa Thế giới, văn hóa truyền thống, văn hóa dân tộc v.v.... Nhưng để loài người có được văn hóa th́ cũng phải trải qua muôn vàn khó khăn, phải đấu tranh để sinh tồn và phát triển, mỗi cá nhân mỗi tập thể, mỗi quốc gia trên thế giới này, trong mọi thời đại đều đóng góp tích cực những phát minh những ư tưởng của ḿnh trên mọi lĩnh vực như kinh tế, khoa học, Văn học nghệ thuật và xă hội. Nó đ̣i hỏi con người phải tŕnh bày sáng tạo tư duy ư niệm riêng của ḿnh mà không vi phạm vào đạo đức con người và không bị hạn chế bởi một thế lực nào. Nó cần phải có thực sự tự do, trong đó có tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp và tự do tín ngưỡng v.v...

Ở tại Việt Nam chúng ta có Bộ văn hóa trực thuộc trung ương ĐCSVN, ở đó họ quản lư và tuyên truyền văn hóa của họ gồm tất cả những ǵ tạo ra điều có lợi cho chế độ của họ, th́ được quảng bá trên tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng tại Việt Nam như truyền h́nh, đài, báo, băng ảnh, sách truyện v.v... C̣n tất cả những điều cấm kỵ và bất lợi cho chính quyền th́ bị bộ văn hóa kiểm duyệt, nhẹ th́ đ́nh chỉ hoặc tịch thu thâu hồi nặng th́ bắt giam truy tố và chuyển thành những tội danh khác để đánh lạc hướng dư luận với các tội danh như tuyên truyền lưu hành tàng trữ văn hóa phản động, tội thông tin trao đổi văn hóa với các lực lượng tổ chức thù địch ở nước ngoài (C̣n gọi là tội làm gián điệp), tội lợi dụng tự do dân chủ, tội phá hoại chính sách đại đoàn kết dân tộc nói chung là đủ các thứ tội mà họ có thể gán cho nếu những thứ văn hoá đó không mang lại quyền lợi cho chính quyền ĐCSVN. Ở đó họ lạm dụng quá nhiều về từ ngữ Văn hóa, họ sử dụng từ rất điêu luyện và đầy tính chất mỵ dân như thể hiện qua bài phát biểu gần đây của ông Nông đức Mạnh như “Toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa”, “Chúng ta phải gắn chặt nhiệm vụ xây dựng văn hóa với nhiệm vụ trung tâm xây dựng kinh tế và nhiệm vụ then chốt xây dựng đảng”, “Bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số”, “Phát triển các tài năng văn hóa nghệ thuật” v.v..

Vậy văn hóa của chính quyền CSVN như thế nào ? Th́ chúng ta hăy phân tích và nh́n cho rơ sự thật và bản chất của chế độ. Họ chỉ hô hào rồi nói một đằng lại làm một nẻo có phải không ? Văn hóa nghệ thuật là ǵ ? Có phải là từ những sáng tác nghệ thuật mà con người nh́n thấy nghe thấy, sự thật việc thật đă và đang xảy ra trong cuộc sống xă hội hàng ngày rồi cô đúc lại thành tác phẩm, những sáng tác này được thể hiện qua thơ văn, truyện , phim, kịch v.v... Vậy th́ tại sao bao nhiêu thơ văn đầy tính xă hội, mong muốn góp sức ḿnh vào văn hóa nghệ thuật Việt nam nhằm giáo dục xă hội, nâng cao tŕnh độ nhận thức đạo đức của con người, th́ bị bộ văn hóa kiểm duyệt đ́nh chỉ thâu hồi cấm đoán hàng loạt những tác phẩm như (Truyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn), (Hoa xuân tuyết, và Mặt thật của Bùi Tín), (Chuyện t́nh lúc rạng đông của nữ nhà văn Dương thu Hương), (Đôi điều suy nghĩ của một công dân của Hà sỹ Phu), (Đưa sáo sang sông của Nguyễn Huy Thiệp) v.v ... Có phải bộ văn hóa họ đang rất lo sợ và đối phó với các loại văn hóa nghệ thuật kiểu như thế này, v́ nó đă phản ánh khá đấy đủ thực trạng xă hội bi đát của dân tộc Việt Nam ngày nay, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi địa vị của tập đoàn lănh đạo ĐCSVN, nó đă dũng cảm đấu tranh với cái ác đang tràn lan trong xă hội Việt nam như những tệ nạn tham nhũng, móc ngoặc cửa quyền quan liêu từ trên xuống dưới trong bộ máy chính quyền Việt nam hiện nay, th́ làm ǵ c̣n có “văn hóa Việt Nam tiên tiến” nữa như ông tổng bí thư CS đang kêu gọi. C̣n về “Chính sách văn hóa đối với tôn giáo” cũng hoàn toàn trái ngược qua pháp lệnh của chính phủ về tín ngưỡng và tôn giáo hôm 18/06/2004 vừa qua, cái pháp lệnh dài đến đến 6 chương gồm 41 điều đă đi ngược lại với lợi ích văn hóa của dân tộc, nó đang hoang mang sợ hăi trước nhu cầu tín ngưỡng và tôn giáo của người dân khi đă mất ḷng tin vào đảng và những ông thánh mà đảng đă công phu dựng lên nhằm áp đảo các thứ tôn giáo khác, tất cả những sinh hoạt tôn giáo, các tổ chức hội đoàn chỉ được hoạt động khi có sự cho phép của chính quyền và nhà nước công nhận, nó rất độc đoán nhằm bóp nghẹt tự do tôn giáo tại Việt Nam.

