KINH TẾ VIỆT-NAM TRUNG CỘNG ĐỒNG HÓA

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

KINH TẾ VIỆT NAM TRUNG QUỐC ĐỒNG HÓA

Vợ chồng ấp-ủ nhau trong những cái mền sản-xuất từ Trung-Quốc (TQ), chở nhau đi trên chiếc xe gắn máy cũng được chế-tạo từ TQ, đồ chơi của con cháu trong nhà cũng là sản-phẩm của TQ, cày cuốc ngoài đồng ruộng cũng từ TQ,. . . giới tiêu-thụ Việt-Nam (VN) đă và đang tùy thuộc vào hàng hóa của TQ mà không c̣n lối thoát nào khác. Thậm chí, chính quyền Hà-Nội (HN), v́ sự tồn-tại của chế-độ, cũng tùy thuộc vào sự "giáo-dục" của TQ. . . rồi người chồng của những người đàn bà Việt-Nam cũng từ TQ, và tương-lai VN sẽ có một thế hệ mới con lai tàu mẹ là người VIệt-Nam và người cha cũng từ TQ.

Tại Việt-Nam bây giờ, người dân chỉ có cơ-hội mua hàng hóa lan-tràn và càng ngày càng gia-tăng từ TQ; chính-quyền HN th́ tích-cực gia-tăng học-hỏi từ TQ. Thay v́ cố-gắng thoát ra khỏi sự tùy thuộc vào sản-phẩm từ TQ, chính-quyền HN lại t́m cách bắt chước sự thay-đổi kinh-tế mà họ cho rằng rất là thành-công tại TQ v́ những lư do sau đây:

1.TQ đă thay-đổi thành công và giữ được một nền chính-trị yên ổn sau sự nổi dậy của sinh-viên tại Thiên-An Môn năm 1989.

2.TQ đă chấm dứt được đế-quốc kinh-tế bằng lực-lượng quân-sự năm 1998

3.TQ là quốc-gia cộng-sản duy-nhất thành-công trong sự thay-đổi kinh-tế (?) mà vẫn giữ được xă-hội ổn-định

Ảnh-hưởng TQ đến Việt-Nam bằng những đường dây buôn lậu gia-tăng từ đầu năm 1980,và thực-sự được hợp thức hóa bắt đầu vào tháng 12 năm 2000; khi mà lần đầu tiên, một phái đ̣an kỳ-cựu kinh-tế gia VN đă ngồi chung với một phái-đ̣an kinh-tế gia TQ để "kiểm-điểm những trở-ngại trong quá-khứ và tha-thứ cho nhau", cùng nhau hợp-tác những chương-tŕnh thay-đổi kinh-tế trong tương-lai. Bốn ngày họp thượng-đỉnh hai bên tại viện Kinh-Tế Hà-Nội, đă đưa ra một chương-tŕnh tổng-quát gồm những đề-tài chủ-yếu, đặc-biệt là những phương-thức thay-đổi kinh-tế quốc-doanh được hữu-hiệu, sự tự-do giao-thương, hấp-dẫn ngoại-quốc đàu-tư, và thay-đổi những luật-lệ về chủ-quyền đất đai, và thúc đâỷ kinh-tế điạ-phương. Với niềm hănh-diện, Hà Huy Thanh, phó Giám-Đốc của viện kinh-tế này đă tuyên-bố :"Chúng ta đă học dược nhiều bài học qúi-giá từ TQ, chúng ta tiếp tục hấp-thụ những lư-thuyết và kinh-nghiệm từ TQ để tránh được những nguy-cơ của dế-quốc đă làm Liên-Bang Sô-Viết xụp-đổ. Chúng ta đang và sẽ áp-dụng phương-pháp thay-đổi kinh-tế của TQ một cách nghiêm-chỉnh để giữ được sự quân-b́nh về thay-đổi thị-trường và xă-hội VN được yên-ổn"; theo Far Eastern Economic Review, số ra ngày 18-01-2001.

Thêm vào đó, chương-tŕnh cũng có những kế-hoạch để hấp-dẫn những người đầu tư khó chịu nhất tại TQ. Một trong những kế-hoạch cổ vơ đó là Viêt-Nam, theo sự hướng-dẫn của TQ, sẵn sàng để những nước ngoại-quốc làm chủ 49% những công ty quốc-doanh (thay v́ chỉ có 30% như luật-lệ hiện-thời). Để "cải-thiện" sự quân-b́nh mậu-dịch và có lợi cho Việt-Nam trong tương-lai, những kinh-tế gia Việt-Nam và những ngướ đang nắm quyền-hành hy-vọng rằng họ sẽ học được nhiều bài học từ TQ, mà sẽ giúp-đỡ họ thêm khả-năng để thảo-luận và điều-đ́nh với Hoa-Kỳ (HK) vả những quốc-gia hội-viên của Tổ-Chức Thương-Mại Thế-Giơi (World Trade Organization (WTO)), mà vẫn giữ vững chế-độ hiện thời.

