Quan he Viet Cong va Tau Cong - theo BBCgreenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread |
Những thách thức trong quan hệ Việt Trung Lê Quỳnh Ban Việt ngữ đài BBCViệt Nam ở vào thế quan hệ song phương với Trung Quốc đến khi người Pháp vào Nhân Trung Quốc kỷ niệm lễ Quốc khánh lần thứ 55 (1-10-2004), bài viết này tổng kết các tài liệu quốc tế để phác họa vài thách thức còn tồn đọng giữa hai quốc gia kể từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991. Quan hệ Việt – Trung đã dần xấu đi trong giữa thập niên 1970, với cao trào là chiến tranh biên giới 1979.
Thập niên 1980 chủ yếu là một thập niên tiếp tục căng thẳng, tuy nửa sau chứng kiến một sự xích lại gần nhau dần dần.
Sự xích lại này được củng cố trong đầu thập niên 1990 và tiến trình dẫn đến bình thường hoá quan hệ được hoàn tất vào tháng 11-1991, với chuyến đi đến Thành Đô, Trung Quốc của tổng bí thư và thủ tướng Việt Nam.
Vào thời điểm hiện nay, ngoài các thuận lợi, thì theo Ramses Amer, giáo sư khoa chính trị học đại học Umea của Thụy Điển, các tranh chấp lãnh thổ vẫn là thách thức lớn nhất trong quan hệ Việt – Trung.
Đăng trên tạp chí Contemporary Southeast Asia số tháng 8-2004, bài tiểu luận “Assessing Sino-Vietnamese Relations through the Management of Contentious Issues” của GS. Ramses Amer phác thảo ba vấn đề chính có tiềm năng cản trở quan hệ hai nước: tranh chấp lãnh thổ, buôn lậu biên giới và vấn đề Hoa kiều.
Các tranh chấp lãnh thổ Trong văn hóa Việt Nam, anh hùng dân tộc là những nhân vật chống quân xâm lược Phương Bắc
Tranh chấp lãnh thổ tập trung vào ba điểm lớn: biên giới trên bộ, vịnh Bắc Bộ, và biển Đông (gồm vấn đề Trường Sa, Hoàng Sa).
Để giải quyết tranh chấp, Việt Nam và Trung Quốc đã thúc đẩy một cơ chế thảo luận: cấp chuyên viên; cấp chính phủ (tầm mức thứ trưởng, ngoại trưởng) và cấp cao (tầm mức tổng bí thư, chủ tịch và thủ tướng).
Các cuộc họp cấp chuyên viên bắt đầu từ tháng 10-1992 và cho đến cuối năm 1995 chủ yếu bàn vấn đề biên giới trên bộ và vịnh Bắc Bộ.
Cuộc họp cấp chính phủ bắt đầu vào tháng Tám 1993 và vòng đàm phán thứ mười diễn ra tháng Giêng 2004. Thành tựu đầu tiên là việc ký một thỏa thuận ngày 19-10-1993 về các nguyên tắc giải quyết tranh chấp biên giới trên bộ và vịnh Bắc Bộ.
Các đàm phán dẫn đến việc ký một hiệp định về biên giới trên bộ ngày 30-12-1999 phản ánh mức độ tiến bộ trong đàm phán vấn đề đất liền. Hiệp định này được thông qua năm 2000.
Theo ghi nhận của GS. Ramses Amer, vào tháng Tám 2002, Việt Nam công bố văn bản hiệp định mặc dù việc công bố không kèm theo bản đồ. Đến tháng Chín, thứ trưởng ngoại giao Lê Công Phụng cung cấp thêm thông tin về hiệp định.
