Việt Nam tụt hạng về tính cạnh tranhgreenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread |
Việt Nam tụt hạng về tính cạnh tranh --------------------------------------------------------------------------------
14 Tháng 10 2004 - Cập nhật 16h24 GMT - Lê Quỳnh - Ban Việt ngữ đài BBC
Năm nước Bắc Âu nằm trong Top 10 danh sách các nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới, trong lúc Việt Nam tụt 17 bậc. Báo cáo thường niên về tính cạnh tranh toàn cầu, do Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum) công bố hôm thứ Tư xếp Phần Lan là nước có kinh tế cạnh tranh nhất thế giới. Báo cáo có tên tiếng Anh là "The Global Competitiveness Report 2004-2005", dựa trên khảo sát ư kiến của 8700 doanh nhân tại 104 quốc gia.
Bảng xếp hạng của World Economic Forum
Xếp hạng chung các nước về tính cạnh tranh 2004 1. Phần Lan 2. Hoa Kỳ 3. Thụy Điển 4. Đài Loan 5. Đan Mạch 6. Na Uy 7. Singapore 8. Thụy Sĩ 9. Nhật Bản 10. Iceland Bốn nước Bắc Âu khác - Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy và Iceland - lần lượt xếp hạng 3, 5, 6 và 10. Bảng xếp hạng có thể gây ngạc nhiên cho nhiều người, tuy năm ngoái Phần Lan cũng đứng nhất trong báo cáo này của World Economic Forum, một tổ chức có quy chế tổ chức phi lợi nhuận đặt trụ sở ở Thụy Sĩ. Hệ thống của các nước Bắc Âu thường 'mang tiếng' là có thuế cao, hệ thống y tế tiêu tốn nhiều tiền khiến doanh nghiệp tư nhân bị ảnh hưởng. Nhưng Caralee McLeish, tác giả một báo cáo gần đây của World Bank 'Doing Business' mà cũng xếp Phần Lan ở hạng cao, nói: "Một huyền thoại xưa cũ là việc bảo vệ xă hội đ̣i hỏi thêm nhiều hạn chế doanh nghiệp và gây hại cho doanh nghiệp. Nhưng chúng tôi thấy rằng bảo vệ xă hội là tốt cho việc kinh doanh, nó giúp doanh nghiệp đỡ gánh nặng chi phí y tế và bảo đảm lực lượng lao động được huấn luyện tốt." Các định chế mạnh, trong sạch với đa số nhân công được công đoàn bảo vệ - đó là những lợi thế được nhắc nhiều ở các nước Bắc Âu. Nhưng một trong các yếu tố thiết yếu cho thành công của doanh nghiệp ở đây lại là vấn đề thuế. Simeon D. Djankov, chuyên gia World Bank, nói triết lư nhà nước Bắc Âu là để doanh nghiệp tự do, đánh thuế các công ty thật thấp để họ giữ tính cạnh tranh và hiệu quả. Sau đó chính phủ đánh thuế cao vào lợi tức cá nhân để trả tiền cho các dịch vụ xă hội. "Nếu bạn bỏ qua tai tiếng của xứ Bắc Âu về thuế nặng, bạn sẽ thấy họ có một hệ thống không bóp méo năng suất, cho người ta động cơ để đầu tư vào việc kinh doanh, cổ phiếu v́ thuế doanh nghiệp quá thấp."
Thứ hạng một số nước châu Á 4. Đài Loan 7. Singapore 9. Nhật Bản 29. Nam Hàn 31. Malaysia 34. Thái Lan 46. Trung Quốc 69. Indonesia 76. Philippines 77. Việt Nam 91. Pakistan T́nh h́nh Việt Nam và châu Á World Economic Forum sử dụng chỉ số về 'cạnh tranh tăng trưởng' (Growth Competitiveness Index) để xếp hạng các nước. Tính theo chỉ số này, nếu báo cáo năm 2003 của World Economic Forum xếp Việt Nam thứ hạng 60, báo cáo năm nay lại đặt Việt Nam ở hạng thấp hơn, 77. Một đoạn trong báo cáo viết: "Những nước có sự tụt hạng lớn nhất trong năm 2004 như Bolivia, Cộng ḥa Dominic, Pakistan, Peru, Philippines, Ba Lan, Việt Nam là các nước chứng kiến sự suy giảm quan trọng trong một hay nhiều lĩnh vực mà chỉ số xác định." "Những ví dụ dễ thấy về tham nhũng, sự tấn công vào tự do báo chí và các tự do dân sự khác khiến vốn chạy ra ngoài và làm chai cứng tinh thần cộng đồng kinh doanh, sự bất ổn chính trị gắn với giao tranh trong nước mà trong vài trường hợp đưa tới bất ổn xă hội, sự suy yếu của luật pháp, ở mức độ này khác, đă đóng vai tṛ quan trọng trong một số trường hợp kể trên. Chỉ số về 'cạnh tranh tăng trưởng' (Growth Competitiveness Index) bao gồm ba cột trụ: chất lượng môi trường kinh tế vĩ mô, t́nh trạng của các định chế quốc gia, và sự sẵn sàng tiếp cận công nghệ cao của đất nước. Báo cáo ghi nhận tại châu Á năm nay, có hai nước tụt hạng mạnh là Nam Hàn (từ 18 xuống 29) và Việt Nam. "Sự tụt hạng của Việt Nam liên quan sự sụt giảm quan trọng trong cả ba lĩnh vực của chỉ số, đặc biệt là về các định chế và công nghệ." Trung Quốc, từ hạng 44 năm ngoái, nay tụt c̣n 46. Khoảng 1000 doanh gia được hỏi nói cơ sở hạ tầng thiếu và việc khó tiếp cận nguồn tài chính là những vấn đề lớn trong việc làm ăn ở Trung Quốc. Báo cáo của WEF cho rằng mặc dù môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, nhưng các yếu kém về định chế của Trung Quốc có thể thấy ở các lĩnh vực như ngân hàng, t́nh trạng quản lư nhà nước chặt chẽ và tŕ trệ, cùng những chuẩn mực kế toán yếu. Đài Loan, xếp thứ tư, được ca ngợi là đi đầu trong lĩnh vực công nghệ (chỉ số công nghệ của Đài Loan đứng thứ hai, chỉ kém Mỹ). C̣n Singapore, xếp thứ bảy trong bảng xếp hạng chung, nhận điểm cao nhất cho môi trường kinh tế ổn định. Với Anh quốc, nước này tăng bốn hạng, năm nay đứng thứ 11. Anh đạt điểm cao trong quản lư kinh tế vĩ mô và môi trường kinh doanh tốt, nhưng báo cáo bày tỏ quan ngại về cơ sở hạ tầng yếu của nước này.
TRANG NGOÀI BBC
-- (ChoNhayBànDọc@dllnet.com), October 15, 2004