TỪ THỦ ĐOẠN TUYÊN TRUYỀN SUY NGHĨ VỀ ĐẠO ĐỨC NGƯỜI CẦM QUYỀN

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

TỪ THỦ ĐOẠN TUYÊN TRUYỀN SUY NGHĨ VỀ ĐẠO ĐỨC NGƯỜI CẦM QUYỀN

Tôi là một học sinh được học hành và giáo dục dưới mái trường Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Từ nhỏ tôi đã rất yêu Liên Xô và các những xã hội chủ nghĩa anh em khác. Tôi yêu lắm, yêu Lăng Lê Nin, quảng trường Đỏ, cây bạch dương và những cánh đồng Nga… Đến tận ngày nay, tôi vẫn rất yêu nước Nga, vì hình ảnh của nó được khắc vào tâm trí trẻ thơ của tôi là quá đẹp. Liên Xô, hiện thân của Hoà Bình và những gì tốt đẹp nhất mà loài người đang ước vọng. Hàng tuần, có Báo Văn nghệ là thứ báo mà tôi mong chờ nhất, chỉ để xem những tranh vui ở trang cuối. Lúc đó còn rất nhỏ, tôi thấy rất thú vị khi xem những bức tranh vui đó. Các nhân vật thường được đề cập tới trong các tranh này là: Chú Sam, một lão già gày đét, trông độc ác mặc chiếc áo đuôi tôm kẻ sọc, hay cầm batoong, bộ râu nhọn hoắt và một chiếc mũ cao thành có nhiều sao và sọc… Chú Bành, một lão to béo, lùn tịt, mắt híp, đội mũ vải lưỡi trai có ngôi sao, về sau tôi mới biết lão này hao hao giống… Đặng Tiểu Bình! Một nhân vật nữa hay gặp, đó là “nhân vật” ASEAN. Tuỳ thuộc vào từng tác giả mà tay này được thể hiện như một thằng du côn, một ả gái điếm… Tôi xin tả lại một bức tranh như thế này. Cảnh một, chú Sam ra hồ quăng câu, thấy có con cá thò đầu lên khỏi mặt nước. Con cá có dòng chữ chú thích ASEAN trên trán. Cảnh hai, chú Sam giật được “con cá” ASEAN lên, nhưng té ra có mỗi cái đầu với bộ xương cá. Bây giờ nhớ lại thấy chúng vô duyên và kỳ quặc hết sức, thế mà thể loại này tuần nào cũng có, suốt trong thời kỳ đó và chúng dù sao cũng đem lại cho lũ nhóc chúng tôi những niềm vui ngớ ngẩn con con. Tôi còn nhớ một lần, khi bố tôi nghe một bãi xã luận đọc trên đài Tiếng nói Việt Nam hẳn hoi, nhưng lại nói về một tên Ma cô nào đó mãi tận Phi-líp-pin. “Ma cô”, hẳn loại ma này rất nguy hiểm, cần phải đề phòng! Bố tôi sau khi nghe tôi hỏi, chắc cũng không biết nên giải thích với thằng nhóc này thế nào cho ổn thoả, cũng đành phải giải thích một cách chung chung như vậy. Tay ma cô Phi-líp-pin này được tôi đem đi doạ lại những đứa trẻ khác và thêu dệt thêm không biết bao chi tiết rùng rợn về hắn. Mãi đến gần đây, khi Bố tôi nhắc lại câu chuyện cũ, mới nói với tôi rằng, tay ma cô đó là Tổng thống Mác cốt của Phi-líp-pin. Chẳng hiểu ông ta đã làm gì nên tội mà bị mạt sát ghê thế! Đi học đại học, khi học môn lịch sử quan hệ quốc tế tôi mới biết lúc đó ASEAN được Việt Nam coi như là kẻ thù, tay sai của đế quốc Mỹ, tức là Chú Sam. Hồi đó chú Bành “can tội” sang thăm Mỹ, đội mũ cao bồi chụp ảnh đã bị các phương tiện thông tin đại chúng Việt Nam coi là phản động, bắt tay đế quốc, thôi thì chửi như hát hay… Chúng tôi cũng vì thế ghét “bọn” ASEAN này lắm, ghét đến tận bây giờ. Ở Việt Nam có ông nhà thơ Bút tre. Ông này có những bài thơ kiểu: Anh Thanh [1] ơi hỡi Anh Thanh Anh về phân bắc phân xanh đầy chuồng… về sau có nhiều bài thơ được “dí” cho ông Bút tre, nhưng tôi dám chắc là do dân gian nghĩ ra: Trên rừng có khỉ đánh đu Thằng Ngô Đình Diệm mút c… Cụ Hồ

