Các bài tin tức và b́nh luận từ các trang website của Người Việt tỵ nạn cộng sản (04-08-2004)

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Bắc Bộ Phủ toàn những tên Đầu Gấu, Sống vô tâm quanh bữa tiệc đầu lâu,
Ta cúi đầu - Cộng cỡi cổ, Ta đứng dậy - Cộng sụp đỗ

-------------------------------------------------------------------------------------------

Số Phận Thê Thảm Của Người Tỵ Nạn Bắc Hàn

RA - Sunday, 1 August 2004 - Producer: Bảo Vũ

Trong tuần vừa qua, vấn đề người tỵ nạn Bắc Hàn đă khiến nhiều người chú ư khi hơn 400 người tỵ nạn được chở tới Hán Thành.

Sở dĩ dư luận chú ư không phải chỉ v́ đây là lần đầu tiên Hàn Quốc nhận một lúc số người tỵ nạn đông đảo nhất từ trước tới giờ; mà là v́ trước khi được máy bay đưa tới Hán Thành, những người này đă ở tại “một nước trong vùng Đông Nam Á” không được nêu danh tính.

Theo tin Ban Á Châu Thái B́nh Dương chúng tôi nhận được hồi đầu tuần th́ “nước trong vùng Đông Nam Á “ vừa đề cập, lên tiếng đe dọa sẽ ngay lập tức trao số người này cho Trung Quốc để Bắc Kinh bắt họ trả về Bắc Hàn.

Vào hôm thứ Năm vừa qua, sau khi hơn 400 người tỵ nạn vừa đặt chân an toàn tới thủ đô Hàn Quốc, theo tin tức báo chí, “nước trong vùng Đông Nam Á” đó chính là Việt Nam.

Tuy nhiên, trước khi đề cập tới chuyện Việt Nam liên quan trong vụ này, chúng tôi mời quư vị nghe biên tập viên Claudette Werden thuộc Ban Á Châu Thái B́nh Dương của Đài Phát Thanh Úc Châu chúng tôi nói qua về bối cảnh người tỵ nạn Bắc Hàn.

CLAUDETTE WERDEN: Kể từ khi cuộc chiến tranh Triều Tiên kết thúc hồi năm 1953, hơn 5.000 người Bắc Hàn đă trốn sang Nam Hàn, tức Hàn Quốc. Trong những năm gần đây số người đào thoát đă tăng đáng kể. Trong 6 tháng đầu năm nay, 760 người đă tới được Hàn Quốc.

Nhiều người trong số này rời bỏ Bắc Hàn v́ lư do kinh tế; để tránh khỏi nạn nghèo khổ và đói khát vẫn hoành hành ở miền Bắc Triều Tiên từ nhiều năm qua.

Thế nhưng nay người ta biết rằng nhiều người trong số vừa đề cập là các phụ nữ hoặc thiếu nữ trẻ. Và họ là nạn nhân của bọn buôn người tại Trung Quốc.

Về vấn đề này, Gíáo Sư Jae Thun Won, thuộc Trường Luật Quốc Tế Hundang ở Hàn Quốc, đồng thời cũng là cố vấn cho tổ chức nhân quyền mang tên Liên Minh Công Dân Đấu Tranh Cho Nhân Quyền Của Người Bắc Hàn cho biết:

G.S. JAE THUN WON: Một số người Bắc Hàn tại Trung Quốc bị bán cho các nhà chứa hoặc lâm vào hoàn cảnh bị bắt buộc phải chấp nhận sống đời sống hôn nhân cưỡng ép.

Vấn đề này c̣n lớn lao hơn vấn đề từng xảy ra hồi thời Đệ Nhị Thế Chiến; trong đó phụ nữ Á Châu bị buộc phải làm nô lệ t́nh dục cho quân Nhật.

Quư vị khó ḷng h́nh dung ra được hoàn cảnh mà phụ nữ Bắc Hàn tại Trung Quốc đang phải chịu đựng đâu.

Theo như tôi ước lượng, hoàn cảnh của những phụ nữ Bắc Hàn tại Trung Quốc hiện nay cũng thê thảm bằng hoặc thậm chí c̣n tệ hơn hoàn cảnh của các phụ nữ Á Châu trước đây mà tôi vừa mô tả.

CLAUDETTE WERDEN: Giáo Sư Jae Thun Won cho hay, các người tỵ nạn Bắc Hàn vượt biên sang Trung Quốc thường được giúp để tiếp tục cuộc hành tŕnh đầy gian khổ, có khi mất hàng nhiều tháng trời, để đến Việt Nam, Campuchia, Miến Điện hay Thái Lan.

