Hà Sĩ Phu và Tôn Nữ Thị Ninh

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Hà Sĩ Phu và Tôn Nữ Thị Ninh

Written by Tưởng Năng Tiến

Lần đầu nh́n thấy tên của ḿnh, bên cạnh tên một cô bé học cùng lớp - được viết thật to trên bảng, lồng khung trong h́nh một quả tim - mặt tôi bỗng đỏ bừng lên v́ ngượng ngập, sung sướng và... hạnh phúc! Hạnh phúc ở tuổi ấu thơ sao mà giản dị, nhẹ nhàng, dễ dàng, lảng xẹc (và dễ ẹc) như vậy - hả Trời? Tôi vẫn cứ nhớ măi cái cảm giác hơi choáng váng, có pha lẫn một chút ngây ngất, rạo rực như thế - cho măi đến bây giờ.

Và bây giờ th́ chắc chắn ông Hà Sĩ Phu cũng sẽ choáng váng (thấy mẹ luôn) khi "bỗng" nh́n thấy tên ḿnh bên cạnh tên bà... Tôn Nữ Thị Ninh! Tôi cũng sợ rằng ông ấy sẽ không cảm thấy rạo rực, ngất ngây, sung sướng hay hạnh phúc ǵ cho lắm - khi có một người phụ nữ (thứ dữ) như bà Ninh đột ngột xuất hiện và đi (sát ngay) bên cạnh cuộc đời ḿnh, như thế.

Dù biết thế, và dù cũng hết sức áy náy cho ông Hà Sĩ Phu, tôi vô cùng tiếc là đă không không có cách chi giúp cho đương sự thoát khỏi t́nh huống rất khó khó khăn (và khó coi) như hiện cảnh. "Chuyện t́nh" giữa bà Tôn Nữ Thị Ninh và ông Hà Sĩ Phu (kể) cũng hơi dài. Xin được bắt đầu bằng một bài báo ngắn, với tựa là "Sống Đời Chùm Gửi" của Nguyễn Triều - như sau:

" Khách uống cà phê trên đường Nguyễn Chí Thanh, quận 10 không lạ ǵ một thanh niên bán vé số ngoài ba mươi tuổi bị liệt chân, di chuyển bằng tay trên hai chiếc ghế gỗ. Đáng chú ư ở chỗ, tháp tùng theo anh là một thanh niên trẻ hơn, cao lớn và khoẻ mạnh. Mọi việc diễn ra đă được lập tŕnh sẵn: Người thanh niên liệt chân vào quán mời khách, anh chàng 'hộ pháp' lên xe lăn ngồi chờ!

"Có một cặp khác, bà lăo 'cổ lai hy' được 'hộ tống' bởi một thanh niên khoảng hai muơi tuổi. Qui tŕnh làm việc của cặp này được 'phô tô' giống hệt cặp kia... Rơ ràng ở đây hai anh chàng khỏe mạnh kia đang sống nhờ vào đôi chân què quặt của người thanh niên và cái dáng lom khom của bà lăo bẩy muơi (http://www.nld.com.vn/tintuc/thoi-su/nhung-dieu-trong-thay/97280.asp).

Tưởng ǵ chứ "sống nhờ" vào sự khốn cùng, và nỗi bất hạnh của kẻ khác th́ ở Việt Nam (bây giờ) kể-như-là-chuyện-nhỏ, và là chuyện vô cùng phổ biến. Có nhiều trường hợp "rơ ràng" hơn và tệ hại hơn nhiều nhưng Nguyễn Triều không biết; hoặc giả, tuy cũng có biết nhưng nhà báo ( quốc doanh) thấy không "tiện" nói. Xin đơn cử vài trường hợp (hơi) khó nói:

Năm 2002, sau chuyến đi thăm những trại cùi ở Việt Nam, linh mục Đinh Thanh B́nh đă tường thuật như sau:

"Trên danh nghĩa hiện thời, nhà nước quản lư 21 trại cùi ở Việt Nam. Tuy nhiên ban điều hành các trại đa số vẫn là do các nữ tu đứng đầu... Trại phong Di Linh hiện giờ có 350 bệnh nhân, nhưng chỉ có 147 người đủ tiêu chuẩn trợ cấp 15 Úc Kim một tháng của chính quyền. Số c̣n lại 200 người th́ mặc kệ tụi mày, sống chết mặc bay, tao không cần biết. Nhà nước chỉ giỏi cướp công, mỗi lần đưa phái đoàn ngoại quốc đến thăm để xin tiền, nhà nước sẽ đưa tới Di Linh, v́ Di Linh là một trọng điểm kiểu mẫu. Xin được bao nhiêu, vô túi ai không biết, v́ Di Linh không hề nhận được thêm đồng cắc nào. Tôi rời Di Linh, để lại thêm một số tiền, ít ra cũng nuôi được vài bữa cơm qua ngày cho 200 người cùi thiếu tiêu chuẩn không biết làm sao mà sống được cho đến mùa Tết tháng sau

(http://vietpage.com/archive_news/politics/2003/Mar/20/0164.html).

Và đây là chuyện xẩy ra ở một cái trại khác:

"Chị tôi rủ đi thăm một trường câm điếc ở Sông Bé... Chúng tôi chất thức ăn lên xe, bánh ḿ ổ, nồi 'la gu' (lỏng chỏng thịt ḅ xắt cục, khoai lang trôi trong nước súp đùng đục), thùng chè đậu quơ cái vá mới thấy cái. Chị bảo ít vậy chứ nấu từ 3 giờ sáng, mà cũng nhiều người góp của lắm nghe mới đủ một bữa trưa cho mấy đứa nhỏ."

"Chúng tôi đem thức ăn vào nhà bếp để hâm lại. Trường có hai dẫy dành cho học sinh nam và nữ cách nhau một sân rộng và một hàng rào. Tôi được sơ hiệu phó giới thiệu với một người đàng ông có tuổi tầm vóc trung b́nh, ốm, nét mặt thông minh đang ngồi trong căn pḥng của ban Giám hiệu:

Đây là anh B, Hiệu Trưởng, đảng viên nhưng rất cởi mở...

"Rồi ông và sơ thay nhau nói về thành tích của trường. Năm 1886, các cha người Pháp ḍng Phao-lồ thành lập, đến nay có 270 học sinh nhưng v́ thiếu tiền nên nhà nước chỉ nuôi 250 đứa, mỗi tháng phát 55 ngàn cho mỗi em, thành thử nhu cầu bức thiết của trường không phải là giấy mực hay sách giáo khoa mà là thực phẩm... " (Lư Không Minh. Ngày Về Của Quỷ. Đồng Dao, Victoria, 1977, 33).

Sao (đ... mẹ) mâm nào cũng có tụi nó ngồi sẵn ở đó - vậy cà? Kể cả những mâm ăn mà "khoai lang trôi trong nước súp đùng đục, thùng chè đậu quơ cái vá mới thấy cái" mà bao kẻ đă phải dành dụm, chắt bóp để chia sẻ với những đứa bé thơ câm điếc. Quư vị đảng viên cộng sản Việt Nam khiến tôi liên tưởng đến hai người đàn ông "hộ pháp" - luôn luôn ngồi chờ một bà lăo già và một thanh niên khuyết tật đang ḅ lê bán vé số - ở đường Nguyễn Chí Thanh, Sài G̣n.

Hai người này đă bị ông nhà báo Nguyễn Triều gọi là những kẻ sống đời kư sinh hay chùm gửi. Lời kết án này e (hơi) vội vă, và cũng có phần (quá) khắt khe. Đẩy xe lăn cho một người già nua hay phế tật đi bán vé số là một h́nh thức cộng sinh, một cách hợp tác để sinh tồn, dù cách phân công trông (có vẻ) hơi khó coi chút đỉnh.

Và nó chỉ "có vẻ" thế thôi chứ chưa hẳn đă thế. Không ai biết đích xác liên hệ giữa những người trong cuộc ra sao và chuyện họ chung sức làm ăn được chia chác thế nào? C̣n cái cách kiếm tiền của Đảng và Nhà Nước CSVN (dựa trên ḷng trắc ẩn mà nhân loại dành cho những người dân kém may mắn nhất ở xứ sở này) th́ rơ ràng (và hoàn toàn) không ṣng phẳng. Sơ Giám Đốc Trung Tâm Mai Hoà, nơi chăm sóc cho những bệnh nhân liệt kháng ở Củ Chi, đă cho biết thế này: "Một triệu đô la Mỹ viện trợ khi tới tay trung tâm may ra c̣n một triệu đồng Việt Nam" (http://www.danchu.net/ArticlesChinhLuan/Collection4/DinhThanhBinh.htm).

