Digital Camera

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Digital Camera



GS Huỳnh Chiếu Đẳng

Kính thưa quí vị, cách đây khoảng mươi năm, tôi có viết bài “Chân Dung cái PC” trong đó có nói là quí vị không thể nào “tránh mặt“được cái PC (personal computer). Đến nay quí vị thấy gần như gia đình nào tại Mỹ nầy ít ra cũng có một cái computer. Trong cuộc sống hàng ngày đi bất cứ đâu quí vị cũng gặp nó. Giờ đây tôi xin giới thiệu với quí vị một sản phẩm điện tử mới, mà tôi tin là trong vài năm tới đây nó cũng sẽ phổ thông như là TV hay máy computer vậy. Thưa quí vị đó là cái digital camera. Cũng như loạt bài trước tôi không đi nhiều vào phần chuyên môn. Quí vị không thích “máy móc” cũng xin cứ đọc cho vui. Quí bà quí cô cũng chớ ngại, digital camera là loại máy theo tôi nghĩ rất thích hợp cho quí bà. Về mặt thẩm mỹ và nghệ thuật quí bà trội hơn nam giới. Các bạn đàn ông con trai chớ trách tôi, sự thật vẫn là sự thật. Xưa nay quí vị vị nữ lưu ít dùng máy ảnh vì nó quá “máy móc” khó sử dụng, do đó máy ảnh hình như là dành cho nam giới. Quí vị là những người nhiều tình cảm, hay trân trọng những hình ảnh những kỷ niệm xa xưa hơn nam giới, digital camera rõ ràng là dành cho quí vị, đó là một trong những sản phẩm điện tử có khả năng “bắt thời gian dừng cánh”.

Cũng như các bài trước bài Digital camera chỉ nhằm vào mục đích giải trí và giới thiệu với quí vị một kỹ thuật mới và có khi giúp quí vị quá bận rộn một vài ý kiến để lựa chọn cho mình, cho gia đình một máy ảnh thích hợp. Cũng như loạt bài trước tôi xin để nguyên không dịch một số từ ngữ chuyên môn từ tiếng Mỹ ra tiếng Việt, một số từ ngữ chuyên môn về nhiếp ảnh và computer cũng chỉ được giải thích sơ qua. Xin quí vị bỏ qua những sai lầm và thiếu sót. Bài nầy được tặng riêng cho Nguyễn Văn Phượng, Houston TX với ngàn lời cám ơn. Sau cùng rất mong có sự trao đổi ý kiến cùng quí vị. Nếu quí vị thấy thích loạt bài tương tợ xin e-mail đến huy017@juno.com (huy không một bảy at juno.com).

Xin qúi bạn nhà nghề tha lỗi, tôi không dùng chữ nghĩa nhà trường để trình bày mà dùng ngôn bình thường hàng ngày cho bà con dể hiểu. Tôi nghĩ tới đâu viết tới đó, có khi luợm

Ngày xưa, chừng hơn một trăm năm trước, ông bà chúng ta không có cái may mắn lưu lại hình ảnh cho con cháu. Ngay cả vua chúa cũng vậy, tên tuổi vẫn còn đó nhưng hình ảnh và giọng nói thì đã theo thời gian mà bay mất. May ra có vài vị vua quan được các họa sĩ thời danh vẽ cho một vài bức tranh mà ngày nay nếu còn lưu lại thì quí giá hơn cả vàng bạc. Cách nay khoảng trăm năm trở lại, nhờ có máy chụp hình nên nhiều gia đình may mắn còn giữ được vài tấm ảnh của ông bà mình. Những tấm ảnh nầy rồi đây cũng theo thời gian mà phai nhạt hay mất đi vĩnh viễn.

Chúng ta có cái may mắn hơn vì với kỹ thuật điện tử người ta có nhiều phương tiện để bắt “thời gian dừng cánh”. Một trong những phương tiện đó là cái digital camera. Tôi tin rằng có nhiều vị chưa hề nghe cái tên nầy. Digital camera là máy chụp hình điện tử, trong nước gọi là “máy chụp hình số”. Máy video quay hình thì đa số quí vị đều biết, đám cưới đám tiệc nào không có, ngay cả hát karaoke cũng được “quay phim” nữa mà. Hiện nay hầu hết các máy quay phim đều ghi hình chuyển động vào băng từ tính gọi chung một tên là video tape, trừ một vài máy đặc biệt ghi hình vào CD-recordable hay optical disk. Và tuổi thọ của video tape cũng chừng 20 năm trở lại tùy điều kiện lưu trữ. Digital camera không phải là loại nầy, tức là không phải loại mang tên digital video camera.

Máy digital camera chỉ được phổ thông chừng vài ba năm nay thôi, nhất là trong năm nay có thể nói là bùng nổ (2002), đọc hết bài quí vị sẽ thấy lý do. Về hình dạng thì digital camera cũng giống như cái máy hình chụp bằng film (tạm gọi là máy hình cổ điển), chỉ khác là digital camera không dùng film. Khi chụp thì ảnh được đổi ra dạng digital, ảnh là một file cũng như file bài vở hay program của computer và được ghi vào digital media. Digital media gọi chung, có thể là floppy disk, hard disk, CD-Rom, DVD-Rom, Zip disk, solid state memory (flash memory), magnetic tape v. v.. nghĩa là tất cả mọi loại memory media dùng trong computer. Trong hiện tại hầu hết máy digital camera đều dùng solid state memory, trừ một vài máy Sony dùng CD-recordable hay floppy disk (loại 1.44MB) và một máy của hãng Panasonic ghi hình trên Super disk (giống như floppy disk 1.44MB, nhưng chứa tới 120MB). Vì ảnh là một computer file nên có thể truyền đi xa bằng sóng điện từ (radio) hay qua modem như tất cả các computer file khác. Do vậy các ký giả săn tin ngày nay đa số dùng digital camera để lấy ảnh, sau đó chuyển ngay hình ảnh, bài vở và tiếng nói về tòa soạn qua Internet. Các hình Hỏa tinh, hình Mặt trăng cũng được phi thuyền thám hiểm gởi về mặt đất qua sóng vô tuyến. Máy chụp hình thông thường thì quí vị biết rồi, hình ảnh được ghi vào film, sau đó đưa phim cho tiệm (photo lab) tráng và in ra ảnh. Nhanh lắm thì cũng cả tiếng đồng hồ sau quí vị mới thấy được kết quả. Còn với digital camera quí vị nhìn thấy ngay hình vừa thu được nhờ cái monitor nhỏ nằm trên mặt sau của máy ảnh, nếu thấy ảnh bị khuyết điểm quí vị xóa nó đi và chụp lại tấm khác ngay lúc đó, và nếu quí vị có computer hay máy printer bên cạnh thì tấm hình cũng được in ra giấy trong vài ba phút.

