Chiều hướng đối ngoại mới của HOA KỲ

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Chiều hướng đối ngoại mới của HOA KỲ

Nguyễn Gia Tiến

Chuyển hướng quan trọng sau vụ 911 và chiến thắng Iraq.

Vụ khủng bố 11 Tháng 9. 2001 đă làm thay đổi sâu xa chiều hướng đối ngoại của Hoa Kỳ. Thực vậy, kể từ nay, có lẽ Hoa Kỳ sẽ áp dụng một đường lối táo bạo, cứng rắn, khác hẳn với mấy thập niên vừa qua.

Đây không phải là sự mới lạ, mà chính phủ Bush chỉ nối lại với truyền thống đă có từ thời T.T. Mỹ Truman, ngay sau Thế Chiến II, khi Hoa Kỳ là siêu cường duy nhất, có vũ khí nguyên tử. Để tránh cho thảm kịch chiến tranh khỏi tái diễn, các chiến lược gia lúc đó đă phác họa một trật tự thế giới mới trong đó sức mạnh của Hoa Kỳ sẽ đóng vai chủ chốt để duy tŕ ḥa b́nh khắp nơi. Chính sách này quan niệm bất cứ thể chế độc tài toàn trị nào cũng sẽ là mầm mống cho sự bất ổn cho toàn thế giới, dẫn đến chiến tranh, và từ đó đe dọa trực tiếp nền an ninh của Hoa Kỳ. Do đó, ngăn chặn và triệt hạ sự độc tài toàn trị, không phải là một chủ thuyết luân lư viển vông, mà chính là thiết yếu cho bản thân Hoa Kỳ. Như vậy, sách lược toàn cầu "cứng rắn" này đă được hoạch định ngay từ trước khi Liên Sô trở thành mối đe dọa đối với Hoa Kỳ.

Khi Liên Sô chế tạo được bom nguyên tử, Hoa Kỳ mất vị thế độc tôn. Sự ổn định thế giới chỉ c̣n dựa vào thế cân bằng gây ra bởi mối đe dọa nguyên tử song phương.

Suốt mấy thập niên trong Chiến tranh Lạnh, ngoại trừ giai đoạn ngắn dưới thời T.T. Reagan, cả hai Đảng Dân Chủ và Cộng Ḥa đều áp dụng một chánh sách đối ngoại khiêm nhượng, tự chế, mà chủ yếu chỉ thụ động nhằm "be bờ" (containment) khối CS Liên Sô và Trung Cộng. Thậm chí có lúc c̣n thi hành chủ thuyết "thực dụng" (realpolitik), mong dễ dàng đạt nhu cầu thực tiễn trước mắt, hoặc t́m cách sống chung ḥa b́nh với các thể chế độc tài toàn trị qua chính sách "ḥa dịu" (détente) của Kissinger.

Cao điểm của đường lối ngoại giao "thụ động" này là vào thập niên 70, khi mà lập trường chủ bại thiên tả của phe Dân Chủ trong Quốc Hội Mỹ đă hội tụ, kết hợp với chủ thuyét thực dụng hẹp ḥi realpolitik của phe Cộng Ḥa do Kissinger đề xướng. Tất cả cho thấy đă dẫn đến kết quả thảm hại là cuộc tháo chạy nhục nhă của Hoa Kỳ ra khỏi Đông Dương, sự lấn tới khắp nơi của khối Cộng Sản, sự thảm bại của Mỹ tại Iran.

Sau "vụ Việt Nam" và cả cho đến ngày nay, đa số các chính khách Hoa Kỳ vẫn tụng niệm "bài học Vietnam" để biện minh cho ư đồ muốn "rút dù", co cụm, của họ trên khắp Thế giới, không cần biết tới những phân tách sáng suốt, hợp lư, cho rằng chính sự nhu nhược, ngây thơ chủ bại đối với khối Cộng Sản, đă đem lại thảm họa Việt Nam.

