Bài học về ba tờ thế v́ khai sinh (luận chính về Hiệp định Sơ bộ Hạ Long-46 | Thỏa ước Geneva-54 | Hiệp định Paris-73).. Hoàng Nguyên Nhuận

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Những Buồn Vui Nửa Vời

Hào quang Điện Biên Phủ có vẻ như làm nhạt nḥa chiến thắng từ bàn hội nghị Geneva. Có lẽ v́ Việt Minh thời đó, cái đầu theo Nga, cái bụng theo Trung quốc nên cả Nga Xô và Trung quốc mới đủ sức níu Việt Minh khựng lại với một thành công dở dang. Tại sao ? Ít ra cũng có thể v́ Nga Xô và Trung quốc không muốn tiếp tục gồng ḿnh thi đua leo thang chiến tranh lạnh trong khi Trung quốc chưa lại sức sau chiến tranh Cao Ly một năm trước, trong khi Nga Xô vẫn chưa gượng dậy nổi v́ những tàn phá của Đức trong thế chiến thứ hai. Cho nên, nếu Nga từng phải nhượng bộ Hoa Kỳ một bước khi Hoa Kỳ thất hứa không chịu thống nhất nước Đức, mặc t́nh để cho Hoa Kỳ tiếp tục chia cắt nước Đức và tái vũ trang Tây Đức, th́ bây giờ Nga Xô có ép Việt Nam nhịn thêm chút nữa cũng chẳng sao! Do đó mà Việt Minh đă không thể thừa thắng xông lên dứt điểm chiến trường Đông Dương sau khi lực lượng quân sự Pháp đă tan nát nơi ḷng chảo Điện Biên và phải ấm ức bằng ḷng với một thành công dang dở để rồi về sau này phải bỏ ra thêm ít ra cũng 15 năm nữa – 1960-1975, mới hoàn thành. Nói về kết quả của ḥa hội Geneva, Douglas Pike lư thuyết gia chống Cộng hàng đầu của Hoa Kỳ đă thú nhận: “Chỉ có Việt Minh, phe chiến thắng là thua. Hay bị bán đứng. Cách này hay cách khác, Hồ chí Minh rơ ràng đă bị Nga và Trung quốc hè nhau ép phải chịu nhận nửa nước thôi…” (D. Pike – Viet Cong, The M.I.T Press, Massachusetts 1966, tr.52.)

Mê Tín Chính Trị

Pike và E. Landsdale – bà mụ đỡ đẻ ra chế độ Ngô đ́nh Diệm - là hai người đă bày ra chữ Việt Cộng và tập cho các chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa thi nhau xài. Việt Cộng là tiếng để chỉ tất cả những người không theo Ngô đ́nh Diệm và chống chính sách Hoa Kỳ ở Miền Nam, bất kể cộng sản hay không. Do đó mà đến thời Đệ Nhất Cộng Ḥa mới có từ VC hay Vi-xi này. Trước đó, từ thời Pháp đến Bảo Đại, Trần trọng Kim, và ngay cả Ngô đ́nh Diệm lúc đầu cũng chỉ gọi đối phương là Cộng Sản, là Việt Minh, là Việt Minh cộng sản thôi.

Những người chống cộng giờ thứ 25 thường nhắc đến quyển From Colonialism to Communism của Hoàng văn Chí như một thứ thánh kinh. Sách này chỉ được in ra bằng tiếng Anh năm 1964, nghĩa là sau khi chính quyền chống cộng chính thống của Ngô đ́nh Diệm đă bị khai tử. Măi cho đến sau năm 1975, sách mới được dịch ra tiếng Việt và đă được tác giả đồng ư và hiệu đính. Thế nhưng, đọc đến câu: “Từ năm 1946 đến năm 1950, Việt Cộng thường tổ chức…” người ta hẳn phải nghi ngờ tự hỏi thời gian 1946-1950 đó th́ đă làm ǵ có từ Việt Cộng? (Hoàng văn Chí - Từ Thực Dân Đến Cộng Sản, Hạc Vinh dịch, Tổ Hợp Xuất Bản Việt Nam, Tokyo, không ghi năm in.)

Một số người Việt vừa tự tín vừa mê tín. Nhất là mê tín chuyện đâu đâu. Ông bố, ông nội, ông cố ḿnh nói không nghe, nhưng ông Pháp, ông Mỹ, ông Tôn dật Tiên, ông Marx, ông Mao, ông Trotsky, ông Giáo Hoàng, “ông Thánh Phê-rô, ông Thánh Phao-lồ cùng các thánh”, kể cả ông cha nhà thờ rặn ra tiếng nào là đớp ngay rồi lặp lại thuần thành như những kẻ bị quỷ ám. Ông Khổng hiểu rơ điều đó nên cảnh cáo: Mê tín sách quá th́ thà không có sách c̣n hơn. Phật Thích Ca cũng chia xẻ quan điểm đó khi Phật bảo 49 năm hành đạo, Phật không nói lời nào cả. Dĩ nhiên, kẻ bị quỷ ám có thể phản biện rằng như vậy là ông Phật cũng có nói rồi, chứ đâu phải không nói lời nào!? Nhưng Phật có nói vậy th́ cũng ít hại hơn là Phật cương quyết bảo ai không theo ta là kẻ thù của ta, rồi bật đèn xanh cho thiên hạ nhân danh ḿnh mà đâm chém bắn giết nhau.

Số Phận Những Đứa Con Lai Vô Thừa Nhận

Về phương diện công pháp quốc tế, có thể nói Việt Nam hôm nay được h́nh thành bởi ba văn kiện là Hiệp Định Sơ Bộ 6/3/46 (HALONG.46), Thỏa Ước Geneva 20/7/54 (GENEVA.54) và Hiệp Định Paris 27/1/73 (PARIS.73). Cả ba văn kiện đều có chung số phận của những đứa con lai vô thừa nhận được khai sinh trên Vịnh Hạ Long, bên hồ Léman hay dưới chân tháp Eiffel, những thỏa thuận kư rồi để mà vi phạm, kư rồi để đổ cho bên kia vi phạm, và hai bên cùng cam kết là sẽ giữ lời hứa ngưng bắn bằng cách… tiếp tục đánh nhau.

Trớ trêu bi hài hơn nữa là Trung quốc và Nga Xô, hai nước thường được ca tụng như hậu cứ tinh thần và vật chất của cách mạng Việt Nam th́ cả hai đều không hồ hởi thừa nhận ngoại giao VNDCCH, để mặc nhiên nhường bước cho kẻ thù không đội trời chung của Việt Nam là Pháp tiên phong thừa nhận VNDCCH một cách gián tiếp qua HALONG.46 đó.

HALONG.46 này thừa nhận VNDCCH như một quốc gia tự do có chính quyền riêng, quốc hội, quân đội và tiền tệ riêng. Bù lại, VNDCCH phải ở lại trong Liên Bang Đông Dương và khối Liên Hiệp Pháp, phải chấp nhận cho Pháp đổ 15 ngàn quân vào Bắc Kỳ là phần đất quân Pháp đă bị Nhật quét sạch mấy năm trước đây. Tại sao hai bên lại kư một thoả hiệp không đầu không đuôi như thế? Pháp cho rằng phải kư để Việt Nam không lọt vào tay Trung quốc. Trong khi Hồ chính Minh kư v́ muốn mượn tay Pháp để đuổi quân Tàu và tin rằng sau 5 năm Pháp sẽ rút khỏi toàn cơi Việt Nam và trao trả độc lập hoàn toàn cho Việt Nam. Đúng sai đến mức nào?

Đánh Cạn Lán

Phóng tay kư HALONG.46 cho Pháp trở lại Bắc Việt, Hồ chí Minh quả đă đánh ván bài liều, tự ḿnh lùi sát chân tường. Tương truyền rằng ngày Pháp đổ bộ vào Hải Pḥng rồi lên Hà Nội, Pháp đă đ̣i VNDCCH phải treo cờ đón chào họ. Hồ chí Minh cũng ch́u ư họ, ra lệnh cho treo cờ và bảo cán bộ giải thích với dân chúng rằng đó là “để mừng ngày sinh nhật Bác Hồ.” Cũng tương truyền rằng khi các đồ đệ của ông cằn nhằn ông chuyện mượn tay Pháp đuổi quân Tưởng giới Thạch, Hồ chí Minh đă trả lời rằng : Nếu cần nếm phân Pháp mà đuổi được Tàu th́ tôi cũng làm, không đuổi họ về th́ họ sẽ ở đây một ngàn năm nữa. Thực hư những lời ấy thế nào, không thấy những văn kiện cung đ́nh xác nhận hay phủ nhận. Cũng như không có tài liệu chính thức nào nói rằng một lư do khác khiến Hồ chí Minh phải bằng mọi giá tống quân Lư Hán khỏi Việt Nam, v́ đạo quân này ngoài việc giải giới Nhật c̣n bảo bọc những chính khách lưu vong quanh Nguyễn hải Thần, Cường Đễ, Vũ hồng Khanh đang chờ được đưa lên làm vua như Lê chiêu Thống ngày xưa vậy. Cho nên những nhẫn nhục của Hồ chí Minh quả thực đă đưa đến hai kết quả lớn lao là mượn tay Pháp kư tờ thế v́ khai sinh cho VNDCCH và xua quân Tàu trở về bên kia Ải Nam Quan. Nếu Hồ chí Minh có những ư đồ đó th́ cũng chẳng có ǵ đáng ngạc nhiên, bởi Hồ chí Minh chỉ lặp lại cái quyết tâm “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” của tổ tiên, cũng như chỉ hành xử cái thực tế ưu tiên về quyền lực cờ đến tay ai th́ người nấy phất. Ngô đ́nh Diệm, Nguyễn văn Thiệu có dịp phất cờ th́ họ đă chia quyền cho ai ? Bảo Đại, nhóm Caravelle và Tướng Nguyễn cao Kỳ có lẽ là những kẻ có câu trả lời thiết thực nhất. Đáng tiếc cho Hồ chí Minh là đuổi được quân Tưởng giới Thạch ngay, nhưng quân Pháp th́ phải mất thêm 8 năm, và chỉ đuổi khỏi Miền Bắc thôi. Bằng GENEVA.54.