Một điều rất nhạy cảm, có thể, đó là sự kiểm-soát lại vai tṛ của dảng cộng-sản Việt-Nam và công-an trong lănh-vực kinh-tế. Giảm hoặc chận đứng tham-nhũng mà không gây ra những sự phân-hóa là một trong những mục-tiêu tối hậu. Do đó, có nhiều tiên-đoán là những sự tranh-luận bàn căi sẽ rất gay-go sẽ xảy ra trong những ngày của đaị-hội đảng lần thứ 9 năm nay (2001). Nhiều đảng viên, theo tây-phương, muốn tư-sản hóa hoàn-toàn hệ-thống kinh-tế; một số lớn khác chỉ muốn có những luật-lệ để giới-hạn những người đang có quyền-hành. V́ hiện tại, đảng và nhà nước, quân-đội, công-an. . . đă làm chủ quá nhiều đất dai và không được xử-dụng hiệu-qủa. VN rất mơ-ước làm sao để quân-đội CSVN (có thực-lực) giải-quyết sự khó-khăn hiện thời; như đă xảy ra trong năm 1998, tại TQ, quân-đội đă đóng một vai tṛ rất quan-trong, làm chủ t́nh thế và dùng sức mạnh để chấm-dứt thành-công những chương-tŕnh kinh-tế quốc-doanh. Phải nói là mơ ước, v́ sự thật rất khó xảy ra tại VN, với một lư-do rất dễ hiểu là quân-đội VN cũng tham-nhũng, hối lộ không thua ǵ những nhóm đang nắm quyền-hành.

Bốn ngày họp đầu tiên từ 25-28 tháng 12 năm 2000, đă không đưa ra những chỉ tiêu cho sự "đổi mới" cũng như không có những kế-hoạch thay đổi nào đáng kể mà chỉ đưa ra hai tài-liệu là hai cuốn sách to với những chi-tiết thay-đổi kinh-tế Việt-Nam và TQ (chi-tiết là tài-liệu kinh-tế của TQ) mà hai quốc-gia sẽ thi-hành. Tháng sáu vừa qua, 16 người trong chính-phủ và một phái-đoàn quốc-hội VN đă di thăm viếng bất thường một vùng Tây-Nam TQ để "học-hỏi" sự thành-công của vùng này trong kế-hoạch thay-đổi kinh-tế. Kinh-nghiệm do chính mắt trông thấy tại TQ, cùng với tài-liệu chi-tiết thay-đổi kinh-tế này (Cũng từ tài-liệu TQ chép ra), cố vấn chính phủ HN và tiểu-ban Kinh-Tế của dảng sẽ t́m thời điểm để thi-hành cho quốc-gia VN. Một tài liệu thứ ba, sẽ được đưa ra vào tháng bảy, 2001 sắp tới v́ đang trong ṿng thảo-luận TQ-VN (không cần phải nói ra, tài-liệu này cũng được sọan-thảo từ tài-liệu TQ). Ba tài-liệu kế-hoạch thay-dổi kinh-tế này sẽ là những cái loa lớn của hai quốc-gia TQ và Việt-Nam. Nếu không có ǵ trở ngại, thế-giới sẽ được đọc vào khoảng tháng mườ, 2001.

Sự cải-thiện chính-trị và cùng nhau thay-đổi kinh-tế của hai quốc-gia thù nghịch xưa kia, đă đánh dấu môt giai-đoạn mới của sự thông-hiểu nhau, tôn-trọng sư trao-dổi kinh-nghiệm về thay-đổi kinh-tế, để cùng nhau thành-công với hai quốc-gia (?) cùng có một nền tảng xă-hôị vững chắc mà không cần đến thay-đổi chính-trị. V́ họ nghĩ rằng sự thay-đổi chính-trị sẽ đưa đến nhiều sự chia rẽ trong một quốc-gia. Để đẩy mạnh chương-tŕnh thay-đổi kinh-tế hợp-tác TQ-VN cấp-bách này, Chủ-tịch nhà nước Trần Dức Lương cũng đă viếng thăm TQ khẩn-cấp vào tháng mười hai, 2000 và đă kư Thoả Uớc với mục-đích làm hài-ḷng TQ là để TQ xử-dụng vịnh Bắc-Việt (Tonkin Gulf Agreement), một hải phận Việt-Nam bên cạnh TQ.