Ông nói về các cơ chế và nguyên tắc dùng trong việc giải quyết các khu vực tranh chấp dọc biên giới. Các khu vực tranh chấp chính – được nhắc đến dưới tên ‘khu vực C’ – bao gồm 164 khu vực bao quát 227 cây số vuông. Trong số này, khoảng 113 cây số vuông được xác định là thuộc về Việt Nam và khoảng 114 cây số vuông là thuộc về Trung Quốc. Các triều đại phong kiến Việt Nam tiếp thu văn hóa Khổng Giáo nhưng chống sự can thiệp chính trị từ phía Bắc
Thứ trưởng ngoại giao Việt Nam nói kết quả đàm phán phù hợp với các nguyên tắc đặt ra để bảo đảm sự công bằng và hài lòng cho cả hai bên.
Đường biên trên vịnh Bắc Bộ
Năm 2000, các thương lượng về vịnh Bắc Bộ được tăng tốc nhằm đạt một thỏa thuận trong năm đó - một điều cuối cùng xảy ra với việc ký Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ ngày 25-12-2000.
Cho đến ngày 20-6 năm nay, hai nước mới chính thức trao đổi thư phê chuẩn Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ để Hiệp định bắt đầu có hiệu lực.
Thông tin chính thức cho hay Việt Nam được hưởng 53,23% diện tích vịnh và Trung Quốc được hưởng 46,77% diện tích vịnh.
Bên cạnh hiệp định này, Việt Nam và Trung Quốc c̣n kư Hiệp định về hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc Bộ.
Khác với Hiệp định phân định vịnh, Hiệp định hợp tác nghề cá có thời hạn hiệu lực cụ thể (12 năm và 3 năm mặc nhiên gia hạn) và giá trị pháp lư ở mức cấp chính phủ phê duyệt.
Sóng biển Đông Sự có mặt của Hoa Kỳ thường được xem như một đối trọng quân sự trong vùng Thái Bình Dương
Các cuộc hội đàm về vấn đề biển Đông bắt đầu muộn hơn so với các hội đàm về biên giới trên bộ và vịnh Bắc Bộ.
Có vẻ như càng về cuối thập niên 1990, hai phía Việt Nam và Trung Quốc càng tỏ ra kiềm chế để tránh hành động có thể dẫn đến căng thẳng.
Các diễn biến thời gian này cho thấy hai nước đã dần dần đồng ý về một kế hoạch giải quyết xung đột có thể thực thi tại biển Đông.
Tuy nhiên, những động thái của các bên trong năm 2004 cho thấy chừng nào các bên vẫn tuyên bố chủ quyền đầy đủ tại Trường Sa và Hoàng Sa, thì vẫn chưa thể tìm ra giải pháp cho tranh chấp ở đây.
Buôn lậu xuyên biên giới
Ngoài tranh chấp lãnh thổ, buôn lậu hàng Trung Quốc vào Việt Nam là vấn đề duy nhất mà hai nước chính thức thừa nhận là một vấn đề mà hai quốc gia cần giải quyết.
Mặc dù hợp tác kinh tế song phương mở rộng, nhưng buôn lậu một lần nữa trở thành quan ngại chính trong năm 1997. Điều này thể hiện qua cuộc hội đàm cấp cao tháng Bảy 1997 và liên quan chuyến thăm của phó thủ tướng đặc trách kinh tế của Trung Quốc tháng 10 năm đó.
Các nỗ lực này dẫn đến một thỏa thuận chính thức về biên mậu song phương ký ngày 19-10-1998.
Các biện pháp khác nhằm thúc đẩy thương mại cũng tiếp tục trong suốt cuối thập niên 1990 và đầu thế kỷ 21. Có thể xem chúng góp phần cho sự tăng trưởng quan hệ kinh tế giữa hai nước trong thời gian qua.
Cộng đồng người Hoa Sài Gòn là nơi có cộng đồng người Hoa đông nhất Việt Nam
Theo GS. Ramses Amer, vấn đề người Hoa không liên quan cộng đồng người Hoa ở Việt Nam mà liên quan số phận những người đã rời Việt Nam để sang Trung Quốc cuối thập niên 1970.
Ít nhất cho tới giữa thập niên 1990, Trung Quốc còn duy trì yêu cầu đưa những người này quay về Việt Nam, còn Việt Nam thì kiên quyết phản đối điều này.