Về câu hỏi chuyện ǵ sẽ xảy ra nếu HALONG.46 được hai bên thừa nhận, Theodore Draper đă trả lời thẳn thắn : “Nếu HALONG.46 được tôn trọng th́ Việt Nam và thế giới hẳn đă thoát được cảnh máu đổ thịt rơi xót xa đ̣i đoạn suốt một phần tư thế kỷ sau đó.” (Th. Draper - Abuse of Power, The Viking Press, NY 1967). Draper thật sự cũng chỉ lặp lại nhận định của sử gia Ellen J. Hammer mười năm trước đó : “Phía Việt Nam nổ súng trước, nhưng chính sách do các viên chức Pháp ở Sài G̣n theo đuổi đă làm cho chiến tranh trở thành bất khả kháng. Những viên chức này ngán trở từ đầu đến cuối việc thi hành HALONG.46. Họ dựng lên một chế độ bù nh́n ở Nam Kỳ, đă phá hỏng hội nghị Fontainbleau, đă ra lệnh “b́nh định” Hải Pḥng, và người Việt không c̣n mấy chút hi vọng là chính sách của Pháp sẽ thay đổi.” (Ellen J. Hammer – The Struggle for Indochina 1940-1955, Stanford University Press, California 1956, tr. 188-189.)



-- @@@@@ (@@@.@@), January 28, 2005

Answers

Response to BĂ i học về ba tờ thế vì khai sinh (luận chĂ­nh về Hiệp định Sơ bộ Hạ Long-46 | Thỏa ước Geneva-54 | Hiệp định Paris-73).. HoĂ ng NguyĂªn Nhuận

Nỗi Oan Lịch Sử

Khoan kể đến những người thân Pháp, thân Tàu, thân Nhật thời đó, những anh em song sinh với Hồ chí Minh là nhóm Trotskyst Đệ Tứ Quốc Tế cũng lên án Hồ chí Minh thời khởi nghiệp chỉ nhắm mắt theo Stalin và Đệ Tam Quốc Tế, hay theo Chủ Nghĩa Quốc Tế Vô Sản, mà không nghe ai lên án Hồ chí Minh là “theo” Hoa Kỳ cả. Trong khi thực tế h́nh như là như thế. Về điểm này, có thể nói một lần nữa, Hồ chí Minh lại đánh ván bài liều với người mà sau này đă thế chân Pháp để trở thành kẻ thù của ông. Đó là chính quyền Hoa Kỳ!

Những quan hệ của Hồ chí Minh với Hoa Kỳ thời khởi nghĩa, việc ông nhắc đến tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ trong tuyên ngôn độc lập của VNDCCH, việc ông yêu cầu Hoa Kỳ can thiệp để bảo vệ nền độc lập của Việt Nam sau khi VNDCCH khai sinh vân vân là những sự kiện lịch sử minh bạch. Và một lần nữa, phải nhận là Hồ chí Minh đi đúng nước cờ, đă liều đúng chỗ, bất kể là Hồ chí Minh thật ḷng hay không. Người mà Hồ chí Minh trông cậy lúc đó, không phải Stalin, không phải Tưởng giới Thạch và dĩ nhiên lại càng không phải là Mao trạch Đông, hoặc Đảng Cộng Sản hay Đảng Xă Hội Pháp. Người mà Hồ chí Minh trông cậy lúc đó chính là Tổng Thống Hoa Kỳ Franklin Delano Roosevelt, người từng xác quyết trong hội nghị Yalta là ông muốn dẹp các đế quốc Âu châu, nhất là đế quốc Pháp, rằng Đông Dương là con ḅ sữa mà Pháp đă “vắt sữa cả trăm năm nay rồi” và Pháp nên trao trả độc lập cho Đông Dương và giao cho Liên Hiệp Quốc đang thành h́nh trông coi theo chế độ bảo hộ - trusteeship. (Gore Vidal - Dreaming War, Thunder’s Mouth Press, NY 2002, tr. 132.) Đó là điều mà F. D. Roosevelt muốn thực hiện cho Đông Dương, nhất là Việt Nam, khi chưa có cảnh cơm không lành canh không ngọt giữa Hoa Kỳ với Stalin và khi chiến tranh lạnh giữa một bên là Hoa Kỳ-Anh, một bên là Nga-Hoa chưa định h́nh.

Việt Nam sẽ ra thế nào nếu HALONG.46 được tôn trọng thực hiện theo đúng tinh thần đó? Sẽ như thế nào nếu văn kiện đó được thi hành th́ không ai biết, nhưng đă như thế nào khi văn kiện đó không được thi hành th́ ai cũng đă rơ.

Cha Đẻ Của Chiến Tranh Lạnh

Một lần nữa oan khiên lại xảy đến cho Việt Nam. Trước tiên cho dân Việt. Thật vậy, TT Roosevelt đẩy trục Đức-Ư-Nhật đến chỗ thảm bại, nhưng ông không đánh bại được con ma bệnh và thần chết. Năm 1944, ông vừa bỏ ngoại lệ TT chỉ tại chức hai nhiệm kỳ thôi và tái ứng cử rồi đắc cử thêm nhiệm kỳ thứ ba. Vừa tại chức được một năm th́ Roosevelt đột ngột từ trần, Phó TT Harry Truman lên kế vị. Giấc mộng của Hồ chí Minh dựa vào Hoa Kỳ để củng cố độc lập dân tộc tan theo mây bay.

Có lẽ v́ bao nhiêu năm trong cương vị làm phó, Harry Truman thật chẳng khác ǵ một anh tà lọt ngớ ngẩn ngột ngạt trong hào quang của Roosevelt, nên khi quyền hành lọt vào tay, phản ứng của Truman là quyết “thầy làm thầy, tṛ đốt sách”, đảo ngược tất cả đường lối chính sách đối ngoại của Roosevelt. Roosevelt xem Nga như đồng minh th́ Truman xem Nga như một bá quyền thù nghịch. Roosevelt chống đế quốc th́ Truman ủng hộ thực dân. Roosevelt ủng hộ cuộc chiến dân chủ tự do chống độc tài phát-xít th́ Truman phát động thánh chiến với chiêu bài ngăn chận chủ nghĩa bành trướng của Nga.

Truman là cha đẻ của Chiến Tranh Lạnh, nhưng trước khi khởi sự chiến tranh này, Truman đă cho thế giới biết ông sẵn sàng mạnh tay đẩy mạnh chiến tranh nóng tới cùng. Thế nên, tám tháng sau khi ngồi vào ghế TT, Truman đă cho một dân tộc Á châu nếm thử vũ khí tối hậu, bằng cách ra lệnh ném bom nguyên tử xuống Nhật, không chỉ một quả mà là liên tiếp hai quả, quả đầu vào ngày 6/8/45 xuống Hiroshima, quả thứ hai xuống Nagazaki ba ngày sau. Đó là một hành động thị uy quá trớn v́ quả thực vào thời điểm đó, Nhật đă kiệt quệ chỉ cần lảnh một quả cũng phải đầu hàng thôi. Lại nữa, có ư kiến cho rằng Hoa Kỳ chỉ nếu khủng bố tinh thần Nhật, Hoa Kỳ chỉ cần ném một quả xuống miệng núi lửa Phú Sĩ đă tắt th́ cũng đủ khiến Nhật phải buông súng rồi. Nhưng Truman không quan tâm mất thời giờ chờ Nhật thấm đ̣n. (Gore Vidal – sdt. tr. 126). Tổng số dân của hai thành phố bị ăn bom thời đó là 555 ngàn. Số chết và bị thương là 287 ngàn, chưa kể số chết lần chết ṃn về sau v́ nhiễm phóng xạ. Cũng xấp xỉ 10 phần chết 7 c̣n 3 như sấm Trạng Tŕnh. Xót xa bi hài hơn nữa là Nagazaki. Đây là hải cảng được mở cửa đầu tiên để Nhật đón nhận những tưởng Tây phương trong đó có Ki-Tô giáo. Nagazaki là nơi Ki-Tô giáo bắt rể vào Nhật, là thánh địa, là Rome của Ki-Tô giáo Nhật.

V́ chủ trương chống đế quốc của Roosevelt bị Truman dẹp xó nên vấn đề độc lập cũng không đáng kể nữa, nhường chỗ cho chủ trương chống Nga Xô với khẩu hiệu chống chủ nghĩa bành trướng của cộng sản. Hậu quả là ngày trước Roosevelt không đồng ư cho Pháp trở lại Đông Dương th́ Truman tiếp tay cho Pháp tái chiếm Việt Nam với lập luận Trung quốc là chư hầu của Nga, Việt Nam là chư hầu của Trung quốc. HALONG.46 mặc nhiên bị Truman khai tử để bật đèn xanh cho quân Pháp xâm chiếm Hải Pḥng Hà Nội, bật đèn xanh cho Đô Đốc d’Argenlieu tự tung tự tác ở Sài G̣n, dồn Vơ nguyên Giáp ở Hà Nội và Trần văn Giàu ở Sài G̣n vào thế không thể không nổ súng.

Từ Hiệp Định Sơ Bộ Đến Thỏa Ước Geneva

Thế là cuộc kháng chiến thứ nhất bùng nổ. Năm 1949, Pháp biến Bảo Đại thành lá bài “quốc gia” để chống “cộng sản”. Bảo Đại đă thoái vị bốn năm trước nên không thể gọi là vua hay hoàng đế nữa mà phải có một tên khác. Chef d’état, quốc trưởng. “Quốc gia” ở đây chỉ là đất cắm dùi của quốc trưởng chứ không liên hệ ǵ đến tổ quốc, dân tộc, nước nhà, sông núi, non sông… Điều này giải thích tại sao một số người “quốc gia” lại rất kỵ chữ dân tộc, tổ quốc. Điều này cũng giải thích tại sao số người quốc gia cực đoan lại có thể quả quyết chống cộng sản v́ cộng sản vô thần, vô tôn giáo chứ không phải v́ tổ quốc, dân tộc v́ với họ th́ “Thà mất nước không thà mất Chúa”. Luận điệu chống cộng sản vô thần này được một số người tự động vô thức nhai lại như bị quỷ ám, không hề tự hỏi tại sao Marx, Lenin, Stalin và lănh tụ các chư hầu của Nga Xô “ác ôn côn đồ vô thần vô đạo đàn áp tôn giáo” như thế nào mà nước Nga sau 72 năm dưới chế độ cộng sản, và các chư hầu như Bulgaria, Poland, Romania… sau 44 năm cam phận chư hầu của Nga Xô, nước nào cũng c̣n trên 70, 80 phần trăm Ki-Tô giáo hay Chính Thống giáo?

