Mặc Cảm Của Việt Kiều?greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread |
Mặc Cảm Của Việt Kiều?
Nhân Đọc Nghị quyết của Bộ Chính Trị CSVN về công tác đối với người VN ở nước ngoài
*Việt Kiều ơi!
Tôi là một Việt kiều từng về thăm nhà nhiều lần từ những năm 1990 đến nay, nên có được cơ hội nh́n thấy, kiểm nghiệm khách quan và hết sức vui mừng về những cải thiện "thay da đổi thịt" trên đất nước ḿnh: Thành phố thoáng đẹp, nhà cửa khang trang, xe cộ dập d́u, bán buôn tấp nập.... Bên cạnh những buổi đón tiếp kiều bào về quê ăn Tết, những quan tâm của lănh đạo Việt Nam đối với người Việt sống ở nước ngoài càng ngày càng nhiều hơn. Lại rất mừng về một quan tâm tương tự được cụ thể hóa thành văn bản: Ngày 26-3, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư T.Ư Đảng CSVN Phan Diễn đă kư Nghị quyết số 36 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Xem chi tiết tại link:Nghị Quyết 36
Trong nỗi vui đón nhận sự quan tâm cụ thể đó, tôi mong được nêu lên một số ư kiến về những băn khoăn c̣n sót lại. Đây có thể cũng là những băn khoăn trăn trở của nhiều người khác, bắt đầu từ cái nh́n đổi mới của lănh đạo đối với một bộ phận người Việt xa quê hương:
Tiểu mục đầu tiên của bản nghị quyết dồn trọng tâm lượng định về "T́nh h́nh và công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài thời gian qua", ngoài những "ghi nhận lạc quan không thể thiếu" như trên bất cứ văn bản nào của bộ chính trị, c̣n có một đoạn nhận định cốt lơi, nguyên văn như sau:
"…Một bộ phận đồng bào do chưa có dịp về thăm đất nước để tận mắt thấy được những thành tựu của công cuộc đổi mới hoặc do thành kiến, mặc cảm, nên chưa hiểu đúng về t́nh h́nh đất nước. Một số ít người đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc, ra sức chống phá đất nước, phá hoại mối quan hệ hợp tác giữa nước sở tại với VN. Tính liên kết cộng đồng, sự gắn bó giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng chưa cao. C̣n thiếu các biện pháp duy tŕ, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; việc giữ ǵn tiếng Việt và bản sắc dân tộc trong thế hệ trẻ c̣n khó khăn. Nhu cầu giao lưu văn hóa giữa cộng đồng với đất nước, giữ ǵn và phát triển tiếng Việt trong cộng đồng là rất lớn và trở nên bức thiết song chưa được đáp ứng. Sự đóng góp của bà con vào công cuộc xây dựng đất nước, nhất là về tri thức, chưa tương xứng với tiềm năng của cộng đồng người VN ở nước ngoài".
Xem kỹ lại lần nữa đoạn nhận định ṇng cốt (làm nền tảng cho các tiểu mục kế tiếp của nghị quyết) này, người đọc không khỏi phân vân rằng những thành kiến, mặc cảm được nghị quyết 36 long trọng nêu ra đó là của ai? Thấp hơn một bậc, những mặc cảm của Việt kiều, nếu có, bao gồm những ǵ? Xin hăy cùng lắng tâm xét thử từng phân đoạn thuộc phần nhận định tổng hợp mang tính cốt lơi của văn kiện nói trên:
1. "…Một bộ phận đồng bào do chưa có dịp về thăm đất nước để tận mắt thấy được những thành tựu của công cuộc đổi mới hoặc do thành kiến, mặc cảm, nên chưa hiểu đúng về t́nh h́nh đất nước".
Đúng là bộ phận nhân dân chưa có dịp về thăm đất nước quả thật vô cùng thiếu sót, khi chỉ nh́n thấy thành tựu của công cuộc đổi mới qua những bản thống kê của các cơ quan quốc tế hay hăng thông tấn ngoại quốc, hoặc, qua tin tức báo chí trong nước. Thành tựu đó là những ǵ?