Markku Kohonen, một đại- diện của Tổ chức phát-triển kỹ-nghệ Liên-Hiệp Quốc tại HN (United Nations Industrial Development Organization (UNIDO)), đă tuyên bố là :"Việt-Nam rất hănh-diện trong sự phát-triển bắt chước TQ; lẽ dĩ nhiên, Việt-Nam có quyền chọn lựa con đường cho quốc-gia của họ, và họ cũng sẽ phải có những biến-chuyển để phù-hợp với Việt-Nam; Tuy-nhiên, họ mới bắt đầu một cuộc hành-tŕnh kinh-tế khó-khăn và dài, rất khó-khăn và rất dài mà kết qủa rất khó tiên-đoán".

Trên thực-tế, dù muốn hay không, CSVN phải thay-đổi kinh-tế để VN được uốn ḿnh vào nền kinh-tế thế-giới. Nhưng chế-độ HN muốn sự thay-đổi đó phải giữ vững được thể-chế chính-trị hiện tại, có nghĩa là chế-độ HN phải được tồn tại bằng bất cứ gía nào. Đây là mục-tiêu chính để lănh-tụ HN không c̣n cách nào khác là ôm chân TQ. V́ với tổng số dân lớn lao, TQ cũng có những biến-động chính-trị lớn nhưng chế-độ vẫn vững vàng (như mở cửa kinh-tế đón Tây-Phương dưới thời Đặng Tiểu B́nh, sinh-viên nổi dậy tại Thiên An Môn năm1989, thanh-trừng guồng máy quốc-gia năm 1998 bằng quân-sự. . .) đă làm những lănh-tụ VN, chỉ v́ những quyền lợi của cá-nhân và đảng-phái, mà quên đi sự tiến-bộ của dân-tộc và quốc-gia VN, nên đă di theo những bùa phép đồng-hóa VN của lănh-tụ TQ, để hy-vọng giữ được quyền-hành trong tay.

Là người VN, chúng ta ai cũng biết, con đường đưa quốc-gia VN thịnh-vượng theo lối TQ chỉ là những cay-đắng ngấm ngầm, nhiều nghi-ngờ và nếu thành công, th́ có những kết-qủa rất uất ức. V́ bên cạnh những sự ngoại-giao thân-thiện này, TQ đă có những kế-hoạch để tiêu-diệt VN; bằng những khối hàng rẻ tiền, phẩm-chất kém thặng dư tại TQ đă được chuyển vào VN bằng cả hai phương-pháp: hàng lậu trốn thuế tại những biên-giới và những "hợp dồng thương-mại" của hai quốc-gia; một chương-tŕnh giáo-dục VN bị ảnh-hưởng nặng-nề của TQ trong tương-lai; đàn bà VN sẽ là những "máy đẻ" của đàn ông TQ, thế-hệ mới sẽ không c̣n biết tiếng Việt; và VN sẽ là một vùng đất thuộc về TQ trong tương-lai, như những sự phân-tách sau đây:

KINH TẾ:

Nhiều công-ty chế-tạo dụng-cụ về ngành nông-nghiệp, CDs, tiểu-công-nghệ, tiểu thương tại VN đă đi đến sự phá-sản và sự phá-sản này sẽ gia-tăng trong tương-lai v́ không thể cạnh-tranh với hàng TQ. Không phải v́ phẩm chất tốt mà v́ qúa nhiều và bán qúa rẻ. những công-ty quốc-doanh VN chế-tạo nông-nghiệp đă nhiều lần than-phiền là VN là nơi thuận-tiện và dễ-dàng nhất để TQ bán đồ thặng-dư.

Những hàng-hóa khác của TQ cũng đă làm thị-trường VN ứ-đọng, và không c̣n cơ-hội cho những công-ty quốc-nội sản-xuất v́ người tiêu-thụ không đồng ư với gía cả và phẩm chất của hàng nội xứ; hàng-hóa ngoại-quốc, đặc biệt từ tây-phương, cũng gặp những trở ngại tương-tự như thế v́ phẩm-chất tốt hơn th́ gía phải đắt tiền hơn nên không có người mua. Thêm vào những sự làm ăn sinh-sống qua ngày của giới tiểu-thương TQ, chính-phủ TQ cũng có một muc-tiêu tối-hậu khác đó là làm ngưng-trệ kinh-tế VN ḥan-ṭan để VN phải tùy thuộc vào TQ mà không cần chiến-tranh nữa.

Những hợp-đồng kư-kết trên lănh-vực chính-phủ cũng không được TQ thi-hành một cách đứng đắn mà CSVN cũng không có những phản-ứng nào. Thí dụ: Trong một giao kèo trị giá US$125,000.00 để TQ cung-cấp những máy truyền-thanh (Radios) cho những dân-tộc thiểu-số vùng thượng-du ở Hà-Giang và Cao-Bằng, để những nơi đây có thể nghe được tin-tức của HN (mục-đích để tuyên-truyền). Chính phủ TQ đă ra lệnh phong-tỏa những tầng-số của đài phát-thanh VN, và những máy này chỉ nghe được những chương-tŕnh của TQ. Trớ trêu thay, tiền mất tật mang, VN chi-tiêu tiền để TQ tuyên-truyền có lợi cho TQ.

