Việt Nam: Phát triển và Hội nhậpgreenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread |
Việt Nam: Phát triển và Hội nhậpHội thảo tại A.E.I., Washington DC, ngày 8/12/2003
Việt Nam: Chuyển hóa theo dân chủ Việt tính và vai tṛ vận động dân chủ của trí thức tại Việt Nam
* Dương Thái Sơn
Đại diện PTTNDT &XDDC tại Hoa kỳ
Hoài băo thống nhất dân tộc và phát triển đất nước
Ngày nay, Cộng sản Việt nam đang muốn hội nhập cùng thế giới văn minh, tiến bộ và phát triển để t́m một vị trí xứng đáng cho đất nước, họ đă đề ra nhiều khẩu hiệu tốt đẹp cho quốc gia nào là "phát huy cao độ nội lực", "thăng tiến xă hội", "hiện đại hóa", "công nghiệp hóa", "bảo vệ tổ quốc", "xây dựng đất nước giàu mạnh, công bằng và văn minh", "giành thế chủ động chiến lược trong mọi t́nh huống"v.v... , nhưng từ 28 năm nay sau khi thống nhất đất nước và có được ḥa b́nh, họ vẫn không làm được. V́ sao ? Bởi v́ họ đă không thống nhất được dân tộc để có sức mạnh của toàn dân làm nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực và trí tuệ) cho sự phát triển. Tại sao họ không thống nhất được dân tộc? Bởi v́ họ đă không xây dựng được nền dân chủ thực sự, và bởi v́ chủ thuyết cộng sản độc tài không cho phép họ làm như vậy. Đó là trở lực lớn gây ra bế tắc cho sự thực hiện các khẩu hiệu tốt đẹp nêu trên.
Người Việt Nam ai cũng mơ ước những điều tốt đẹp cho quốc gia ḿnh, đó là quốc gia lư tưởng với bao nhiêu khẩu hiệu đẹp đẽ. Nhưng khốn thay, thiếu dân chủ th́ quốc gia lư tưởng sẽ không thành h́nh được, và bao nhiêu khẩu hiệu tốt đẹp muôn đời vẫn là bánh vẽ. Xây dựng dân chủ là nấc thang đầu tiên để cho các khẩu hiệu tốt đẹp trở thành hiện thực. Xây dựng dân chủ không có nghĩa là hỗn loạn như các nhà lănh đạo cộng sản thường hù dọa để có cớ trấn áp nhân dân. Nh́n kinh nghiệm xây dựng dân chủ ở nước Campuchia kế bên Việt Nam th́ thấy rơ; ngày nay họ đă tiến hơn Việt Nam về mặt xây dựng dân chủ, thực tế đó đáng để cho người Việt Nam suy ngẫm.
Tuy nhiên, nền dân chủ của Việt Nam phải được xây dựng theo tinh thần và văn hóa Việt Nam, đó là nền dân chủ Việt tính. Nền dân chủ Việt tính chỉ phát sinh từ tâm hồn Việt, được ôm ấp trong ḷng người Việt, bởi ḷng ái quốc Việt, theo một triết lư chánh trị Việt, thắm nhuần văn hóa Việt, phụng sự đời sống người Việt và tương lai nước Việt, trong niềm tự hào của dân tộc Việt. Nền dân chủ Việt tính có thể nh́n thấy dưới những khía cạnh sau trong triết lư chánh trị và xă hội phù hợp văn hóa Việt Nam.
1.- Xây dựng dân chủ trên tinh thần dân bản.
Nền dân chủ Việt Nam tương lai phải là nền dân chủ dân bản. Dân tộc Việt Nam gồm nhiều thành phần khác nhau về giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, sắc tộc, nam nữ,... nhưng mỗi người đều phải được đối xử b́nh đẳng theo ư nghĩa là một công dân Việt Nam. Đặc biệt, trong truyền thống văn hóa, dân tộc Việt Nam không có giai cấp và càng không có hận thù giai cấp. Sự cổ vơ đấu tranh giai cấp của đảng Cộng sản vô cùng tại hại, đă tạo ra và đào sâu một thế tương khắc trong ḷng dân tộc, mà hậu quả là làm hủy diệt mọi tiềm lực của dân tộc. Thế hệ trẻ Việt Nam, v́ tiền đồ đất nước, đ̣i hỏi phải chấm dứt ngay tinh thần giai cấp và đấu tranh giai cấp mà đảng Cộng sản Việt nam đă gieo rắc trong xă hội.
