Nền Dân Chủ Độc Đảng Của Việt Cộnggreenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread |
Nền Dân Chủ Độc Đảng Của Việt Cộng
(LÊN MẠNG Thứ năm 23, Tháng Mười Hai 2004) Lư Thái Hùng (VNN) Bà Tôn Nữ Thị Ninh, được giới thiệu là phó ban đối ngoại Quốc hội Cộng sản Việt Nam đă được bộ ngoại giao Cộng sản Việt Nam cử đi du thuyết tại một số trường đại học ở Hoa Kỳ để giải độc dư luận về việc Hà Nội đang bị lên án là nước vi phạm nhân quyền, chà đạp tự do tín ngưỡng và không có tự do dân chủ. Trong chuyến du thuyết này, bà Tôn Nữ Thị Ninh đă nói chuyện tại khoảng 10 nơi mà đa số là ở các đại học, quy tụ từ 25 đến 40 cử tọa, đa số là sinh viên và giáo sư đại học. Có thể nói là tầm vóc của các buổi nói chuyện đă không mấy tương xứng với nỗ lực giải độc mà Hà Nội đă bỏ ra cho chuyến đi của bà Ninh; nhưng về mặt tuyên truyền nội bộ th́ bà Ninh đă làm theo đúng bài bản của Nghị Quyết 36 mà Bộ chính trị cộng sản Việt Nam tung ra hồi đầu tháng 4 năm nay. Đó là bà Ninh đă dám 'xâm ḿnh" đi vào chỗ 'chống cộng' của cộng đồng người Việt hải ngoại để tuyên bố một số điều nghe khá chướng tai. Trong những điều mà bà Ninh tuyên bố, có một sự kiện mà cả bà Ninh và lănh đạo đảng Cộng sản Việt Nam đă khá cường điệu khi nói rằng: Việt Nam đang xây dựng nền dân chủ độc đảng. Ư niệm về 'nền dân chủ độc đảng' đă được Hà Nội nói đến từ lâu qua nhóm từ 'nền dân chủ nhân dân'. Lúc đó, đảng Cộng sản Việt Nam lư luận rằng nền dân chủ của họ là nền dân chủ 'của dân , do dân và v́ dân' trong đó mọi quyền lực của nhà nước thuộc về nhân dân. Tuy nhiên lư luận này không dừng ở đó mà được bổ túc thêm mệnh đề thứ hai, đó là nhân dân và toàn thể xă hội đặt dưới sự lănh đạo tuyệt đối của đảng. Sở dĩ nhân dân và xă hội phải đặt dưới sự lănh đạo của đảng Cộng sản là v́ trong xă hội, giai cấp công - nông được coi lực lượng tiên phong của đảng. Những lư luận ṿng vo này cốt là để phản bác lại xu hướng đ̣i đa nguyên, đa đảng khi biến cố Đông Âu xảy ra vào đầu thập niên 80 của thế kỷ 20. Nhưng có lẽ những nhà lư luận cộng sản đă thấm mệt với lối ṿng vo nói trên, nên dạo sau này, họ lại đi thẳng vào chủ trương không chấp nhận đa đảng, đa nguyên v́ sẽ sinh ra rối loạn và khủng hoảng đất nước. Theo họ th́ khi có nhiều đảng, nhiều khuynh hướng chính trị xuất hiện sẽ làm xáo trộn xă hội và gây khó khăn cho tiến tŕnh phát triển. Họ cho là xă hội cần có dân chủ, nhưng nền dân chủ đó phải nằm trong sự 'lănh đạo' của đảng Cộng sản. Từ đó họ đă chế ra cái gọi là 'nền dân chủ độc đảng'. Nhóm từ 'nền dân chủ độc đảng' được bà Tôn Nữ Thi Ninh sử dụng một cách chính thức trong chuyến du thuyết lần này, cho thấy là Hà Nội đang muốn lập lờ giữa ư niệm 'chính quyền mạnh' và 'chính quyền độc tài' đă một thời nói đến ở các nước chậm phát triển Á Phi trong thế kỷ 20. Trong những quốc gia chậm phát triển, để đẩy nhanh đà tiến bộ, người ta đ̣i hỏi xă hội đó phải có một chính quyền mạnh với những nhân sự lănh đạo nghiêm minh, đa tài, không tham nhũng, không tham quyền cố vị và luôn luôn hành xử đúng theo khuôn khổ của luật pháp. Chính quyền mạnh không có nghĩa là chính quyền độc tài bóp chết mọi tiếng nói