Điểm nóngChính trị Việt Namgreenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread |
Điểm nóngChính trị Việt Nam2.12.2004
Nguyễn Minh Than h Lời nói "phải chăng" của Chủ tịch Nguyễn Văn An "Ở đây tôi nói phải chăng thôi, chứ các đồng chí làm tốt rồi th́ tôi xin lỗi." (Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An phát biểu trong phiên họp toàn thể ngày 17.11.2004)
Bài phát biểu rất ngắn của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An mở đầu phiên họp toàn thể ngày 17.11.2004, vào lúc kết thúc đợt chất vấn các bộ trưởng đầu tiên, được đăng tải trên nhiều tờ báo (Lao động, Người lao động Thành phố Hồ Chí Minh, Tuổi trẻ,…) và mới đây được đăng lại toàn văn trên báo Nhân dân ngày 30.11.2004 với nhan đề Bộ trưởng là bậc anh tài/ Xuống Đông Đông cạn, lên Đoài Đoài tan... [1] , nhân dịp mở đầu đợt chất vấn lần thứ hai các Bộ trưởng và Thủ tướng Chính phủ vào cuối cuộc họp Quốc hội lần này, cho thấy sự chạm trán công khai đang ngày càng trở nên rơ ràng giữa hai quan điểm đối lập về phương thức quản lư Nhà nước ở Việt Nam hiện nay, được thể hiện dưới một h́nh thức mềm mại và tinh vi như thế nào. Sự chạm trán giữa một bên là những lực lượng xă hội đang trong quá tŕnh t́m ṭi để đổi mới tư duy nhằm tiến hành cải cách một bước căn bản các phương thức quản lư đất nước, và bên kia là những người muốn níu kéo quá tŕnh cải cách bằng việc duy tŕ các kiểu quan hệ cũ, đặc biệt là xung quanh các mối quan hệ giữa những người dân với các chủ thể quản lư Nhà nước của ḿnh (trước hết là thông qua quan hệ trên nghị trường giữa các đại biểu Quốc hội và những người đứng đầu các Bộ của Chính phủ).
Trong một Nhà nước dưới sự lănh đạo của một đảng duy nhất, hiển nhiên là khó mà có thể có h́nh dung ngay được, giữa hai lực lượng đối lập này, một ranh giới rơ ràng về mặt tổ chức-nhân sự. Chính v́ thế, mới có thể diễn ra chuyện, một ông Bộ trưởng GD-ĐT, sau khi đă tỏ ra hết sức bất lực trước Chính phủ, trước Quốc hội, trước đông đảo cử tri cả nước, lại có thể tiếp tục được đảm nhiệm cương vị như cũ, hơn thế nữa, lại c̣n được cử vào làm Uỷ Viên Hội đồng Giáo dục quốc gia và được Thủ tướng Chính phủ chỉ định, thay mặt cả cho Chính phủ, làm Trưởng Ban phụ trách xây dựng Báo cáo về t́nh h́nh giáo dục và, cũng thay cho Chính phủ, để tŕnh trước Quốc hội lần này. Cũng như việc một ông Chủ tịch Quốc hội, thay v́ làm người tố chức cho việc phát ngôn của các đại biểu Quốc hội và đối thoại giữa các đại biểu và Chính phủ, lại đứng ra làm người phát ngôn thay cho cử tri và trực tiếp kiến nghị điều chỉnh các mối quan hệ trong nội bộ Chính phủ, giữa các Bộ trưởng, các thành viên của Chính phủ và Thủ tướng (và các Phó thủ tướng), những người đứng đầu Chính phủ.
Giai đoạn chuyển tiếp để đi đến một Nhà nước pháp quyền c̣n kéo dài, lâu hay mau th́ c̣n tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. Chính v́ vậy, khi chưa có được một cơ chế phân quyền một cách rơ ràng, th́ cả hai phía kể trên, trong khi vẫn tiến hành những cuộc đấu tranh quyết liệt, khi công khai, khi ngấm ngầm, lại không thể không dựa vào nhau. T́nh trạng đan xen xoắn xuưt giữa hai xu thế ấy chính là cái nền cho việc xuất hiện và tồn tại, trong một thời gian khá dài nữa, của những con người nằm ở trung tâm điểm nối của sự đan xen ấy, đó là trường hợp của Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An.