Dân chủ dân bản không phải là dân chủ của giai cấp như đảng Cộng sản chủ trương. Mọi đặc quyền dành cho đảng Cộng sản ghi trong Hiến Pháp 1992 cần phải thay đổi. (nhất là điều 4 của Hiến pháp CSVN).
Trên thực tế, kể từ khi áp dụng chánh sách "Đổi Mới", đảng Cộng sản Việt nam đă tạm ngưng các biện pháp đấu tranh giai cấp để chiêu dụ tư bản ngoại quốc đến "đầu tư và bốc lột" sức lao động cùng tài nguyên của nhân dân Việt Nam. Nhờ đó mà đất nước đă phát triển phần nào theo chiều hướng tư bản hóa mặc dù trên mặt tư tưởng họ vẫn không chịu từ bỏ tinh thần và lập trường giai cấp.
Ông Đỗ Mười, Tổng Bí Thư đảng Cộng sản Việt Nam, trong Hội nghị cán bộ đảng ngày 3/3/94 tại Hà Nội, vẫn cương quyết tuyên bố theo đuổi đấu tranh giai cấp:
“Trước hết phải đứng vững trên quan điểm giai cấp và đấu tranh giai cấp, để đánh giá t́nh h́nh cũng như để có thái độ xử lư đúng đắn về t́nh huống. Đây là vấn đề lớn, phải có quan điểm vững vàng về giai cấp và đấu tranh giai cấp th́ việc đánh giá t́nh h́nh mới chính xác, không bị mơ hồ, không bị mắc lừa, từ đó xử lư các việc mới đúng đắn, tránh được thiệt hại cho cách mạng, cho đất nước.” (Báo Diễn Đàn Việt Nam số 41, phát hành tại Đức tháng 7/94).
Về mặt tư tưởng, các nhà lănh đạo cộng sản vẫn duy tŕ tinh thần giai cấp để tạo một ảo tưởng gắn bó cho các đảng viên và cán bộ nghèo vô sản. Rốt cuộc đây là một sự lừa đảo đối với đảng viên và cán bộ của họ ở cấp dưới. Các nhà lănh đạo cộng sản cao cấp đều trở thành giàu có và trở thành tư bản kể từ khi có chánh sách "Đổi Mới" của Đảng từ năm 1986. Có thể nói đây là hiện tượng bất lương về chính trị của các nhà lănh đạo cộng sản đối với thuộc viên cấp dưới nghèo khổ và bé họng.
Dân chủ dân bản là nền dân chủ thực hiện sự b́nh đẳng cho mọi công dân, không phân biệt thành phần nào như già trẻ, nam nữ, giàu nghèo, chủ thợ, địa phương, sắc tộc, tôn giáo, v.v... Chữ "dân vi quư" phải được quan niệm và áp dụng b́nh đẳng, chứ không dành riêng sự "vi quư" cho một giai cấp nào hay đảng phái nào. Điều này chưa có tại Việt Nam hiện nay.
2.- Xây dựng dân chủ trên tinh thần đa nguyên tư tưởng.
Từ ngữ “dân chủ đa nguyên” bao hàm ư nghĩa đa nguyên về tư tưởng chính trị, v́ tư tưởng chính trị phát sinh từ nhiều nguồn gốc nên có nhiều quan điểm khác nhau. Dân chủ đa nguyên chính là ư nghĩa “Ḥa nhi bất đồng” của Nho Giáo (Quân tử ḥa nhi bất đồng, tiểu nhân đồng nhi bất ḥa), nghĩa là những người có tư tưởng chính kiến khác biệt nhau không phải đấm đá nhau, dùng bạo lực giết lẫn nhau (tức bất ḥa), mà trái lại tuy khác biệt chánh kiến vẫn sống ḥa hợp với nhau trong một cộng đồng, đó là Quốc Gia. Sinh hoạt dân chủ là ǵ nếu không phải là sinh hoạt ḥa nhi bất đồng, tức là chấp nhận người ta khác ḿnh, có quan điểm, chính kiến khác ḿnh, nhưng vẫn tương kính lẫn nhau, ḥa thuận với nhau, để cùng phục vụ nhân quần xă hội.
Tục ngữ Việt nam thường nói “Chín người mười ư” hoặc “Anh em trong nhà giống như bàn tay có ngón dài ngón ngắn”, tuy cùng một gốc máu mủ, nhưng tư tưởng con người mỗi người mỗi khác v́ đă được hấp thụ từ nhiều phía khác nhau trong xă hội. Chính v́ vậy con người mới cần dân chủ đa nguyên để tiến tới ḥa nhi bất đồng (chứ không phải đồng nhi bất ḥa) để cùng sống chung nhau trong một xă hội ḥa b́nh, tương kính lẫn nhau, để cùng chung lo phát triển nhân quần xă hội.