Để chứng minh bài phát biểu của ông Nông Đức Mạnh và ĐCS của ông ta có thực mong muốn xây dựng một nước Việt Nam văn hóa tiên tiến hay không ? Th́ ông ta hăy rút ngay lại Pháp lệnh số 21 về tự do và tín ngưỡng ngày 18/06 vừa qua, đồng thời trả lại tự do ngay cho những nhà văn nhà báo có quan điểm chống đối chế độ họ đang bị cầm tù hoặc quản chế, để họ có điều kiện đóng góp sức ḿnh hơn nữa vào nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam, cho khôi phục và hoạt động tất cả những tờ báo tư nhân, cũng như báo chí của những hội đoàn đối lập đang bị cấm đoán v́ không nằm trong sự quản lư thông tin của bộ văn hóa CSVN, để những tổ chức và báo chí này góp phần nâng cao nhận thức thời đại, giáo dục và tác động đến lối sống văn hóa đạo đức của người dân, th́ mới mong văn hóa Việt Nam phát triển tốt được.

Phạm văn Hùng 07/004

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), July 25, 2004.


Bác Sĩ Việt Nam bị tù lâu dài Được Hàn Lâm Viện Khoa Học New York tặng giải Nhân Quyền

Trich tu Y Kien - (Bản dịch của nhà báo Đinh Từ Thức)

Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế, một y sĩ Việt Nam 61 tuổi, người đă tận hiến đời ḿnh để nâng cao cuộc sống của nhân dân Việt Nam, và người đă trải qua 25 năm trong tù hoặc bị quản thúc tại gia, đă được Hàn Lâm Viện Khoa Học New York chọn để nhận giải Heinz R. Pagels về Nhân Quyền dành cho các Khoa Học Gia năm 2004.

Giải Pagels, được tặng hàng năm để ghi nhận những công tŕnh về mặt nhân quyền của các khoa học gia, sẽ được trao tại cuộc họp thường niên của Hàn Lâm Viện vào ngày Thứ Hai, 13 tháng Chín năm 2004. Bác Sĩ Quế sẽ được tuyên dương “để ghi nhận ḷng can đảm và tinh thần trách nhiệm nổi bật của ông với tư cách là một y sĩ đă cam kết phục vụ phúc lợi và sức khỏe của nhân dân Việt Nam và vận động nhân quyền tại Việt Nam một cách ôn ḥa”.

Theo ông Joseph L. Birman, Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Quyền của Hàn Lâm Viện, Bác Sĩ Quế đă được chọn v́ “những nỗ lực không lay chuyển của ông trong việc nâng cao đời sống thường ngày của người dân tại Việt Nam và cổ vơ một sự chuyển tiếp ôn ḥa để tiến tới dân chủ tự do tại đây”. Giáo Sư Birman thêm rằng Bác Sĩ Quế, người đă sáng lập Cao Trào Nhân Bản Việt Nam, đă bị bắt lại vào tháng Ba năm 2003, và bị giam cô lập từ đó.

Pḥng khám bệnh miễn phí cho người nghèo:

Bác Sĩ Quế đă cam kết vào việc cung ứng tiện nghi y tế cho người nghèo từ khi tốt nghiệp trường y khoa vào năm 1966, gồm cả việc thành lập một pḥng khám bệnh miễn phí, với sự t́nh nguyện cộng tác của các bác sĩ, y tá, và sinh viên y khoa. Một thí dụ đầu tiên trong rất nhiều thí dụ chứng tỏ ḷng can đảm dân sự của ông là ông đă sẵn sàng chữa trị cho các sinh viên và những người khác bị thương trong các cuộc biểu t́nh chống chính quyền.

