Một Thời Thảm Họa

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Cảm nghĩ lang thang

Một Thời Thảm Họa

(Để nhớ hoài Xu-Na-Mi 2004)

Aérobidasse

Khi sắp bước vào năm hai ngh́n, dư luận đă xôn xao về chuyện "tận thế" v́ con số ngh́n chuyển từ một sang hai và v́ thời gian sắp đi qua ngưỡng cửa của một thế kỷ mới. Với một thay đổi quan trọng của thời gian như thế, thiên hạ nghĩ rằng rồi ra chắc cũng sẽ có một biến cố ǵ quan trọng chứ chẳng không. Diện đối diện với cái vô cùng của không gian và thời gian, con người chỉ c̣n biết đặt vấn đề như lời của một bài ca:

"Năm hai ngàn năm, anh c̣n ǵ, tôi c̣n lại ǵ?

"Em c̣n ǵ, ta c̣n lại ǵ?

"C̣n chăng đó là bóng hư không,

"C̣n chăng đó tuổi đă mênh mông..."

Thế rồi ngày tháng của năm 2000 cũng lẳng lặng trôi qua cho đến tháng mười một mới thấy có biến cố quan trọng là cuộc bầu cử nhiều kiện tụng của một tổng thống Hoa Kỳ. Sở dĩ được cho là quan trọng v́ từ trước đến nay, đất nước Chú Sam đă tiêu biểu cho một h́nh mẫu của thể chế tự do chính trị xuất phát từ nhân dân. Vậy mà vào đầu thế kỷ, lại xảy ra một trục trặc hiếm thấy cho một sinh hoạt dân cử tại nơi thiên đàng của dân chủ và tự do. Nhưng đấy chỉ là chuyện tầm thường trong sinh hoạt của con người. Thế rồi thời gian cứ âm thầm đếm bước sang năm 2001 để rồi vào thu với thảm họa "chín/mười một" vô cùng tai hại cho nước Mỹ, đánh sập hai tháp cao của World Trade Center, giữa ḷng thành phố New York lừng danh. Có tấn công th́ có trả đũa, năm 2002, Hoa Kỳ ra quân đánh vào đầu năo quân khủng bố được cho là ở Afghanistan. Thế nhưng, guồng máy khủng bố quốc tế không phải như một quốc gia, đóng khung trong một chu vi địa lư mà cứ chạy như chuột, động ổ đầu này th́ chạy đầu kia. Thế nên, năm 2003 Mỹ phải mở mặt trận Iraq, hy vọng tận diệt bọn phá hại và giết người cuồng tín. Chiến trận nh́ nhằng, trắng đen chưa ngă ngũ ra thế nào th́ sau "Đêm Thánh Vô Cùng" của năm 2004, thiên nhiên lại lên cơn thịnh nộ. Tóm lại mà nói, bước sang những năm hai ngh́n, năm nào cũng có một biến cố đáng ghi nhớ. Và c̣n những chín mươi mấy năm nữa rồi sẽ ra sao đây? Chỉ nghĩ tới không thôi mà đă hăi hùng! Thời thảm họa đă bắt đầu hay đang chấm dứt?

Nếu như dựa trên con số tử vong mà đánh giá thảm họa th́ trận đánh World Trade Center của quân liều mạng Al-Qaeda ngày 11 tháng Chín năm 2001 chẳng ăn thua ǵ so với cuộc tấn công của đợt "Sóng Tử Thần" vừa qua. Với những con số quá mức, những thảm cảnh chênh lệch quá nhiều và niềm đau nỗi khổ không tài nào đo lường được! Trong khi ở New York, tổng số người chết được tính là khoảng ba ngh́n th́ con số người tử nạn v́ "Sóng Tử Thần", tính đến ngày 13 tháng Giêng 2005, đă lên đến một trăm sáu mươi ba ngh́n người, mà đâu đă là con số cuối cùng. V́ chỉ là ước lượng, chưa t́m bới xong và thiên hạ đă dự kiến là không làm sao kết toán được hậu quả tàn phá của trận địa chấn từ đáy biển, chưa từng thấy trong mấy thế kỷ qua, với sức công phá ngang bằng hai mươi ba ngh́n quả bom nguyên tử mà Hoa Kỳ đă ném xuống Hiroshima hồi năm 1945. Làm sao mà so sánh được những hiện tượng vô phương đối chiếu, làm thế nào cân nhắc được một bên là âm mưu ư đồ tàn bạo và một bên là điều may rủi trong định mệnh. Một đàng là do ác ư và bàn tay tàn nhẫn của con người và một mặt là xuất phát từ ḷng đất mẹ bất b́nh v́ đàn con ngỗ ngược không chịu yêu thương nhau. Ở New York là một biến cố địa lư chính trị làm đảo lộn trật tự thế giới, làm cho sinh hoạt ngoại giao phải bấn loạn, châm ng̣i cho chiến tranh, tạo nên chia rẻ và khơi động đủ cả hỷ nộ ái ố... Trái lại, ở Nam Á, một thảm họa thiên nhiên đă kết hợp nhiều quốc gia, khơi động ḷng yêu thương vượt không gian, làm sống lại nhiệt t́nh tương trợ và lâm thời xóa bớt hận thù. Hai hiện tượng đối nghịch nhau, sức tàn phá của thiên nhiên vô cùng to lớn cho nên hành động điên cuồng của con người chẳng nhằm nḥ ǵ. Pḥng ngừa hiểm họa của thiên nhiên không như chuyện đánh trả nạn khủng bố.