Pháp dùng chiêu bài chống cộng sản để chọi Hồ chí Minh th́ Hồ chí Minh dùng ước vọng độc lập dân tộc để chống lại Pháp. Hoa Kỳ tiếp tay cho Pháp, v́ dưới mắt Truman và tiếp đó là Eisenhower, thực dân dù sao cũng hay hơn cộng sản. Hay nói như Phó TT Henry Wallace ngày 3/3/47: Với chúng ta, không có chính thể nào là quá phản động nếu chính thể đó chống lại sự bành trướng của Nga. Cái giá của chính quyền Hoa Kỳ đă bỏ ra để bao dàn cho Pháp chống cộng ở Việt Nam là 2.6 tỉ MK vừa viện trợ kinh tế vừa quân sự, nghĩa là hơn 80% chiến phí cho Pháp ở Đông Dương.

Dĩ nhiên, khi nhận viện trợ, Pháp đă cam đoan với Hoa Kỳ là sẽ giữ vững con domino Việt Nam trước làn sóng đỏ, cũng như khi moi tiền thuế của dân Hoa Kỳ bỏ ra cho Pháp đánh nhau, chính quyền Truman cũng tin, và đem ḷng tin đó ra trấn an dân Hoa Kỳ rằng Pháp sẽ chiến thắng. Bằng chứng là khoảng tháng 6/52, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Dean Acheson quả quyết: T́nh h́nh quân sự diễn tiến có vẻ thuận lợi… Đà xâm lược đă bị chặn đứng và những tín hiệu mới đây cho thấy chiều hướng đang đổi thay thuận lợi cho ta. Tháng 12/53, Thứ Trưởng Ngoại Giao đặc trách Viễn Đông Vụ W.S. Robertson cam đoan cơn triều ở Đông Dương đă đổi hướng. Tháng 2/54, Bộ Trưởng Quốc Pḥng Charles E. Wilson bảo rằng Pháp thắng trận là điều khả thi và khả hữu. Cũng trong tháng đó, Thứ Trưởng Ngoại Giao W. B. Smith thông báo rằng t́nh h́nh quân sự ở Đông Dương rất thuận lợi. Về phương diện chiến thuật, vị trí của Pháp vững chắc và các sĩ quan ngoài chiến trường có vẻ tin tưởng ḿnh đủ sức đối phó với t́nh h́nh. Tháng 3/54, Tham Mưu Trưởng Liên Quân Đô Đốc A.W. Radford tuyên bố thẳng thừng : Pháp đang thắng trận. Trong khi Ngoại Trưởng Dulles ca tụng chiến binh Pháp ở Điện Biên Phủ đang viết một trang quân sử đáng kể, và ông không tin cộng sản sẽ thắng ở Đông Dương.

Tháng 3/54, chiến trận Điện Biên chính thức bùng nổ lớn. Hoa Kỳ muốn can thiệp để giải vây cho Pháp, ngay cả bằng bom nguyên tử, nhưng Anh không chịu với lư do dễ hiểu Anh đă nhả Ấn Độ th́ tại sao phải tiếp sức cho Pháp ngậm cứng Đông Dương. Hai tháng sau - ngày 7/5/54 th́ Điện Biên Phủ thất thủ, kéo toàn bộ hệ thống quân sự của Pháp sụp đổ theo. Pháp bắt đầu co cụm, rút khỏi các tỉnh phía Nam Bắc Việt, quan trọng nhất là Phát Diệm, Bùi Chu, Ninh B́nh, Thái B́nh, những đặc khu chống Việt Minh của Pháp ở Bắc Việt.

Ngày 8/5, hội nghị Berlin bàn về ḥa b́nh ở Cao Ly vừa kết thúc, th́ Mỹ, Anh, Pháp và Nga lại quyết định chuyển qua họp tiếp ở Geneva để bàn về ngưng chiến ở Đông Dương trong một hội ghị mở rộng có Trung Hoa, Ấn, các phe Đông Dương tham dự. Hội nghị này chia thành hai phe rơ rệt Nga Xô và Trung quốc một bên để kềm Việt Minh. Bên kia là Hoa Kỳ, Anh vừa để kềm Pháp, vừa để chính quyền của Quốc Trưởng Bảo Đại và Thủ Tướng Ngô đ́nh Diệm vừa mới nhậm chức ngày 7/7/54. Ngày 20/7 ḥa hội Geneva kết thúc bằng một thỏa hiệp ngưng chiến và những tuyên bố hứa hẹn mơ hồ về việc “tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lănh thổ của nhân dân Việt Nam, Campuchia và Lào, quy định quân đội Pháp rút khỏi các nước Đông Dương và ở mỗi nước Đông Dương sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do để thống nhất đất nước.” (Viện Sử Học - Việt Nam Những Sự Kiện 1945-1986, NXB KHXH, Hà Nội 1990, tr.93). Dù chỉ là những hứa hẹn mơ hồ, Hoa Kỳ và chính quyền Ngô đ́nh Diệm vẫn không chịu chính thức hứa hẹn. Bởi Hoa Kỳ và Ngô đ́nh Diệm đă tính sẽ vĩnh viễn cắt đôi Việt Nam và biến Miền Nam thành một nước “quốc gia” đối đầu với nước “cộng sản” ở Miền Bắc.



-- @@@@@ (@@@.@@), January 28, 2005.


Response to BĂ i học về ba tờ thế vì khai sinh (luận chĂ­nh về Hiệp định Sơ bộ Hạ Long-46 | Thỏa ước Geneva-54 | Hiệp định Paris-73).. HoĂ ng NguyĂªn Nhuận

Từ Geneva Đến Paris

Hoa Kỳ hướng về Vatican và tay chân của Vatican tại Việt Nam là Công giáo hay Gia-Tô giáo hay Ki-Tô giáo để thành lập nước “quốc gia chống cộng” ở Miền Nam. Kẻ xác nhận chuyện đó là Ngô đ́nh Nhu khi ông quả quyết “trong số một triệu dân di cư từ Bắc vào Nam có đến 700.000 là tín đồ Gia-Tô” (Ngô đ́nh Nhu - Vi Phạm Nhân Quyền tại Miền Nam Việt Nam - Báo Cáo của Phái Đoàn Điều Tra Liên Hiệp Quốc về Vụ Đàn Áp Phật Giáo 1963 - Vơ đ́nh Cường dịch, Hùng Khanh xuất bản, Sài G̣n 1966, tr.54.). V́ có sẵn lực lượng ṇng cốt đó, nên Đệ Nhất Cộng Ḥa không những không cần các tôn giáo khác để chống cộng. Trái lại, nếu các tôn giáo đó không chịu thần phục sẽ bị trừng trị ngay. Đầu tiên là Ḥa Hảo, rồi Cao Đài và tiếp đến là Phật giáo. Phải chăng v́ Hoa Kỳ và Vatican chủ trương hốt hết công giáo Miền Bắc vào Nam nên sau 1954, công giáo Miền Bắc coi như bị triệt tiêu, “cộng sản vô thần khát máu” chẳng cần phải mất công chiếu cố trong khi ở Miền Nam công giáo ngày một lớn mạnh từ trên 3% năm 1954 đă lên đến gần 7% năm 1963?

Năm 1973, Hoa Kỳ phải chịu bỏ cuộc tại Miền Nam nên lập trường ‘chống quỷ đỏ vô thần’ của Vatican cũng thay đổi theo. Sự đổi thay này xảy ra ít ra cũng từ tháng 4/73 như Nguyễn bá Cẩn, vị Thủ Tướng cuối cùng của Đệ Nhị Cộng Hoà tiết lộ: Ngày 2/4/73, TT Thiệu đến San Clemente gặp TT Nixon và được Nixon long trọng hứa hẹn Hoa Kỳ tiếp tục viện trợ TT Thiệu rất phấn khởi nhưng trên đường về ghé La Mă triều kiến Đức Giáo Hoàng Paul VI th́ TT Thiệu được biết thánh ư của Giáo Hoàng là con chiên Việt Nam phải ‘accomodation’, nghĩa là đừng chống cộng nữa, hăy “thích nghi” với chế độ mới mà giữ lấy đạo. Cũng v́ Vatican đă muốn như thế nên ‘Công giáo xưa nay là một đoàn thể cực hữu đóng vai tṛ cột trụ trong hàng ngũ chống Cộng của miền Nam, nay đang chuyển động 180 độ.’ (Nguyễn bá Cẩn - Đất Nước Tôi, Hoa Hao Press, Maryland 2003, tr. 285 và 382.) Đáng ngạc nhiên cho ông Thủ Tướng này là biết rơ Công giáo đă trở cờ như thế nhưng trong nội các ông thành lập lại có không ít tín đồ thuần thành cốt cán kể cả Linh Mục Hoàng Quỳnh và Linh Mục Cao văn Luận (Nguyễn bá Cẩn - sdt, tr. 392-394.)

Trong cuộc di tản hộc tốc năm 1975, v́ Hoa Kỳ và Vatican không cần người công giáo để chống cộng nữa cho nên danh sách ưu tiên đưọc Mỹ định bốc là những người làm cho Mỹ bất kể tôn giáo nào chứ không phải công giáo. Lại nữa, nếu có ưu tiên th́ Hoa Kỳ đă dành ưu tiên đó cho một số đồng bào sắc tộc thiểu số như Hmong, Rhadé từng cộng tác chặt chẽ với Hoa Kỳ trong việc đánh phá đường ṃn HCM ngày xưa, và trong tương lai có thể c̣n hữu dụng khi lá bài Fulro được xử dụng để gây bất ổn ở Cao Nguyên. Hậu quả là số người công giáo lọt ra được ngoại quốc chỉ khoảng 24% chứ không phải 75% như năm 1954 nữa trong đó, một số rất ít do Mỹ bốc, hai là những người liều tự động ra đi may rủi, thứ ba là những kẻ ra đi được nhờ canh me canh băi.

