Phuong Nam dang bi CA CS hanh ha

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Thư ngỏ Thành phố Hồ chí Minh, ngày 10/12/2004.

Kính gửi: - Quốc hội và Chính phủ nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. - Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam. - Các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước. - Các bạn bè quan tâm.

Tên tôi là: Đỗ Nam Hải - Sinh năm 1959, tại Hà Nội. Thường trú tại: 441 Nguyễn Kiệm – Phường 9 – Quận Phú Nhuận – Tp. HCM. Nghề nghiệp: kỹ sư kinh tế ngân hàng.

Tôi viết thư ngỏ này gửi tới các cơ quan trên và các bạn bè quan tâm, để tŕnh bày một số vấn đề sau đây:

1) Những bài viết của tôi: trong thời gian sinh sống tại ÚC (Australia), với bút hiệu là Phương Nam, tôi có viết 5 bài tiểu luận:

Việt Nam đất nước tôi. (6/2000) Việt Nam và sự đổi mới. (4/2001) Suy nghĩ về nhận thức lại. (6/2001) Viết về chủ tịch Hồ Chí Minh (7/2001) Viết tiếp về nhận thức lại. (8/2001) (đang được đăng trên 1 số trang web như: Đàn Chim Việt & Mạng Ư Kiến online.

Click: www.danchimviet.com & www.ykien.net - Mục Tác giả.)

Những nội dung chính được tôi nêu ra trong 5 bài viết ấy là: đặt vấn đề nhận thức lại những vấn đề quan trọng của đất nước, thường được các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải, các nhà trường, học viện ở Việt Nam giảng dạy như: chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nguyên nhân của 2 cuộc chiến tranh Đông Dương (1945 – 1975), sự h́nh thành và tan ră của hệ thống xă hội chủ nghĩa (1917-1991), công cuộc đổi mới hiện nay và sự tụt hậu của Việt Nam so với các nước trong khu vực & thế giới. Đồng thời, nêu lên ư kiến đề nghị tổ chức 1 cuộc Trưng cầu dân ư ở Việt Nam (được tŕnh bày cụ thể tại phần 4, trong bài Việt Nam đất nước tôi), nhằm mở đường cho dân tộc giải quyết tận gốc sự tụt hậu hiện nay. Đầu năm 2002, tôi đă trở về Việt Nam và tháng 10/2004 vừa qua, tôi có bài trả lời phỏng vấn đài Á Châu Tự Do (RFA), với nội dung điểm lại những quan điểm của ḿnh, đă được thể hiện trong 5 bài viết trên.

(xin gửi kèm theo Thư ngỏ này)

2) Hoàn cảnh khó khăn hiện nay của tôi:

Chiều ngày 6/8/2004, trong khi tôi đang làm việc tại ngân hàng th́ có một số sỹ quan thuộc Cơ quan an ninh – Bộ công an đến tận nơi, khéo léo mời tôi lên một chiếc xe hơi để đi làm việc tại ngôi biệt thự số: 310 đường Trường Chinh – Phường 13 - Quận Tân B́nh - Tp. Hồ Chí Minh. Sau đó, tôi bị giữ lại đây hơn 2 ngày (từ 16 giờ ngày 6/8/2004 đến 18 giờ ngày 8/8/2004), để "Trả lời một số vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia", theo như nội dung ghi trong Giấy Mời. Bốn tháng sau, tôi lại bị các sỹ quan công an trên giữ lại 24 tiếng (từ 17 giờ ngày 3/12/2004 đến 17 giờ ngày 4/12/2004) tại trụ sở Công an quận Phú Nhuận, số: 181 đường Hoàng Văn Thụ – Phường 8 – quận Phú Nhuận – Tp. HCM. Cũng trong khỏang thời gian 4 tháng qua, tôi c̣n bị hàng chục lần phải đi làm việc theo yêu cầu của công an: khi th́ ở nhà hàng, khi th́ trong những pḥng kín của các khách sạn khác nhau; khi th́ trên một chiếc xe cứu thương bít bùng trên bờ kênh Nhiêu Lộc, thuộc quận Tân B́nh. Máy tính của tôi (cục CPU) cũng đă bị tạm giữ từ ngày 4/12/2004 tại Công an quận Phú Nhuận, và theo lời giải thích miệng của công an là: "khi nào chúng tôi xóa hết các dữ liệu trong đó th́ sẽ trả cho anh".