Trước đổi mới, đó là thứ hạng áp chót của Việt Nam trên bảng xếp hạng kinh tế của thế giới. Sau các lần gơ cửa thế giới khẩn cấp cứu đói thời đổi tiền, ngăn sông cấm chợ và tận diệt tư sản mại bản hồi giữa thập niên 80 của thế kỷ trước, phương thức "khoán ruộng" tự phát của nông dân Việt Nam ở từng địa phương (bắt đầu từ Long An), đă rời bỏ cách làm ăn tồi tệ của chính sách Hợp Tác Xă XHCN và tự động vực dậy khả năng cung ứng lương thực cả nước. Chính sách đổi mới của bộ chính trị mở ra ngay sau đó, với thành tựu rực rỡ là đă nhanh chóng thu nhận và biến đổi sáng kiến của nông dân thành chính sách vĩ mô của đảng. Câu ca dao tân biên b́nh luận về về "thiên tài" với "thiên tai" phát xuất từ ấy.
Sau đổi mới, nhà ngói đă thay dần nhà tranh ở nhiều xă, huyện... nhưng tính cả nước, Việt Nam vẫn đứng hàng đầu, ngang bậc với Cuba và Bắc Triều Tiên, trên bảng xếp hạng các nhà cầm quyền nổi tiếng khủng bố, trù dập những người cầm bút. Tiếp sau đổi mới, Việt Nam vẫn chưa loại bỏ được các giải quán quân về tỷ lệ phá thai, tỷ lệ thất thoát ngân sách các dự án xây dựng, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, tỷ lệ rừng nguyên sinh bị tàn phá, khoảng cách giàu nghèo và đàn áp nhân quyền.
Bổ sung cho những "thiếu sót" đó của những Việt kiều chưa có dịp về thăm quê hương là lượng tin tức dồn dập hàng ngày về các hệ quả đổi mới trên dàn báo chí trong nước: Truyền thống chạy chức, chạy quyền, chạy dự án, chạy tội; truyền thống quan liêu, cửa quyền, tham nhũng; truyền thống bảo kê tội phạm có tổ chức; truyền thống rút ruột ngân sách; truyền thống cung cấp và sử dụng bằng giả; truyền thống ăn chận tiền cứu trợ, truyền thống buôn lậu và bao che buôn lậu, cao nhất là truyền thống dâng đảo rồi cắm mốc dâng đất dâng biển cho ngoại bang v.v....
Vẫn chưa "hiểu đúng về t́nh h́nh đất nước" qua báo chí trong nước? Hăy hỏi thăm bộ phận Việt kiều đă có dịp về thăm xứ sở, để nghe họ kể lại về những điều đă "thấy tận mắt": Những khách sạn rực đèn; những vũ trường mờ ảo; những đồi cù xanh mướt; hàng trăm ngàn quán bia ôm, cà phê ôm, chè ôm; hàng vạn tụ điểm mát-xa, tắm thuê, hớt tóc thanh nữ, gái gọi cao cấp... Những nét hào nhoáng vừa kể hoàn toàn ngược lại những điều "thấy tận mắt" khác đến "đau tận ḷng". Nó tương phản với hệ thống trường lớp ọp ẹp; với những nhà nguyện bị giật sập, nhà tù được xây thêm; với những tu sĩ bị bắt cóc từ Nam Vang hay bị chận đường ở Lương Sơn; với hệ thống chợ người bán sức lao động chân tay; với sư đoàn hàng rong nêm kín ḷng lề đường; với hàng chục vạn thiếu nhi đánh giày, bán vé số, ăn xin trên mọi ngóc ngách quê hương; với biết bao bé gái ở độ tuổi tiểu học bị đẩy sang nước người làm điếm "yum yum" như một góc mô tả trên đoạn phim phóng sự của hệ thống truyền h́nh NBC Hoa Kỳ; với hàng ngàn tụ điểm x́ ke, ma túy trải dài từ Mường Tè, Lai Châu về tới thủ đô chính trị và thủ đô kinh tế để chào mừng 50 năm kỷ niệm Điện Biên v.v....
Gần 30 năm sau Thống Nhất, nếu đă thấy tận mắt hoặc h́nh dung ra được hết những thành tựu đổi mới vừa tạm liệt kê như trên, th́ người ta không khỏi phải tự hỏi: Liệu có phải đó chỉ là thành kiến hay mặc cảm riêng của một bộ phận Việt kiều?
Ngược lại, phải trường kỳ sống chung với nỗi nhục đói nghèo lạc hậu đó (như đă từng sống chung với lũ hay sống chung với lâm tặc), nếu không biết xấu hổ th́ liệu chúng ta có c̣n là người Việt Nam không, hay đơn thuần chỉ là những ủy viên bộ chính trị vừa kư bản nghị quyết 36?
2. "Một số ít người đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc, ra sức chống phá đất nước, phá hoại mối quan hệ hợp tác giữa nước sở tại với VN".
