Các bài tin tức và b́nh luận từ các trang website của Người Việt tỵ nạn cộng sản (10-09-2004)

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Bắc Bộ Phủ toàn những tên Đầu Gấu, Sống vô tâm quanh bữa tiệc đầu lâu,
Ta cúi đầu - Cộng cỡi cổ, Ta đứng dậy - Cộng sụp đỗ

-------------------------------------------------------------------------------------------

Đầu Gấu Bóc Lột Những Cô Gái Hành Nghề Massage

VNN - Đưa lên lenduong.net - ngày 9/09/2004

(Sài G̣n - VNN) "Nhân viên" massage dạo là những cô gái trẻ, đẹp, "chơi" điện thoại di động, hoạt động "mọi lúc, mọi nơi". Mọi hoạt động của họ đều dưới sự quản lư của một ông chủ. Hàng ngày các cô phải nộp cho chủ 300 ngh́n đồng gọi là trả ơn đă dẫn vào nghề.

Một cô gái hành nghề massage kể, cô ở ĐBSCL, vừa lên Sài G̣n được 2 tháng. Trước đó, cô được một người đàn ông tên Lư ở Sài G̣n xuống đề nghị đưa cô lên thành phố hành nghề massage với mức thu nhập hứa hẹn trên 10 triệu đồng/tháng. Tới thành phố, cô cùng 3 cô gái khác (cũng ở miền Tây) ở trong nhà của người đàn ông ấy bên quận 4. Với số tiền 9 triệu đồng/cô, tên Lư đă "lo" cho các cô bằng tốt nghiệp cấp 3 và bằng massage mà không cần phải đi học. Xong, ông ta dạy sơ cho các cô mấy bài đấm bóp căn bản rồi xin cho vào làm ở những tụ điểm massage đông khách ở Sài G̣n.

Hằng ngày, Lư đưa đón các cô, và các cô sẽ kiểm tra nhau xem ai được "lên" mấy "tua" để về báo cáo lại với người đàn ông ấy (người báo cáo c̣n là em gái của Lư, cũng là nhân viên massage ở đây). Trong 1 tháng đầu, số tiền "bo" các cô kiếm được mỗi ngày sẽ phải nộp 50% cho người đàn ông tên Lư. Những tháng tiếp theo, khi đă có khách quen, các cô sẽ phải nộp cho ông ta theo kiểu "khoán", mỗi ngày 200.000-300.000 đồng, tùy theo tụ điểm massage đông hay vắng khách, cho đến khi nào trừ hết tiền ông ta đă "tạm ứng" ra để lo chi phí cho các cô. Sau đó, trong 1 năm, các cô vẫn phải nộp tiền "khoán" cho "ông chủ" để "trả ơn" rồi mới được "ra riêng"...

Cũng với một thủ đoạn, phương thức như đă nêu, khá nhiều cô gái trẻ đă và đang trở thành miếng mồi béo bở cho những tên bất lương trục lợi. Tất cả những cái tên mờ ám được các cô nhắc đến đều ngụ ở quận 4, nhưng không cô nào dám công khai đứng ra tố cáo những kẻ đang chăn dắt họ. Khi bị ép "chỉ tiêu", các cô chỉ c̣n biết năn nỉ những ông khách "sộp" hầu kiếm thêm tiền "bo" để trang trải...

--------------------------------

Lộ Chân Tướng Độc Tài Lố Bịch Trước Thiên Hạ

Lư Đại Nguyên- Đưa lên lenduong.net ngày 9/09/2004

Các nước được đứng ra tổ chức những Hội Nghị Quốc Tế, đều giữ địa vị danh dự là chủ tŕ hội nghị, và có cơ hội để giới thiệu những tiến bộ khắp mặt của đất nước ḿnh với thế giới. Bởi đó ưu tiên một, không chỉ là sự tiếp đăi trọng hậu các thành viên Chính Phủ tham dự đại hội, hay các tổ chức Dân Sự tham gia diễn đàn, mà quan trọng hơn hết là phải nhắm vào giới Truyền Thông Quốc Tế. Chính họ sẽ đưa h́nh ảnh tốt đẹp hay xấu xa của đất nước và chế độ, tŕnh diện trước bàn dân thiên hạ. Nhà nước Cộng Sản Việt Nam vốn chuyên sống bằng nghề tuyên truyền, đánh bóng chế độ, hẳn phải thuộc nằm ḷng nguyên tắc sơ đẳng đó. Nhưng một điều đáng ngạc nhiên là nhà cầm quyền Hànội đă cấm không cho Kư Giả Quốc Tế tham dự Diễn Đàn "Nhân Dân" ASEM 5, (Asia Europe Meeting) tổ chức tại Hànội hiện nay.

Diễn đàn này được thế giới gọi là diễn đàn của các Tổ Chức Phi Chính Phủ (NGO) Non-governmental Organizations, tức là các tổ chức Xă Hội Dân Sự, hay Xă Hội Công Dân, là các đoàn thể Tự Do Dân Lập của các nước. Bốn lần trước, Diễn Đàn Dân Sự đều được tổ chức đồng thời với Hội Nghị Thượng Đỉnh Á- Âu (ASEM). Lần thứ nhất tại Bangkok, Thái Lan 1996. Luân Đôn, Anh Quốc 1998. Séoul, Nam Hàn 2000. Copeenhague, Đan Mạch 2002 và bây giờ là Hànội Việt Nam 2004. Nhưng đă bị Việt Cộng tách ra làm hai. Hội Nghị mà Việt Cộng gọi là Diễn Đàn "Nhân Dân" ASEM họp trước một tháng, đến đầu tháng 10-04, mới họp chính thức Hội Nghị Thượng Đỉnh Á - Âu.