Năm 1954, cứ bốn người di cư vào Nam th́ có ba người công giáo, năm 1974 cứ bốn người chạy ra ngoại quốc th́ chỉ có chưa đầy một người công giáo. Tuy ít oi như vậy, nhưng ở nước ngoài, số này đă chủ động tất cả sinh hoạt chính trị nổi nhân danh quốc gia chống cộng. Họ là những chuyên viên hóa trang thượng thặng, đóng đủ vai tṛ, nhưng tất cả đều nhắm vào ít ra bốn mục đích sau đây. Một, chạy tội đă tiếp tay đắc lực cho Pháp và Hoa Kỳ. Hai, chạy tội đă làm mất Miền Nam v́ đă đấu thầu độc quyền chống cộng nhưng lại cũng độc quyền “tránh gian nguy tranh công đầu”. Ba, bán buôn thù hận để tiếp tục một chế độ Diệm-không-Diệm, Thiệu-không-Thiệu để huyễn hoặc người nhẹ dạ ở ngoài nước cũng như trong nước. Bốn, để làm áp lực yễm trợ cho Vatican mặc cả quyền lợi với chính quyền Việt Nam hầu tái lập những đặc quyền đặc lợi ngày xưa.

Domino và Cờ Tướng

Nếu HALONG.46 mở đường cho Pháp trở lại Việt Nam th́ thỏa ước Geneva cũng đă mở đường cho Hoa Kỳ vào Việt Nam thay thế Pháp dựng lên VNCH làm đối lực với VNDCCH.

Để xây dựng VNCH thành một con domino giữ nhiệm vụ một tiền đồn của ‘thế giới tự do’, Hoa Kỳ đă bắt đầu từ chỗ Pháp thất bại đó là xây dựng một tầng lớp thư lại làm ṇng cốt cho chính sách lấy người Việt trị người Việt. Tầng lớp thư lại của Pháp là phú hào và thành phần có học, đáng kể nhất là bác sĩ và luật sư. Thời Pháp, học luật xong không phải để ra làm luật sư thực thi công lư, nhưng là để đi làm Tri Phủ, Tri Huyện, Đốc Phủ Sứ tay sai cho các quan thực dân ở cấp quận. Bản chất của tầng lớp thư lại mà Hoa Kỳ chú trọng đến là tôn giáo, đúng ra là công giáo, v́ Hoa Kỳ chưa có điều kiện để đào tạo thành phần tôn giáo gần gũi với ḿnh là Tin Lành thời đó c̣n thưa thớt. Chính Ngô đ́nh Nhu xác nhận Tin Lành phát triển được ở Miền Nam là ‘nhờ thế lực Mỹ’ (Ngô đ́nh Nhu - sdt, tr.59.) Tín đồ công giáo đă được Giáo Hoàng Pius XII và guồng máy cai trị của Vatican động viên toàn diện vào Chiến Tranh Lạnh. Chẳng phải v́ Vatican chống độc tài, bằng chứng là Pius XII thân Hitler đến độ đă được các sử gia gọi là Giáo Hoàng của Hitler (John Cornwell – Hitler’s Pope, The Secret History of Pius XII, Viking, London 1999). Thực chất cuộc chiến giữa Vatican và Nga Xô cũng chẳng phải là giữa hữu thần và vô thần, mà là cuộc chiến truyền kiếp giữa Công giáo Vatican với Chính Thống giáo của Nga.

Năm 1954, Hoa Kỳ nhảy vào mặc nhiên thừa nhận một nước VNDCCH ở Miền Bắc, để đổi lấy Việt Minh phải chấp nhận ngưng bắn và gom quân vào nửa phần lảnh thổ phía Bắc, chứ không thừa thắng xông lên chiếm trọn Việt Nam. Hoa Kỳ, Nga và Trung Hoa đều gặp nhau ở điểm nay. Thời gian sẽ trả lời xem có một ưuớc thành văn nào về điểm này không. Đây là một giải pháp tương tự như giải pháp đă áp dụng để ngưng bắn và chia cắt Cao Ly năm trước và hội nghị Geneva là để chính thức hóa giải pháp đó. Điều này đă được Việt Nam và Pháp giải quyết chi tiết qua Hội Nghị Trung Giá gần Thái Nguyên từ ngày 4 đến 27/7/54. Nói thế khác, có thỏa ước ngưng bắn Geneva hay không th́ Pháp và VNDCCH cũng đă quyết định ngưng bắn và khu quân.

Cho nên, Hoa Kỳ thay Pháp không phải để thu hồi lại Miền Bắc đă mất, hay tính chuyện tương lai lật đổ chế độ ở Miền Bắc ‘đem dân chủ tự do đến’ cho dân Miền Bắc như Hoa Kỳ đang làm ở Iraq. Hoa Kỳ thay Pháp chỉ để có điều kiện biến Miền Nam thành một con domino mới chống Nga với chư hầu lớn Trung quốc và chư hầu nhỏ là VNDCCH. V́ vừa tự ti, vừa mê tín vào đường lối ‘chống cộng sản độc tài’ của Hoa Kỳ và ‘chống quỷ đỏ vô thần’ của Vatican nên một số người Việt đă quên chủ trương căn bản của Hoa Kỳ là đánh đổi việc ngưng bắn với việc mặc nhiên thừa nhận VNDCCH ở Miền Bắc, tương tự như Hoa Kỳ đă đánh đổi việc Nga rút những hỏa tiễn khỏi Cuba với việc mặc nhiên thừa nhận chế độ của Fiel Castro. Hoa Kỳ có hoạt động biệt kích phá hoại ở Miền Bắc th́ cũng chỉ là để ‘trả đũa’ những phá hoại của Miền Bắc ở Miền Nam. Đến khi Ngô đ́nh Diệm không làm trọn chức năng đối trọng ấy nữa th́ Hoa Kỳ bỏ Diệm để tự ḿnh làm việc đó bằng oanh tạc và phong tỏa sau năm 1964. Và ngay cả khi Hoa Kỳ ồ ạt leo thang đánh Miền Bắc như thế, Hoa Kỳ cũng không hề nghĩ đến chuyện vượt vĩ tuyến 17 đổ bộ ra Bắc để lật đổ chế độ VNDCCH hay nhắm mắt cho các tướng lănh Miền Nam thử làm chuyện ấy.

Năm 1945, Pháp trở lại tự tung tự tác thành lập Việt Nam “quốc gia” dùng tiền bạc súng đạn của Hoa Kỳ để chống Việt Minh “cộng sản”. Chín năm sau th́ Pháp bỏ của chạy lấy người, giao nửa Việt Nam cho VNDCCH đánh đổi tù binh và an toàn rút lui. Năm 1954, Hoa Kỳ nhảy vào thế chân Pháp, biến Miền Nam thành Việt Nam Cộng Ḥa đích thân bỏ tiền bạc súng đạn ra cho Ngô đ́nh Diệm chống cộng. Sau chín năm - năm 1963 - mới thấy Ngô đ́nh Diệm không làm được việc nên dứt Diệm luôn để tự ḿnh lo liệu lấy. Lại phải thêm chín năm nữa, Hoa Kỳ mới thú nhận chính ḿnh cũng không hơn ǵ cho nên lại tính chuyện bỏ của chạy lấy người bằng hội đàm Paris. Hiệp Định Paris, xét cho cùng cũng là một thỏa ước ngưng bắn - ngưng bắn da beo - để Hoa Kỳ nhận tù binh rồi rút như thỏa ước Geneva năm 1954. Hoa Kỳ đơn phương hành động ở Việt Nam, nhưng đối đầu với Hoa Kỳ là một nhóm đa tạp từ Trung Hoa, Nga, đến Pháp, Ấn Độ, Nhật…Nói thế khác, bàn cờ Đông Dương – cũng như riêng Việt Nam – là một bàn cờ tướng chứ không phải là một ván domino, nên thắng một con chưa chắc đă thắng, thua một con chưa chắc đă thua. Đến đầu những năm 1970, h́nh như Nixon và Kissinger mới nhận ra điều đó. Nhưng đă muộn.



-- @@@@@ (@@@.@@), January 28, 2005.


Response to BĂ i học về ba tờ thế vì khai sinh (luận chĂ­nh về Hiệp định Sơ bộ Hạ Long-46 | Thỏa ước Geneva-54 | Hiệp định Paris-73).. HoĂ ng NguyĂªn Nhuận

Tham Vọng Viết Lại Lịch Sử

Như vậy, HALONG.46 công nhận sự hiện hữu của VNDCCH, thỏa ước Geneva giao cho VNDCCH nửa nước, hiệp định Paris giao cho VNDCCH nửa nước c̣n lại. Suốt ba mươi năm, VNDCCH đi từ thành công không trọn vẹn này đến thành công dở dang khác. Năm 1946, Hồ chí Minh bị tố cáo vi phạm HĐSB, năm 1954 bị lên án phản bội thỏa ước ngưng bắn Geneva, năm 1973 các người thừa kế ông bị tố cáo là vi phạm hiệp đ́nh ḥa b́nh Paris. Ồn ào nhất là những người quốc gia chống cộng mà tiêu biểu cập nhật hóa nhất có lẽ là của Luật Sư Nguyễn hữu Thống cho rằng Hồ chí Minh ba lần kư, ba lần phản bội v́ Hồ chí Minh:

“1. Kư Hiệp Ước Sơ Bộ Sainteny tháng 3-1946 nhờ Pháp tống xuất quân đội Trung Hoa để thanh toán các đảng phái quốc gia như Quốc Dân Đảng và Đồng Minh Hội. Sau đó lại phát động Chiến Tranh Đông Dương Thứ I (1946-1954).

2. Kư Hiệp Định Đ́nh Chiến Geneva tháng 7-1954 để tống xuất Pháp và cướp chính quyền tại Miền Bắc. Sau đó lại phát động Chiến Tranh Đông Dương Thứ II để thôn tính Miền Nam.

3. Kư Hiệp Định Ḥa B́nh Paris tháng 1-1973 để tống xuất Mỹ. Hai năm sau, khi Hiệp Định c̣n chưa ráo mực, lại trắng trợn vi phạm hiệp định bằng tổng tấn công vơ trang để thôn tính Miền Nam, đồng thời hạ nhục 13 quốc gia kết ước và đứng ra bảo đảm Hiệp Định, đặc biệt là Hoa Kỳ.