Gián điệp là tội danh của những người nh́n ra và nói cho người khác biết những sai lầm của lănh đạo (qua các bản án gần đây nhất của quư ông Lê Chí Quang, Nguyễn Vũ B́nh, Nguyễn Khắc Toàn, Phạm Hồng Sơn...). Trên cùng một mẫu mực kết án đó, "chống phá đất nước", ở đây, theo nghị quyết 36 này, hẳn phải là tội danh của những Việt kiều muốn làm thay đổi hiện trạng tốt đẹp của đất nước.
Vẫn nghe không mấy thuận tai. Có thể viết là chống Tây, chống Mỹ, chống Tàu, chống ngoại xâm, chống tham nhũng, chống cộng, chống đảng-xét lại... nhưng, đến cả quyển Đại Từ Điển Việt Nam cũng không hề có chữ chống đất nước. Phải chăng, chỉ từ cái khung tư duy "yêu nước là yêu XHCN", người ta mới có khả năng đẻ ra tư tưởng "chống đảng là chống đất nước". Hoặc, cũng chỉ trên nghị quyết của bộ chính trị người ta mới có thể trộn lẫn tội danh vào phần nhận định làm nền cho những phương hướng hành động tiếp theo đó.
Cốt lơi của những nhận-định-kiêm-bản-án trong phân đoạn này là ǵ? Có phải đó là "lợi ích chung của dân tộc"? Nếu độc tài độc đảng là lợi ích chung của dân tộc, th́ phải thừa nhận là có một bộ phận của dân tộc đang cố t́nh đi ngược lại lợi ích đó. Khá đông nữa là!
Cũng vậy, khi thực tế phản ảnh mối quan hệ giữa nước sở tại với Việt Nam thật sự chỉ được khai thác bằng động cơ trục lợi, hầu vơ vét đô-la vào túi riêng của các lănh chúa từng vùng cát cứ, th́ quả đúng là có một bộ phận Việt kiều đang đ̣i hỏi cải thiện những mối quan hệ đó để nhằm phục vụ cho toàn dân (đ̣i hỏi điều kiện tôn trọng nhân quyền đi kèm theo việc sử dụng viện trợ phát triển một cách minh bạch chẳng hạn). Không ai rơ từ bao giờ những đ̣i hỏi trong sáng đó được quy chụp là phá hoại? Từ khi chính sách đối ngoại của đảng không thể giống mẫu mực của thời quan hệ với Liên Xô chăng? Từ khi lănh đạo bắt đầu đổi mới nhà tù Hỏa Ḷ thành khách sạn Hilton chăng? Từ khi những chiếc túi riêng chậm đầy chăng?
Ai phá hoại đất nước? Việt kiều nào từng về nước để khai trương hay bao che khai thác hàng trăm ngàn quán bia ôm, cà phê ôm, chè ôm; hàng vạn tụ điểm mát-xa, tắm thuê, hớt tóc thanh nữ, gái gọi cao cấp; hàng ngàn tụ điểm x́ ke, ma túy trải dài từ Điện Biên về tới thủ đô chính trị và thủ đô kinh tế...?
Ai phá hoại đất nước? Việt kiều nào từng về nước để vùi dập tài năng trí thức Việt Nam; làm xuống cấp hệ thống trường lớp; giật sập nhà nguyện; xây thêm nhà tù; đẩy hàng chục vạn thiếu nhi ra lề đường đánh giày, bán vé số, ăn xin trên mọi ngóc ngách quê hương...?
Ai phá hoại đất nước? Việt kiều nào từng về nước để xô đẩy biết bao bé gái ở độ tuổi tiểu học sang Nam Vang làm điếm "yum yum" như một góc mô tả trên đoạn phim phóng sự của hệ thống truyền h́nh NBC Hoa Kỳ...?
Hăy nh́n rơ xem khả năng phá hoại đất nước thật sự nằm ở đâu, nếu không phải là từ các truyền thống độc quyền mà báo chí trong nước đăng tải hàng ngày: Truyền thống chạy chức, chạy quyền, chạy dự án, chạy tội; truyền thống quan liêu, cửa quyền, tham nhũng; truyền thống bảo kê tội phạm có tổ chức; truyền thống rút ruột ngân sách; truyền thống cung cấp và sử dụng bằng giả; truyền thống ăn chận tiền cứu trợ, truyền thống buôn lậu và bao che buôn lậu, cao nhất là truyền thống dâng đảo đổi mới thành cắm mốc dâng đất dâng biển cho ngoại bang...?
