T́nh yêu nước ...

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

T́nh yêu nước ...

Cho THQ. (*) Bút Ch́ Kim

Tôi rời đất nước ở tuổi hai mươi, với mong muốn đi t́m câu trả lời cho tuổi trẻ của ḿnh và cả cách để đặt câu hỏi nữa. Ông nội tôi, một đại tá Cục 2, suốt đời bị trù giập lắc đầu: “Xă hội có tệ th́ con cũng phải yêu nước chứ!” ; Bà tôi, người thực tế nhất trong gia đ́nh vừa khóc vừa bảo: “Đang học Đại học yên lành, răng mà đi ? Học cho xong, lấy cái bằng rồi đi đâu th́ đi”. Trước ngày tôi đi, ông tôi quán triệt tôi hơn hai tiếng đồng hồ về t́nh yêu nước và lên dây cót cho tôi ư thức bảo vệ chế độ. Ông sợ tôi không có ḷng yêu nước. Và dường như không chỉ ông tôi, cả thế hệ của ông tôi lo sợ rằng cả thế hệ của tôi không có ḷng yêu nước.

Chúng tôi, thế hệ học tṛ sau chiến tranh được dạy về ḷng yêu nước từ những ngày đầu tiên cắp sách tới trường. Sáu tuổi, tôi tập đọc “Tre giữ làng giữ nước ...” . Lớn hơn một chút, tôi học về những tấm gương yêu nước “ruột đau như cắt, nước mắt đầm đ́a, hận chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù” hay “nếm mật nằm gai”, chờ ngày khởi nghĩa, cứu dân đen con đỏ. Rồi khi tôi lớn hơn một chút nữa, nhiều lắm, trang sách nào cũng có anh hùng, thấm đẫm chủ nghĩa anh hùng cách mạng, hiện thực xă hội chủ nghĩa, Lê Văn Tám - ngọn đuốc sống, Bé, con gái chị Út Tịch chăm em cho mẹ làm Cách mạng, anh Tnú bóp cổ thằng Dục ... Tôi đă yêu nước Việt Nam đầy tự hào trong chiến tranh và được dạy để yêu nước Việt Nam trong chiến tranh đầy tự hào. Cho đến khi tôi lớn hơn, bước vào tuổi trẻ, vào cuộc sống của hôm nay, của những ngày ḥa b́nh, tôi bắt đầu cảm nhận được cả nỗi đau thương bên cạnh tự hào. Một bài viết đăng trên báo FEER của một phóng viên nước ngoài sau khi thăm Bảo tàng Chiến tranh kết lại bằng một câu khiến tôi suy nghĩ cho đến tận bây giờ: “Dường như ở đây (Bảo tàng chiến tranh), những người Việt Nam chỉ bộc lộ duy ḷng tự hào về chiến thắng chứ không hề có khổ đau, mất mát của chiến tranh!” T́nh yêu nước mà tôi, những người bạn cùng thế hệ với tôi được truyền lại là t́nh yêu nước trong chiến tranh.