Đa nguyên tư tưởng chính là sự bất đồng của các thành phần dân tộc, và sự tác động của những tư tưởng bất đồng đó tạo thành sự biến hóa của lịch sử. Vấn đề của chúng ta là tổ chức làm sao để kiểm soát sự biến hóa đó theo chiều hướng có lợi cho Quốc gia và Dân tộc mà vẫn không đi trái với nguyên lư biến hóa của vũ trụ và của nhân sinh.
Người lănh đạo quốc gia hiểu biết và khôn ngoan phải biết tổ chức để điều chỉnh những tác động tương khắc của các thế lực bất đồng thành những tác động tương sinh, để giảm thiểu hậu quả tiêu hao do sự tương khắc, đồng thời bồi dưỡng thêm tác động tương sinh để làm nẩy nở thêm sinh lực của dân tộc trong chiều hướng phát triển. (Thí dụ điển h́nh về thế lực bất đồng của Lao Động và Tư Bản). Nằm trên tác động tương sinh, những tư tưởng bất đồng hoặc sẽ kết hợp với nhau để phát triển ra cái mới, hoặc sẽ thúc đẩy lẫn nhau tạo thành sự cạnh tranh để tiến bộ và để tồn tại. Sự phát triển những thế lực bất đồng trong chiều hướng này sẽ đem đến sự phát triển và tiến bộ cho dân tộc, có lợi cho quốc gia.
Điều kiện để tạo nên sự tác động tương sinh theo chiều thượng này của những thế lực bất đồng chính là định chế sinh hoạt dân chủ đa nguyên. Bởi vậy, dân chủ và đa nguyên tư tưởng phải đi đôi với nhau như h́nh với bóng. Dân chủ là điều kiện, là môi trường để đa nguyên tư tưởng phát triển. Đa nguyên tư tưởng biểu lộ sự bất đồng của dân tộc sẽ tác động với nhau một cách ôn ḥa trong sinh hoạt dân chủ, sẽ tạo nên tác động tương sinh có lợi cho dân tộc, và giảm thiểu những tác động tương khắc có tính chất quyết liệt có thể đi đến đánh nhau bằng bạo lực làm tiêu hao sức mạnh của dân tộc, trong khi sức mạnh đó rất cần thiết phải tiết kiệm để xây dựng Quốc Gia.
Nếu nền dân chủ mà không có đa nguyên tư tưởng, tức là không chấp nhận ai có tư tưởng khác ḿnh, không chấp nhận những cái bất đồng của dân tộc, đó là nền dân chủ giả hiệu, v́ nó là nền độc tài mà được gọi là dân chủ. Những cái bất đồng này v́ bị ngăn cấm, không có cơ hội và môi trường để phát triển theo tác động tương sinh, sẽ đương nhiên trở thành những thế lực tương khắc để chống đối lại nền độc tài. Vô h́nh chung, các sự bất đồng của dân tộc bị dồn vào vị trí tác động tương khắc, và hậu quả là sức mạnh dân tộc bị hủy diệt, bị tiêu hao. Tất cả các thế lực bất đồng của dân tộc, trong đó có luôn cả thế lực cầm quyền, đều bị đặt trên tiến tŕnh âm phủ, ở đó các thế lực bất đồng ra sức xung phá và hủy diệt lẫn nhau và sẽ đưa đến sự diệt vong của dân tộc; đó là t́nh trạng hiện nay của nước Việt Nam, hậu quả của nền chính trị độc tài.
3.- Xây dựng dân chủ trên tinh thần "ḥa nhi bất đồng"
Mục tiêu đấu tranh cho dân chủ là chống lại mọi nền độc tài, bất luận nền độc tài đó là Cộng sản, là Quốc gia, là Phong kiến, hay là Quân phiệt; đồng thời chủ trương xây dựng một nền dân chủ đa nguyên để tư tưởng của mọi thành phần bất đồng trong ḷng dân tộc như tư tưởng chính trị, tôn giáo, thành phần xă hội, v.v. .. được sinh hoạt công khai và hợp pháp trong khuôn khổ của Luật pháp và Hiến pháp. Trong sinh hoạt công khai và hợp pháp này các tư tưởng bất đồng của dân tộc không bị dồn vào chân tường để trở thành thế lực đối kháng trong tác động tương khắc hủy diệt. Các tư tưởng bất đồng có thể gặp gỡ nhau, liên kết nhau theo tác động ḥa hợp, hoặc cạnh tranh nhau để thúc đẩy nhau tiến tới trong tiến tŕnh tương sinh theo chiều thượng của lịch sử. Ở t́nh trạng này, người ta đạt được sự ḥa nhi bất đồng của Nho Giáo.