Việc họp Hội Nghị Á - Âu này, vốn đă gặp cản trở bởi các nước ASEAN muốn cho Miến Điện tham dự, c̣n phía Liên Âu th́ không chấp nhận sự có mặt của chế độ Quân Phiệt Độc Tài Miến Điện đang bị thế giới cấm vận. Cuối cùng hai bên phải nhân nhượng là chỉ cho Miến Điện tham dự với cấp thấp, mà không phải là cấp Nguyên Thủ Quốc Gia. Ở điểm nầy phía Liên Âu đă bị dư luận thế giới phê b́nh là nhu nhược, không nắm vững ưu thế, bắt buộc ASEAN thúc đẩy Miến Điện phải sớm thả lănh tụ đối lập Aung San Suu Kyi để Dân Chủ Hóa. Có lẽ để bù lại, lần đầu tiên tại một xă hội cộng sản bưng bít Việt Nam, Liên Âu hy vọng tạo lập được một Diễn Đàn Dân Sự Tự Do, hội thảo, đối thoại công khai giữa Quốc Tế và Việt Nam về Ḥa B́nh và An Ninh Kinh Tế, An Ninh Xă Hội, Dân Chủ Hóa, Nhân Quyền, và Truyền Thông Tự Do, hầu đề xuất ư kiến cho Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEM. Nhưng đáng buồn là về phía Việt Nam chỉ có những tổ chức Quốc Doanh, trực thuộc Mặt Trận Tổ Quốc của Cộng Đảng, không hề có một Đoàn Thể Xă Hội Dân Sự nào của dân chúng cả, ngay những ǵ thuộc về lănh vực Xă Hội Công Dân cũng hoàn toàn xa lạ với giới cầm quyền Việt Nam, th́ lấy ai, lấy ǵ ra mà đối thoại với các Tổ Chức Phi Chính Phủ của Quốc Tế ? C̣n các tổ chức Quốc Doanh th́ chỉ biết nói những điều mà đảng dậy, chứ có dám có những phát biểu cảm nghĩ riêng tư bao giời. Chắc chắn không khí hội nghị sẽ rất "hài hước", khi thiên hạ chứng kiến hai kẻ điếc cứ gân cổ lên mà đối thoại với nhau. Điều đó, mà được đưa lên ống kính kư giả thế giới th́ đúng là một tṛ hề quốc tế không tiền khoáng hậu. Có lẽ biết trước như vậy, nên Hànội mới áp dụng họp diễn đàn mật, cấm không cho kư giả quốc tế vào tham dự, lấy cớ là pḥng họp thiếu chỗ. Để làm việc kiểm duyệt trước khi thông báo công khai.

Điều láu cá của Việt Cộng là tách Diễn Đàn Dân Sự với Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEM ra làm hai phần, họp cách nhau cả tháng, nhằm hướng dư luận chú mục vào Hội Nghị Thượng Đỉnh, mà xem nhẹ Diễn Đàn Dân Sự. Để cho Việt Cộng dễ dàng thao túng, dàn dựng ra một cuộc đối thoại giữa các Tổ Chức Phi Chính Phủ của thế giới với cái gọi là Liên Hiệp Các Tổ Chức Hữu Nghị Việt Nam, vốn là cơ quan chính thức của Cộng Sản Đảng làm công tác giao lưu tuyên truyền quốc tế. Chính v́ vậy mà nhiều tổ chức quốc tế thường quan tâm tới t́nh trạng vi phạm nhân quyền của Việt Cộng, như Liên Đoàn Quốc Tế Nhân Quyền, Hội Ân Xá Quốc Tế... đă không nhận lời mời tới tham dự. Như thế, vẫn chưa chắc ăn, Hànội c̣n cấm luôn các Kư Giả Quốc Tế không được có mặt, và báo chí của đảng cũng không được trực tiếp tường thuật.

Ngay lập tức kư giả Bunn Nagara chủ bút tờ The Star ở Mălai, đă phản ứng: "Nếu bạn gặp một bức tường gạch, bạn phải làm ǵ chứ ?" Ông hứa sẽ viết về cộng sản Việt Nam cấm ông hành nghề. Nhiều tổ chức Dân Sự và các kư giả Quốc Tế đă bay tới Hànội với hy vọng là đề cao đối thoại chính trị trong Việt Nam, đều tỏ dấu thất vọng về hành vi bưng bít lố bịch của Cộng Sản Việt Nam. Đây cũng là cơ hội cho nhiều lănh tụ chính quyền Liên Âu c̣n ảo tưởng là "Cứ đối xử tốt với Hànội th́ họ sẽ cởi mở hơn cho dân chúng Việt Nam". Họ chưa hiểu được rằng: Nếu xét về mặt tài trí và khả năng lănh đạo th́ Việt Công không bằng ai, c̣n về mặt láu cá, lưu manh, thủ đoạn th́ không ai bằng. Chính việc dối trá, đánh lừa dư luận, mà Diễn Đàn Dân Sự Hànội, và Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEM sẽ bị Việt Cộng biến thành thứ Diễn Đàn Cú Kêu và Hội Nghị Thượng Đỉnh Làm Cảnh. Mọi ư kiến, mọi quyết nghị về Dân Chủ Tự Do chỉ có trên giấy, chứ không có giá trị thực hiện, v́ kẻ chủ tŕ là Hànội vốn dị ứng với nhân quyền và các quyền tự do công dân, nhất là tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do đảng phái, tự do nghiệp đoàn. Nhưng trong dịp này, dù khôn vặt cách mấy, th́ Việt Cộng cũng đă để lộ chân tướng độc tài bưng bít, một cách hết sứ lố bịch trước mặt thiên hạ qua việc cấm các kư giả Quốc Tế không được tham dự trực tiếp các cuộc hội thảo, đối thoại về các quyền công dân tại Diễn Dàn Dân Sự ASEM. Chắc các kư giả của Á Châu và Âu Châu không bỏ qua cho đâu! Chỉ tội cho dân Việt Nam bị nhục lây với loại chính quyền chẳng giống ai này.

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), September 09, 2004

Answers

Response to CĂ¡c bĂ i tin tức vĂ  bình luận từ cĂ¡c trang website của Người Việt tỵ nạn cộng sản (10-09-2004)

Khoảng Cách Thái Lan Và Việt Nam

L. T. H. (De chanh bi anh CTHN phan khang, toi phai viet tac ten cua tac gia)

Đưa lên lenduong.net - ngày 9/09/2004

Ngày 6 tháng 9 năm 2004, Đổng lư văn pḥng Bộ thông tin và Công nghệ truyền thông Thái Lan Kraison Pornsutee đă công bố kế hoạch 10 năm của chính quyền Thái Lan nhằm đưa nhà du hành vũ trụ Thái Lan lần đầu tiên bay vào vũ trụ. Nghĩa là trong ṿng 10 năm tới, Thái Lan sẽ phát triển kỹ thuật không gian để đưa người Thái bay vào thám thính vũ trụ. Bản tin này vừa tạo một sự vui mừng cho ngựi Thái nhưng cũng đồng thời là một ’cú sốc’ cho nhiều quốc gia lâng bang, khi Thái Lan bắt tay vào công cuộc ’thảm hiểm không gian’. Nếu mọi dự tính được tiến hành th́ Thái Lan là quốc gia thứ ba của Á Châu có những tham vọng đưa người du hành vũ trụ trong vài năm tới, nối tiếp bước đi của Nhật (1970) và Trung Quốc (1990). Riêng đối với người Việt Nam, chúng ta nên suy nghĩ về nỗ lực của người Thái qua bản tin này để có một cái nh́n về hướng đi của Việt Nam bây giờ và trong 10 năm tới.