T́nh yêu nước mà tôi, những người bạn cùng thế hệ với tôi được truyền lại là t́nh yêu nước trong chiến tranh! Tôi cần phải nhắc lại điều này. Bởi chính t́nh yêu nước được dạy dỗ trong nhà trường, được truyền dạy lại trong xă hội này bóp nghẹt t́nh yêu nước của chúng tôi trong ḥa b́nh. Khi vẫn ốp một kiểu yêu nước lí tưởng hóa, sôi sục căm thù, thấm đẫm tự hào, ngăn cấm đau thương trước hiện thực đất nước, những học tṛ của thế hệ sau, như một lứa sản phẩm hàng loạt, trở nên như một thế hệ bị lừa. Tôi cảm thấy ḿnh đă bị lừa. Đúng, thế hệ trẻ sau chiến tranh cần biết tự hào về chiến thắng mà thế hệ trước hi sinh cả tuổi trẻ, tính mạng của họ để giành lại. Tuy nhiên, trước mắt thế hệ sau này, đất nước là đất nước đau thương mang đầy vết sẹo, đói nghèo, khổ cực, thậm chí oan ức sau chiến tranh. Những mặt trái ấy, chúng tôi nghe thấy, nh́n thấy, thậm chí nếm trải ngay trong chính gia đ́nh, người thân của ḿnh. Thầy giáo dạy sử gọi Gop-ba-chốp là tội đồ của Cách mạng Liên Xô, lớp học chúng tôi hôm ấy tràn một không khí đau thương nước Nga anh hùng bị Gop-ba-chốp đưa vào cảnh lầm than cơ cực !!! Mười tám tuổi, bước chân vào Đại học, ước mơ nhiều và tan vỡ đương nhiên v́ thế cũng không ít. Bài học đầu tiên lại là bài học Chính trị. Có ông nào đó, nói rất dài, rất hùng hồn, hăng say. Có những sinh viên nghe chăm chú, có người ngủ, có người “bùng”. Đoàn trường điểm danh rất chặt và bắt viết thu hoạch. “Diễn biến ḥa b́nh, Mĩ, đế quốc mới, nguy hiểm, kẻ thù thường trực, cảnh giác cao độ về những đồng Đô la và viên đạn bọc đường của chúng, .....” Tôi ngồi nghe với một sự cảnh giác cao độ - tôi sợ bị nhiễm những thứ kia không khác ǵ sợ bị đi tù!! “Dùng lá bài dân chủ để chống phá đất nước, chế độ... Mà Đảng ta đă rất khoan dung, cho tự do tín ngưỡng, tôn giáo, Đạo Phật, Cao Đài, Ḥa Hảo, Tin lành, Thiên Chúa, c̣n đạo ǵ bị cấm nữa đâu!..” Đôi khi tôi nghĩ, chúng tôi cũng không khác những học sinh trong trường học của Hồi giáo, phục vụ cho thánh chiến. Rồi vào năm học, ghi ghi, chép chép, rồi thi, bọn sinh viên cùng lớp lục tục “đi thầy” - Cảm giác đau khổ nhất trong tuổi trẻ chưa hẳn đă là sự đổ vỡ của t́nh yêu mà là đổ vỡ của niềm tin, đổ vỡ của ḷng tôn trọng. Đau đớn biết bao nhiêu khi ta không c̣n tôn trọng người thầy giảng cho ta, người đại diện cho tiếng nói của ta, người ta tin yêu cùng mang lí tưởng xây dựng tổ quốc này tốt đẹp hơn. Trong chiến tranh, để chiến thắng cần hợp sức người sức của, đồng tâm đồng sức, tất cả đoàn kết dưới một sự lănh đạo. Phàn Khoái dù đă có công lớn từ ngày đầu phục quốc cùng Hán Vương nhưng dám cản ư Hán Vương phong cho Hàn Tín làm Đại Nguyên Soái th́ cũng bị coi là phản quốc, suưt bị khép vào tội chết. Trong chiến tranh, yêu nước tức là yêu Đảng v́ Đảng là đại diện của lực lượng chống lại kẻ thù chung của dân tộc. Sau chiến tranh, vẫn ngây ngất với t́nh yêu nước trong thời ḱ “không b́nh thường”, một t́nh yêu nước gắn với sự phục tùng một tập thể được coi là tối thượng, trong sạch, vững mạnh, sáng suốt, quang vinh, muôn đời,... yêu nước trở thành t́nh yêu và ư thức bảo vệ chế độ. Hệ quả của hệ tư tưởng này là: coi góp ư, phản ánh hiện thực là bôi đen, chỉ trích chế độ; khao khát một thể chế mới, muốn lột xác khỏi cái ấu trĩ và tư tưởng ḱm kẹp, phản tiến bộ là là gây bạo loạn chính trị xă hội, đích thực là một tên phản động; chưa hết, trao đổi ư kiến, đồng tâm diệt trừ những quốc nạn tồn tại trong bộ máy cai trị, cất tiếng nói bảo vệ quyền lợi tâm linh của con người, muốn xây dựng một chế độ tốt đẹp hơn, th́ chao ôi, tội này đích thị là tội “Lợi dụng các quyền dân chủ và tự do hội họp”, mời bác đội một cái “măo trụ” cũng nổi tiếng không kém: “gián điệp”! “Muốn thay đổi, có một chế độ tốt hơn không phải là phản động. Phản động là đi ngược lại sự phát triển!” – “Mày nói giống hệt bọn Hải ngoại phản động! Cẩn thận không vào tù đấy!” Tại sao nhỉ, tại sao lại có sự phân biệt giữa người Việt trong nước và Hải ngoại? Và tại sao chính những người trẻ chúng ta lại để cho những định kiến ngu xuẩn tồn tại, ngăn trở t́nh bằng hữu, đồng bào của chúng ta? Chính cái chuẩn yêu nước được dựng nên trong nước đă đẩy đồng bào ở nước ngoài vào ṿng định kiến của những người trong nước và ngược lại. Tôi càng ngẫm, càng thấy t́nh yêu nước, một thứ t́nh cảm thiêng liêng mà tôi, người thế hệ với tôi được giáo dục từ bé đến bây giờ đă làm méo mó tư duy, đắp những cao ngạo kèm theo định kiến với chính đồng bào ḿnh, chưa hết, những người trẻ đâu đă thoát khỏi nỗi sợ! Khi tôi c̣n bé, khi có những dấu hiệu của một đứa bé hư, bướng bỉnh vẫn thường hay bị dọa dắt đến công an, cho đi cải tạo, hoặc đến nhà trẻ, cô giáo nhốt vào Nhà mét (Hai đại diện, một của An ninh xă hội, một của Phúc lợi xă hội, bảo vệ và dạy dỗ ḿnh!) Chưa bao giờ xă hội tồn tại nhiều nghịch lí như hiện nay.