Khi Liên Sô xụp đổ, Hoa Kỳ trở lại địa vị độc tôn như sau Thế Chiến II. Tuy nhiên các chính phủ Mỹ vẫn tiếp tục chính sách dè dặt, không can thiệp. Để làm dảm mối đe dọa do các thể chế độc tài c̣n lại như Trung Cộng, Hoa Kỳ đă áp dụng chủ trương "giao kết" (engagement) như dưới thời Clinton. Kết quả cho thấy đă ngược lại những điều mong muốn, và Trung Cộng mỗi ngày càng trở thành mối đe dọa lớn hơn cho Hoa Kỳ.

Các đường lối "tự chế" này bắt nguồn từ chủ thuyết cho rằng ngoại trừ khi nào quyền lợi trực tiếp bị đe dọa, Hoa Kỳ không nên, và không có khả năng xía vào mọi chuyện rắc rối khác trên thế giới. Lập trường này, cho tới chính phủ Bush I, c̣n được thể hiện qua việc Saddam chỉ bị đánh bật ra khỏi Kuwait mà không bị Mỹ hạ bệ, v́ cho rằng Saddam không trực tiếp đe dọa Hoa Kỳ.

Ngày nay, c̣n tiếp tục tiêu biểu cho chính sách "rụt rè, cẩn thận" này, không ai khác hơn là Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell. Vừa qua, Powell lại thất bại trong việc lôi kéo Liên Hiệp Quôc vào chiến dịch Iraq. Powell cũng là người thường chống lại mọi sự can thiệp quân sự của Mỹ, kể từ cuộc chiến vùng Vịnh, qua Kosovo, tới Iraq, khiến ngoại trưởng M. Albreight thời đó bực ḿnh đă phải thốt lên : "Có quân đội hùng mạnh th́ cũng có lúc phải mang ra xài chứ?" Quả thực nếu áp dụng "chủ thuyết Powell" th́ quân đội Mỹ sẽ luôn luôn ... "nằm nhà", không can thiệp bất cứ nơi nào trên thế giới ! Và ngay trong những tháng đầu của Chính phủ Bush II, khi chưa xảy ra vụ 911, ông Bush "con" vẫn c̣n nghĩ rằng không cần can thiệp ra nước ngoài nhiều, và có thể sống co cụm trong nước Mỹ mà ông cai trị như một PDG điều hành một xí nghiệp ! Ông chỉ coi tổng quát và giao toàn quyền cho các thuộc cấp CEO quản lư các ngành liên hệ!

Nhưng phút chốc, tất cả đă thay đổi ! Thế giới sững sờ nh́n hai ṭa tháp New York xụp đổ long trời lở đất ! Kể từ biến cố 11 Tháng 9. 2001, Hoa Kỳ đă trực diện với một kẻ thù mới, vô h́nh, linh động, hiện diện khắp nơi : đó là những nhóm khủng bố quá khích Hồi giáo, có khả năng xử dụng vũ khí tàn sát tập thể, được hỗ trợ bởi các chế độ độc tài trong khối Ả Rập, hoặc những nước mệnh danh là các "quốc gia côn đồ" (états voyous) như Iran, Iraq, Bắc Hàn ... Phút chốc, bài học thời T.T. Truman được nhớ lại. Một số chiến lược gia Mỹ chủ trương phải xét lại toàn bộ khái niệm về an ninh của Hoa Kỳ. Đó là nhóm "diều hâu" trong chính phủ Bush , điển h́nh là Rumsfeld, Wolfowitz, và các cố vấn hàng đầu đứng sau họ như William Kristol, Robert Kagan ...