Sau khi tu nghiệp về y khoa tại Âu Châu nhờ một học bổng của Tổ chức Y Tế Thế Giới (World Health Organization), Bác Sĩ Quế đă trở lại Việt Nam giảng dậy tại Trường Y Khoa Sàig̣n, và sau đó, trở thành Giám Đốc Khu Nội Khoa của Bệnh Viện Chợ Rẫy. Ông cũng trở lại làm việc với pḥng khám bệnh miễn phí, nơi ông đă nổi tiếng về những nỗ lực giúp đỡ người nghèo, đặc biệt là người dân nông thôn. Vào cuối thập niên 70, ông đă chỉ trích chính sách y tế của nhà cầm quyền, đưa đến hậu quả là bị bắt giam 10 năm không xét xử.

Sau khi được tha vào năm 1988, ông tiếp tục phát biểu ư kiến về những nhân quyền căn bản tại Việt Nam và đ̣i hỏi nhà cầm quyền đầu tư vào lănh vực an sinh của người dân cùng giảm bớt về lănh vực quân sự. Ông bị bắt lại vào năm 1990, bị buộc tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền Nhân Dân”. Trong khi bị tù đầy dưới những điều kiện khắc nghiệt, Bác Sĩ Quế đă làm tất cả những ǵ ông có thể làm được để săn sóc sức khỏe cho các bạn tù, kể cả việc thực hiện giải phẫu nhỏ với dụng cụ thô sơ tự chế.

Được tha lần thứ nh́ vào tháng Tám 1998, sức khỏe Bác Sĩ Quế suy yếu tới mức không thể bước đi nếu không có người giúp. Từ chối xuất ngoại, ông đă bị canh giữ tại gia trong hơn bốn năm, nhưng vẫn tiếp tục vận động việc tôn trọng nhân quyền. Thí dụ, cùng với việc yêu cầu nhà cầm quyền cải thiện điều kiện lao tù, ông đă viết nhiều bài báo kêu gọi dân chủ và đối xử tốt đẹp hơn đối với các sắc dân thiểu số.

Các biện pháp quấy nhiễu Bác Sĩ Quế được tăng cường, kể cả việc canh chừng 24 giờ, cắt đường giây điện thoại và dịch vụ Internet, và thẩm vấn khách viếng thăm. Sau khi viết bài chỉ trích luận điệu của nhà cầm quyền Việt Nam nói rằng có tự do thông tin tại Việt Nam, ông đă bị bắt lần nữa vào tháng Ba năm 2003.

Giáo Sư Birman nói rằng: “Người trong gia đ́nh cũng như các nhà ngoại giao quốc tế đă nhiều lần yêu cầu được gặp Bác Sĩ Quế, ngay cả việc chỉ nói với ông qua điện thoại, cũng đều bị từ chối. Với t́nh trạng bị cô lập hiện nay và với sự kiện là ông đă không được săn sóc sức khỏe trong các thời gian bị giam giữ trước kia, sợ rằng ông đă không nhận được sự săn sóc nào đối với bệnh t́nh trầm trọng của ông”. Giải thưởng Pagels:

Giải thưởng nhân quyền đầu tiên của Hàn Lâm Viện đă được trao tặng vào năm 1979 cho nhà vật lư học Nga Andrei Sakharov. Đổi tên vào năm 1988 để vinh danh cựu chủ tịch Hàn Lâm Viện là Heinz R. Pagels, giải thưởng này đă từng được tặng cho các nhà khoa học danh tiếng, như nhà bất đồng chính kiến người Trung Hoa Fang Li-Zhi, kỹ sư nguyên tử Nga Alexander Nikitin, và kinh tế gia Cuba Martha Beatriz Roque Cabello.

Bác học Torsten Wiesel, Khôi Nguyên giải Nobel, Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Hàn Lâm Viện tuyên bố: “Trong công cuộc tranh đấu đ̣i nhân quyền và tự do ngôn luận, Bác Sĩ Quế đă tượng trưng cho những đức tính từng được biểu lộ bởi người đầu tiên được tặng giải là Andrei Sakharov. Hàn Lâm Viện hănh diện được có Bác Sĩ Quế trong danh sách gồm hơn 25 công dân tiêu biểu của thế giới đă được vinh danh với giải thưởng này”.