Mặc dù phải đi xa hơn mới tới được những quốc gia vừa đề cập, thế nhưng những nước này nay lại được nhiều người tỵ nạn Bắc Hàn chọn lựa.

Lư do là v́ Trung Quốc đă xiết chặt các biện pháp an ninh, đồng thời bắt giam các người tỵ nạn, đoạn buộc những người này trở về lại Bắc Hàn, nơi họ bị trừng phạt nặng nề, thậm chí có thể bị tử h́nh nữa. Một nữ phát ngôn viên thuộc Bộ Thống Nhất của chính phủ Hàn Quốc không muốn nêu danh tính cho hay, Hán Thành không muốn nêu tên quốc gia, vốn nằm trong vùng Đông Nam Á . Chính từ quốc gia này mà một nhóm đông đảo người tỵ nạn được đưa bằng phi cơ tới Hàn Quốc. Nữ phát ngôn viên này cho biết:

VIÊN CHỨC CHÍNH PHỦ HÀN QUỐC: Quốc gia này đặc biệt yêu cầu chúng tôi không tiết lộ tên của họ cho tới khi toàn bộ hơn 400 tỵ nạn đă tới Hàn Quốc b́nh yên.

CLAUDETTE WERDEN: Ngay sau khi hơn 400 người Bắc Hàn đến được Hán Thành, ông Song Boo Geun, một nhà hoạt động từng giúp những người tỵ nạn vừa đề cập cho hay, tất cả những người này đều được phi cơ chở từ Việt Nam tới thủ đô Hán Thành.

Ông cũng cho biết những người này đều đă cư ngụ tại Thành Phố Hồ Chí Minh trước khi rời Việt Nam.

Tuy nhiên, các viên chức tại Hàn Quốc từ chối cho biết tin tức về các vụ đào thoát của những người tỵ nạn Bắc Hàn vừa nêu.

Trong khi đó, chuyên gia về quan hệ quốc tế, Giáo Sư Jung Hoon Lee thuộc trường đại học Yonsei ở Hàn Quốc cho rằng, sở dĩ Việt Nam không muốn tên tuổi của ḿnh bị nêu ra trong vụ này là v́ Hà Nội không muốn mối quan hệ giữa ḿnh với B́nh Nhưỡng bị phương hại. Giáo Sư Jung Hoon Lee phát biểu như sau:

G.S. JUNG HOON LEE: Việt Nam là một quốc gia cộng sản và Bắc Hàn cũng là một nước cộng sản. Hai nước cộng sản này có mối quan hệ với nhau.

Bắc Hàn vô cùng nhạy cảm về vấn đề người tỵ nạn.

Việt Nam cố gắng giữ vấn đề người tỵ nạn Bắc Hàn sống tại Việt Nam càng ít người biết đến càng tốt.

Việt Nam không muốn gởi trả những người tỵ nạn này về lại Bắc Hàn để họ gục chết tại đấy. Thế nhưng cùng lúc đó Việt Nam cũng không muốn gánh lấy gánh nặng về mặt kinh tế và xă hội khi những người tỵ nạn Bắc Hàn này lưu lại Việt Nam.

CLAUDETTE WERDEN: Khi tới Hàn Quốc, những người tỵ nạn Bắc Hàn sẽ được đưa đến khu đặc biệt trong 8 tuần lễ ; sau đó họ sẽ được chính phủ Hàn Quốc trợ giúp tài chính, được học hành miễn phí và được tài trợ trong vấn đề định cư, vấn đề nhà cửa.

VIÊN CHỨC CHÍNH PHỦ HÀN QUỐC: Ngay khi tới Hàn Quốc, những người này được đưa đến khu đặc biệt để học hỏi về đời sống mới, để được học hành.

Trong khu này chúng tôi sẽ cố giúp họ hội nhập, giúp họ thích nghi và điều chỉnh để ḥa nhập vào xă hội miền Nam.

Họ sẽ được huấn luyện để có thể sống một cách tươm tất và an toàn tại Hàn Quốc.

Chúng tôi sẽ giúp họ học hành, đồng thời cho họ biết các thông tin căn bản về chủ nghĩa tư bản và về chế độ dân chủ tại Hàn Quốc.

CLAUDETTE WERDEN: Đợt người tỵ nạn Bắc Hàn mới nhất vừa đề cập tới Hàn Quốc diễn ra trong thời điểm khá tế nhị, trong lúc miền Nam đang cố gắng đẩy mạnh mối quan hệ với miền Bắc.