Cách nay đúng 50 năm (1954 - 2004), cuộc sống và sinh hoạt của người dân Thái Lan và Việt Nam không mấy chênh lệch, vẫn là một quốc gia nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu. Mặc dù Việt Nam bị chia đôi sau hiệp định đ́nh chiến Genève vào ngày 20 tháng 7 năm 1954, sức phát triển của miền Nam Việt Nam vào những năm sau đó không thua ǵ Thái Lan. Trong giai đoạn từ năm 1956 đến năm 1964, đă có nhiều năm, tổng kim ngạch xuất cảng của Việt Nam cao hơn Thái Lan và mức lợi tức b́nh quân đầu người trên GDP của miền Nam Việt Nam không chỉ cao hơn Thái Lan mà cả Nam Hàn và Đài Loan trong thời kỳ này. Điều này cho thấy là mặc dù bị Thực dân Pháp cai trị và bị chiến tranh tàn phá, Việt Nam nói chung và Miền Nam Việt Nam nói riêng đă có một sức sống đáng kể so với những quốc gia lâng bang. Nghĩa là 50 năm trước đây, Việt Nam không thua ǵ các nước trong khối ASEAN.

Năm mươi năm sau nh́n lại, cuộc sống và sinh hoạt của người dân Việt Nam và Thái Lan đă có một sự chệnh lệch đáng giật ḿnh. Trong bảng sắp hạng của Liên Hiệp Quốc về tiềm năng phát triển của các quốc gia trong năm 2004, Việt Nam đứng thứ 112, trong khi các quốc gia trong khối ASEAN th́ Singapore được xếp hạng 25, Brunei hạng 33, Mă Lai hạng 59 và Thái Lan hạng 76 trong số 177 quốc gia trên toàn thế giới. Thái Lan đứng trên Việt Nam tới 36 bậc. Trong lănh vực giáo dục, các dữ kiện của Liên Hiệp Quốc năm 2004 cho thấy: Chỉ số tổng hợp về chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 trên tổng thang điểm 10, thua kém nhiều so với các nước trong khu vực và Châu Á. Các chỉ số chất lượng giáo dục tương ứng của các nước và vùng lănh thổ trong khu vực như sau: Nam Hàn 6,91; Singapore 6,81; Đài Loan 6,50; Ấn Độ 5,76; Trung Quốc 5,73; Malaysia 5,59%; HongKong 5,20; Thái Lan 4,94 . Điều đáng lo nhất là sự thành thạo về tiếng Anh và các công nghệ cao của người lao động Việt Nam chỉ đạt 2,62 và 2,50 điểm; xếp hạng cuối cùng trong những nước nước trên.

Ngoài ra, nếu Việt Nam cố gắng duy tŕ được liên tục nhịp độ tăng trưởng hàng năm là 10% (hiện tại chỉ đạt có từ 5% đến 7%) th́ sau 20 năm cũng chỉ tăng được 7 lần, trong lúc đó hiện nay Thái Lan hơn Việt Nam là 12 lần, Mă Lai hơn Việt Nam 15 lần và Nam Hàn hơn Việt Nam 35 lần. Như vậy, nếu cứ theo cung cách này th́ đến năm 2025, giỏi lắm GDP b́nh quân của Việt Nam cũng chỉ gần bằng Thái Lan hiện nay. So với thế giới lúc đó, nước ta lại... vẫn như ngày nào. Sở dĩ Thái Lan đạt được nhũng sự phát triển mạnh trong 50 năm vừa qua, không chỉ v́ họ được sống trong ḥa b́nh mà phải nói đến nỗ lực cải cách của chính dân tộc Thái Lan. Vào năm 1995, một nhà kinh doanh Nhật Bản đă nói trong một diễn đàn kinh tế ASEAN tổ chức tại Tokyo khi đề cập về tiềm năng nào đưa đến sự phát triển một số quốc gia tân hưng công nghiệp vào đầu thập niên 90 của Thế Kỷ 20, đă nói đến Thái Lan như sau:

Dân tộc Thái Lan đă chiến đấu cho nền kinh tế thị trường và nền chính trị dân chủ một cách quyết liệt trong lúc những người lănh đạo của nước này không muốn và chỉ muốn duy tŕ chế độ quân phiệt. Cái giá phải trả cho sự tự do và sự phát triển vượt bực của người dân Thái hiện nay là máu của bao nhiêu người đă đổ trên đường phố Bangkok suốt từ năm 1964 kéo dài đến năm 1976, để chống lại tập đoàn quân phiệt của các tướng Sarit, Thanon, Sichinda... Nhận xét này rất đúng và nếu không có những cuộc đấu tranh quyết liệt của giới nông dân và thanh niên sinh viên để chống lại các chính quyền quân phiệt Thái đang cấu kết với tư bản ngoại quốc, đặc biệt là tư bản Nhật để cải cách xă hội theo chiều hướng dân chủ hóa trong hai thập niên 60 và 70 của Thế Kỷ 20, có lẽ giờ này Thái Lan vẫn c̣n lẹt đẹt đâu đó ở cuối bảng những quốc gia chưa phát triển như Việt Nam.

