Các bài tin tức và b́nh luận từ các trang website của Người Việt tỵ nạn cộng sản (12-09-2004)greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread |
Bắc Bộ Phủ toàn những tên Đầu Gấu, Sống vô tâm quanh bữa tiệc đầu lâu,
Ta cúi đầu - Cộng cỡi cổ, Ta đứng dậy - Cộng sụp đỗ -------------------------------------------------------------------------------------------Hăng Honda than trời v́ nhăn hiệu bị nhái vô tội vạ
Trich tu mang Nguoi Viet On Line - Thursday, September 09, 2004 10:34:37 AM thdo
VIỆT NAM 09-09- Hăng sản xuất xe gắn máy và xe hơi Honda tại Việt Nam đă nhiều lần lên tiếng về việc nhăn hiệu của ḿnh bị các cơ sở sản xuất trong nước nhái vô tội vạ.
Báo Lao Động hôm 09 Tháng Chín cho biết, trong nhiều năm qua, các cơ sở làm ăn bất chính đă làm nhái, làm giả các sản phẩm của Công Ty Honda trên phạm vi toàn quốc Việt Nam. Bắt đầu từ việc làm nhái các chi tiết, phụ tùng mang nhăn hiệu quen thuộc đến làm nhái toàn bộ chiếc xe mang các nhăn hiệu của Honda.
Các h́nh thức vi phạm quyền của Honda trong thời gian qua bị các cơ quan chức năng phát hiện và xử phạt nhiều nhất là buôn bán, vận chuyển xe gắn máy hoặc phụ tùng, linh kiện xe máy như: Mang nhăn hiệu hoàn toàn trùng lặp hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhăn hiệu được bảo hộ của Công Ty Honda (vi phạm quyền đối với nhăn hiệu hàng hóa). Có kiểu dáng công nghiệp giống hệt hoặc không khác biệt cơ bản với kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ của Công Ty Honda. Có các đặc điểm kỹ thuật đồng nhất hoặc các biến thể tương đương của các đặc điểm kỹ thuật trong yêu cầu bảo hộ độc quyền sáng chế của Công Ty Honda.
Theo luật pháp của Việt Nam, những cơ sở vi phạm nhái nhăn hiệu chỉ bị phạt tối đa là 100 triệu đồng, hơn 6,000 đô la. Có thể thấy rằng, việc quy định khung h́nh phạt trên là chưa thích hợp, chưa tỏ rơ tính nghiêm minh của pháp luật và chưa có tác dụng răn đe các chủ thể kinh doanh hám lợi tái phạm các hành vi vi phạm.
------------------------------------------
Đầu tư ngoại quốc vào Việt Nam 1.2 tỷ đô la năm nay
Trich tu Nguoi Viet On Line - Thursday, September 09, 2004 10:42:46 AM thdo
SÀI G̉N 09-09 - Nhà cầm quyền Việt Nam cho hay, trong năm nay sẽthu hútđược hơn 1.2 tỷ đô la tiền đầu tư của giới tư bản ngoại quốc.
Báo Người Lao Động cho biết, tính đến hết hết Tháng Tám 2004, trên cả nước Việt Nam đă có 450 dự án đầu tư của tư bản ngoại quốc với tổng vốn 1.2 tỉ đô la, so với cùng kỳ năm trước tăng 8% về dự án và 21% về vốn đăng kư.
Trong đó, ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 316 dự án, với vốn đăng kư hơn 730 triệu đô la (nhiều nhất), tiếp đó là các ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản và dịch vụ. Các địa phương miền Nam thu hút 315 dự án, với số vốn đăng kư 753 triệu đô la, trong đó Đồng Nai đạt 270 triệu đô la, B́nh Dương 196 triệu đô la và Sài G̣n 166 triệu đô la.
Giới tư bản Đài Loan vẫn đang đang đứng đầu danh sách đầu tư vào Việt Nam với 98 dự án, vốn đăng kư 343 triệu đô la; tiếp đến là Nam Hàn 104 dự án, vốn 184 triệu đô la, Canada 9 dự án, vốn 152 triệu đô la, Nhật Bản 34 dự án với 96 triệu đô la...
------------------------------------
Quảng Nam: Một Thiếu tá công an bị 9 công nhân đánh trọng thương
Trich tu Nguoi Viet On LIne - Thursday, September 09, 2004 10:48:53 AM thdo
QUẢNG NAM 09-09 - Một thiếu tá công an trên đường tuần tra đă bị một nhóm công nhân 9 người đánh trọng thương. Báo địa phương cho hay 9 công nhân này trong t́nh trạng say rượu nhưng không tiết lộ nguyên nhân v́ sao viên thiếu tá công an lại bị đánh.
Nạn nhân bị đánh trọng thương là Thiếu Tá Ngô Duy Măn - công an huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, đă bị đánh trọng thương vào đầu và găy tay trái. Sau khi đưa vào cấp cứu tại Trung Tâm Y Tế Huyện Đông Giang, Thiếu Tá Ngô Duy Măn đă được giám định thương tật tạm thời là 29%.
