Thế Giới Đầu Năm 2005

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Thế Giới Đầu Năm 2005

(LÊN MẠNG Thứ năm 30, Tháng Mười Hai 2004) Lư Thái Hùng (VNN)

Tai nạn sóng thần bất ngờ đổ ập xuống 9 quốc gia vùng Á Châu hôm 26 tháng 12 vừa qua, đă làm cho gần 68 ngàn người thiệt mạng và hơn 40 ngàn người mất tích, trong đó số thưong vong cao nhất là tại Nam Dương, nơi xảy ra nguồn địa chấn gần đảo Sumatra. Theo ước tính của ngân hàng thế giới th́ số thiệt hại có thể lên 10 tỷ Mỹ kim và hiện có hơn 20 nước cam kết viện trợ khoảng 60 triệu mỹ kim, cùng với Liên Hiệp Quốc tiến hành giúp đỡ khẩn cấp cho các nước bị nạn trong vùng. Tại nạn thiên nhiên bất ngờ này đă mang đến cho nhân loại một sự sửng sốt v́ nó kéo theo sự liên hệ đến hàng chục quốc gia, khi mọi người đang sửa soạn bước vào năm thứ năm của Thiên Niên Kỷ Thứ Ba.

Trong khi nhiều nước đang bận tâm giải quyết thiên tai bất ngờ vùng Á Châu th́ cuộc bầu cử tổng thống ṿng 3 tại Ukraine hôm 26 tháng 12, vẫn c̣n gặp nhiều rắc rối khi Thủ tướng Viktor Yanukovich lại làm một điều mà ứng cử viên đối lập, ông Viktor Yushchenko đă làm trong kỳ bầu cử ṿng 2 là không công nhận kết quả và dọa là sẽ kiện lên tối cao pháp viện. Các nước trong cộng đồng Âu Châu đang vận động Nga t́m cách áp lực thủ tướng Viktor Yanukovich nên bỏ cuộc và chấp nhận kết quả bầu cử ṿng 3 để giảm thiểu những đổ vỡ v́ kết quả khó đảo ngược. Thủ tướng Victor Yanukovich được coi là nhân vật thân Nga và được tổng thống Putin ủng hộ trong khi ứng cử viên Viktor Yushchenko lại được phía các quốc gia Âu Châu và Hoa Kỳ ủng hộ nên đă tạo ra hai phe chống đối lẫn nhau trong suốt cuộc vận động bầu cử vừa qua.

Tuy nhiên đối với người dân Ukraine nói riêng và dư luận thế giới nói chung th́ thủ tướng Viktor Yanukovich hay ứng cử viên Viktor Yushchenko được chọn làm Tổng thống đi chăng nữa, cuộc bầu cử vừa qua đă mang chiến thắng về cho người dân Ukraine, v́ hai lư do sau đây: Thứ nhất là sau gần 13 năm, người dân Ukraine đă tự đi bầu và tự chọn lựa một tổng thống theo quyết định tự do của họ kể từ khi Ukraine thoát ra khỏi Liên bang Nga và dành lấy độc lập vào năm 1991 nhưng luôn luôn bị những khống chế chính trị từ phía chính quyền Nga. Thứ hai là mất gần 13 năm sau, thế giới mới đứng mạnh về phía các lực lượng đối lập và làm trọng tài một cách hoàn hảo để giúp cho người Ukraine tạo dựng lại một thế đứng chính trị mới, thoát khỏi sự kiềm chế của Nga.

Những phức tạp của cuộc bầu cử tại Ukraine và trận sóng thần bất ngờ ở vùng Á Châu, đă khiến cho nhiều người trong chúng ta ưu tư về một viễn ảnh không mấy sáng sủa của năm 2005 đang chờ đón nhân loại. Đương nhiên, những ǵ chưa xảy ra, người ta khó có thể dự đoán một cách chính xác nhưng phải nói là t́nh h́nh đầu năm 2005 có nhiều ẩn số không mấy lạc quan.

Trước hết vào đầu năm 2005, cuộc bầu cử tại Iraq sẽ diễn ra vào ngày 30 tháng 1 để thiết lập một nền dân chủ sau khi Hoa Kỳ và liên quân tiến vào thủ đô Bagdad lập đổ chính quyền độc tài Sadam Hussein vào tháng 4 năm 2002. Cuộc bầu cử này đang được chuẩn bị dưới những áp lực chống đối của nhiều phe Hồi giáo quá khích và trong sự phân ră một cách cùng cực của các lực lượng chính trị. Trong cuộc bầu cử này, cử tri Iraq sẽ chọn 275 dân biểu quốc hội, để chỉ định một chính phủ thay thế nội các tạm thời do Hoa Kỳ và liên quân đề cử hồi tháng 6 vừa qua. Hiện tại th́ một đảng chính trị của người Sunni tuyên bố rút lui cuộc bầu cử v́ cho là các đề nghị của họ không được Hoa Kỳ đáp ứng. Ngoại trưởng Mỹ ông Collin Powell đang điên đầu với những chống đối này nên đang yêu cầu các nước tại Trung Đông áp lực người Sunni phải tham gia cuộc bầu cử, đồng thời yêu cầu thủ tướng tạm thời của chính quyền Iraq hiện nay là ông Iyad Allawaii mời thủ lănh nhóm Sunni tham gia chính quyền để xây dựng thế đoàn kết chung. Trong khi đó, Osama Bin Laden lại vừa mới lên tiếng qua một cuộn băng Video kêu gọi người Iraq tẩy chay cuộc bầu cử và tuyên bố rằng "bất cứ ai tham gia bầu cử đều bị coi là kẻ phản đạo".