Ấy thế mà, ngày 4 tháng Tám năm 1914, khi nói lên cảm nghĩ của ḿnh, triết gia Henri Bergson (1859-1941) đă so sánh đệ nhị Thế Chiến với trận động đất khủng khiếp ở San Francisco hồi năm 1906. Hai thảm họa, hai biến cố long trời lở đất, tuy nguồn gốc khác nhau nhưng h́nh như được triết gia cho là sản sinh ra những phản ứng giống nhau và những cảm nghĩ như nhau. Trước khi thảm họa xảy ra, điều mà không ai nghĩ tới (chiến tranh và động đất) có vẻ như không thế nào xuất hiện được th́ đùng một cái lại xảy ra, như chừng đă nằm sẵn đâu đó. Đó chính là điểm đáng quan tâm hơn hết, là sự chuyển hóa cấp thời từ t́nh huống ảo sang thực tế, một tiến tŕnh chuyển hóa làm cho con người phải sững sờ và ngỡ ngàng, ở vụ 9/11 cũng như trong đợt "Sóng Tử Thần" vừa qua. Ngay khi thảm họa xảy ra, một cách cấp thời mà cũng chẳng có ǵ che chắn nổi khiến cho sự an toàn giả tạo của thời hiện đại chẳng c̣n giá trị ǵ nữa, người trần thế mới nhận ra rằng ḿnh quá mong manh, thân phận con người thật bấp bênh và, quan trọng và cũng đáng ngại hơn cả, là nhân loại chẳng c̣n ra giống ǵ nữa! Thời đại nặng tính hiện tại của chúng ta, v́ thông tin và h́nh ảnh vượt qua không gian cũng như thời gian trong tích tắc, đă khiến cho nỗi khổ, niềm đau không c̣n là cục bộ nữa mà đă trở nên toàn cầu trong nháy mắt. T́nh cảm đă mất đi tầm vóc địa phương để bàng bạc cùng khắp năm châu bốn bể. Cái thảm cảnh xưa kia của những trận địa chấn kinh hoàng, như ở Trung Hoa năm 1556, với gần một triệu người chết, ở Calcutta năm 1737, với 300.000 người tử nạn, hay thậm chí ở Egypt và Syria năm 1138 với 230.000 người hy sinh có làm cho nhân loại đau ḷng đó, nhưng hơi nguội lạnh v́ thông tin thời đó đi chậm nên có tới tai th́ việc đă xong.

Ǵ th́ ǵ đi nữa, con người dù đă lên được cung trăng, đă sản sinh ra bom nguyên tử hay hạt nhân giết người hàng loạt, đă cấy sinh vô tính ra trừu và đang lăm le cấy sinh vô tính ra con người, cũng đành thúc thủ trước thiên nhiên. Chớ nên học thói "ăn nói như vẹm" của cộng sản Việt Nam thường khua môi, múa mơm, khoác lác cho rằng có thể "bắt thiên nhiên phải cúi đầu" và "nghiêng đồng đổ nuớc" để khỏi bị nạn thủy dâng và để cả vú lấp miệng em mà chạy tội cũng như che đậy sự bất lực của ḿnh! Không, cái thời mà giống người "thế thiên hành đạo" đâu đă tới th́ đừng mong lộng hành. Phải nhận thức cho kỳ được rằng chúng ta đang bước vào thời kỳ thảm họa để đề cao cảnh giác, khi mà những sai lầm của kỷ thuật, những bất cẩn của tiến bộ và những bất công của con người càng lúc càng làm cho tính đồng bóng của thiên nhiên càng thêm tai hại. Đàng sau những đau thương tang tóc, bên kia những lời tuyên bố thời cơ và những cưu mang khẩn cấp, cần phải nghĩ đến chuyện đường dài. Thế nhưng, điều đang nh́n thấy trước mắt là một thứ tuyên bố huênh hoang nặng mùi chính trị vụ lợi đang thịnh hành, cho nên chuyện đương đầu với thảm họa có vẻ c̣n mù mờ, nông cạn. Phải ư thức được thảm họa mới mong trấn áp được tai ương. Phải thấy được niềm đau, nỗi khổ đích thực mới mong giải tỏa được cái khốn cùng. Phải thấy được bổn phận của hiện tại đối với tương lai và phải dám nhận trách nhiệm của hôm nay đối với những thế hệ kế thừa ở ngày mai. Vắn tắt mà nói, phải công nhận rằng nhân loại này có thể bị triệt tiêu mới có thể cứu văn nó được.