Quốc gia nào cũng vậy, muốn chuyển đổi từ một xă hội c̣n mang nhiều dấu ấn phong kiến trong một nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn, người ta không thể chờ đợi những nhóm cầm quyền quen lối cai trị kiểu gia trưởng, tiến hành những cuộc cải cách dân chủ để phát triển đất nước theo ư nguyện của toàn dân. Dân tộc Thái Lan đă đứng dậy và họ đă thành công v́ những nỗ lực đấu tranh của họ đă được điều hướng đúng để phục vụ cho mục tiêu phát triển của dân tộc Thái, chứ không phải để phục vụ cho một chủ nghĩa hay một ư thức hệ giáo điều nào. Hai h́nh ảnh tương phản - giữa Việt Nam và Thái Lan trong 50 năm qua - cho chúng ta thấy là cuộc cách mạng Việt Nam phải được làm lại, bằng sự quật khởi của toàn dân Việt Nam, để thực hiện hai mục tiêu ưu tiên là xây dựng dân chủ và canh tân đất nước. Nếu chúng ta không giải quyết hai vấn đề này trong cuộc đấu tranh ngày hôm nay, Việt Nam không chỉ tiếp tục bị tụt hậu mà c̣n khiến dân tộc ta mất hết sinh lực để vươn dậy, do những tŕ lực của xă hội độc tài và chậm tiến gây ra. Với khả năng trí tuệ của người Việt Nam hiện đang có ở khắp nơi trên thế giới, chúng ta có dư khả năng để huy động những tinh hoa này làm những điều không thua ǵ chính quyền Thái Lan đang lập kế hoạch cho 10 năm tới. Vấn đề quan trọng là Việt Nam có sẵn sàng tạo dựng môi trường phát triển thuận lợi hay không? Môi trường thuận lợi đó chính là tự do, dân chủ và nhân quyền được tôn trọng.

L. T. H.

Sept 8 2004.

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), September 10, 2004.


Response to CĂ¡c bĂ i tin tức vĂ  bình luận từ cĂ¡c trang website của Người Việt tỵ nạn cộng sản (10-09-2004)

Hà Nội và Hội Nghị “Truyền Thông Và Dân Chủ”

Trich tu mang Y kien - Tổng hợp

10 đại biểu Kampuchia đại diện cho các tổ chức nhân quyền bị ngăn không được tham dự diễn đàn ASEM. VOA - 09 Sep 2004, 14:06 UTC

Trong khi 800 nhà hoạt động thảo luận về nhiều vấn đề có liên quan đến kinh tế và nhân quyền tại Diễn Đàn Nhân Dân ASEM ở Hà Nội, các nước như Kampuchia và Miến Điện dường như đă làm áp lực với nhà chức trách Việt Nam kiềm chế các nhóm chỉ trích lên tiếng bầy tỏ ư kiến của họ hầu được sự hậu thuẫn của quốc tế.

Ít nhất 10 người Kampuchia trong đó có một cựu nghị sĩ đă bị bắt tại sân bay thành phố Hồ Chí Minh hôm chủ nhật và bị ngăn cản không được tham dự diễn đàn nhân dân. Diễn đàn này là nơi đang thảo luận nhiều vấn đề, trong đó có các biện pháp chống khủng bố dẫn tới việc hạn chế các quyền tự do, cũng như vấn đề tự do hóa mậu dịch và an sinh xă hội.

Bản tin của tổ hợp ABS-CBN đánh đi từ Hà Nội ghi nhận lời ông Tom Crick, viên chức đặc trách châu Á của tổ chức One World Action có trụ sở tại London, nói rằng chính phủ Việt Nam đă ngăn không cho 10 đại biểu Kampuchia đại diện cho các tổ chức nhân quyền khi họ đến sân bay thành phố Hồ Chí Minh hôm chủ nhật.

Ông Crick cho biết cựu nghị sĩ Phay Siphan dự tính đọc một bài phát biểu rất sôi nổi hôm nay về t́nh h́nh nhân quyền ngày càng tệ hại tại Kampuchia.

Ông Siphan là người đứng đầu Trung Tâm tranh đấu cho nhân quyền của Kampuchia và đă bị truất nhiệm nghị sĩ v́ đă gay gắt chỉ trích chính phủ Kampuchia.

Trong một cuộc phỏng vấn tại Hà Nội, ông Crick nói rằng dường như chính phủ Kampuchia đă thương lượng với chính phủ Việt Nam đừng cho phép các đại biểu Kampuchia tham dự diễn đàn bởi v́ họ sẽ gây khó khăn cho chính phủ Kampuchia.

Tổ chức của ông Crick đă mời 60 đại biểu từ Philippin, Kampuchia, Indonesia và các nước Á châu khác, nhưng chỉ có phái đoàn Kampuchia bị cấm không được phép đến Hà Nội.

Đồng thời, 2 đại biểu của Miến Điện lọt qua được nhiều kênh kiểm soát đến dự được diễn đàn th́ lại bị ban hành chính diễn đàn ra lệnh chớ phổ biến các tài liệu vận động về lănh tụ tranh đấu cho dân chủ Aung San Suu Kyi.

Các nhà hoạt động khác giúp phái đoàn Miến Điện đă không được phép phổ biến tài liệu vận động xin chữ kư đ̣i Liên Hiệp châu Âu tiếp tục ngăn chặn chế độâ quân nhân Miến Điện tham dự hội nghị ASEM.

Ông Crick cho biết thêm rằng 10 đại biểu Kampuchia thoạt đầu bị giữ tại sân bay thành phố Hồ Chí Minh, nhưng ông đă thương lượng với bộ ngoại giao Việt Nam để các đại biểu được phép đi Hà Nội. Tuy nhiên sau khi thuơng lượng chỉ có 4 đại biểu đuợc phép cho nên toàn thể phái đoàn quyết định về nước v́ họ lo ngại cho sự an toàn của họ tại Hà Nội.

----------------------------

Hai báo khu vực phê Việt Nam

BBC

Việc tổ chức Diễn đàn Nhân dân của Việt Nam trong khuôn khổ hoạt động Á-Âu trước ASEM 5 vừa bị phê phán trên hai mặt báo trong vùng châu Đông Nam Á.

The Nation, tờ báo tiếng Anh lớn nhất của Thái Lan, có bài xă luận ngày 8.09.2004 mang tựa đề ‘Getting Hanoi to loosen up’ (tạm dịch là ‘Buộc Hà Nội cởi mở hơn').

Bài báo cho rằng ‘việc cấm truyền thông đưa tin về diễn đàn là một bước đẩy vị trí của Việt Nam lùi lại trên trường quốc tế’.

Hôm thứ Hai vừa qua, Việt Nam đă ngăn không cho một nhóm chừng 10 nhà báo Đông Nam Á đến dự diễn đàn. Báo The Nation nói sự kiện này ‘làm hoen ố đi h́nh ảnh đất nước’.

Tờ báo Thái Lan nói rằng kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới giữa thập niên 80, Việt Nam đă tiến về phía trước một cách gây ấn tượng, từ việc mở cửa đất nước, gia nhập ASEAN, b́nh thường hóa quan hệ với tất cả các nước, kể cả với Hoa Kỳ sau cuộc chiến tranh đau đớn.