Không biết là lời hăm dọa của Osama Bin Landen có tác dụng tới đâu, nhưng chắc chắn một điều là nhóm Hồi Giáo quá khích sẽ t́m mọi cách phá hoại cuộc bầu cử vào ngày 30 tháng 1 tại Iraq. Đương nhiên Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc sẽ phải nỗ lực để thực hiện cuộc bầu cử thành công v́ đây là cuộc bầu cử 'định mệnh' cho cả ngựi dân Iraq và cho thể diện của Hoa Kỳ và liên quân. Đối với người dân Iraq th́ cuộc bầu cử này tuy có khó khăn và có thể sẽ bị khủng bố đánh phá, nhưng kết quả của nó sẽ là nền tảng căn bản để xây dựng một quốc gia Hồi Giáo dân chủ thân Tây phương. Đối với Hoa Kỳ và liên quân sẽ trao trả lại gánh nặng kiến tạo quốc gia dân chủ Iraq lại cho người dân Iraq một cách chính thống và sau đó sẽ rút khỏi Iraq. Cuộc rút quân có thể sẽ diễn ra từ từ trong năm 2005 tùy theo mức độ phản công của nhóm Hồi giáo quá khích và cũng tuỳ theo sự lớn mạnh của chính quyền dân chủ tại Iraq. Mặc dù có nhiều âu lo trong cuộc bầu cử sắp tới, nhưng qua kinh nghiệm bầu cử tại A Phú Hăn, người ta lạc quan tin tưởng là sự chính thống của một chính quyền dân chủ, sẽ có khả năng ổn định t́nh h́nh qua sự tín nhiệm và hợp tác của người dân.

Một vấn đề khác cũng đáng chú ư là tỷ giá hối đoái của đồng Mỹ Kim với đồng Euro, trong bốn năm qua đă giảm sút 40% và chỉ trong năm 2004 mức độ sụt giá vượt quá 20%, đang tạo thành một mối lo ngại chung của nhiều quốc gia theo cách tính đồng Mỹ Kim. Hiện tại, Tổng thống Bush chưa có một kế hoạch ǵ để ngăn chận sự sụt giá của đồng Mỹ Kim nên sự tác hại có thể kéo dài sang năm 2005. Một trong những quốc gia có thể bị thiệt hại nặng nề là Trung Quốc. Trung Quốc là nước có dự trữ một số lượng Mỹ Kim rất lớn với 286 tỷ Mỹ Kim (2002), tăng thành 403 tỷ (2003) và 570 tỷ Mỹ Kim (2004) và do sự sụt giá của đồng Mỹ Kim đă làm cho Trung Quốc bị thiệt hại 10 tỷ Mỹ Kim trong các năm vừa qua. Nếu t́nh h́nh này tiếp tục kéo dài, nền kinh tế của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng với cuộc khủng hoảng tiền tệ sẽ xảy ra như đă từng xảy ra năm 1997 tại Thái Lan và sau đó lan rộng sang nhiều quốc gia Á Châu. Dự kiến này nếu xảy ra sẽ tạo rất nhiều tác hại lên môi trường đầu tư và phát triển tại Á Châu nói chung và nhất là Việt Nam nói riêng v́ sự liên hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Việt Nam ở vùng biên giới rất mật thiết. Hiện tại Trung Quốc đang cố chuyển tiền dự trữ từ Mỹ Kim sang đồng Euro và đồng Yen nhưng quá trễ và nhất là có thể gây ra nhiều trở ngại cho các công ty đầu tư mà đa số là đến từ Hoa Kỳ.

Nói tóm lại, viễn ảnh của thế giới vào đầu năm 2005, sau trận thiên tai bất ngờ của sóng thần, người ta đă cảm nhận rằng lằn ranh giữa sống và chết rất mong manh. Nếu biết chuẩn bị và ngăn chận trước những tiêu cực, người ta cũng sẽ có thể vượt qua. Tuy nhiên điều khó là làm sao biết rơ để có những ngăn chận đúng lúc và nhất là con người có những thiện chí hỗ trợ, góp sức để làm sao có thể ngăn chận những vấn nạn chung hay không. Cục diện tại Iraq và sự tụt giá của đồng Mỹ Kim là điều mà ai cũng biết là rất nguy hiểm, nhưng dường như cho đến nay sự hợp tác chung để giải quyết vẫn là một ẩn số lớn v́ nó chưa trở thành mối quan tâm chung của mọi người.



-- (Hồng_Hà @ Bạch_Đằng_Giang.Com), December 31, 2004


Moderation questions? read the FAQ