-- Việt_Nam_Quê_Hương_Ta (Viet_Nam@Quê-Hương.govt), September 09, 2004
Xin Các Bác, Các Chú đọc tiếp, cám ơn--------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------- ---
“Quân tử ḥa nhi bất đồng” chính là sinh hoạt dân chủ đa nguyên một cách có trật tự, ôn ḥa và hợp pháp. Con người cơi ḷng rộng mở, chấp nhận người ta khác ḿnh và vẫn tôn trọng người ta. Mọi người sống trong sự ḥa thuận mặc dù tư tưởng khác nhau. Đó chính là cung cách của quân tử. Ngược lại, “Tiểu nhân đồng nhi bất ḥa”, đây là cái sinh hoạt của nền độc tài hoặc của nền dân chủ độc đảng (dân chủ giả hiệu). Nếu ai có tư tưởng, chính kiến khác với ḿnh th́ bị bắt giết hoặc bị bỏ tù. Đây là cung cách cầm quyền của kẻ tiểu nhân vậy.
Nói tóm lại, nói về dân chủ tức là nói về những cái bất đồng trong ḷng dân tộc và giải quyết những bất đồng đó bằng cơ chế chính trị dân chủ. Đây là phương thức giải quyết ôn ḥa, có trật tự của con người ở tŕnh độ trưởng thành có ư thức về nhân đạo, có lương tri, có hiểu biết phải quấy, đúng sai, đă vượt qua tŕnh độ thú tính “đánh cho chết” hay “bỏ tù rục xương.”
Giải quyết những cái bất đồng trong ḷng dân tộc không phải bằng cách tiêu diệt nó. Tiêu diệt tức là dùng tác động xung khắc sẽ đem đến hậu quả làm suy giảm sức mạnh của dân tộc, sức mạnh đó không được phép phung phí, nó rất cần để xây dựng, kiến thiết, và phát triển Quốc Gia. Những bất đồng trong ḷng dân tộc phải được giải quyết thông qua cơ chế chánh trị dân chủ, trong đó những thế lực bất đồng được phát triển tự do, công khai và hợp pháp. Rồi theo luật cạnh tranh để sinh tồn, những thế lực sẽ có khuynh hướng kết hợp lại với nhau và cạnh tranh nhau để tiến bộ, v́ có tiến bộ mới c̣n tồn tại, không tiến bộ sẽ bị đào thải theo luật tự nhiên, không hề bị áp bức hay cưỡng chế nào hết. Con người sẽ cảm thấy tự do và thoải mái trong sự phát triển và cũng không cảm thấy oán hận khi bị hủy diệt v́ thiếu sức phát triển để tiến bộ.
Như vậy cơ chế chính trị dân chủ là phương thức để giảm thiểu những tác động tương khắc, đồng thời phát triển những tác động tương sinh của những thế lực bất đồng trong ḷng dân tộc. Chỉ có phương thức này là cách để điều chỉnh những tác động từ vị trí tương khắc sang vị trí tương sinh có lợi cho sự tiến bộ của quốc gia và bảo tồn được sức mạnh của dân tộc.
Trong lịch sử, tại Hoa kỳ lúc mới lập quốc, cơ chế chính trị dân chủ đă được đem ra áp dụng để giải quyết những thế lực bất đồng do sự kết hợp nhiều tiểu bang, nhiều chủng tộc, nhiều tôn giáo, nhiều nguồn gốc văn hóa, nhiều thành phần xă hội, v.v. .. Cơ chế chính trị dân chủ đă có hiệu quả giảm thiểu những tác động tương khắc và bồi dưỡng những tác động tương sinh của rất nhiều thế lực bất đồng lúc đó. Kết quả là những thế lực bất đồng đă dần dần kết hợp lại, những thế lực nào không kết hợp được sẽ bị đào thải và tan rả theo thời gian; và cuối cùng như ngày nay chúng ta thấy các thế lực bất đồng đă gom lại thành lưỡng đảng, một t́nh trạng lư tưởng của nền dân chủ hữu hiệu.