Bằng những hành động trí trá, coi thường chữ kư và danh dự quốc gia, Đảng Cộng Sản Việt Nam đă đưa đất nước ra khỏi cộng đồng nhân loại văn minh. Đồng thời dạy cho các thế hệ thanh niên nam nữ những thủ đoạn gian manh, quỷ quyệt làm suy đồi văn hóa đạo lư và sa đọa con người đến cả trăm năm về sau.

50 năm nh́n lại chúng ta không khỏi ngậm ngùi: Đại hạnh của Ấn Độ là có một Gandhi theo Chủ Nghĩa Dân Tộc. Đại bất hạnh của Việt Nam là có một Nguyễn Ái Quốc theo Chủ Nghĩa Quốc Tế Vô Sản.”

Tôi phải trích dẫn nguyên văn dài ḍng như thế v́ có thể nói ư nghĩ và lời lẽ của LS Nguyễn hữu Thống tiêu biểu cho một nhóm tạp nhạp với những đại diện chính thức của thế hệ thứ nhất như Lâm lễ Trinh, Tôn thất Thiện, Trần văn Lắm, Nguyễn cao Hách, Trương tiến Đạt, Sơn Điền Nguyễn viết Khánh hay thế hệ thứ hai như Bùi Diễm, Nguyễn bá Cẩn, Nguyễn văn Chức, Nguyễn xuân Vinh, Cao thế Dung, Nguyễn gia Kiểng, Trần dạ Từ, Đoàn viết Hoạt. Cộng thêm những người bất măn như Bùi Tín, Dương Thu Hương, Nguyễn Huy Thiệp, hay một số người c̣n thống hận chuyện Cải Cách Ruộng Đất, Nhân Văn Giai Phẩm, Mặt Trận DTGPMN….Đặc trưng của thế hệ chống cộng thứ nhất và thứ hai này là thỉnh thoảng đ̣i chính quyền Việt Nam phải xóa hết rồi rút về bên kia vỉ tuyến 17, hay khu quân theo bản đồ ngưng bắn Da Beo rồi tái lập hội đàm Geneva, hội đàm Paris để tổ chức tổng tuyển cử dưới sự giám sát quốc tế. Nhưng giả dụ, nếu chính quyền Việt Nam hôm nay chịu làm chuyện đó th́ họ sẽ ngồi vào bàn hội nghị với ai đây? Dĩ nhiên là với LS Nguyễn hữu Thống, nhưng LS Nguyễn hữu Thống đại diện cho ai ngoài chính ông?

Lâu nay đang có phong trào chuẩn bị kỷ niệm 30 năm -1975-2005- Việt Nam ḥa b́nh, thống nhất, độc lập, phe nhóm trên đang mở chiến dịch phục hồi “tinh thần quốc gia” mà tiêu biểu là Ngô đ́nh Diệm và phủ nhận thành tích thực hiện ḥa b́nh độc lập thống nhất mà Hồ chí Minh là kẻ có công đầu. LS Nguyễn hữu Thống đă phủ nhận công lao của Hồ chí Minh chỉ v́ ông đă theo chủ nghĩa Quốc Tế Vô Sản chứ không theo chủ nghĩa Dân Tộc’ như Gandhi. Nhưng LS Nguyễn hữu Thống lại không chịu nói rơ nếu Hồ chí Minh theo chủ nghĩa Dân Tộc như Gandhi th́ Hồ chí Minh phải làm ǵ sau khi kư các hiệp định năm 1946, 1954, 1972 mà không bị LS Nguyễn hữu Thống lên án là đă có ‘những hành động trí trá, coi thường chữ kư và danh dự quốc gia’ ?

Những Chữ Nếu Oan Nghiệt

Tôi chưa quên được nét mặt u sầu đôi mắt xao xuyến hốt hoảng cùng tột của Chris sáng ngày 30/4/75 khi nghe TT Dương văn Minh tuyên bố đầu hàng. Hai chị em Chris theo mẹ chạy vào Nam năm 1954 lúc Chris 15 tuổi. Trong thời gian Hà Nội c̣n mở cửa cho chạy, bà cụ đă bán hết đồ đạc quyết định bồng bế hai con ra đi thay v́ chờ ông cụ đang ở bên phe chiến thắng trở về. Đến phút chót nghe tin tức sao đó, bà cụ lại đổi ư không đi nữa, lại mua sắm đồ đạc để dùng…Sau ba lần bán rồi lại mua, mua rồi lại bán như thế, cuối cùng bà cụ quyết chạy vào Sàig̣n. Những hộc tốc, hoảng hốt, căng thẳng của 20 năm trước giờ đang sống dậy. Chris rưng rưng ấm ức: “Bố khỉ! năm 1954 sao không tiến lên lấy luôn Sài g̣n cho người ta khỏi chạy.” Thời ấy, Chris c̣n nhỏ, gia đ́nh sợ th́ sợ theo, thân nhân lo th́ lo theo, hoảng loạn th́ hoảng loạn theo, chạy th́ chạy theo. Năm 1954, Chris c̣n ở với mẹ nên mẹ bảo sao nghe vậy, năm 1975 đă xuất giá ṭng phu nên Chris để tôi quyết định. Và tôi quyết định không chạy, với lư do đơn giản là đă ngồi xem vở tuồng dài gần 20 năm, màn chót đang diễn ra, đứng lên bỏ đi th́ uổng quá. V́ tôi ham vui như vậy nên hơn hai mươi năm trước, gia đ́nh đă lôi Chris chạy vào Nam, bây giờ lại sắp đụng mặt với những kẻ gia đ́nh ḿnh không muốn gặp. Bảy năm sau, ba mẹ con Chris mới thoát lần nữa đến Thái Lan rồi sang Hoa Kỳ. Tội nghiệp hơn nữa là chắc chắn không phải chỉ ḿnh Chris nghĩ như thế.

Bao giờ nghĩ lại phút giây đó, tôi cũng cảm thấy hiểu và thương Chris hơn cuộc đời mấy lần tất tả. Bi hài hơn nữa là mẹ con Chris chẳng có nợ máu với ai mà cũng chẳng mắc nợ máu của ai. Chưa kể là chế độ nào h́nh như cũng “mắc nợ” chúng tôi v́ đă để cho Chris ba lần thân c̣ lặn lội bờ sông đi thăm nuôi tôi ở tù, thời đệ nhất cộng ḥa, thời đệ nhị cộng ḥa và thời cộng ḥa xă hội chủ nghĩa. Tôi chỉ phân vân không biết có nên v́ đó mà theo Chris để hờn trách Việt Minh năm 1954, sao lại dừng ở vỉ tuyến 17 khiến cho Chris phải chờ đến 20 năm để thấy rằng chung cuộc chạy trời cũng không khỏi nắng? Phải rồi, nếu năm 1954, bà cụ không dắt d́u chị em Chris vào Nam? nếu năm 1954, Chris để cho mẹ và chị đi thôi c̣n ḿnh ở lại đợi bố th́ chuyện ǵ xảy ra cho gia đ́nh này đây?

Nếu…? Nếu…? Thế hệ chúng tôi thăng trầm theo những đột biến của t́nh h́nh thế giới, với bao nhiêu chữ “Nếu”. Và thường là những chữ “nếu” trớ trêu oan nghiệt, buồn vui hoạ phúc may rũi tṛng tréo oan khiên. Thật vậy,

Nếu đệ nhị thế chiến không bùng nổ?

Nếu Nhật không chiếm Đông Dương?

Nếu Mặt Trận Phản Đế Đông Dương không đổi thành Mặt Trận Việt Nam Độc Lập Đồng Minh - gọi tắt là Việt Minh, là Vẹm - để nhân danh toàn quốc chống Pháp dành độc lập?

Nếu không có các hội nghị Casablanca 1943, Potsdam 1945, Yalta 1945 giữa các đồng minh Hoa Kỳ, Nga, Anh đang trên đà chiến thắng để chia quyền lợi và trách nhiệm trên thế giới một khi Đức, Nhật, Ư bị đánh bại?

Nếu Nhật không triệt hạ chính quyền bảo hộ Pháp rồi phải đầu hàng 5 tháng sau đó, tạo nên một khoảng trống chính trị cho Việt Minh lấp đầy bằng chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa sau một loạt khởi nghĩa?

Nếu quân của Tưởng giới Thạch không tràn xuống tận Trung Việt, quân Anh Ấn của Tướng Gracey không đổ bộ vào Sài G̣n để giải giới quân Nhật, tháo cũi sổ lồng cho 5.000 tù binh Pháp đang bị Nhật giam giữ rồi tái vơ trang cho đám này chiếm lại Sài G̣n… th́ hẳn cũng không có HALONG.46 giữa Hồ chí Minh đại diện VNDCCH và Jean Sainteny đại diện Đệ Tứ Cộng Ḥa Pháp.

Nói thế khác, phải chăng nếu Nhật không cướp chính quyền Pháp ở Việt Nam, nếu Nhật không đầu hàng và hơn nữa, Nhật không nhắm mắt cho Việt Minh hành động th́ chưa chắc VNDCCH đă được khai sinh và do đó cũng chưa chắc đă có cuộc chiến Pháp-Việt, và rồi cuộc chiến Mỹ-Việt với bao nhiệu cập lụy như gia đ́nh và cá nhân chúng tôi đă trải qua?

Mù Ḷa Lịch Sử

Khởi đầu ghi lại những ư nghĩ này, Hoàng tôi không hề có ư định viết về một giai đoạn ‘lịch sử’. Tuy tôi đă trích một vài cuốn sách, tuy tôi đă dẫn một vài tài liệu. Nhưng đó thật ra chỉ là một thứ aide- mémoire, làm bàn đạp cho những hoài niệm của tôi. Cũng như đa số thế nhân, Hoàng tôi đă vui buồn sướng khổ v́ những sự kiện hôm nay được gọi là lịch sử. Nhưng lúc đầm ḿnh trong những vui buồn sướng khổ v́ những sự kiện đó th́ tôi đâu có biết đó là lịch sử? Và có thể có người đă chết đi rồi mà lịch sử vẫn chưa hiện h́nh.

