Chiến Tranh Bản Chất và Mục Đích [ Phần 2 ]greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread |
Chiến Tranh Bản Chất và Mục Đích.
Với những người bị áp bức, đè nén, dối gạt, phản bội, chiến tranh là một sự cần thiết, một giải pháp tất yếu, một thời cơ thuận lợi để đánh đổ kẻ thù bằng Lực đ̣i lại Quyền sống, quyền làm người. Giá của việc thực hiện lư tưởng là giá máu xương của những người đă giác ngộ, quyết làm và dám chết một cách hiên ngang như những kẻ chịu chết để bảo vệ ḷng tin yêu. Không đổ máu tất không xoay chuyển được vận mạng của dân tộc ḿnh, cho chính ḿnh và cục diện thời đại. V́ chỉ có đồng đẳng con người mới có b́nh đẳng thật sự, sự kỳ thị vẫn là một thực tế đang tồn tại trong nhiều xă hội. Không có những cuộc chiến tranh tự vệ thời Đinh, Lê, Lư, Trần, không có cuộc chiến tranh quật khởi của Lê Lợi ..., th́ Việt Nam chẳng c̣n tới ngày nay, mà chịu chung số phận bị đồng hóa như những chi Việt khác ở Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây. Khi tổ quốc đă không c̣n dân tộc đă bị diệt vong th́ lư tưởng Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc và Ḥa B́nh chỉ là những sáo ngữ, trơ trẽn vô duyên. Nhưng chiến tranh chỉ là một phương tiện, như là một phương tiện, chiến tranh có thể được dùng cho nhiều mục đích khác nhau tùy theo mưu tính của người nắm quyền lực. Phát xuất từ những mưu tính này là những Chính Lược căn bản có tính cách toàn diện, ở đó chiến tranh và chiến lược chỉ đạo và chiến thuật áp dụng chỉ được coi là thành phần, nhưng tùy hoàn cảnh sẽ giữ vai tṛ hổ trợ, phụ thuộc hay sẽ trở thành chủ yếu trong số các mặt trận ngoại giao, kinh tế, gián điệp, tuyên truyền ... Với khối trục Đức-Ư-Nhật, chiến tranh đă được coi như là phương tiện chính để bành trướng quyền lực hồi Đệ Nhị Thế Chiến. Với khối Cộng Sản và các cường quốc Anh, Pháp ..., cuộc chiến tranh Việt Nam với sự tham dự của Hoa Kỳ cho tới tháng 4/1975, chỉ là cục bộ có tính cách hổ trợ dùng làm suy yếu tiềm năng kinh tế và uy tín Hoa Kỳ trên toàn cầu. Nghĩa là chiến tranh được dùng như một phương tiện kéo Hoa Kỳ xuống để họ lên xấp xỉ ngang hàng. Và với chúng ta, trường hợp Việt Nam hiện giờ chỉ có thể giải quyết bằng một Cuộc Chiến Tranh Cách Mạng Dân Tộc và Nhân Chủ được thực hiện từ Bắc chí Nam với sự hổ trợ của các mặt trận ngoại giao, tuyên truyền ..., và mục đích tối hậu của cuộc chiến tranh đó là: Để đạt một nền ḥa b́nh công chính, không những cho riêng Việt Nam mà cho cả Đông Nam Á và Á Châu, tạo ra một trật tự mới cho thế giới, ở đó đóa hoa lư tưởng Độc Lập, Tự Do, B́nh Đẳng, Ấm No và Hạnh Phúc sẽ đời đời tươi thắm.