Trưởng Công An Huyện Đông Giang, Quảng Nam, cho hay: Lúc 9 giờ ngày 2 Tháng Chín 2004, trong lúc tuần tra tại khu vực xây dựng Nhà Máy Thủy Điện A Vương (thuộc huyện Đông Giang), Ngô Duy Măn đă bất ngờ bị một nhóm công nhân uống rượu say tấn công.
Đây là lần đầu tiên ở Quảng Nam xảy ra trường hợp một sĩ quan công an bị đánh trọng thương trong khi đang làm nhiệm vụ.
-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), September 11, 2004
Sài G̣n: Những “cô gái Attila” trên đường Lê Duẩn
Trich tu mang Nguoi Viet - Thursday, September 09, 2004 2:32:46 PM thdo
SÀI G̉N 09-09 - Attila là tên của một trong những loại xe gắn máy đắt tiền nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay bởi giá mỗi chiếc lên tới vài ngàn đô la. Chính v́ thế mà nhiều cô gái bán dâm ở Sài G̣n đă dùng loại xe này để dễ dàng mời gọi khách nhằm tăng giá trị của các cô.
“Gái Attila”, cái tên nghe úp úp mở mở này được giới chuyên đi t́m “hoa đêm” đặt cho những cô gái mại dâm hoạt động tại khu vực đường Lê Duẩn (đại lộ Thống Nhất trước 1975). Theo những người “hảo ngọt” này, sở dĩ có danh trên v́ nó gắn liền với phương tiện “làm việc” của các cô. Một tờ báo ở Sài G̣n cho biết nhiều cô gái ăn mặc đẹp, đúng mốt, tóc được gọt tỉa thời trang, nhưng “chất lượng” chính là những chiếc xe Attila mà các cô đang cưỡi. Khi thành phố lên đèn là lúc các cô bắt đầu những ṿng lượn lờ trên đường Lê Duẩn quận 1, để bắt khách.
C̣n con đường Lê Duẩn được các cô chọn là khu vực hành nghề bởi vị trí “đắc địa” của nó. Khi màn đêm buông xuống, đường Lê Duẩn trở nên huyền ảo bởi những dăy đèn màu nhấp nháy gắn trên hàng cây trồng hai bên đường. Phía dưới, ḷng đường sạch bóng, mát rượi. Đêm đêm, hàng ngh́n người dân thành phố thong thả chạy xe về đây để chiêm ngưỡng cảnh đẹp. Ḥa vào ḍng người đó là những cô gái trông thật hấp dẫn, nhưng cũng rất lạ.
Hấp dẫn v́ bộ cánh các cô đang khoác trên ḿnh. Quần jean bó sát, áo hai dây để lộ những khoảng trống... chết người. Có cô trang phục như vừa đi dạ hội về. Có cô ăn mặc dịu dàng, “kín mít” như con gái nhà lành. Tất cả đều chầm chậm trên những chiếc xe gắn máy đắt tiền mà phần lớn là Attila. Có lúc 6 cô cùng xuất hiện với 6 chiếc Attila, dàn ngang trên đường trông thật bắt mắt. Cũng là người đi dạo, nhưng các cô “dạo” đến vài chục ṿng trên một khúc đường. Vừa đi, họ vừa đảo mắt liên tục như chờ đón ai đó phía sau. Không cần biết quen hay lạ, hễ thấy đàn ông đi chung hoặc đi một ḿnh là các cô kè kè bên cạnh và cất giọng: “Đi chơi không anh”.
Cũng là gái mại dâm, nhưng không phải đứng đường hay “gái xế bèo” mà là “gái Attila” nên cái giá đi khách được hét tương xứng với giá trị chiếc xe. “Một tiếng đồng hồ hai trăm ngh́n đồng, khách sạn em lo. Qua đêm sáu trăm, nhưng chỉ với một anh thôi... Pḥng trọ sạch đẹp, cũng gần đây mà... C̣n về nhà tụi anh th́ em không đi đâu”, một “gái Attila” ra giá với khách hàng. Người thanh niên hỏi lại: “Khách sạn ở đâu vậy em?” th́ được một cô trả lời: “Xuống khu bến xe miền Đông hay anh thích th́ ḿnh lên khu Phạm Ngũ Lăo (quận 1), sang trọng hơn, nhưng anh cho em thêm một ít nữa nhé”.
V́ là gái dạo mà lại hoạt động trên đường Lê Duẩn nên “lịch làm việc” của những “gái Attila” cũng phụ thuộc vào thời gian của khách qua đường. Thông thường từ 18 giờ trở đi cho đến khoảng 23 giờ, đường Lê Duẩn đón nhận từng ḍng, từng ḍng xe cộ tấp nập về đây để chiêm ngưỡng và giờ giấc hoạt động của các cô cũng vào khoảng ấy. Nhưng “giờ vàng” của họ là trong khoảng 21 giờ đến 22 giờ. V́ trong khoảng thời gian này khách hàng của các cô sẽ đông hơn. Ngoài ra, thời điểm trên cũng là lúc kết thúc những buổi tiệc tùng, cưới hỏi tại nhiều nhà hàng quanh khu vực. Và các quư ông, sau khi đă ngà ngà say, dễ bị “bia” đưa lối vào Lê Duẩn.