Hoàng tôi vẫn nghĩ, sử học nói cho cùng chỉ là một thứ khảo cổ, cung cấp những bài học từ chương cho những người thích chơi đồ cổ. Những bài học vô bổ, bởi v́ không biết có phải Will Durant đă nói bài học lịch sử lớn nhất là chẳng ai chịu học lịch sử cả? “Ai” đây có phải Durant muốn nói những nhà lănh đạo ?

Thật vậy, đất nước tôi đă trần thân v́ Chiến Tranh Lạnh, một phần đồng bào tôi - trong đó có tôi - đă bị Hoa Kỳ lôi vào Chiến Tranh Lạnh như tham dự vào một cuộc thánh chiến chống cộng- chữ của Chánh Đạo Vũ ngự Chiêu. Nhưng mấy ai biết rơ bản chất của cuộc thánh chiến đó là ǵ? Và cho đến lúc nào họ mới được biết? Gore Vidal kể rằng cương lĩnh của cuộc thánh chiến chống cộng đó đă được đúc kết trong một văn kiện gọi là Tài Liệu số 68 của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Mỹ năm 1950. Trong quyển hồi kư Present at the Creation viết năm 1969, Dean Acheson, Ngoại Trưởng thời TT Truman đă xác quyết về văn kiện đó nhưng không thể tiết lộ nội dung v́ văn kiện đó c̣n được luật pháp bảo mật. Đến 1975 - nghĩa là khi con domino Miền Nam đă đổ, Chiến Tranh Lạnh ở phần đất này coi như không c̣n, tài liệu đó mới được giải mật cho thấy cuộc thánh chiến chống Nga do Hoa Kỳ phát động theo bảy điểm sau đây. Một, không bao giờ thương thuyết với Nga Xô. Hai, phát triển bom khinh khí đề pḥng khi Nga có bom nguyên tử th́ ḿnh vẫn hơn. Ba, nhanh chóng xây dựng lực lương quân sự cổ điển. Bốn, để có tiền cho việc này th́ tăng thuế lợi tức cá nhân thật nặng, có thể đến 90%. Năm, vận dụng mọi người vào chiến tranh chống Cộng Sản quốc tế bằng tuyên truyền, tuyên thệ trung thành và mạng lưới gián điệp. Sáu, thiết lập một hệ thống liên minh mạnh dưới quyền chỉ huy của Hoa Kỳ - Liên Minh Bắc Đại Tây Dương. Bảy, dùng tuyên truyền và hoạt động t́nh báo của CIA để biến công dân Nga thành đồng minh để chống lại chính quyền của họ hầu biện minh cho những hoạt động t́nh báo mật của ta.(Gore Vidal - sdt, tr. 123-124.) Tài Liệu số 68 là một sử liệu hiển nhiên, nhưng trong số những người đă hy sinh, đă đau khổ, đă chết, đă thân tàn mà dại hay vinh hoa phú quư nhờ Chiến Tranh Lạnh mấy ai biết rơ thực hư? Và đến bây giờ biết thực hư th́ có học được bài học nào không? Xin cứ hỏi TT Bush hôm nay th́ rơ.

V́ chẳng biết ǵ mà vẫn phải sống phải chết, phải buồn phải vui nên một số đồng bào của Hoàng tôi đă cay đắng xót xa tự nhận ḿnh là nạn nhân của Năm Không. Một, không biết tại sao phải đánh nhau (Pháp bảo đánh th́ đánh, Mỹ ưng đánh th́ đánh, vậy thôi.) Hai, không biết tại sao thua (trên một triệu tay súng Việt Nam và hơn nửa triệu quân Mỹ cộng thêm quân đồng minh, cộng thêm Đệ Thất Hạm Đội ngoài khơi, Việt Nam có dầu khí, Miền Nam là con domino cốt tử, làm sao Mỹ bỏ được, mà Mỹ không bỏ th́ làm sao thua!) Ba, không biết tại sao ở tù (đâu có ở tù năm mười năm, chỉ đi học tập cải tạo 15 ngày rồi về thôi!) Bốn, không biết tại sao được thả (mắc nợ máu nhân dân sẽ rục xương trong tù , nhưng học tập tốt th́ được khoan hồng. Thế nào là học tập tốt ? Làm antenne hay đi ngang ảnh Hồ chí Minh th́ cúi đầu chào?) Năm, không biết tại sao vượt biên di tản (thiên hạ chạy, ḿnh cũng chạy, ra đến ngoại quốc rồi sẽ được lảnh rappel, thăng cấp!)

Nỗi Chung và Niềm Riêng

Hoàng tôi ra đời vào năm cuối cùng của ḥa b́nh nhân loại hậu bán thế kỷ 20. Năm 1938. Một năm sau th́ thế chiến bùng nổ. Ḥa b́nh trở lại với Á châu th́ chiến tranh Việt-Pháp khởi sự. Ba nươi năm sau th́ ḥa b́nh mới thực sự trở lại với đất nước. Và tôi lại đi tù. Miền Nam có ba chế độ, tôi ba lần ở tù. Ông Diệm không kịp trả lời tôi tại sao? Ông Thiệu nhanh chân di tản trước không thèm trả lời. Ông Duẫn chưa trả lời th́ tôi đă vượt biên khi được nhắc khéo “đă yêu nước th́ nơi nào cũng là quê hương.”

Nghĩ lại đời ḿnh, Hoàng tôi đâu ngờ rằng thời sung sướng nhất hạnh phúc nhất của tôi cũng chính là thời thiên hạ chết như rạ - 1938- 1945, hay thời quê hương tôi đang lần ṃ vào cơn băo lữa - 1954- 1960.

Thật vậy, thời gian 1938-1945, trừ trận đói năm Ất Dậu và những trận oanh tạc của đồng minh chống Nhật, Việt Nam trong suốt sáu năm đại chiến 1939-1945, tương đối dễ chịu v́ chưa có ai thực sự làm chủ đất nước này nên cũng chưa có ai độc quyền làm cha thiên hạ. Pháp đang xấc bấc xang bang ở chính quốc, chính quyền thuộc địa lưng chừng chờ xem, Nhật đảo chánh Pháp cũng chưa có thực quyền. Quân của Lư Hán đến th́ v́ đói dài ngày nên chỉ lo ăn bù và vơ vét. Quân Anh-Ấn ở Sài G̣n ám trợ Pháp nhưng tránh xa mọi rắc rối. Việt Minh th́ mới chuẩn bị cướp chính quyền nên không hề có chuyện cải cách ruộng đất hay thanh lọc giai cấp bằng chính huấn. Như vậy, thời gian ấu thơ của tôi h́nh như dân Việt thật sự dễ thở trong khi thiên hạ chết ḅ lê ḅ la khắp thế giới. Thời gian 1954-1960 cũng là thời sung sướng và tôi đâu biết trong lúc tôi tà tà ăn học, long nhong phá làng phá xóm th́ hai miền Nam Bắc đang chuẩn bị những trận thư hùng.

Năm 1945, khi Hoàng tôi lên bảy th́ chiến tranh tái phát. Những ngày thơ ấu thần tiên tàn theo. Một vài kinh nghiệm tản cư khi Pháp trở lại khiến tôi bắt đầu băn khoăn về người Pháp trên quê hương tôi. Cũng như cuộc chính biến của Tướng Nguyễn chánh Thi năm 1960, khiến cho tôi bắt đầu chú ư và nghi ngờ chính quyền Ngô đ́nh Diệm. Màu hồng màu xanh của những ngày thơ mộng thời niên thiếu nhạt dần khi tôi dần dần cảm thấy không thích thỏa hiệp với nguyên trạng. Không phải để theo bên nào cả.

Thật vậy, tôi vô duyên với Pháp với Hoa Kỳ, nhưng cũng không có duyên với ‘cách mạng’. Đời tôi chỉ có hai lần tôi muốn làm Việt Minh hay Việt Cộng. Lần muốn theo Việt Minh là năm 1945, khi tôi nằn nặc xin đi Thanh Niên Tiền Phong không được rồi nhảy qua xin vào Thiếu Niên Tiền Phong cũng không xong. V́ c̣n quá nhỏ. Lần muốn theo Việt Cộng là lúc làm tân binh quân dịch trong Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, khi ra băi thực tập tác chiến. Những lần đó bao giờ tôi cũng dành làm Việt Cộng, v́ hể súng nổ là VC chết ngay, sau đó lủi vào chỗ im mát tha hồ ăn vặt hay ngủ. Xong xuôi nghe c̣i tập họp mới trở lại với Đại Đội. Làm VC sướng thế tội ǵ không làm?

Hụt theo VM, không theo VC như thế, nhưng Hoàng tôi không thể không nhận là Hồ chí Minh đă làm được những điều mà thâm tâm tôi ao ước mà chẳng làm ǵ được. Một, ngăn được Tàu, đuổi được lực lượng Pháp rồi Hoa Kỳ khỏi lảnh thổ. Hai, loại bỏ tôn giáo khỏi sinh hoạt chính trị, cụ thể là triệt được gông cùm tinh thần độc tôn và vọng ngoại của một vài tôn giáo trên xă hội Việt Nam. Ba, triệt được kư sinh trùng kinh tế của người Việt gốc Hoa độc chiếm 70% kinh tế quốc gia mà chỉ đóng thuế 5%, cộng thêm 10% tiền làm ung thối chính quyền từ cấp Quốc Trưởng đến cấp Xă Trưởng. Bốn, đặc nền móng cho một màng lưới an sinh và cơ hội thăng tiến đồng đều về giáo dục, y tế và lao động. Năm, đem lại được ḥa b́nh thống nhất và độc lập cho quê hương.

Việt Minh, rồi Việt Cộng, rồi Cộng Sản trước và sau HALONG.46, GENEVA.54 và PARIS.73 đă làm những điều không cần làm, đă có những điều đáng làm nhưng không làm, c̣n có những điều nên làm nhưng chưa làm. Dĩ nhiên. Những điều không cần làm mà làm và đáng làm nhưng không làm là chuyện quá khứ. Những điều nên làm nhưng chưa làm là chuyện tương lai. Không nhận sai th́ cũng không thể nói đúng, không thấy sai th́ cũng không thể làm đúng.