Đă thế th́, "ra sức chống phá đất nước" cần được hiểu trong ư nghĩa "ra sức chống lại sự tàn phá đất nước" chăng? Nếu đúng vậy th́ đó phải là một hành động dũng cảm đáng ca ngợi, sao lại được bộ chính trị trí tuệ của đảng kết án ngay trong phần nhận định của nghị quyết 36? Mặc cảm độc quyền phá tan đất nước này là của ai?
3. "Tính liên kết cộng đồng, sự gắn bó giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng chưa cao".
Nếu thước đo của sự gắn bó giúp đỡ lẫn nhau là truyền thống phong b́ trong một hệ thống xin-cho, th́ đúng là người Việt ở nước ngoài đă từ chối giúp nhau theo lề thói phúng-điếu-người-sống đó.
Họ chỉ là những người đến trước giúp người đến sau trong một khả năng giới hạn chừng mực về cả tinh thần lẫn vật chất để tất cả cùng hội nhập vào sinh hoạt của một xă hội mới. Tất cả đều nằm trên tinh thần tự nguyện. Ban đầu là giữa cá nhân với cá nhân hay gia đ́nh với gia đ́nh. Sau đó là sự xuất hiện của các hội ái hữu (đồng hương hoặc đồng nghiệp). Tất cả nâng đỡ nhau để cùng nhanh chóng hiểu rơ về một nền văn hóa mới, những luật lệ nghiêm minh sở tại, đặc biệt là những quyền căn bản công dân; cũng để cùng bảo vệ quyền lợi cho nhau và cho tập thể.
Dần dà, các hội đoàn, đoàn thể đă tiến lên mức độ tổ chức những sinh hoạt cộng đồng, qua những ban đại diện với tiếng nói có trọng lượng ở cấp thành phố, quận hạt, tiểu bang, và cả liên bang (đặc biệt là ở Úc). Mỗi đoàn thể có một sinh hoạt riêng trong lănh vực nghề nghiệp hay quê quán của họ, nhưng tất cả đă vượt qua những dị biệt riêng lẻ đó để đóng góp vào công tác chung của cả cộng đồng trên tinh thần đa nguyên, tôn trọng ư kiến của nhau, hầu đạt được mục tiêu chung và lợi ích chung của cả cộng đồng.
Hiện nay, đó là những cộng đồng di dân được đánh giá là thành công nhanh nhất (học lực, kỹ năng và cả thương măi) ở các quốc gia sở tại. Mặt khác, đó cũng là những cộng đồng biết sử dụng sức mạnh của lá phiếu (có lúc có nơi lại là những lá phiếu quyết định trong những cuộc bầu cử từ cấp địa phương tới cấp tiểu bang), và có thể yêu cầu những buổi điều trần trước quốc hội sở tại một cách dễ dàng. Từ đó cũng đă có nhiều người Việt nhậm chức dân cử ở nhiều nơi (Úc và Mỹ). Vượt ra ngoài biên giới của từng quốc gia định cư, các cộng đồng c̣n hỗ trợ cho nhau trên những công tác chung liên quốc gia (Âu châu).
Tính liên kết cộng đồng như thế là chưa đủ cao chăng? Ngược lại, có bao giờ chúng ta tự hỏi rằng sứ quán của nhà nước CHXHCNVN ở đâu và làm ǵ trong suốt tiến tŕnh nâng cao tư thế và uy tín của các cộng đồng người Việt ở nước ngoài như vừa nói?
Mặc cảm của nhận định này, có thể bắt nguồn từ cái nh́n về hoạt động riêng lẻ của quá nhiều hội đoàn, đoàn thể người Việt ở nước ngoài. Thấy cây mà không thấy rừng là thế. Thấy sóng mà không thấy biển cũng là thế.
C̣n nếu cho rằng đó là một hoạt động thiếu thống nhất, th́ có lẽ phải xét lại tính thống nhất của hàng ngàn lănh chúa đấu đá nhau thường trực trong đảng CSVN, kể cả ở cấp bộ vừa ban hành nghị quyết 36.
Nếu phải chọn lựa giữa thống nhất kiểu XHCN và đa nguyên thiếu thống nhất, chắc hẳn người Việt Nam (cả hải ngoại lẫn quốc nội) sẽ chọn mô thức thứ hai, và trên thực tế, khối người Việt sống ở nước ngoài đă hành xử nhuần nhuyễn như thế như những thao dượt cho một ngày mai tươi sáng hơn của Việt Nam.
