Dịch vụ điện thư bí mật bắt đầu

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Dịch vụ điện thư bí mật bắt đầu Sunday, October 03, 2004 1:06:46 PM tuyen AMSTERDAM 2-10 (TH) - Một kỹ thuật gửi điện thư riêng qua Internet đang phổ biến và phát triển nhanh ở các nước có chế độ kìm kẹp thông tin như Việt Nam, Trung Cộng, Nga mà chỉ có những người gửi trực tiếp cho nhau là biết mà nhà cầm quyền, cơ quan công an của các chế độ này không thể chen vào được để kiểm soát. Các nhà sáng lập của kỹ thuật này cho hay như vậy hôm Thứ Sáu tuần qua.

Kỹ thuật gửi điện thư này rất mới, chỉ mới xuất hiện được 6 ngày, do nhóm cung cấp dịch vụ Internet có tên miền là Jeftel. com khởi xướng giúp cho các người ở khắp nơi trên thế giới dùng dịch vụ gửi thư này mà không phải đi qua các cổng chuyển thư nội tại của các nhà cung cấp dịch vụ gửi thư địa phương hoặc phải qua một nhà cung cấp dịch vụ thư tín thứ ba nào khác.

Dịch vụ này cũng tương tự như dịch vụ thư tín riêng nhằm chia sẻ thông tin tài liệu có tên là KaZaA.

Theo sự tuyên bố của Jeftel, không một điện thư nào sử dụng dịch vụ này bị chận lại để kiểm soát hay ngăn trở nhờ kỹ thuật đánh thêm dấu hiệu và mật mã mà chỉ người nào được gửi mới đọc được, còn người nào khác muốn “đọc lén” sẽ không đọc được.

CSVN cũng như Trung Cộng khi bắt đầu cung cấp dịch vụ Internet đã lập ngay một hệ thống tường lửa để ngăn chặn các địa chỉ điện thư hoặc trang nhà nào họ coi như “phản động” và đọc trộm điện thư của mọi người vì tất cả đều phải qua các cổng cung cấp dịch vụ độc quyền của quốc doanh. Hai trung tâm “nghe, nhìn” được thiết lập ở Sài Gòn và Hà Nội để dò tìm và bắt giữ những ai dùng mạng lưới thông tin toàn cầu để loan tin hoặc phổ biến các tài liệu không phục vụ nhu cầu thông tin một chiều của chế độ Hà Nội.

Các nhà trí thức, đảng viên CSVN cấp tiến, các lãnh tụ tôn giáo đòi hỏi tự do tôn giáo hay nhân quyền đều dùng Internet để thông tin và cũng đều bị CSVN dùng các bằng chứng “nghe, nhìn” trộm này để đem ra tòa kết tội “gián điệp”.

Lê Chí Quang, Nguyễn Khắc Toàn, BS Nguyễn Ðan Quế, ký giả Nguyễn Vũ Bình, BS Phạm Hồng Sơn, học giả Trần Khuê, sử gia Phạm Quế Dương, LM Nguyễn Văn Lý, HT Thích Huyền Quang, HT Thích Quảng Ðộ, TT Tuệ Sỹ, cụ Lê Quang Liêm v.v. đều bị chế độ Hà Nội lên án vì dùng Internet để thông tin hay phổ biến tài liệu họ gọi là “chống phá chế độ”.

Ngày 18-9-04, tờ Tuổi Trẻ loan tin nhà cầm quyền một số quận ở Sài Gòn “kiến nghị hạn chế mở đại lý Internet công cộng”. Lý do chính được viện dẫn là “các nhà cung cấp dịch vụ đã buông lỏng việc kiểm tra các đại lý” để cho các người truy cập Internet vào được các địa chỉ hay trang nhà cấm kị, từ dâm dục đến “phản động”. Nhằm đối phó và kiểm soát chặt chẽ hơn, nhà cầm quyền CSVN hồi giữa tháng 8 đã ra lệnh cho các hãng cung cấp dịch vụ Internet phải siết chặt hơn nữa sự sử dụng Internet ngay từ gốc thuê bao, chứ không đợi để người ta lên mạng rồi mới lo bắt.

Từ tháng Ba đến nay chế độ Hà Nội liên tiếp đưa ra các lệnh lạt để “tăng cường quản lý thông tin trên mạng Internet” siết chặt kiểm soát sự sử dụng Internet trong nước. Ngày 23-4-2004 nhà cầm quyền trung ương Hà Nội mở một cuộc họp với sự tham dự của “Ban Tư Tưởng Văn Hóa Trung Ương”, Bộ Bưu Chính Viễn Thông, Bộ Văn Hóa Thông Tin, chóp bu các tỉnh thành để đưa ra một kế hoạch qui mô và thống nhất để kiểm soát Internet chặt chẽ hơn nữa trên cả nước.

Ngày 28-5-04, Hiệp Hội Ký Giả Không Biên Giới phổ biến bản phúc trình tố cáo chế độ Hà Nội gia tăng các cuộc đàn áp giới cầm bút ở Việt Nam. Họ nêu ra các trường hợp cụ thể từ quản chế đến tù đày chỉ vì sử dụng quyền tự do thông tin ở Việt Nam.

“Không những các người ở Mỹ, Anh Quốc, Pháp, Tây Ban Nha và Tân Tây Lan rất thích dịch vụ thư tín trực tiếp và riêng tư này trên Internet, dân chúng ở các nước độc tài đảng trị cũng rất chú ý nên chúng tôi ngạc nhiên”. Robert Barr, người cầm đầu nhóm phát triển Jeftel.com nói.

Trong tuần qua, nhiều ngàn người sử dụng email ở Nga, Trung Cộng, Việt Nam, Kazakstan, Saudi Arabia đã ghi danh dùng dịch vụ này.

Theo các thống kê từ trong nước, có khoảng 4 triệu người sử dụng Internet ở Việt Nam trên tổng số dân chúng trên 82 triệu người. Ðây là con số rất nhỏ so với các nước khác vì đại đa số dân chúng đều nghèo khó. Lợi tức trung bình đầu người ở Việt Nam theo các thống kê của LHQ chỉ khoảng $420 đô la một năm. Chính vì vậy mà nhiều người đã phải dùng các quán cà phê Internet để theo dõi tin tức cũng như liên lạc thư tín với những người ở xa. Nhưng cái tường lửa quái ác và con mắt công an CSVN không cho phép người ta tận hưởng các phương tiện thông tin tân tiến nhất ngày một phổ biến và tiến bộ hơn. (T.N.)



-- vietcongkhung (hochomanh@vnn.vn), October 04, 2004

Answers

Response to Dû‹ch vû¥ Ñiû‡n thð bí mú­t bú¯t Ñú§u

Ci Jeftel.com phải trả tiền họ mới cho si ,y l 1 bi khng biết ng hay sai :

Name: John Smith Location: Essex Occupation: Manager Comment: If you check whois of jeftel.com, you see that the company is owned by the same people who own World Wide Tender/WWT Media otherwise known as worldwidetender.com and worldwidesalesoffice.com among others. This company is a known spammer who was listed by agencies such as Spamhaus, Spamcop and SPEWS at various points this year. Their ISP service was also cancelled by Pipex earlier this year for spamming. This company have proven that they will send unsolicited bulk email to any email address they know and so I'm not sure people would let a known spammer handle their email

http://www.zdnet.co.uk/talkback/? PROCESS=show&ID=20028856&AT=39168211-39020375t-10000025c

-- thich du thu (toollovers@comcast.net), October 04, 2004.


Moderation questions? read the FAQ