V́ vậy, hiện nay tôi không có phương tiện làm việc tại nhà.

Trong những lần gặp trên, tôi đă trả lời các sỹ quan công an (từ cấp uư đến cấp đại tá), đại ư rằng: "Đúng, tôi đă viết những bài tiểu luận ấy. Động cơ duy nhất để tôi viết và phổ biến chúng trên Internet là ḷng yêu nước. Tôi mong muốn và nguyện đóng góp một phần nhỏ bé của ḿnh để thúc đẩy cho nền dân chủ ở Việt Nam tiến lên phía trước. C̣n hiện nay th́ rơ ràng là trên đất nước ta không có dân chủ. Cái gọi là nền dân chủ xă hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, xét về thực chất chỉ là thứ dân chủ lừa mị, giả hiệu; dân chủ cho thiểu số trong Ban lănh đạo đảng cộng sản Việt Nam. Nó, nếu có trong xă hội th́ cũng chỉ là những mẩu vụn của nền dân chủ đích thực mà thôi.

Rất dễ dàng để chứng minh cho nhận xét trên, và điều này th́ có nhiều người dân chủ

Việt Nam trước và sau tôi đă làm. Biểu hiện cụ thể và sống động nhất là việc tôi phải ngồi đây, phải trả lời những câu hỏi của các anh; phải bắt buộc mở những hộp thư điện tử của ḿnh, cũng như phải mở diễn đàn Nhà Việt Nam, là diễn đàn mà tôi tham gia từ tháng 6/2003. Các anh gọi những bài viết của tôi và những tài liệu mà tôi mang theo là những tài liệu phản động, chống đối đảng và nhà nước. Nhưng tôi th́ lại có quan niệm khác, tôi cho rằng đấy là những tài liệu dân chủ; chúng đă được đăng tải đầy đủ và rộng răi trên Internet trước đó. Tôi rất mong ngày càng có nhiều người Việt Nam, nhất là ở trong nước đọc chúng, và tôi công nhận rằng ḿnh đă làm nhiều điều cho công việc này. Thực ḷng, tôi không trách các anh, đơn giản là v́ các anh phải làm nhiệm vụ được giao. Điều đáng trách là cái thể chế chính trị độc đảng, được luật hóa trong điều 4 của Hiến pháp Việt Nam hiện hành. Chính nó đă, đang và sẽ luôn là vấn đề của mọi vấn đề, nguyên nhân của mọi nguyên nhân gây ra biết bao nỗi tai ương đau đớn và sự tụt hậu đến nhục nhă cho đất nước này, dân tộc này.

Về những mối quan hệ của tôi với mọi người ở cả trong và ngoài nước trong hơn 4 năm qua (6/2000 – 12/2004), th́ tất cả đều là những mối quan hệ chỉ thuần tuư trao đổi cho nhau những bài viết về dân chủ. Tôi luôn ư thức được rằng ḿnh hoàn toàn có đủ bản lĩnh và sự tự tin để sẵn sàng đối thoại với tất cả mọi người, dù họ là ai, quá khứ và hiện tại của họ thế nào. Nếu họ đúng th́ tôi ủng hộ, c̣n nếu họ sai th́ tôi phản đối. Tôi không hề hẹn ḥ, kích động ai để gây bạo loạn hay lật đổ; đặt bom hay đặt ḿn ở đâu cả. Ngược lại, những người đối thoại với tôi cũng vậy: họ luôn tôn trọng tôi và thấu hiểu rất rơ quan điểm của tôi, được thể hiện trong những bài viết của ḿnh là: chỉ ủng hộ những cách làm dân chủ, nhằm tạo ra những bước chuyển ḿnh thực chất cho dân tộc mà thôi. Các anh đă đọc những bức thư của tôi gửi đi và của mọi người gửi đến cho tôi (kể cả bắt buộc lẫn đọc trộm); đă đọc những ư kiến của tôi và mọi người trao đổi với nhau trên diễn đàn Nhà Việt Nam th́ cũng thấy rất rơ điều này.