V́ bước qua bốn năm đầu của thế kỷ XXI, với những thảm họa kinh thiên động địa mà ta đă thấy th́ cũng chưa phải là tận thế đâu. Thử mượn Thánh Kinh để t́m hiểu, may ra có được một tia sáng nào về ngày nhân loại diệt vong hay chưa, nếu có chút tin tưởng nào đó ở những lời tiên tri kia, dù cho thiên cơ bất khả lậu. Sau khi nhận thấy con người do chính ḿnh h́nh thành có một lối sống quá hung bạo, Thượng Đế đâm ra hối hận đ̣i xóa sạch mọi loài sinh vật, chỉ trừ Noé và một số sinh vật do Noé chọn lựa, theo lời chỉ dạy của Thượng Đế. Qua bốn mươi ngày đêm, Thượng Đế giáng cho một cơn Đại Hồng Thủy, mưa tuôn khắp trời và nước ngập đồi núi trong một trăm năm mươi ngày, sinh vật sống bằng hơi thở đều ngả chết. Thượng Đế xóa sạch trên mặt đất nào người, nào thú bé, thú to và ngay cả chim trời. Trận Đại Hồng Thủy kéo dài một năm, từ lúc Noé sáu trăm tuổi cho đến sinh nhật thứ sáu trăm lẻ một, và măi đến hai tháng kế đó đất đai mới thật khô ráo. Đúng theo ư muốn của Thượng Đế, chiếc thuyền ân nghĩa của Noé b́nh yên vô sự, mọi sinh vật trên thuyền đều sống sót. Noé dâng lễ tạ ơn Thượng Đế, và qua hương thơm ngào ngạt của trầm hương, Thượng Đế ngẫm nghĩ:"Ta sẽ không trừng phạt đất đai do lỗi của con người nữa. Từ tấm bé, con người đă mang bản năng di bất thiện, thường hành động xấu xa, nhưng chẳng khi nào ta trừng phạt cả thảy sinh vật như ta đă làm." Rồi Thượng Đế cam kết với Noé là "không một xác thịt nào sẽ bị con nước của Đại Hồng Thủy hủy diệt và cũng sẽ không có một Đại Hồng Thủy nào để tàn phá đất đai". Biểu hiệu của thỏa hiệp đó là ṿng cung mà Thượng Đế đặt để trên mây, mỗi lúc buồn phiền con người nhưng trông thấy ṿng cung là Thượng Đế sẽ nhớ đến lời cam kết với Noé mà không thẳng tay trừng trị. Như thế th́ chúng ta có thể nghĩ rằng sẽ không có Đại Hồng Thủy để tận diệt thế giới loài người, nhưng đợt "Sóng Tử Thần" kia là v́ đâu và do ai? Một câu hỏi khó trả lời. Hay là, qua thời gian và không gian từ bấy đến nay, trong số sinh vật mà Noé mang theo trên chiếc thuyền ân nghĩa kia đă có những phần tử phản thùng, hung bạo trở lại chăng?

Chung cuộc mà nói th́ Thượng Đế có thể sẽ không giáng một trận Đại Hồng Thủy nào nữa cả, nhưng con người phải biết thương yêu nhau, không nên hung bạo với nhau và con người không thể là chó sói hay cá mập với con người để cho những đợt "Sóng Tử Thần" kia đừng nổi lên lần nữa. Con người phải xử sự đúng với cái bản chất mà Noé đă công nhận khi cho bước lên chiếc thuyền ân nghĩa để thoát nạn qua cơn Đại Hồng Thủy. Được như thế th́ non nước trên cơi hồng trần này sẽ thanh b́nh thịnh trị, trời yên gió, bể lặng sóng, chim trời tung bay, cá nước vẫy vùng và hoa thơm, bướm đẹp sẽ ngập tràn không gian. Mong thay và mong thay!

Aérobidasse

* * * * *

-- (Việt Nhân @ Filson.Net), January 22, 2005


Moderation questions? read the FAQ