Nhóm này từ lâu vẫn không chấp nhận tinh thần chủ bại của các chính trị gia thuộc thế hệ "hậu Việt Nam", và muốn nối lại truyền thống Truman-Reagan. Họ c̣n đi xa hơn nữa, và chủ trương với sức mạnh vô song hiện nay, Hoa Kỳ phải tận dụng và đánh phủ đầu ngay các thế lực thù địch, trước khi chúng trở thành mối đe dọa. Bài học rút ra là khi Liên Sô có bom nguyên tử th́ Hoa Kỳ đă phải bó tay. Lần này, theo họ, cùng với việc triệt hạ nhóm Al-Qaida tại Afghanistan, phải bắt đầu ngay một tiến tŕnh "dân chủ hóa" toàn vùng Trung Đông, khởi sự bằng chiến dịch Iraq. Tiến tŕnh này có lẽ nhằm giải quyết tận gốc rễ mối đe dọa khủng bố Hồi giáo, nhiều hơn là để bảo toàn nguồn cung cấp dàu hỏa cho Phương Tây. Thực vậy, nhóm chiến lược gia này quan niệm rằng các thể chế độc tài Trung Đông, cộng với nguồn tài chánh vô tận do dàu hỏa, sẽ là những mối đe dọa lâu dài đối với Hoa Kỳ. Nhưng tiếng nói của họ chưa có nhiều trọng lượng. Phải đợi đến chiến thắng chớp nhoáng, dễ dàng, vừa qua tại Iraq. Nhóm "diều hâu" chứng tỏ đă có lư. Họ sẽ "thừa thắng xông lên". Một chánh sách đối ngoại hoàn toàn cứng rắn, táo bạo, sẽ được thi hành.



-- (Việt_Nhân@Filsons.com), November 06, 2004

Answers

Phần II :

Phổ biến Dân Chủ : một "thiên chức" (messianisme) của Hoa Kỳ !

Một lư thuyết có vẻ hợp lư thường được nêu lên là, giữa các nước theo chế độ Dân chủ, sự xung đột trầm trọng không xảy ra. Các nước này tất yếu phải sống chung ḥa b́nh, và do đó, loại bỏ được mọi mầm mống của chiến tranh. Đây chắc là viễn ảnh lư tưởng mà Nhân loại vẫn mong ước.

Căn cứ vào nhận định trên, nhưng diễn tả một cách "chủ quan" hơn, William Kristol phác họa chủ trương mới của Hoa Kỳ. Rất rơ ràng, giản dị, và khá ..."trắng trợn" ! Có thể tóm tắt vài điểm nổi bật như sau :

1) Thể chế Dân Chủ Tự Do (Démocratie libérale) của Mỹ và các "giá trị" mà Hoa Kỳ tôn trọng, như kinh tế thị trựng, tự do, nhân quyền ..., cũng là những giá trị cần thiết cho các nước khác. Cũng "tất yếu phải tốt đẹp" cho phần c̣n lại của thế giới !

Hoa Kỳ tin rằng có thể kết hợp "Lư tưởng" và "Thực dụng", để thực hiện trong cùng một sứ mạng, sự phục vụ "lư tưởng" nhân loại, và đạt mục tiêu "thực dụng" là an ninh, quyền lợi, của Hoa Kỳ. Táo bạo hơn nữa, là họ chủ trương rằng sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ hiện nay cần được đem xử dụng để đạt các mục tiêu này !

Họ quan niệm rằng sức mạnh quân sự Mỹ sẽ tiếp tục vô địch, như "chưa hề có kể từ thời Đế quốc La Mă" (sic). Quân lực Mỹ c̣n cần phải tăng cường để áp đặt khắp thế giới các "giá trị Mỹ" trong nhiệm vụ mà Hoa Kỳ tự cho như một "thiên chức" (messianisme) để phổ biến Dân chủ và đem lại trật tự, ḥa b́nh trên thế giới .