Một cá nhân có thể sống cuộc đời chùm gửi nhưng một dân tộc th́ không. Theo đuổi chính sách sống bám là chủ trương của một chế độ bệnh hoạn; đă thế, c̣n huyênh hoang và tự măn về lối sống đời kư sinh của ḿnh th́ kể như là hết thuốc.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh có thể coi như là một thí dụ tiêu biểu và điển h́nh cho cái loại người hết thuốc (chữa) như thế. Với cương vị Phó Chủ Nhiệm Ủy Ban Đối Ngoại Quốc Hội, cuối năm 2004, bà Ninh đă được phái đến Hoa Kỳ gần một tháng. Chuyến công du này - trên danh nghĩa - có mục đích nhằm cải thiện mối tương giao (vốn chưa bao giờ tốt đẹp) giữa Việt Nam với Mỹ, và với cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản ở đất nước này.

Theo ngôn ngữ của báo chí của người Việt ở hải ngoại th́ bà Tôn Nữ Thị Ninh có nhiệm vụ đi "giải độc". Bà Ninh đi đâu, gặp gỡ những ai, giải độc (hay rải độc) thế nào..., tôi tuyệt đối không hề bận tâm. Tôi không có rảnh rỗi đến thế.

Dù thế, tôi vẫn hết sức kinh ngạc khi đọc tường những bài phỏng vấn của báo chí ở Việt Nam dành cho bà Ninh - sau chuyến đi này. Bà Ninh giễu cợt khi kể lại những biểu t́nh phản đối sự hiện diện của ḿnh ở Hoa Kỳ, và đối với cộng đồng người Việt tị nạn ở nơi đây - cái tập thể mà hằng năm vẫn chăm chỉ và đều đặn gửi về VN vài ba tỉ đô la - bà Tôn Nữ Thị Ninh đă (thỏ thẻ) bỏ nhỏ như sau: "Ḿnh là thế thượng phong của nguời chiến thắng, ḿnh cần chủ động, người ta không thể chủ động được do mặc cảm, cũng không thể yêu cầu ngươi ta đi trước, họ đứng ở vị trí không thuận lợi trong tiến tŕnh lịch sử" (http://www.thanhnien.com.vn/TinTuc/XaHoi/2004/12/25/38166/?Print).

Dân Việt có thành ngữ (thú vị) là "đi xa về nói khoác". Tôi cũng thuộc loại người khoác lác, cỡ một tấc đến Giời, nhất là sau khi đă uống sương sương vài ba ly Cognac, nhưng nghe qua miệng lưỡi của "Madame Ninh" th́ (chợt) biết ḿnh c̣n yếu cơ - thấy rơ.

Cái nh́n của tôi về thế sự, xem ra, cũng không được "bao la và trời biển" như "Bà Đại Sứ". Tôi hoàn toàn (và tuyệt đối) không thấy ra "cái vị trí thuận lợi trong tiến tŕnh lịch sử " của nhà đương cuộc Hà Nội - trong hiện cảnh. Nếu dân làng Ba Đ́nh đang thực sự ở "thế thượng phong" th́ quư quan chức ngoại giao như ông Nguyễn Đ́nh Bin, Nguyễn Phú B́nh và bà Tôn Nữ Thị Ninh đâu đến nỗi phải bị gậy túa đi khắp mọi nơi. Tôi cũng có dịp đi qua nhiều xứ sở, gặp đủ kiểu và đủ cỡ hành khất nhưng chưa thấy ai đi ăn xin với giọng điệu hợm hĩnh (và ngu xuẩn) quá cỡ như vậy.