-- (Sáu Bi Da @ SaiGon.Net), January 07, 2005

Answers

Response to TỪ THỦ ĐOẠN TUYÊN TRUYỀN SUY NGHĨ VỀ ĐẠO ĐỨC NGƯỜI CẦM QUYỀN

Dân Việt Nam ta là hóm lắm. Bố tôi kể, lúc đó hai miền Nam Bắc phân chia, xung quanh đầy rẫy mật thám dòm ngó. Đó là các anh Công an áo vàng, ngày nào cũng nghe ngóng, thậm chí vào nhà từng gia đình dân chúng, mở lồng bàn xem hôm nay ăn gì. (Ông nội tôi, một công chức quèn thời Pháp thuộc đã từng tát vào mặt một anh công an trong hoàn cảnh đó). Lúc đó chỉ cần mở mồm ra mà không ca ngợi không nói điều hay điều tốt cho Đảng, cho Nhà nước thì toi. Câu thơ trên chẳng phải để chửi Ông Diệm, mà sâu xa hơn để giễu cái kiểu tuyên truyền thô thiển đến mức ngu xuẩn của mấy ông quan cách mạng trong ngành văn hoá – tuyên truyền mới được “hô biến” từ nông dân. Nhân tiện, tôi xin kể một chuyện nữa cho quý vị thư giãn. Sau giải phóng, nhà tôi được một người họ hàng gửi từ Pháp về tặng một chiếc đài bán dẫn SANYO rất quý. Ông tôi suốt ngày dò dò vặn vặn để tìm những làn sóng tận đâu đâu. Một ngày đẹp trời anh áo vàng vào bắt quả tang. Anh quát to:

- A! Nhà này tích trữ cái “ét xì a en nờ i ô” này để nghe đài địch phải không ? tịch thu!

Máy rađiô của gia đình bị tịch thu như vậy, để lại trong tôi một cảm giác kinh khủng, vì tiếc; nhưng lúc đó tôi có lúc nghĩ rằng, có lẽ ông tôi nghe đài địch như vậy bị thu mất rađiô, là đúng chăng ?

Nghe đài đọc báo của ta

Chớ nghe đài địch ba hoa tuyên truyền…

Câu khẩu hiệu kẻ rõ ràng, to đùng trên bức tường chỗ máy nước đầu phố, chẳng nhẽ sai? Nhưng một con người đáng kính như ông tôi tại sao lại nghe đài địch? Chết thật! Nghe bọn chú Sam, chú Bành, bọn BBC… này tuyên truyền là sai quá rồi còn gì! Bây giờ kể lại chuyện thì thấy buồn cười nhưng thời đó thì tiếc cái đài lắm, nhưng nỗi sợ còn lớn hơn. Anh công an đã đe, may mà ông tôi già rồi, không thì cho đi cải tạo án cao su mục xương!

Lại nói về các nước anh em. Thời kỳ Trung Quốc còn “Môi hở răng lạnh” với ta thì tôi còn nhỏ quá, không biết. Nhưng đến thời môi bị răng cắn chảy máu thì chửi như hát hay, song song với ca ngợi Liên Xô và các anh em xã hội chủ nghĩa Đông Âu hết lời. Liên Xô là nhất, là đỉnh cao. Nhưng với trẻ con chúng tôi thì đâu có thế. Chỉ biết chúng tôi học những câu đồng dao rất nhanh:

Ông Liên Xô, bà Trung Quốc, ông đi guốc, bà đi giầy, ông nhảy dây, bà đá bóng…

Mãi đến sau này tôi mới biết trên thực tế ngay cả ở Liên Xô cuộc sống của người dân cũng không như những gì mà chính quyền Việt Nam đã tuyên truyền. Nhưng vào lúc đó thì chúng tôi đâu có những nguồn thông tin khác. Tất cả chỉ là những tin đồn, cả về các cuộc chính biến tại các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

Liên Xô đưa quân vào Ápganixtan. Việt Nam cũng đưa quân vào Campuchia làm nghĩa vụ quốc tế. Đây là lúc mà bộ máy tuyên truyền của Nhà nước Việt Nam làm việc hăng say nhất. Tôi nhớ có một bức tranh đả kích trên báo Văn nghệ, vẽ Chú Sam hò hét: Liên Xô phải rút quân khỏi Ápganixtan, còn Chú Bành thì hô: Việt Nam rút quân khỏi Campuchia. Thật đúng là mùa nào thức ấy, gió chiều nào che chiều ấy, điều này không sai cả với báo chí Cách Mạng!