4. "C̣n thiếu các biện pháp duy tŕ, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; việc giữ ǵn tiếng Việt và bản sắc dân tộc trong thế hệ trẻ c̣n khó khăn. Nhu cầu giao lưu văn hóa giữa cộng đồng với đất nước, giữ ǵn và phát triển tiếng Việt trong cộng đồng là rất lớn và trở nên bức thiết song chưa được đáp ứng".
Ở hầu hết các thành phố lớn trên thế giới có đông người Việt cư ngụ đều có những lớp Việt ngữ do các giáo viên tự nguyện giảng dạy. Hơn thế nữa, Việt ngữ c̣n là một môn học được cấp chứng chỉ trong nhiều trường đại học.
-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), January 08, 2005
Tất nhiên, giữ ǵn và phát triển tiếng Việt trong cộng đồng có những khó khăn nhất định trong khuôn khổ hoạt động tự nguyện, không hề có một sự hỗ trợ nhỏ nhoi nào từ các sứ quán trong suốt 29 năm qua và có lẽ cũng sẽ không bao giờ nhận mọi hỗ trợ có điều kiện từ các sứ quán trong những năm trước mặt. Đặc biệt là từ vị đại sứ bị bắt v́ tội ṃ ṣ trên băi cấm (ở New York) hay một lănh sự khác bị bắt v́ tội sờ mông phụ nữ (ở HongKong).
Như thế, tinh thần ǵn giữ, phát huy tiếng Việt để đạt được những thành quả trong bối cảnh khó khăn nói trên không đáng được xiển dương lắm sao?
Thanh thiếu niên Việt Nam trên xứ người vẫn biết rơ và tôn trọng lễ nghĩa và chữ tín, tôn trọng lẽ phải và luật pháp, tôn trọng ư kiến lẫn tài sản của người khác, tôn trọng quốc thể và tư thế của người Việt... đă chẳng phải là điểm son nỗ lực duy tŕ và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc đó sao?
Các khẩu hiệu "Trung với đảng, hiếu với dân", "Một người nghĩ cho triệu người", ... tuy nghe quen tai, nhưng hoàn toàn không phải là truyền thống văn hóa của người Việt Nam. Rơ ràng, "Yêu nước là yêu XHCN" đâu phải là t́nh tự dân tộc. Thêm nữa, "chiến thắng đế quốc" để đất nước lụn bại khánh kiệt và thui chột t́nh người như hôm nay cũng chưa bao giờ là niềm tự hào của hơn phân nửa dân số Việt Nam là giới trẻ sinh sau năm 1975, cả trong lẫn ngoài nước. Có phí công quá không khi phải chờ đợi thanh thiếu niên Việt Nam ở nước ngoài ǵn giữ và phát huy những khẩu hiệu phi dân tộc đó?
Nếu cốt lơi của truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc khởi nguồn từ tinh thần tự trọng và tự tin, th́ chính những điều tôn trọng lễ nghĩa và chữ tín, tôn trọng lẽ phải và luật pháp, tôn trọng ư kiến lẫn tài sản của người khác, tôn trọng quốc thể và tư thế của người Việt... mới chính là những chia sẻ cần thiết trong mối "giao lưu văn hóa giữa cộng đồng với đất nước".
Ngược lại, thanh thiếu niên Việt Nam ở nước ngoài có rất nhiều lư do chính đáng để từ chối biện pháp "giao lưu xuất khẩu một chiều" từ trong nước đưa ra những truyền thống chạy chức, chạy quyền, chạy dự án, chạy tội; truyền thống quan liêu, cửa quyền, tham nhũng; truyền thống bảo kê tội phạm có tổ chức; truyền thống rút ruột ngân sách; truyền thống cung cấp và sử dụng bằng giả; truyền thống ăn chận tiền cứu trợ, truyền thống buôn lậu và bao che buôn lậu, cao nhất là truyền thống dâng đảo rồi cắm mốc dâng đất dâng biển cho ngoại bang.... Những truyền thống đó không có đất đứng trong những xă hội văn minh, pháp trị.
Điều đáng làm nhất, phải chăng chính là nỗ lực tự xóa những mặc cảm truyền thống đang có và hăy giáo dục các đại sứ, lănh sự từ bỏ các hành động làm ô nhục quốc thể như ṃ ṣ hay sờ mông phụ nữ, trước khi đề cập tới biện pháp duy tŕ và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc cho giới thanh thiếu niên Việt Nam ở nước ngoài?
5. "Sự đóng góp của bà con vào công cuộc xây dựng đất nước, nhất là về tri thức, chưa tương xứng với tiềm năng của cộng đồng người VN ở nước ngoài".