Khi lí thuyết, chuẩn đề ra vênh với thực tiễn, như một tất yếu, con người sẽ ṃ mẫm về lí luận và t́m cách thích nghi trong thực tế. Có người nghĩ, muốn giúp nước, phải có tiền, vậy là xác định sẽ làm giàu; có người nghĩ phải viết, phải nói, viết thật và nói thật, vậy là cầm bút; có người đi dạy, muốn dùng giáo dục để thay đổi xă hội; có người đi thẳng vào chính trị, mong cải biến nó... cũng có bao nhiêu bạn bè của tôi, họ giỏi, yêu nước và hăng say bảo vệ Đảng và chế độ. Mỗi con người có một con đường riêng. Có người tuân theo t́nh yêu nước họ đă được truyền dạy lại, có người bức bách kiếm t́m cách yêu nước trong ḥa b́nh, đẩy đất nước phát triển lên chứ không chỉ đứng yên một chỗ. Khi người ta đang tiến mà ḿnh đứng yên th́ không phải là ḿnh ổn định mà là ḿnh đang bị lùi lại. Thế hệ trẻ hôm nay, theo tôi đang bị khủng hoảng về tư tưởng. Việt nam đang ngập trong khủng hoảng về tư tưởng, từ kinh tế, chính trị tới giáo dục, sách lược phát triển. Tâm trạng giống như một người cứ đ́nh trệ măi việc dọn nhà, đến khi nhiều chuột quá, đêm không ngủ được mới trở dậy, tính việc dọn dẹp. Nhưng vứt cái ǵ, giữ cái ǵ đây? Vấn đề nữa đó là cả ông bà ḿnh đều cầm tinh con chuột, đội tuổi chuột, giết chuột cũng là phạm húy. “Con nghĩ là bố nên vứt đống Tư bản luận, tuyển tập Lênin mọt đă cắn nát bươm đi!” – “Câm mồm! Tao biết cái ǵ cần vứt, cái ǵ cần giữ! Nứt mắt ra đă đ̣i ư kiến! Toàn sách kinh điển của các nhà Triết học kinh điển mà mày dám bảo vứt. Mày học cho lắm vào mà rồi ngu hơn cả nông dân là bố mày đây!” Thằng con sợ quá, ngậm mồm vào ngay, nó biết mấy cái tát tai của ông bố nó rồi, nó cũng biết bị nhốt vào chuồng xí là đau khổ đến thế nào. Ông bố bác học và sáng suốt th́ cứ đứng tần ngần bên đống rác cũ, không biết nên vứt cái ǵ, giữ cái ǵ. Ông hô hào cả nhà dọn nhà, “Bu mày giúp một tay đi chứ, thằng kia, sao cứ đứng trơ ra thế, góp tay góp sức vào mới xong! Đúng là ăn hại!” Thế rồi, đến khi lũ con hỏi tập sách này vứt hay giữ, cái này cái kia để vào đâu, bố nó quát lấy quát để: “Vứt ra sân để thiên hạ nó thấy à? Cất tạm vào cái góc này!” Và thế, cứ thế... Cuộc hô hào dọn nhà vẫn diễn ra, đại gia đ́nh hăm hở dọn nhà, (à, hăm hở nhưng vấn đề vứt hay giữ phải hỏi nhỏ vào tai bố thôi, đừng ra cửa mà nói chơng vào!). Và chuột vẫn thích chí nhít nhít hằng đêm.

Câu hỏi về ḷng yêu nước đă và đang xoay quanh suy ngẫm và chiêm nghiệm của những người trẻ tuổi. Bản thân họ hôm nay cũng đang có một cuộc “dọn nhà”, quyết định vứt ǵ, giữ ǵ, tin ǵ, yêu ǵ và cụ thể là phải làm ǵ ... Khi yêu, ta thấy người yêu ḿnh đẹp hơn và cũng muốn bản thân ḿnh tốt đẹp hơn cho họ cũng như có mong muốn làm nhau toàn vẹn hơn, hạnh phúc hơn. Một t́nh yêu nước gieo vào ḷng thế hệ sau sự phục tùng một tổ chức nhất định, không c̣n khả năng suy xét và phán đoán thật giả, giết chết óc phê phán và phân tích ... th́ e rằng đó mới là một t́nh yêu nước phản động.

11-11-2k4 – Bút Ch́ Kim

-------------------------------------------------------------------------------- (*): mạng Ư Kiến: xem: THQ: Tuổi trẻ Việt Nam, bạn là ai ?

-------------------------------------------------------------------------------- http://www.ykien.net

-- (|||||A|||@LLL.com), November 12, 2004


Moderation questions? read the FAQ