Sau hai buổi Quốc hội nghe và chất vấn các bản báo cáo của Bộ trưởng GD-ĐT (ngày 15.11) và Bộ trưởng KH-ĐT (ngày 16.11), sáng ngày 17.11 ông Nguyễn Văn An bằng cách nói khôn khéo đă nhấn mạnh đến việc trao nhiều quyền hơn cho các bộ trưởng và đ̣i hỏi các bộ trưởng nỗ lực nhiều hơn, với những lời tuyên bố "mong muốn của tôi, và cũng là của cử tri là bộ trưởng đi đến đâu, liếc mắt nh́n đến đâu là trật tự ở đó phải được lập lại, phải được củng cố, tăng cường phát triển lành mạnh. (...) Bộ trưởng phải thực sự là những bậc anh tài" [2] . Phải nói là ông Nguyễn Văn An lựa chọn đúng lúc để phát biểu. Đó là thời điểm diễn ra sau khi hai bộ trưởng trên đă trả lời phỏng vấn và sau khi Văn pḥng Thủ tướng đă có thông báo chính thức về việc không đưa Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển vào danh sách các thành viên của Chính phủ vào cuộc trả lời chất vấn của các Đại biểu, một sự thay đổi vào giờ chót sau một thời gian để ngỏ danh sách, và nhất là sau một quyết định hồi đầu tháng, hoăn lại các cuộc trả lời chất vấn tại Quốc hội, v́ lư do Thủ tướng đang có các chuyến công tác đặc biệt quan trọng.
Tư cách và năng lực thực sự của Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển đă được thể hiện một cách khách quan đúng như trong bài viết của tác giả Đặng Mầm Sáng trong lá "Thư ngỏ gửi Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, đại biểu quốc hội khoá XI" (bức thư số 2) qua bốn năm năm làm Bộ trưởng và nhất là qua hai kỳ họp Quốc hội 4 và 5 vừa rồi. Việc đánh giá về tư cách đó một lần nữa đă được ngầm thể hiện qua quyết định của Thủ tướng Chính phủ: đưa ông Nguyễn Minh Hiển ra khỏi danh sách các thành viên trả lời phỏng vấn.
Sự việc đă rơ mười mươi. Ông Bộ trưởng đă, về mặt danh nghĩa mà nói, "hoàn thành "sứ mệnh lịch sử" của ḿnh, đối với việc quản lư nền giáo dục Việt Nam, đă từng chủ yếu được nắm giữ trong tay một bộ máy, mà một bộ phận quan trọng của nó (bộ phận quan quyền) đang trong xu thế quan liêu hoá (...) sang một nền quản lư đổi mới, tự chủ, hướng về lợi ích của đông đảo nhân dân, mà tất nhiên ở đó ông không thể c̣n giữ vai tṛ quan phụ mẫu (người viết nhấn mạnh) như chỉ một năm trước thôi" (cũng theo Đặng Mầm Sáng trong bài viết trên). Để được đổi mới thật sự, nền Giáo dục hiện nay cần có những chủ thế quản lư thực sự tích cực tham gia vào Đổi mới.
Sau hai, ba ngày làm việc căng thẳng về một loạt các chủ đề cực kỳ nhạy cảm, hầu hết nằm ở trung tâm các mối quan tâm của toàn thể xă hội, khó ḷng tránh khỏi những bức bách, bức xúc, ít nhiều mệt mỏi v́ thấy điều hành một quốc gia sao mà khó thế, khi nghe ông Nguyễn Văn An truyền ra lời "hịch": "Sang Đông Đông cạn, lên Đoài Đoài tan" một cách hùng dũng và tha thiết ấy, gửi gắm một niềm hy vọng lớn lao hiệu triệu trở lại niềm tin vào các vị bộ trưởng như vậy, không biết bao nhiêu trong số đại biểu tại nghị trường có cảm giác được trở về trong không khí xa xưa của một buổi sinh hoạt triều đ́nh, khi mà quyền lực cá nhân trực tiếp của những bậc quan phụ mẫu "đèn giời soi xét" được coi là có một ảnh hưởng hết sức quyết định đến sự vận hành của cả một xă hội (ít nhất là trong sự tin tưởng thành thật của chính họ). "Liếc mắt nh́n đến đâu là trật tự ở đó phải được lập lại, phải được củng cố, tăng cường phát triển lành mạnh". Trong không khí đó, dễ dàng xuất hiện niềm tin tưởng mơ hồ vào các ảnh hưởng hoàn toàn mang tính cá nhân, thiên về khía cạnh sức mạnh can thiệp trực tiếp, từ trên cao giáng xuống của những người lănh đạo, không cần thông qua các thiết chế xă hội, nhất là thông qua các qui phạm pháp luật, cũng như những quan hệ xă hội mang tính phối hợp và tự điều chỉnh khác, đặc biệt là của các tổ chức xă hội có tính chất tương đối độc lập với chính quyền, thường được gọi là xă hội công dân, trong việc huy động sự tham gia tự nguyện của các công dân trên các cương vị khác nhau, ở đây là sự tham gia của những người cán bộ công chức trong bộ máy nhà nước vào việc tăng cường năng lực làm việc và quản lư của bộ máy nhà nước.