Báo này viết rằng 'ai thăm Việt Nam ngày nay không khỏi không ghi nhận rằng chủ nghĩa tư bản đang nở rộ và không thể không có ấn tượng về sức sống mănh liệt của những con người làm kinh doanh năng động'.

Nhưng theo The Nation, quá tŕnh phát triển kinh tế đă không có cải cách chính trị đi kèm, và ‘một thứ tư duy cũ kỹ, g̣ bó vẫn làm chủ chính trị và vai tṛ quan trọng của truyền thông trong một xă hội cởi mở vẫn chưa được chính quyền công nhận’.

Báo The Nation đặt câu hỏi ‘Thật khó hiểu tại sao Việt Nam lại cấm các nhà báo nọ dự diễn đàn’ v́ ‘từ trước đến nay Việt Nam vốn khá bao dung với nhà báo nước ngoài’ ?

Theo bài xă luận của The Nation th́ ‘Việt Nam cần học cách giải quyết hiện thực của thế giới ngày nay. Trong những năm qua, đảng cộng sản Việt Nam đă hưởng lợi rất nhiều từ giọng tường thuật đầy thiện cảm của báo chí quốc tế, nhưng từ quan điểm của một nhà báo th́ tin cả tích cực lẫn tiêu cực về nước Việt Nam ngày nay phải được đưa vào bài để chính độc giả có quyền đánh giá ...'

Đến mà không đến ?

Trong khi đó, báo Philippines ABS-CBNnews cũng có bài của Estrella Torres rằng Việt Nam ngăn các nhà hoạt động Campuchia và Miến Điện vào dự Diễn đàn Nhân dân.

Đây là diễn đàn với chừng 800 nhân vật quốc tế hoạt động cho các vấn đề từ chống khủng bố, kinh tế đến nhân quyền họp tại Hà Nội.

Bài báo trích lời ông Tom Rick, đại diện cho tổ chức One World Action đóng ở Luân Đôn nói rằng có 10 nhà hoạt động nhân quyền Campuchia hạ cánh ở sân bay Tân Sơn Nhất đă bị tạm giữ ở đây.

Theo ông Tom Crick, họ chỉ được cho ra Hà Nội sau khi One World Action đàm phán với Bộ Ngoại giao Việt Nam nhưng v́ Việt Nam chỉ cho bốn người ra Hà Nội nên cả nhóm đă quyết định bỏ về v́ ‘lo ngại cho an ninh của ḿnh khi ra Hà Nội’.

Những đại biểu này của Campuchia, trong đó có chủ tịch Trung tâm Nhân quyền Campuchia, cựu thượng nghị sỹ Phay Siphan. Ông Siphan dự tính sẽ tŕnh bày ngày thứ Năm 09/09 một bài diễn văn phê phán chính phủ Phnom Penh.

Bài báo không viết bằng cách nào và nhà chức trách Việt Nam ngay tại cửa khẩu Tân Sơn Nhất hôm Chủ Nhật đă biết là ông Siphan sẽ phát biểu như thế nào ở Diễn đàn tại Hà Nội.

Theo bài báo th́ hai đại biểu nữa từ Miến Điện đă vào Việt Nam và đến được Diễn đàn nhưng bị Ban tổ chức cấm không cho họ trao các tài liệu nói về bà Aung San Suu Kyi, lănh tụ phe dân chủ Miến Điện.

ASEM trăm họ nh́n về

Bài xă luận của The Nation viết rằng 'Trong thời gian tổ chức ASEM, cả thế giới sẽ đổ mắt về Việt Nam, và dù có quan hệ không dễ dàng với truyền thông, chính phủ Việt Nam cần nhân cơ hội này để đón chào các đại diện truyền thông quốc tế…’.

Từ The Nation kết luận rằng 'Trong thời đại toàn cầu hóa, không nước nào có thể ngăn cản được luồng thông tin tự do đến với dân chúng nước họ. Trong môi trường như vậy, điều tốt hơn là cho phép nhà báo viết về bất cứ đề tài nào họ chọn với điều kiện là Việt Nam có cơ hội để giải thích và làm rơ vấn đề'.

The Nation có ư muốn nói rằng về nguyên tắc đưa tin b́nh thường theo tiêu chuẩn quốc tế là để cho nhà báo chọn đề tài nhưng phía chính quyền cần được và cần phải tích cực trong việc đón nhận các tin họ cho là không tích cực và họ luôn có quyền giải thích.

Theo tờ báo Thái Lan 'Nhà chức trách Việt Nam đang không tự tin về kết quả của báo chí viết về họ là thế nào, họ có vẻ sợ những tin xấu nếu các nhà báo được hoàn toàn tự do viết về Việt Nam. Nhưng nếu cứ nh́n ḍng tin hiện nay từ Việt Nam ra bên ngoài th́ tin tức của truyền thông tốt nhiều hơn là gây hại. Việt Nam v́ thế cần cởi mở hơn nữa'.

Chuyện hai tờ báo trong khu vực ASEAN đưa tin và nhất là tờ The Nation của Thái có bài xă luận như trên quả là đặc biệt.

Từ trước tới nay, các báo ASEAN ít khi b́nh luận trực tiếp về Việt Nam. Nhưng sự phê phán này cũng không phải là lạ. Trên thực tế, Thái Lan khác xa với Việt Nam về thị trường truyền thông. Việt Nam là nước chưa có truyền thông tư nhân.

Thái Lan không chỉ có khu vực tư rất năng động trong truyền thông mà c̣n có nhiều kinh nghiệm tổ chức các hội nghị quốc tế lớn. Các nhà báo nước ngoài ra vào Thái Lan không cần phải xin phép bất cứ ai.

-----------------------------

Việt Nam chỉ trích các kế hoạch thăm ḍ trữ lượng dầu khí quanh quần đảo Trường Sa của Trung Quốc và Philippin.

Tổng hợp

BBC - 09 Tháng 9 2004 - Cập nhật 15h21 GMT

Việt Nam hôm nay bày tỏ quan ngại về một thỏa thuận khảo sát dầu giữa Philippines và Trung Quốc tại khu vực biển Đông.

Bộ ngoại giao Việt Nam yêu cầu các bên giải thích rơ hơn chi tiết về thỏa thuận này.