-- Lấy Ư Nhân Thắng Cường Bạo (Việt_Nhân@Filson.Com), December 16, 2004
3). Kinh Nghiệm Lịch Sử
* - Thời lai đồ điếu thành công dị
* - Vận khứ anh hùng ẩm hận đa
(Đặng Dung)
Cuộc chiến Việt Pháp bắt đầu ngày 19 tháng 12 năm 1946 và kết thúc ngày 20 tháng 7 năm 1954 bằng hội nghị Genève chia đôi đất nước ngang vĩ tuyến 17. Dưới cái nh́n bao quát toàn thể, trong bối cảnh của một thế giới đang phân cực và tranh giành ảnh hưởng, cuộc chiến Việt, Pháp trở nên phức tạp với những âm mưu can thiệp của các thế lực quốc tế luôn luôn khuynh loát lẫn nhau. Lư tưởng giành độc lập, tự do cho tổ quốc, xây đắp một tương lai no ấm trong ḥa b́nh cho dân tộc, là một mục đích tối thượng đối với những người quốc gia, th́ trái lại với người Cộng Sản, đó chỉ là một chiêu bài có tính giai đoạn. Mục đích của họ vươn ra ngoài biên cương quốc gia và dẫm lên quyền lợi dân tộc, để phục vụ cho chủ thuyết Mác Xít Lê Nin Nít, tạo lập một siêu đế quốc thống trị toàn thế giới. Sự khác biệt sâu sắc về lập trường chính trị, đă tất yếu đưa đến sự xung đột Quốc - Cộng và sau năm 1954 là sự h́nh thành của hai nước Việt Nam.
Tuy nhiên trong phạm vi hạn hẹp của bài viết này, giai đoạn lịch sử 1945 - 1954 được nh́n lại chỉ để t́m hiểu xem người Cộng Sản trong vai tṛ “lănh đạo” đă khôn khéo dùng chiến tranh như một phương cách để loại bỏ những người Quốc Gia ra sao?. Họ đă đạt được những mục đích ǵ?. Người Pháp tại sao lại thua trận?. Họ đă phạm vào những sai lầm căn bản nào trên phương diện chính trị cũng như trong lănh vực quân sự?.
A. Chiến Tranh và Người Cộng Sản
Người Cộng Sản đă tỏ ra khôn khéo khi vận dụng chiến tranh như một phương tiện tạo nên uy tín chính trị cho chính họ, một phương tiện để thủ tiêu và vô hiệu hóa kẻ tử thù là người Quốc Gia và kẻ thù giai đoạn là thực dân Pháp. Họ chính là người đă đuợc lănh nhận tất cả những “vinh quang” do chiến thắng đưa lại. Họ thành công trong chiến tranh nhưng người Cộng Sản đă thất bại trong ḥa b́nh. Sự đói nghèo, chậm tiến, lạc hậu của miền Bắc sau hơn 50 năm xây dựng Xă Hội Chủ Nghĩa và cũng như miền Nam sau gần 30 năm “giải phóng”, là một bằng chứng tỏ rơ tính cách tay sai mà người Cộng Sản chỉ là công cụ của Đảng, đảng Cộng Sản Hà Nội trong vai tṛ “cai thầu lănh đạo” một dân tộc, để cung ứng những dịch vụ xương máu cần thiết cho âm mưu bành trướng thế lực Cộng Sản quốc tế. Mặt nạ của đảng Cộng Sản Hà Nội đă rơi xuống để toàn dân Việt nh́n rơ chân tướng sài lang của bọn Hồ, Duẫn, Chinh, Đồng và giới cầm quyền chóp bu nội thù hiện tại, chỉ là những kẻ buôn dân, bán nước, làm tay sai, tôi mọi cho ngoại xâm.