Hàn Lâm Viên Khoa Học New York là một tổ chức độc lập, bất vụ lợi của hơn 23 ngàn thành viên trên thế giới cam kết trong việc xây dựng cộng đồng và phát huy khoa học, từ năm 1817.

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), July 25, 2004.


Tấm Gương Yên Bái Cho Tuổi Trẻ Việt Nam

Trich tu LMVNTD - Chu Chi Nam - (LÊN MẠNG THỨ BA 13 THÁNG BẢY 2004)

"Theo công lư, ai cũng có quyền bênh vực tổ quốc của ḿnh, khi bị các nước khác xâm phạm ; và theo nhân đạo, ai cũng có nghĩa vụ phải cứu đồng bào ở trong ṿng nguy hiểm khó khăn".

(Nguyễn Thái Học - Thư gửi Quốc Hội Pháp)

Cách đây 34 năm, Nguyễn thái Học và 12 liệt sĩ Yên bái lên đoạn đầu đài của chế độ thực dân Pháp. Hôm nay, ngày 17/6/2004, chúng ta làm lễ tưởng niệm. Tưởng niệm Nguyễn Thái Học, Nguyễn Thị Giang và 12 Liệt sĩ Yên bái cũng là dịp để chúng ta tưởng nhớ tới những vĩ nhân sáng nghiệp, những chiến sĩ anh hùng, những liệt sĩ cách mạng đă dựng nên dân Việt và nước Việt từ ải Nam Quan tới mũi Cà mâu. Và cũng đồng thời, chúng ta, nhất là tuổi trẻ ở quốc nội - hải ngoại, hăy noi gương các vị anh hùng, cố gắng đấu tranh cứu dân, giữ nước, chống lại chế độ độc đoán, độc tài cộng sản hiện nay đang buôn dân, bán nước, đang đọa đày dân tộc Việt Nam và dâng đất nhượng biển cho Trung Cộng. Hăy hành động đúng theo lời Nguyễn thái Học : "Theo công lư, ai cũng có quyền bênh vực tổ quốc của ḿnh, khi bị các nước khác xâm phạm ; và theo nhân đạo, ai cũng có nghĩa vụ phải cứu đồng bào ở trong ṿng nguy hiểm khó khăn".

Việt Nam Quốc Dân Đảng được thành lập từ năm 1926 do các ông Phạm Tuấn Tài, Phạm Quế Lâm, Hoàng Phạm Trân tức Nhượng Tống. Lúc đầu các ông định thành lập nhà xuất bản Nam Đồng Thư Xă dùng làm phương tiện truyền bá tư tưởng. Phong trào này phát động nhanh chóng, có tiếng vang khắp cả nước, lôi cuốn được nhiều thanh niên trí thức và hào hùng. Trong đó có một sinh viên trường Cao đẳng Thương mại, tính hào hùng, can đảm : Nguyễn Thái Học, được cử làm Thủ lĩnh Việt Nam Quốc Dân Đảng. Bên cạnh có những tay đắc lực như Nguyễn Thế Nghiệp hoạt động ở vùng Vân Nam và ở vùng biên giới Bắc Việt ; Cao hữu Tạo, một nhà báo có tài ; Nguyễn ngọc Sơn, một người có nhiều tâm huyết, tuổi trẻ, mới du học ở Pháp về. Ngày 25 tháng 12 năm 1927 chính thức khai trương đại hội và thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng.

Nguyễn Thái Học soạn thảo một chương tŕnh gồm 4 thời kỳ như sau :

1) Thời kỳ phôi thai trong ṿng bí mật ;

2) Thời kỳ dự bị, vẫn giữ bí mật ;

3) Thời kỳ cách mạng ;

4) Thời kỳ Cướp chính quyền rồi Kiến thiết : cướp chính quyền và kiến thiết một nhà nước theo cương lĩnh của đảng.

Nguyễn Thái Học hợp với các đồng chí ấn định ngày 10 tháng 2 năm 1930 khởi nghĩa cướp chính quyền. Chương tŕnh được chia vùng như sau :

a) Nguyễn Thế Nghiệp đặc trách vùng Lào Cai,

b) Nguyễn Khắc Nhu tức Xứ Nhu đánh Yên bái, Hưng Hóa, Lâm Thao và Sơn Tây,

c) Vũ Văn Giảng tức Vũ Hồng Khanh đánh Kiến An.