Dự án khảo sát này là một trong hai thỏa thuận lớn được kư hôm qua trong chuyến thăm ba ngày của tổng thống Gloria Arroyo đến Trung Quốc tuần rồi.

Hai nước đồng ư tiến hành dự án nghiên cứu ba năm quanh vùng biển Trường Sa và kư thêm một thỏa thuận đánh bắt cá nhằm ngăn mâu thuẫn giữa các ngư dân hai nước trong khu vực.

Bà Arroyo và chủ tịch Hồ Cẩm Đào đă chứng kiến lễ kư hai trong số năm biên bản ghi nhớ sau cuộc họp kín một giờ đồng hồ.

Thỏa thuận về khảo sát khả năng t́m dầu được kư giữa tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (China National Offshore Oil Corp.) và tập đoàn quốc gia Philippines (Philippine National Oil Co.)

Một thông cáo của Bộ năng lượng Philippines nói hai công ty nhà nước đồng ư dự án nghiên cứu ba năm về "tiềm năng tài nguyên dầu hỏa ở một số khu vực tại biển Nam Trung Hoa."

"Đây sẽ là nghiên cứu tiền khả thi nhằm thu thập, phân tích dữ liệu. Nghiên cứu không bao hàm việc khoan hay phát triển."

Cả hai quốc gia này đều có những tranh căi chủ quyền về khu vực quần đảo Trường Sa, mà hiện nằm trong ṿng tranh chấp giữa sáu nước, trong đó có Việt Nam.

------------------- -

Phản ứng của Việt Nam

Y Kien

Hôm nay, trả lời câu hỏi của hăng tin AFP, người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam tuyên bố là Việt Nam "hết sức lo ngại" về thông tin "Trung Quốc và Philippines đă kư tại Bắc Kinh thoả thuận về Biển Đông và không có sự tham khảo giữa các bên hữu quan."

"Chúng tôi đă đề nghị Trung Quốc và Phiippines cho biết các nội dung của thoả thuận này."

"Việt Nam có đầy đủ các bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lư để khẳng định chủ quyền không thể tranh căi của ḿnh đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa."

"Là một bên kư kết Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) giữa ASEAN và Trung Quốc tháng 11/2002, Việt Nam cam kết cùng các bên liên quan thực hiện nghiêm chỉnh DOC nhằm duy tŕ hoà b́nh, ổn định ở Biển Đông. Chúng tôi yêu cầu các bên tham gia DOC cùng thực hiện."

Thông cáo của bộ năng lượng Philippines nói dự án là "kết quả của nhiều năm thảo luận giữa Philippines và Trung Quốc về biển Nam Trung Hoa."

"Đây là bước cụ thể đầu tiên sau khi ASEAN và Trung Quốc thông qua tuyên bố chung về các hành xử tại biển Nam Trung Hoa kư ở Phnom Penh tháng 11-2002."

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), September 10, 2004.


Response to CĂ¡c bĂ i tin tức vĂ  bình luận từ cĂ¡c trang website của Người Việt tỵ nạn cộng sản (10-09-2004)

Nam Hàn Tự Do, VNCS Và Thế Vận Hội Năm 2004

Trich tu Viet Bao - Vi Anh

Nh́n con số huy chương ở Thế vận hội năm 2004, của Nam Hàn và Việt Nam, mà ḷng nhiều ngườøi Việt trong ngoài nước vừa buồn vừa giận. Buồn cho VN 30 năm đă có hoà b́nh và thống nhứt mà đất nước vẫn chậm tiến, kém mở mang. Giận chế độ CS Hà nội 30 năm cầm quyền làm cho nhân dân không thoát ra được ṿng lẩn quẩn oan nghiệt, vẫn nghèo nàn, lạc hậu, bịnh hoạn, thất học, tham nhũng, độc tài.

Nhớ xưa, trước năm 1975, Nam Hàn và VNCH gần giống nhau trên nhiều phương diện. Chánh trị, cả hai nước đều bị chia đôi, Miền Bắc độc tài đảng trị Cộng sản; Miền Nam tự do, dân chủ. Kinh tế, hai nước lúc bấy giờ đang tiến đến tŕnh độ kỹ nghệ lấp ráp. Văn hoá xă hội hai nước c̣n bị ảnh hưởng chiến tranh và niềm đau đất nước bị chia đôi. Nam Hàn lúc đó đă có hoà b́nh, trong khi VNCH đang chiến tranh. Dù vậy hai nước cũng gần giống, gần bằng nhau trên mọi phương diện-- một 10 một 8.

Nhưng bây giờ, sau gần ba chục năm, Nam Hà đă đi những bước quá dài, phát triễn mọi mặt. Nam Hà đă trở thành Con Rồng Kinh Tế Á châu. Nền tảng dân chủ đă ổn định; ảnh hưởng độc tài quân sự đă chấm dứt. Quân Mỹ c̣n ở Nam Hàn nhưng chỉ đóng vai tṛ ổn định cho vùng Á châu Thái B́nh Dương hơn là bảo vệ an ninh cho Nam Hàn trước hoạ xâm lăng CS Bắc Hàn. CS Bắc Hàn chỉ c̣n là cái xác ướp biết đi, chỉ c̣n biết lấy vấn đề nguyên tử làm nư để tồn tại. C̣n Nam Hàn phồn thịnh kinh tế, phú quí sanh lễ nghĩa viện trợ cho Miền Bắc Cộng sản, cứu giúp cho đồng bào Miền Bắc vượt biên làm lại cuộc đời. Người ta tin với tương quan lực lượng hiện tại, nếu hai miền Nam - Bắc Hàn có thống nhứt, mô thức Tây Đức tự do, dân chủ dùng nhân tài vật lực của ḿnh để nâng cao Đông Đức Cộng sản vào nước Đức thống nhứt. Khả năng này cao hơn khả năng Bắc Hàn CS thống nhứt với Nam Hàn băøng con đường xâm lược vơ trang, như CS Hà nội đă làm với Việt Nam Cộng hoà.