B. Những Nhận Định Sai Lầm Về Người Cộng Sản
Dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, mọi phong trào quần chúng và các tổ chức chính trị đều bị đàn áp thẳng tay và trừng trị nặng nề bằng sự giết chóc, tù đày, khổ sai. Trong sự khao khát độc lập, tự do, quần chúng đă quan niệm một cách giản dị là: “làm cách mạng chống Pháp là yêu nước”. Và người Cộng Sản với những thành tích xách động quần chúng chống Pháp, những thành phần bất hảo bị tù đày, cũng được Cộng Sản coi là những người yêu nước. Trong thập niên 1940's, chủ nghĩa Cộng Sản là một cái ǵ xa lạ không riêng với quần chúng, mà ngay cả giới trí thức có hoạt động đảng phái hay đă từng tham gia chính quyền. Bằng chứng là Trần Trọng Kim với tư cách thủ tướng chính phủ, đă hết ḷng can thiệp với Bộ Tổng Tư Lệnh Nhật ở Hà Nội để xin tha cho những cán bộ Cộng Sản bị Nhật bắt giữ. Bà Cả Tề một nhân sĩ đă hết ḷng che chở cho các đảng viên cao cấp Cộng Sản, khi họ hoạt động ở ngoài và đi thăm nuôi khi họ bị bắt cầm tù. H́nh như tất cả đă cố t́nh quên đi những sự thật lịch sử phủ phàng đáng suy gẫm về bản chất tráo trở của các lănh tụ Cộng Sản. Cụ Phan Bội Châu đă bị bán cho mật vụ Pháp bắt với giá mười vạn đồng vào ngày 30 tháng 6 năm 1925, người chủ mưu bán Cụ Phan không ai khác hơn là Nguyễn Ái Quốc tức Hồ Chí Minh sau này và Lâm Đức Thụ một đảng Viên Cộng Sản. Ngoài Cụ Phan Bội Châu, các thanh niên thuộc các đảng phái Quốc Gia không theo Cộng Sản đều bị Cộng Sản mật báo cho Pháp bắt khi những người này lén lút trở về Việt Nam tổ chức cơ sở và hoạt động quần chúng (Đây là những kinh nghiệm bằng Máu và nước mắt của những người đi trước để cảnh tỉnh giới trẻ ở hải ngoại và những người đang tranh đấu nhưng thiếu kinh nghiệm hiện nay, phải nh́n cho thật rơ đâu là chính nghĩa đâu là gian tà, kẻo sa chân vào cạm bẩy của kẻ nội thù Cộng Sản và ngoại xâm phương Bắc đang giương ra). Đây là một sách lược thủ lợi đôi đường vừa hiểm độc mượn tay Pháp diệt được các đảng viên trung kiên, ṇng cốt của những đảng phái Quốc Gia đối thủ của đảng Cộng Sản khi thời cơ đến cùng ra tranh thủ quần chúng, mà cũng vừa là một h́nh thức kinh tài (của Cộng Sản) để hoạt động và cũng để giữ được mối giao hảo ngấm ngầm với thực dân Pháp. Sau này vào năm 1943 lại chính Nguyễn Hải Thần, lănh tụ Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội đă can thiệp với Trương Phát Khuê, một tướng lănh Quốc Dân Đảng Trung Hoa để tha cho Nguyễn Ái Quốc tức Hồ Chí Minh lúc đó đang bị bắt giam v́ hoạt động Cộng Sản. Trương Phát Khuê đồng ư nhưng bắt Hồ Chí Minh phải từ bỏ chủ nghĩa Cộng Sản và gia nhập Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội tức Việt Cách.
Đại để là người Quốc Gia đă quá khinh xuất không phân định được ai là kẻ đồng hội, ai là người đồng thuyền, ai là thành phần chủ lực trung kiên, ai là đồng minh giai đoạn, ai là tối hậu địch nhân, ai là tương đối địch nhân, ai là người Quốc Gia, ai là kẻ nội thù Cộng Sản, chúng ta phải phân biệt, thẩm định và xếp loại kẻ thù.
C. Những Cơ Hội Thuận Lợi Dành Cho Cộng Sản Việt Nam
Ngày 23 tháng 8 năm 1939 trùm Cộng Sản Stalin kư với Hitler một thỏa ước bất tương xâm giữa Nga và Đức. Với hiệp ước này, Cộng Sản Nga mở rộng biên cương về phía Tây bằng cách sát nhập một nửa nước Ba Lan và một số đất đai quanh vùng. Cộng Sản Nga ngồi nh́n thế giới chiến tranh, đóng vai tṛ ngư ông thủ lợi.