Đa số các máy digital camera đều có một cái màn hình màu nhỏ gọi tắc là LCD (liquid cristal display) có độ lớn từ 1,5 tới 2 inches, còn gọi là low temperature polysilicon, TFT color display. Cái LCD nầy giúp quí vị lấy khung và xem trước tấm ảnh trước khi chụp. Cái LCD màu cũng được dùng để xem lại tấm ảnh vừa chụp. Khi lựa mua máy quí vị cũng nên để ý coi resolution của LCD có mịn không, loại rẻ tiền thường nhìn thấy hột lỗ chỗ. Ngoài ra digital camera cũng có luôn cái optical viewfinder để lấy khung như các máy hình cổ điển hay electronic viewfinder một số máy digital camera thiếu option nầy.

Trước khi tiếp tục thì có chuyện nầy kỳ lắm để tôi kể quí vị nghe. Vốn là quí vị được “thằng bạn thân” ân cần đưa cho mấy cuộn phim nói “tôi biết anh chụp hình nổi tiếng xưa nay, tuần sau thằng con tôi làm lễ ra trường, anh giúp tôi chụp cho cháu một số hình”... Cả tháng nay cái máy hình cưng của quí vị đâu có dịp “làm việc”, tay chưn quí vị cũng ngứa ngáy. Đây là dịp may vừa giúp cho bạn mà cũng vừa có dịp “khoe nghề” với bà con chơi. Mấy ngày nay quí vị mang máy ra chùi chùi thử thử chờ tới ngày trọng đại... Sắp tới phiên thằng nhỏ lên lãnh bằng rồi đây, phải ráp cái ống kính têlê (kính chụp xa) nầy vào, chụp cho nó vài tấm để đời chơi. Quí vị trịnh trọng, cẩn thận sắp xếp chuẩn bị máy ảnh đâu vào đó. Khi thằng nhỏ bước lên sân khấu bắt tay ông Khoa Trưởng thì dưới nầy quí vị bấm cho nó liên tiếp mấy tấm. Chụp vài tấm cho chắc ăn, lỡ tấm ảnh nầy xấu còn tấm ảnh khác. Lo xa vậy thôi nhưng máy hình nhà nghề chụp ảnh có bao giờ hư đâu. Buổi lễ tốt nghiệp vừa kết thúc, quí vị vội vã lái xe tới tiệm “1 hour” quen thuộc đưa rửa chờ lấy. Nhưng than ôi, hình chụp ngoài lề buổi lễ thì tấm nào coi cũng khá hết, trừ cuốn phim quan trọng chụp lúc lên sân khấu lãnh bằng thì trắng bóc, chẳng có tấm hình nào. Có gì lạ đâu, quí vị ráp phim vô máy không ăn, phim đâu có lên mà có ảnh. May mà bà xã “thằng bạn” có mang theo cái máy rẻ rề bấm bậy chơi mà lại được tấm ảnh khá đẹp. Đó là chuyện hay xảy ra trong những lần cần chụp những tấm hình quan trọng mà tôi tin những vị “ham” chụp hình ít ra cũng gặp một lần trong đời mình. Nếu dùng digital camera thì quí vị sẽ không bao giờ gặp trường hợp trớ trêu nầy. Quí vị kiểm được ngay tấm ảnh vừa chụp có đẹp không. Về nghệ thuật nhiếp ảnh người dùng digital camera tiến bộ nhanh hơn người dùng máy ảnh cổ điển. Với máy chụp phim quí vị không thấy được tấm hình ngay lúc đó, sau khi rửa ra thì quí vị lại quên mất chi tiết vào lúc bấm tấm ảnh như là ánh sáng, vận tốc chụp, độ lớn của ống kính ... do đó không học được kinh nghiệm nhiều. Thứ nữa là khi chụp ảnh bằng film người ta hay e dè khi bấm máy vì sợ “hao phim”, với digital camera thì tha hồ mà chụp, xấu thì xóa đi chụp lại. Digital media dùng ghi ảnh đều có thể xóa và chụp lại cả trăm ngàn lần. Quí vị chụp một lô ảnh đầy hết memory rồi, gắn máy ảnh vào computer (hay laptop, hay một portable storage device) copy hết ảnh vào computer, xong xóa ảnh trong memory đi để chụp một lô ảnh mới. Hoặc có thể mang theo vài chip memory khi cái nầy đầy thì bỏ cái khác vô, y như thay film mà lại nhanh và dễ hơn nhiều.

Sau khi chụp được một số hình, người ta có thể nối cái digital camera vào TV, hay vào big screen TV để cho ảnh vừa chụp hiện trên TV theo lối slide show, tiện tay bấm nút cho cái VCR ghi vào băng luôn để đưa biếu bạn bè. Cái hay của digital camera và digital darkroom là một khi quí vị đã bỏ các ảnh vào computer, quí vị có thể gởi nó đi cho các thân hữu ở khắp thế giới, ảnh tới ngay trong vài phút. Còn như quí vị có một home page trên Internet thì tuyệt vời, bỏ ảnh vào đó để bạn bè ở khắp năm châu vô xem, muốn copy hay in ra giấy cũng được. Nếu có sẵn cái computer hay printer màu thì quí vị sẽ in được tấm ảnh trong vài phút sau khi chụp. Trung bình mỗi tấm ảnh chuyền vào máy mất chừng nửa giây đồng hồ, và in ra mất chừng 1 tới 2 phút, in cỡ 4“x6”. Quí vị có thể in ra ảnh lớn nhỏ tùy ý, không có từ phóng ảnh trong digital darkroom. Với máy digital camera tốt nhất hiện giờ có thể in được cỡ ảnh lớn hơn tấm lịch 24''x 30'' vẫn chưa thấy hột. Nếu như quí vị không có máy in thì cứ gởi các tấm ảnh (qua Internet) cho những site chuyên in hình, vài ngày sau bưu điện giao cho quí vị tập ảnh rất ưng ý, vì các ảnh xấu quí vị xóa mất rồi đâu có gởi in. Muốn có ảnh gấp mà không có computer và printer tại nhà thì sao, cứ vào một tiệm chuyên môn như Office Max, Kmark, Wal-Mart, Ritz photo, đưa in trong 1 phút là có ảnh (Costco in một ảnh digital 4x6 giá 15 xu) . Đem tấm film lại tiệm để phóng đại có khi phải chờ cả tuần còn ảnh digital chỉ mất chừng vài phút. Hiện nay đã bắt đầu có những kios để người ta mang digital media đến để tự tay sửa và in lấy hình mà không cần tới cái computer tại nhà nửa, Kmark, Wal-Mart có kios nầy.