Ngày xưa đọc những truyện về biệt động trừ gian, chúng tôi ghét bọn Việt gian bán nước lắm. Các nhà văn tả chúng là những kẻ xấu xa, gió chiều nào trở cờ theo chiều ấy, theo Pháp theo Nhật theo Mỹ… lung tung cả. Đâm ra chúng tôi cũng thấy bọn trở mặt như trở bàn tay này đáng ghét thật. Không ngờ…

Liên Xô sụp đổ, cùng với một loạt anh em khác ở Đông Âu, bụi bay mù mịt bay đến tận nước đàn em Châu Á, làm cho những nhà cầm quyền phải hắt hơi… Một nỗi cô đơn to lớn đè nặng lên toàn đất nước. Đang là con tốt đen trên bàn cờ địa chính trị thế giới, đóng chốt ở Đông Nam Á, đóng vai trò thằng Chí Phèo hay mụ hàng tôm hàng cá, hơi tí thì chửi váng cả lên, bỗng dưng hội bảo kê… biến mất. Làm gì bây giờ nhỉ? Cái bọn ma cô đĩ điếm ASEAN hình như chúng nó cũng không xấu đến như thế thì phải ? Mà sao chúng nó giàu hơn mình, mình thì nghèo kiết xác. (Quý vị không biết lúc đó dân chúng khổ cực như thế nào đâu. Thậm chí đến lúc “đồng chí” Tổng Bí thư Lê Duẩn ốm nặng, lũ trẻ chúng tôi cũng chờ đợi cái chết của “Cụ” như là một tín hiệu cho cái sự đỡ khổ. Đó chính là những thay đổi đầu tiên trong tâm lý của chúng tôi).

Những năm 90 của thế kỷ 20 là những năm náo loạn về tư tưởng. Kẻ thù ma cô trước đây bỗng trở nên quá quan trọng. Không được chúng nó cho vào hội thì chí nguy. Thế là cuống cuồng cuồng cả lên, bộ máy tuyên truyền hoạt động cật lực, ca ngợi bọn cựu du thủ du thực đó hết lời. Chúng tôi bỗng trở nên hoang mang. Chẳng nhẽ các nhà lãnh đạo của chúng ta lại trở mặt như trở bàn tay như thế được sao? Như thế thì có khác gì bọn Việt gian bán nước đâu ?

Biến mất hẳn giọng điệu thù địch. Bây giờ thì “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước”, quan hệ Việt Trung qua cơn mưa trời lại sáng… (dân chúng thì cười, bảo nhau, không khéo mai lại mưa nữa, thời tiết mà…) chẳng biết thế nào mà lần. Bây giờ, mỗi lần thấy đưa tin, Việt Nam tổ chức thượng đỉnh nọ, hội nghị kia, phát mấy cái ngôn to như cái đình, đưa ra hàng đống sáng kiến cứ cuống quít cả lên, chúng tôi đem so sánh với những giọng điệu trước đây, thấy nực cười. Cái lưỡi đã không có xương thì chắc cái mặt cũng phải dày cộp.

Bệnh thành tích phục vụ công tác tuyên truyền càng ngày càng nặng, ăn sâu đến tận xương tuỷ của các cấp cán bộ. Cách đây vài năm có cuộc thi tìm hiểu Công đoàn ngành Giao thông Vận tải, một ngành cực lớn và đông, nhiều bê bối của Nhà nước Việt Nam nhân kỷ niệm mấy chục năm thành lập. Cuộc thi được phát động đến từng công ty con, từng xí nghiệp của ngành. Để lấy thành tích các cơ quan bị ép chỉ tiêu từ tận trên Bộ, là phải có 100% cán bộ công nhân viên tham gia. Và thế là các cô cậu nhóc mới đi làm ngồi chép thục mạng từ những đáp án có sẵn, chép thay cho cả Giám đốc, trưởng phó phòng lẫn chép cho bản thân, chép không kịp đem về nhà nhờ người nhà chép tiếp. Một cuộc thi thành công mỹ mãn với hàng tấn bài thi. Lãnh đạo Bộ sung sướng vì cuộc thi được hưởng ứng nhiệt liệt. Nhưng quả thực, bài thi của Cụ Bộ trưởng có khi cũng là do người khác làm hộ. Tình trạng đó không phải Cụ không biết nhưng có lẽ Cụ cũng không muốn nghe những gì trái tai, mà thích nghe thành tích. Điều này chắc đúng cả với các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Không chỉ muốn loè bịp nhân dân mà muốn loè bịp cả chính mình, không muốn nghe về những căn bệnh ung thư của chế độ.