Trên thực tế, tất cả phương tiện “làm việc” của các cô đều được mướn tại những điểm cho mướn xe máy. Tại điểm cho thuê xe tay ga, đặt biệt là loại Attila trên đường Phạm Ngũ Lăo và Đề Thám (quận 1), xe Attila giá thuê là 100,000 đồng cho một giờ đồng hồ, nếu thuê nhiều giờ liền sẽ được giảm giá. Xăng xe, khách tự đổ. Điều kiện cho thuê: Khách quen chỉ cần để lại giấy chứng minh nhân dân là đủ, quen lắm th́ cũng chẳng cần. Khách lạ phải có tài sản hoặc giấy tờ (thường là giấy tờ nhà) có giá trị tương đương để thế chấp. Ông chủ của một điểm cho thuê trên đường Phạm Ngũ Lăo cho biết, cave, gái gọi đến thuê xe thường thông qua “c̣”. Tay này thường đứng ra bảo lănh chứ mấy em kia có ǵ mà thế chân. Tất nhiên sau khi cho thuê lại, c̣ lấy giá cao hơn.
Thỉnh thoảng, những người đi dạo trên đường Lê Duẩn vẫn thấy công an truy đuổi, nhưng khi những người thi hành công vụ qua đi th́ đâu lại vào đấy. Khi nhận tín hiệu “bị động”, đồng loạt các cô tháo chạy toán loạn. Phần lớn rồ ga, phóng xe về khúc đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, ra hướng cầu Thị Nghè, lẫn vào một địa bàn làm ăn khác.
-------------------------------------
Việt Nam phản đối yếu ớt thỏa thuận Trung Quốc - Philippines t́m dầu khí ở Trường Sa
Trich tu Nguoi Viet - Thursday, September 09, 2004 10:56:29 AM tuyen
HÀ NỘI 09-09 (TH).- Nhà cầm quyền Hà Nội hôm Thứ Năm 9 Tháng Chín 2004 đả kích một cách yếu ớtkế hoạch thỏa thuận giữa Bắc Kinh và Manila về việc chuẩn bị thiết lập sơ đồ các khu vực có tiềm năng dầu khí ở quần đảo Trường Sa khi xác nhận lại chủ quyền quốc gia về nhóm quần đảo này.
Lê Dũng - phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Cộng Sản Việt Nam, lên án Bắc Kinh và Manila rằng hai chính phủ này đă đi ra ngoài bản thỏa hiệp ứng xử trên biển đông mà các nước ASEAN kư với Trung Cộng hồi Tháng Mười Một 2002. Nội dung của bản hiệp định này là sự cam kết của các nước tự kềm chế, không tạo thêm các sự căng thẳng hay đối đầu giữa các nước trong khu vực biển Đông.
“Chúng tôi rất quan tâm đến các tin tức về thỏa hiệp kư giữa TrungQuốc và Phi Luật Tân hôm 1 Tháng Chín 2004 mà họ không có tham khảo với các nước khác đang tranh chấp trong khu vực.” Dũng nói trong cuộc họp báo. “Việt Nam đă yêu cầu TrungQuốc và Phi Luật Tân cung cấp tin tức về thỏa hiệp này.”
Chính sách của Trung Quốc đối với sự tranh chấp chủ quyền quần đảo Trường Sa là thảo luận tay đôi và đưa ra các thỏa hiệp riêng với các nước đang tranh chấp chủ quyền, nếu thấy cần thiết. Riêng quần đảo Hoàng Sa mà TrungQuốc chiếm của Việt Nam hồi năm 1974 th́ Bắc Kinh, trong tư thế của kẻ mạnh, lờ đi trước mọi lời tuyên bố chủ quyền của Hà Nội.
Hồi tuần trước, Trung Quốc và Phi Luật Tân kư một hiệp ước hợp tác khảo sát địa chất ḷng biển khu vực quần đảo Trường Sa, bước đầu tiên trên đường chuẩn bị các hoạt động thăm ḍ t́m dầu khí. Thỏa hiệp này có giá trị 3 năm và nói rằng sẽ không tiến hành các bước kế tiếp, tức là không có khoan xuống ḷng biển để t́m dầu.
Khu vực quần đảo Trường Sa ngoài hải sản phong phú, người ta tin rằng dưới ḷng biển c̣n tiềm năng dầu khí rất lớn. Đây là lư do chính dẫn đến các cuộc tranh giành chủ quyền và từng đổ máu giữa hải quân Cộng Sản Việt Nam và Hải Quân Trung Quốc.