VN là một quốc-gia sống về nông-nghiệp, nhưng dụng cụ canh-nông của TQ đă chiếm hơn 60% thị-trường, và những công-ty quốc-doanh cuả HN th́ bị đóng cửa v́ phá-sản. Ủy ban thị-trường quốc-doanh chế-tạo dụng cụ canh-nông và máy móc đă rất nhiều lần than-phiền nhưng chế-độ HN không có một phản-ứng nào để cải thiện lănh-vực này. Đă thế, nhóm lănh-đạo HN thân TQ c̣n có những luận-điệu ngược lại là :"Nhà nước không nên bảo-vệ hàng nộI dịa, v́ hàng nhập cảng từ TQ sẽ tạo thêm cạnh-tranh và áp-lực những công-ty VN phải chế-tạo hàng-hóa tốt vớI gía rẻ hơn"; Pham Chi Lan, phó Chủ-Tịch Hội Thương-Mại và Kỹ Thuật VN đă tuyên-bố như vậy trong một cuộc tranh-luận cấp quốc-gia và đă được thắng thế.



-- (Sau Bi Da FranCe @ SaiGề`nh.Net), February 22, 2005

Answers

Response to KINH TẾ VIỆT-NAM TRUNG CỘNG ĐỒNG HĂ“A

Về vấn-đề ngư-nghiệp, Việt-Miên-Lào cũng sẽ gặp những vấn-nạn khủng- khiếp trong tương-lai, khi mà TQ cho xây xong đập nước khổng-lồ tại sông Dương-Tử. Đập này, không những sẽ ngăn-chận vựa cá khổng-lồ xuống đồng-bằng sông Cửu-Long, để giết chết ngành ngư-nghiệp, mà c̣n là nơi TQ điều-khiển khối nước khổng-lồ để VN bị lụt-lội (tháo nước) hoặc hạn-hán (ngăn chận nước) theo ư muốn của chính-phủ TQ.

Về phương-diện lưu-thông, căn-bản nhất là xe gắn máy và xe đạp. Đường xá Hà-Nội và Saigon tràn ngập xe TQ. Mặc dù phẩm chất rất là kém, có những chiếc xe đang chạy bị găy làm hai v́ sức nặng của hai (2) người, nhưng vẫn được yêu-thích v́ gía cả thích-ứng với túi tiền của gia-đ́nh VN, giá rẻ không bằng 1/3 chiếc xe gắn máy của Nhật-Bản HONDA. T́nh-trạng ô-nhiễm không-khí do những chiếc xe gắn máy này gây ra th́ không thể nào diễn-tả bằng giấy mực. Vậy mà, chế-độ HN vẫn dửng dưng v́ đă chiếm được chỉ tiêu nâng cao được nếp sống người dân, giúp người dân không c̣n đi bộ như trước.

Những lănh-vực khác như: đồ điện-tử, đồ chơi, quần áo, bia, rượu, th́ không cần phải nói đến, được bán đầy tại bất cứ chỗ nào có thể bày ra để bán. Những chiếc xe vận tải chuyên chở hàng-hóa từ TQ qua VN bằng con dường Lao-Cai th́ chất đầy hàng hóa chạy tấp-nập nhưng khi trở lại TQ th́ trống-trải. Quân-đội,công-an ruồng bắt, tịch-thu những chỗ tụ-tập lẻ-tẻ của người dân Việt-Nam bán hàng để kiếm sống qua ngày, nhưng không có một sự kiểm-soát nào tại những vùng biên giới, hoặc nếu có, chỉ làm cho có lệ mà thôi.

CS Việt-Nam cũng dùng chiêu-bài quân-b́nh cán cân mậu-dịch bằng cách cố-gắng bán cho TQ những sản-phẩm thiên-nhiên như: dầu thô (crude oil), cao su thiên-nhiên (Natural rubber), quặng sắt (Chromium ore), than (Coal), và những thảo-mộc (Natural Herbs) xử-dụng để làm thuốc trị bệnh. Nhưng đa số bị TQ than-phiền là phẩm-chất rất kém, và tổng- số lượng cũng qúa ít nếu đem so-sánh với tổng số lượng hàng hóa nhập cảng hợp-pháp từ TQ vào VN. Đó là chưa kể đến tổng số hàng trốn thuế mà chế-độ Hà-Nội không thể nào kiểm-soát nổi.