Vào tháng 6 năm 1941, Hitler bất thần tung quân xâm chiếm Nga. chỉ trong khoảng 5 tháng Đức đă chiếm được một phần lớn nước Nga, kiểm soát 40% dân số, khai thác hơn 60% tổng sản lượng than và thép của Nga. Nga tổ chức kháng chiến chống Đức. Trước đó ít lâu, Hồ Chí Minh được lệnh rời Mạc Tư Khoa về nước hoạt động, phát triển đảng và bắt liên lạc với Đồng Minh. Vào năm 1943 khi được Trương Phát Khuê phóng thích, Hồ Chí Minh đă cam kết dùng người của ḿnh đi thu thập tin tức về quân Nhật cho Quốc Dân Đảng Trung Hoa. Hồ Chí Minh cũng đă bắt liên lạc với một số sĩ quan t́nh báo Hoa Kỳ (OSS thời đó), nhận công tác đưa những phi công Mỹ bị Nhật bắn rơi trốn sang Trung Hoa. Để trả công, Hoa Kỳ đă cho lại một số máy truyền tin và vài chục khẩu súng. Với sự lệ thuộc vào Đệ Tam Quốc Tế về đường lối chính lược và chiến lược, người Cộng Sản đă tỏ ra am hiểu t́nh h́nh quốc tế hơn những người Quốc Gia. Họ đă mạnh dạn tung biểu ngữ khẩu hiệu “chống thực dân Pháp, diệt phát xít Nhật” và đă thành công, v́ nói lên được sự căn hờn của quần chúng về nạn đói năm Ất Dậu đă gây ra hơn 2 triệu người chết. Lư do đói là v́ thực dân Pháp đă tận thu lúa gạo để cung cấp cho quân Nhật ở Đông Dương và bán sang Đông Kinh theo hiệp ước 40 - 41 để Nhật thừa nhận Pháp ở Đông Dương, lư do nửa là cũng v́ Nhật bắt phá lúa trồng đay để xử dụng trong chiến tranh. Với uy danh “cách mạng” trước quần chúng qua một số hành động bắt cóc, ám sát được thổi phồng qua sự tuyên truyền đồn đăi rỉ tai, ngày 18 tháng 8 năm 1945 cán bộ Cộng Sản đă cướp cuộc biểu t́nh tụ tập trước nhà hát thành phố Hà Nội, để tuần hành hoan hô chính phủ Trần Trọng Kim, đă thu hồi chủ quyền toàn vẹn từ tay người Nhật (Nhật Hoàng đầu hàng vào ngày 15/8/1945) và biến cuộc tuần hành thành hoan hô giải phóng, hoan hô Việt Minh với cờ đỏ sao vàng dẫn đầu và đôi ba người mang súng đi kèm. Cộng Sản gấp rút thành lập ủy ban nhân dân rồi tổ chức quần chúng đến chiếm các công sở, ṭa Đốc Lư và Bắc Bộ Phủ mà không gặp trở ngại nào. Quần chúng với sự háo hức đổi đời được thúc đẩy gia nhập các đoàn thể như Phụ Lăo Cứu Quốc, Thanh Niên Cứu Quốc, Thiếu Nhi Cứu Quốc. Mỗi khu phố đều có ban điều hành và một toán tự vệ, bằng đường lối nửa đe dọa nửa hứa hẹn, Cộng Sản yêu cầu chính phủ Trần Trọng Kim từ chức và vua Bảo Đại thoái vị.