Tới đây quí vị thấy kỹ thuật chụp ảnh digital khá hay phải không, nhưng đó chỉ là một phần nhỏ ưu điểm của digital camera và digital photography thôi. Khi tấm ảnh đã nằm trong computer rồi thì tha hồ cho quí vị thêm thắt sửa đổi. Ảnh mờ, dùng software làm rõ nét hơn (sharpen), màu không tươi, dùng software chỉnh màu. Sửa ảnh thiếu contrast, sửa ảnh quá nhạt chỉ mất một giây đồng hồ, nhanh hơn hẳn khi rửa ảnh trong phòng tối. Cắt bỏ phần dư thừa chi tiết đi (crop) còn nhanh hơn nữa. Cắt đầu ông nầy ghép vào thân bà kia cũng được.... Riêng mấy cô mặt mày dính bụi hay có chút nét nhăn thì digital darkroom xóa nó đi chưa tới một giây đồng hồ, đây là niềm mơ ước của bác sĩ giải phẫu. Quí vị đừng trách tạo hóa bất công đã ban cho các tài tử ciné, ca nhạc một làn da quá mượt mà, thật ra là do digital darkroom ban cho họ đó. Bảo đảm với quí vị là các ảnh tài tử trên lịch bao giờ cũng được mài da cho láng cho hồng bằng digital darkroom, nhìn vậy chớ không đúng vậy đâu.

Quí vị muốn có được tấm ảnh đứng bắt tay với Tổng Thống tại phòng tiếp tân tòa Bạch ốc để gởi về Việt Nam hù bà con chơi. Chuyện dễ dàng, quí vị chỉ cần tìm tấm ảnh in trên báo một vị nguyên thủ nào đó đang bắt tay ngài Tổng thống Bush, “bắt” vị nầy ra khỏi hình, bỏ hình quí vị vào thay là xong ngay. Tất cả mọi thứ mà lúc xưa phải dùng phòng tối để điều chỉnh nhiêu khê mà kết quả rất may rủi, thì nay computer làm rất nhanh và chắc ăn. Kết quả “hình retouche” được thấy trước trên monitor mà, đâu có cần chui vào phòng tối kín như bưng rất ngột ngạt. Với digital darkroom người ta có thể thay màu áo, kiểu áo, kiểu tóc, giày dép, có thể làm mập thành ốm, cao thành thấp, đen thành trắng. Cô dâu chú rể làm đám cưới tại Mỹ chớ đâu, thế mà trong nhà cập vợ chồng trẻ treo đầy hình cưới chụp trước những phong cảnh thơ mộng tại Đà Lạt, Nha Trang. Đó chỉ là phù phép của thời đại digital. Hiện giờ hình cưới cũng chụp trước tại studio, xong mới bỏ phong cảnh mưa nắng vào sau. Nếu chở cô dâu chú rể tới các thắng cảnh thơ mộng để chụp hình tại chỗ thì cô dâu mệt quá hết tươi rồi, mà tóc tai quần áo chú rể cũng bèo nhèo hết. Hơn nữa ánh sáng lúc đó cũng đâu được như ý như trong studio. Lúc xưa muốn chụp panorama (chụp tấm ảnh phong cảnh trải dài) phải dùng máy ảnh đặc biệt, nếu dùng máy ảnh bình thường thì phải dùng phòng tối ghép nhiều tấm ảnh lại thành một tấm. Cần rất nhiều công phu và thì giờ để làm cho mọi chi tiết trên các tấm ảnh khác nhau ăn khớp nhau. Digital camera ghép ảnh tức thì ngay trong máy ảnh hay trên computer, có thể ghép đến vài chục tấm hình lại để tạo ra một tấm ảnh 360 độ. Việc ghép các chi tiết cho ăn nhau được thực hiện một cách tự động thật dễ dàng.

Đã là vật kỷ niệm thì phải bền với thời gian, các tấm ảnh đen trắng khi xưa may ra quí vị còn giữ được bảy tám chục năm, ảnh màu bền chừng vài chục năm, film hình chỉ giữ được chừng 20 năm. Không chắc 100 năm sau những tấm hình thân yêu mà quí vị đang có ngày nay còn tồn tại được. Trái lại hình digital thì tồn tại vĩnh viễn. Bất cứ lúc nào đem in ra quí vị cũng có tấm hình mới tinh đẹp như vừa mới chụp, vì đó là một file của computer, nên có thể lưu trữ trên các storage media của computer. Một cái CD ROM chứa chừng 500 tới 1000 tấm hình loại có độ mịn (resolution) cao, một cái DVD Rom, DVD chứa từ 5 ngàn tới 10 ngàn tấm loại nói trên. Còn nhiều dụng cụ dùng để lưu trữ hình digital khác nữa xin bỏ qua. Ảnh digital rất tiện lợi vì nhỏ gọn hơn các tấm ảnh in ra giấy và khi cần thì có ngay. Cứ tưởng tượng khi đến viếng bà con quí vị cần mang theo 1 ngàn tấm hình giấy coi, với ảnh digital chỉ cần mang theo 1 CD là đủ. Cũng xin quí vị lưu ý là nếu chỉ chứa hình trong các vật lưu trữ thông dụng kể trên thì chừng 20 năm nữa quí vị sẽ bị mất hết. Lý do là đến lúc đó đâu có cái máy nào để đọc cái CD-Rom hay cái DVDRom của quí vị, tuy rằng theo nguyên tắc các loại CD nầy tồn tại đến 100 năm. Do vậy mỗi lần có một loại media dùng ghi data nào mới phát minh thì quí vị phải chuyển ngay các ảnh digital qua loại media mới, có như vậy mới giữ được vĩnh viễn. Hình digital khác với hình trên phim trên giấy, quí vị có thể copy tới lui cả ngàn lần mà phẩm chất vẫn không giảm đi chút nào cả.