Đúng là tiềm năng này khá lớn. Ban Việt Kiều Trung Ương Đảng từ thời đại hội 7 đă thừa nhận như thế. Từ đó, lănh đạo đảng CSVN mới đổi mới tư duy nhận định về khối Việt kiều từ "một bọn lưu manh đĩ điếm" thành "khúc ruột xa ngàn dặm của dân tộc". Cũng từ đó, ban VKTƯĐ mới được bộ chính trị đổi tên gọi cho nhẹ nhàng hơn như hiện thời.
Tiềm năng này không giống các giếng dầu dưới thềm lục địa Việt Nam: Các túi dầu thô và hơi đốt ngày càng vơi cạn đi, nhưng tiềm năng của "bà con" người Việt ở nước ngoài ngày càng nở to thêm, trên cả ba lănh vực: 1) phương tiện tài chánh, 2) tri thức cùng sản phẩm trí tuệ, và 3) khả năng vận động quốc tế.
Có phải đó là nguyên nhân đưa đến nhận định của bộ chính trị CSVN trong nghị quyết 36 này, cho rằng sự đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước của người Việt ở nước ngoài chưa tương xứng với tiềm năng của họ? Có thật thế chăng? V́ sao?
Một nhận xét tại chỗ là bộ chính trị CSVN có thể chỉ thấy ra hoặc chỉ quan tâm tới hai tiềm năng đầu tiên. Cũng có thể những ủy viên lănh đạo đảng từng thấy ra nhưng cho rằng lănh vực thứ ba hiện thời đang mang điểm âm đối với đảng của họ.
Hăy tạm xét thử t́nh h́nh đóng góp của kiều bào đối với đất nước ở hai lănh vực đầu tiên, thể hiện qua hai phương cách: gián tiếp hay trực tiếp.
Về mặt tài chánh, nh́n từ góc trực tiếp đầu tư tài chánh vào các dự án trong nước, Việt kiều chưa phải là những đối tác đáng được hưởng sự ưu đăi của Hà Nội. Lư do? Dự án nhỏ. Vốn không quá 10 triệu USD. Doanh nhân biết sành sỏi tiếng Việt, văn hóa Việt và "văn hóa đảng". Dễ nản chí sau hàng trăm chầu nhậu chay nhậu mặn mà vẫn chưa thấy chữ kư... 1991 đến 1995 là thời gian thử nghiệm của thương gia Việt kiều. Sau đó là giai đoạn triệt thoái của họ. 1998 mới tới thời cuốn gói của doanh nhân ngoại quốc. Nói chung, về mặt trực tiếp đầu tư của Việt kiều không có ǵ đáng kể.
Ngược lại, khối kiều bào đă gián tiếp chuyển về VN khoảng bốn tỷ mỹ kim hàng năm. Nghĩa là hơn gấp đôi giá trị tổng lượng dầu thô bơm lên khỏi ḷng đất Việt Nam mỗi năm. Gần gấp năm lần kim ngạch xuất khẩu gạo (đứng hàng thứ nh́ thế giới). Tương đương với 1/7 tổng sản lượng cả nước. Đây là diện nhập khẩu miễn phí mang lại sự hài ḷng toàn vẹn nhất cho lănh đạo CSVN. Tạm gọi là tương xứng với tiềm năng của kiều bào hải ngoại?
Về mặt tri thức, ban VKTƯĐ CSVN đă đánh giá cao khối kiều bào này từ những năm cuối của thế kỷ trước. Theo thống kê của ban này, khối Việt kiều có gần 400.000 người có học vị cử nhân trở lên (chưa kể là tính theo tiêu chuẩn cử nhân ngoại ngữ trong nước là nói-nghe-viết- đọc thành thạo một ngoại ngữ, th́ đă có đến gần ba triệu cử nhân ngoại ngữ trong khối kiều bào hải ngoại). Trong số 400.000 cử nhân đến tiến sĩ của thống kê chính thức nói trên, một phần lớn làm việc ở cấp cao cho các đại công ty liên quốc gia hay liên châu lục, một phần khác giảng dạy ở các trường đại học hoặc cộng tác với các viện nghiên cứu lừng danh của các quốc gia tiền tiến (kể cả những trung tâm nghiên cứu không gian hay nguyên tử lực hàng đầu thế giới).