Brunei, Trung Quốc, Mă Lai, Việt Nam, Phi Luật Tân và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền lănh thổ đối với quần đảo này. Quần đảo Trường Sa gồm hơn 100 đảo nhỏ và băi đá ngầm nằm rải rác từ Bắc xuống Nam dài hơn 1,000 cây số. Đảo lớn nhất là đảo Thái B́nh (Itu Aba) do Đài Loan chiếm giữ, có phi trường. Nhưng tổng diện tích tất cả các đảo cộng lại rộng chưa tới 5 cây số vuông.
Cả Đài Loan, Trung Quốc,Việt Nam và Phi Luật Tân đều xây dựng công sự trên một số đảo đang chiếm giữ. (T.N.)
-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), September 11, 2004.
Môi Trường Kinh Doanh VN Đứng Bậc Chót Trong 145 Nước
Trich tu mang Viet Bao
(Hà Nội - VNN) Theo Ngân hàng thế giới (WB), trong năm qua CSVN đă thực hiện cải cách luật kinh doanh, nhưng môi trường kinh tế vẫn bị xếp vào nhóm cuối cùng trong 145 quốc gia được khảo sát.
Theo báo cáo Hoạt động kinh doanh 2005 của Ngân hàng thế giới (WB), trong năm qua CSVN, Nam Hàn, Lào, Mông Cổ, Phi Luật Tân, Đài Loan là 6 quốc gia Đông Á nằm trong số 58 quốc gia đă thực hiện cải cách luật kinh doanh hoặc tăng cường bảo vệ các quyền sở hữu. Tuy nhiên môi trường kinh doanh của CSVN lại bị xếp vào nhóm cuối cùng trên tổng số 145 quốc gia.
Các bên vay và cho vay ở Hồng Kông (Trung Quốc) và Singapore được hưởng toàn bộ 10 quyền cơ bản về tiếp cận các nguồn tín dụng, trong khi các doanh nghiệp ở Trung Quốc và CSVN chỉ có chưa được một nửa số quyền đó.
Báo cáo Hoạt động kinh doanh 2005 do Ngân hàng thế giới và Tổ chức Tài chính quốc tế thực hiện, cập nhật số liệu và phân tích trong báo cáo năm ngoái theo 5 nhóm chỉ số về môi trường kinh doanh gồm: khởi đầu một doanh nghiệp, thuê và sa thải công nhân, thực hiện hợp đồng, gây dựng uy tín, và đóng cửa doanh nghiệp. Báo cáo mở rộng nghiên cứu tại 145 nước và thêm hai chỉ số mới là đăng bộ tài sản và bảo vệ chủ đầu tư.
Công tŕnh nghiên cứu hoạt động kinh doanh này là sản phẩm của hơn 3000 chuyên gia - bao gồm tư vấn kinh doanh, luật sư, kế toán và các nhân viên Chính phủ - và các học giả hàng đầu đóng vai tṛ những người hỗ trợ về mặt phương pháp và đánh giá. Số liệu, phương pháp, tên của những người đóng góp cho báo cáo này được cung cấp rộng răi trực tuyến trên địa chỉ http://media.worldbank.org
Ông Simeon Djankov, một tác giả của báo cáo nói: "Năm nay, báo cáo Hoạt động kinh doanh mang đến cho các nhà hoạch định chính sách một công cụ mạnh mẽ để đánh giá t́nh h́nh thực hiện so với các nước khác, học hỏi các kinh nghiệm thành công toàn cầu, và xác định các cải cách ưu tiên".
Báo cáo sau khi xác định t́nh h́nh hoạt động và cải cách ở 145 quốc gia đă phát hiện ra rằng, "doanh nghiệp tại các nước nghèo phải chịu gánh nặng về thủ tục lớn hơn so với doanh nghiệp ở các nước giàu. Những nước nghèo bắt các doanh nghiệp phải gánh chịu chi phí lớn hơn để sa thải công nhân, thực hiện hợp đồng, hoặc nộp giấy tờ đăng kư thành lập; phải chịu sự tŕ hoăn kéo dài hơn khi làm các thủ tục vỡ nợ, đăng kư tài sản và khởi đầu DN; lại chỉ có thể bảo vệ ít hơn các quyền lợi về pháp lư đối với người vay và người cho vay, về hiệu lực hợp đồng và các yêu cầu tiết lộ thông tin. Chỉ nói riêng về chi phí hành chính, sự khác biệt giữa các nước giàu và nước nghèo là 300%." Trung b́nh, để khởi sự doanh nghiệp ở các nước OECD (tổ chức các nước phát triển) phải thực hiện 6 thủ tục, mất 8% thu nhập theo đầu người và 27 ngày, trong khi đó ở các nước Đông Á, qui tŕnh này đ̣i hỏi thực hiện 9 thủ tục, mất 60% thu nhập theo đầu người và 61 ngày. Các nước thực hiện yếu kém nhất việc đăng kư kinh doanh là Cam Bốt (94 ngày), Nam Dương (151 ngày), và Cộng Ḥa Dân Chủ Nhân Dân Lào (198 ngày). Các quốc gia Đông Á cũng có chi phí thực hiện hợp đồng kinh tế cao nhất so với các khu vực khác trên thế giới, chiếm trung b́nh 45% thu nhập theo đầu người. Các quốc gia này c̣n có chi phí sa thải nhân công vào loại cao nhất, trung b́nh là 79 tuần tiền công để chi trả trợ cấp thôi việc, bồi thường và thông báo cho thôi việc.