Ngày nay, tuy lưỡng đảng đối lập nhau, nhưng lưỡng đảng không nằm trong vị trí tác động tương khắc để đi đến sự hủy diệt lẫn nhau, mà lưỡng đảng nằm trong vị thế tương sinh cạnh tranh, để cùng nhau cạnh tranh trong sự tiến bộ để tồn tại. Sự cạnh tranh để tiến bộ này sẽ đưa quốc gia tiến tới, và tiến theo một tốc độ nhanh của sự cạnh tranh. Chính cơ chế chính trị dân chủ đă điều chỉnh vị trí tác động tương khắc của lưỡng đảng thành vị trí tương sinh cạnh tranh vô cùng có lợi cho quốc gia. Bây giờ giả sử ngược lại, nếu một đảng làm độc tài th́ đảng kia đương nhiên bị đứng vào tác động tương khắc để chống lại nền độc tài, và như vậy sức mạnh quốc gia sẽ bị hủy diệt theo tiến tŕnh tương khắc.
Nh́n vào các nước dân chủ trên thế giới, chúng ta thấy rơ ràng sự thành công và phát triển của những quốc gia này, v́ họ đă thực hiện được tinh lư của dân chủ là ḥa nhi bất đồng giữa các tư tưởng đa nguyên.
4.- Xây dựng dân chủ trên tinh thần tôn trọng đối lập.
Kết quả tất nhiên của tinh thần"dân chủ đa nguyên" và "ḥa nhi bất đồng" là sự hiện diện của thế lực chính trị đối lập trong nền dân chủ.
Đối lập nói đây không phải là ''đối kháng hay đối địch'' nhằm lật đổ và tiêu diệt lẫn nhau. Chính v́ vậy mà đối lập cần phải được hợp pháp hóa để định chế hóa, đặt nó vào ṿng chi phối của pháp luật. T́nh trạng đối lập không được thừa nhận bởi Hiến pháp và luật pháp sẽ làm cho sinh hoạt dân chủ đi vào rối loạn, v́ lúc đó luật rừng sẽ thay thế cho luật pháp.
Theo GS Nguyễn Văn Bông, Cố Viện trưởng Học viện Quốc Gia Hành Chánh Sài g̣n, đối lập chính trị phải có 3 đặc tính: một sự bất đồng về chính trị, có tính cách tập thể, và hợp pháp. (Nguyễn Văn Bông, ''Vấn đề Dân chủ và Đối lập'', Phong Trào Thanh Niên Dân Chủ ấn hành tại Hoa Kỳ năm 1997, trang 22).
Hai yếu tố đầu th́ dễ hiểu, nhưng yếu tố thứ ba ''hợp pháp'' mới là vấn đề rắc rối. Cái yếu tố hợp pháp khiến cho sự bất đồng có tính cách tập thể này phải được định chế hóa, tức là phải được đặt trong ṿng pháp luật và chịu sự chi phối của pháp luật. Nếu đảng Cộng sản Việt Nam nhất định khước từ đối lập và đặt đối lập ra ngoài ṿng pháp luật th́ nền dân chủ cho Việt Nam sẽ không bao giờ có.
Như vậy, đối lập chỉ hiện diện và hoạt động trong ṿng pháp luật. Đây chính là đặc điểm tinh hoa của nền dân chủ pháp trị. Không có dân chủ pháp trị th́ không thể có đối lập, ngược lại sự hiện hữu hợp pháp của đối lập biện minh cho tính cách dân chủ pháp trị của chế độ, biện minh tính cách cầm quyền chánh đáng của một chánh quyền, đồng thời phản ảnh chân chính ư chí của nhân dân, v́ ư chí và nguyện vọng của các thành phần thiểu số không bị tiêu diệt.
Trong một Hiến pháp dân chủ pháp trị, quyền đối lập chính trị phải được công nhận, ghi trong Hiến pháp và không thể bị tiêu diệt, đây là một quyền hiến định. Hệ luận của quyền đối lập chính trị là các quyền tự do công cộng khác như tự do phát biểu, tự do hội họp, tự do gia nhập và từ bỏ chánh đảng, tự do ứng cử và bầu cử, v.v. . .miễn là phải bất bạo động và không làm ngăn trở sinh hoạt của những người khác. V́ vậy sinh hoạt đối lập cần phải có qui chế để ấn định quyền hạn và nghĩa vụ của vai tṛ đối lập.
Vai tṛ của đối lập về mặt thực tế là kiểm soát và hạn chế chánh quyền. Nhờ vai tṛ này, người ta có thể ngăn chận và làm giảm bớt các tệ đoan trong chánh quyền như tham nhũng, hối mại quyền thế, lạm quyền,v.v. . . để thực thi nguyên tắc Thượng tôn luật pháp của nền dân chủ pháp trị. Cũng nhờ vai tṛ này mà các quyền tự do căn bản của người dân được bảo vệ và thực thi.