Ngày xưa khi chụp một tấm hình tự quí vị phải canh ánh sáng, phải lấy thước cho ảnh rõ nét, phải chỉnh vận tốc chụp sao cho ảnh không nhòe vì vật di động nhanh hay vì run tay. Nói chung thì cần điều chỉnh và theo dõi nhiều thứ lắm, tất cả các thứ đó phải ăn khớp nhau mới có được một tấm ảnh đẹp. Nhiều khi vì lo những chuyện lẩm cẩm nói trên nên sự việc muốn lấy ảnh đã qua mất rồi. Máy ảnh ngày nay dù rẻ tiền như cái máy 6 đô la chụp xong bỏ luôn cũng tự động điều chỉnh mọi thứ nói trên giúp quí vị. Phần còn lại là quí vị chỉ cần lấy khung lấy góc cho đẹp và bấm máy cho đúng lúc mà thôi. Tuy là máy hình ngày nay dễ sử dụng, trẻ con cũng chụp được ảnh, nhưng nhiều vị “hoài cổ” không thích và cho rằng ảnh chụp automatic mọi thứ sẽ không đẹp. Để chiều theo thị hiếu, các hãng sản xuất máy ảnh bao giờ cũng thêm phần hoàn toàn manual, y như các máy ảnh sản xuất năm mươi năm trước, để quí vị đó “vặn máy” thế nào tùy ý. Manual là chữ dùng trong ngành nhiếp ảnh dùng để chỉ là người ta phải tự chọn độ mở của ống kính, chọn vận tốc chụp tùy theo ánh sáng nhiều hay ít, phải tự tay lấy thước... Ồ, ý kiến của tôi hả, xin thưa là quí vị “hoài cổ” cứ xách cái Canon, cái Olympus hay cái Nikon tân tiến ngày nay ra bấm thử automatic hoàn toàn vài “pô” đi, xong rồi lại tự mình điều chỉnh manual bấm thêm vài “pô” nữa. Khi in hình ra quí vị sẽ thấy “ai” hơn ai liền. Đó là tôi nói về quí vị có trình độ chụp ảnh trung trung như tôi thôi, chớ quí vị nhà nghề thì xin được để ra ngoài, chắc chắn là quí vị giỏi hơn máy rồi, dầu cho đó lài cái máy bán tới 6 đô la đi nữa. Máy digital camera cũng vậy cũng có phần hoàn toàn manual, trừ những máy khá rẻ tiền.

Nói chung thì với digital camera quí vị rất dễ chụp được ảnh đẹp vì mọi bố cục mọi màu sắc độ nét chiều sâu đều được nhìn thấy trước. Khi chụp hình bằng phim thì thường khi chúng ta chỉ bấm có một tấm ảnh. Nếu tấm ảnh đó có đông người, thường khi có người nheo mắt có người nhăn mặt lúc lấy ảnh. Để có tấm ảnh đẹp các máy chụp phim mắc tiền có cái option là có thể chụp chừng 2 hay 3 tấm liên tiếp trong một giây, cái bất tiện là tốn phim và tốn tiền in ra. Máy digital camera nhiều loại cũng cho phép chụp liên tiếp khoảng năm ba tấm trong vài giây. Do vậy nếu người mẫu vừa nở nụ cười thì quí vị chụp liên tiếp mấy tấm. Xem lại trên LCD thế nào cũng có tấm cười tươi hơn hết. Các tấm còn lại không đẹp thì xóa bỏ để lấy lại memory. Bảo đảm chụp kiểu nầy bà xã chắc chắn sẽ hài lòng. Quí vị nhớ thử coi có bao nhiêu lần quí vị phải vội vã dấu một vài tấm ảnh trong xấp ảnh vừa mới lấy ra khỏi tiệm hình. Với digital camera thì khỏi cần dấu hình đâu, xóa trước khi trình bà xã mà.

-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), November 10, 2004

Answers

Tới đây quí vị thắc mắc là ảnh chụp bằng digital camera trông ra sao so với ảnh chụp bằng film. Nếu cách nay chừng vài năm thì để hai tấm ảnh bên cạnh nhau quí vị thấy xê xích chừng một tí thôi, hình digital hơi kém “nét” hơn. Hiện giờ, hai tấm ảnh trông ngang ngửa nhau và không còn phân biệt được tấm nào chụp bằng film hay digital. Theo ý kiến cá nhân tôi thì tấm ảnh chụp bằng digital camera có phần trội nếu người ta dùng computer để sửa đổi điều chỉnh chút đỉnh trước khi in ra giấy. Thôi thì đồng ý là hình đẹp, nhưng có bền không? Thưa quí vị bền lắm, nếu quí vị in ra bằng máy photo-inkjet printer ngày nay. Tấm ảnh màu sẽ giữ được 200 năm không phai, ít ra đó là lời công bố của hãng Epson (xin xem chi tiết ở bài InkJet Printer). Nhắc lại là phim và ảnh màu cổ điển giữ trong tủ chỉ được chừng vài mươi năm là phai bớt màu.

Tới đây tôi đi vào một chút kỹ thuật để vị nào thích thì cũng có chút căn bản để chọn cho mình một cái digital camera. Quí vị nào không thích máy móc có thể lướt qua đoạn nầy. Về đặc tính chung thì đa số digital camera đều trang bị ống kính zoom (optical zoom) khoảng 2x tới 10x thí dụ Olympus C-700Z, C-730Z zoom 10x, Fuji 602 zoom 6x, cho nên việc chụp ảnh ở xa hay lấy khung ảnh khá dễ dàng. Nhờ vào cái monitor LCD nên digital camera cũng tương đương với máy ảnh SLR (single lense reflex camera), ảnh thấy trên monitor ra sao thì tấm hình chụp ra cũng y như vậy. Hay hơn nữa là nhiều máy digital camera có monitor quay được mọi hướng do vậy góc lấy ảnh rất là đặc biệt hơn hẳn máy chụp film. Vì đặc tính nầy cho nên digital camera có cái khả năng đặc biệt là chụp macro (chụp vật thật nhỏ nằm rất gần ống kính) dễ dàng, có máy chụp được những vật nằm cách ống kính từ 1.8 cm (0.75”) trở đi thí dụ như nhóm Nikon Coolpix 9xx, Nikon CP-4500... Như vậy một con tem, một con bướm nhỏ cũng chiếm đầy hẳn một khung ảnh chứa nhiều chi tiết. Các nhà sản xuất kim hoàng thích dùng máy digital camera chụp hình sản phẩm quảng cáo. Về chụp macro thì digital camera là vô địch hơn hẳn máy hình cổ điển. Ngoài optical zoom, còn có digital zoom khoảng 3x tới 10x (nếu là video camera, có khi digital zoom lên tới 320x hay hơn). Khi chọn mua máy digital camera đừng để ý tới digital zoom, chỉ tính tới optical zoom mà thôi, vì digital zoom làm hình mất độ mịn đi (resolution).