-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), September 11, 2004.
Tọi nghiệp cho các anh thật...đi làm full tim , chống cộng full time. Giờ này 1 giờ đêm thứ bảy rồi mà c̣n cặm cụi post bài nữa sao anh KKTD.Nói thế cho đở tủi thân. Tôi cũng nên tôi nghiệp cho cái thân tui. Con bạn gái tui nó nhăn nhó lắm rồi.
Kệ mẹ nó thân này kể bỏ....
-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), September 11, 2004.
Làng Của Phụ Nữ Đơn Côi
Trich tu mang Viet Bao
Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên, có xă Hương Văn và xă Hương Vân, huyện Hương Trà cách thành phố Huế chỉ hơn chục cây số, là nơi nổi tiếng có những ngôi làng với nhiều phận quá lứa lỡ th́. Ở đó có những ngôi nhà thấp tè, tuềnh toàng, che chắn tạm bợ bằng những tấm cót, sùm sụp trên những mảnh vườn nhỏ, trong đó có những số phận phụ nữ hẩm hiu không bút nào tả xiết. Họ là những số phận mồ côi giữa cuộc đời, một ḿnh cật lực lèo lái gia đ́nh trong thế đơn côi. Các phụ nữ này phải gồng người lên để sống trong khát vọng sau này con cháu đề huề hạnh phúc. Báo Người Lao Động viết về t́nh cảnh của những phụ nữ này như sau.
"Mong ước là thế nhưng không biết có được không?" chị Nguyễn Thị Phương bùi ngùi nói vậy khi tôi hỏi chuyện giấc mơ sau này. Cuộc đời chị ray rứt mười lăm năm nay khi chồng lấy vợ khác, chị lận đận sống với năm đứa con gái trong thế túng quẫn. Chị nghẹn ngào: "Đă thế rồi mà hai đứa con gái lớn cũng vương vào thế không chồng, con thứ hai sinh thằng cháu khi mới mười sáu tuổi cũng không chồng...". Tưởng như chị đă khổ, không ngờ với Trần Thị Tấn lại đa đoan hơn. Tấn sinh năm 1976, có nhan sắc nhưng v́ bệnh tâm thần nên bị cưỡng hiếp rồi sinh con gái. Gặp tôi Tấn chỉ cười vô hồn. Con của Tấn đă học lớp hai, rất giỏi nhưng theo mẹ Tấn là bà Cam: "Chắc học xong cấp 1 là thôi, thân tui già sắp gần đất xa trời rồi, không làm ǵ được. Cháu có chữ hơn tui, hơn mẹ nó là sang rồi, nhà nghèo từng ấy chữ cũng xong chú hè?"...
Chuyện tṛ với các chị mới thấy hành tŕnh "xin" con nương tựa lúc già không hề đơn giản. Với chị Hồ Thị Tải 57 tuổi, xin hai đứa th́ một đứa chị chua xót nói là "ăn trộm". Phóng viên thắc mắc th́ chị giăi bày trong nước mắt: "Đứa trước bố có nh́n mặt, đứa sau do ăn chùng ăn thính với chồng người ta mà có...". Nghe chị nói phóng viên cứ thấy băn khoăn v́ bé út của chị 6 tuổi rồi không làm được giấy khai sinh, suốt ngày luẩn quẩn với mẹ không được đến trường.Tại vùng này có một số phận hết sức cay nghiệt mà phóng viên không thể quên. Đó là chị Hồ Thị Huê ở xă Hương Vân, có bốn con mang ba họ. Lũ trẻ con cởi truồng chạy băng băng dẫn đường cho tôi t́m đến nhà Huê, một túp lều được gọi là nhà nằm bẹp bên đường sắt, đủ đặt chiếc giường ọp ẹp. 37 tuổi, Huê thuộc diện đặc biệt nghèo. Hàng xóm ghét Huê, anh em ai cũng từ mặt, người mẹ già cũng vậy, không nh́n mặt con. Khi phóng viên đến, Huê mới sinh cháu thứ tư tṛn một tháng nhưng đă quăng quật ôm đi khắp làng v́ nhà nóng hầm hập. Chị sinh con mà chưa cho chúng bữa cơm nào trọn vẹn. Nhà chẳng khi nào đủ gạo. Đứa lớn Hồ Thị Tuất phải đi ở đợ dưới Huế kiếm tiền, riêng cháu Hoàng Minh Pháp, Hoàng Hữu v́ không có tiền, không có giấy khai sinh nên suốt ngày vạ vật khắp làng mặc dù đă đủ tuổi đi học. Huê nói: "Đến cái ăn cũng nhờ cḥm xóm con cái mới lớn lên được, chữ nghĩa chi cho xa xôi".