Bố tôi bảo, chẳng thể tin được cái loa tuyên truyền Cộng sản! (mà ông cũng là một đảng viên, đau thế). Hệ thống thông tin của Nhà nước cộng sản Việt Nam thực không hơn cái trôn trẻ là mấy, các Cụ nhà mình có câu “miệng quan trôn trẻ” thực là hay. Thông tin ở Việt Nam cũng phải phân phối. Cán bộ cấp càng thấp thì càng được ít thông tin, như Đảng viên sinh hoạt ở chi bộ cấp Phường Xã thì mù tịt, có chăng chỉ được hơn dân đen một chút. Độc quyền thông tin là một đặc điểm không thể chấp nhận được của chế độ hiện hành tại Việt Nam. Nhân dân có thể chịu đói, chịu khổ nhưng không thể chịu được sự bịt mắt, bịt tai, thậm chí bóp hầu bóp cổ không cho phát ngôn.

Nhưng tình hình bưng bít thông tin đó không thể tiếp tục được mãi. Mạng Internet đã đem tất cả những tư tưởng dân chủ vì một nền dân chủ thực sự của nhân dân và vì nhân dân toàn thế giới xích lại gần nhau.

Vườn hoa Chí Linh có ông Lê-nin đứng nhìn sang cột cờ Hà Nội. Dân Hà Thành hóm hỉnh:

Ông Lê-nin ở nước Nga

Cớ sao ông đến vườn hoa nước này

Ông nhăn trán, ông cau mày

Chủ nghĩa xã hội chúng mày còn lâu!

Dù có sống trong môi trường bưng bít đến mấy thì nhân dân vẫn có những tư tưởng và chính kiến của mình, chẳng ai có thể lên mặt dạy đời, giao giảng tư tưởng và loè bịp được mãi.

Vũ Huy Phan

(1) Đại tướng Nguyễn Chí Thanh



-- (Sáu Bi Da @ SaiGon.Net), January 07, 2005.


Response to TỪ THỦ ĐOẠN TUYÊN TRUYỀN SUY NGHĨ VỀ ĐẠO ĐỨC NGƯỜI CẦM QUYỀN

Dân Việt Nam ta là hóm lắm. Bố tôi kể, lúc đó hai miền Nam Bắc phân chia, xung quanh đầy rẫy mật thám dòm ngó. Đó là các anh Công an áo vàng, ngày nào cũng nghe ngóng, thậm chí vào nhà từng gia đình dân chúng, mở lồng bàn xem hôm nay ăn gì. (Ông nội tôi, một công chức quèn thời Pháp thuộc đã từng tát vào mặt một anh công an trong hoàn cảnh đó). Lúc đó chỉ cần mở mồm ra mà không ca ngợi không nói điều hay điều tốt cho Đảng, cho Nhà nước thì toi. Câu thơ trên chẳng phải để chửi Ông Diệm, mà sâu xa hơn để giễu cái kiểu tuyên truyền thô thiển đến mức ngu xuẩn của mấy ông quan cách mạng trong ngành văn hoá – tuyên truyền mới được “hô biến” từ nông dân. Nhân tiện, tôi xin kể một chuyện nữa cho quý vị thư giãn. Sau giải phóng, nhà tôi được một người họ hàng gửi từ Pháp về tặng một chiếc đài bán dẫn SANYO rất quý. Ông tôi suốt ngày dò dò vặn vặn để tìm những làn sóng tận đâu đâu. Một ngày đẹp trời anh áo vàng vào bắt quả tang. Anh quát to:

- A! Nhà này tích trữ cái “ét xì a en nờ i ô” này để nghe đài địch phải không ? tịch thu!

Máy rađiô của gia đình bị tịch thu như vậy, để lại trong tôi một cảm giác kinh khủng, vì tiếc; nhưng lúc đó tôi có lúc nghĩ rằng, có lẽ ông tôi nghe đài địch như vậy bị thu mất rađiô, là đúng chăng ?