Những quốc-gia nhược-tiểu khác cũng có những sự than-phiền tương-tự về sự ảnh-hưởng của hàng hóa TQ đă làm suy-nhược kinh-tế quốc-gia của họ và chính-phủ của những quốc-gia này phải t́m phương-pháp chận đứng. Ngược lại, tại Việt-Nam, những liên-hệ đồng ư thay-đổi thương- mại giữa chính-phủ HN và TQ lại là những ng̣i nổ, sinh-khí mới, hoặc cổ vơ thêm cho sự phá-hoại kinh-tế VN bằng những hàng hoá TQ đưa vào VN một cách hợp-pháp; đă thế, những đạo-luật dồng ư giao-thương giữa hai quốc-gia, làm cho TQ lại được coi như là ân-nhân cuả chế-độ HN trong kế-hoạch thay-đổi kinh-tế sắp tới đây; v́ theo ư họ, chỉ có áp- đụng những kinh-nghiệm từ TQ th́ mới giữ được xă-hội VN ổn-định, và chính-phủ đang nắm quyền-hành mới không có sự "chia rẽ" để khỏi phải lo tổ-chức đa-đảng.

GIÁO-DỤC:

Trong cùng thời gian này, Chế-độ HN cũng có những sự ra mặt chống đôí Tây-phương v́ sợ chế-độ bị xụp-đổ, qua những kết-qủa như cuộc viếng thăm của TT Clinton; tránh hợp-tác quân-sự vơí HK bằng cách từ- chối không tiếp đón tư-lệnh Quân-Dôi HK tại Thái B́nh Dương; chửi bới phát-triển kinh-tế thị trường của HK để phá-hoại quốc-gia VN; cắt giảm những chương-tŕnh giáo-dục cộng tác với Tây-Phương; đặc biệt là những chương-tŕnh hàm-thụ của dại-học HK tại VN, và gần dây nhất, xiết chặt những chương-tŕnh du-học qua những nước Tây-phương. Tuần báo Viễn Đông Kinh Tế (Far Eastern Economic Review (FEER)), số ra ngày 08 tháng 03 năm 2001 đă nói lên quyết-định của nhà nước CSVN là v́ "hệ-thống tư-tưởng khác biệt và gian-lận cố-hữu, chính phủ VN phải có kế hoạch kiểm-soát vấn-đề du-học nước ngoài". Với những lư- do bài trừ tham-nhũng, thiếu khả-năng, không công-bằng khi gửi sinh- viên du-học, không về nước, chuyển tiền ra nước ngoài với những du- học-sinh. . nhà nước VN bắt đầu một kế hoạch khắt-khe cho những thí- sinh muốn đi du-học những quốc-gia tây-phương. Ngược lại, rât dễ dàng cho những người muốn du-học Nga-Sô và TQ. Thêm vào đó, đă có những chuẩn-bị để những bằng cấp được cấp tốt-nghiệp phó Tiến-Sĩ (Master Degree) tại TQ và Nga Sô (dù tu-nghiệp ngắn hạn) được bộ Giáo-Dục và Dào-Tạo Viêt-Nam cho đổi thành Tiến Sĩ (PhD); một số bằng cấp cao cũng được Bộ này cấp phát chỉ căn-cứ vào "thực-tài" chứ không do tốt-nghiệp của một trường Dại-học nào. Đều này cho chúng ta có thể tiên đoán được, một ảnh-hưởng giáo-dục TQ và những người có quyền-hành, sẽ chuẩn-bi di-chuyển vào học-đường VN qua những "chức tước thực-tài" và "bằng cấp cao" được chế-độ Hà-Nội công nhận. V́ những người du-học tây-phương, nếu được đỗ-đạt, cũng sẽ không có quyền-hành cao hơn những người tốt-nghiệp từ TQ, và cũng không có "thực-tài" được nhà nước phê-chuẩn. Hơn thế nữa, đây là kế-hoạch để CSVN đưa công-an, quân-đội vào học-đường để tránh trường- hợp "Thiên-An Môn" tương-tự xảy ra cho Việt-Nam trong tương-lai.

ĐỒNG HÓA

Một điều hết sức quan-trọng mà rất ít người để ư đến, đó là ảnh- hưởng cuộc Cách Mạng Văn-Hóa của Mao Trạch Đông từ thập niên 1960s (Chairman Mao's Cultural Revolution in 1960s) đang và sẽ đồng-hóa Việt-Nam. Nếu chúng ta kết tội CSVN đă dâng Hoàng Sa cho TQ vào đầu thập niên 1970s, nếu chúng ta uất-ức trong biến cố 30/04/1975, và nếu chúng ta bất-măn CSVN về Thỏa-Ước để TQ xử-dụng vịnh Bác-Việt vào 12/2000, nếu chúng ta lên án CSVN về sự đàn-áp dấu-tranh trong nước, th́ chúng ta phải xử tử-h́nh bọn lănh-đạo Hà-Nội về tội dâng đất nước Việt-Nam cho TQ không kèn không trống, mà TQ không cần phải xử-dụng chiến-tranh để thôn tính hoặc xâm-lăng VN:

V́ cuộc cách-mạng Văn hóa của Mao-Trạch-Đông vẫn được thi-hành hơn 40 năm qua. Với tổng số dân gia-tăng và vơí kế-hoạch văn-hóa gia- đ́nh trong cuộc cách-mạng này, mỗi gia-đ́nh TQ chỉ được đẻ giới hạn một người con; Hầu hết là bào thai con trai được nuôi dưỡng, bào thai con gái th́ bị phá ngay. . . Cho đến nay, TQ có hơn 120 triệu đàn ông trên 18 tuổi mà không có đàn bà để lập gia-đ́nh! Với một nền kinh-tế hiện tại của VN hoàn-toàn tùy thuộc vào TQ như đă nêu ở trên, th́ chúng ta tự hỏi :"Bao nhiêu người dàn bà VN sẽ là mẹ tương- lai của những chú Tàu con???" Sự lập gia-đ́nh của đàn bà VN với những người Tàu sẽ gia-tăng v́ nhiều lư do chỉ liên-quan đến kinh-tế:

1. Quá nghèo đói;

2. Lấy chồng là người tàu để được yên thân: Không sơ công-an, quân-đội VN hà hiếp;

3. Bị bắp buộc, cưỡng bách buôn-bán của những tổ-chức buôn người thủ-lơi tại VN;

4. Mất niềm tin nơi người Việt-Nam trong cũng như ngoài nước: chỉ v́ nghèo khổ, tính toán, thủ-lợi cá nhân;

5. Dù sao đi nữa người Tàu cũng là ngườI Á-Đông (Tự an ủi)

Đây là kế-hoạch mà CSVN đă xử-dụng để đồng hóa Cam Bốt từ thập niên 1980 cho đến nay. Sau khi để lănh-tụ Pol-Pot giết đa số đàn ông Cam- Bốt, CSVN đưa 200,000 lính chiếm đóng Cam-Bôt vào cuối năm 1978, vơí chương-tŕnh "tự lực cánh sinh", quân-đội CSVN đă tạo-h́nh một thế- hệ mới tại Cam-Bốt là con của người cha Việt-Nam và mẹ Cam-Bốt mà thế-giới không hề ḍm ngó đến. Bổn cũ soạn lại, bây giờ TQ áp-dụng kế-hoạch đồng-hóa này đến VN. Với một nền kinh-tế tùy thuộc vào TQ, và với những kế-hoạch của chính-phủ TQ, cộng thêm sự quyết-tâm buôn dân, bán nước của chế-độ HN như nêu trên, VN rất khó thoát ra khỏi kế-hoạch bành-trướng tại Dông Dương của TQ.

Thêm vào đó, tột sự di-dân khổng-lồ nhưng âm-thầm từ những thành-phố biên-giới VN như Quảng-Đông, Quảng-Tây, Vân-Nam đến Lào, và biên- giới Việt-Nam đă đóng góp không nhỏ vào sự đồng hóa Lào và VN; mà trong những năm gần đây, v́ sự tồn-tại của chế-độ HN, CSVN không dám đưa vấn đề biên-giới để bàn căi với TQ nữa. Hơn thế nữa, một âm-mưu mà chúng ta cũng rất cần phải quan-tâm đến, đó là sự đồng ḷng của Đài-Loan và TQ trong kế-hoạch đồng-hóa VN bằng cả những công dân Đài- Loan. . . để đổi lấy sự tranh-chấp thống-nhất Trung-Hoa hiện nay. Chính v́ thế, sự kết-hôn với những người tàu Đài-Loan được tiên-đoán là sẽ có những mức độ gia-tăng v́ sự cường-thịnh của người dân Đài- Loan.

CH̀NH-TRỊ:

Lănh-tụ HN muốn bảo-vệ quyền-lực cá-nhân nên họ làm tất cả những ǵ có thể làm được để tiếp-tục nắm quyền-hành. Dân-tộc đói khổ, chúng không quan-tâm, đất nước bị lọt vào tay TQ chúng không màng đến. Do đó, lănh-tụ HN đă và sẽ tiêu-diệt những người chân-chính yêu nước chống đối chế-độ bằng bất cứ giá nào, và bằng bất cứ h́nh-thức nào! Ở trong nước, khi cảnh-giác được những nguy-cơ nêu trên, những bậc lănh-đạo như BS Nguyễn Đan Quế, HT Thích Huyền Quang, Thich Quảng Độ, LM Nguyễn Văn Lư.. Và nhiều danh-nhân khác; cũng như lănh-đạo, tín-đồ các tôn giáo như Phật-Giáo, PGHH, Thiên Chúa Giáo, Tin-Lành, Cao-Đài đă bị CSVN đàn áp, nhốt tù, cô-lập, hành hạ, bôi nhọ.. . Sự đấu-tranh, dù muốn hay không cũng sẽ gặp rất nhiều khó-khăn, và sự khó-khăn đó chắc chắn khó khăn gấp trăm ngàn lần nếu so-sánh với sự đấu-tranh của nguời Việt ở hải-ngoại. Ngoài những kế-hoạch phản tuyên-truyền như chế-độ HN cho loan-tin là những sự đấu-tranh chỉ có tính cách c̣ mồi để nhà nước tiêu-diệt đối-lập, khiến người dân trong nước không c̣n tin-tưởng nhau và không dám dấn thân đấu-tranh tích-cực, hoặc nếu có, chỉ là những nhóm nhỏ với nhau v́ những sự nghi-ngờ nhau; sự đàn áp của nhà nước cũng rất mạnh mẽ: chỉ trong tháng ba, 2001, không kể đến những sự mất tư-cách kiểm-soát các vị lănh-đạo tôn-giáo, chính-trị, những người dân đến tham-dự lễ thiền- hành tai Huế cũng đă bị điều-tra, đi học tập, và bị hăm doạ nhiều ngày. . .; những người bị thương của những nhóm thiểu-số hiền-ḥa biểu-t́nh tại Pleiku, Ban Mê Thuột, Darlac, Kontum đă bị giết; những xóm đạo tương-tự như của LM Nguyễn Văn Lư bị kiểm-soát gắt gao, biểu- ngữ bị công-an tư-động tháo xuống; phât-giáo Ḥa-Hảo bị đàn áp và số thương vong rất nhiều do chính-phủ gây ra v́ kết quả của đàn-áp biểu-t́nh... Bộ ngoai-giao HK phải có những sự báo trước và cảnh-cáo ngưởi dân du-lịch VN (để biết thêm chi-tiết, xin vào http://travel.state.gov/travel_warnings.html ).

NIỀM HY-VỌNG VÀO NGƯỜI VIỆT HẢI-NGOẠI

Nước VN sẽ cần rất nhiều sự đóng góp máu xương của người Việt hải- ngoại để cưú nước, và cần rất nhiều khả-năng của người Việt hải- ngoại để tái-thiết đất nước. Do đó, là người dân Việt-Nam hải-ngoại, một khối dân có nhiều ưu thế đău-tranh hơn, nếu qúi vị c̣n:

· Thương đất nước VN, xin giữ ǵn tiếng Viêt bằng cách khuyến-khích con cháu chúng ta học tiếng Việt. Chỉ có biết tiếng Việt ngữ, con cháu chúng ta mới c̣n lưu-luyến khi trưởng thành; thế- hệ tương-lai mới c̣n sinh-khí đấu-tranh để giải-phóng VN;

· Thương đất nước VN, xin t́m cách phổ-biến bài báo này vào trong nước để hy-vọng có những hành-động pḥng bệnh hơn chữa bệnh ngay tại quốc-nội;

· Thương quê hương, dân-tộc VN; nếu qúi vị tự-hào là những người thành-công trên xứ người, nếu qúi vị hănh-diện v́ con cái đă thành-danh, giỏi dang. . . xin dấn thân; xin ǵn giữ tiếng Việt, sự thành-công của gia-đ́nh, và cá nhân sẽ không c̣n có ư-nghĩa nếu chúng ta sẽ không c̣n quê hương để xây-dựng, đóng góp; Sự thành công chỉ góp thêm vào sự tha-hương cầu thực của cá-nhân mà thôi;

· Thương kẻ tât nguyền, thương dồng bào bất-hạnh, xin dấn thân; sự quyên góp, gưỉ tiền về VN chỉ làm gia-tăng những cám-dỗ của bọn gian-thương TQ là tiếp-tục đưa thêm hàng-hóa tàu cộng vào VN để kiếm thêm US Dollars và làm kết-qủa đồng-hóa VN nhanh hơn.

· Muốn làm đẹp thành-phố nơi sinh-trưởng cũng như nơi ghi dấu nhiều kỷ-niệm, xin dấn thân; v́ quyên tiền tu-bổ chùa chiền, nhà thờ, trường-học, thành-phố. ..cũng chỉ là tạm thời, nếu kết-qủa dồng- hóa VN của TQ thành công, và những công-tŕnh của qúi- vị sẽ bị thay thế bằng những toà nhà theo lối kiến-trúc Tàu cộng của những người có quyền thế ở TQ;

· Thương thân-nhân, gửi tiền về VN chỉ đưa đến nhiều hậu-qủa xấu cho thân-nhân và đất nước; xin dấn thân, Việt-Nam được tự-do, kinh-tế được phồn-thịnh, thân-nhân chúng ta được giầu sang, chúng ta sẽ không c̣n lo-lắng như thế nữa;