Báo NLĐ viết tiếp: cái cảnh không chồng thật nghèo, nghèo đến mức như chị Hoàng Thị Xa th́ chắc là tận cùng của nghèo. Mới 45 tuổi đă chống gậy, gầy tọp v́ bướu cổ. Sinh năm con nhưng phải mang bốn họ. Phóng viên buồn trĩu cả ḷng khi bước chân vào sân nhà chị, nghe giọng một bé gái nằng nặng: "Hết gạo rồi, trưa ni nhịn thôi".
-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), September 11, 2004.
Biểu Đồ Tăm Tối Của Sinh Viên Việt Nam
Trần Tuư Lang - Đưa lên lenduong.net - ngày 10/09/2004
Thanh niên Việt Nam trong nước ngày nay, hay nói chung là giới sinh viên Việt Nam đă được báo chí trong nước mô tả bằng những bài viết liên hệ với nỗi buồn. Báo nhà nước phải ra sức viết bài nói về đời sống dân chúng, nạn thanh niên sinh viên sa đoạ, xuống dốc về học vấn với một chút ánh sáng nhưng khá nhiều "bóng tối", trong đó được vây quanh với vô vàn nghịch lư giàu nghèo của xă hội Việt Nam ngày nay.
Báo chí đă tập trung, ra sức viết bài khá nhiều về các khiá cạnh quan trọng, theo ư của nhà nước như: Sự phát triển kinh tế mù mờ đụng đâu vá đó; Học đường sinh viên xuống cấp ham ăn chơi hơn ham học; Xă hội nát bét với vô số "biến chiêu thần sầu về ăn chơi đĩ điếm" xâm nhập nông thôn; Và nhất là mô tả kỹ các thành quả chánh trị "khập khễnh" của nhà nước do cán bộ tham nhũng tạo ra v.v...
Tuy nhiên nhà nước tuyệt nhiên cấm đá động đến những đợt sóng ngầm trong nội bộ đảng viên cao cấp, hiện đang mở ra các cuộc tố nhau vô cùng nghiêm trong từ ông già Trần Đức Lương cho đến ông già Vơ Nguyên Giáp và đám tướng đàn em bao quanh loại công thần và các ông thuộc trung ương đảng ở Hà Nội. Những con "dê tế thần" dùng để cúng "tham nhũng", được nổ ra để lái dư luận sang hướng khác, đó là một số viên chức quá giàu một cách mờ ám, nhà nước không thể nào che giấu nổi, buộc ḷng phải đem ra tŕnh làng cho có vẻ tự nhiên. Thí vụ như vụ tham nhũng vĩ đại trong các tay lănh đạo ngành dầu khí, ủy ban Phát Triển đất đai Du Lịch của các các đấng loại "cha mẹ dân" ở Phú Quốc! Biết đâu các màn tŕnh diễn ngoạn mục rất nặng phần tŕnh diễn này sẽ làm sập bẫy các "con cừu" già lớn bé khác, đanh ŕnh ở đâu đó tại hải ngoại, sẽ phóng ra cướp thời cơ, hô hào ra sức cứu tế dân Việt Nam bất hạnh, bị tàn tật v́ nhiều lư do, do nhà nước đưa ra, bằng những công việc nghe ra rất dịu dàng êm ái như thuốc ngủ có bọc đường. Tất cả được dán nhăn "cứu tế nhân đạo" về khuyết tật, hay hoa mỹ nhẹ nhàng hơn khuyến khích thể thao, "hợp tác nhằm xoá bỏ dị biệt vết thương do chiến chiến tranh. Tất cả chỉ là các màn làm ra các "job" có trả lương rất hậu và có cớ đi du lịch, một loại "áo gấm về làng kiểu mới", để phát chẩn. Cho các ông, các bà cơ hội tạo ra, hay có thêm chút danh vào cuối đời. Hăy xem vài bài báo trong nước mô tả về "Thế Hệ Sinh Viên... Yếu Ớt", để dụ khị thành phần chất xám hải ngoại, mơ hồ về các màn ảo thuật của nhà nước việt Nam ở Hà Nội.