Trong ba mươi năm, Nam Hàn chỉ có nửa nước mà nhờ tự do, dân chủ tự biến ḿnh thành con rồng kinh tế Á châu. Trong khi đó, CS Hà nội gồm thâu được cả nước Việt, " tiếp thu" trọn nền kinh tế, tài chánh" VNCH ở Miền Nam lúc bấy giờ gần ngang với Nam Hàn. Nhưng than ôi, suốt 30 năm dài cả nước VN bị nhuộm đỏ, nạn độc tài đảng trị CS, kinh tế chỉ huy cha chung không ai khóc đă làm VN thành 13 nước nghèo nhứt thế giới, tham nhũng nhứt Á châu. Nghèo khổ đến đổi phải "xuất khẩu lao động" như nô lệ tân thời, "xuất khẩu" phụ nữ như "nô lệ t́nh dục." Dân trí lạc hậu . Dân tâm bất măn. Sức khoẻ toàn dân xuống dốc. Bịnh Sida, sốt xuất huyết, bịnh đường t́nh dục, hô hấp cấp tính Sars, cúm gà chết người dễ thành dịch. C̣n chế độ CS Hà nội bị biến thái. Kinh tế thị trường nhưng theo định hướng xă hội chủ nghĩa, mười hai con giáp không giống con nào về mặt chủ nghĩa và lư luận. Dưới cái nh́n của đầu thế kỷ 21, thiên niên kỷ thứ ba, CS Hà nội quả là một con khủng long lai căn Lenine và Mao trạch Đông c̣n sót lại.

Những sự kiện, con số, và đặc tính liên quan đến VNCS nói trên là những con số thống kê, thăm ḍ, sưu khảo của những cơ quan chuyên môn, những chuyên viên độc lập, đáng tin cậy về kinh tế, chánh trị, tài chánh. C̣n truyền thông quốc tế độc lập gần như liên tục nói đến việc CS Hà nội đàn áp các tôn giáo, những người đ̣i tự do, dân chủ, đồng bào Thượng khiến phải đứng dậy, nổi dậy đấu tranh cho quyền sống của ḿnh. Thế nhưng cũng có một số ít người Việt tỵ nạn CS ở ngoại quốc - CS Hà nội o bế gọi là Việt Kiều yêu nước, khúc ruột ngàn dặm của quê hương- về thăm nước khen VN bây giờ cũng tiến bộ lắm. Cũng không sai lắm đâu, nếu cỡi ngựa xem hoa ở thành phố lớn đa số nhà cửa mặt tiền là của cán bộ "tiếp thu", được cấp, hay " hóa giá" hoặc ăn ngủ ở nhà hàng và khách sạn sang trọng dành cho ngoại kiều. Nhưng nếu chịu khó vào quán ăn thông thường hay b́nh dân sẽ thấy đầy những trẻ em vào tuổi học tṛ đứng chầu chực, tay cầm lon Giuigoz chờ xin cơm thừa cá cặn, cầm xấp vé số nài nỉ bán từng người để kiếm tiền c̣ giúp gia đ́nh. Đi vào nông thôn sẽ nghe người làm công cật lực, nhổ mạ, cấy lúa, tát nước cắt gặt lúa, đầu tắt mạt tối, nhưng một ngày chưa kiếm được một đô la. Các cơ quan quốc tế thường công bố lợi tức đồng niên trên đầu người ở VN dưới 400 Đô. Mỉa mai thay, những người lao động nghèo thành thị và nông dân ở nông thôn là thành phần chiếm trên 80% dân số VN. C̣n đảng viên CS không do ai bầu cả nhưng có chức có quyền suốt đời, chỉ chiếm chưa tới 3% dân số. Nếu cộâng tất cả giai cấp cán bộ đảng viên người dân gọi là lănh chúa và cường hào ác bá đỏ với những người dựa thế dựa thần làm ăn theo cán bộ đảng viên người dân gọi là tư bản đỏ; tất cả giai cấp thống trị ấy tổng cộng cũng chưa đến 4% dân số. Thế mà họ là những người cầm cán lẫn lưởi, mặc t́nh lật úp lật ngửa vận mạng nước non và thân phận của nhân dân VN.

Hậu quả việc CS Hà nội làm dân nghèo nước mạt trong 30 năm so với Nam Hàn gần đồng cân đồng lượng cách đây 30 năm, có thể thấy dưới ánh sánh của Thế vận hội năm 2004 này. Nam Hàn đạt 30 huy chương gồm 9 huy chương vàng, 12 bạc, và 9 đồng trong nhiều thể loại. C̣n VN con số 0 to tướng. Buồn cho nước non dân tộc, giận nhà cầm quyền CS Hà nội, bất giác người Việt trong ngoài nước nhớ lại thời thời oanh liệt xưa của nền thể thao VN Cộng hoà với bộ môn bóng bàn, bóng tṛn vô địch Á châu, và nghe đâu đây phảng phất điệu nhạc hùng thuở nọ: "Khoẻ v́ nước kiến thiết quốc gia…"

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), September 10, 2004.


Response to CĂ¡c bĂ i tin tức vĂ  bình luận từ cĂ¡c trang website của Người Việt tỵ nạn cộng sản (10-09-2004)

Việt kiều đổ tiền xây dựng trung tâm mua sắm lớn nhất Hà Nội

Trich tu Nguoi Viet On Line - Thursday, September 09, 2004 2:17:38 PM thdo

HÀ NỘI 09-09- Một nhóm Việt kiều đă đầu tư 7500 tỷ đồng, khoảng 32.5 triệu đô la Mỹ, để xây dựng một trung tâm mua sắm lớn nhất thành phố Hà Nội và sẽ khai trương vào Tháng Mười Một tới đây. Hăng tin Vietnamnet hôm 09 Tháng Chín cho hay như vậy, nhưng không nói rơ những Việt kiều trên thuộc quốc gia nào.

Trung tâm mua sắm tọa lạc tại số 191, đường Bà Triệu, có tổng diện tích buôn bán gần 30,000 mét vuông với 6 tầng thuộc vào hàng hiện đại nhất và lớn nhất Hà Nội. Công ty bất động sản quốc tế CB Richard Ellis được thuê để quản lư trung tâm này.

Vẫn theo hăng tin VietnamNet, trung tâm mua sắm sẽ cung cấp cho khách hàng tất cả những sản phẩm thiết yếu như thực phẩm, quần áo thời trang, đồ gia dụng,văn pḥng phẩm, đồ điện tử, giải trí, ăn uống... Trung tâm có tổng cộng 150 gian hàng được sắp xếp một cách hợp lư theo từng mặt hàng, từng tầng một. Giá cho thuê gian hàng tại đây b́nh quân 30 đô la mỗi mét vuông một tháng, thấp hơn so với giá b́nh quân trên thị trường khoảng 6 đô la.