Quan điểm của Việt Nam dựa trên cân nhắc kinh tế, ví dụ như Việt Nam không thể đón nhận một số lượng người lớn như vậy, mà ước tính là 280.000 vào giữa thập niên 1990.
Việt Nam cũng nói số người này đã định cư và hòa nhập xã hội Trung Quốc và vì thế việc hồi hương sẽ làm xáo trộn cuộc sống của họ.
GS. Ramses Amer nói Việt Nam cũng có các quan ngại an ninh khi số người Hoa này đã sống dưới ảnh hưởng của Trung Quốc kể từ cuối thập niên 1970.
Theo GS. Ramses Amer, vấn đề này vẫn là một nguồn căng thẳng tiềm tàng.
Tổng kết lại, chính sách ngoại giao và cái nhìn của người Việt về Trung Quốc đặt cơ sở từ hai ngàn năm quan hệ lịch sử với người láng giềng phương Bắc.
Sử gia Ngô Sĩ Liên, trong Đại Việt sử ký toàn thư, có viết: “Nam - Bắc mạnh yếu đều có từng lúc. Đương khi phương Bắc yếu th́ ta mạnh, phương Bắc mạnh th́ ta cũng thành yếu. Thế lớn trong thiên hạ là như vậy.”
Đó là thế quan hệ nặng về song phương trong suốt nhiều thế kỷ, khi mà đế chế Trung Hoa là đại cường duy nhất và áp đảo tại Đông Á và trong thế giới chính trị Việt Nam tham gia.
Quan hệ này chỉ tan vỡ khi có sự xuất hiện của các cường quốc Phương Tây tại châu Á.
Nhưng nay, khi nhìn lại giai đoạn 80-90, có thể thấy nét 'song phương' phần nào trở lại sau khi đồng minh lớn nhất của Việt Nam là Liên Xô suy yếu rồi sụp đổ.
Có thể gọi quan hệ Việt–Trung cũng là một nghệ thuật uyển chuyển của các cuộc đối đầu và đối thoại, mà trong hoàn cảnh hiện nay, sự hợp tác với Trung Quốc được bổ túc bằng việc đa phương hóa quan hệ với những định chế và các quốc gia khác.
-- Hoihop (Vietkieu_hoihop@yahoo.com), September 30, 2004
Chúng mày vào đây mà đọc mấy thằng cán ngố t́nh báo công an sinh viên rởm mở mắt to ra mà đọc, rồi mà chuẩn bị chém vè ca bản em yêu Người Việt Tự Do. Chúng mày thuộc loại chó ghẻ đầu óc tối tăm lắm lắm cần phải được cải tạo để c̣n mở mắt ra được để nhận ra đâu là chánh đâu là tà chúng mày c̣n u mê ăn cháo lú sợ thằng Hồ và con cháu nó. Tại sao con cháu ó sẽ luôn luôn ngồi lên đầu lên cổ chúng mày 1 lũ nô lệ mà không biết. ********************************************************************* ********************************************************************* **********************Phải chăng
Lộ Tŕnh Dân Chủ Hóa Việt Nam đang chuyển động?
*****
Phạm Bá Hoa
Xin nhắc lại là ngày 11 tháng 4 năm 2002, Nhóm Chuyên Gia Nghiên Cứu Việt Nam thuộc Viện Nghiên Cứu Chính Sách của Hoa Kỳ, đă hội thảo về ‘Lộ Tŕnh Dân Chủ Hóa Việt Nam’. Với bài tham luận có tính cách dự thảo do nhóm này tŕnh bày, theo đó, Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam những cải tiến về chính trị, kinh tế, và quân sự, giúp Việt Nam trở thành một quốc gia hùng mạnh với thể chế dân chủ, có khả năng tự chủ và duy tŕ mối bang giao thân thiện với các quốc gia láng giềng, nhất là Hoa Kỳ và cộng sản Trung Quốc. Thuyết tŕnh đoàn trong buổi hội thảo, gồm: Tiến sĩ Arthur Dommen, tiến sĩ Stephen B. Young, tiến sĩ Vơ Nhân Trí, luật sư Trần Thanh Hiệp, ông Bùi Tín, cựu Đại Tá quân đội nhân dân của cộng sản, và ông Nguyễn Hữu Sơn. Bài tham luận của nhóm có hai phần: Phần nhận định, và phần đề nghị.