"Một thí dụ tiêu biểu, sinh viên tên Hoàng đă hấp thụ được một ít ánh sáng và khá nhiều "bóng tối" của thành thị. Quá nhiều sinh viên từ các tỉnh trọ học ở các kư túc xá, họ đang đi dần xuống dốc của sa đoạ. Lúc này mắt Hoàng bớt ngời sáng, da xỉn màu, ria méo, râu cầm tua tủa. V́ anh hút thuốc, chơi luôn cần sa, như khói tàu, ăn uống, ngủ tuỳ tiện, vật vă cả ngày. Cuối năm học kỳ II, Hoàng thi lại 3 môn, mất học bổng. Hoàng 19 tuổi, quê ở Thái Nguyên, anh hăm hở về Hà Nội nhập học với danh hiệu Á Khoa quản trị kinh doanh. Cậu ta có học bổng, có tiền chu cấp từ gia đ́nh, chưa có bạn bè, nên chỉ biết... học. Kết quả kỳ học I, anh được số điểm 7,2. Số điểm khá cao đáng ca ngợi. Anh được tiếp tục nhận học bổng ở học kỳ II. Cuối học kỳ II, Hoàng gần như trở thành dân Hà Nội chánh cống. Anh đă "hấp thụ" một ít "ánh sáng" gọi là thời thượng văn minh ăn và chơi của khá nhiều "bóng tối" của thành thị. Lúc này, đôi mắt anh bớt dần vẻ tinh anh, da ngả màu vàng, ria mép, râu cầm tua tủa, anh đă sa vào nghiện ngập, hỏng kỳ thi II.
Giữa năm thứ hai, má Hoàng đă hóp, mắt lờ đờ thiếu ngủ, bỏ học lác đác v́ phải thức khuya đánh bài từ 7 giờ tối đến 5 giờ sáng. Một thời gian ngắn sau đó, Hoàng gầy tong teo, dáng đi có phần lảo đảo, tóc tai rậm rạp, bù xù, áo quần xốc xếch, áo bỏ ngoài v́ uống rượu. Anh họp cùng một số bạn khác thi nhau uống rượu, uống khan không mồi kiểu liên pḥng. Thằng này đấu với thằng kia, pḥng này đấu với pḥng khác, kư túc xá này đấu với kư túc xá khác. Đă có một số sinh viên ngâm ngay câu kiều tỏ vẻ bất cần đời: "Trăm năm Kiều vẫn là Kiều, sinh viên thi lại là điều tất nhiên".
"V́ bị mất học bổng, tiền gia đ́nh trợ cấp cũng bớt dần và tiền cũng không c̣n nhiều và liên tục có khi c̣n bị cắt giảm. Hoàn cảnh khó khăn, Hoàng phải gia nhập vào nhóm kinh tế mong làm ra tiền: Đánh Đề. Anh phải nhịn ăn, bỏ ra hai ngàn đồng để nuôi hy vọng sau 5 giờ chiều có 70 ngàn đồng. Đánh đề thỉnh thoảng cũng trúng nên cũng dẫn đám bạn cùng hoàn cảnh làm một cữ nhậu sau túy lúy, để rồi ngày hôm sau lại phải tiếp tục gieo niềm hy vọng và gieo hy vọng càng ngày càng nặng tay.
Thế là mắc nợ. Anh nợ tiền cơm tháng. Nợ tiền nhà trọ. Nợ tiền học phí. Nợ tiền đánh đề, đánh bài. Anh bắt đầu có một loạt địa chỉ các "con nợ, vay nợ". Lúc đầu anh c̣n rụt rè, sau đó đâm ra ĺ, gặp ai có thể vay được là vay. Nhưng với lối sống đi vào trụy lạc nên sự học tập cũng bỏ dở và anh càng ngày càng túng quẫn. Bà hàng cơm, bà hàng chè chén, hàng rượu cứ đ̣i nợ. Các chủ nợ lần ṃ đến đ̣i nợ, chủ nhà xua đuổi v́ thiếu tiền, v́ nhậu nhẹt, bài bạc ồn ào, mất trật tự. Bắt đầu những ngày tháng phiêu bạt đi ở nhờ, ăn cơm ké, sống bẩn. Ở chui ở nhũi trong kư túc xá, ăn bữa có bữa không, nhờ vào nguồn thực phẩm ít ỏi của bạn bè. Ăn đói, thiếu dinh dưỡng, không đủ sức học, nhiều đêm phải ép ḿnh ngủ suốt ngày cho qua bữa, bỏ cả học. Đầu óc anh cứ quay cuồng với chữ "tiền", không c̣n đầu óc nào nghĩ đến chuyện thi, thời khoá biểu thi, và lịch tŕnh phải trả nợ, phải thi lại lần hai, lần ba. Cứ thế tiếp diễn và t́nh trạng càng ngày càng bi đát thêm không lối thoát.
Theo báo Thanh Niên mô tả, Hoàng là nhân vật cụ thể, chứ không c̣n là trường hợp cá biệt. H́nh ảnh của Hoàng như là đại diện chính thức, rất phổ biến cho rất đông sinh viên ở các tỉnh về thành phố học. Họ đang ở trọ tại Hà Nội, Sàig̣n, Đà Nẵng, Huế hay Đà Lạt... Tất cả đă vẽ ra bức tranh ảm đạm của sinh viên Việt Nam ngày nay, đang đua nhau ăn chơi, học theo lối sống mới... cho hợp ư đảng, cho nó ăn chơi nó bớt phá và đ̣i dân chủ. Thanh niên mau tắt trí nhớ càng tốt.