Liệu ông Chủ tịch Nguyễn Văn An có hiểu ra là ḿnh đang nằm mơ không? Liệu ông có biểt rằng ông đang sống trong một xă hội nào khi ông muốn cho các bộ trưởng ngày nay khoác lại cái vỏ uy quyền của các "con giời" trong một nên quân chủ chuyên chế?
Đó là một xă hội mà dân đen, thuộc hạ nhất nhất tin theo, làm theo các bậc chăn dân, các nhà lănh đạo "tuyệt đối sáng suốt", hay là một xă hội mà những người dân và kể cả những người đang thực thi các nhiệm vụ quốc gia đang ngày càng có ư thức về quyền hạn riêng của ḿnh, và trách nhiệm riêng của ḿnh để không đến nỗi lúc nào cũng phải có một ai đó ở bên trên "đ̣i hỏi thật ráo riết" th́ họ mới làm việc tốt được?
Liệu một xă hội mà ở đó người dân có ư thức rơ về quyền hạn và trách nhiệm riêng của ḿnh có cần đến sự thúc đẩy của một ông Bộ trưởng thụ động đến mức luôn đ̣i hỏi lúc nào ḿnh cũng phải được ai đó cấp trên thúc đẩy, phải được "tạo điều kiện thật tốt cho Bộ trưởng thực hiện đầy đủ chức năng" th́ mới làm việc được?
Liệu những nhà giáo, các cán bộ-công chức, các "sĩ quan của đội quân giáo dục" (tức các cán bộ quản lư giáo dục, dùng theo chữ của nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị B́nh trong cuộc Hội thảo triển khai chỉ thị 40 của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng nhà giáo sáng 17.11) có cần đến và có chấp nhận một ông Bộ trưởng thụ động như thế làm "tư lệnh" cho ḿnh không, thưa ông Chủ tịch?
Hay là ông cho rằng dân trí người Việt Nam c̣n quá thấp, do đó trong thời gian khi dân trí chưa được nâng cao đến mức cần thiết để họ trở thành những công dân độc lập, th́ ta hăy đừng sốt ruột mà đốt cháy giai đoạn, và v́ thế vẫn c̣n rất cần thiết, càng nhiều càng tốt, những vị "tư lệnh", kiểu như bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển, để khi cần, lúc này có thể biết cách nhũn nhặn, nhún ḿnh đến mức tối đa, nhằm không làm mất ḷng nhân dân, đặc biệt là làm mất ḷng các cấp lănh đạo, và lúc khác, lại có thể tỏ ra cực kỳ có uy để khiến cho cấp dưới phải bạt viá xiêu hồn mà thi hành công vụ một cách không chậm trễ!!!
Không hiểu ông Nguyễn Văn An có đặt quá nhiều hy vọng vào cái anh tài của vị bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển không? Nếu ông Hiển làm được chuyện đó, th́ hẳn ông đă trở thành một vị bộ trưởng có uy lực vào bậc nhất "Xuống Đông Đông cạn, lên Đoài Đoài tan" rồi. "Bất hạnh" thay cho ông! Giới báo chí "quá chi ly" đă nhiệt t́nh xăm xoi lặn t́m tất cả mọi bằng chứng và kết quả là không t́m thấy một chi tiết nào tương đương với điều ông nói [3] .
Nếu ông Nguyễn Văn An, với tư cách là người điều hành chung các hoạt động của Quốc hội, làm được cái việc là thúc đẩy các cơ quan cấp trên t́m ra các biện pháp để qui trách nhiệm rơ ràng cho những người đứng đầu của ngành ngay từ kỳ họp một năm trước th́ tốt quá! Mà tại sao UBTV Quốc hội, dưới sự chủ tŕ của ông, đă không tham gia tích cực hơn từ trước đi, tại sao không lập ra một Uỷ ban độc lập, điều tra khẩn cấp về t́nh h́nh Giáo dục, theo sáng kiến của ĐB Nguyễn Đức Dũng [4] , để tiến hành đánh giá trực tiếp ngành Giáo dục, giống như trong các lĩnh vực khác, như lĩnh vực Kế hoạch - Đầu tư vừa rồi chẳng hạn?
Tại sao khi đă giao cho Chính phủ làm báo cáo và điều hành việc Đổi mới GD ấy rồi mà lại không để cho Chính phủ chủ động làm đến cùng việc Đổi mới ấy?