đối lập, và nhất là hủy diệt các quyền tự do căn bản của người dân. Trong khi đó chính quyền độc tài phát xuất từ tham vọng chính trị của một cá nhân hay của một đảng muốn độc quyền khống chế toàn xă hội đi theo một quan điểm hay một chủ trương riêng. Sự khác biệt giữa 'chính quyền mạnh' và 'chính quyền độc tài' là một đằng phục vụ phúc lợi một cách đích thực cho người dân trong một xă hội tôn trọng luật pháp, c̣n đằng khác là chỉ phục vụ cho quyền lợi cho một phe nhóm hay cho đảng cầm quyền, c̣n người dân th́ nghèo đói và mất hết tự do. Hệ quả của hai ư niệm này đă chứng minh cho nhân loại nh́n thấy sự thăng tiến giữa một bên là những quốc gia tân hưng công nghiệp ở Á Châu nhờ nền tảng của 'chính quyền mạnh', với những quốc gia vẫn c̣n đang loay hoay với bài toán nghèo đói và tụt hậu v́ nền chính trị độc tài như Việt Nam, Bắc Hàn, Cam Bốt, Lào.... Sở dĩ đảng Cộng sản Việt Nam lập lờ giữa hai ư niệm này trong chủ trương 'nền dân chủ độc đảng' gần đây là v́ họ đang bị những sức ép của các quốc gia chủ nợ trong tiến tŕnh cải tổ chính trị để được vay mượn tiền cho những chương tŕnh phát triển kinh tế. Nghĩa là đảng Cộng sản Việt Nam đang ở giữa sức ép của hai nhu cầu cải tổ dân chủ và phát triển kinh tế, mà họ không thể nào cưỡng lại như trong quá khứ, bằng những lư luận hàm hồ như cho đó là can thiệp nội bộ, xâm phạm chủ quyền, giúp đỡ những thế lực phản động lật đổ chế độ v,v... Nh́n như vậy chúng ta mới thấy là sự đỡ đ̣n của đảng Cộng sản Việt Nam, trước những phê phán của dư luận về nền chính trị độc tài, phi dân chủ hiện nay, khá cường điệu. Sự cường điệu này đến từ hai lư do rất sơ đẳng. Thứ nhất là do định kiến sai lầm đă ăn sâu trong đầu óc của thành phần lănh đạo Hà Nội khi nghĩ rằng dân chủ là hỗn loạn. Muốn không hỗn loạn th́ mọi thứ phải do đảng sắp xếp và ban phát hết tất cả. Thứ hai là do mặc cảm tự tôn trong nhiều năm cầm quyền một cách tuyệt đối trên toàn thể đất nước Việt Nam, họ không muốn bị bất cứ thế lực nào cạnh tranh hay chia quyền với họ.Hiểu như vậy, chúng ta mới thấy rằng sự phát biểu của bà Tôn Nữ Thị Ninh về chiều hướng tiến tới ''nền dân chủ độc đảng' của Việt Nam chỉ là một sự ngụy biện chính trị. Chỉ có những kẻ đi ngược ḍng tiến hóa của thời đại mới mang những lư luận bệnh hoạn nói trên. Ngay cả Tiến sĩ Phan Đ́nh Diệu, một trí thức được Hà Nội cất nhắc vào tới vị trí chủ tịch đoàn Mật Trận Tổ Quốc trước đây, trong một lá thư ngỏ gửi Trung ương đảng đă yêu cầu đảng Cộng sản Việt Nam nên bỏ lối tư duy cũ kỹ, tôn trọng các quyền dân chủ, kể cả quyền lập đảng của xă hội, v́ dân chủ chỉ đi với đa nguyên chứ không thể sống chung với độc tài.
-- (Tien_Phong@Than_Phong.Com), December 23, 2004
Dân chủ .....Độc Tài Độc Đảng
cũng giống như
Tư. Do ......trong tù, trong ngục
Muốn xây dựng lại đất nước Việt Nam, phải giải tán đảng Mafia cộng sản, tiến hành tổng tuyển cử đa đảng.
http://www.rfvn.com/music/Tieng_Goi_Non_Song/Hat_Cho_Ngay_Saigon_Quat_ Khoi.MP3
http://www.rfvn.com/music/Tieng_Goi_Non_Song/Xin_Hay_Lam_Anh_Duoc.MP3
-- Sung M16 (SungM16@yahoo.com), December 23, 2004.
-- Sung M16 (SungM16@yahoo.com), December 23, 2004.