Nghe đài đọc báo của ta

Chớ nghe đài địch ba hoa tuyên truyền…

Câu khẩu hiệu kẻ rõ ràng, to đùng trên bức tường chỗ máy nước đầu phố, chẳng nhẽ sai? Nhưng một con người đáng kính như ông tôi tại sao lại nghe đài địch? Chết thật! Nghe bọn chú Sam, chú Bành, bọn BBC… này tuyên truyền là sai quá rồi còn gì! Bây giờ kể lại chuyện thì thấy buồn cười nhưng thời đó thì tiếc cái đài lắm, nhưng nỗi sợ còn lớn hơn. Anh công an đã đe, may mà ông tôi già rồi, không thì cho đi cải tạo án cao su mục xương!

Lại nói về các nước anh em. Thời kỳ Trung Quốc còn “Môi hở răng lạnh” với ta thì tôi còn nhỏ quá, không biết. Nhưng đến thời môi bị răng cắn chảy máu thì chửi như hát hay, song song với ca ngợi Liên Xô và các anh em xã hội chủ nghĩa Đông Âu hết lời. Liên Xô là nhất, là đỉnh cao. Nhưng với trẻ con chúng tôi thì đâu có thế. Chỉ biết chúng tôi học những câu đồng dao rất nhanh:

Ông Liên Xô, bà Trung Quốc, ông đi guốc, bà đi giầy, ông nhảy dây, bà đá bóng…

Mãi đến sau này tôi mới biết trên thực tế ngay cả ở Liên Xô cuộc sống của người dân cũng không như những gì mà chính quyền Việt Nam đã tuyên truyền. Nhưng vào lúc đó thì chúng tôi đâu có những nguồn thông tin khác. Tất cả chỉ là những tin đồn, cả về các cuộc chính biến tại các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

Liên Xô đưa quân vào Ápganixtan. Việt Nam cũng đưa quân vào Campuchia làm nghĩa vụ quốc tế. Đây là lúc mà bộ máy tuyên truyền của Nhà nước Việt Nam làm việc hăng say nhất. Tôi nhớ có một bức tranh đả kích trên báo Văn nghệ, vẽ Chú Sam hò hét: Liên Xô phải rút quân khỏi Ápganixtan, còn Chú Bành thì hô: Việt Nam rút quân khỏi Campuchia. Thật đúng là mùa nào thức ấy, gió chiều nào che chiều ấy, điều này không sai cả với báo chí Cách Mạng!

Ngày xưa đọc những truyện về biệt động trừ gian, chúng tôi ghét bọn Việt gian bán nước lắm. Các nhà văn tả chúng là những kẻ xấu xa, gió chiều nào trở cờ theo chiều ấy, theo Pháp theo Nhật theo Mỹ… lung tung cả. Đâm ra chúng tôi cũng thấy bọn trở mặt như trở bàn tay này đáng ghét thật. Không ngờ…

Liên Xô sụp đổ, cùng với một loạt anh em khác ở Đông Âu, bụi bay mù mịt bay đến tận nước đàn em Châu Á, làm cho những nhà cầm quyền phải hắt hơi… Một nỗi cô đơn to lớn đè nặng lên toàn đất nước. Đang là con tốt đen trên bàn cờ địa chính trị thế giới, đóng chốt ở Đông Nam Á, đóng vai trò thằng Chí Phèo hay mụ hàng tôm hàng cá, hơi tí thì chửi váng cả lên, bỗng dưng hội bảo kê… biến mất. Làm gì bây giờ nhỉ? Cái bọn ma cô đĩ điếm ASEAN hình như chúng nó cũng không xấu đến như thế thì phải ? Mà sao chúng nó giàu hơn mình, mình thì nghèo kiết xác. (Quý vị không biết lúc đó dân chúng khổ cực như thế nào đâu. Thậm chí đến lúc “đồng chí” Tổng Bí thư Lê Duẩn ốm nặng, lũ trẻ chúng tôi cũng chờ đợi cái chết của “Cụ” như là một tín hiệu cho cái sự đỡ khổ. Đó chính là những thay đổi đầu tiên trong tâm lý của chúng tôi).

Những năm 90 của thế kỷ 20 là những năm náo loạn về tư tưởng. Kẻ thù ma cô trước đây bỗng trở nên quá quan trọng. Không được chúng nó cho vào hội thì chí nguy. Thế là cuống cuồng cuồng cả lên, bộ máy tuyên truyền hoạt động cật lực, ca ngợi bọn cựu du thủ du thực đó hết lời. Chúng tôi bỗng trở nên hoang mang. Chẳng nhẽ các nhà lãnh đạo của chúng ta lại trở mặt như trở bàn tay như thế được sao? Như thế thì có khác gì bọn Việt gian bán nước đâu ?