Để thuận tiện cho khách hàng đến mua sắm, trung tâm c̣n có 2 tầng hầm với diện tích 8,000 mét vuông làm chỗ để xe. Đây được coi là nơi để xe lư tưởng và lớn nhất so với các khu trung tâm khác tại Hà Nội.

------------------------------

Hà Nội công bố ngày giỗ tổ Hùng Vương là quốc lễ của dân tộc

Trich tu Nguoi Viet On Line - Wednesday, September 08, 2004 2:16:53 PM thdo

HÀ NỘI 08-09 - Nhà cầm quyền Việt Nam hôm 08/09/2004 đă công bố một quyết định của Thủ tướng VN, ông Phan Văn Khải, chính thức phê duyệt dự án tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương, Lễ Hội Đền Hùng năm 2005. Theo đó, Giỗ Tổ Hùng Vương chính thức được coi là quốc lễ của dân tộc, quy mô tổ chức tương xứng với ư nghĩa lịch sử.

Thông Tấn Xă Việt Nam cho hay quyết định này xuất phát từ nghị quyết của Bộ Chính Trị Đảng CSVN về tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong hai năm 2004-2005. Vào năm 2005, lễ Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ Hội Đền Hùng sẽ được tổ chức từ ngày 14 đến 18/4 (tức 6-10/3 âm lịch) tại các địa điểm: Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Tŕ và các xă vùng ven khu di tích lịch sử.

---------------------------

Phân nửa cơ sở làm bánh Trung thu mất vệ sinh

Trich tu Nguoi Viet - Wednesday, September 08, 2004 1:56:06 PM thdo

SÀI G̉N 08-09 - Trong một đợt kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất bánh Trung Thu vào ngày 7 tháng 9 tại thành phố Sài G̣n, Sở Y Tế Thành Phố đă phải xử phạt hay ngừng sản xuất phân nửa số cơ sở v́ các lỗi vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt có những cơ sở làm bánh Trung Thu bên cạnh đống phân mèo!

Hăng tin VietNamNet cho biết, rất nhiều cơ sở sản xuất bánh Trung Thu... coi thường sức khỏe người tiêu dùng.

Các cơ sở loại này đều sản xuất bánh Trung Thu “lụi”, không xuất tŕnh được nguồn gốc nguyên liệu phụ gia, chưa thực hiện công bố chất lượng. Vệ sinh khu sản xuất, chế biến, con người không đảm bảo...

Cơ sở Bá Khang ở số 563 Nguyễn Trăi, quận 5 nằm kế bên một tiệm bán chim sẻ phóng sinh, với một diện tích khá khiêm tốn, mỗi tầng lầu chưa tới 14m2 nhưng vừa là nơi sản xuất kinh doanh các loại bánh ngọt, bánh Trung Thu, bánh ḿ, vừa là nơi sinh hoạt. Nơi sản xuất nằm chót vót ở tầng 4, chật chội đến nỗi một số máy móc và thực phẩm phải để ra ngoài khu lan can. Qua kiểm tra, chủ cơ sở không đưa ra được các loại giấy tờ chứng minh nguồn gốc của các loại nguyên liệu dùng để chế biến bánh Trung Thu... Các loại phụ gia có dán nhăn bằng tiếng Hoa, bà chủ cơ sở cầm một hồi mới t́m được thời hạn sử dụng, c̣n thời hạn sản xuất th́... không thấy đâu. Một số phụ gia khác không hề có nhăn mác. Nhân viên làm ở khâu bao b́ đóng gói c̣n để móng tay dài và đeo nữ trang. Riêng nhân viên chế biến thấy đoàn kiểm tra tới mới vội vàng tṛng đại vô người chiếc áo đồng phục c̣n đường phấn. Cũng qua kiểm tra, bánh Trung Thu đang được bày bán trong tủ kính không có in hạn sản xuất, sử dụng.

Bà chủ cơ sở giải thích: Tại mấy em mới làm không biết sử dụng máy (?!).Đoàn kiểm tra đă phạt cơ sở này hơn một triệu đồng và yêu cầu cơ sở chỉ sản xuất một loại mặt hàng.

C̣n tại cơ sở Văn Kư đường Nguyễn Trăi, quận 5 tuy có diện tích rộng răi hơn nhưng t́nh trạng vi phạm c̣n “ác liệt” hơn. Nơi sản xuất là một khu nhà ẩm mốc, cũ kỹ, dơ bẩn. Cầu thang, sàn nhà đen kịt, phía trước ban-công c̣n nguyên một đống phân mèo to đùng. Lạp xưởng nồng nặc mùi dầu, được thái nhỏ, đựng trong một cái xô nhựa to. Khi được hỏi, bà Huỳnh Phụng Thu, đại diện cơ sở thề sống thề chết là mua ở Chợ Lớn, có nguồn gốc, nhăn mác đàng hoàng. Nhưng khi đoàn thanh tra yêu cầu chứng minh th́ “nhăn, bao b́ đă bỏ xe rác”. C̣n địa chỉ nơi bán lạp xưởng, bà Thu không thể trả lời được sau một hồi lâu gọi điện thoại và vật lộn với đống giấy tờ lộn lộn xộn để trên bàn. Tương tự với trứng, thịt gà, jambon...

Ở đây, công nhân không hề được trang bị găng tay, khẩu trang, quần áo, cứ thế nhào bột, bốc bánh... Trong số gần chục người làm tại đây, chỉ có một người có khám sức khỏe đúng thời hạn. Riêng những sai phạm về bao b́ đựng bánh Trung Thu th́ cuối cùng bà Thu cũng thú nhận là mua sẵn ở Chợ Lớn, đem về in mỗi tên cơ sở lên. Bà Huỳnh Phụng Thu liên tục thanh minh “tại em không biết, không rơ”. Khi đoàn thanh tra giải thích các lỗi vi phạm, bà đă hỏi lại những câu rất “ngây ngô” như: “Vệ sinh cá nhân là ǵ?”.

Một thành viên của đoàn thanh tra cho biết đây là lần kiểm tra thứ hai đối với cơ sở này, năm ngoái đă nhắc nhở sửa chữa các sai phạm nhưng năm nay vẫn không thấy chuyển biến ǵ. Đoàn thanh tra đă lập hồ sơ và phạt 2,3 triệu đồng. Ngoài ra, c̣n yêu cầu cơ sở này ngưng hoạt động kể từ ngày 7/9.

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), September 10, 2004.


Moderation questions? read the FAQ