Theo tôi, dân tộc Việt Nam hôm nay muốn t́m được một lối ra phù hợp, nhằm ḥa nhập được tốt vào thế giới hiện đại, th́ điều quan trọng tiên quyết là phải nhận thức và xử lư cho tốt nguyên nhân sinh ra biết bao nỗi tai ương đau đớn và sự tụt hậu đến nhục nhă cho đất nước như đă nêu ở trên. Đồng thời, phải tránh một quan niệm hết sức sai lầm cho rằng: hễ cứ ai đấu tranh cho một xă hội Việt Nam đa nguyên và một thể chế chính trị Việt Nam đa đảng th́ họ chính là những người có "mưu toan lật đổ Đảng cộng sản Việt Nam của các thế lực thù địch trong và ngoài nước". Tôi cho rằng: chính nguy cơ bị mất quyền lănh đạo đất nước bởi các lực lượng chính trị đối lập khác, sẽ là một áp lực rất quan trọng và rất cần thiết để ĐCSVN ngày càng trở nên tử tế hơn trước dân tộc và lịch sử. Nó sẽ có tác dụng tích cực để chống lại sự thoái hóa, biến chất với quy mô và tốc độ ngày càng cao của đại bộ phận những người hiện đang nắm quyền lực trong ĐCSVN; trong bộ máy chính quyền từ trung ương tới địa phương và cơ sở ở Việt Nam hôm nay.

Nói một cách khác, nó chính là chiếc ch́a khóa vàng để giúp ĐCSVN xốc lại đội ngũ của ḿnh, nhằm thay thế cho việc "bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ ta" bằng phương cách "chuyên chính vô sản hóa" toàn bộ hệ thống chính trị, kinh tế, xă hội của đất nước trong suốt nửa thế kỷ qua. "Trái bóng" hiện thuộc về những người đang nắm thực quyền trong Bộ chính trị và Ban bí thư trung ương ĐCSVN. Chúng ta không sợ đất nước không có những dự án đúng để xây dựng và phát triển, mà chỉ sợ đường đi của cả dân tộc bị chọn sai! Dân tộc hôm qua đă chọn sai đường th́ hôm nay dân tộc đó hăy dũng cảm vượt qua chính ḿnh để cùng nhau nhận thức lại, cùng nhau hợp sức để chọn lại con đường mới sáng sủa hơn, nhân bản hơn cho dân tộc ḿnh; đấy là lẽ b́nh thường. Đừng nên để đến một ngày nào đó, với tiếng thét ầm vang của nhân dân phẫn nộ, mà phải diễn ra cái cảnh như ở Rumani vào tháng 12 năm 1989; với kết cục là cái chết đích đáng và nhục nhă của vợ, chồng tên độc tài Ceausescu (bị xử tử). Lúc đó th́ đă là quá muộn. Tôi là người Việt Nam yêu dân chủ, tôi không bao giờ mong muốn đất nước ḿnh phải chuyển biến trong cái hỗn cảnh đó.

3) Nhận xét và kiến nghị:

a) Những nhận xét:

- Một trong những đặc điểm đậm nét của thời đại ngày nay là thời đại sụp đổ của tất cả các chế độ độc tài, độc đảng trên phạm vi toàn thế giới. Chỉ 20 năm trở lại đây, nhân loại đă chứng kiến sự cáo chung của rất nhiều chế độ như vậy, như ở Nam Hàn, Chilê, Philippines, Indonesia, Nam Tư , Afghanistan, Iraq; cũng như ở Liên Xô và các nước xă hội chủ nghĩa cũ Đông Âu, … Các quốc gia trên dẫu đă, đang và sẽ phải trải qua những khó khăn, thử thách ở những mức độ khác nhau; nhưng sớm muộn ǵ họ cũng sẽ thực hiện thành công bước chuyển từ một xă hội thần dân lạc hậu sang một xă hội dân sự tiến bộ; nó cũng chính là xu thế tất yếu của thời đại ngày nay. Không ai hoặc bất cứ thế lực nào, dù có bảo thủ và tàn bạo đến đâu, có thể ngăn cản được xu thế tất yếu ấy. Xin ai hăy đừng đắc chí mà chỉ chăm chăm đi bới t́m những khó khăn trong bước đầu chuyển ḿnh của các quốc gia trên, để ḥng làm con ngoáo ộp đe dọa nhân dân Việt Nam anh hùng. Bởi v́, làm như thế cũng chính là tội ác! Mà một khi đă gây tội ác th́ sớm muộn ǵ cũng bị trừng phạt.