Đặc tính quan trọng nhất của digital camera là độ mịn của ảnh thu được, nói khác đi là độ rõ nét của tấm ảnh khi phóng lớn. Người ta phân loại các digital camera bằng số pixel mà nó ghi được. Pixel là một đơn vị ảnh, hiểu là một điểm chứa chi tiết về sáng tối, màu sắc. Máy tốt nhất nhắm vào người tiêu thụ trung bình hiện nay có thể chụp tới 5 megapixel. Loại 3.3 megapixel ngày nay là loại rất phổ thông (megapixel = 1 triệu pixel, viết tắt là Mpix). Máy 3.3 Mpix chụp được ảnh 2048 x1536 pixel, nghĩa là trọn diện tích tấm ảnh chứ 3,3 triệu điểm màu sắc, đậm lợt khác nhau để tạo ra ảnh. Với độ mịn nầy quí vị có thể in ra được tấm ảnh lớn bằng tờ giấy 11“x14” mà vẫn chưa mất “nét”, nếu in ra tấm ảnh nhỏ hơn thì lại càng sắc nét hơn. Thông thường chúng ta chỉ cần tấm ảnh cỡ 4“x6” hay 5“x7” mà thôi. Do đó máy ảnh ghi được 2.1 Mpix là đủ rồi, tuy nhiên quí vị thích chụp hình hay có dư tiền thì nên mua máy có số pixel càng lớn càng tốt. Nhóm máy ảnh 2.1 Mpix vẫn còn thông dụng, nhóm 1.3 megapixel đã lỗi thời. Xin nói thêm một chút về pixel, để so sánh, cái TV có độ mịn là 340 x 230 pixel, monitor của computer trung bình có độ mịn là 800 x 600 pixel. Xin ghi thêm là nếu chỉ xem ảnh trên monitor hoặc TV thì không thể phân biệt được giữa hai tấm ảnh có độ mịn cao và thấp. Resolution cao chỉ có ích khi in ra hình to mà thôi. Nếu chỉ chụp ảnh để gởi qua Internet và xem trên monitor thì nên chụp 800 x 600 hay 640 x 480, chụp với resolution cao hơn cũng vô ích mà file hình lại quá lớn gởi đi chậm mà nhận cũng chậm, trừ khi gởi để in ra giấy. Máy ảnh có số pixel cao cũng có option cho phép chụp ra ảnh có pixel thấp hơn thí dụ máy 3,3 Mpix có thể chỉnh để chụp 2,1 Mpix hay 1.3 Mpix (để tiết kiệm memory). Nếu chỉ in 4x6 hay 5x7 thì máy ảnh 3,3 Mpix đã thừa khả năng cho ảnh đẹp như chụp từ film. Các tay nhà nghề ngày nay thường dùng máy digital camera có độ mịn tới 12 Mpix thí dụ Fuji FinePix S2 (giá 2400 đô la) hay Canon EOS-1Ds. Với độ mịn nầy thì người ta có thể in được tấm ảnh to như tấm tranh treo tường mà vẫn sắc nét, hơn hẳn ảnh chụp film 35mm, mà tương đương với film medium format 6x6.

Ngoài resolution ra máy digital camera còn được phân biệt ra bằng loại media dùng để ghi ảnh. Media của digital camera đa số là flash memory. Các loại flash memory chánh là CF=CompactFlash, SM=SmartMedia, MS=Memory Stick, SD=Secure Digital, MMC=MultiMediaCard, xD=xD-Picture Card. Về hình dạng compact flash là một miếng plastic chữ nhật, to bằng diện tích hai con tem ghép lại (dầy 3mm gọi là CF1 , dầy 5mm gọi là CF2). Nói chung các loại solid state memory nầy thường rất mỏng và to cỡ con tem, MS nhìn giống miếng kẹo cao su, SM nhỏ mỏng hơn CF đã bắt đầu lỗi thời và bị bỏ dần, xD là loại mới phát minh năm nay, nhỏ cỡ con tem.

Máy digital camera cũng như các máy điện tử khác đều dùng pin (battery). Nhóm thứ nhất, khá đông, dùng 4 pin AA (pin alkaline hoặc NiCd hay NiMH AA rechargeable), có máy cần 2 pin AA thôi (Olympus D- 40, Minolta F-100). Dùng pin AA được cái tiện là nó có bán mọi nơi, khi đi du lịch xa cần pin thì vào tiệm buôn nào đó mua có ngay. Máy digital camera đa số ăn điện rất bạo, một bộ 4 pin AA chỉ đủ chụp được chừng mươi tấm ảnh là hết pin. Với bộ pin AA NiMH hiện nay (2000 mAh) chụp được khoảng trên 60 ảnh mới hết điện. Các máy digital camera nhỏ gọn không thể dùng pin AA, đó là điều bất tiện vì pin AA khá to, trừ cái Olympus D-40 (4 Mpix) và Minolta F-100 (4Mpix). Nhóm thứ hai dùng pin Li-ion. Pin Li-ion, lithium-ion, có voltage là 3,6 v mỗi cell, đó là pin rechargeable, nhỏ nhẹ chứa nhiều điện hơn loại pin NiCd hay NiMH cùng trọng lượng. Digital camera thường dùng 1 battery 1 cell hoặc 2 cell, tức là 3,6 v hoặc 7,2 v. Xin đừng nhầm pin Lithium-Ion với pin Lithium. Pin lithium mỗi cell có điện thế là 3 volts, xài một lần rồi bỏ, không rechargeable. Muốn máy ảnh có vóc dáng nhỏ gọn thì nhà chế tạo thường chọn pin Li-ion. Pin Li-ion có hình dạng đặc biệt riêng cho mỗi máy digital camera, không standard như pin AA. Máy cameradigital camera dùng loại pin nầy bao giờ cũng bán ra kèm với một cục pin và một cái charger, do đó không cần phải mua pin và charger riêng như loại dùng pin AA. Tuy nhiên giá một cục pin Li-Ion trung bình là $40, thay vì $10 cho bộ 4-pin AA NiMh. Pin Li-Ion charger trên dưới 2 giờ thì đầy, đó là loại pin intelligent, charge lúc nào cũng được, charge bao lâu cũng được, tự nó cúp điện, charge chưa đầy cũng cứ lấy ra xài, y như khi quí vị đổ xăng cho chiếc xe hơi, dỗ đầy hay lưng cũng được không hại gì. Pin Li-ion thường chứa đủ điện để chụp năm sáu chục tấm ảnh cho mỗi lần charge. Cũng như pin charge khác pin Li-ion trung bình charge được khoảng 300 tới 500 lần và không phải bận tâm bảo trì chi cả. Với loại chager tân tiến ngày nay, pin NiMh AA thường chỉ charge trong 1 giờ thì đầy.