Về mặt lư thuyết, thừa nhận đối lập tức là chấp nhận tánh cách tương đối của các chân lư chính trị. Điều nầy được thể hiện qua quyền tự do tuyển cử có nghĩa là đối lập có quyền tŕnh ứng cử viên và được quyền cổ động, bảo đảm và chấp nhận tánh cách chân thật kết quả cuộc bầu cử. Đặc biệt là đối lập phải được bảo vệ, trên b́nh diện nghị trường quốc hội, các dân biểu được quyền bất khả xâm phạm, quyền nầy làm cho các dân biểu đối lập làm việc mạnh mẽ và hiệu quả hơn. Những quyền mà đối lập thừa hưởng, đó cũng là những quyền bảo vệ người dân trong thể chế dân chủ.
Một nghĩa vụ mà đối lập cần thực hiện đứng đắn trên tinh thần ḥa nhi bất đồng, để làm tṛn nhiệm vụ là phải đứng trên quyền lợi chung của toàn dân mà chỉ trích những sai trái của chánh quyền, để chánh quyền điều chỉnh sai lầm mang lại ích lợi cho quần chúng. Đối lập phải ôn ḥa và xây dựng khi chỉ trích chánh quyền, chứ không phải đối lập là cái ǵ cũng chỉ trích, chỉ trích vớ vẩn mang tánh cách cá nhân, chỉ trích mang tinh thần bè phái, thiếu tinh thần xây dựng.
Chúng ta cần hiểu rằng sinh hoạt chánh trị trong chánh thể dân chủ tự do, đối lập sẽ là chánh phủ ngày mai. V́ vậy, đối lập phải chứng minh cho dân chúng thấy là đối lập có những chủ trương tốt hơn chánh quyền, và dân chúng cảm thấy đối lập có khả năng phục vụ hữu hiệu hơn th́ dân chúng sẽ bầu cho đối lập thay thế chánh quyền. T́nh trạng này sẽ đưa đến sự cạnh tranh phục vụ nhân dân và đất nước, sẽ chóng làm cho dân giàu nước mạnh.
5.- Xây dựng dân chủ trên tinh thần pháp trị.
Pháp trị thường được nêu cao với các khẩu hiệu là "Thượng tôn pháp luật" và "Pháp bất vị thân". Ở Việt Nam cũng như Trung Hoa, hai khái niệm Pháp trị và Nhân trị (hay Đức trị) đă có từ ngàn xưa. Tuy nhiên, ngày xưa dưới chế độ độc tài của quân chủ phong kiến, pháp luật do nhà vua làm ra, ban hành và thi hành tùy tiện theo ư nhà vua; cho nên pháp luật là phương tiện bảo vệ chế độ độc tài của nhà vua. Nhà vua đứng trên pháp luật và không bị pháp luật cưỡng chế. Theo sự phân biệt của các chuyên gia luật pháp ngày nay th́ đây là t́nh trạng cai trị bằng pháp quyền của nhà vua chứ chưa phải là pháp trị.
Pháp trị trong chế độ dân chủ ngày nay th́ khác. Quyền chủ tể của nhà vua ngày xưa được phân ra làm ba: Lập pháp, Hành Pháp, và Tư pháp. Ba quyền này phân lập, độc lập, và kiểm soát lẫn nhau, mục đích là để không một cơ quan nào được đứng trên pháp luật, nhờ đó mà bảo đảm các quyền của công dân được thực thi nghiêm chỉnh. Khái niệm tam quyền phân lập là một khái niệm mới có hồi thế kỷ 18 ở Tây phương và nó đă trở thành mô h́nh tổ chức chánh quyền tân tiến ngày nay trên thế giới.
Khái niệm phân quyền này áp dụng cho nền dân chủ Việt Nam là điều thích hợp v́ ngày nay chế độ quân chủ phong kiến toàn trị của nhà vua độc tôn không c̣n nữa.
Hiến pháp của Việt Nam hiện nay cũng áp dụng nguyên tắc tam quyền phân lập, nhưng trớ trêu thay Hiến pháp đó chỉ thừa nhận sự hoạt động duy nhứt của đảng Cộng sản, cho nên sự phân quyền kia rốt cuộc chỉ nằm trong tay của đảng Cộng sản độc tôn thống trị, giống y như ông Vua nắm trọn quyền sinh sát trong tay thời xưa; tức là đảng Cộng sản đứng trên pháp luật, làm ra pháp luật, và thi hành pháp luật tùy tiện. T́nh trạng này hiện đang rất phổ thông tại Việt Nam, v́ nó là phương tiện khống chế nhân dân của chế độ độc tài.