- Hễ chừng nào c̣n chế độ độc đảng trên đất nước ta th́ chừng đó sự bất công, đói nghèo và tụt hậu càng trở nên sâu sắc và trầm trọng – Đó là điều khẳng định.

Đất nước đă bước ra khỏi cuộc chiến tranh gần 30 năm rồi, nhưng hôm nay con đường đi của dân tộc ấy vẫn loằng ngoằng, quờ quạng như đường đi của người bị khiếm thị nặng: đă đi trên con đường lạ th́ chớ mà lại c̣n bị mất kính, mất gậy! Chế độ ấy cũng ḥan ṭan bất lực trước quốc nạn tham nhũng và cũng không thể ngăn chặn được t́nh trạng đạo đức xă hội xuống cấp nghiêm trọng như hiện nay. Dẫu rằng, những khẩu hiệu hô hào cho những mục tiêu đó th́ không hề thiếu. Ḷng tin ngây ngô của nhiều người Việt Nam, về cái gọi là đường lối: "Xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xă hội chủ nghĩa" (là thứ không hề có trong các bộ sách kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin), cũng chẳng khác nào sự cả tin đến thương hại của chú bé ngày xưa - trên cánh đồng, trong thơ Hoàng Cầm:

Cứ mải mê đi t́m chiếc "lá Diêu Bông" mà không hề biết rằng "bà chị" kia đă len lén đi "lấy chồng" từ hồi nảo, hồi nào rồi! Những "chú bé" kia hiện đang chiếm đa số trong xă hội Việt Nam cứ măi vẫn nghèo, đă làm "bệ phóng" tốt cho một thiểu số như cha con nhà Mai Văn Dâu nọ măi vẫn giầu!

Tôi cũng không rơ là những sỹ quan công an đă làm việc với tôi trong hơn 4 tháng qua có sự so sánh nào không, trước sự tương phản giữa mức sống của tôi, của các anh và gia đ́nh ( mà tôi tin rằng mức sống của chúng ta vẫn c̣n hơn biết bao nỗi nhọc nhằn có đầy trên mặt đất Việt Nam này), với những "hào kiệt" trong ngành dầu khí kia ?

Ở đó, họ đă làm ảo thuật để chia chác với nhau hàng triệu đô la Mỹ, mà cứ tỉnh bơ như người ta chia mớ cá ao làng vậy. Những "hào kiệt" như vậy ngày nay xuất hiện "trù mật" trên khắp mọi miền đất nước. Điều mà các anh vẫn hằng tin rằng: ḿnh đang bảo vệ nền an ninh quốc gia, th́ xét ở một khía cạnh nào đó lại là đang bảo vệ cho một chế độ tham nhũng ăn tàn, phá hại nhất trong lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc ta. Nó đang hàng ngày, hàng giờ ḅn rút tới rỗng ruột tài sản của đất nước và tiềm ẩn những món nợ xấu nước ngoài, mà sau này con cháu chúng ta sẽ phải è cổ ra trả. Tốc độ tích lũy tư bản của các "hào kiệt" thời nay nhanh đến mức chóng mặt. Đúng như nhận xét của cựu chủ tịch Công đoàn Đoàn kết, cựu tổng thống Ba Lan – Lếch Valêxa (Lech Walesa): Chủ nghĩa cộng sản là con đường dài nhất để đi từ chủ nghĩa tư bản đến chủ nghĩa tư bản! (mà cái thứ tư bản ở Việt Nam hôm nay lại là cái thứ tư bản dỏm, chứ phải chi nó là cái tư bản thứ thiệt như thiên hạ th́ đă đi một nhẽ!). Chế độ ấy cũng đă làm mất đất, mất biển mà mồ hôi, máu xương của ông cha ta đă đổ xuống.

b) Kiến nghị:

- Vượt lên trên khó khăn hiện nay của ḿnh như đă tŕnh bày. Tôi đề nghị Quốc hội, Chính phủ và Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam hăy nghiên cứu, xem xét ư kiến đề nghị của tôi về 1 cuộc Trưng cầu dân ư ở Việt Nam.