Hiện giờ, Noel 2002, nhóm digital camera 3.3 Mpix bán giá từ 300 đô la tới 400 đô la. Còn nhóm 2.1 Mpix có giá trong khoảng 300 đô la trở lại, trừ những máy nhỏ gọn giá cao hơn. Hiện trên thị trường có nhiều máy ảnh có resolution 4 Mpix (resolution 2272 x 1704) như là Canon Powershot G2 Powershot S45, Sony DSC S85, Nikon 4500, Olympus D-40... và 5Mpix (resolution 2560 x 1920) thí dụ như Minolta Dimage7, Olympus C-50, C-5050, Sony F717, F707..., các máy gia 5Mpix giá trên dưới $700. Chắc quí vị thắc mắc là nên mua máy cổ nào. Theo cái nhìn của tôi máy 3,3 MPix là đã quá lớn rồi. Quí vị cho là máy digital camera giá mắc hơn máy ảnh cổ điển dùng film phải không. Đúng như vậy, nhưng về lâu thì quí vị tiết kiệm được tiền film và tráng phim. Giá in một tấm ảnh digital bằng giá in một tấm ảnh từ film. Costco và Wal-Mart in một tấm 4x6 giá 15 xu. Vả lại đa số người dùng digital camera chỉ xem ảnh trên computer và chỉ in ra những tấm ưng ý mà thôi, do đó còn đỡ tốn hơn nửa. Với máy dùng film phải chụp hết cuốn film mới in ra được, máy digital camera chụp một tấm cũng in được chẳng hại gì cả. Hầu hết các máy digital camera đều có option quay phim, thông thường quay mỗi lần được từ 20 giây, tới 3 phút (như Canon S45), tức là mỗi đoạn vidéo dài tối đa 3 phút, quay bao nhiêu đoạn cũng được cho tới khi đầy memory card. Vài máy Sony cho phép quay vidéo cho tới khi đầy memory card không cần dừng lại (khoảng 20 phút đầy 128 MB memory stick). Quay video mau đầy memory vì mỗi giây máy ghi vào trung bình 15 tấm ảnh 320x240. Movie thu được cũng khá đẹp tuy nhiên không nhiều option bằng các máy video camera, không dùng optical hay có khi digital zoom được.

Theo thống kê thì loại máy ảnh dùng film bị người tiêu thụ bỏ rơi dần vì họ nghiêng qua máy digital camera. Số máy ảnh digital camera bán ra trong năm 2001 toàn cầu là 18,5 triệu máy và trong năm 2002 là 27,5 triệu cái tăng lên 48,6%, trong khi đó máy ảnh chụp film bán ra giảm đi 4;5%, và máy ảnh dùng một lần rồi bỏ giảm đi 6,1%. Máy digital camera được chấp nhận nhanh như vậy một phần cũng nhờ nó tiện lợi cho các nhà mua bán địa ốc, các hãng buôn, cơ quan công quyền, các hãng bảo hiểm xe cộ... Ngày nay các hãng bảo hiểm và các body shop đều dùng digital camera chụp ảnh các xe bị đụng để giữ làm tài liệu, làm bằng chứng. Trong phạm vi cá nhân thì tất cả hồ sơ quan trọng đều có thể dùng máy digital camera để chụp và lưu lại trong computer. Ngày xưa các điệp viên phải học chụp ảnh để khi đi “hành nghề” có thể dùng máy Minox nhỏ xíu để chụp tài liệu mật của đối phương. Lở ra lúc nằm trong đất địch vì rét mà lấy ánh sáng sai hay lấy thước sai thì các “pô” hình quí giá đi đứt luôn, chẳng đọc được gì. Với digital camera thì chắc ăn trăm phần trăm. Ngày nay bất cứ hãng camera nào cũng có ít ra là mươi kiểu máy digital camera khác nhau, ngay như hãng Hewlett Packard có bao giờ làm máy ảnh đâu mà cũng có năm bảy model digital camera. Sony là hãng chuyên về đồ điện tử vậy mà là một trong những hãng chia một phần khá to trong thị trường digital camera. Hiện Sony có khoảng ba chục kiểu máy digital camera khác nhau, có loại dùng ống kính Zeiss Ikon như DSC- S75, S-85, F-707, F-717, ghi thêm là máy ảnh digital của hãng Panasonic đều dùng ống kính nhãn hiệu Leica.

Nãy giờ ca ngợi máy digital camera quá nhiều e quí vị dùng máy hình chụp film buồn lòng thôi để tôi nói xấu digital camera đôi diều. Cái khuyết điểm lớn nhất của các máy digital camera hiện giờ là không lấy ảnh ngay khi quí vị bấm máy, thời gian từ lúc bấm cho đến lúc máy lấy ảnh thay đổi tùy kiểu từ 1/10 giây tới 1/2 giây đồng hồ. Đem máy digital camera mà chụp các cuộc tranh tài thể thao, chụp trẻ nít hay chụp ảnh khiêu vũ thì thật khó vô cùng. Quí vị vừa bấm ảnh tay coureur xe đạp về đầu cán làn ranh, khi nhìn lại ảnh vừa chụp thì tay coureur vô địch đâu chẳng thấy mà chỉ thấy tay về hạng thứ ba đang cán lằn ranh. Máy chụp film thường không bị trở ngại nầy. Cái khuyết điểm thứ hai là đa số máy digital camera trang bị đèn flash quáyếu, chụp hình nơi thiếu sáng rất khó. Máy mắc tiền thì có chỗ để gắn thêm đèn flash bên ngoài mạnh hơn, loại máy trung trung chẳng có option nầy. Còn một khuyết điểm nửa, chắc là cho cả máy chụp film, là digital camera lấy thước tự động rất kém nơi thiếu sáng, thường lấy thước sai ảnh không rõ nét, các máy Nikon thường bị than phiền ở điểm nầy. Do vậy mà phần lớn máy Canon và Sony rọi một tia sáng nhỏ hay tia hồng ngoại nhỏ vào vật muốn chụp trong một tíc tắc và dùng tia sáng nầy để lấy thước tự động khi chụp ảnh nơi thiếu ánh sáng. Digital camera còn thêm khuyết điểm nửa là khi đi du lịch xa số memory card mang theo có hạn, chụp đầy hết rồi không biết làm sao. Cũng có vài giải pháp phụ như là tìm lại các ảnh đã chụp xóa bớt các tấm không ưng ý, mang theo laptop để chứa ảnh đã chụp rồi xóa memory trong máy ảnh đi để chụp loạt hình mới. Cũng có một số device nhỏ gọn mang theo trong chuyến đi, dùng để chứa ảnh đã chụp, tuy nhiên vẫn phải tốn thêm tiền. Quí vị cũng có thể mua thêm một số memory mang theo, giá hiện giờ khoảng $1 cho 3 MB. Một cái memory 64MB có thể chụp tới 182 tấm ảnh resolution 640 x 480. Với độ mịn nầy quí vị có thể in ra cỡ hình 4” x 6” trông khá đẹp (182 ảnh bằng 7 cuồng film 24-pose). Khuyết điểm khác nửa là máy digital camera “ăn pin” bạo lắm. Thường một cục pin charger Li-Ion hay một bộ 4 pin AA NiMh không đủ điện chụp trọn một ngày khi đi du lịch. Thường nên có ít ra là hai bộ battery. Với máy chụp film gần như không tốn pin.