Sự phân quyền qui định trong Hiến pháp chỉ có ư nghĩa thật sự khi nó được áp dụng trong chế độ dân chủ đa đảng và thừa nhận đối lập. Như đă nói đối lập và sinh hoạt đối lập phải nằm trong ṿng hợp pháp của luật pháp và Hiến pháp, để thực thi tinh thần pháp trị thật sự, nhờ đó mà bảo đảm được các quyền tự do của công dân.
Triển vọng h́nh thành nền dân chủ tương lai:
Vai tṛ vận động dân chủ của trí thức tại Việt Nam
Hồi năm 1992, GS Nguyễn Đ́nh Huy, sau 17 năm bị cầm tù và vừa ra khỏi nhà tù được 6 tháng, đă can đảm thành lập PTTNDT & XDDC ngay trong ḷng chế độ độc tài. Ông đă mở cuộc vận động trí thức đứng lên đ̣i dân chủ qua chủ trương Vận động Đại Phản Tỉnh toàn dân trên lập trường Dân tộc và Dân chủ. Cuộc Vận động Đại Phản tỉnh đă thầm lặng đi sâu vào ḷng người, nhứt là những người trí thức có nhiều suy nghĩ về tiền đồ đất nước. Tầng lớp trí thức này bao gồm cả trong nước và hải ngoại, bao gồm cả những nhà trí thức quyền bính và ngoại quyền bính (tức là trong chánh quyền và ngoài chánh quyền, trong đảng và ngoài đảng Cộng sản Việt Nam).
Lúc ban đầu, ông đă bị những người cộng sản bảo thủ và thành phần quốc gia cực đoan chống đối dữ dội, nhưng ngày nay dần dần người ta hiểu ra được con đường nào tốt nhất đưa đến dân chủ cho Việt Nam, không đổ máu, không làm sụp đổ nền kinh tế đang phát triển, hóa giải được hận thù và thống nhất được dân tộc để bảo đảm cho tương phát triển bền vững của đất nước.
Vào năm 1992, con số trí thức ở trong nước đứng lên đ̣i dân chủ chỉ đếm được trên đầu ngón tay với những người nổi tiếng như Dương Thu Hương, Nguyễn Khắc Viện, Nguyễn Kiến Giang, Phan Đ́nh Diệu, Nguyễn Đan Quế..., rồi tiếp theo nở rộ với những tên tuổi khác như Hà Sĩ Phu, Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo Cự, Lê Hồng Hà, Nguyễn Thanh Giang, Hoàng Minh Chính, Hoàng Tiến, Nguyễn Hộ, Đỗ Trung Hiếu, Lữ Phương, Hồ Hiếu..., sau đó nữa tới những nhân vật mà người hải ngoại đă mỉa mai là "những con ngựa già của chế độ" như cựu Tướng Trần Độ, cựu Thủ tướng Phạm Văn Đồng, cụ Nguyễn Văn Trấn, La Văn Liếm, rồi đến cựu đại tá Phạm Quế Dương, học giả Trần Khuê, cụ Cao Hồng Lĩnh, cụ Vũ Cao Quận, cụ Trần Dũng Tiến... Ngày nay, với sự tham gia của các anh em trẻ trong nước như Lê chí Quang, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ B́nh, Nguyễn Khắc Toàn, và các nhóm sinh viên bí mật như Câu Lạc Bộ sinh viên Đứng Dậy, Phong trào Dân chủ Việt Nam, Phong Trào Thanh niên Dân chủ, Phong Trào Giải Phóng và Xây Dựng Dân chủ, v.v... Đó là những nhà trí thức nổi danh, c̣n những người không nổi danh th́ không ai biết được hết.
Về phía tôn giáo th́ lần lượt các nhà lănh đạo tôn giáo đă đứng lên đ̣i tự do tôn giáo và tôn trọng nhân quyền như Linh mục Chân Tín, cựu linh mục Nguyễn Ngọc Lan, Linh mục Nguyễn Văn Lư (Công giáo), Hoà Thượng Thích Huyền Quang, Ḥa Thượng Thích Quảng Độ, các Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ, Thích Trí Siêu, Thích Không Tánh (Phật giáo), cụ Lê Quang Liêm (PG Ḥa Hảo), và các tín hữu Tin Lành ở vùng Tây Nguyên.