Trong đó, câu hỏi duy nhất cần nhân dân Việt Nam trả lời là:

Việt Nam nên hay không nên theo chế đa đảng ?

Nếu ai đồng ư th́ ghi Có. Ai không đồng ư th́ ghi Không.

Tôi sẽ rất vui ḷng và sẵn sàng cùng các bạn hữu trong và ngoài nước của ḿnh chờ đợi những cuộc đối thoại từ phía Quốc hội, Chính quyền hay ĐCSVN tổ chức, để làm rơ hơn ư kiến đề nghị trên của ḿnh. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm của các cơ quan trên và xin chân thành cảm ơn trước. Trường hợp các cơ quan bảo vệ pháp luật ở Việt Nam thấy rằng: những việc làm của tôi là có điều ǵ trái pháp luật th́ tôi sẵn sàng đối diện với khả năng xấu nhất có thể xảy ra với ḿnh. C̣n t́nh trạng hiện nay của tôi là rất ụ ụ, xọe xọe, rất không đàng ḥang, mà Cơ quan an ninh – Bộ công an Việt Nam đă áp dụng với tôi trong hơn 4 tháng qua. Thay cho lời kết, tôi xin được ghi lại câu nói của nhà cách mạng Nguyễn An Ninh (1900 – 1944):

"Tự do không thể van xin mà được. Tự do phải giành lấy mới có!"



-- (dggt03@hotmail.com), December 12, 2004

Answers

Quen khong noi la bai lay tu mang www.ykien.net

-- (dggt03@hotmail.com), December 12, 2004.

Nói lên những SỰ THẬT là một trọng tội.. đối với bè lũ quỷ đỏ cộng sản gian tà vô lương tri và xuẩn độn



-- (tosu_cs@yahoo.com), December 12, 2004.

Trich Voanews.
Tin Việt Nam

Hội Kư Giả Không Biên Giới tố cáo Việt Nam sách nhiễu một nhân vật bất đồng chính kiến.


22 Dec 2004, 15:36 UTC

Hội Kư Giả Không Biên Giới, một tổ chức quốc tế chuyên tranh đấu cho quyền lợi của giới truyền thông, vừa lên tiếng tố cáo là chính phủ Việt Nam sách nhiễu một nhân vật bất đồng chính kiến trong mấy tháng vừa qua v́ ông này đă cho đăng tải trên internet những bài viết chỉ trích chính phủ.

Theo thông cáo báo chí của Hội Kư Giả Không Biên Giới phổ biến hôm thứ tư,nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đă câu lưu ông Đỗ Nam Hải trong 2 ngày hồi tháng tám và cảnh sát công an đă nhiều lần hạch hỏi ông. Họ cũng lục soát nhà ông Hải hồi tháng 10 và lấy đi máy vi tính của ông.

Hội Kư Giả Không Biên Giới cho biết ông Đỗ Nam Hải, hiện đang làm việc ở thành phố Hồ chí Minh trong ngành ngân hàng, đă viết và phổ biến trên internet 5 bài viết, với bút hiệu Phương Nam, có nội dung phê phán chính quyền Hà nội khi ông c̣n cư ngụ ở Australia trong hai năm 2000 và 2001.

Một bài trong 5 bài viết của ông Đỗ Nam Hải kêu gọi chính phủ Việt Nam tổ chức một cuộc trưng cầu dân ư về vấn đề đa đảng.

Hội Kư Giả Không Biên Giới yêu cầu chính quyền Hà nội ngưng sách nhiễu ông Hải để chứng tỏ sự tôn trọng đối với quyền tự do diễn đạt. Hội này cũng ca ngợi sự dũng cảm của ông Đỗ Nam Hải v́ ông đă công khai chỉ trích chính phủ Việt Nam mặc dù phải gánh chịu nhiều rủi ro.



-- (test@test.test), December 22, 2004.

Moderation questions? read the FAQ