Phần nhận định được tóm tắt như sau: Cộng sản Trung Hoa đă tuyên bố chủ quyền của họ đối với khu vực Biển Đông bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, điều mà những triều đại Trung Hoa trước đây đă không hề nói đến. Rồi trong những năm gần đây, do sự vắng mặt của Hoa Kỳ và Nga tại vùng Đông Nam Á, cộng sản Trung Hoa đă và đang theo đuổi chính sách bành trướng trong vùng này, cụ thể là những cuộc thao diễn quân sự thường xảy ra. Ảnh hưởng của cộng sản Trung Hoa đối với Cam Bốt và Miến Điện rất mạnh, v́ không phải ngẫu nhiên mà Thủ Tướng Cam-Bốt từ chối ṭa án quốc tế xét xử Khờ-Me đỏ, cũng không phải ngẫu nhiên mà Miến Điện cho cộng sản Trung Hoa sử dụng hải cảng Thilawa, tạo điều kiện cho hạm đội của cộng sản Trung Hoa lần đầu tiên có mặt tại Ấn Độ Dương.
Bài tham luận cũng đề cập đến hai thỏa ước kư kết bí mật hồi cuối năm 1999 và cuối năm 2000, cho thấy nhóm lănh đạo cộng sản Việt Nam đă nhượng đất nhượng biển cho cộng sản Trung Hoa. Và giữa năm 2002, cộng sản Trung Hoa đ̣i hỏi lănh đạo cộng sản Việt Nam phải cho họ sử dụng hải cảng Vinh, và hằng ngày cho phép 900 tàu thuyền đánh cá của họ vào sâu trong hải phận Việt Nam. Thêm nữa, cộng sản Trung Hoa c̣n yêu cầu cộng sản Việt Nam, viết lại lịch sử và sách giáo khoa về cuộc chiến tranh biên giới Việt Nam-Trung Hoa đầu năm 1979, đồng thời loại bỏ ‘thành kiến bài bác Trung Hoa’ trong xă hội Việt Nam.
Bài tham luận cho rằng, trong bối cảnh như vậy, Hoa Kỳ và Việt Nam cần có một chính sách đối ngoại thích hợp, bởi v́ không một nước nào cho phép cộng sản Trung Hoa làm bá chủ vùng Đông Nam Á này. Nhưng, làm thế nào để cân bằng lực lượng trong vùng? Điều này phải là mối quan tâm chung của Hoa Kỳ và Việt Nam. Nhớ rằng, nguyên tắc của Hoa Kỳ từ năm 1954 đến nay, đều trong mục đích thực hiện chính sách giúp Việt Nam trở thành một quốc gia theo ‘chủ nghĩa quốc gia, độc lập, tự chủ, và dân chủ.’ Nếu Hoa Kỳ chọn lựa giải pháp bảo vệ Việt Nam để ngăn chận tham vọng bá chủ của cộng sản Trung Hoa, điều này sẽ gặp chống đối mạnh mẽ của cộng sản Trung Hoa như một số người lo ngại, và ở điểm cực đoan của mối lo ngại này có thể dẫn đến sự đối đầu quân sự.