Tới đây bài đã khá dài rồi, chuyện digital camera cũng còn nhiều chi tiết kỹ thuật lắm, thôi để dịp khác nói về chuyên môn nhiều hơn. Câu hỏi mà chắc có vị muốn hỏi là nên mua máy digital camera hiệu gì, loại nào. Câu hỏi nầy không ai trả lời được ngoài quí vị. Trước hết xin quí vị lưu ý là các digital video camera không phải là digital camera, mà đó là máy chủ yếu là quay phim và thêm cái option phụ là chụp ảnh. Ảnh do loại máy nầy chụp ra rất là xấu, hình ra thua hẳn cái máy digital camera rẻ tiền nhất, đừng mua vì lý do chỉ dùng nó để chụp hình. Mua máy video camera riêng và máy cụp ảnh riêng. Để cho trọn vẹn tôi có vài nhận xét để tùy quí vị theo nhu cầu mà chọn lựa cho mình một digital camera. Nếu quí vị là người hay đi du lịch hay thích cầm máy hình theo trong các buổi họp mặt tiệc tùng thì cái máy digital camera nào gọn nhẹ, tự động mọi thứ là thích hợp nhất. Máy digital camera nào cũng hoàn toàn tự động và có đèn flash. Một số máy lại cho phép chụp manual phần nào hay hoàn toàn manual. Máy nhỏ nhất hiện nay là nhóm Canon Digital Elph như S-230, S330, Nikon Coolpix 2500, Minolta X, Minolta F-100, Olympus D-40, C-50Z, Pentax 330G. Còn như quí vị đã từng chụp máy SLR và lại hoài cổ muốn tự mình làm chủ hoàn toàn khi chụp ảnh, thì nên chọn các máy có thể vừa chụp automatic vừa manual. Các máy ảnh digital camera ngày nay thường có option nầy, trừ vài loại máy nhỏ xíu (theo vóc dáng). Loại máy khá nặng (tiền) như Olympus E-20, Canon Pro 90 IS, Nikon D1, Minolta Dimag::4o6::, Sony DSC F717, Nikon Coolpix 5000, 5700... đều có thể chụp hoàn toàn manual như máy ảnh 50 năm trước. Về màu sắc và độ “nét” thì các hãng nổi tiếng trong ngành máy ảnh xưa nay như Nikon, Olympus, Canon, Minolta, Sony (mới nhào vô ăn có)... có vẽ trội hơn một chút có lẽ nhờ họ có kinh nghiệm chế tạo ống kính và máy ảnh lâu năm. Dầu sao thì tấm ảnh đẹp vẫn là tấm ảnh chụp đúng lúc đúng thời cơ, dầu cho nó không được rõ nét cho lắm. Thông thường khi tình cờ gặp một cảnh bắt mắt thì cái máy nhà nghề của quí vị lại nằm trong ngăn tủ. Nó to và nặng quí vị đâu có thích mang theo khi đi ra ngoài, trừ vài dịp lễ lạt nào đó. Hơn nửa film để trong máy lâu hay là chụp nay một tấm mai một tấm không tráng ngay thì cũng bớt đẹp đi.

Máy hình nhỏ và chụp tự động mọi thứ có lẽ hợp với đa số chúng ta hơn Chúng ta đây là các vị chơi hình kiểu “bình dân” như tôi. Cái óc “mỹ thuật” của chúng ta phải làm việc để chọn góc cho đẹp, màu cho đẹp, ánh sáng cho đẹp, lấy khung cho đẹp, và bấm máy cho đúng lúc, chớ đâu còn dư năng lượng để tính coi phải để ống kính bao nhiêu, lấy thước mấy mét, chụp vận tốc nào. Dĩ nhiên chúng ta đã biết chụp manual từ khi mới sắm cái máy ảnh cổ lỗ sỉ đầu tiên rồi, lúc đó làm gì có máy automatic. Một lần nữa xin quí vị nhà nghề đứng ngoài nghe. Nói nhỏ để phe ta nghe riêng thôi. Các tay nhiếp ảnh nhà nghề (và cả tài tử nửa) cùng các tay chơi dĩa nhạc bảo thủ dễ sợ lắm. Họ cứ nằng nặc bảo máy chụp hình loại manual là số một và nhất định muốn cho ảnh đẹp phải chụp manual. Ước mơ của họ là làm chủ cái máy Leica M3, M4 (40 năm trước), máy Rollei với ống kính Zeiss Planar, phải là của Đức sản xuất, hay tối thiểu là một máy ảnh hiệu Nikon. Họ đâu có ngờ là các hãng nói trên ngày nay đều có máy ảnh hoàn toàn tự động và kính Carl Zeiss lại chế tạo tại Nhật và Đông Đức. Còn các tay nghe nhạc “chuyên nghiệp” nửa, cứ nằng nặc cho là các amplifier dùng bóng đèn điện tử (loại 50 năm trước) và dĩa nhạc loại “33 tua”, “45 tua”, phát nhạc nghe hay hơn ấm hơn là các disc audio CD và amplifier tân tiến hiện nay. Do vậy vài hãng ngày nay vẫn sản xuất amplifier dùng bóng đèn và bán ra với giá nằm trên mây xanh. Tôi chỉ có cái thắc mắc là tại sao muốn từ Houston qua Cali chơi mà quí vị hoài cổ đó chê máy bay, chê xe hơi chỉ muốn tự mình đạp xe đạp mà thôi. Ừ mà chuyện nghệ thuật sao lại đem so với chuyện cuốc đất vậy cà.