2) Xóa bỏ, thay đổi, các thể chế độc tài (regime change) trên thế giới, và không thỏa hiệp sống chung. Điều này sẽ được thực hiện bằng quân sự. Không như dưới thời Clinton cho rằng sự phát triển kinh tế có thể chuyển hóa dần dần các thể chế độc tài , chủ trương mới của Hoa Kỳ khẳng định là không chờ đợi, không thỏa hiệp sống chung ḥa b́nh, mà dứt khoát hành động bằng quân sự để "dẹp bỏ chế độ", v́ họ hiểu rằng bản chất các nhóm độc tài không khi nào biến thể, và đều là những đe dọa trong tương lai cho Hoa Kỳ. V́ vậy có lần chính phủ Bush đă tuyên bố thẳng thừng rằng Trung Cộng là "đối thủ chiến lược" (adversaire stratégique) của Hoa Kỳ, chứ không thể là "người đồng hành chiến lược" (partenaire stratégique) như lập trường của Clinton .

3) Quan trọng hơn cả, và cũng là điều làm nhiều chính trị gia "thận trọng" phải "lắc đầu", đó là chủ trương sự "khống chế, giữ thế thượng phong" (pre-eminence) của Mỹ đối với thế giới. Hoa Kỳ quan niệm không thể chấp nhận để một lực lượng quân sự của quốc gia nào khác phát triển, tiến lên ngang hàng, làm đối trọng với Hoa Kỳ, và lập luận rằng đó không phải là v́ quyền lợi ích kỷ của Mỹ, mà chính là ...v́ "phúc lợi" của Thế giới (!), hầu giữ trật tự chung và an toàn khắp nơi. Để thực hiện mục tiêu này, Mỹ sẽ dùng quyền "đánh phủ đầu" (pre-emptive attack) ngay từ mầm mống, các lực lượng nào tỏ ra có khả năng đe dọa Hoa Kỳ trong tương lai . Về điểm này, Rumsfeld cho rằng làm như vậy sẽ ... "đỡ tốn tiền" hơn nhiều ( !), thay v́ chờ đến khi Hoa Kỳ thực sự bị đe dọa. Thí dụ được nêu ra là vụ Israel ném bom nhà máy nguyên tử Osirak của Iraq năm 1981.

Tóm lại, trên đây là vài nét chính trong đưởng lối đối ngoại mới của Mỹ, được phác họa bởi nhóm lư thuyết gia mệnh danh là "Tân Bảo thủ" Hoa kỳ (néo-conservateurs). Có người nói huỵch toẹt rằng đó là "Chủ nghĩa Tân Đế quốc" (néo-impérialisme), có lẽ cũng không sai!

Kết luận.

"Ngang ngạnh vả trịch thượng !", đó là một số những chỉ trích tại Âu châu đối với chủ thuyết của nhóm "diều hâu" Hoa Kỳ. Có nhận xét c̣n so sánh thái độ này với kinh nghiệm bành trướng của Nă Phá Luân qua việc đem "văn hóa phổ biến bằng mũi gươm", nhắc nhở rằng mọi đế quốc đều suy tàn, và c̣n mỉa mai thêm là "chỉ cần 17 năm sau chiến thắng Ai Cập của Nă Phá Luân là dẫn đến cuộc thảm bại Waterloo!" Lại có phê b́nh cho rằng chủ trương này cũng chẳng mới lạ, và chỉ là lịch sử tái diễn. Trong Thế kỷ 18, các nước Tây phương cũng đă từng mang những "lư do tốt đẹp" khi đi khai phá thuộc địa !

Những lập luận trên đây có vẻ không đứng vững, bởi lẽ các đế quốc xưa không hề bị đe dọa đến bản thân như trường hợp Hoa Kỳ ngày nay.

Nhận xét khách quan về bối cảnh thế giới hiện tại cho thấy, mặc dầu khá ngang ngạnh, kế hoạch của nhóm "tân bảo thủ" Hoa kỳ tỏ ra không thiếu cơ sở, khá thực tiễn, và có cơ thành tựu. Thực vậy, thử hỏi có chủ thuyết nào hiện nay đủ khả năng đem lại mô h́nh ổn định hơn cho thế giới ? Lập trường về một thế giới đa cực (multipolaire) như Pháp khởi xướng có lẽ chỉ là một ảo tưởng. Và tham vọng đối kháng với Hoa Kỳ hiện nay của những lực lượng không mấy "tốt đẹp" như Pháp, Nga, Trung Cộng, hoặc khối Hồi giáo quá khích, chắc chắc chẳng thể tạo ra được những mô h́nh đáng chấp nhận.