Vậy, mọi quan niệm sử dụng cần thận trọng để tránh hậu quả, đồng thời tạo mối tương quan hỗ trợ cho nhau trong môi trường nhân đạo, khoan dung. Hoa Kỳ không thể để cho việc xây dựng Việt Nam, lại gây sự đối đầu quân sự với cộng sản Trung Hoa, nhưng cũng không thể để mối lo ngại này ảnh hưởng vào sự chọn lựa chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam. Chúng ta phải đồng ư rằng, không có một lực lượng chính trị đối kháng với cộng sản Trung Hoa, Việt Nam sẽ bị thu hút vào quỹ đạo của cộng sản Trung Hoa, và khoảng trống đó lại càng mời mọc tham vọng của nước cộng sản rộng lớn này với hậu quả không thể lường được. V́ vậy mà khoảng trống chính trị đó phải được san lấp. Một nước Việt Nam dân chủ, sẽ không bị giằng buộc bởi sự che chở của cộng sản Trung Hoa đối với nhà cầm quyền Việt Nam, như vậy Việt Nam có quyền tự chủ và bang giao tốt với Hoa Kỳ lẫn cộng sản Trung Hoa. Nghĩa là có khả năng tránh được sự đối đầu với cộng sản Trung Hoa, đồng thời kềm chế cộng sản Trung Hoa không thể thực hiện tham vọng của họ.
Tiếp đây là tóm tắt phần đề nghị. Bài tham luận cũng nhận định rằng, Hoa Kỳ sẽ không nhắm mắt hỗ trợ bất cứ chánh phủ nào ở Việt Nam. Mục tiêu này đ̣i hỏi phía Việt Nam phải thi hành những biện pháp dân chủ hóa mà nhóm nghiên cứu này đề nghị một ‘bản đồ lộ tŕnh’ qua những bước chuyển tiếp về chính trị, để tất cả mọi người có cơ hội góp phần vào công cuộc xây dựng một nước Việt Nam tiến bộ và tự hào. Muốn được như vậy, chỉ có một chế độ đa nguyên mới thực sự đoàn kết mọi thành phần dân tộc, và không một cá nhân hay đảng phái nào có quyền lấn áp sinh hoạt văn hóa xă hội. ‘Bản đồ lộ tŕnh’ gồm 4 giai đoạn:
Giai đoạn một. Điểm 1. ỨỨng cử viên không thuộc đảng cộng sản Việt Nam được phép ứng cử vào quốc hội trong cuộc bầu cử trung tuần tháng 5/2002. Xin mở ngoặc: điều này đă quá trễ. Xin đóng ngoặc lại. Điểm 2. Các công ty tư doanh được đối xử ngang hàng với công ty quốc doanh, đặc biệt là về tín dụng ngân hàng. Và điểm 3. Cộng sản Việt Nam phải công khai hóa t́nh h́nh tài chánh và đầu tư trong lănh vực kinh doanh.
Giai đoạn hai. Điểm 1. Các tôn giáo được tự do chọn lựa tổ chức và điều hành, kể cả quyền bổ nhiệm giáo sĩ, nhưng không hoạt động chính trị. Điểm 2. Trong tổ chức quân đội không c̣n tổ chức chính trị của đảng. Các thẩm phán và luật sư, ra khỏi đảng. Điểm 3. Trả tự do tất cả tù nhân chính trị. Điểm 4. Một số báo chí được tự do. Điểm 5. Các công ty xí nghiệp mà cộng sản Việt Nam có trên 25% cổ phần, phải bán cho công chúng. Điểm 6. Việt Nam phải bảo vệ những tài sản trí tuệ để khuyến khích đầu tư. Điểm 7. Hoa Kỳ chánh thức viện trợ 500 triệu mỹ kim. Điểm 8. Tổ chức những chương tŕnh trao đổi tạo cơ hội cho người Mỹ gốc Việt giúp Việt Nam phát triển kinh tế, văn hoá, và trợ giúp huấn luyện các ngành về dịch vụ. Điểm 9. Một công ty tư nhân Hoa Kỳ xây dựng khu kỹ nghệ và sửa chữa lại hải cảng Cam Ranh. Và điểm 10. Hoa Kỳ cung cấp cho quân đội Việt Nam dụng cụ truyền tin và huấn luyện.