Thôi chuyện nhiếp ảnh còn nhiều, viết nửa thì e quí vị nhàm. Mục đích chánh của bài viết nầy cũng như các bài trước chỉ nhằm tạo cho quí vị mươi phút vui vui trong cuộc sống trần ai nầy. Còn mục đích phụ là thông tin, giúp quí vị theo dõi được những khuynh hướng của ngành khoa học và kỹ thuật hiện tại cũng như trong tương lai. Cuối cùng một ngày đẹp trời nào đó quí vị thử mua một cái digital camera coi, chắc là quí vị không đem trả lại tiệm buôn đâu. Nhưng nghề chơi nào cũng lắm công phu, nếu không kiên nhẫn trong buổi đầu để đọc cho kỷ cách sử dụng thì xin cũng đừng trách tôi xúi dại nghe. Huỳnh Chiếu Đẳng. (Teha 29/09/2000, duyệt lại 12/2002).

Huỳnh Chiếu Ðẳng

-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), November 10, 2004.

Mẹ ..từ hôm nọ đến nay Nha Trang mưa vãi tồ .. máy mình xài Dial-up nên cũng tắc tẹ .. hôm nay vừa thay xong dây mới .. vào đây lại gặp thằng ku Kẻ Sĩ marketing ..

mỏi mồm thì để thằng khác nó viết hộ ...post lung tung lần sau tớ phang vỡ mặt đấy .. Mả mẹ cái thằng Chí Búa cũng lặn đâu mất .. forum vốn đã buồn mà các chú lại còn bỏ đi thế . tớ chơi với ai bây giờ ..

-- Penis (fuckin@fuckingall.com), November 11, 2004.


***

Lonely and hyper, stretch your penis long long enough to plug right into your Ass hole :)ENJOY :)

Way of Vietcongs play Sex in jungle Truongson :)))))))

-- This method can help your Brain get smatter :))) (ChuyenTriHOINACH@aol.com), November 11, 2004.


Rat cam on chu Huynh chieu Dang va chu ke -si ban tan ve cai camera thoi dai moi . Bi gio ,cac loai may dung film da tu tu chim bien mat de thay the bang digital camera . Nhung cac chu lam ban ve ki thuat ma khong noi den gia ca , day la su thieu sot lon lao , them vao do cac chu deo biet may nao tot may nao xau , dong bao ta da ngo ngan lai cang ngu xuan hon khi doc bai cua cac chu .

Vi vay anh tang them phan EXTRA duoi day . Phan chia cac loai may digital camera. Nhieu cach phan chia , nhung chung ta co the phan chia kieu Chi-bua duoi day .

1/ ECONOMIC -loai re tien [ tu $100 den $500] cac loai may cua Kodak, Camedia-Olympic,Nikon , Sony , ... 2/ SEMI-PRO [ loai nua nac nua mo -tu $500 den $1500] nhieu function nhu may dung film ngay xua giong nhu dieu chinh anh sang , canh toc do, canh chieu sau nhu may Pro , cung cac brandname nhu tren . [ anh nhac den ten cac brandname noi tieng va hieu qua ma thoi ] 3/ loai PRO ; Leica/Nikon /Sony /kodak -dit me co may digital Kodak Camera 6ngan dollars chua tinh ong kinh - gia trung binh cac may pro phai tren $5000 dollars , tuy nhien Sharp va Camedia dua ra cac may $2000 dollars cung rat Pro. Phe ta nha ngheo chup hinh kieu an chac mac ben nen sai Kodak voi printer khoi can computer .

-- chi-bua (mingo@netscape.net), November 12, 2004.


Địt mẹ thằng chó ChíBựa, mày chỉ cho tao loại máy Digital Pro nào chụp tao đẹp trai hơn chút được không? (Email về: Thằng_Đầu_Cứt_VũKhoan@ĐCSVN.gov.vn)

 


-- Bỏ4 (CSonSale@yahoo.com), November 13, 2004.


Tra loi chu Bo4, Anh khong ki-thi chu ma chu van ki thi anh , su doi la that ! Tuy nhien o quan niem hoi hoi , anh chi dan them cho chu : Ki thuat cao ve digit camera khong phai la camera dat tien ,ma la cac program dat tien [ photo software ] Chu phai dung Mac -Final cut -pro - dung cho video - ca camera va camcorder ][ $1200 - dan pro moi giam choi thu nay - cac tap chi My da so chup hinh supermodel bang Mac & final -cut-pro ] hoac dung Avid , hay cac program photo dat tien [ tren duoi $500 dollars ] - chu co the sua doi [edit] hinh dep thanh xau . Rat toi nghiep su nhuoc -tieu cua chu Bo 4 , nhung anh thong cam chu !

-- chi-bua (mingo@netscape.net), November 15, 2004.

Thứ nhất, Bỏ4 nhà tớ thì nhất định không giàu, không giỏi bằng ai, nhưng nhất chí là hơn ChíBựa một vài levels. Thứ hai, Bỏ4 đếch thèm chấp nhất những cái ngu-dốt bá-láp ba-xạo của ChíBựa, chỉ muốn lấy ChíBựa ra mua vui một vài trống canh sau những giờ làm việc căng thẳng. Vui cười là liều thuốc bổ. ChíBựa có hiểu anh Bỏ4 đang lói gì không?

PS: Nói xạo thì dể, làm thiệt thì khó. ChíBựa có thể chứng minh cho Bỏ4 thấy cái tài nghệ chỉnh sửa photo với mấy cái software cao cấp của mình bằng cách dùng cái hình của thằng đầu cứt (nó xấu từ trong ruột ra tới ngoài da) ở trên không?

-- Toàn Dân Bỏ 4 (CSonSale@yahoo.com), November 15, 2004.

Hom nay anh hoi ranh roi ti , nen cung tra loi chu bo4 trong tinh than khong ki-thi. 2 program de sua chua hinh anh cho pc [ pc edit photo] rat hieu qua , anh da dung thu la :

1/ Adobe's photoshop [ gia nam 2004 la $650 ] di nhien nam 2005 se re hon vai chuc . 2/ Jasc Paint shop pro [ gia $90 ] Cac chu me thich chup hinh co the nhao vo 2 web-site : www.adobe.com va www.jasc.com

Anh khong thich nghich ngom hinh anh trong web-site VAS , cac chu vacumm cleaner lai tru -treo len , buc minh nguoi lon la anh .

-- chibua (mingo@netscape.net), November 17, 2004.


Moderation questions? read the FAQ