Thái độ láu cá và trơ tráo của bà Tôn Nữ Thị Ninh khiến tôi thấy nhớ (và thương) ông Hà Sĩ Phu hết sức. Loại người như bà Ninh tôi mới thấy lần đầu nhưng sĩ phu họ Hà chắc phải đối diện thường xuyên nên ông mô tả diện mạo cũng như phương thức sinh hoạt của họ vô cùng chính xác:

"Thế giới sinh vật đă cho ta những ví dụ rất rơ về vấn đề này. Con đường tiến hóa là: Sinh vật đơn bào phải đa bào hóa, trên cơ sở đa bào mới phân hóa thành những cơ quan khác nhau, giữa các cơ quan ngày càng có sự 'phân công' rành rọt nhưng ngày càng phối hợp với nhau chặt chẽ bởi sự chỉ huy càng ngày càng tập trung của hệ thần kinh. Cứ thế mà tiến hóa từ thấp lên cao, và cuối cùng xuất hiện loài người chúng ta."

"Nhưng có những sinh vật đơn bào không đi vào con đường đa bào hóa mà thích nghi bằng cách 'tu sửa vặt', 'bổ sung vặt', khiến cho bên trong cái tế bào duy nhất của nó cũng có đủ thứ như một cơ thể đa bào: có một chút tượng trưng cho 'tim', một chút tượng trưng cho 'dạ dầy', một chút 'thận', một chút 'giác quan', một chút 'thần kinh', một chút 'chân tay'... Chúng kéo dài cái cấu trúc 'cổ lỗ' ấy suốt mấy triệu năm, và vĩnh viễn không thể 'gia nhập' vào con đường tiến hóa chung được nữa. Nếu chỉ lấy sự 'sống chết' để đo mức độ tiến hóa th́ những sinh vật đơn bào ấy hẳn là 'cao' hơn con người người nhiều, vứt ra bất cứ cống rănh nào chúng cũng sinh sôi".

" Điều kiện để có sự tiến hóa là phải có nguy cơ bị tiêu diệt: Nếu không tiến hóa nó sẽ bị diệt vong trong cuộc đấu tranh sinh tồn! Sự 'tu sửa vặt' chính là 'giải pháp' giúp cho sinh vật 'lách' qua được sự đấu tranh sinh tồn khắc nghiệt, vượt qua nguy cơ bị tiêu diệt mà không cần đến con đường chính thống, nhưng chính sự 'thành công' này đă tách nó ra xa con đường chung và không tiến hóa cao được nữa". ("Đôi Điều Suy Nghĩ Của Một Công Dân". Tuyển Tập Hà Sĩ Phu. Phong Trào Nhân Quyền Cho Việt Nam Năm 2000 và Tạp Chí Thế Kỷ 21 xuất bản tháng 1 năm 96, trang 99 và 100).

Bước vào kỷ nguyên toàn cầu, trong thời kỳ đất nước đổi mới, quư vị lănh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng có nhiều "tu sửa vặt" và "bổ sung vặt" rất thành công. Ít nhất th́ họ cũng thành công trong việc giữ cho chế độ chưa bị sụp đổ. Và chính sự "thành công" này đă tách nó ra xa con đường chung và không tiến hóa cao được nữa!

Báo chí quốc nội cũng mô tả chuyến đi của bà Tôn Nữ Thị Ninh là thành công. Nếu đúng thế - theo tôi - đây chưa hẳn đă là điều đáng mừng mà (không chừng) c̣n là chuyện đáng lo. Để cho những những sinh vật đơn bào - hay nói rơ ra là sán lăi - sống kư sinh (thành công) trong cơ thể của ḿnh không phải là chuyện đáng lo sao?

Tưởng Năng Tiến

© Copyright 2001 - Thu Viện Việt Nam . All Rights Reserved

-- (Nguoi Dan @ Nhan Dan.News), February 08, 2005

Answers

Response to HĂ  Sĩ Phu vĂ  TĂ´n Nữ Thị Ninh



-- (tosu_cs@yahoo.com), February 08, 2005.

Response to HĂ  Sĩ Phu vĂ  TĂ´n Nữ Thị Ninh

HAY QUA'....

DUNG' QUA'....

HOAN HO^ ANH TO^~ SU* CONG SAN~...!

-- Du ma' thang` cho' Ho chi' Minh (Du ma thang Ho chi Minh@Hanoi.vn), February 08, 2005.


Moderation questions? read the FAQ