Thế là trong sự ngơ ngác, hoang mang hay sợ sệt của mọi người, Cộng Sản đă chiếm được thời cơ, đoàn ngũ hóa quần chúng và tiến lên địa vị lănh đạo. Sự xuất hiện của các đảng phái để công khai tranh thủ nhân dân và phản ứng đối với việc Cộng Sản cướp chính quyền có thể coi là chậm chạp, chỉ khởi sự khi Quốc Quân Trung Hoa tiến vào Hà Nội để giải giới Nhật theo đúng quy định của hiệp ước Postdam. Với sự có mặt của Quốc Quân Trung Hoa (thời đó dân chúng thường gọi là quân Tàu Phù, v́ đa số bị phù xưng sốt rét, phù thủng ghẻ Tàu), các đảng phái đă áp lực Cộng Sản phải nhượng bộ cải tổ chính phủ và dành một số ghế, 70 trong tổng số 444 ghế trong quốc hội cho các đảng phái. Nhưng dưới con mắt nghi kỵ của quốc dân, hậu quả của hơn ngàn năm lệ thuộc Tàu và hơn tám mươi năm lệ thuộc Pháp, hào quang cách mạng yêu nước của các đảng phái đă bị hoen ố phần nào v́ dựa thế quân ngoại quốc quá lộ liễu.
Sau bao khó khăn, quốc hội Việt Nam đầu tiên đă họp khoáng đại vào ngày 8/11/1946 tại Hà Nội, để nhất trí chấp nhận bản dự thảo luật căn bản làm hiến pháp. Tất cả những thủ tục có tính cách nghi lễ trên được hoàn tất trong một ngày và quốc hội tự giải tán trao quyền lại cho ủy ban thường trực quốc hội gồm 15 người do chính phủ đề cử và học giả Nguyễn Văn Tố không thuộc đảng phái nào làm trưởng ban.
Về phía hành pháp, các người Quốc Gia nắm ghế bộ trưởng như: Nguyễn Tường Tam (Đại Việt Dân Chính) nắm ngoại giao, Trương Đ́nh Trị (Việt Cách) nắm y tế, Bồ Xuân Luật (Việt Cách) nắm canh nông và kể cả Nguyễn Hải Thần (Việt Cách) làm Phó Chủ Tịch nhà nước, đều chỉ nắm hư vị, ngồi chơi xơi nước. Mọi việc từ nhỏ đến lớn đều do người Cộng Sản giải quyết. Hồ Chí Minh, Vơ Nguyên Giáp và tổng đảng bộ Cộng Sản họp bàn hoạch định đường lối và điều động việc thi hành. Hồi đó, Tổng Đảng Bộ Cộng Sản gồm có: Hạ Bá Cang, Nguyễn Lương Bằng, Bùi Lân, Trường Chinh tức Đặng Xuân Khu, Bùi Công Trừng và hai đảng viên Cộng Sản quốc tế, một người Tàu tên Pô, một người Nhật tên Tiêu Xung (cả hai đều dấu Họ).
-- Lấy Ư Nhân Thắng Cường Bạo (Việt_Nhân@Filson.Com), December 16, 2004.
Sự có mặt hư vị của các đảng phái Quốc Gia trong chính quyền được người Cộng Sản tính toán và chấp nhận như một chiến thuật: Là chia xẻ trách nhiệm trước quốc dân và tạo một bộ mặt Quốc Gia cho chính họ, để tránh sự có thể bị đàn áp bằng vơ lực của Quốc Quân Trung Hoa. Kinh nghiệm về những cuộc đàn áp Cộng Sản thẳng tay của Quốc Quân Đảng Trung Hoa c̣n quá mới đối với những người Cộng Sản và nhất là Hồ Chí Minh, mà cuộc tháo chạy tơi tả dài cả vạn lư của Mao Trạch Đông là một điển h́nh.
Đối với người Cộng Sản, trở ngại lớn nhất trên đường thực hiện chủ nghĩa không phải là thực dân Pháp mà là người Quốc Gia Chân Chính, v́ thực dân Pháp là “thời địch” có tính giai đoạn sẽ qua đi. Chính người có tinh thần Quốc Gia mới là kẻ tử thù, “tối hậu địch nhân” của Cộng Sản, khi mà họ nhận ra được bản chất của Cộng Sản là đế quốc cực quyền chủ trương độc tài và áp chế. Chỉ cần xét qua bản điều lệ gồm 21 điểm quy định tổ chức Comintern, Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản th́ đủ rơ. Điểm 6 triệt để ngăn cấm các đảng viên Cộng Sản địa phương không được có khuynh hướng quốc gia. Điểm 14 buộc các đảng viên Cộng Sản địa phương phải triệt để và vô điều kiện ủng hộ Liên Bang Cộng Ḥa Sô Viết. Điểm 16 buộc các đảng viên Cộng Sản địa phương phải tuyệt đối trung thành chấp hành toàn bộ mệnh lệnh của vô sản quốc tế, trong đó đảng Cộng sản Nga nắm quyền quyết định tối hậu.