Theo lời Gíáo Sư Jae Thun Won:

G.S. JAE THUN WON: Theo tôi, chính phủ Hàn Quốc hiện lâm vào t́nh huống khó xử.

Một mặt, họ muốn tiếp tục ḥa đàm với B́nh Nhưỡng; thế nhưng cùng lúc đó họ vẫn phải đón nhận người tỵ nạn Bắc Hàn.

Lư do là v́ theo hiến pháp Hàn Quốc, khi người nào rời bỏ Bắc Hàn th́ người đó tự động trở thành công dân Hàn Quốc.

V́ vậy chính phủ Hàn Quốc có nghĩa vụ chăm sóc người tỵ nạn Bắc Hàn. Thế nhưng, trong t́nh huống hiện nay, điều trớ trêu là chính phủ lại không thể thực hiện việc chăm sóc người tỵ nạn Bắc Hàn một cách công khai hơn nữa, và triệt để hơn nữa.

KẾT: Với lời phát biểu của Gíáo Sư Jae Thun Won quư vị vừa nghe, chúng tôi xin kết thúc mục Thời Sự Chủ Nhật tuần này ở đây.

Bảo Vũ, Minh Nguyệt, Quỳnh Liên và Nguyên Nam xin kính chào và hẹn gặp quư vị vào lần tới.

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), August 04, 2004

Answers

Response to CĂ¡c bĂ i tin tức vĂ  bình luận từ cĂ¡c trang website của Người Việt tỵ nạn cộng sản (04-08-2004)

42 người Thượng vẫn c̣n trốn trong rừng ở Kampuchia.

VOA - 03 Aug 2004, 15:52 UTC

Trong một bản tin khác đánh đi từ Phnom Penh hôm thứ ba, hăng thông tấn Pháp cho hay có 42 người Thượng c̣n đang trốn tránh trong rừng ở vùng đông bắc vương quốc Kampuchia sau khi trốn khỏi Việt Nam để tránh nạn đàn áp chính trị và tôn giáo.

Phái viên AFP trích lời người cầm đầu một tổ chức nhân quyền nổi tiếng của Kăm Pu Chia nói rằng dân chúng địa phương báo cáo là có hai nhóm người Thượng, mỗi nhóm 21 người, c̣n đang lẩn trốn trong rừng sâu. Ông Thun Saray, giám đốc tổ chức Adhoc, nói thêm rằng tổ chức của ông đă thông báo cho Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc về việc này.

Trước đó, Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc đă đưa 198 người Thượng theo đạo Tin Lành từ tỉnh Ratanakiri đến thủ đô Phnom Penh để làm thủ tục tái định cư. Tuy nhiên, cơ quan này chưa b́nh luận ǵ về nguồn tin vừa kể của tổ chức Adhoc.

Những người Thượng này nằm trong số hàng trăm người đă bỏ trốn khỏi vùng Tây Nguyên sau các cuộc biểu t́nh chống chính phủ hồi tháng tư. Thoạt đầu, chính phủ ở Phnom Penh không nh́n nhận là có người Thượng trốn sang, rồi sau đó, họ lại nói rằng những người này sẽ được xem là di dân bất hợp pháp.

Tuy nhiên, dưới áp lực mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, chính phủ Kăm Pu Chia đă đồng ư cho phép những người tị nạn được tái định cư ở một nước thứ ba. Tháng trước, giới hữu trách Phnom Penh đă cho phép Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc và tổ chức Adhoc đến hoạt động trong tỉnh Ratanakiri để giúp người Thượng tị nạn.

-------------------------

Việt Nam sẽ đưa 33 người Thượng ra ṭa về tội tham gia biểu t́nh

RFA - 2004-07-29

33 người Thượng Tây Nguyên sẽ bị đưa ra xét xử vào tháng tới v́ đă tham gia vào các cuộc biểu t́nh chống đối nhà nước xảy ra hồi đầu năm nay tại khu vực Cao Nguyên Trung Phần.

Tin từ báo Tiền Phong cho biết những đồng bào này sẽ bị Toà Án nhân dân ở tỉnh Daklak cáo buộc tội danh "gây rối trật tự công cộng ". Vào ngày 10 và 11 tháng 4 vừa qua, đă có khoảng 10 ngàn đồng bào Thượng tham gia biểu t́nh phản đối đàn áp tôn giáo và đ̣i các quyền lợi về đất đai. Tin từ các tổ chức hoạt động nhân quyền cho biết có ít nhất 10 người chết và hàng chục người khác bị thương trong các trận xô xát giữa nhóm biểu t́nh và lực lượng an ninh.

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), August 04, 2004.


Moderation questions? read the FAQ