Giai đoạn ba. Điểm 1. Những đảng phái không cộng sản được phép hoạt động, được phê b́nh chánh phủ, và được tham gia các cuộc bầu cử. Điểm 2. Điều 4 trong hiến pháp phải được hủy bỏ để chánh thức hoá thành lập một chế độ đa đảng, và chấm dứt vai tṛ độc tôn của đảng cộng sản Việt Nam. Xin mở ngoặc: Khởi thủy của giai đoạn này nói rằng, điều 4 có thể bỏ hay không cũng được, nhưng ở phần kết luận cho là dứt khoát phải bỏ, v́ nó mâu thuẫn với những ǵ thực hiện trong các giai đoạn. Xin đóng ngoặc lại. Điểm 3. Những công ty quốc doanh phải bán cho tư nhân để khu vực công sản xuất không quá 25% tổng sản lượng nội địa. Điểm 4. Hoa Kỳ gia tăng viện trợ, đồng thời khuyến khích các công ty Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam. Điểm 5. Phối hợp huấn luyện quân sự giữa Hoa Kỳ, Úc Đại Lợi, Thái Lan, với Phi Luật Tân. Và điểm 6. Hoa Kỳ cung cấp vũ khí tối tân cho quân đội Việt Nam.
Và giai đoạn bốn. Điểm 1. Tách cảnh sát công an và lực lượng an ninh ra khỏi đảng cộng sản, và giảm nhân số. Điểm 2. Hoa Kỳ được sử dụng hải cảng Cam Ranh cho mục tiêu quân sự. Điểm 3. Viện trợ của chánh phủ Hoa Kỳ sẽ giảm, và thay vào đó là đầu tư trực tiếp lẫn gián tiếp của tư nhân. Điểm 4. Các đại học Hoa Kỳ được khuyến khích mở các chi nhánh tại Việt Nam. Và điểm 5. Hoa Kỳ bắt đầu tổ chức những cuộc huấn luyện và thao diễn quân sự hằng năm với quân đội Việt Nam.
Phần kết của bài tham luận. T́nh h́nh Việt Nam và Đông Nam Á thay đổi nhanh chóng, mà cộng sản Trung Hoa là mối đe dọa lớn lao và trực tiếp đối với Việt Nam. Nếu không có một lực lượng đối kháng cấp bách th́ tham vọng của cộng sản Trung Hoa sẽ là vô giới hạn. Đề nghị trên đây có khả năng đáp ứng nhu cầu đó, và cần bắt đầu ngay. Nhưng sau cuộc bầu cử quốc hội trung tuần tháng 5/2002 phải chờ đến năm 2007 mới có bầu cử, đó là thời gian quá xa. Do đó, cần có cuộc bầu cử tự do dưới sự giám sát của quốc tế vào năm 2004 hoặc 2005, để bầu quốc hội lập hiến. Và vấn đề chọn lựa cơ quan lập pháp, vị lănh đạo hành pháp, tư pháp, cũng như quyết định về quốc hiệu, quốc kỳ, quốc ca, sẽ căn cứ vào bản Hiến Pháp mới trong tinh thần dân chủ tự do. Sự giúp đỡ của Hoa Kỳ cho Việt Nam là cơ hội tốt, giúp Việt Nam thay đổi thể chế chính trị mà trước sau ǵ cũng phải xảy ra. Đến đây là hết phần tóm tắt bài tham luận của Viện Nghiên Cứu Chính Sách Công Vụ của Hoa Kỳ.