Ngọn triều trí thức, cả quyền bính và ngoại quyền bính, vận động đ̣i dân chủ ở trong nước càng ngày càng dâng cao từ Bắc chí Nam, từ ngoài đảng đến trong đảng Cộng sản, âm thầm vận động cũng có mà công khai bộc phát cũng có. Cuộc vận động cho dân chủ của trí thức tại Việt Nam đă nâng cao sự ư thức của dân chúng (và cả các đảng viên cộng sản) về sự tai hại của nền độc tài, về sự lỗi thời của chủ nghĩa cộng sản, cũng như sự lạc hậu của đường lối cai trị kiểu cộng sản, đă kềm hăm quốc gia trong đường hướng hội nhập cùng thế giới văn minh tiến bộ nên không c̣n thích hợp ở thời đại hiện nay. Hậu quả tất nhiên của cuộc vận động này là đưa mọi người trở về với lập trường dân tộc và dân chủ, một nền tảng tương đồng để xây dựng quốc gia và phát triển đất nước bền vững.
Tuy nhiên, trong mười năm qua, chánh quyền cộng sản đă ra sức đàn áp, tù đày, quản chế những nhà trí thức vận động ôn ḥa cho nền dân chủ, và đă tạo thành một thế nguy hiểm cho đảng Cộng sản. Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam lâm vào t́nh trạng tương khắc như nước với lửa. Họ càng đàn áp thô bạo bằng những bản án tù đày những nhà trí thức đấu tranh cho dân chủ th́ sự tương khắc càng thêm sâu đậm mà lối ra sẽ không bao giờ có.
GS Nguyễn Đ́nh Huy, người cha đẻ của cuộc Vận động đại phản tỉnh hồi năm 1992, đă bị kết án tội "lật đổ chế độ xă hội chủ nghĩa", và tính đến nay ông đă bị Cộng sản Việt nam cầm tù tổng cộng 28 năm. Các nhà trí thức khác cũng đều bị kết án tù một cách độc đoán, phi dân chủ, và phản ảnh một chế độ phi nhân quyền mà cả thế giới văn minh đều lên tiếng phàn nàn, gây thành một trở ngại lớn cho Việt Nam trên đường hội nhập và phát triển. Niềm tự hào của dân tộc bị xúc phạm trầm trọng khiến cho ḷng người càng thêm ly tán.
Tuy bị đàn áp, nhưng khí thế của cuộc vận động cho dân chủ của trí thức quốc nội vẫn không lùi, mà ngược lại đang ăn sâu vào giới trí thức quyền bính (trong chánh quyền và trong đảng Cộng sản) theo một cung cách âm thầm; và mặt khác, lan rộng trong dân chúng khắp nơi qua những phương tiện truyền thông hiện đại và qua làn sóng Việt kiều về thăm quê hương càng ngày càng đông, khiến đảng Cộng sản Việt nam ngày nay lâm vào t́nh trạng nao núng v́ bế tắc.
Nh́n về tương lai, nền dân chủ của Việt Nam cần được xây dựng trên những đặc sắc của truyền thống dân tộc để phục hồi truyền thống ái quốc của nhân dân, đó là nền dân chủ Việt tính, một môi trường thuận lợi cho sự xây dựng và phát triển nền Văn hiến Việt tính cùng với nền Đạo đức Việt tính của quốc gia ngày mai. Sự thực hiện nền dân chủ đó đ̣i hỏi ở những người lănh đạo tương lai một tâm lượng rộng lớn với ba sự can đảm:
- Tâm Đại Hùng: dám từ bỏ những chủ thuyết lỗi thời để trở về với Việt tính của quốc gia dân tộc hầu phục hồi ḷng ái quốc chân chính của người Việt Nam.
- Tâm Đại Lực: dám can đảm làm dân chủ, thừa nhận đối lập, thực thi dân chủ pháp trị, chấp nhận sự b́nh đẳng và không có mặc cảm đối với các đảng chính trị khác.
- Tâm Đại Từ Bi: dám hóa giải hận thù để thực hiện chánh sách Dân tộc ḥa hợp thật sự, chấm dứt các chánh sách đào sâu chia rẽ.
Đất nước Việt Nam đang trông đợi hào kiệt, hào kiệt đó chắc chắn sẽ xuất phát từ giới trí thức ở quốc nội, nhưng chưa biết sẽ xuất phát từ giới quyền bính hay ngoại quyền bính ?
* Dương Thái Sơn
(Hội thảo tại A.E.I., Washington DC, 08/ 12/ 2003)
-- Việt_Nam_Quê_Hương_Ta (Viet_Nam@Quê-Hương.govt), September 09, 2004.