Suốt thời trai trẻ và trung niên tôi đă buồn ḷng với Pháp, với Hoa Kỳ, với đa số giáo quyền Ki-Tô giáo, với người Việt gốc Hoa cho nên với năm điều trên, tôi nghĩ cũng đủ cho tôi phải ghi nhớ rồi. Đó là bài học lịch sử cho riêng Hoàng tôi khi nghĩ đến Hiệp Định Sơ Bộ 6/3/46, Thỏa Ước Geneva 20/7/54 và Hiệp Định Paris 27/1/73 là ba tờ thế v́ khi sinh của Việt Nam hôm nay.

Bất hạnh nhất cho đời mỗi người là thất vọng về quê hương ḿnh, về đồng bào ḿnh. Hoàng tôi may mắn không có thất vọng đó.Và đó là hạnh phúc lịch sử của tôi, cho nên tôi không muốn viết lịch sử, và lại càng không muốn viết lại lịch sử, v́ những thất vọng và hận thù riêng tư, v́ sân si hay vô minh chính trị.

Hoàng Nguyên Nhuận.

-- @@@@@ (@@@.@@), January 28, 2005.


Response to BĂ i học về ba tờ thế vì khai sinh (luận chĂ­nh về Hiệp định Sơ bộ Hạ Long-46 | Thỏa ước Geneva-54 | Hiệp định Paris-73).. HoĂ ng NguyĂªn Nhuận

Bài Học Cách Mạng

19 Tháng 8 năm 1945: Việt Minh (CSVN) gọi ngày ấy là Cách Mạng Tháng Tám hay Cách Mạng Mùa Thu; nhiều người khác gọi là ngày Việt Minh cướp chính quyền. Đến nay đă gần 60 năm sau, cách mạng hay phản cách mạng chung quanh biến cố này vẫn c̣n là một đề tài gây nhiều tranh căi nếu không nói là rất nhạy cảm chính tri..

Tuy có thể tiếp tục gây tranh căi và nhạy cảm, nhưng cũng không thể tránh bàn luận, nhất là cần phải đối diện với sự thật lịch sử, dù có thể làm bực bội nhiều ngườị Ít ra, là cũng tập tính can đảm để nh́n rơ đặc tính của người dân Việt Nam, ưu điểm và nhược điểm của các đảng phái quốc gia cũng như của Việt Minh (CSVN) v.v... để từ đó rút tiả bài học và kinh nghiệm đấu tranh cho hôm nay và mai saụ.

Những sự kiện chính yếu dẫn đến Cách Mạng Tháng 8: Nói đến CMT8, không thể không nhắc đến các sự kiện lịch sử chính yếu:

- Cuộc chính biến 9 tháng 3: Ngược ḍng thời gian, vào lúc 20 giờ tối ngày 9 tháng 3 năm 1945, quân đội Nhật Bản đă tấn công khắp các đồn binh Pháp trên toàn cơi Đông Dương một cách chớp nhoáng, khiến cho quân Pháp không kịp trở taỵ Lực lượng Pháp gồm một thiểu số sĩ quan và binh sĩ Pháp điều động những binh lính VN chuyên nghiệp, mà thời bấy giờ gọi là lính khố đỏ, đă không thể nào chống lại một đạo quân viễn chinh Nhật có tinh thần rất cao và kỷ luật chặt chẽ. Bên cạnh đó là lực lượng điạ phương trách nhiệm pḥng vệ và giữ an ninh, gọi là lính khố xanh, đa số là Việt Nam. Chưa đầy 24 tiếng đồng hồ, quân đội Thiên Hoàng đă toàn thắng, làm chủ được t́nh h́nh. Các lănh đạo dân sự cũng như tướng lănh và binh sĩ Pháp đều bị bắt làm tù binh. Chỉ có một số ít tướng sĩ ở các đồn binh biên thùy trốn thoát sang lănh thổ Trung Hoạ

Vị Tổng Tư lệnh quân đội Nhật Bản tại Đông Dương tuyên bố: "Chính phủ Đông Kinh long trọng trao trả độc lập cho Việt Nam để cùng nhau lập khối thịnh vượng chung Đông Nam Á". Người Nhật đă quyết định để Hoàng Đế Bảo Đại tại vị và giao cho ông vua bù nh́n của Pháp này trách nhiệm thành lập một chính phủ để thay thế cho guồng máy cai trị Pháp.

- Cuộc chính biến ngày 9 tháng 3 của Nhật Bản đă đi ngoài sự dự trù của nhiều người, v́ đến tháng 3 năm 1945, t́nh h́nh thế chiến thứ hai xem như đă ngă ngũ với sự thắng thế của phe Đồng Minh trên các mặt trận từ Âu sang Á.

- Trong cương vị là một thành viên của phe Đồng Minh, sắp kết thúc chiến tranh một cách thắng lợi vẻ vang, Pháp đang chờ đợi để lấy lại tư thế của ḿnh đă bị sút giảm nhiều v́ sự có mặt của quân Nhật tại VN. Th́ bỗng nhiên cuộc đảo chính đă hất cẳng nước Pháp ra khỏi Đông Dương một cách mau lẹ chớp nhoáng trong một đêm. Mà kẻ lật đổ Pháp là Nhật Bản, th́ cũng sắp bị tan ră trên bàn cờ chính trị thế giớị

T́nh thế này đă tạo ra một khoảng trống chính trị lớn lao bất ngờ trên bán đảo Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng: Pháp không c̣n nữa, và Nhật trong hoàn cảnh ra đị Đó là một cơ hội quư báu cho các tổ chức chính trị và cách mạng tại Việt Nam để thực hiện mục tiêu đấu tranh của ḿnh.

- Chính phủ Trần Trọng Kim: Khoảng 5 tuần sau cuộc đảo chánh của Nhật, vào ngày 17 tháng 4, Hoàng đế Bảo Đại trao chức vụ thủ tướng cho nhà giáo kiêm học giả Trần Trọng Kim. Nội Các Trần Trọng Kim gồm các nhân vật trí thức tân học, nhưng thiếu hẳn các nhân vật cách ma.ng. Họ nỗ lực làm việc, nhưng gặp phải rất nhiều trở ngại và khó khăn trong vấn đề điều hành đất nước. Thứ nhất là những vị này không phải là những nhà hoạt động hiểu rơ tầm quan trọng của đấu tranh quần chúng và họ không có cán bộ hoạt động quần chúng. Thứ hai là guồng máy họ điều khiển chỉ gồm những quan chức thối nát, những thư lại quen với công việc hành chánh từ lâu naỵ V́ thế, trừ một thiểu số trí thức và thanh niên, c̣n hầu hết dân chúng vẫn thờ ơ, ù ĺ cũng như không hiểu về những biến chuyển lịch sử quốc gia dân tộc, nên sức hậu thuẫn của người dân đối với chính phủ rất mong manh.

- Nạn Đói Năm Ất Dậu: Trong khi đó, nạn đói hoành hành dữ dội ở miền Bắc. Sách vở đưa ra nhiều nguyên do phát sinh nạn đói nàỵ Thứ nhất là quân đội Nhật Bản tung tiền ra mua thóc để tích trữ lương thực cho quân độị Thứ hai, về phía Pháp, Toàn quyền Đông Dương Jean Decoux cũng ra lệnh mua thóc "bỏ kho" để chờ một cuộc đổ bộ của Đồng Minh. Thứ ba là từ năm 1944 chính phủ ra lệnh cho nông dân bỏ trồng các hoa mầu thực phẩm mà phải trồng đay để phục vụ cho yêu cầu chiến tranh của Nhật. Phần khác các con buôn Hoa Kiều t́m đủ mánh khóe để chở gạo sang Trung Quốc bằng thuyền buồm đi ven bể, mặc dầu có lệnh cấm xuất cảng, v́ Trung Hoa lúc ấy cũng có nạn đói kém. Ngoài ra năm ấy lại có tháng ba nhuận làm cho khoảng cách từ vụ luá mùa năm trước đến vụ luá chiêm năm sau dài hơn. Luơng thực đă thiếu hụt lại c̣n kéo dàị

Trước t́nh thế bi đát ấy, chính phủ Trần Trọng Kim đă kể như bất lực. Bởi lẽ việc chở gạo từ vựa luá miền Nam ra Bắc rất khó khăn v́ đường xe lửa và các cầu trên quốc lộ I bị phi cơ Mỹ oanh tạc phá hủỵ Tàu thuyền trên biển cũng thiếu và khó thuê mướn. Ngoài ra, tuy Nhật ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim nhưng những vấn đề xă hội của Việt Nam không phải là ưu tiên hàng đầu giải quyết của quân đội Nhật đang ở thế phải đối phó với nhiều áp lực khác của Đồng Minh Kết. Kết quả: Nạn đói đă giết hại gần hai triệu người dân đất Bắc.

- Hai bom nguyên tử: Ngày mồng 6 và 9 tháng 8 năm 1945, hai trái bom nguyên tử nổ ở Hiroshima và Nagasaki, đă là hồi chuông báo tử của kế hoạch Đại Đông Á của Nhật. Trong hoàn cảnh này, ngày mồng 7 tháng 8, Nội Các Trần Trọng Kim được lập ra với sự ủng hộ của Nhật, đệ đơn lên Hoàng đế Bảo Đại xin từ chức. Nhà vua chấp thuận, nhưng lưu lại với tính cách xử lư thường vu.. Chỉ một tuần sau, Nhật hoàng Hirohito tuyên bố đầu hàng phe Đồng Minh vào ngày 15 tháng 8 năm 1945. Vua Bảo Đại cũng như chính phủ lưu nhiệm chỉ biết ngồi chờ.

Những yếu tố tâm lư đưa đến Cách Mạng Tháng 8: Nói đến CMT8, không thể không nhắc đến yếu tố tâm thức của dân chúng.