Nếu cảm thấy công việc của Chính phủ không ổn th́ sao ông Chủ tịch không đặt vấn đề cho Quốc hội tiến hành thẩm tra công việc của Chính phủ luôn đi?
Hay là bây giờ ông cảm thấy hối tiếc v́ đă không làm theo lời của ĐB Nguyễn Đức Dũng, để cho Quốc Hội, dựa trên Uỷ ban điều tra của ḿnh, có thể đưa ra một tiếng nói có giá trị độc lập với Chính phủ? Và như vậy ông muốn đưa ra lời nói này của ḿnh ḥng văn hồi lại cái "oai" đă bị bỏ lỡ dịp thể hiện ấy chăng?
Một Nghị quyết của Quốc hội được đưa ra một cách lưng chừng như vậy (để ngỏ trong lịch của Quốc hội cho đến những ngày cuối cùng, 24.11), thực ra chủ yếu dựa trên việc nghe ngóng sự phản ứng của công luận, của các đại biểu đối với các bản Báo cáo của Chính phủ, bản đánh giá thẩm tra của Uỷ ban chuyên trách của Quốc hội về giáo dục, chứ không hề là một sự vận động có chủ đích của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Dù sao, việc ông có ủng hộ để đưa một Nghị quyết ra được cũng đă là tốt rồi. Mà tránh làm sao được trước sức ép của đa số cử tri và của các đại biểu đang dâng lên? Tuyên bố công khai là cá nhân tôi có quyền quyết định để đưa một nghị quyết ra trước Quốc hội xem xét, và làm ra vẻ ḿnh có quyền dàn xếp về nội dung Nghị quyết ấy với Chính phủ, cũng là một dịp không tồi, để giúp cho ông giữ lại cho ḿnh phần nào cái tác phong oai vệ, mà thực tế cho thấy đang ngày càng có nguy cơ rời khỏi tay ông.
Những người dân nào có tŕnh độ tương đối đều hiểu được rằng nhiệm vụ của một ông Chủ tịch QH trong lúc điều hành các phiên họp của Quốc hội là giúp cho các đại biểu cử tri có thể tham gia đóng góp ư kiến tốt nhất, giúp cho việc đối thoại giữa các đại biểu và các thành viên Chính phủ diễn ra có trật tự, giúp cho quá tŕnh làm luật có hiệu quả, chứ không phải là can thiệp vào công việc nội bộ của Chính phủ. Cũng đừng trộn lẫn các ư kiến của ông với tư cách là một đại biểu của dân, một công dân, và ư kiến của ông với tư cách là người Chủ tịch của Quốc hội. Đừng cố t́nh thực hiện "sự tư hữu hoá quyền lực" một cách tinh vi ấy (tinh vi bởi nó được che đậy đằng sau các hành động có vẻ thuần tuư chí công).
© 2004 talawas
-------------------------------------------------------------------------------- [1]Theo Nhân dân ngày 30.11.2004 http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=37&sub=130&article=20714 Lê Thanh Vân lược ghi. [2]Trong số hai Bộ trưởng đă tŕnh bày báo cáo và trả lời chất vấn là Bộ trưởng GD-ĐT và Bộ trưởng KH-ĐT trước khi Chủ tịch Nguyễn Văn An phát biểu, th́ người thứ hai đă có một tŕnh bày đúng mực và trả lời căn bản được các chất vấn của các đại biểu Quốc hội, trong cuộc đối chất trực tiếp với một Uỷ ban của Quốc hội thẩm tra lĩnh vực của ḿnh (khác với ông Hiển lấn cấn giữa hai vai tṛ, vừa là người làm báo cáo về lĩnh vực của ḿnh, lại vừa là người trả lời chất vấn; mặt khác, sức ép của công luận đối với Cải cách Giáo dục trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết), nên thực chất can thiệp của ông Nguyễn Văn An, mặc dù không chỉ đích danh, chủ yếu là để nhằm đỡ lại tư thế đă trở nên quá xộc xệch của ông Bộ trưởng GD-ĐT trước đông đảo đại biểu quốc hội và cử tri. [3]Xem bài "Báo cáo thành tích có nên xuất hiện ở diễn đàn chất vấn" của Lê Huân trên báo Lao động 319 ngày 15.11.2003 http://www.laodong.com.vn/new/search/index.html. [4]Xem thêm bài "Tư hữu hoá quyền lực" của Nguyên Lâm trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (của Quốc hội) bản điện tử ngày 29.11.2004. http://nclp.org.vn/?act=chitiet&idcat=1&idnews=449
-- (Việt Nhân @ Filson.Net), January 06, 2005