Tiếp đây là tóm tắt bản tin ngày 3 tháng 10/2003 của đài Á Châu Tự Do. Theo đó th́ lănh đạo cộng sản Việt Nam xác nhận nguồn tin Tướng Phạm Văn Trà, Bộ Trưởng Quốc Pḥng của họ sẽ sang thăm Hoa Kỳ vào tháng 11/2003 này theo lời mời của ông Rumsfield, Bộ Trưởng Quốc Pḥng Hoa Kỳ. Tin này trước đây thuộc loại tin hành lang, nhưng bây giờ đă trở thành chánh thức. Giới quan sát quốc tế cho rằng, sở dĩ có t́nh trạng này là v́ Việt Nam rất thận trọng trong vấn đề bang giao với Hoa Kỳ. Điều này cũng dễ nhận ra mối giao hảo giữa hai nước cựu thù từ năm 1994 đến nay, trải qua nhiều giai đoạn: Năm 1994, Hoa Kỳ quyết định băi bỏ cấm vận. Năm 1995, Hoa Kỳ quyết định b́nh thường hóa bang giao. Năm 1997, trao đổi Đại Sứ. Năm 1999, kư kết hiệp định thương mại song phương.
Tŕnh tự như vậy có thể được xem là hợp lư. Nhưng nếu chỉ nh́n bề ngoài của những diễn tiến đưa đến kết quả tích trên đây, th́ ai cũng có cảm tưởng là hai nước đang tiến đến t́nh trạng b́nh thường. Sự thực th́ bên trong của vấn đề không đơn giản, v́ hoàn cảnh nội bộ của cả Hoa Kỳ lẫn Việt Nam, đều có những phức tạp riêng của mỗi bên. Riêng về phía Hoa Kỳ, sự chống đối việc cải tiến bang giao với Việt Nam không mạnh, v́ chánh phủ cũng như những thế lực Hoa Kỳ xem vấn đề Việt Nam không thuộc loại quan trọng. Nhưng về phía Việt Nam th́ khác, sự giằng co giữa những khuynh hướng trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam, có thể được xem là vấn đề then chốt trong việc lựa chọn đường lối: đẩy mạnh hay không đẩy mạnh mối quan hệ với Hoa Kỳ?
Trong giới quan sát quốc tế ghi nhận rằng, khi Thủ Tướng Phan Văn Khải dự hội nghị APEC tại New Zealand (Tân Tây Lan) năm 2000, có mang theo chỉ thị phải thỏa thuận với Tổng Thống Bill Clinton về Hiệp Định Thương Mại, nhưng lại được chỉ chị vào phút chót của nhóm lănh đạo đảng là ông không được kư kết ǵ hết. Sự kiện này cho phép suy đoán là có sự tranh chấp gay gắt giữa khuynh hướng đổi mới với khuynh hướng bảo thủ, hay là tranh chấp giữa khuynh hướng thân Mỹ với khuynh hướng thân cộng sản Trung Hoa trong hàng ngũ lănh đạo của cộng sản Việt Nam. Và rơ ràng là cộng sản Việt Nam phải đợi cộng sản Trung Hoa kư thỏa ước tương tự với Hoa Kỳ trước, Việt Nam mới dám kư sau đó. Hành động này cho thấy lănh đạo cộng sản Việt Nam ở vào hoàn cảnh thật tế nhị, nói cho đúng là lănh đạo cộng sản Việt Nam không dám đứng ngang hàng với lănh đạo cộng sản Trung Hoa. Tuy phải dựa vào đàn anh cộng sản Trung Hoa, nhưng không v́ thế mà không lo về sức ép của nước láng giềng này luôn đè nặng áp lực lên đầu Việt Nam. Sau khi kư thoả ước tặng phần đất trên bộ và tặng phần lănh hải trên vịnh Bắc Việt, tuy không dám nói ra công khai, nhưng trong chốn riêng tư nhiều người Việt Nam, một số người nghĩ rằng, nếu Hoa Kỳ quay lại Việt Nam là một cơ hội tốt để Việt Nam vừa có lợi cho ḿnh, vừa có thể làm nhẹ bớt áp lực từ cộng sản Trung Hoa. Nói th́ dễ nhưng vào việc không phải là đơn giản, v́ áp lực của cộng sản Trung Hoa th́ sát nách, thậm chí ngay trên đỉnh đầu, trong khi Hoa Kỳ ở quá xa. Với lại cộng sản Việt Nam chắc không quên bài học đắng cay, khi tỏ ra thân thiện với Liên Bang Sô Viết xa xôi mà phải bị trừng phạt hồi năm 1979 bởi cộng sản Trung Hoa.