Tổ chức Đệ Tam Quốc Tế do V. I. Lenin triệu tập tại Mạc Tư Khoa năm 1919, với khẩu hiệu “Vô sản các nước hăy đoàn kết lại”, đă bị Stalin giải tán vào năm 1943 sau khi bị Đức đánh chiếm gần nửa lănh thổ. Tuy nhiên, đây chỉ là một chiến thuật của Stalin với mục đích làm an ḷng “đế quốc” Mỹ, để Mỹ rộng tay viện trợ cho Nga thêm nhiều quân trang, quân dụng, vũ khí, thực phẩm … Sau khi cùng đồng minh thắng Đức, Nga đương nhiên bước lên địa vị siêu cường chia vùng ảnh hưởng với Mỹ, th́ Stanlin lại tái thiết lập Cộng Sản đệ tam quốc tế vào năm 1948, với danh xưng mới Comintern để kiểm soát chặc chẻ hơn các đảng Cộng Sản địa phương.
Chiến Thuật của Stalin vào năm 1943 cũng đă được đảng Cộng Sản Đông Dương áp dụng vào ngày 11 tháng 11 năm 1945, khi tuyên bố tự giải tán để trấn an dư luận quần chúng, để giải tỏa sự chống đối càng ngày càng gia tăng của các đảng phái Quốc Gia và nhất là để dành cảm t́nh của Hoa Kỳ. Trong nhiều cuộc tiếp xúc với các đảng phái và tôn giáo, Hồ Chí Minh luôn luôn chứng tỏ, cam kết và dùng tới cả lời thề độc để làm cho những người được Hồ Chí Minh tiếp xúc tin rằng, họ Hồ là người Quốc Gia hay ít ra cũng đă dứt khoát với quá khứ Cộng Sản của ḿnh. Cố vấn chính phủ giám mục Lê Hữu Từ là một trong những nhân vật đă được Hồ Chí Minh vận dụng t́nh cảm theo kiểu này, để yêu cầu Thiên Chúa Giáo cộng tác với Cộng Sản vào những ngày đầu tiên khi Cộng Sản lên nắm chính quyền.
V́ những áp lực chống đối nặng nề, nhất là từ phái các đảng phái qua thế lực Quốc Dân Đảng Trung Hoa, Tổng Đảng Bộ Cộng Sản đă tính đến việc đưa công dân Vĩnh Thụy, tức cựu hoàng Bảo Đại, đang giữ chức cố vấn tối cao cho chính phủ liên hiệp ra lập chính phủ. Nhưng v́ sự tham nhũng của các tướng Quốc Dân Đảng Trung Hoa, Cộng Sản đă khôn khéo dùng vàng quyên góp được của dân chúng để xây dựng tổ quốc, hối lộ những người có quyền hành như tướng Tiêu Văn và Lư Hán. Được vàng của Cộng Sản, Quốc Dân Đảng Trung Hoa bỏ rơi các đảng phái Quốc Gia và để người Cộng Sản rộng tay hoạt động tiêu diệt các đảng phái Quốc Gia, những người nhẹ dạ ngây thơ tin vào sự giúp đỡ vô vị lợi của ngoại bang. Đây cũng là cái gương để cho người Cộng Sản Hà Nội hiện nay soi lại và đừng tin vào những ǵ kẻ ngoại xâm nhất là người Tàu hứa hẹn giúp đỡ, trong giờ phút thập tử này khi mà chế độ không c̣n đường sinh lộ.
-- Lấy Ư Nhân Thắng Cường Bạo (Việt_Nhân@Filson.Com), December 16, 2004.