Sau nữa, phải chăng viễn ảnh tương lai của Nhân loại, trong điều kiện thuân lợi nhất, sẽ là sự thiết lập khắp nơi nền Dân Chủ, theo như giả thuyết nổi tiếng của Fukuyama, cho rằng nền Dân Chủ Tự Do sẽ là "chặng đường cuối cùng của Lịch sử loài người !" (Fukuyama : The End of History and The Last Man)

Trong khi chờ đợi, và riêng cho hoàn cảnh của nước Việt Nam hiện tại, người dân Việt Nam chỉ có lợi, nếu thực sự chủ trương mới này của Hoa Kỳ là không thỏa hiệp, không sống chung, (như dưới thời Clinton), mà nhằm dứt khoát xoá bỏ những thể chế toàn trị man rợ c̣n lại trên trái đất, như Bắc Kinh, Hà Nội ...

Thụy Sĩ, Tháng 6, 2003



-- (Việt_Nhân@Filsons.com), November 06, 2004.


Cam on Anh Viet Nhan da dua 1 bai viet--- mot bai rat sang sua, ro rang. Duong loi va chinh luoc nay cua Hoa Ky la HOAN TOAN RAT SANG SUOT. Bon CS khong bao gio va khong bao gio nhuong buoc cho dan chu, tu do. CHUNG NHU BENH DICH HACH. Loai bo chi bang bien phap rat cung ran dong thoi giao duc giac ngo nguoi dan, tung nguoi mot hieu ro MUC DICH CUA DAN TOC LA GIU NUOC, VA GIA TANG SUC MANH CUA NOI VIET. Muon lam nhu vay phai hop tac voi My, cung voi My dau tranh cho Tu Do Dan Chu toan cau. Con duong hien nay: nguoc lai voi quy luat Tu nhien: Tu do Dao Duc, de hau lam cho the gioi giai quyet duoc nhung van de thien tai, sinh thai, b)nguoc lai voi Nhan ban, nhan loai tinh: nhan dao, nhan tinh: su binh yen, su phat trien nen kinh te, kha nang bao ton gia dinh, noi giong, va hieu nang giup phat trien cong dong, loai nguoi... (Ma chu nghia cong san la DIEN HINH CUA MOT CAI NHA TU GONG CUM TU TUONG, NGAN CAM MOI HANH DONG HUU HIEU de bao ton cai quyen loi cua NGU DOT DOC TAI KHONG CHE MOI TIEM NANG) c)Nguoc lai voi Nhu cau Phat Trien cua DAN TOC, nham lam cac nen van hoa truyen thong, lam goc cho nen van hoa sap toi, duoc phat huy de bao toan Dan Toc: Doc Lap that su, va Phat Trien Lanh tho Viet Hai hoa ve moi mat, Phat huy duoc tinh hoa cua dan toc, Giu gin duoc tron ven giang son va Hoan thanh nghia vu giu gin GIA BAO DAT VIET ma ai ai cung da duoc biet: ca mot nen triet ly kinh dich, nhuan nhuyen tham vao tung chi tiet cua mot loi song, mot cot cach, da de lai muon van dau tich tren dai dat VN.

CHE DO CONG SAN PHAN DONG 100% dua tren ca ba tieu chi: Troi, Dat/dan toc, va NGUOI ke tren.

Do la dieu toan dan VN PHAI GIAC NGO.

MY LA SAVOR cua LOAI NGUOI. Ho theo dung cac DAI BIEN CHUNG nen tai sao Chu thuyet Dan chu hoa Toan Cau, Khong thoa hiep voi nhung the luc phan nghich tu nhien nhan loai va se TOAN THANG.

-- (aaa11111@yahoo.com), November 06, 2004.


Moderation questions? read the FAQ