Hầu hết đều nặng ḷng với đất nước, cảm nhận rất rơ nỗi nhục lạc hậu của xứ sở, có sẵn hoặc sẽ t́m được những giải pháp khả thi để đất nước cất cánh, nhưng tỷ lệ những người đóng góp tri thức cho đất nước hiện chỉ là một ép-si-lôn trong con số khổng lồ của bản thống kê thượng dẫn. Lư do có nhiều:
1) Họ là những tài năng lớn phát triển từ môi trường tự do dân chủ và chỉ có thể nuôi dưỡng và đóng góp tài năng đó trong môi trường tự do dân chủ;
2) Chủ trương của Hà Nội vẫn là hồng hơn chuyên, tức là quản giáo công ty nhiều hơn giám đốc cộng với chuyên gia;
3) Tập quán gia trưởng của cán bộ lănh đạo cơ quan là một trở ngại rất lớn cho việc đề xuất ư kiến;
4) Bằng hữu của họ trong nước cũng là những tài năng lớn không nơi thi thố, đă và đang bị vùi dập, lại tỏ ra rất bi quan cho họ trước một cỗ máy xay nhân tài;
5) Họ c̣n bị lănh đạo đảng CSVN nghi ngờ là hoạt động gián điệp cho nước ngoài (đại diện công ty DOW bị "té" từ lầu tám xuống đất);
6) Hà Nội cũng không chủ trương cho nhân tài trong nước và ngoài nước được trao đổi kiến năng và kinh nghiệm với nhau, chỉ v́ e sợ rằng họ sẽ trở thành một khối kẻ thù hung hiểm trong ḷng chế độ;
7) Quan trọng nhất, tất cả nhân tài hải ngoại đều mong được phục vụ đất nước, nhưng chẳng một ai chịu làm việc cho chế độ hiện hành có thêm phương tiện trấn áp nhân dân...
Nghĩa là nói chung, con số ép-si-lôn đó quả là bất tương xứng với tiềm năng của khối kiều bào, chỉ v́ đảng và nhà nước CSVN chưa từng mở rộng cánh cửa thân ái và trong sáng hầu tạo điều kiện đón nhận nhân tài.
Ngày nào Hà Nội c̣n khép chặt cánh cửa thân ái và trong sáng đó, th́ có kư thêm ba triệu cái nghị quyết 36 này cũng sẽ chẳng có thêm một nhân tài nào trong khối kiều bào về nước để phục vụ đảng. Ngược lại, chỉ cần một thái độ cởi mở chân thực, cụ thể trọng dụng nhân tài trong nước, có chính sách nhân dụng hợp lư với các tài năng ở hải ngoại, quan trọng nhất là biết tôn trọng quyền phát biểu ư kiến và quyền tự do báo chí, th́ chẳng cần đến nghị quyết 36 cũng sẽ có khối chuyên gia hải ngoại tự nguyện về nước để phục vụ dân tộc, có kỳ hạn hay vĩnh viễn.
6. Tạm Kết
Đọc kỹ cả năm phân đoạn hời hợt, đôi khi sai lệch, thuộc phần nhận định tổng hợp mang tính cốt lơi trong bản Nghị quyết số 36 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, người ta có thể có nhiều h́nh thái kết luận khác nhau:
Người phát biểu ngắn gọn có thể tự nhủ: Không Cần Đọc Tiếp phần cuối của nghị quyết.
Kẻ bông lơn có thể tạm quên câu phiếm ngữ "xiết khúc ruột gần, nối khúc ruột xa". Cũng không cần phải kháo nhau rằng Nội dung nghị quyết tam thập lục là: Những mong xuất khẩu mặt hàng ṃ ṣ với sờ mông đi kèm theo những lời dạy bảo đắt giá về văn hóa, lại muốn nhập ngược về những túi tiền và túi khôn của Việt kiều, cho thật nhiều và miễn phí... Ai bảo là bộ chính trị CSVN không biết làm kinh tế thị trường theo định hướng thổ phỉ?
Người nghiêm túc có thể nêu ra một vài ư kiến tích cực: Mặc cảm lớn nhất của Việt kiều là nỗi nhục đói nghèo lạc hậu của đất nước. Nỗi nhục này không của riêng ai. Người Việt Nam, cả trong lẫn ngoài nước, có cùng một mẫu số chung ước mơ đất nước cất cánh, ắt có chung một mối tư duy và hành động là phải giải tỏa mặc cảm này bằng một giải pháp rốt ráo để triệt tiêu nguyên nhân tŕ lực, hầu hội đủ điều kiện tất yếu để kiến thiết lại đất nước cho kịp đà tiến của nhân loại. Mọi tiềm năng sẽ biến thành khả năng tương xứng bấy giờ. Trách nhiệm giải quyết này cũng không của riêng ai, bất luận ở trong hay ở ngoài nước.