Cuộc khởi nghĩa thất bại, các đồng chí khuyên Nguyễn thái Học trốn sang Tàu ; nhưng ông không chịu, quyết ở lại tạo một phong trào khởi nghĩa lần thứ hai. Sau đó, ông bị bắt cùng với một số đồng chí như Phó đức Chính, Đoàn Trần Nghiệp tức Kư Con, ... và đều bị Hội Đồng Đề H́nh của Pháp xử ngày 28-3-1930 tại Yên Bái gồm có 10 án khổ sai có hạn, 30 khổ sai chung thân, 50 đi đày, 40 tử h́nh. Trong số 40 tử h́nh, có 13 lănh tụ lên đoạn đầu đài trước nhất vào ngày 17/6/1930.

Nguyễn Thái Học (1902- 1930) : Người làng Thổ Tang, tổng Lương Điền, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên, cha là Nguyễn văn Hách, mẹ là bà Nguyễn thị Quỳnh, sinh viên trường Cao Đẳng Thương Mại Hà Nội, được anh em bầu lên làm Đảng Trưởng Việt Nam Quốc Dân Đảng ngày 24 tháng 12 năm 1927. Ông quả là một vị anh hùng của dân tộc. Ngoài sự nghiệp, ông c̣n để lại câu nói bất hủ mà chúng ta, nhất là giới trẻ nên ghi nhớ : "Không thành công, th́ cũng thành nhân". Nhân ở đây, ta có thể hiểu là người tức là : nếu không thành công nhưng cũng thành một con người xứng đáng với dân với nước. Nhưng chúng ta cũng có thế hiểu Nhân ở đây như là hạt nhân, là cái mầm ; tức là : Không thành công ngày hôm nay, nhưng cũng đă gieo mầm cho ngày mai, cho thế hệ sau.

Cô Giang : Em của Cô Bắc, và là vị hôn thê của Nguyễn Thái Học, cô cùng chị hoạt động rất hăng say và đắc lực cho VNQDĐ. Khi hay tin hôn phu bị bắt và bị xử ở đoạn đầu đài Yên bái, Cô Giang vô cùng tuyệt vọng, sau khi để lại một bức thư và một bài thơ tuyệt mệnh, liền dùng súng lục tự tử. Trong thư có lời lẽ oai hùng và cương quyết như sau : "Anh đă là người yêu nước ! Không làm tṛn nghĩa vụ cứu nước, anh giữ lấy tấm linh hồn cao cả để về mà chiêu binh, rèn lính ở dưới suối vàng. Phải chịu đựng nhục nhă mới có ngày mong được vẻ vang ! Các bạn đồng chí phải sống lại sau anh để đánh đổ cường quyền mà cứu lấy đồng bào đau khổ".

Cô Tâm : Tức Đỗ thị Tâm, cũng là một nữ đảng viên VNQDĐ. Sau khi cha cô là Đỗ Chân Thiết, một nhà cách mạng bị giết năm 1913, cô quyết tâm trả thù nhà, đền nợ nước, liền gia nhập VNQDĐ. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại, cô bị bắt, bị tra tấn tàn nhẫn, cô dùng giải yếm nuốt để tắt hơi thở mà chết. Cô mất vào năm đúng 18 tuổi, và đă lưu lại đời sau một gương can đảm của bực anh thư, một tinh thần bất khuất.

Ngày hôm nay, dân Việt đang đau khổ dưới gông cùm độc đoán, độc tài cộng sản, nước Việt bị bạo quyền cộng sản dâng đất, nhượng biển cho Trung Cộng, Tuổi trẻ Việt Nam hăy noi gương Nguyễn thái Học, 12 Liệt sĩ, noi gương Cô Giang, Cô Bắc, Cô Tâm, can đảm đấu tranh lật đổ bạo quyền, như lời Nhượng Tống, cũng là một đảng viên VNQDĐ :

Nhục mấy trùng cao, ách mấy trùng
Thương đời không lẽ đứng mà trông.
Quyết quăng nghiên bút, quay gươm súng
Đâu chịu râu mày thẹn núi sông.
Người dẫu chết đi, ḷng vẫn sống.
Việc dù hỏng nữa, tội là công.
Nhớ Anh nhớ măi khi lâm biệt
Cười khóc canh khuya, chén rượu nồng.

(Nhượng Tống khóc Nguyễn Thái Học, khi được tin ông bị lên đoạn đầu đài).

Chu Chi Nam

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), July 25, 2004.


Moderation questions? read the FAQ