Sinh viên tên Duy, Đại Học Tự Nhiên. Anh cứ vài tháng một lần về nhà và xách trở lại trường 4 thùng rượu đế G̣ Đen loại 4 lít và cả kư khô. Mỗi lần như vậy, cả kư túc xá nam lại có những đêm ồn ào không ngủ. Các sinh viên bu nhau nhậu từ tối đến sáng hôm sau, rồi hè nhau lăn ra ngủ quên ngày, quên đêm.
Trong pḥng, anh Thiện, người B́nh Định ở cùng kư túc xá mỗi lần về quê tải vào cả chục lít đế Bàu Đá và mấy ṿ rượu cần. Cứ thế, vừa uống vừa ca hát om x̣m với các câu "tiến lên đời cũng đủ ngắn mất mấy gang tay", người đi trước dắt tay người đi sau. Cuối cùng kỳ thi đến, nh́n bảng ghi điểm, cả bọn gồm toàn những ông tiên có tửu lượng đang đi lên nhưng việc học th́ đi xuống! Nhiều anh sinh viên ngày nào cũng say xỉn. Khi thày giám khảo nói "Chỉ cần các em nói đúng tên thày nào dạy môn ǵ. Nói phải trùng với tấm ảnh của các thày là tôi cho đậu luôn. Vậy mà nhiều tên vẫn trợt vỏ chuối. V́ các "ông tiên say rượu" trẻ này, có lên giảng đường đâu mà biết mặt thày."
Tại trường đại học Bách Khoa, tại các bảng ghi điểm dán trên bảng điểm mỗi kỳ học, ai để ư sẽ sẽ nhận ra sự thảm hại. Điểm 3 trở xuống chiếm một phần ba. Các môn địa chất chỉ chiếm 10% sinh viên đủ điểm trung b́nh. Trong khi đó, để được vào học sức học của họ ở trung học phổ thông phải thuộc hàng "cao thủ". Đây là kết quả tráo điểm trong kỳ thi tuyển, do bao che hối lộ, do "biến chất" ăn chơi. Rất nhiều sinh viên phải học thêm từ 5 năm lên 8 năm mới tốt nghiệp với bằng đậu vớt.
Sinh viên tên Lê Quốc Đại nói trong vẻ nghiêm trọng: "Chương tŕnh đại học 5 năm, nếu như chúng tôi học gạo kiểu tốc lực như hồi c̣n ở trung học phổ thông, th́ cần 3 năm là xong" Vậy mà 5 năm cứ rơi rụng dần, những mầm non của đất nước, sức khoẻ càng ngày càng đi xuống, học tuột dốc và nhân cách cũng "tụt hậu" xuống mấy phần ?
Có lẽ "không ở đâu trên thế giới, sức khoẻ thanh niên lại yếu đến như ở đây". Khả năng thể dục của các chàng, các cô gái ốm yếu, gầy xanh, cứ chạy quanh sân banh tṛn một đoạn là ngất xỉu. Nhận xét bi đát cũng đă được đưa ra từ giới thanh niên cùng cảnh ngộ và học đă thoát ra khỏi trường không trở lại, v́ măi măi bằng tốt nghiệp chỉ là mơ ước. Các chặng đường "bi đát" là thực tế không thể nào che giấu nổi.
Sự kiện tiêu biểu nêu trên không phải tất cả là lỗi lầm của sinh viên. Các yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng, đó là cách thức giáo dục, xă hội thối nát, đạo đức suy đồi và do cách làm ra tiền không lương thiện của cha mẹ, và nhất là cách quản trị đất nước. Thanh niên đă tự xô ḿnh xuống hố và tranh nhau vẽ lên biểu đồ đỏ thành màu đen. Các người có trách nhiệm biết chắc nhưng vẫn cứ làm ngơ. Nhà nước ở Hà Nội thâm hết chỗ nói.
-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), September 11, 2004.
Anh KKVNTD, NBD, TDT, KSBH, và các anh chị em,Ngày nào bọn cộng sản Mafia c̣n cai trị đè đầu cưỡi cổ nhân dân Việt Nam, th́ ngày đó chúng ta chưa thể sống mà ngẩng cao đầu.
http://www.rfvn.com/music/Tieng_Goi_Non_Song/Hat_Cho_Ngay_Saigon_Quat_ KhoịMP3
********************************************
Lấy Nhân Nghĩa thắng hung tàn
Lấy Chí Nhân thay cường bạo
********************************************
Giải Tán Đảng Cộng Sản
Tổng tuyển cư? Đa Đảng
**************************************
Mỗi người góp một lời nói ngay thẳng
Chế đô. Cộng Sản sẽ tan tành
*****************************************
http://www.rfvn.com/music/Tieng_Goi_Non_Song/Xin_Hay_Lam_Anh_Duoc.MP3
Súng M16
-- Sung M16 (SungM16@yahoo.com), September 11, 2004.