Trở lại nguồn tin Tướng Phạm Văn Trà sẽ sang thăm Hoa Kỳ vào tháng 11/2003 tới đây. Khi loan báo tin này, Lê Dũng, người phát ngôn của bộ Ngoại Giao cộng sản Việt Nam tỏ ra rất thận trọng. Điều này cũng dễ hiểu, v́ cứ mỗi lần công bố chánh thức về một sự kiện quan trọng nào đó liên hệ đến bang giao với Hoa Kỳ, y như rằng lănh đạo cộng sản Việt Nam vừa công bố vừa nh́n lên đàn anh cộng sản Trung Hoa ngay trên đỉnh đầu, để xem phản ứng ra sao hầu có phản ứng thích hợp. Nói cho đúng là cộng sản Việt Nam rất sợ cộng sản Trung Hoa nổi giận.
Cũng bản tin của đài Á Châu Tự Do ngày 6 tháng 10/2003, nguồn tin từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết là ngày 5 tháng 10, một phái đoàn của Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư của cộng sản Việt Nam đến Washington DC, bàn về vấn đề phát triển quan hệ giữa hai nước về kinh tế, an ninh, và quân sự. Đặc biệt là trong phái đoàn này có nhiều viên chức cao cấp về quân sự và t́nh báo.
Theo bản tin ngày 8 tháng 10/2003 của đài VOA, một phái đoàn khá hùng hậu của cộng sản Việt Nam do ông Nguyễn Duy Niên, Bộ Trưởng Ngoại Giao dẫn đầu, đến Hoa Kỳ dự hội thảo với phái đoàn của Hoa Kỳ do ông James Kelly trưởng đoàn. Buổi hội thảo được tổ chức tại trường đại học John Hopkins, vào ngày 2 tháng 10/2003 vừa qua. Đề tài hội thảo là bang giao Mỹ Việt.
Giới quan sát quốc tế có nét nh́n rằng, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ với Việt Nam trong lănh vực ngoại giao và kinh tế trong mấy năm qua, có thể đang chuẩn bị bước sang lănh vực quân sự và chiến lược th́ phải, v́ vậy mà lănh đạo cộng sản Việt Nam càng phải thận trọng hơn bao giờ hết. Và nguồn tin thân cận giới ngoại giao cao cấp của Hoa Kỳ cho biết rằng, những ngày tới sẽ có những biến chuyển mới giữa Hoa Kỳ với cộng sản Việt Nam, v́ theo nhân vật này, Tổng Thống Bush đang giảm uy tín do chiến sự Iraq và do phản ứng bất lợi trong nội địa Hoa Kỳ, v́ vậy mà Tổng Thống mở lối thoát mới tại Việt Nam, để làm bàn đạp chế ngự cộng sản Trung Hoa trước khi giải quyết vấn đề nguyên tử với Bắc Hàn.
Tóm lại. Bản đồ lộ tŕnh dân chủ hoá Việt Nam do Viện Nghiên Cứu Chính Sách Công Vụ của Hoa Kỳ soạn thảo, và đă hội thảo hồi trung tuần tháng 4/2002. Từ ấy đến nay gần như nó nằm im ở đâu đó, nay có vẻ như nó được mang ra áp dụng từng bước th́ phải? V́ theo những nhà quan sát quốc tế, và ngay cả nguồn tin thân cận từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho rằng, thời gian tới đây sẽ có những biến chuyển mới trong việc tăng cường quan hệ giữa Hoa Kỳ với lănh đạo cộng sản Việt Nam trong lănh vực kinh tế, an ninh, quân sự, và lănh vực chiến lược, mà những điều này đă dự liệu trong bản đồ lộ tŕnh dân chủ hoá Việt Nam./.
Houston, đầu Thu 2003.
-- (Cán_Ngố_Ăn-Dải-Dút@BBP.govt), September 30, 2004.