Riêng cá nhân tôi, nhất định là tôi sẽ về lại Việt Nam nhiều lần nữa, để tự ḿnh kiểm nghiệm, thấy tận mắt, và ca ngợi những thay đổi tích cực hơn của chính quyền nhằm mục tiêu kết nối hài ḥa những công dân Việt Nam ở trong và ngoài nước.
-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), January 08, 2005.
Tớ đă sống ở ngoại quốc quá hơn 3 thập niên, tớ không có mặc cảm ǵ hết. Tớ co cái nhận xét như thế này :1.- Thời Kỳ Chiến Trang 1960-1975 do rợ phương bắc thi hành theo lệnh của Quan Thầy từ Moskow :
-Miền Nam Việt Nam hay Việt Nam Đệ I và Đệ II Cộng Hoà :
Dân Việt ở miền Nam sống đời sống no đủ và hạnh phước dước chế độ Dân Chủ Tư Bản
-Miền Bắc Việt Nam :
Sống tromh gông cùm hà khắc của bọn tôi tớ ngoại bang Nga và Tầu, Dân không đủ ăn, đủ mặc và phải hy sinh nhiều cho các quan chức gia d́nh hu? hy? bên Varsovie chốn lính c̣n con dân gian phải đi làm nghĩa vụ Sinh bắc Tử Nam do cha con thằng Hồ vọng Liên Sô tạo ra cảnh tắm máu cả 2 miền Việt Nam
2.-Từ 1-05-1975 -1995 :
Việt Nam đă thống nhất v́ bàn cờ thế giới đă thay đổi . Miền Nam rơi vào khỏang trống cho bọn Liên Sô hô hào bọn CSBV chiếm đóng. Dân cả 2 miền Việt Nam đề1u rất đói khổ
3.-Từ 1996 - Ngày Hôm Nay :
-Việt Nam trở nên lạc hậu dưới sư lămh đạo của các đỉnh cao tri tuệ Nông dân.
-Đạo Đức Cổ Truyền Việt Nam bị phá bỏ
-Cả khối dân Việt Nam làm nô lệ cho 2 triệu thằng Đảng Viên CSVN
-Bọn CSVN bán đất đâng biển cho giặc ngoại xâm
-VNCHXHCN : dân chúng Nghèo nhất, Bọn Thủ Lợn và Gia đ́nh Giầu nhất nước do ăn cắp của công.
-Văn Hoá Việt Nam suy đồi hay đang trên đường bị Tầu hóa
-Kinh Tế vá vụn không 1 tương lai
Đảng CSVN là 1 Đảng Phá Hại Đất Nước của Tổ Tiên, đầu độc Mầm non
-- (Tien Phong @ Than Phong.Net), January 08, 2005.
HAY QUA'....NOI' DUNG' QUA'....
CHUI*~ VIET CONG DUNG' QUA', HAY QUA'...
-- Chau' Nam Cam (Du ma thang Ho chi Minh@Hanoi.vn), January 08, 2005.
Nguoi CSVN co the lua gat duoc nhung nguoi ngay tho ,nhe da nhung khong qua mat noi nhung nguoi co hieu biet ,co suy tu sau sac ve DONG BAO QUE HUONG.Chi can noi ve su trong sang cua tieng Viet thoi,dang CSVN da thua nguoi Viet hai ngoai xa lac.Ngoui CS cung nen nho cuoc chien thang o DBPhu va cuoc chien thang 30-4-1975 cung chi la thang hen do don thi chot cua cac cuong quoc bay ra.Nguoi VN chan chinh deu biet tu HCMinh den nhung lanh dao khac cua dang deu la nhung con nguoi it hoc van ,chuyen DAO VAN ,danh cap chu nghia cua tat ca nhung danh nhan the gioi.Thu du nhu cau ,trong cay muoi nam trong nguoi tram nam ,day la cau ong HCM da chom tu cau,THAP NIEN THU MOC BACH NIEN THU NHAN,ong ta chi co dien nom xong la map mo danh lan con den xem nhu cua minh.Con cau thong phia sau cua quoc hieu CS bay gio la DOC LAP TU DO HANH PHUC ,cung la chom tu chu nghia TAM DAN cua TON VAN cha de cua cuoc cach mang Tan Hoi 1911 lat do nen phong kien TQ.Do la DAN TOC DOC LAP,DAN QUYEN TU DO , DAN SINH HANH ° PHUC .Chuyen cua dang CSVN la
-- Lucius Nguyen (Lucius@hotmail.com), January 09, 2005.