Biến mất hẳn giọng điệu thù địch. Bây giờ thì “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước”, quan hệ Việt Trung qua cơn mưa trời lại sáng… (dân chúng thì cười, bảo nhau, không khéo mai lại mưa nữa, thời tiết mà…) chẳng biết thế nào mà lần. Bây giờ, mỗi lần thấy đưa tin, Việt Nam tổ chức thượng đỉnh nọ, hội nghị kia, phát mấy cái ngôn to như cái đình, đưa ra hàng đống sáng kiến cứ cuống quít cả lên, chúng tôi đem so sánh với những giọng điệu trước đây, thấy nực cười. Cái lưỡi đã không có xương thì chắc cái mặt cũng phải dày cộp.

Bệnh thành tích phục vụ công tác tuyên truyền càng ngày càng nặng, ăn sâu đến tận xương tuỷ của các cấp cán bộ. Cách đây vài năm có cuộc thi tìm hiểu Công đoàn ngành Giao thông Vận tải, một ngành cực lớn và đông, nhiều bê bối của Nhà nước Việt Nam nhân kỷ niệm mấy chục năm thành lập. Cuộc thi được phát động đến từng công ty con, từng xí nghiệp của ngành. Để lấy thành tích các cơ quan bị ép chỉ tiêu từ tận trên Bộ, là phải có 100% cán bộ công nhân viên tham gia. Và thế là các cô cậu nhóc mới đi làm ngồi chép thục mạng từ những đáp án có sẵn, chép thay cho cả Giám đốc, trưởng phó phòng lẫn chép cho bản thân, chép không kịp đem về nhà nhờ người nhà chép tiếp. Một cuộc thi thành công mỹ mãn với hàng tấn bài thi. Lãnh đạo Bộ sung sướng vì cuộc thi được hưởng ứng nhiệt liệt. Nhưng quả thực, bài thi của Cụ Bộ trưởng có khi cũng là do người khác làm hộ. Tình trạng đó không phải Cụ không biết nhưng có lẽ Cụ cũng không muốn nghe những gì trái tai, mà thích nghe thành tích. Điều này chắc đúng cả với các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Không chỉ muốn loè bịp nhân dân mà muốn loè bịp cả chính mình, không muốn nghe về những căn bệnh ung thư của chế độ.

Bố tôi bảo, chẳng thể tin được cái loa tuyên truyền Cộng sản! (mà ông cũng là một đảng viên, đau thế). Hệ thống thông tin của Nhà nước cộng sản Việt Nam thực không hơn cái trôn trẻ là mấy, các Cụ nhà mình có câu “miệng quan trôn trẻ” thực là hay. Thông tin ở Việt Nam cũng phải phân phối. Cán bộ cấp càng thấp thì càng được ít thông tin, như Đảng viên sinh hoạt ở chi bộ cấp Phường Xã thì mù tịt, có chăng chỉ được hơn dân đen một chút. Độc quyền thông tin là một đặc điểm không thể chấp nhận được của chế độ hiện hành tại Việt Nam. Nhân dân có thể chịu đói, chịu khổ nhưng không thể chịu được sự bịt mắt, bịt tai, thậm chí bóp hầu bóp cổ không cho phát ngôn.

Nhưng tình hình bưng bít thông tin đó không thể tiếp tục được mãi. Mạng Internet đã đem tất cả những tư tưởng dân chủ vì một nền dân chủ thực sự của nhân dân và vì nhân dân toàn thế giới xích lại gần nhau.

Vườn hoa Chí Linh có ông Lê-nin đứng nhìn sang cột cờ Hà Nội. Dân Hà Thành hóm hỉnh:

Ông Lê-nin ở nước Nga

Cớ sao ông đến vườn hoa nước này

Ông nhăn trán, ông cau mày

Chủ nghĩa xã hội chúng mày còn lâu!

Dù có sống trong môi trường bưng bít đến mấy thì nhân dân vẫn có những tư tưởng và chính kiến của mình, chẳng ai có thể lên mặt dạy đời, giao giảng tư tưởng và loè bịp được mãi.

Vũ Huy Phan

(1) Đại tướng Nguyễn Chí Thanh



-- (Sáu Bi Da @ SaiGon.Net), January 07, 2005.


Moderation questions? read the FAQ