Có thể nói rằng từ khi quân Nhật vào Việt Nam đầu thập niên 40, tư thế chính trị của Pháp sút giảm dần. Vào giai đoạn chót của cuộc thế chiến thứ hai, đặc biệt từ năm 1944, vị trí của Pháp kém hẳn trong cuộc sống hàng ngày dưới mắt quần chúng. Những quan chức Pháp từ trên xuống dưới không có thế giá ǵ đối với quân Nhật. Nhiều lệnh đưa cho người Việt bị người Nhật chặn lại không cho làm, hay đôi khi làm ngược lạị

Cuộc đảo chính Nhật cho người Việt thấy ách cai trị Pháp đă được gỡ bỏ, và ít nhiều náo nức. Nhưng chính phủ Trần Trọng Kim, như đă nói trên, không khai dụng được sự náo nức nàỵ Trong một số thành phần trí thức, thanh niên và sinh viên đă phát triển mạnh cái ư thức dấn thân. Vụ chết đói thảm khốc hai triệu người đă làm nhen nhúm trong quần chúng sự mong muốn một đổi thay to lớn từ gốc rễ, một cuộc cách mạng (thay đổi toàn diện), để hy vọng có cuộc sống tốt đẹp hơn mà một chính phủ b́nh thường khó có thể thực hiện, như trường hợp nội các Trần Trọng Kim. Chính cái tâm thức này cũng đă hiện diện ngay trong ḷng của những thành phần lănh đạo chính quyền, từ vua Bảo đại trở xuống, v́ tâm trạng bất lực. Và đó là yếu tố giúp cách mạng tháng 8 thành công nhanh chóng.

Tổng quát lại, tâm thức quần chúng không khác ǵ một kho thuốc nổ, chỉ c̣n đợi người nào hoặc đoàn thể nào châm ng̣i lửa là nổ bùng. Và thời điểm đó đă đến: Khối thuốc súng đă có người châm, ng̣i đă nổ, quần chúng ùa chạy theo Việt Minh Cộng Sản.

Sáng ngày 19 tháng 8 năm 1945 vào hồi 8 giờ hơn, đoàn cán bộ Việt Minh tất cả chưa tới con số 30 người với 17 khẩu súng lục, tiến đến Nhà Hát Lớn Hà Nộị Những người cán bộ lên đọc những lời hiệu triệu trước loa phóng thanh với rất đông quần chúng tay cầm cờ giấy, lá cờ giấy đỏ sao vàng từ 5 cửa ô tiến vào, hợp với số dân chúng Thủ Đô đă đứng đợi từ sớm. Đến hồi 10 giờ bắt đầu biến cuộc biểu t́nh thành tuần hành thị uy tiến về phía Khâm sai phủ, lúc đó chỉ c̣n một ḿnh Bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ và 50 binh sĩ Bảo An. Sau khi Bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ ra lệnh mở cửa cho Việt Minh Cộng Sản vào Khâm sai phủ, cán bộ VMCS liền tước hết khí giới Bảo an binh, rồi cho về trạị Ṭa thị chính cũng như trại Bảo an binh đều mở rộng cửa ra mời VMCS vàọ Việt Minh đă lấy được chính quyền kể từ hôm đó. Chế độ Quân chủ đă cáo chung với sự tuyên bố thoái vị của hoàng đế Bảo Đại vào ngày 25 tháng 8 năm 1945.

Bài học đấu tranh:

Nói tóm lại, trong khoảng thời gian từ đầu tháng 3 năm 1945 khi quân Nhật đảo chánh Pháp cho đến đầu tháng 8 năm 1945 khi 2 quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki, quân đội Nhật chủ yếu là lo cầm cự chiến đấu với Hoa Kỳ. Trong khi đó chính phủ Trần Trọng Kim, v́ thiếu những nhân sự cách mạng, không có cán bộ đấu tranh quần chúng, không có nội lực thực sự v́ quyền hành vẫn trong tay quân Nhật, cho nên đă không có khả năng phản ứng nhậy bén và hiệu quả trước những thay đổi của t́nh thế. Những lănh đạo của các đảng phái ái quốc lưu vong như Việt Nam Quốc Dân Đảng th́ vẫn cứ ở Trung Hoa chờ cùng về với quân đội Tưởng Giới Thạch để giải giới quân đội Nhật và nắm quyền. Đại Việt Quốc Dân Đảng th́ chấp nhận thái độ có phần thân Nhật nhưng cũng không lợi dụng được Nhật để xây dựng một thực lực cụ thể khả dĩ tranh đua được với Việt Minh.

Ngược lại ông Hồ Chí Minh, qua tổ chức b́nh phong liên hiệp Việt Minh, biết lợi dụng khoảng trống chính trị đă nói trên để chiếm quyền, mặc dầu không có nhiều sức lực, không mất nhiều sức lực, và không gặp chống đốị Khoảng trống chính trị này bắt đầu với vụ nổ hai trái bom nguyên tử, được khẳng định bởi lời tuyên bố đầu hàng của Nhật Hoàng ngày 15 tháng 8 năm 1945 và chấm dứt ngày 2 tháng 9 với sự thành lập chính phủ Việt nam Dân Chủ Cộng Hoà do Hồ chí Minh làm chủ ti.ch. Việt minh đă trương được cờ đỏ sao vàng lên những cuộc biểu t́nh 17 tháng 8, 19 tháng 8 và sau đó. Quần chúng đa số không biết cờ đỏ sao vàng ư nghĩa ra sao và Việt Minh là ǵ, nhưng v́ đó là lá cờ xuất hiện đầu tiên, và đó là tổ chức tuyên truyền cho tiếng nói giành độc lập dân tộc, chính thức ra mắt mọi người, cho nên đa số nếu không nói là tất cả đă huà theọ.

Vài suy ngẫm:

Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng phe Đồng Minh sau khi hai thành phố Hiroshima và Nagasaki bị tiêu hủy bởi hai trái bom nguyên tử vào ngày 6 và 9 tháng 8, với khoảng 300,000 người chết và bị thương. Ngày 19 tháng 8 năm 1945 là ngày biểu t́nh ở Hà Nội dẫn đến sự thành lập nhà nước độc lập Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà do ông Hồ Chí Minh làm chủ tịch, sau hơn 60 năm thuộc Pháp.

Nước Nhật bại trận và bị tàn phá nặng nề, sau 10 năm đă trở thành một quốc gia có một nền kinh tế phồn thịnh và ngày nay là một trong 8 quốc gia giầu có nhất trên thế giớị Ngược lại, nước Việt Nam trong không khí hưng phấn của một nhà nước độc lập đă trở thành một nước chia đôi sau 9 năm kháng chiến chống Pháp, tiếp theo là 2 cuộc chiến tranh Đông Dương 2 & 3 (tổng cộng khoảng 10 triệu người là nạn nhân của 3 cuộc chiến này) và ch́m dần vào trong đói nghèo, phân ră tới tận ngày naỵ

Quả thật không thể không ngậm ngùi xót xa nghĩ đến vận nước trong thế kỷ qua, nhất là 6 thập niên đấu tranh giữa tự do đa nguyên và độc tài độc đảng, giữa tiến bộ văn minh và đói nghèo lạc hậu v.v... Âu cũng là cơ hội để ngày hôm nay, mọi thành phần Việt Nam cần phải nh́n lại lịch sử nước nhà một cách khách quan, điềm tĩnh và khoa học, nhất là mốc thời gian 19 tháng 8 năm 1945, để can đảm nhận ra các yếu kém và sai lầm của ḿnh, hầu đưa đất nước trở lại đúng hướng đi chính đáng của Việt Nam, đáp ứng với tiềm năng và ước vọng của dân tộc.

19/8/2004 Nguyễn Thành Nam

-- LeTrungNam (TrungNaqm@VCHC.org), January 28, 2005.


Response to BĂ i học về ba tờ thế vì khai sinh (luận chĂ­nh về Hiệp định Sơ bộ Hạ Long-46 | Thỏa ước Geneva-54 | Hiệp định Paris-73).. HoĂ ng NguyĂªn Nhuận

Bai của năm cái bàn tọa post ở đây không đúng sự thật. Hồ Chó Minh và Đảng Cộn Sản Đông Dương đă đánh lận con đen việc đáng đuổi thực dân Tây dành độc lập cho Việt Nam .

1.-Công Củ Toàn Dân Việt Nam :

-Toàn dân đă chung sức đánh kẻ thù chung của dân tộc là thực dân Pháp để dành độc lập tự do cho Việt Nam.

-Hồ Chó Minh và Đồng Bọn Mafia Đỏ đă ăn cướp cơm chim của toàn dân trong công cuộc đánh Pháp dành độc lập.

-Hồ và đồng đảng đă hợp tác với Pháp và mời Pháp về lại Việt Nam và dùng thế lực Pháp để tiêu diệt Người Việt và Đảng pháiQuốc Gia yêu nước không Cộng sản.

-Hồ và Đồng bọn chốn chui chốn nhũi ở Hoa Nam để bảo toàn lực lượng, trong khi người Việt Quốc Gia phải chiến đấu với Tây Thực Dân 1 Cách khó khăn

2.-Đảng Cộng Sản VN và Hồ Chó Ming có Tội Tàn Phá Quê Hương Việt Nam :

-Hồ đă mời Liên So, Tầu đỏ đem quân vào Bắc Việt từ 1949 - 2005 đê dâng Việt Nam cho ngoại bang, biến nhân dân là tôi mọi nô lệ cho thực Dân Lên Sô, rồi Nga và Tầu Phù.

3.-Đảng CSVN Đang Tàn Phá Việt Nam :

-Xuất Cảng Nô Lệ Ra nước ngoài

-Xuất Cảng Đĩ Điếm Ra nước ngoài

-Bán Tống Táng Tài sản và tài nguyên của Quốc Gia

-Biến 80,000,000.00 đồng bào làm khuyển mă cho bọn cán ngố

-Bán Đất, Dâng Biển để lấy ḷng quân Tầu Phù và Phục Vụ Tầu Phù

-Hợp thức hoá cho 300,000.00 Cố Vấn Tầu Sang Việt nam để tạo ra sự đồng hóa toàn Việt Nam

-- (Bill Shai @ Speech.Com), January 28, 2005.



Response to BĂ i học về ba tờ thế vì khai sinh (luận chĂ­nh về Hiệp định Sơ bộ Hạ Long-46 | Thỏa ước Geneva-54 | Hiệp định Paris-73).. HoĂ ng NguyĂªn Nhuận

Sau khi thằng chệt giết dân CHXHCN như con chó ghẻ th́ bọn chó chết sán lải cộng sản Hà Nội tôi mọi Chệt Cộng câm cái mỏ chó riêng bọn mành mùng như 5 lồi th́ đéo c̣n hoan hô Chí Bựa Chệt Cộng nữa .

Hoan hô 5 lồ ít ra cũng biết chừa cái miệng để ăn cơm .

-- thich du thu (toollovers@comcast.net), January 29, 2005.


Moderation questions? read the FAQ