· Thương nhớ quê-hương, qúi vị du-lịch VN sẽ không đủ và vô nghĩa, xin dấn thân; v́ nếu không hành-động ngay bây giờ, vài thập niên nữa VN chỉ là một điạ-danh của TQ và người du-lịch VN sẽ lạc- đường v́ những tên viết bằng chữ nho, chữ hán;

· Những kẻ buôn bán làm ăn với CSVN, hoặc tham gia đấu-tranh chỉ v́ thủ-lợi cá-nhân, xin thực-sự dấn thân. V́ như đă phân-tách phần trên, hành-động của qúi vị là kết-qủa của bọn tay-sai, tiếp tay đóng góp tích-cực trong sự dâng hiến VN cho TQ;

· Những con ngườI tiêu-cực đang chỉ-trích sư đấu-tranh của dân-tộc Việt-Nam, ganh-tức tị-hiềm về những vấn-đề cá-nhân hoặc đảng phái hoặc phe nhóm, trong cũng như ngoài nước, xin dấn thân; v́ tội- lỗi của bọn CSVN và chế-độ lănh-đạo HN có nhiều dề-tài cho qúi vị chỉ-trích; khả-năng lănh-đạo của HN rất rơ-ràng để qúi vị phải bực ganh-tức; Sự buôn dân bán nước như đă nêu ở trên của những kẻ đang có quyền hành tại VN, họ có xứng-đáng để qúi vị ca-tụng hoặc làm ngơ hay không? Hay là qúi vị không dám bàn đến để khi qúi vị muốn về nước thăm viếng th́ sẽ được yên thân? Những con người ưa chỉ-trích, ganh-tị, thích hơn thua, thích ăn trên ngồi trước, thích dơng-dạc trước đám đông, lại có những hành-động và kết-qủa đê hèn đến như vậy sao?

Thương nước Việt-Nam, chúng ta muốn VN được tự-do, dân-chủ, xin ngồi chung với nhau, cùng nhau đấu-tranh,.. Chúng ta không cần nhiều danh-xưng (ngoại trừ muốn thủ-lợi, ham-danh), chúng ta chỉ cần một khối với môt thực-lực, thực-lực này có đủ khả-năng, và chỉ cần một mục-tiêu: đó là phải thay-đổi CSVN, và bè lũ chế-độ HN phải xụp-đổ, càng sớm càng tốt; để chúng ta, những người dân Việt hải-ngoại c̣n có cơ-hội góp phần tái-thiết quốc-gia. Và có cơ-hội hưởng nhàn, hoặc hưu-trí trên quê hương ḿnh.

Thương yêu và nhớ nước Việt-Nam, và buồn cho chính ḿnh, kẻ viết hy- vọng những dữ-kiện trên đây là không đúng với sự thực; nhưng càng suy-nghĩ, kẻ viết càng thấy một tương-lai đầy dông-tố đang đưa đến đất nước Việt-Nam. Lịch sử Việt-Nam có kẻ thù phương Bắc đă nhiều lần thôn-tính Việt-Nam bằng vơ lực; có khác đi chăng, sự thôn-tính Việt-Nam lần này là một sự đồng-hóa âm-thầm với sự tiếp tay của những lănh-tụ hiện thời tại Việt-Nam để giữ vững quyền-hành. Có những ngườI chủ-bại cho rằng "Âu cũng là số mệnh của đất nước"; Kẻ viết cũng xin qúi vị có những y-tưởng này cần phải dấn thân và không nên tin-tưởng vào số mệnh đă an bày, v́ "Nhân Định Thắng Thiên"! Chúng ta cần phải hành-động! Hành-động thành-công cho cá-nhân, cho gia-đ́nh, và cho đất nước Viêt. Chúng ta cần phải nối tiếp trách- nhiệm của cha ông để lại là ǵn giữ quê-hương Việt-Nam.

Mẹ Việt-Nam ơi, những đứa con hiếu-thảo chẳng lẽ để mẹ măi măi như thế này?

Tiến Sĩ Nguyễn Văn Lương Orlando, Florida



-- (Sau Bi Da FranCe @ SaiGề`nh.Net), February 22, 2005.


Response to KINH TẾ VIỆT-NAM TRUNG CỘNG ĐỒNG HĂ“A

LŨ VC HẢI QUAN VẪN C̉N HẠCH SÁCH VÀ GÂY PHIỀN PHỨC CHO

BÀ CON VIỆT KIỀU TẠI CÁC PHI TRƯỜNG Ở VN ĐỂ KIẾM TIỀN HỐI LỘ

__________________________________

-- bo bo (mystyle@fyi2me.com), February 23, 2005.


Moderation questions? read the FAQ